Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

TÀI LIỆU QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 160 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG
ThS. MAI VĂN THÀNH

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CẢNG
(PORT OPERATIONS & MANAGEMENT)

NĂM 2020



LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình "Quản lý và khai thác cảng" cung cấp kiến thức cơ bản về tổ
chức khai thác và quản lý đối với một cảng biển - Nơi được coi là đầu mối quan
trọng của hệ thống vận tải. Đây là tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu của học viên
và sinh viên ngành kinh tế vận tải tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ
Chí Minh. Đồng thời, đây cịn là tài liệu tham khảo cho giảng viên và những người
làm công tác chuyên môn, quản lý tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, cảng biển.
Giáo trình được biên soạn gồm những phần nội dung chính là:
- Tổng quan về hoạt động của cảng: Giới thiệu vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng; đặc điểm hoạt động và đối tượng phục vụ của
cảng; các chỉ tiêu thống kê hoạt động cảng; phương pháp thiết lập các phương án
công nghệ và lựa chọn thiết bị xếp dỡ ở cảng.
- Tính tốn kinh tế - kỹ thuật công tác xếp dỡ: Giới thiệu phương pháp tính
nhu cầu thiết bị, cầu bến, diện tích kho bãi; xác định năng lực thơng qua và các chỉ
tiêu khai thác, kinh doanh của cảng.
- Kế hoạch công tác xếp dỡ: Giới thiệu các nguyên tắc trong tổ chức xếp dỡ;
xây dựng quy trình cơng nghệ và lập các kế hoạch xếp dỡ ở cảng.


- Tổ chức khai thác cảng container: Cung cấp kiến thức, nghiệp vụ về tổ
chức khai thác một cảng container chuyên dụng.
- Tổ chức quản lý cảng và quản lý Nhà nước về cảng biển tại Việt Nam: Giới
thiệu các mơ hình quản lý cảng, bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ
của các bộ phận; quản lý Nhà nước về cảng biển tại Việt Nam.
Tham gia biên soạn giáo trình này có:
- TS. Nguyễn Văn Khoảng (chủ biên): viết các chương 1, 2 và 4;
- ThS. Mai Văn Thành: viết các chương 3, 5 và 6.
Do là lần đầu tiên xuất bản, giáo trình khơng tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn đọc gần xa để
tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh trong lần tái bản sau.
Chúng tơi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các cơ quan, doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, cảng biển đã cung cấp thông tin,
tài liệu tham khảo và đóng góp ý kiến để hồn thành giáo trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2020
Các tác giả



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG
1.1. Khái quát chung về cảng biển .....................................................................1
1.1.1. Khái niệm về cảng biển .................................................................1
1.1.2. Vai trò và chức năng của cảng biển ..............................................2
1.1.3. Hoạt động của cảng biển ...............................................................2
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển ...........................................3
1.1.5. Phân loại cảng biển ........................................................................5
1.2. Đặc điểm hoạt động của cảng ......................................................................5
1.3. Đối tượng phục vụ của cảng ........................................................................7

1.3.1. Tàu biển .........................................................................................7
1.3.2. Hàng hóa vận tải ............................................................................
1.3.3. Phương tiện vận tải nội địa ............................................................
1.4. Các cấu trúc cơ bản của bến cảng ................................................................8
1.4.1. Cầu cảng ........................................................................................8
1.4.2. Kho hàng .......................................................................................10
1.5. Cảng cạn ......................................................................................................12
1.5.1. Định nghĩa về cảng cạn .................................................................12
1.5.2. Vai trò của ICD trong hệ thống vận tải container .........................14
1.5.3. Hoạt động của ICD .......................................................................16
1.5.4. Cấu trúc của ICD ..........................................................................16
1.5.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD ...................................................17
1.6. Các chỉ tiêu thống kê hoạt động cảng .........................................................17
1.6.1. Sản lượng thông qua .....................................................................17
1.6.2. Sản lượng xếp dỡ ..........................................................................18
1.6.3. Sản lượng thao tác ........................................................................20
1.6.4. Các chỉ tiêu năng suất ...................................................................21
1.6.5. Hệ số làm việc của cầu tàu ............................................................21
1.7. Sơ đồ công nghệ xếp dỡ hàng hóa ...............................................................23
1.7.1. Khái niệm và kết cấu của sơ đồ công nghệ xếp dỡ .......................23
1.7.2. Các phương án tác nghiệp của sơ đồ công nghệ xếp dỡ ...............24
1.7.3. Nội dung thực hành .......................................................................26
1.8. Nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn sơ đồ công nghệ xếp dỡ ........................26
1.9. Lựa chọn thiết bị xếp dỡ ở cảng ..................................................................27
1.9.1. Yêu cầu chung ...............................................................................27
1.9.2. Thiết bị xếp dỡ trên cầu tàu ...........................................................27
1.9.3. Nâng trọng của cần trục .................................................................28
1.9.4. Tầm với của cần trục .....................................................................29
Nội dung ôn tập chương 1.................................................................................30



Chƣơng 2. TÍNH TỐN KINH TẾ - KỸ THUẬT CƠNG TÁC XẾP DỠ
2.1. Năng suất của thiết bị xếp dỡ .................................................................... 31
2.1.1. Năng suất giờ .............................................................................. 31
2.1.2. Năng suất ca ................................................................................ 33
2.1.3. Năng suất ngày ............................................................................ 33
2.2. Tính tốn năng lực của tuyến tiền phương ................................................ 33
2.2.1. Các tham số cơ bản ..................................................................... 33
2.2.2. Khả năng thông qua của một thiết bị tiền phương....................... 34
2.2.3. Số thiết bị tiền phương trên 1 cầu tàu ......................................... 34
2.2.4. Khả năng thông qua của 1 cầu tàu .............................................. 35
2.2.5. Số cầu tàu cần thiết ..................................................................... 35
2.2.6. Khả năng thông qua của tuyến tiền phương ................................ 35
2.2.7. Kiểm tra thời gian làm việc thực tế của 1 thiết bị tiền phương... 35
2.2.8. Nội dung thực hành ..................................................................... 36
2.3. Tính tốn năng lực của tuyến hậu phương ................................................ 36
2.3.1. Các tham số cơ bản ..................................................................... 36
2.3.2. Khả năng thông qua của 1 thiết bị hậu phương .......................... 37
2.3.3. Số thiết bị hậu phương cần thiết ................................................. 37
2.3.4. Khả năng thông qua của tuyến hậu phương ................................ 37
2.3.5. Kiểm tra thời gian làm việc thực tế của 1 thiết bị hậu phương.... 37
2.3.6. Nội dung thực hành ..................................................................... 38
2.4. Tính diện tích và các chỉ tiêu khai thác kho .............................................. 38
2.4.1. Tính diện tích kho chứa hàng bao kiện ....................................... 38
2.4.2. Tính diện tích bãi chứa container ................................................ 40
2.4.3. Tính diện tích kho hàng CFS ...................................................... 40
2.4.4. Các chỉ tiêu khai thác kho ........................................................... 41
2.4.5. Nội dung thực hành ..................................................................... 42
2.5. Tín tốn năng lực tuyến xếp dỡ cho toa xe ................................................ 43
2..5.1. Kết cấu tuyến xếp dỡ cho toa xe ................................................. 43

2.5.2. Các tham số cơ bản ...................................................................... 44
2.5.3. Số chuyến toa xe được xếp dỡ trong ngày ................................... 45
2.5.4. Khả năng thông của của tuyến xếp dỡ cho toa xe ....................... 46
2.5.5. Nội dung thực hành ..................................................................... 46
2.6. Tính tốn các chỉ tiêu lao động chủ yếu .................................................... 47
2.6.1. Bố trí 1 dây chuyền xếp dỡ thủ cơng ........................................... 47
2.6.2. Bố trí nhân lực trong 1 máng xếp dỡ ........................................... 48
2.6.3. Mức sản lượng của công nhân xếp dỡ ......................................... 50
2.6.4. Yêu cầu nhân lực cho công tác xếp dỡ ........................................ 51
2.6.5. Năng suất lao động ...................................................................... 51
2.6.6. Nội dung thực hành ..................................................................... 52
2.7. Chi phí đầu tư xây dựng cảng .................................................................... 52
2.7.1. Chi phí xây dựng .......................................................................... 52


2.7.2. Chi phí thiết bị ............................................................................ 53
2.7.3. Chi phí quản lý dự án ................................................................. 53
2.7.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng .................................................. 53
2.7.5. Chi phí khác ............................................................................... 53
2.8. Chi phí hoạt động của cảng ...................................................................... 53
2.8.1. Chi phí khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn thiết bị ...................... 53
2.8.2. Chi phí khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn cơng trình ................. 54
2.8.3. Chi phí tiền lương cho cơng tác xếp dỡ ..................................... 54
2.8.4. Chi phí điện năng, nhiên liệu, vật liệu ....................................... 54
2.8.5. Tổng chi phí cho cơng tác xếp dỡ .............................................. 55
2.8.6. Chi phí đơn vị ............................................................................ 55
2.9. Doanh thu của cảng ................................................................................. 56
2.9.1. Doanh thu từ các dịch vụ ........................................................... 56
2.9.2. Cảng phí ..................................................................................... 58
2.9.3. Tài sản cho thuê ......................................................................... 59

Nội dung ôn tập chương 2 ............................................................................. 59
Chƣơng 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC XẾP DỠ
3.1. Các nguyên tắc tổ chức xếp dỡ ................................................................ 60
3.1.1 Các định nghĩa ............................................................................ 60
3.1.2. Nguyên tắc tập trung thiết bị ..................................................... 61
3.1.3. Nguyên tắc ưu tiên trọng tải ...................................................... 62
3.1.4. Ngun tắc sắp hàng .................................................................. 62
3.2. Quy trình cơng nghệ xếp dỡ hàng hóa ..................................................... 65
3.2.1. Khái niệm .................................................................................. 65
3.2.2. Nội dung quy trình cơng nghệ xếp dỡ ....................................... 65
3.3. Xếp dỡ hàng trên phương tiện vận tải ..................................................... 68
3.3.1. Xếp dỡ hàng trong hầm tàu ....................................................... 68
3.3.2. Xếp dỡ hàng cho toa xe và ô tô ................................................. 69
3.4. Quy định về chuẩn bị nơi làm việc ......................................................... 69
3.4.1. Chuẩn bị nơi làm việc ở tàu ...................................................... 69
3.4.2. Chuẩn bị nơi làm việc tại kho, bãi ............................................ 70
3.4.3. Chuẩn bị nơi làm việc tại cầu tàu ............................................. 71
3.4.4. Chuẩn bị cơ giới hóa hầm tàu ................................................... 71
3.5. Quy định về an tồn lao động ................................................................. 71
3.5.1. Đối với cơng nhân xế dỡ, đánh tín hiệu .................................... 71
3.5.2. Đối với công nhân điều khiển máy xếp dỡ ............................... 72
3.5.3. Đối với công nhân lái ô tô ........................................................ 72
3.5.4. Đối với máy móc, thiết bị ......................................................... 72
3.5.5. Yêu cầu đối với mã hàng .......................................................... 73
3.6. Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu ............................................................ 73
3.6.1. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu .... 73
3.6.2. Nội dung kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu .............................. 74


3.7. Kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu ............................................................. 75

3.7.1. Căn cứ và yêu cầu khi lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu ..... 75
3.7.2. Lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu ........................................ 75
3.7.3. Nội dung kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu ............................... 76
3.7.4. Nội dung thực hành ............................................................... 78
3.8. Kế hoạch làm hàng tại kho, bãi ........................................................... 79
3.8.1. Thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch
làm hàng tại kho, bãi............................................................. 79
3.8.2. Lập kế hoạch làm hàng tại kho, bãi ...................................... 79
3.8.3. Phối hợp các hoạt động làm hàng tại kho, bãi ...................... 80
Nội dung ôn tập chương 3 ..........................................................................81
Chƣơng 4. TỔ CHỨC KHAI THÁC CẢNG CONTAINER
4.1. Tổng quan về cảng container ............................................................... 82
4.1.1. Khái niêm và phân loại cảng container .................................. 82
4.1.2. Tiêu chuẩn và mục tiêu chủ yếu của cảng container .............. 85
4.2. Cấu trúc khu bến bốc dỡ container ....................................................... 86
4.2.1. Cầu cảng ................................................................................ 86
4.2.2. Bãi chứa container .................................................................. 87
4.2.3. Trạm container làm hàng lẻ .................................................... 87
4.2.4. Trung tâm kiểm soát ............................................................... 87
4.2.5. Cổng cảng ............................................................................... 88
4.2.6. Xưởng sửa chữa ...................................................................... 88
4.3. Hệ thống thiết bị bốc dỡ container ........................................................ 89
4.3.1. Hệ thống bốc dỡ container trên giá xe .................................... 90
4.3.2. Hệ thống bốc dỡ container bằng xe nâng bên trong ............... 90
4.3.3. Hệ thống bốc dỡ container bằng cẩu di động ......................... 91
4.3.4. Hệ thống hỗn hợp ................................................................... 91
4.4. Hoạt động của cảng và sự luân chuyển container ................................ 93
4.4.1. Hoạt động của cảng ................................................................ 93
4.4.2. Luân chuyển container tại cảng .............................................. 96
4.5. Quy hoạch bãi container ....................................................................... 97

4.5.1. Nguyên tắc chung chất xếp container ..................................... 97
4.5.2. Bố trí bãi cho hệ thống bốc dỡ bằng giá xe ............................ 98
4.5.3. Bố trí bãi khi sử dụng Reach Stacker ..................................... 98
4.5.4. Bố trí bãi khi sử dụng xe nâng bên trong ............................... 99
4.5.5. Bố trí bãi khi sử dụng RTG .................................................... 99
4.5.6. Bố trí bãi khi sử dụng RMG ................................................... 100
4.5.7. Hệ thống địa chỉ bãi ................................................................ 100
4.6. Chất xếp container trên tàu ................................................................... 102
4.6.1. Nguyên tắc chung khi chất xếp container trên tàu .................. 102
4.6.2. Đánh số vị trí chất xếp trên tàu container ............................... 104
4.7. Kế hoạch cầu bến .................................................................................. 106


4.8. Tổ chức xếp dỡ cho tàu container ................................................... 108
4.8.1. Một số điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch xếp dỡ cho tàu ... 108
4.8.2. Chứng từ chính trong công tác xếp dỡ cho tàu .................. 109
4.8.3. Kế hoạch xếp dỡ ................................................................ 111
4.8.4. Kế hoạch thiết bị ................................................................ 112
4.9. Một số chỉ tiêu khai thác cảng container ......................................... 113
4.9.1. Thời gian lưu bãi bình quân ............................................... 113
4.9.2. Hệ số diện tích bãi ............................................................. 113
4.9.3. Số ơ nền trên 1 đơn vị diện tích bãi ................................... 113
4.9.4. Năng suất thơng qua trên 1 đơn vị diện tích cảng ............. 114
4.10. Trạm container làm hàng lẻ ........................................................... 115
4.10.1. Đặt vấn đề ........................................................................ 115
4.10.2. Nhiệm vụ của CFS ........................................................... 116
4.10.3. Nguyên tắc chất xếp hàng tại CFS ................................... 116
Nội dung ôn tập chương 4 ..................................................................... 118
Chƣơng 5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẢNG
5.1. Chức năng của quản lý cảng ............................................................ 119

5.2. Các mô hình quản lý cảng ................................................................ 120
5.2.1. Cảng dịch vụ ...................................................................... 121
5.2.2. Cảng công cụ ..................................................................... 121
5.2.3. Cảng chủ nhà ..................................................................... 122
5.2.4. Cảng dịch vụ tư nhân ......................................................... 122
5.2.5. Điểm mạnh và điểm yếu của các mơ hình quản lý cảng ... 123
5.3. Chính quyền cảng và bộ máy tổ chức quản lý cảng ......................... 124
5.3.1. Chính quyền cảng ............................................................... 124
5.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý cảng ............................................. 125
5.4. Thông tin quản lý cảng ..................................................................... 130
5.4.1. Đặt vấn đề .......................................................................... 130
5.4.2. Thông tin quản lý ............................................................... 131
5.4.3. Số liệu thống kê .................................................................. 131
Nội dung ôn tập chương 5 ..................................................................... 131
Chƣơng 6. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
6.1. Nội dung quản lý Nhà nước về cảng biển và luồng hàng hải .......... 133
6.2. Quản lý và khai thác cảng biển ........................................................ 133
6.2.1. Nguyên tắc quản lý, khai thác cảng biển ........................... 133
6.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời ........ 134
6.2.3. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, cầu cảng
được đầu tư bằng vốn Nhà nước ................................................. 134
6.3. Đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và trật tự, vệ sinh
tại cảng biển............................................................................................. 139
6.3.1. Treo cờ đối với tàu thuyền ................................................. 139
6.3.2. Cầu thang lên, xuống tàu ................................................... 139


6.3.3. An toàn, an ninh hàng hải và trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền.... 139
6.3.4. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu ........................................ 140
6.3.5. Vận chuyển hành khách, hàng hóa và khai thác khống sản,

hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển .................................... 141
6.3.6. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa
chữa và vệ sinh tàu thuyền trong vùng nước cảng biển ...................... 141
6.3.7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng ........................... 141
6.4. Phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường........ 142
6.4.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng, và tàu, thuyền về
phòng chống cháy, nổ ......................................................................... 142
6.4.2. Phối hợp tổ chức phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển ............. 143
6.4.3. Yêu cầu đối với tàu, thuyền và tàu chở hàng nguy hiểm .......... 143
6.4.4. Yêu cầu về phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường ................. 143
6.4.5. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển ...................... 144
6.5. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
tại cảng biển .................................................................................................... 144
6.5.1. Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý .................................... 144
6.5.2. Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý .................................. 145
6.5.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ chuyên ngành
tại cảng biển ......................................................................................... 146
6.5.4. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển . 146
Nội dung ôn tập chương 6 ............................................................................ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 148


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tiếng Anh

Giải nghĩa


Container freight station

Trạm hàng lẻ (thực hiện tác nghiệp gom
các hàng lẻ để đóng vào container hoặc
rút các lô hàng lẻ từ container để đưa vào
CFS, sau đó giao cho chủ hàng)

FCL

Full container loaded

Hàng có đủ để xếp đầy 1 container
(gửi hàng theo phương thức nguyên
container)

FLT

Fork lift truck

Xe nâng container

ICD

Inland container depot/
Inland clearance depot

Bến container nội địa/
Điểm thông quan nội địa


LCL

Less than a container
looaded

Hàng khơng đủ để xếp đầy 1 container.
Vì vậy người ta phải gom nhiều lơ hàng
để đóng chung trong 1 container
(gửi hàng theo phương thức hàng lẻ)

OCs

On chassis system

Hệ thống thiết bị bốc dỡ container dùng
giá xe

OOG

Out of gauge

Container chứa các kiện hàng có kích cỡ
vượt q kích thước tiêu chuẩn của
container

TEU

Twenty foot equivalent unit

Một container 20' được tính là 1 đơn vị

( 1 TEU)

RTG

Rubber tyred gantry

Khung cẩu bốc dỡ container trên bãi
chạy bằng bánh cao su

RMG

Rail mounted gantry

Khung cẩu bốc dỡ container trên bãi
chạy trên ray

SCs

Straddle carrier system

Hệ thống thiết bị bốc dỡ container dùng
xe nâng chuyển (xe nâng bên trong)

TCs

Transtainer carrier system

Hệ thống thiết bị bốc dỡ container bằng
cẩu di động


Lift on-Lift off

Xếp dỡ hàng/container qua lan can tàu
bằng cần trục

Roll on-Roll off

Xếp dỡ hàng/container qua cầu dẫn
(hàng hóa là ô tô hay container được vận
chuyển trực tiếp từ hầm tàu qua cầu dẫn
lên cảng và ngược lại)

CFS

Lo-Lo

Ro-Ro



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG
1.1. Khái quát chung về cảng biển
1.1.1. Khái niệm về cảng biển
Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước đây, cảng
biển chỉ được coi là nơi tránh gió to, bão lớn của các loại tàu bè nên trang thiết bị
của cảng lúc bấy giờ rất đơn giản và thô sơ. Ngày nay, cảng biển không những là
nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trước các hiện tượng thiên nhiên bất lợi, mà còn là
một đầu mối giao thơng, mắt xích quan trọng của cả q trình vận tải. Cảng biển
thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau, do đó kỹ thuật xây dựng, trang

thiết bị, cơ cấu tổ chức của cảng cũng rất khác nhau và ngày càng được hiện đại
hóa.
Nếu xét riêng ở phương thức vận tải biển thì khái niệm cảng biển mang ý
nghĩa hẹp, cũng như với tàu hỏa người ta cần xây dựng các nhà ga, hay với vận tải
hàng không thì cần phải có sây bay chẳng hạn. Vì thế, cảng biển được coi là nơi ra
vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên tàu, với
nhiệm vụ chính là cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết cho việc dịch
chuyển hàng hóa từ tàu lên các phương tiện vận tải nội địa và ngược lại hay lên các
tàu khác trong trường hợp chuyển tải.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 định nghĩa cảng biển là khu vực bao gồm
vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang
thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực
hiện dịch vụ khác.[1]
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các cơng
trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho
tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hố, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ
khác.
Nếu xét trên tổng thể của tồn bộ hệ thống thì vận tải là một tiến trình xuyên
suốt, gồm nhiều giai đoạn liên quan trong q trình đưa hàng hóa từ điểm xuất phát
đến điểm đích và được so sánh như là sự kết hợp của các mắt xích tạo thành dây
chuyền vận tải. Trong dây chuyền đó, cảng biển trở thành đầu mối trung chuyển
toàn diện và thuận lợi giữa vận tải biển và vận tải nội địa, đôi khi là giữa các tàu
viễn dương và các tàu chạy ven bờ hay tàu tiếp vận. Nó được khái niệm như là một
mắt xích quan trọng, quyết định nhiều nhất đến chất lượng của toàn bộ hệ thống.
Như vậy, cảng biển là đầu mối kinh doanh lớn, bao gồm nhiều cơng trình và
kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu an tồn, nhanh chóng và thuận lợi thực
1



hiện cơng việc chuyển giao hàng hóa, hành khách từ các phương tiện giao thông
trên đất liền sang các tàu thuyền và ngược lại, bảo quản và gia công hàng hóa, phục
vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngồi ra, cảng biển cịn
là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm
dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng, địa phương.
Cần nhấn mạnh rằng cảng biển đề cập ở đây là cảng được xây dựng phục vụ
cho lợi ích cơng cộng, trái ngược với các cơ sở vật chất khác chỉ phục vụ cho các
lợi ích cá nhân (như cảng của một nhà máy công nghiệp). Sự cạnh tranh giữa các
cảng là một yếu tố được xem như là những cách thức khi so sánh với những cơ sở
vật chất khác. Sự cạnh tranh này xảy ra khi có nhiều hơn một cảng phục vụ và tất
nhiên các cảng này cung cấp những dịch vụ với chất lượng và giá phí khác nhau.
1.1.2. Vai trị và chức năng của cảng biển
a) Vai trò của cảng biển
Là đầu mối giao thông đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an tồn, nhanh
chóng và thuận tiện, đảm bảo cho việc xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành
khách. Bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia cơng, phân loại hàng hóa, thực hiện các
thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu
thuyền.
b) Chức năng của cảng biển
- Chức năng vận tải: cảng biển là một mắt xích (một khâu) của hệ thống vận
tải, chính vì vậy nó có chức năng vận tải. Với chức năng này hoạt động của cảng
biển phải nhằm góp phần đạt được các mục tiêu chung của vận tải:
+ Giảm giá thành vận tải của tồn bộ hệ thống;
+ Đảm bảo cho q trình vận tải an tồn, nhanh chóng.
- Chức năng thương mại, cơng nghiệp: các nước tiên tiến hay ngay cả các
nước kém phát triển sớm hay muộn cũng sẽ nhận ra được những thuận lợi trong
hoạt động công nghiệp và thương mại do cảng biển mang lại, cảng còn hỗ trợ nhập
khẩu và tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên sự hỗ trợ này khơng chỉ do các cảng biển,
mà cịn có cả các cảng khô (inland port).

1.1.3. Hoạt động của cảng biển
a) Các hoạt động dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ chính của cảng bao gồm:
- Xếp dỡ hàng hóa cho tàu: đó là việc xếp hàng xuống tàu và dỡ hàng khỏi
tàu, thiết bị sử dụng cho hoạt động này tùy thuộc vào loại hàng và phương án xếp
dỡ. Ngoài thiết bị của cảng, người ta còn dùng các thiết bị của tàu.

2


- Lưu kho hàng hóa: có thể bảo quản hàng trong kho hay ngoài bãi tùy thuộc
vào số lượng, loại hàng, thời gian hàng ở cảng và loại phương tiện vận chuyển tiếp
theo.
- Tái chế: áp dụng đối với những loại hàng hóa u cầu q trình tái chế
trong phạm vi cảng để đảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng cao hiệu quả vận
chuyển. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này được thực hiện trong kho bãi
của cảng như đóng gói, đóng cao bản...
- Giao nhận hàng hóa giữa các phương tiện vận tải;
- Phục vụ tàu: là việc chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của tàu như cung ứng
nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm...
- Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt phục vụ tàu.
- Duy trì hoạt động của tàu: có thể thực hiện sửa chữa nhỏ hay bảo dưỡng tàu
tại cảng hay tại xưởng sửa chữa và thông thường hoạt động này do các công ty khác
đảm nhiệm.
- Thực hiện công tác cứu hộ và là nơi lánh nạn cho tàu;
- Các dịch vụ khác.
b) Các hoạt động chung
- Quản lý hoạt động biển: liên quan đến chấp hành luật hàng hải, sự tuân thủ
và kiểm soát đường thủy trong phạm vi cảng và vùng lân cận.
- Kiểm sốt an tồn và mơi trường: liên quan đến các quy định, quy tắc để

loại trừ nguy hiểm đối với môi trường, đối với con người, bao gồm cả phịng chống
cháy nổ, kiểm sốt ơ nhiễm nước và khơng khí, kiểm sốt tiếng ồn.
- Các hạt động nhằm duy trì bảo dưỡng thiết bị, cơng trình, tạo điều kiện cho
cảng hoạt động hiệu quả như:
+ Nạo vét;
+ Sửa chữa, bảo dưỡng cầu tàu, kho bãi, đường giao thông trong cảng;
+ Sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- An ninh cảng: các điều kiện để đảm bảo an tồn cho hàng hóa, tài sản của
cảng.
- Các hoạt động đặc biệt: đôi khi các hoạt động quân sự cũng được thực hiện
trong cảng như việc tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, xếp dỡ những loại hàng đặc biệt
nguy hiểm.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển
Ranh giới của một cảng biển gồm: vùng đất cảng và vùng nước cảng. Trên
mỗi phần diện tích của cảng là các cơng trình và các trang thiết bị nhất định.[2]

3


- Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi,
nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,
các cơng trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị phục vụ xếp dỡ, bảo quản hàng
hóa.
+ Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng
cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch
vụ khác.
+ Thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hóa. Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất
trong hoạt động sản xuất của cảng, nó quyết định năng suất xếp dỡ và khả năng
thơng qua của cảng.
+ Thiết bị phục vụ việc chứa đựng và bảo quản hàng hóa. Tổng diện tích kho

bãi, cách bố trí hệ thống kho bãi, trang thiết bị bên trong kho bãi... ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng phục vụ của cảng.
+ Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng và cách kết nối với hệ
thống vận tải nội địa để vận chuyển hàng hóa từ cảng vào miền hậu phương và
ngược lại.
+ Hệ thống thông tin liên lạc, chiếu sáng, cung cấp nước...
+ Các thiết bị nổi như cần trục nổi, tàu lai, ca nô…
- Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước
cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón
trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các cơng trình phụ trợ
khác.
+ Khu neo đậu là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu
chờ cập cầu, cập kho chứa nổi, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực
hiện các dịch vụ khác.
+ Khu chuyển tải là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo
đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác.
+ Khu tránh bão là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo
đậu tránh trú bão và thiên tai khác.
+ Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu
thuyền đón, trả hoa tiêu.
+ Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo
đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
+ Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay
trở.
+ Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống
báo hiệu hàng hải và các cơng trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động
4


của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải

công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
+ Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và
quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
+ Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và
quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
+ Báo hiệu hàng hải là các cơng trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các
báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vơ tuyến điện tử,
được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
1.1.5. Phân loại cảng biển
- Phân theo mục đích sử dụng [3]
+ Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại giao
nhận nhiều loại hàng hoá. Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A hay còn
gọi là các cảng nước sâu, cảng loại B, cảng loại C.
+ Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi
măng, than , xăng dầu…) phục vụ cho đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên liệu,
phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sữa chữa tàu
thuyền…), bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng
chuyên dụng công nghiệp.
+ Cảng trung chuyển quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển
tàu hoặc trung chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội
địa.
- Phân theo quy mô và mức độ quan trọng [3]
+ Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ
cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
+ Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho
việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương.
+ Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mơ nhỏ, phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp.

1.2. Đặc điểm hoạt động của cảng

Khác với các lĩnh vực sản xuất khác, hoạt động của cảng biển có các đặc
điểm riêng biệt, cụ thể là [6]:
Thứ nhất, hoạt động của cảng mang tính phục vụ, sản xuất ở dạng phi vật
chất nên không thể là thứ sản xuất ra để dự trữ, chính vì thế cảng biển phải có một
lượng dự trữ nhất định về tiềm năng kỹ thuật như cầu tàu, thiết bị xếp dỡ, kho bãi,
5


tàu lai dắt... cũng như tiềm lực về con người do số lượng phương tiện và hàng hóa
đến cảng ln thay đổi theo thời gian.
Thứ hai, sản xuất phục vụ của cảng có sự thay đổi lớn của những điều kiện
cơng tác như thay đổi vị trí làm việc, thay đổi thiết bị, công cụ xếp dỡ mà nguyên
nhân là tính đa dạng của hàng hóa và phương tiện vận tải đến cảng. Khi nói tới tính
chất thay đổi điều kiện làm việc của công nhân chúng ta không thể bỏ qua tác động
của điều kiện khí hậu lên cơng việc của họ. Tác động này đến công việc ở cảng thì
rất lớn và khơng thể nào so sánh được, chẳng hạn so với những người thợ làm việc
trong các nhà máy công nghiệp.
Thứ ba, hoạt động sản xuất ở cảng biển là q trình sản xuất khơng nhịp
nhàng, hàng hóa đưa đến cảng khơng đều và dây chuyền sản xuất phục vụ của cảng
phải qua nhiều khâu. Quá trình không nhịp nhàng của các công việc ở cảng gây nên
do việc hàng hóa được cung cấp cho vận chuyển theo chu kỳ nhưng khơng liên tục,
cũng như do tính không nhịp nhàng của phương tiện vận tải đến cảng. Ngồi ra cịn
có ngun nhân về điều kiện khí hậu như mưa, bão, sương mù, băng giá… Tính
khơng nhịp nhàng trong công việc của cảng gây ảnh hưởng không tốt tới việc tận
dụng các khả năng sản xuất của cảng, làm cho hoạt động của cảng lúc thì thật nhàn
rỗi, lúc khác lại quá căng thẳng.
Thứ tư, sản xuất của cảng mang tính thời vụ, xuất phát từ:
+ Đặc tính sản xuất có tính thời vụ của các vùng kinh tế, nơi sản xuất hàng
hóa mà cảng đang phục vụ.
+ Đặc tính sản xuất có tính thời vụ của các nước tạo nên nguồn hàng nhập

khẩu và xếp dỡ qua cảng.
+ Đặc tính tiêu dùng có tính thời vụ của một số mặt hàng thực phẩm.
+ Điều kiện khí hậu thủy văn của cảng như đóng băng, giơng bão.
+ Điều kiện của những tuyến hàng hải tới cảng.
+ Tập quán thương mại và điều kiện kinh tế quốc tế.
Thứ năm, sản xuất phục vụ ở cảng biển là tính chất hợp tác giữa cảng và các
cơ quan hữu quan, như cảng vụ, hải quan, kiểm dịch, đại lý… Các cơ quan này thực
hiện những nhiệm vụ khác nhau theo chức năng trong phạm vi cảng biển và công
việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của cảng. Sự phối hợp
không nhịp nhàng giữa cảng và các cơ quan này có thể dẫn đến lãng phí thời gian,
thiết bị và lao động của cảng.
Cuối cùng, hoạt động của cảng luôn phải đối mặt với những sự kiện không
lường trước như đâm va, mắc cạn, cháy... và phải chấp nhận những xung đột phát
sinh như : tàu thì vội mà hàng lại khơng có, cả tàu và hàng hóa khơng vội như chính
quyền cảng u cầu khẩn cấp thu xếp tàu vào hoặc rời bến...

6


1.3. Đối tƣợng phục vụ của cảng
1.3.1. Tàu biển
Cảng biển được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo
cho việc phục vụ các tàu biển một cách an tồn và hiệu quả. Kích cỡ của tàu đến
cảng là cơ sở cho việc xác định các thông số kỹ thuật của cảng như độ sâu luồng
lạch, chiều dài cầu tàu, độ sâu trước bến, kích cỡ của cần trục làm hàng cho tàu...
Ngoài ra, các tác nghiệp phục vụ tàu như xếp dỡ hàng hóa, hoa tiêu, lai dắt, cung
ứng... cần đáp ứng được yêu cầu về khai thác và hiệu quả kinh tế của tàu khi đưa
vào khai thác tại cảng.
Phần lớn thời gian khai thác của tàu dành cho việc tàu phải ghé các cảng để
giao nhận hàng hóa. Người khai thác tàu thường phải chịu các chi phí phát sinh do

kéo dài thời gian tàu nằm cảng mà nguyên nhân có thể kể ra gồm: tắc nghẽn cầu,
cảng thiếu phương tiện thiết bị, năng suất làm hàng thấp, chờ đợi thủ tục, con
nước… Ngồi ra, giá phí cảng biển cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu.
Từ đó, người khai thác tàu có thể quyết định khơng đưa tàu vào khai thác trên tuyến
đường đi qua cảng, nếu không sẽ phải tăng cước vận chuyển để bù đắp những chi
phí phát sinh. Tất cả những vấn đề trên đều hạn chế quan hệ kinh doanh giữa hãng
tàu và cảng.
1.3.2. Hàng hóa vận tải
Hàng hóa vận tải qua cảng sẽ được chuyển giao từ phương tiện vận chuyển
đường biển sang các phương tiện vận tải khác và ngược lại. Quá trình hàng hóa qua
cảng phải qua nhiều tác nghiệp, các khâu thủ tục khác nhau và thường bị gián đoạn
nên đã làm chậm q trình lưu thơng của hàng hóa.
Cơng tác phục vụ hàng hóa địi hỏi cảng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cảng phải có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp như kho, bãi, thiết bị để
tập kết và bảo quản hàng hóa;
- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận tải (từ tàu lên ô tô hay sa
lan; từ tàu lên kho, bãi; từ kho, bãi lên ô tô hay toa xe... và ngược lại) một cách
nhanh chóng, an tồn;
- Quy trình, thủ tục về giao nhận hàng hóa của cảng và của các cơ quan hữu
quan phải đơn giản, rõ ràng;
- Giải quyết nhanh chóng các vướng mắc phát sinh như mất mất, hư hỏng
hàng hóa, khiếu nại, bồi thường...
Q trình vận tải của hàng hóa q cảng ln có sự tham gia của người giao
nhận, là đại diện của người gửi hàng (nhà xuất khẩu) hay người nhận hàng (nhà
nhập khẩu). Nhiệm vụ của người giao nhận là phải cung cấp dịch vụ một cách
nhanh chóng, chu đáo với mức giá hợp lý. Họ phải giữ quan hệ quốc tế trong một
phạm vi rộng và kết hợp hài hòa các dịch vụ liên quan đến xếp dỡ, giao nhận và vận
7



chuyển hàng hóa. Các văn phịng giao nhận ở các cảng thường là chi nhánh của các
tổ chức tầm cỡ có lợi nhuận trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. Các tổ chức này
khai thác trực tiếp những tuyến đường vận chuyển thuận lợi nhất theo yêu cầu của
khách hàng. Cho nên cảng phải biết họ và lưu tâm tới họ trong mơi trường làm ăn
của mình, đặc biệt giá phí và chất lượng dịch vụ của cảng sẽ làm cơ sở để họ quyết
định tuyến vận chuyển hàng hóa có đi qua cảng hay khơng.
1.3.3. Phương tiện vận tải nội địa
Phương tiện vận tải nội địa đến cảng giao nhận hàng bao gồm các loại khác
nhau như ô tô, tàu hỏa hay sà lan. Mỗi loại phương tiện có yêu cầu cụ thể về điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật mà cảng cần đáp ứng. Đối với sà lan, cảng cần có các
bến chuyên dụng, khu neo đậu tập kết sà lan, các tác nghiệp hỗ trợ sà lan cập cầu,
rời cầu. Đối với các toa xe lửa, cảng phải có hệ thống đường sắt kết nối, khu nhà ga
hay khu vực tác nghiệp của đầu máy nhằm thiết lập các đoàn toa xe đưa vào tuyến
xếp dỡ. Đối với phương tiện vận tải là ô tô thì cảng phải bố trí khu vực bãi chờ xe,
trạm cân trọng tải... Bên cạnh đó cũng cần có thêm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho
phương tiện.
Ngoài ra, quy trình thủ tục tiếp nhận, xếp dỡ và giao nhận hàng hóa cho từng
loại phương tiện cũng khác nhau. Vì vậy, để giảm bớt thời gian phương tiện chờ đợi
ở cảng, giúp phương tiện quay vịng nhanh thì cảng cần giải quyết các khâu thủ tục
một cách nhanh chóng, đồng thời tăng năng suất xếp dỡ.
Phương tiện vận tải nội địa là đối tượng phục vụ thứ ba của cảng. Song khác
với tàu và hàng hóa, các doanh nghiệp vận tải nội địa là bên có lợi ích liên quan đơi
khi lại khơng có sự ràng buộc nào qua các hợp đồng kinh tế, khơng quan hệ gì nhiều
với cảng. Tuy vậy, cảng vẫn cần phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với người vận
chuyển trên đất liền bởi vì nếu khơng có sự tồn tại của hệ thống giao thông này (đặc
biệt là đường bộ vừa linh hoạt vừa tiện lợi) thì cảng cũng sẽ trở nên vô dụng.

1.4. Các cấu trúc cơ bản của bến cảng
1.4.1. Cầu cảng (Quay)
- Khái niệm: Cầu cảng tàu là bộ phận quan trọng nhất của một bến cảng, là

nơi dành cho tàu neo đậu làm hàng. Tổng chiều dài cầu cảng được xác định căn cứ
vào số lượng cầu tàu và chiều dài của một cầu tàu. Hay nói cách khác, tổng chiều
dài cầu cảng bằng số cầu tàu nhân với chiều dài của 1 cầu tàu. Ở một số cảng, cầu
cảng được xây dựng dọc theo chiều dài bờ sông, trong khi ở một số cảng khác cầu
cảng được thiết kế dạng "ke"hoặc theo hình xương cá (Hình 1.1).
- Các thông số kỹ thuật của cầu tàu
+ Chiều dài cầu tàu: Chiều dài cầu tàu được xác định căn cứ vào chiều dài
tàu và khoảng cách an toàn giữa 2 tàu đậu liền nhau, với nguyên tắc là tàu càng dài
thì khoảng cách giữa 2 tàu càng lớn. Như vậy, chiều dài cầu tàu sẽ bằng chiều dài
8


tàu cộng với khoảng cách an toàn giữa hai tàu. Thơng thường, khoảng cách giữa 2
tàu được tính bằng từ 10% đến 20% chiều dài của tàu. Đối với các bến cảng
container thiết kế theo hình gấp khúc, thì kích thước của cầu tàu có thể được xác
định như Hình (1.2).

Hình 1.1. Sơ đồ thiết kế cầu cảng theo dạng "ke"

Riêng đối với bến cho tàu Ro-Ro, trong trường hợp cầu dẫn của tàu vng
góc với cầu cảng, thì độ dài phần bến nhơ ra (ro-ro ramp) bằng 1,2 ÷ 1,5 chiều rộng
của tàu.

w
2B + 30m

w

 3,5B


2B + 35m

L2

L1

b
b = L1 + L2 + 60
B



B'

Ghi chú:
B - là chiều rộng của tàu lớn nhất (m)

Hình 1.2. Kích thƣớc của bến container [15]

9

 4B


Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật của một số bến container
Cảng

Chiều dài
cầu tàu
(m)


Độ sâu
trƣớc
bến (m)

Diện tích
khu cảng
(ha)

Khả năng
thơng qua
(triệu
TEU/năm)

Số cần
trục bờ
(chiếc)

Noordzee Terminal

1.125

14,5

79

2

8


MSC Home Terminal

2.140

16

141

4

21

Deurganck Terminal

1.680

16,5

80

1,3

8

Churchill Terminal

1.100

14


49

0,45

6

"Nguồn: từ tư liệu của PSA Group"
+ Độ sâu trước bến: Độ sâu nhỏ nhất của bến phải đảm bảo cho tàu khi đầy
tải đậu an toàn vào lúc thủy triều thấp. Như vậy, độ sâu nhỏ nhất của bến sẽ bằng
mớn nước lớn nhất của tàu cộng với khoảng cách dự trữ dưới đáy tàu. Thông
thường, khoảng cách này tối thiểu là 1m.
+ Chiều rộng cầu tàu: Trên cầu tàu cần lắp đặt các cần trục, thường chạy trên
ray, và chiều rộng cầu tàu phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của cần trục. Ở những
bến cảng container, để làm hàng cho tàu sức chở 4.000  6.000 TEU, các cần trục
bờ thường có khoảng cách giữa 2 đường ray chân của cần trục là 24 m, vì thế chiều
rộng cầu tàu cũng khá lớn.
1.4.2. Kho hàng
a) Chức năng của kho hàng
Trong vận tải biển, cảng là một đầu mối trung chuyển hàng hóa quan trọng
giữa tàu biển với các phương tiện vận chuyển nội địa. Vì vậy, cảng phải có đủ hệ
thống kho, bãi với trang thiết bị phù hợp để thực hiện việc lưu trữ, bảo quản, chuẩn
bị và chuyển giao hàng hóa đế tiếp tục q trình vận tải. Kho hàng ở cảng có các
chức năng sau:
- Lưu trữ và bảo quản hàng hóa: Chăm sóc giữ gìn hàng hóa trong kho, đảm
bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp.
- Gom hàng: khi một lơ hàng khơng đủ số lượng thì người gom hàng sẽ tập
hợp, sắp xếp hợp lý cho các lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng
cách vận chuyển trọn gói container. Khi hàng hóa được nhận từ nhiều nguồn hàng
nhỏ, kho đóng vai trị là điểm tập kết thành những lô hàng lớn như vậy sẽ có điểm
lợi thế về quy mơ vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển.

- Hỗ trợ q trình cung cấp các dịch vụ như đóng gói, dán nhãn, tái chế hàng
hóa... theo yêu cầu của khác hàng, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất
lượng, trạng thái góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.

10


- Giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu tư xây dựng kho bãi của riêng
mình, giảm bớt chi phí quản lý hàng hóa trong thời gian chờ hồn tất các thủ tục
thơng quan để tiếp tục q trình vận chuyển.
b) Phân loại kho
- Phân theo kết cấu, kho chia làm 3 loại:
+ Kho lộ thiên: bảo quản các loại hàng không sợ mưa nắng (than, cát, đá,
quặng…), những loại hàng giá trị kinh tế thấp.
+ Kho bán lộ thiên (bãi có mái che): bảo quản những loại hàng cần tránh
mưa nắng.
+ Kho kín: bảo quản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như bách hóa, lương
thực.
- Phân theo tính chất sử dụng, chia làm 2 loại:
+ Kho chuyên dụng: dùng bảo quản một loại hàng duy nhất như kho đông
lạnh bảo quản hàng tươi sống, kho xi-lô bảo quản hàng rời. Trong hầu hết các
trường hợp, kho chuyên dụng là một phần của bến chuyên dụng.
+ Kho tổng hợp: có thể bảo quản nhiều loại hàng hóa khác nhau (những hàng
khơng có tính chất lý hóa làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau).
+ Kho ngoại quan: Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được ngăn cách với
khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với
hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho
ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.
Tại các kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho có thể trực tiếp, ủy quyền cho
chủ kho hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ như gia cố, chia gói,

đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng
hàng hóa. Ngồi ra, tại đây cịn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa, chuyển hàng
hóa hai chiều giữa kho ngoại quan và cửa khẩu, giữa các kho ngoại quan với nhau
và làm các thủ tục xuất nhập hàng hóa.
- Phân theo thời gian bảo quản, chia làm 2 loại:
+ Kho chứa hàng tạm thời: dành cho những hàng hóa lưu trong thời gian
ngắn trong khi chờ phương tiện vận tải nội địa hoặc chờ để phân phối, chờ đưa vào
bảo quản dài hạn. Một số loại hàng đã loại trừ việc lưu kho ngắn hạn tại cảng bằng
việc chuyển tải trực tiếp từ tàu sang phương tiện vận tải nội địa (chuyển thẳng) để
đưa về bảo quản dài hạn tại khu vực ngoài cảng. Kho bảo quản ngắn hạn thường bố
trí ở tuyến tiền phương.
+ Kho bảo quản dài hạn: là kho đệm từ đó hàng hóa được tiêu thụ. Trong
một số trường hợp rất khó phân biệt giữa kho bảo quản ngắn hạn và kho bảo quản
dài hạn. Kho bảo quản dài hạn thường xây dựng ở tuyến hậu phương.

11


c) Yêu cầu cơ bản của kho
- Kiểu và dung lượng kho phải phù hợp với khối lượng và loại hàng hóa bảo
quản, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật để giữ gìn được tính chất của hàng hóa;
- Kho phải thuận tiện cho cơng tác cơ giới hóa xếp dỡ hàng hóa đến mức cao
nhất, phải có đủ các trang thiết bị để đảm bảo làm việc 24/24 giờ trong ngày, có
đường đi lại thuận tiện cho xe và thiết bị xếp dỡ, có đủ dụng cụ phịng chống cháy
nổ và an toàn lao động;
- Kho phải đảm bảo cho việc giao nhận hàng liên tục, đảm bảo yêu cầu rút
hàng của chủ hàng và thời gian đậu bến của các phương tiện vận tải thủy;
- Vị trí xây dựng kho phải hợp lý so với cầu tàu và các đường vận chuyển
hàng hóa trong cảng, chiều dài kho đối với các cảng tổng hợp thường trong khoảng
110-120m (để phù hợp với chiều dài cầu tàu trung bình từ 160-180m), chiều rộng

kho thường không nhỏ hơn 60m;
- Cố gắng hạn chế hệ thống cột để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động
tác chất xếp hàng hóa trong kho, phải đảm bảo độ thơng gió và chiếu sáng, sàn kho
phải được xây dựng chắc chắn, nhẵn, có đủ số lượng cửa cần thiết để phục vụ công
tác giao nhận hàng cho phương tiện;
- Khu vực văn phòng quản lý và điều hành hoạt động kho nên bố trí ở tầng
cao để tăng thêm diện tích sàn kho dùng để chứa hàng;
- Kho phải được thiết kế sao cho có khả năng mở rộng và thay đổi mục đích
khi cần.

1.5. Cảng cạn (cảng khô/cảng nội địa)
1.5.1. Định nghĩa về cảng cạn
Có nhiều thuật ngữ đang được sử dụng như: bến nội địa, cảng cạn, điểm
thông quan nội địa… (inland port, dry ports, inland clearance depot, inland
container depot... viết tắt là ICD).
Theo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của
cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu
đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu bằng đường biển.
Theo UNCTAD: Cảng cạn là một khu vực trong nội địa của một cảng biển
đầu mối thực hiện việc kiểm tra và thông quan hàng hố, do đó khơng cần các thủ
tục hải quan ở cảng biển.
Theo Uỷ ban Châu Âu: Cảng cạn là cơ sở vật chất sử dụng chung trong nội
địa theo cơ chế quản lý của cơ quan chức năng, được đầu tư các cơng trình và thiết
12


bị nhằm cung cấp các dịch vụ xếp dỡ và bảo quản bất cứ loại hàng hoá nào (gồm cả
hàng container) được vận chuyển bằng các phương thức vận tải dưới sự kiểm soát

của hải quan và làm các thủ tục hải quan cho việc sử dụng hàng hóa đó trong nước
hoặc tái xuất.
Theo Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Cảng cạn là
một khu vực độc lập trong nội địa kết nối với một hoặc nhiều phương thức vận tải
cho việc xếp dỡ, bảo quản, giám định hàng hoá trong thương mại quốc tế và thực
hiện các thủ tục hải quan.

Hình 1.3. Sơ đồ kết nối cảng biển và cảng cạn
Chú thích sơ đồ:
: cảng container đầu mối
: cảng biển vệ tinh
: cảng sơng
: ICD
: các điểm nhận/gửi hàng

tuyến chính
tuyến nhánh
đường sắt
đường bộ
đường thủy nội địa

Cảng cạn có thể ở một vị trí trong nội địa của một quốc gia có cảng hoặc nó
có thể ở những nước khơng có cảng biển nhưng nằm trong vùng hậu phương của
một hoặc nhiều cảng biển.
Gần đây, cảng cạn được định nghĩa là các cơ sở vật chất cho mục đích sử
dụng chung, được trang bị các cơng trình, thiết bị và cung cấp các dịch vụ để bốc
xếp và lưu trữ tạm thời bất kỳ loại hàng hoá nào (gồm cả hàng container) mà chúng
được chuyên chở bằng bất kỳ một phương thức vận tải nào, được đặt dưới sự kiểm
soát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác để thơng quan cho hàng hoá


13


×