Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bai tham luan cua Thanh Mien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.97 KB, 6 trang )

BÀI THAM LUẬN
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
(Của UBND huyện Thanh Miện)
Kính thưa: ……………………………………………………………
- Các vị đại biểu khách quý
- Các vị đại biểu tham dự hội nghị
Trước hết, tơi xin nhất trí với báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất
nông nghiệp và phát triển nơng thơn năm 2021 trình tại hội nghị. Được sự cho phép
của Ban Tổ chức Hội nghị, tôi xin được tham luận nội dung: “Tái cơ cấu lại sản xuất
nông nghiệp và kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng các mơ hình tích tụ ruộng đất trên
địa bàn huyện Thanh Miện”.
Kính thưa hội nghị !
Năm 2021, là năm phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu
cực, liên tục của các đợt dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các ngành, các
lĩnh vực, riêng về nông nghiệp, nông thôn cũng không nằm ngồi các thách thức, khó
khăn đó, như đợt đầu năm 2021 do tồn tỉnh phải cách ly phịng chống dịch Covid19, nên thị trường tiêu thụ nông sản, gia súc gia cầm, thủy sản ứ đọng, giá giảm sâu,
giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm làm cho người nông dân thua lỗ, dịch bệnh trên
cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn Châu phi luôn tiềm ẩn, nguy
cơ bùng phát trở lại.
Tuy nhiên, trong những thời điểm khó khăn đó, huyện Thanh Miện cùng với
ngành nơng nghiệp tỉnh nhà đã tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất
nông nghiệp nhằm khai thác, tiềm năng, lợi thế của địa phương, từng bước đưa sản
xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
từng bước sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản
phẩm. Cụ thể đã tích cực tiếp thu và triển khai hiệu quả các chính sách về nơng
nghiệp của Tỉnh như: Đề án mỗi xã một sản phẩm, Đề án phát triển diện tích cấy lúa
bằng máy, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương và
đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao,
nơng nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030”. Và huyện
Thanh Miện đã xây dựng các Đề án, Kế hoạch: Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng


theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; Kế hoạch về phát triển chăn nuôi thủy sản
tập trung giá trị kinh tế cao ….. Kết quả, đưa sản xuất nông nghiệp của huyện có
nhiều biến chuyển tích cực:
- Về trồng trọt: Cơ cấu trà giống lúa, lịch thời vụ, phương thức gieo cấy đã được
các hộ dân thực hiện nghiêm túc, vụ chiêm xuân giảm tỷ lệ diện tích trà dài ngày
xuống còn dưới 10%, trà ngắn ngày đạt trên 90% diện tích; vụ mùa tăng diện tích
mùa sớm; diện tích cấy mạ non, gieo vãi, mạ sân chiếm trên 90% diện tích, trong đó
1


diện tích gieo mạ khay, cấy bằng máy đạt trên 40% diện tích; hàng vụ đã duy trì các
vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ở 17/17 xã, thị trấn theo hình thức “Cánh đồng
lớn”, “Cánh đồng liên kết”. Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất rau màu tập trung,
có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao như vùng trồng rau màu chuyên canh
ở xã Phạm Kha 200ha; vùng trồng cải bắp, su hào xã Ngũ Hùng 50ha, vùng chuyên
canh cây Ngô ở xã Hồng Phong 20ha….Đồng thời đã, đang khai thác 50.000 m2 nhà
màng nhà lưới và hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến cho sản xuất
rau màu tại xã Phạm Kha. Chuyển đổi 700 ha đất trồng lúa sang trồng rau màu, cây
ăn quả, điển hình là vùng trồng cây cam Vinh tại xã Hồng Phong, vùng trồng cây cam
đường canh xã Chi Lăng Nam, Thanh Giang... Các mơ hình trên, thực sự đã cho hiệu
quả kinh tế cao, lợi nhuận đạt khoảng trên 250 triệu đồng/ha/năm
- Về chăn nuôi gia súc- gia cầm: Đã ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ chăn nuôi tiên tiến (chăn ni chuồng kín), đệm lót sinh học..., hàng năm đã
thực hiện phong trào ký cam kết chăn nuôi an tồn, khơng sử dụng chất cấm trong
chăn ni cho 850 hộ và có 10 hộ chăn ni quy mơ thường xuyên từ 300 con lợn
thịt, 50 lợn lái trở lên; trên 100 con bò thịt và bò sinh sản... được cấp giấy chứng nhận
VietGap,... đã hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan, phát tán dịch bệnh và đảm bảo
chăn ni an tồn.
- Về phát triển ni trồng thuỷ sản: Tồn huyện đã phát triển được 10 vùng
ni trồng thủy sản tập trung có quy mơ từ 10ha/vùng trở lên và ứng dụng các giống

mới có năng suất, chất lượng cao như cá rơ phi đơn tính, cá Diêu hồng, ....vào sản
xuất, trong đó vùng ni tập trung có quy mơ lớn tại xã Đồn Kết 92 ha, xã Ngũ
Hùng 68 ha... đã và đang phát huy hiệu quả tốt, năng suất ni trung bình đạt 25
tấn/ha/vụ, đặc biệt có HTX Thủy sản Cao Thắng sản xuất cá giống, với quy mô sản
xuất 7 ha, hàng năm sản lượng cá giống cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh:
cá bột đạt 400- 500 triệu con, cá hương đạt 10- 15 triệu con, cá giống đạt 25- 30 tấn
và đã nhập ngoại giống cá Bố mẹ từ Hunggari, Trung quốc, Séc ... để nâng cao chất
lượng đàn cá giống, các mơ hình trên thực sự đã góp phần cải thiện đời sống nhân
dân trong vùng nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, trong năm 2021 huyện đã tiếp thu: Đề án “Phát triển diện tích cấy lúa
bằng máy giai đoạn 2020-2025” của tỉnh, Tổng diện tích lúa cấy bằng máy 2.800 ha,
chiếm 45% diện tích lúa cấy, trong đó diện tích được hỗ trợ 120 ha. Tiếp thu 05 dự án
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm có quy mơ trên 20ha/vùng trở lên, trong
đó có 03 dự án liên kết trong sản xuất, tiêu thụ khoai tây vụ Đông; 01 dự án liên kết
trồng cây dược liệu; 01 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và 01 mơ
hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế 50 ha... các dự án, mơ hình được triển
khai, thực hiện đã giúp cho các hộ có kiến thức về trồng rau an tồn, quy trình thực
hành nơng nghiệp tốt, đồng thời tổ chức lại các khâu sản xuất, tiêu thụ nơng sản, hình
thành hệ thống dây truyền từ trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm, đã hạn chế tình trạng
nơng sản bị chèn ép giá... góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
2


2. Bên cạnh đó, huyện quan tâm, tích cực chỉ đạo xây dựng các mơ hình tích tụ,
tập trung ruộng đất để sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, mang lại hiệu quả cao. Xác
định việc tích tụ ruộng đất để hình thành lên các mơ hình sản xuất tập trung là giải
pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán người nơng dân bỏ hoang hóa và tạo thuận lợi để
áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy ngay từ đầu năm 2013, khi chưa có Kế
hoạch chỉ đạo của tỉnh về cơng tác dồn điền đổi thửa, thì huyện Thanh Miện đã mạnh

dạn đi đầu trong việc chỉ đạo dồn điền đổi thửa tại xã Hùng Sơn (nay là Thị trấn Thanh
Miện) và tồn huyện đã hồn thành cơng tác dồn điền đổi thửa trong năm 2016, trung
bình mỗi hộ hiện nay chỉ 1,8 thửa/hộ, diện tích trung bình mỗi thửa sau khi dồn điền,
đổi thửa là 1.208 m2/thửa. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hiện nay cho thấy mô hình mọi
người, mọi nhà đều sản xuất nơng nghiệp khơng còn phù hợp với xu hướng phát triển
xã hội, việc rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp - nông thơn, tạo điều kiện để tích tụ
tập trung ruộng đất cho phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa là xu thế tất yếu. Huyện
Thanh Miện đã khuyến khích các hộ dân đổi ruộng, thuê, mượn, tích tụ ruộng đất nhất
là các diện tích bị bỏ hoang để đưa cơ giới hóa và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật
vào phát triển sản xuất hàng hố tập trung, quy mơ lớn nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất/ha đất nông nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 58 cá nhân, hộ gia đình
tích tụ, tập trung từ 5ha trở lên với tổng diện tích tích tụ tồn huyện 650 ha, hộ có diện
tích tích tụ từ 50ha/hộ có 01 hộ, hộ có diện tích tích tụ từ 20 ha đến dưới 50 ha có 5 hộ,
hộ có diện tích từ 10 ha đến dưới 20ha có 13 hộ, hộ có diện tích từ 05 ha đến dưới 10ha
có 39 hộ. Đa số các hộ tích tụ ruộng đất đã đầu tư, ứng dụng máy móc vào sản xuất
như máy cấy, máy gặt, máy làm đất, máy phun thuốc BVTV và các hộ này thực sự đã
thay đổi cuộc sống của mình bằng chính nghề nơng, góp phần giảm diện tích bỏ ruộng
hoang hóa trên địa bàn huyện (Năm 2021 diện tích bỏ ruộng hoang hóa là 124,31ha
giảm 43,96 ha so với năm 2020).
Với kết quả trên, năm 2021 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thuỷ sản ước bằng
1.491,3 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch năm, tăng 4,2% so với năm 2020. Giá trị sản xuất
trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 156,7 triệu đồng, đạt 102,7% kế
hoạch năm, tăng 4,5% so với năm 2020. Hệ số sử dụng đất canh tác 2,2 lần.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, việc Tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và xây
dựng các mô hình tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Thanh Miện vẫn cịn những tồn
tại, hạn chế đó là:
Một là, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún,
phân tán, các mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cịn mang tính tự phát nên việc liên
kết tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác từ sản xuất đến tiêu thụ giữa người nông dân
và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng cịn ít và hiệu quả chưa cao.

Hai là, các hộ nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất, nguồn vốn hỗ trợ của nhà
nước không nhiều, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn nên
việc đầu tư để tái cơ cấu sản xuất theo hướng trang trại, tập trung và ứng dụng công
nghệ cao còn hạn chế.
3


Ba là, thiếu lao động sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực thấp: Do q trình
cơng nghiệp hóa nên có sự chuyển dịch rất lớn từ lao động nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động trẻ đều vào làm trong các công ty, xưởng sản
xuất, lao động nơng nghiệp bị già hóa, chất lượng lao động nông nghiệp không đáp
ứng với yêu cầu của sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, tập trung, quy mơ lớn. Tình
trạng nông dân bỏ ruộng diễn ra ngày càng phổ biến.
Bốn là, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh: Phần lớn sản xuất của các hộ
nông dân hiện nay chưa theo định hướng, yêu cầu của thị trường, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa đa dạng, hạn hẹp, khơng ổn
định nên tình trạng được mùa, mất giá, sản phẩm khó tiêu thụ vẫn cịn xảy ra. Mặt
khác, giá cả các dịch vụ đầu vào như vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao dẫn đến
hiệu quả sản xuất nơng nghiệp có thời điểm đạt rất thấp.
Năm là, mơ hình liên kết tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thơng qua
hợp đồng cịn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nơng nghiệp cịn rất ít; tình trạng phá vỡ hợp đồng ở cả hai phía doanh
nghiệp và hộ dân vẫn cịn xảy ra nên mơ hình liên kết không nhiều và thiếu bền vững.
Trong thời gian tới, tuy huyện Thanh Miện định hướng phát triển công nghiệp,
dịch vụ và thương mại, trở thành vùng động lực về phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng
huyện vẫn chú trọng phát triển nơng nghiệp, trong đó tiếp tục tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp hữu cơ và sản xuất gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Huyện Thanh Miện
tiếp tục thực hiện một số giải pháp đó là:

1. Tiếp tục rà sốt, bổ sung các quy hoạch diện tích đất sản xuất nơng nghiệp phù
hợp với quy hoạch vùng huyện. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất nông nghiệp nhất là
đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Lập quy hoạch phát triển vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung, phát triển các sản phẩm chủ lực gắn
với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các nông sản đặc trưng, để khai thác tối
đa lợi thế, tiềm năng của từng địa phương.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành
Trung ương, Đề án “Phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm
2030”; Đề án “Phát triển diện tích cấy lúa bằng máy giai đoạn 2020-2025”, Chính
sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương và Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Kế hoạch phát triển chăn nuôi- thủy
sản của huyện để cán bộ, nhân dân hiểu, nắm bắt được chủ trương, chính sách của
Nhà nước để tổ chức, chỉ đạo và thực hiện đạt hiệu quả.
3. Xây dựng vùng sản xuất tập trung: Căn cứ vào tình hình thực tế đất đai, thổ
nhưỡng canh tác, trình độ thâm canh và nhu cầu chuyển đổi của người dân, xây dựng
vùng tập trung với diện tích tối thiểu là 03ha/vùng và cơng khai, phổ biến, tuyên truyền
4


đến người dân, khi số hộ trong vùng có đơn đăng ký chuyển đổi đạt 50% trở lên thì cho
phép chuyển đổi để tránh tình trạng chuyển đổi nhỏ lẻ, manh mún trên cánh đồng.
Đồng thời, chỉ đạo, thực hiện, quản lý chặt chẽ các vùng sản xuất, khuyến cáo chuyển
đổi theo hướng chuyên canh. Kiểm tra, rà soát các vùng sản xuất đã quy hoạch, bổ
sung quy hoạch đối với các vùng có điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, giao thông, thuỷ
lợi…, phù hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Loại bỏ quy hoạch đối với các vùng
không phù hợp để phát huy tối đa lợi thế nguồn lực đất đai của địa phương.
3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển đổi số, xây dựng nông
nghiệp công nghệ cao
- Chú trọng ứng dụng tiến bộ KHKT về giống cây trồng, về kỹ thuật canh tác,

phòng, trừ sâu bệnh..., và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao chất lượng
nông sản, hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Xây dựng thí điểm các mơ hình sản xuất đầu tư đồng bộ về khoa học công nghệ,
công nghệ số, các thiết bị điện tử thông minh để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản
lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.
- Đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nơng sản từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản và phục vụ xuất khẩu.
4. Khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất
- Khuyến khích việc đổi thửa, thuê, mượn, tích tụ ruộng đất gắn với đẩy mạnh
phát triển và nâng cao giá trị vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất với tiêu
thụ sản phẩm. Giảm diện tích nơng dân bỏ ruộng khơng canh tác.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ nông dân tích tụ ruộng đất để
sản xuất nơng nghiệp quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, sản xuất theo
chuỗi để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp. Đẩy nhanh tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền, đổi thửa; hài hịa lợi ích
giữa doanh nghiệp và nơng dân, khuyến khích nơng dân góp vốn bằng ruộng đất vào
doanh nghiệp.
5. Đa dạng hóa các hình thức truyền thơng để mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực
hiện liên kết đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Gắn kết sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ với phát triển du lịch sinh
thái. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản chủ lực:
Từng bước gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng theo từng địa
phương. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản chủ lực
và thực hiện có hiệu quả Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Đưa các sản phẩm chủ lực
của huyện lên sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
6. Ban hành các cơ chế hỗ trợ xây dựng các mơ hình ứng dụng các tiến bộ
KHKT vào sản xuất như mơ hình giống lúa mới, cây rau màu vụ đông, các loại vật tư
nơng nghiệp, các mơ hình sản xuất tập trung, hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm…
5



Kính thưa Hội nghị !
Tại hội nghị hơm nay, chúng tơi xin có một số kiến nghị, đề xuất sau:
1. Đối với Trung ương:
Nghiên cứu những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay, cần có quy
định cụ thể về tích tụ, tập trung ruộng đất để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất
hàng hóa. Cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật đất đai tạo điều kiện cho
việc tích tụ, tập trung đất đai.
Tăng cường dự báo thông tin thị trường, định hướng cho các địa phương sản
xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời có chính sách
thúc đẩy việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế cho nông hộ gắn với bảo đảm an
sinh xã hội (nông hộ đang là đa số hiện nay).
2. Đối với Tỉnh:
- Tỉnh cần sớm ban hành cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất để thu hút các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, từ đó để làm hạt
nhân lan tỏa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chính sách hỗ trợ lâu dài cho các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp để các doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt
động sau mỗi khi có rủi ro do thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
- Có cơ chế đẩy nhanh thủ tục, tiến độ chuyển đổi mục đích, quyền sử dụng đất
trên địa bàn tạo điều kiện để các xã có thêm nguồn lực xây dựng NTM và nâng tỷ lệ
điều tiết nguồn đấu giá quyền sử dụng đất cho cấp xã.
- Quan tâm bổ sung ngân sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất như: giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương, trạm bơm, hệ thống
điện, tăng kinh phí hỗ trợ thuốc diệt chuột… để phát triển sản xuất.
- Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kính thưa Hội nghị!
Trên đây là một số ý kiến phát biểu tham luận về nội dung “Tái cơ cấu lại sản
xuất nông nghiệp và chỉ đạo xây dựng các mơ hình tích tụ ruộng đất trên địa bàn

huyện Thanh Miện”. Cuối cùng xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng
chí đại biểu khách quý, các đồng chí tham dự hội nghị mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×