Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI THAM LUẬN của PCT UBND THÀNH PHỐ hà nội NGUYỄN văn sửu chủ đề “cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về FDI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.7 KB, 6 trang )

BÀI THAM LUẬN
CỦA PCT UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN SỬU
Chủ đề “Cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về FDI”
(Tại Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút ĐTNN tại Việt Nam)

Được sự đồng ý của Ban Tổ chức, thay mặt cho UBND thành phố Hà Nội,
Tôi xin phép được trình bày bài tham luận với chủ đề “Cơ chế phối hợp trong
công tác QLNN về FDI”.
Hiện tại Hà Nội có 3 cơ quan đầu mối thực hiện công tác QLNN về FDI
trên địa bàn, gồm: 1) Sở KH&ĐT tham mưu cho UBND Thành phố cấp và quản
lý các dự án FDI ngoài KCN, KCNC; 2) BQL các KCN&CX Hà Nội cấp và
quản lý các dự án trong các KCN tập trung; 3) BQL Khu công nghệ cao Hoà
Lạc cấp và quản lý các dự án trong khu. Sở KH&ĐT là cơ quan đầu mối tổng
hợp báo cáo và tham mưu cơ chế chính sách chung về hoạt động FDI trên địa
bàn, định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Bộ KH&ĐT theo quy định.
Theo thống kê cho đến hết năm 2011, Hà Nội là địa phương đứng thứ 3
trên toàn quốc về thu hút vốn FDI. Cùng với các thành phần kinh tế khác, khu
vực FDI đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, là một bộ phận hữu cơ của
nền kinh tế Thủ đô. Kể từ khi Luật ĐTNN được ban hành năm 1987 và dự án
FDI đầu tiên được cấp phép trên địa bàn Thành phố năm 1989; cho đến nay, sau
25 năm thực hiện, đã có trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư trên
địa bàn với 2.304 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,38 tỷ USD, tổng vốn
thực hiện đạt khoảng 9,2 tỷ USD; trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số dự án đầu
tư đăng ký với 665 dự án, có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,83 tỷ USD; còn Nhật
Bản dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký với 4,22 tỷ USD và 471 dự án.
Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
trong phát triển KT-XH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy
nhiên, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động
FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua; ngoài những tồn tại hạn
chế nói chung, UBND thành phố Hà Nội xin báo cáo về một số vướng mắc tồn
tại trong công tác QLNN về FDI cụ thể như sau:


- Việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực FDI còn chậm so với
đòi hỏi thực tiễn quá trình phát triển và hội nhập; còn có sự thiếu đồng bộ, thậm
chí có mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trong lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư
102


với pháp luật chuyên ngành... do các văn bản này được ban hành tại nhiều thời
điểm khác nhau và do các Bộ ngành khác nhau soạn thảo. Việc phân cấp triệt để
công tác cấp phép, quản lý đầu tư cho các địa phương trong bối cảnh công tác
quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực còn thiếu và đang trong quá trình xây dựng
hoàn thiện dẫn đến tình trạng mất cân đối chung trong thu hút FDI; sự thiếu
đồng bộ, chưa rõ ràng về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền
giải quyết, trách nhiệm xử lý trong một số thủ tục đầu tư gây khó khăn cho cả
doanh nghiệp và cơ quan QLNN, dẫn đến việc thực hiện chưa thống nhất do
nhận thức và cách áp dụng thực hiện quy định pháp luật (Ví dụ: việc xác định
khái niệm về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, doanh nghiệp có vốn ĐTNN; việc
thực hiện thủ tục góp vốn mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài tại DN Việt
Nam; việc cấp Giấy phép kinh doanh đối với DN FDI hoạt động trong lĩnh vực
thương mại; thủ tục chuyển nhượng dự án; hay việc cơ quan quản lý đầu tư thực
hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi GCNĐT đối với các DN FDI vi
phạm pháp luật, bỏ trốn mất tích, không hoạt động…).
- Thiếu quy chế phối hợp thực hiện cụ thể giữa các cơ quan Bộ, ngành
Trung ương với địa phương trong thực hiện công tác thu hút đầu tư; thực hiện
thủ tục cấp/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát sau khi cấp GCNĐT đối với các doanh nghiệp FDI.
- Thực tiễn công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư cũng đã bộc lộ một
số mặt hạn chế; Sự quá thông thoáng trong pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư đã
tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư trong thủ tục cấp đăng ký
chứng nhận đầu tư ban đầu dẫn đến số lượng dự án được cấp phép trên địa bàn
ngày càng gia tăng; tuy nhiên dự án FDI nhìn chung còn có quy mô nhỏ (tính

trung bình đạt đạt 9,7 triệu USD/1 dự án, tuy nhiên số lượng các dự án dịch vụ
có quy mô nhỏ dưới 1 triệu USD ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao khoảng
35,1% trên tổng số dự án đăng ký); các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công
nghệ cao, công nghệ nguồn, có giá trị gia tăng cao còn hạn chế; và việc thiếu chế
tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án cũng như cơ
chế xử lý vi phạm là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số dự án đã
được cấp GCNĐT nhưng không được triển khai theo đúng tiến độ, gây lãng phí
nguồn lực đất đai, tài nguyên, ảnh hưởng môi trường đầu tư và suy giảm lòng tin
của xã hội về tính hiệu quả trong hoạt động thu hút ĐTNN. Bên cạnh đó, cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong công tác kiểm tra, giám sát đối với các
dự án đã được cấp chưa được hoàn thiện kịp thời trong bối cảnh thực hiện chế

103


độ phân cấp toàn diện cho các địa phương cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt
động quản lý đầu tư.
- Ý thức chấp hành nghĩa vụ báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp FDI
vẫn chưa cao, tỷ lệ thực hiện đạt thấp (khoảng 25-30%). Do vậy, việc nắm bắt
thông tin giám sát quản lý sau đầu tư của cơ quan QLNN rất khó khăn trong điều
kiện các quy định, và chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp còn thấp, chưa
mang tính chất răn đe; Chưa có quy định pháp luật cụ thể về quy trình, điều
kiện, thủ tục xử lý thu hồi GCNĐT đối với những DN có vi phạm pháp luật
(không có ở trụ sở đăng ký, bỏ trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo
thống kê, không thực hiện đúng nội dung đầu tư…) dẫn đến khó khăn trong việc
phối hợp quản lý và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp này.
Từ những vướng mắc tồn tại nêu trên, thành phố Hà Nội xin đề xuất kiến
nghị một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp trong công tác
QLNN về FDI cụ thể như sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về FDI:

- Trên cơ sở báo cáo kiến nghị của các địa phương, đề nghị Bộ KH&ĐT
chủ trì nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xây dựng và
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt Quy chế phối hợp
thực hiện liên quan đến công tác cấp phép, quản lý giám sát sau đầu tư...; đồng
thời đề nghị các Bộ chuyên ngành sớm xây dựng ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có
điều kiện và quy định cụ thể các điều kiện đầu tư phải đáp ứng đối với dự án
FDI để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.
- Đảm bảo nguyên tắc thống nhất QLNN đối với hoạt động FDI trong
phạm vi cả nước về: Hệ thống cơ quan QLNN về ĐTNN; hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược và quy hoạch được phê duyệt về FDI; hệ thống văn
bản hướng dẫn về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ, nội dung hồ sơ và mẫu các
văn bản trong hồ sơ dự án; hệ thống mẫu biểu, báo cáo...
- Hoạt động QLNN về FDI theo cơ chế "một cửa" và nguyên tắc cơ quan
đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức giải quyết và thông báo kết quả theo
thẩm quyền và đúng thời hạn quy định (từ TW xuống địa phương). Hoạt động
phối hợp thực hiện theo cơ chế “Cơ quan chủ trì” và “Cơ quan phối hợp” được
rõ ràng cụ thể và hiệu quả trong thực hiện công việc theo phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà đầu tư về quyết định của
mình.
104


2. Phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư:
Thời gian vừa qua, tình trạng quá nhiều địa phương trong cả nước tổ chức
hoạt động xúc tiến đầu tư trùng một địa điểm ở nước ngoài tại các thời điểm quá
gần nhau với nội dung không có nhiều khác biệt dẫn đến sự chồng chéo, hiệu
quả thu hút thấp... Do vậy, Hà Nội xin đề xuất như sau:
- Theo Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc
gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 25/7/2012, đề
nghị Bộ KH&ĐT sớm xây dựng nội dung định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư

trong từng thời kỳ, tổng hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng
năm; các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ KH&ĐT xây
dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho cả giai đoạn 5 năm và từng năm. Ngoài
chương trình xúc tiến đầu tư của Trung ương, các địa phương cũng chủ động
xúc tiến theo chương trình, danh mục được Trương ương phê duyệt và bổ sung
những đặc thù riêng của địa phương nhằm đẩy mạnh yếu tố liên kết vùng để
phát huy tiềm năng thế mạnh và hiệu quả của từng địa phương trong hoạt động
xúc tiến đầu tư.
- Để đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, cần
có sự phối kết hợp thực hiện công tác xúc tiến một cách đồng bộ các lĩnh vực
cần thu hút đầu tư nói chung (cả đầu tư-thương mại-du lịch); tổ chức bộ máy tùy
thuộc vào đặc thù của từng địa phương, nhưng đối với các Thành phố trực thuộc
Trung ương cần thống nhất cơ quan đầu mối thực hiện chức năng xúc tiến có
thể trực thuộc UBND Thành phố như mô hình đã triển khai của một số địa
phương (TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) đảm bảo rõ chức năng, nhiệm vụ và đủ
kinh phí thực hiện với Quy chế phối hợp triển khai nhiệm vụ cụ thể rõ ràng giữa
các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp; Định hướng tập trung xúc tiến đến một
số thị trường, đối tác trọng điểm phù hợp với điều kiện KT-XH đặc thù và lĩnh
vực cần thu hút đầu tư của địa phương. Chủ động tiếp cận, đồng hành cùng các
nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu đầu tư tại Thành phố; đồng thời quyết liệt
chỉ đạo các Sở, Ban, ngành của Thành phố theo lĩnh vực QLNN được giao tập
trung xử lý tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện đầu tư
có hiệu quả và tiếp tục mở rộng đầu tư được thuận lợi nhất để qua chính các nhà
đầu tư này là hình ảnh tốt, là cầu nối hữu hiệu với các nhà đầu tư mới có nhu cầu
đầu tư.

105


3. Phối hợp công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT:

Hiện nay việc thực hiện quy trình thẩm tra đối với dự án thuộc lĩnh vực
đầu tư có điều kiện của các địa phương còn chưa thống nhất, kể cả việc nhận
diện lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng chưa rõ ràng hay việc xác định những cơ
quan cần xin ý kiến thẩm tra đối với điều kiện dự án phải đáp ứng trong quá
trình xử lý thủ tục.
Trong nhiều nguyên nhân làm chậm trễ, kéo dài thời gian cấp GCNĐT đối
với các dự án có điều kiện phải thực hiện thẩm tra, nhiều trường hợp do các Bộ,
ngành liên quan cho ý kiến thẩm tra quá thời gian quy định (Quy định hiện nay
chỉ có 15 ngày làm việc nhưng thực tế nhiều trường hợp quá hạn nhiều ngày
phải có văn bản đề nghị lần 2,3...); Bên cạnh đó nhiều trường hợp trả lời hầu
như chỉ mang tính chất về mặt thủ tục vì các văn bản góp ý thẩm tra của cơ quan
được hỏi phần lớn không trả lời cụ thể, còn chung chung (đồng ý về mặt nguyên
tắc, không trái quy định hiện hành, không phản đối, đề nghị xem xét thực hiện
theo quy định hiện hành... và đôi khi có trả lời từ chối hoặc yêu cầu giải trình bổ
sung nhưng không chỉ rõ cơ sở pháp lý nào và nêu rõ yêu cầu phải giải trình, bổ
sung cụ thể là gì) gây khó khăn cho cơ quan tổng hợp thẩm tra khi yêu cầu và
hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện, gây mất thời gian xử lý thủ tục, phiền hà cho
nhà đầu tư, mất thời gian và gây lãng phí cho cơ quan tổ chức thẩm tra vì phải
chờ đợi hoặc hỏi nhiều lần và có những trường hợp gây hậu quả pháp lý do dự
án cấp phép chưa chặt chẽ đảm bảo đầy đủ pháp lý có thể dẫn đến tình trạng
khiếu kiện giữa Nhà đầu tư với nhà nước, cán bộ thụ lý.
Do vậy, cần sớm xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ,
ngành và địa phương trong thực hiện công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh
GCNĐT dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và quy định cụ thể rõ ràng, tạo
sự thống nhất trong giải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ khi
thực hiện nhiệm vụ; ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có điều kiện và điều kiện cụ thể
yêu cầu phải đáp ứng tạo sự công khai minh bạch khi thực hiện.
4. Phối hợp công tác quản lý sau cấp phép:

Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm các cơ quan QLNN trong quản lý

doanh nghiệp dự án FDI sau khi cấp GCNĐT; có quy chế phối hợp cụ thể rõ
ràng giữa các cơ QLNN từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN, phù hợp với các quy định
pháp luật và không gây chồng chéo, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện như:
106


- Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình
hoạt động của dự án đầu tư; xây dựng quy trình, điều kiện xử lý thu hồi GCNĐT
đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật (không có ở trụ sở đăng ký, bỏ
trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo thống kê và các quy định tại
GCNĐT…);
- Thống nhất mã số thuế và mã số GCNĐT áp dụng đối với doanh nghiệp
FDI như đối với doanh nghiệp trong nước (cấp đồng thời để tránh tình trạng DN
FDI cấp GCNĐT xong không thực hiện thủ tục cấp mã số thuế). Bên cạnh đó,
xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dự án FDI... đảm
bảo nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động, sai phạm (nếu có) để kịp thời trong
công tác phối hợp liên ngành giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp hoặc xử lý vi
phạm làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Về mẫu báo cáo thống kê đề nghị nghiên cứu, thống nhất 1 mẫu báo cáo
áp dụng chung cho nhiều ngành cùng khai thác, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm
gửi cho 1 đầu mối quản lý nhà nước (kiến nghị gửi Cục Thống kê để cập nhật tại
phần mềm quản lý dự án FDI dùng chung). Định kỳ, Cục Thống kê công bố,
phân loại tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp để các Sở, ngành thuận lợi
cho việc xử lý công tác chuyên môn...
Trong bối cảnh thực tiễn triển khai Luật Đầu tư, pháp luật liên quan và
công tác QLNN đối với lĩnh vực FDI tại địa phương còn có những nội dung khó
khăn vướng mắc, chưa được thống nhất… thì việc xây dựng ban hành “Quy chế
phối hợp trong công tác QLNN về FDI” là rất cần thiết nhằm tạo khung pháp lý

rõ ràng, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình quản lý, đặc
biệt là việc quy định rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng, sự phối kết hợp giữa
các cấp, các ngành liên quan nhằm chấn chỉnh và tăng cường nâng cao hiệu quả
công tác QLNN đối với lĩnh vực FDI theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị số 1617/2011/CT-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2011.

107



×