Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NGỮ VĂN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.07 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGỮ VĂN
A. PHẦN NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC
• NGÔN NGỮ HỌC
I. Những vấn đề chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
1. Bản chất của ngôn ngữ
1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
1.2 Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt: Khái niệm ký hiệu. Khái
niệm hệ thống và cấu trúc. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống ký
hiệu ngôn ngữ.
2. Chức năng của ngôn ngữ
1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
1.2 Ngôn ngữ là công cụ tư duy
2. Ngôn ngữ học
2.1 Đối tượng của ngôn ngữ học. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói.
2.2 Mục đích của việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ ở nhà trường.
II. Ngữ âm học
1. Cơ sở của ngữ âm.
2. Các khái niệm ngữ âm học
3. Các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, ngữ điệu
III. Từ vựng học
1. Khái niệm hình vị, từ và ngữ cố định. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
2. Nghĩa của từ. Phân biệt nghĩa của từ với vật quy chiếu (vật sở chỉ)
3. Sự phát triển của từ vựng
3.1. Sự phát triển về số lượng: Cấu tạo thêm những từ ngữ mới dựa
vào những yếu tố có sẳn, vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
3.2. Sự phát triển về chất lượng (hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các
phương thức chuyển nghĩa cơ bản: Ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ
vựng.
4. Phân biệt đa nghĩa và đồng âm
5. Các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản giữa các từ ngữ trong hệ thống từ vựng:


Quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ bao hàm.
6. Các lớp từ vựng: Từ thuần việt và từ vay mượn; từ toàn dân và từ điạ
phương; thuật ngữ, từ nghề nghiệp, biệt ngữ xã hội, tiếng lóng; từ tích
cực, từ tiêu cực
IV. Ngữ pháp học
1. Khái niệm ngữ pháp học. Các phân ngành của ngữ pháp học
2. Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng
3. Những vấn đề cơ bản của ngữ pháp học: Những vấn đề cơ bản của từ
pháp học (hình thái học): Qui tắc biến hình từ, cấu tạo từ, từ loại.
Những vẫn đề cơ bản của cú pháp học: Ngữ đoạn, cấu trúc ngữ đoạn,
phân loại ngữ đoạn; câu, cấu trúc câu, phân loại câu.
V. Ngữ dụng học
1. Khái niệm ngữ dụng học
2. Những vấn đề cơ bản của ngữ dụng học: Chỉ xuất và các phạm trù chỉ
xuất. Hành động ngôn từ. Các phưong châm hội thoại. Ý nghĩa hàm ẩn,
phân biệt các loại ý nghĩa hàm ẩn.
VI. Ngữ pháp văn bản
1. Khái niệm ngữ pháp văn bản
2. Tính liên kết trong văn bản: Liên kết nội dung và liên kết hình thức.
3. Đoạn văn: Kháo niệm đoạn văn, câu chủ đề, phân loại đoạn văn.
4. Kết cấu của văn bản
• VIỆT NGỮ HỌC
I. Ngữ âm học tiếng Việt
1. Âm tiết tiếng việt: Tính đơn lập của âm tiết tiếng Việt, cấu tạo của âm
tiết tiếng Việt, phân loại các kiểu âm tiết tiếng Việt.
2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối,
thanh điệu.
II. Từ vựng học tiếng Việt
1. Đặc điểm của hình vị và từ tiếng Việt
2. Các kiểu từ trong tiếng Việt phân chia theo đặc điểm cấu tạo: Từ đơn

và từ phức (từ láy và từ ghép)
III. Ngữ pháp học tiếng Việt
1. Từ loại tiếng Việt: tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt. Hệ thống từ loại
tiếng Việt
2. Các đơn vị ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt
2.1 Các đơn vị ngữ pháp rong tiếng Việt: Tiếng (hình vị), từ , ngữ đoạn,
câu.
2.2 Các quan hệ ngữ pháp trong tiếng việt: quan hệ đẳng lập, quan hệ
chính phụ, quan hệ chủ - vị/đề thuyết.
3. Ngữ đoạn trong tiếng Việt: Ngữ đoạn danh từ. Ngữ đoạn vị từ (động từ,
tính từ)
4. Câu tiếng việt
4.1 Cấu trúc ngữ pháp
4.1.1 Các thành phần của câu: Các thành phần chính trong câu tiếng
việt: chủ ngữ, vị ngữ hay đề ngữ và thuyết ngữ. Các thành
phần của câu: Trạng ngữ, tình thái ngữ, thành phần, chêm,
xen…
4.1.2 Các thành phần của ngữ đoạn: định ngữ, bổ ngữ.
4.2 Phân loại câu tiếng việt: phân loại câu theo cấu trúc. Phân loại câu
theo “mục đích phát ngôn”
IV. Phong cách học tiếng việt
1. Các đặc điểm chủ yêu của những phong cách chức năng cơ bản: Phong
cách ngôn ngữ hằng ngày, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong
cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ,
phong cách ngôn ngữ chính luận. Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
2. Một số biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng việt: Ẩn dụ, hoán dụ, tỉ dụ
(so sánh tu từ), nhân hóa, uyển ngữ, ngoa dụ, điệp ngữ.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ VĂN.
I. Phương pháp giảng dạy tiếng Việt.

1. Nhận thức chung về môn tiếng Việt ở cấp phổ thông (mục đích, bản
chất, đặc thù, cấu tạo nội dung, cấu trúc bài học)
2. Những vấn đề lý thuyết của phương pháp giảng dạy tiếng Việt: Lý
thuyết hoạt dộng ngôn ngữ và việc tiếp cận quan điểm giao tiếp trong
giảng dạy tiếng Việt. Các nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt. Phương
pháp giảng dạy tiếng Việt.
3. Phương pháp giảng dạy từ ngữ: giảng dạy nghĩa và mở rộng vốn từ.
Luyện tập sử dụng từ ngữ. Phương pháp phân tích, bình giá giá trị thẩm
mỹ của từ ngữ văn học.
4. Phương pháp giảng dạy ngữ pháp: Hình thành các khái niệm ngữ pháp
cho học sinh. Luyện tập ngữ pháp, chữa lỗi ngữ pháp.
5. Phương pháp dạy làm văn.
II. Phương pháp giảng dạy văn học
1. Nhận thức chung về môn văn học ở cấp phổ thông (đặc trưng, bản chất,
cấu tạo nội dung, nhiệm vụ môn văn)
2. Tư tưởng giảng dạy văn học theo tinh thần đổi mới (học sinh là chủ thể
tích cực, sáng tạo trong giờ học văn)
3. Các nguyên tắc giảng dạy văn học
4. Các phương pháp giảng dạy văn học
5. Các phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương: tiến trình thâm nhập
một tác phẩm văn chương. Quá trình tổ chức hoạt động chiếm lĩnh tác
phẩm văn chương. Một số phương pháp chủ yếu trong việc phân tích
tác phẩm văn chương.
6. Phương pháp giảng dạy văn học: Phương pháp giảng dạy kiểu bài về
tác giả. Phương pháp giảng dạy kiểu bài về tác phẩm văn học.

×