Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.33 KB, 8 trang )




BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

(Ngày 12 tháng 12 năm

2011)
NHÂN VẬT
6 CEO có tài khuynh đảo cục diện doanh nghiệp
Việc điều hành một công ty đa quốc gia hay một nghiệp đoàn gia đình vốn dĩ đã cần tới một nhà
lãnh đạo với những kỹ năng đặc biệt. Song yêu cầu sẽ còn cao hơn, khi công ty đó đang lâm vào
cảnh sống dở chết dở. 6 gương mặt dưới đây, theo hãng tin CNBC, thực sự là tài không đợi thời.
Peter Cuneo, hãng giải trí Marvel Entertainment: Nhiệm kỳ: 9/1999 – 12/2002. Peter Cuneo gia
nhập Marvel Entertainment vào thời điểm hãng giải trí này đang nợ chồng chất, thiếu tiền mặt và
bầu không khí làm việc trong công ty vô cùng chán nản. Cuneo đã tập trung vào mở rộng nghiệp
vụ quốc tế của công ty và đưa ra mô hình mới về phim truyện, truyền hình và các sản phẩm tiêu
dùng.
Chẳng hạn như những bộ phim của Marvel được dựa trên các nhân vật đã trở thành “bom tấn”.
Cuneo cũng trẻ hóa mảng kinh doanh truyện tranh của Marvel. Khi ông bắt đầu nắm quyền ở
Marvel, cổ phiếu công ty chỉ có giá 94 xu, nhưng 10 năm sau (khi Cuneo đảm nhận cương vị Phó
Chủ tịch), Marvel được bán lại cho Walt Disney với giá hơn 4 tỷ USD, tương đương 54 USD/cổ
phiếu.
Richard Clark, hãng dược Merck & Co. Nhiệm kỳ: 5/2005 – 12/2010. Richard Clark đã làm cho
Merck & Co. suốt 35 năm. Khi ông lên nắm giữ chức CEO, công ty đang trong cuộc chiến pháp lý
về sản phẩm dược Vioxx đã bị thu hồi do có liên quan tới các bệnh tim mạch và đột quỵ. Clark đã
cắt giảm nhân lực và đóng cửa 5 nhà máy nhằm có thể tiết kiệm được 4 tỷ USD đến năm 2010.
Ông đã sắp xếp lại việc quản lý và quảng bá thị trường, tập trung sức vào các dòng sản phẩm mới
đầy hứa hẹn của Merck. Nhờ vậy, Clark đã khôi phục được danh tiếng của công ty, dàn xếp xong
vụ Vioxx và được cấp phép thêm cho 8 loại thuốc mới trong 2 năm. Vào 2008, giá cổ phiếu của
Merck đã trở lại mức cao trước vụ Vioxx và tăng gấp đôi so với mức giá hồi tháng 4/2005.


Gordon Bethune, Continental Airlines: Nhiệm kỳ: 11/1994 – 11/2004. Gordon Bethune gia nhập
công ty này, khi Continental Airlines vừa hoàn thành thời gian tái cơ cấu sau phá sản. Vào thời
điểm đó, hãng hàng không này đang lỗ tới 55 triệu USD mỗi tháng và xếp hạng bét trên mọi tiêu
chí, từ vận chuyển hành khách cho tới chuyển nhận hàng hóa.
Dưới sự lãnh đạo của Bethune, Continental Airlines đã ngừng những đường bay không có lợi
nhuận, tăng cường chất lượng dịch vụ tại các trung tâm của hãng, tái thương lượng chuyện nợ nần
và cho thuê, thực hiện các kế hoạch thanh toán có tính khích lệ…
Giá cổ phiếu của Continental đã tăng từ 2 USD lên hơn 50 USD. Hiện Continenetal nằm trong số
các hãng bay số một về sự hài lòng của khách hàng.
Sergio Marchionne, tập đoàn xe Fiat: Nhiệm kỳ: 6/2004 đến nay. Khi Sergio Marchionne nắm
cương vị giám đốc điều hành Fiat, công ty đang ngập đầu trong nợ nần và thua lỗ. Ông đã đóng
cửa các nhà máy, cắt giảm việc làm và thay thế ban lãnh đạo nhằm tăng thị phần và chuyển thua lỗ
thành lợi nhuận. Marchionne cũng giành được thỏa thuận với Chrysler và đàm phán chấm dứt hợp
tác với General Motors.
Trong hai năm, ông không những cứu được công ty khỏi tình trạng phá sản mà còn mở rộng hoạt
động sang Ấn Độ và Trung Quốc. Sau 17 quý thua lỗ liên tiếp, bộ phận xe hơi của Fiat cuối cùng
cũng có lãi vào năm 2005. Những “nước cờ” dứt khoát và dũng cảm khiến cho cái tên Sergio
Marchionner trở thành lựa chọn sáng giá cho giải thưởng CEO châu Âu năm 2009 do chuyên trang
ôtô uy tín Automonive News bình chọn.
Mark Hurd, hãng công nghệ HP: Nhiệm kỳ: 3/2005 – 8/2010. Mark Hurd nắm quyền quản hạt
hãng công nghệ HP từ tay bà Carly Forina. Ông nổi tiếng với vụ dàn xếp ổn thỏa những rắc rối


trong vụ thâu tóm Compaq của HP hồi năm 2002. Hurd đã đẩy mạnh trọng tâm chiến lược của HP,
tập trung đầu tư vào công nghệ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, ông đã mạnh tay cắt giảm nhân
lực và chi phí doanh nghiệp.
Hurd đã phân quyền lại lực lượng kinh doanh và chú trọng việc đào tạo, tuyển dụng và hỗ trợ
khách hàng. Giá trị cổ phiếu của công ty nhanh chóng tăng trở lại. Trong giai đoạn từ năm tài
chính 2006 - 2009, doanh thu của HP đã tăng trưởng từ 80 tỷ USD lên 114,6 tỷ USD và giá cổ
phiếu tăng hơn hai lần. Tuy nhiên, Hurd đã buộc phải từ chức vì một vụ bê bối liên quan tới tình

dục.
Terry S. Semel, Yahoo: Nhiệm kỳ: 5/2001 – 6/2007. Semel từng làm việc suốt một thời gian dài
cho Warner Bros, trước khi đầu quân vào Yahoo. Thời điểm ông năm quyền ở Yahoo là khi nhuệ
khí cùng doanh thu quảng cáo của công ty này đang lao dốc. Semel đã ngồi vào cái ghế của
Timothy Koogle.
Để đảo ngược tình thế, Semel đã tăng cường quảng bá các sản phẩm của Yahoo cũng như công tác
phân phối bán hàng. Ông cũng cố gắng chuyển công ty này từ một mô hình quảng cáo trực tuyến
sang một doanh nghiệp kinh doanh thu phí.
Semel đã đạt được thỏa thuận với hãng viễn thông SBC (nay là AT&T), bán băng thông rộng cho
hàng triệu hộ gia đình ở Mỹ. Yahoo đã thu được 43 triệu USD trên doanh thu 953 triệu USD vào
năm 2002, so với mức lỗ 93 triệu USD trên doanh thu 717 triệu USD vào một năm trước đó.
Tuy nhiên, từ thời kỳ của Semel, Yahoo cũng rơi vào cảnh cạnh tranh khó khăn với Google và
Facebook. Có thể nói, Semel đã góp công lớn trong việc đưa khôi phục Yahoo sau thời kỳ bùng nổ
“dot com”, nhưng ông cũng chính là người bị chỉ trích nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng của
Yahoo.
(Doanh Nhân Sài Gòn Online)

TIN DOANH NGHIỆP
"Thảm họa" với Apple nếu Google mua lại Công ty Nuance
Mary Jo Zandy - Giám đốc điều hành của hãng đầu tư Berkery Noyes đưa ra 1 lý thuyết thú vị về
cách Google có thể dùng để "giỡn mặt" Apple: Điều gì sẽ xảy ra nếu Google mua lại Nuance?
Nuance là là công ty lớn nhất chuyên về phần mềm nhận dạng giọng nói và công nghệ của hãng
này được sử dụng trong Siri - thư kí ảo trong iPhone 4S của Apple.
Siri là phần mềm nhận diện giọng nói có khả năng kết hợp trí thông minh nhân tạo cùng sự hóm
hỉnh mà Apple thâu tóm vào năm 2010. Zandy giải thích: "Nuance dịch giọng nói ra văn bản, đây
là công nghệ Siri phụ thuộc bản quyền vào Nuance. Siri sau đó sẽ diễn giải các từ, văn bản và biến
chúng thành các nhiệm vụ mà người dùng ra lệnh cho nó".
Để Siri có được những tính năng tuyệt vời như hiện nay, Apple không chỉ phải phụ thuộc vào công
nghệ của Nuance. Zandy đưa ra 1 ví dụ như khi người dùng ra lệnh cho Siri: hãy đặt chỗ 1 bữa ăn
vào lúc 2 giờ chiều ở 1 nhà hàng A, công nghệ của Nuance chỉ nhận dạng được lệnh "hãy đặt

phòng". Apple còn phải thỏa thuận bàn quyền với hãng OpenTable để tìm kiếm các thông tin khác
thì tác vụ đó mới hoàn thành được.
Zandy đưa ra giả thuyết nếu Google mua lại Nuance, hãng sẽ cùng 1 tên trúng 2 đích: Trang bị cho
Android 1 dịch vụ nhận diện giọng nói tương tự , đồng thời thu phí bản quyền từ Apple khi sử
dụng Siri.
Một điểm thú vị nữa là Google và Nuance có mối quan hệ khá mật thiết: người đồng sáng lập của
Nuance là Mike Cohen hiện tại đang làm việc tại Google và cũng nhằm phát triển công nghệ giọng
nói cho gã khổng lồ này.
(GenK.vn 9/12)

Hyundai Elantra 2011 bội thu tại Canada và Mỹ

Trong khi tình hình kinh tế thế giới đang có chiều hướng đi xuống thì Hyundai lại tận hưởng một
năm thành công với doanh số bán hàng kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm, Hyundai đã bán
được 600.000 xe tại Bắc Mỹ, đánh dấu cho những nỗ lực không ngừng của hãng xe Hàn Quốc.
Là một trong những mẫu xe dẫn đầu doanh số bán hàng tại cả Canada và Mỹ, Hyundai Elantra
2011 sở hữu sức tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. Từ 151.735 chiếc tìm thấy khách hàng trong năm
2010, Hyundai Elantra 2011 đã vươn lên con số 216.331 xe tình từ đầu năm 2011 đến nay, tương



đương mức tăng trưởng 43%. Kết quả này đã góp phần thiết lập kỷ lục tăng trưởng cho hãng xe
Hàn Quốc.
"Elantra đã trở thành một biểu tượng hoàn hảo trong phân khúc xe cỡ nhỏ", ông John Krafcik -Chủ
tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hyundai Mỹ, cho biết. "Trong tháng 11, doanh số bán hàng của
Elantra đã tăng 37% mặc dù mẫu xe Hàn Quốc phải chịu sự cạnh tranh đáng kể từ các đối thủ đáng
gờm như Chevy Cruze, Ford Focus và Honda Civic mới".
Không chỉ chứng minh sức hút vượt trội ở Bắc Mỹ, Elantra 2011 còn khẳng định mình đang thống
lĩnh phân khúc xe cỡ nhỏ tại thị trường Canada.
Theo thông báo của Hyundai, kế hoạch tiếp theo của hãng xe Hàn Quốc cho Elantra là phát triển

phiên bản coupe 2 cửa dự kiến sẽ ra mắt tại triển lãm Chicago 2012 vào tháng 2/2012.
(Autopro.com.vn 8/12)

QUẢN LÝ
9 động lực thúc đẩy nhân viên – bạn đã biết?
Tiền không phải là lựa chọn duy nhất. Có đến 9 cách khác nhau để bạn “lên dây cót” tinh thần và
tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho nhân viên. Ai ai cũng thích được khen và đó là một trong
những điều đơn giản nhất mà bạn có thể mang lại cho cấp dưới.
1. Không tiếc những lời khen: Thêm vào đó, lời khen ngợi từ Giám đốc điều hành sẽ có tác động
nhiều hơn bạn nghĩ. Khen ngợi tất cả các cải tiến, thay đổi tích cực của nhân viên đã làm. Vài
người chỉ cảm thấy thoải mái khi đưa ra lời khen ngợi riêng với nhân viên. Tuy nhiên, hãy cố gắng
khen họ trước mặt mọi người.
2. Loại bỏ vai trò của người quản lý: Chẳng có dự án nào lại không có quản lý dự án. Nhưng
thỉnh thoảng bạn hãy thử loại bỏ vai trò của trưởng nhóm, giám sát để tạo điều kiện cho nhân viên
phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình. Hãy để mọi người cùng làm việc bình đẳng trong một
nhóm.
3. Biến ý tưởng của bạn thành của mọi người: Chẳng ai vui vẻ gì khi bị người khác sai khiến.
Thay vì yêu cầu nhân viên làm việc này, việc kia; bạn hãy tạo cho mọi người cảm giác rằng họ mới
là người quyết định: Anh/ chị thấy sao nếu chúng ta làm thế này?
4. Không chỉ trích hay bắt bẻ: Không một ai muốn nghe người khác phê bình rằng mình đã làm
sai. Đây là một trong những cách nhanh nhất để hạ gục tinh thần của ai đó, mà bạn không hề muốn
làm vậy trong giai đoạn khó khăn của công ty. Hãy thử những cách tiếp cận gián tiếp để giúp mọi
người cải thiện, học hỏi từ những sai lầm của chính họ và sửa chữa nó.
Hãy đặt câu hỏi:” Đây có phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này hay chưa? Bạn có ý kiến
nào khác không? Sau đó hãy cùng nhân viên thảo luận thẳng thắn để tìm ra giải pháp. Chỉ tay năm
ngón chẳng bao giờ có ích.
5. Khiến mỗi nhân viên là một nhà lãnh đạo: Đánh giá cao những nhân viên xuất sắc nhất và để
họ biết rằng, bạn muốn họ trở thành tấm gương cho những người khác. Từ sự công nhận của bạn,
mỗi nhân viên xuất sắc sẽ luôn nỗ lực để khẳng định khả năng, vị trí và sức ảnh hưởng của họ
trong mắt đồng nghiệp.

6. Mời nhân viên ăn trưa: Bằng cách lần lượt mời nhân viên ra ngoài ăn trưa, bạn sẽ đem đến niề,
vui và sự bất ngờ cho mọi người trong công ty. Đừng thông báo trước về chính sách mới này, hãy
chọn ngẫu nhiên một ai đó. Đây là cách đơn giản để nhắc nhở với nhân viên rằng bạn luôn quan
tâm đến họ và đánh giá cao đóng góp của họ trong công việc.
7. Công nhận và tặng thưởng: Tại nhiều công ty, những hoạt động này được phổ biến dưới nhiều
hình thức nhưng đôi khi các ông chủ không tận dụng được cơ hội này để khuyến khích tinh thần
nhân viên. Chỉ bằng vài việc đơn giản như : Thông báo với mọi người về thành tích của nhân viên
xuất sắc nhất tháng, tổ chức các cuộc thi nho nhỏ với phần thưởng ít tốn kém như một bữa tối,
phiếu spa, vé xem phim, cúp lưu niệm...
8. Tổ chức các hoạt động tập thể: Làm việc nhóm luôn khiến mọi thứ hoàn thành tốt hơn. Tổ chức
một chuyến pinic hay tiệc sinh nhật tập thể. Đừng đợi đến dịp lễ lạc mới tổ chức các hoạt động
chung. Thường xuyên tổ chức những sự kiện này là dịp để để nhắc nhở toàn thể công ty rằng “Tất
cả chúng ta là một tập thể đoàn kết”.


9. Chia ngọt sẻ bùi: Tổ chức tiệc mừng khi công ty đạt doanh số cao, có lãi. Đó là thời điểm mà
bạn cần gửi lời cám ơn đến tất cả nhân viên đã lao động chăm chỉ để đem đến thành tựu cho công
ty. Hãy cho mọi người thấy bạn sẽ làm gì cho họ nếu họ cống hiến cho công ty.
Ngược lại, nếu lâm vào tình cảnh khó khăn thì bạn cũng nên chia sẻ điều này. Thẳng thắn và minh
bạch để nhân viên biết rõ tình hình và nỗ lực nâng cao năng suất.
(Doanhnhan360.com.vn)

Làm gì để nhân viên cảm thấy hạnh phúc?

Làm sao để nhân viên của mình cảm thấy hạnh phúc khi làm việc được xem là một nhiệm vụ
thường xuyên của nhà quản trị. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ ấy, dường như phải tốn
nhiều thời gian và nguồn lực.
Từ các cuộc khảo sát ý kiến của nhân viên về những điều khiến họ hài lòng, những gợi ý dưới đây
đáng được các nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên vận dụng một cách không mấy khó khăn.
1. Chỉ ra con đường thăng tiến nghề nghiệp rõ ràng: Nhân viên luôn muốn biết tương lai phát

triển của họ trong doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Khi nhân viên được tham gia vào dự án nào
đó, họ luôn ý thức được rằng đó vừa là thách thức, vừa là sự kích thích cần thiết để họ tự phát
triển, nâng cao được trình độ và thứ bậc trong môi trường làm việc
Khi được công ty cho tham gia khóa đào tạo thì nhân viên biết tận dụng các cơ hội để học hỏi
những điều mới và nâng cao năng lực của chính họ. Con đường thăng tiến luôn là điều nhân viên
muốn biết và luôn muốn thử sức để vươn lên. Vì vậy, các nhà quản trị hãy lưu tâm chỉ ra cho họ
điều đó.
2. Tạo điều kiện để có cân bằng trong cuộc sống: Ai cũng có gia đình, cha mẹ, con cái, anh chị
em và bạn bè. Sau tám giờ làm việc (một phần ba thời gian trong ngày!), chúng ta dành phần thời
gian còn lại cho cuộc sống riêng tư và cho gia đình của mình.
Ở công sở, nhân viên là người làm thuê chịu sự quản lý của người khác, nhưng khi về nhà, người
ta chuyển sang vai người chủ gia đình. Khi đó, cũng như nhà quản trị, mọi nhân viên đều muốn sử
dụng thời gian của mình thật hữu ích, theo đúng nhu cầu của từng người.
Do vậy, tạo điều kiện để nhân viên thoải mái ra về là giúp họ cân bằng được giữa công việc và
cuộc sống. Trừ những trường hợp đặc biệt, không nên giao thêm việc cho nhân viên, buộc họ phải
làm thêm ở nhà.
3. Đánh giá cao và công nhận những đóng góp của nhân viên: Ai chẳng mong mình được đánh
giá tốt và được công nhận thành tích. Khi nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc, nhà
quản trị cần kịp thời thừa nhận và nhớ chuẩn bị khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ. Khi nhân viên
đóng góp một ý tưởng có giá trị thì việc ghi nhận ngay cũng hết sức cần thiết.
Khen thưởng luôn tạo một động lực rất lớn về tinh thần cho nhân viên. Phần thưởng bằng tiền có
thể ít hay nhiều và điều đó không quan trọng lắm, nhưng chính sự đánh giá và thừa nhận công lao
của nhân viên mới đem lại cho họ giá trị tinh thần cao.
4. Kích thích tinh thần sáng tạo: Nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn khi được cấp trên lắng nghe
ý kiến của mình vì họ thấy được tầm quan trọng của họ trong công việc. Được cấp trên tin tưởng
hỏi về kinh nghiệm hay nhờ đề xuất một điều gì mới mẻ luôn là động lực thúc đẩy nhân viên suy
nghĩ sáng tạo và đề xuất của họ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.
5. Giúp tránh sai lầm: Nhân viên gặp sai lầm trong công việc cũng là điều bình thường. Nếu nhà
quản trị nêu ra những góp ý chân tình và xây dựng, chứ không phê bình nặng nề hay bêu riếu họ
trước mọi người thì nhân viên sẽ không lặp lại sai lầm đó, đồng thời còn biết cảm phục, quý trọng

và yêu mến cấp trên.
Khi nhân viên hài lòng với môi trường làm việc thì chính là họ góp phần làm cho doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả hơn. Một sự cảm thông, một lời động viên đúng lúc và thái độ chân tình của
nhà quản trị chính là chất gây men hạnh phúc cho đội ngũ nhân viên.
(Pháp Luật TPHCM)

KỸ NĂNG
Kỹ năng giao tiếp cho các “đầu tàu” doanh nghiệp
Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp và đối ngoại của
người lãnh đạo. Vậy giao tiếp như thế nào để đối tác nhận thấy họ đã đúng khi “bắt tay” bạn cho
chiến dịch kinh tế lâu dài?


Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt: Để bạn trở thành điểm sáng, không lẫn vào đâu và
không hòa tan vào bất kỳ ai thì ngoài khả năng dùng khẩu ngữ một cách lưu loát thì cử chỉ, ngôn
ngữ cơ thể và cách bạn giao tiếp ánh mắt với người đối diện góp phần nói lên bạn là người vô cùng
đặc biệt.
Để truyền tải bất kỳ thông điệp nào, bạn cũng nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Điều này không chỉ
giúp bạn dễ dàng biểu đạt nội dung mà còn góp phần tạo không khi gần gũi với đối tác. Tuy nhiên,
đừng khua chân múa tay quá nhiều, nếu không bạn sẽ tự biến mình thành con rối trong mắt người
khác.
Tạo sức hấp dẫn và cảm hứng: Kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo quyết định sự thành công
của doanh nghiệp vì vậy rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng chính là một trong những chính sách
hàng đầu mà doanh nghiệp nào cũng cần ưu tiên.
Trong giao tiếp, việc bạn tạo được sức hấp dẫn cũng như truyền cảm hứng cho người nghe là rất
quan trọng. Để làm được điều này, bạn cần phát biểu một cách rõ ràng, tự tin, chuẩn bị kỹ lưỡng và
nếu cần hãy sử dụng chút khiếu hài hước trời cho và tạo không khí thật thoải mái.
Luôn rõ ràng, nhất quán: Dù bạn giao tiếp với đối tác, với truyền thông để quảng bá sản phẩm
hay thậm chí là với cấp dưới thì yếu tố rõ ràng và nhất quán trong nội dung là điều cần được đưa
lên hàng đầu. Hiểu được mình định nói gì và đang nói gì giúp bạn làm chủ được suy nghĩ cũng như

những phát ngôn của bản thân. Điều này không chỉ làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp của bạn mà còn
tránh những sai lầm không đánh có khi bạn “lỡ lời”.
Luôn đưa ra những ví dụ điển hình: Đôi khi những lời nói xuông thường không phát huy tối đa
tác dụng vì vậy thay vì đọc bài diễn văn dài hàng chục trang hãy kết hợp nó với những ví dụ cụ thể
và điển hình. Điều này không chỉ cho thấy bạn là một người có tầm hiểu biết sâu rộng, có khả năng
kết nối các vấn đề mà còn giúp đối tác nắm bắt nhanh hơn những điều bạn đang trình bày.
Luôn lắng nghe: Giao tiếp không chỉ thể hiện ở việc bạn nói những gì và biểu đạt ra sao mà còn
được đánh gia qua cách bạn lắng nghe người khác nói. Một chủ doanh nghiệp cần có kỹ năng nghe
tuyệt vời. Nghe để hiểu, để phân tích vấn đề, để rút kinh nghiệm và đôi khi nghe còn để nắm bắt
cảm xúc của đối tác và biết cách thay đổi thái độ sao cho phù hợp.
Thêm vào đó, lắng nghe cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với người khác và cho bản thân một
cơ hội để thu nạp những điều mới mẻ.
(Doanh Nhân Sài Gòn Online)

ĐÀM PHÁN
Những kỹ xảo để giúp 1 cuộc đàm phán hiệu quả
Đàm phán là cuộc đo sức về trí tuệ giữa hai bên. Nhưng đàm phán không chỉ ganh đua về thực lực
mà còn bao gồm cả việc áp dụng các kỹ xảo đàm phán, nó có tác dụng ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc
đàm phán.
Là một người đàm phán có kinh nghiệm, trước hết nên biết làm thế nào để mở đầu một cuộc đàm
phán. Điều này rất quan trọng đối với đôi bên tham gia. Lời mở đầu chính là thông tin đầu tiên của
người đàm phán, giống như tiếng trống mở đầu cho một cuộc chơi, có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm
lý, thái độ của đối phương.
Lời mở đầu thành công sẽ xoá đi những nghi ngờ giữa hai bên đàm phán cũng như làm dịu bớt
không khí căng thẳng, cuộc thảo luận nhờ đó mà được tiến hành thuận lợi hơn.
Phương thức biểu đạt lời mở đầu chủ yếu bao gồm:
1. Phương thức vòng quanh: Khi đàm phán có thể vận dụng phương thức quay vòng, ví dụ như
hàn huyên hỏi chuyện tình hình liên quan đến công ty đối phương. Những chủ đề nói chuyện được
coi là phổ biến nhất là những vấn đề liên quan đến khí hậu, thời tiết hay thăm hỏi tình hình gia
đình đối phương...

Mặt khác có thể bàn luận về tình hình kinh doanh, kinh tế của đối phương. Thông qua các hình
thức trò chuyện như trên có thể tiến hành bàn bạc một cách thuận lợi những đề tài đàm phán chính
thức.
2. Phương thức trực tiếp: Phương thức trực tiếp là phương thức hai bên đối tác đàm phán dưới
hình thức quan hệ đàm phán thân mật dưới một thời gian gấp rút, nhanh chóng. Phương thức này

×