Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 85 trang )











LUẬN VĂN:

Đảm bảo xuất khẩu bền vững
mặt hàng gạo của Việt Nam



























LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính tất yếu của đề tài
Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển
khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. Vì thế phát triển
bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc
gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực như kinh
tế, văn hóa, xã hội, môi trường Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định
hướng chiến lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều và
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như chúng ta vẫn nghe thấy các cụm từ như: phát
triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển môi trường bền vững… nhưng
phát triển bền vững ứng dụng cho xuất khẩu được nhắc đến chưa nhiều. Là một hoạt
động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung và
xuất khẩu nói riêng cũng phải phát triển bền vững. Xuất khẩu góp phần vào tăng
trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm,bảo vệ môi
trường; bên cạnh đó xuất khẩu còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuất khẩu
thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là cân bằng các yếu tố đó để đạt mục tiêu xuất
khẩu bền vững. Cụ thể đề tài này nghiên cứu một mặt hàng điển hình là gạo.
Việt Nam là nước xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, có

truyền thống trồng lúa từ lâu đời, lúa gạo là sản phẩm lương thực thiết yếu đối với
nước ta. Từ việc đảm bảo lương thực còn là một nỗi lo, Việt Nam đã vươn lên là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và duy trì vị trí đó trong nhiều năm gần đây.
Mặt hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của
Việt Nam. Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngành trồng lúa nước ta, song điều
đặt ra không chỉ là việc tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu gạo để duy trì vị trí số hai
hoặc có thể vượt Thái Lan về mặt số lượng trong trước mắt mà phải nghiên cứu làm
sao để việc xuất khẩu gạo phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng

trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất,
tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo
mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Chính vì lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo xuất khẩu bền
vững mặt hàng gạo của Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững để làm rõ nội dung,
bản chất của xuất khẩu bền vững và phân tích thực trạng xuất khẩu bền vững mặt
hàng gạo của Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm phát triển
xuất khẩu bền vững gạo trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
từ giai đoạn 1989 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, so sánh,
tổng hợp những tài liệu liên quan đến phát triển bền vững, xuất khẩu bền vững và
xuất khẩu gạo.

5. Kết cấu đề tài
Đề tài này gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt
Nam
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo
của Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm xuất khẩu bền vững mặt
hàng gạo của Việt Nam
.


Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
MẶT HÀNG GẠO
1.1. Lý luận về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “phát triển bền vững” hay “phát triển bền lâu” được xuất hiện vào
những năm 1970 của thế kỉ XX nhưng mãi cho đến đầu thập niên 80 “phát triển bền
vững” chính thức được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn Thế giới” do Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên Thế giới – IUCN , Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc - UPEP và Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế - WWF đề xuất với nội
dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động
đến môi trường sinh thái học”. Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng
rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát
triển Thế giới - WCED. Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở
thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải
pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai
đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và
Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng
đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002).
Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn
những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của

các thế hệ tương lai”. Đó là sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái
tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ
thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua
các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của
nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con
người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế
hệ; nó không chỉ là sự hòa giải mối quan hệ kinh tế và môi trường mà còn bao hàm

khía cạnh về chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Như vậy phát triển bền
vững là sự kết hợp hài hòa mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường.
Khi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là từ khi cách mạng công nghiệp ra
đời nó đã thay đổi bộ mặt thế giới, đóng góp những nguồn lực phát triển mới là kỹ
thuật và khoa học công nghệ, nó làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa con người,
xã hội và tự nhiên. Cùng với tốc độ của công nghiệp hóa, nền kinh tế phát triển, quá
trình đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng, mọi nhu cầu đều gia tăng… tất cả các yếu tố
đó làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhiều hơn, mức độ ảnh hưởng
cũng trầm trọng hơn. Và nếu như các quốc gia chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà
không chú ý đến mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì đó chỉ là sự phát
triển vội vã, không mang tính lâu dài, vì nếu trong tương lai khi mà môi trường đã
bị phá hủy, nguồn tài nguyên đã cạn kiệt thì sẽ không còn nguồn lực để phát triển
nữa. Chính vì thế các nước bây giờ đều đã quan tâm đến việc phải làm gì để phát
triển có tính bền vững, tức là sự phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
Năm 2002, Hội nghị thưởng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi. Trong hội nghị này, những nội dung
cơ bản của Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 được nhắc lại. Hội nghị
đã đưa ra được hai văn kiện quan trọng có tính toàn cầu là “Tuyên bố chính trị” và
“Kế hoạch thực hiện”. Trong các văn kiện này đã xác định ba trụ cột của phát triển
bền vững đó là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bề vững về môi trường

sinh thái.
Trong điều kiện hiện đại, ba yếu tố trên vẫn là mục tiêu cần đạt đến của phát
triển bền vững, và là ba nội dung hợp thành của phát triển bền vững. Điều đó có
nghĩa là mục tiêu phát triển hiện nay không chỉ là một nền kinh tế thị trường phát
triển mang tính toàn cầu với công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại mà còn phải quan
tâm đến vấn đề an sinh xã hội, sự phát triển của con người đồng thời chú ý tới việc
bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển bền vững giải quyết mâu thuẫn giữa phát

triển kinh tế - xã hội – môi trường. Như vậy chúng ta sẽ căn cứ vào ba nội dung này
để đánh giá sự phát triển bền vững. Người ta còn ví ba yếu tố trên như là ba chân
kiềng của phát triển bền vững vì thế mà không thể thiếu bất kì một yếu tố nào trong
mục tiêu cũng đánh giá sự phát triển bền vững
1.1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế là ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượng của
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người…,
còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về
mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển
văn minh xã hội thể hiện ở các tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ
lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các
thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội Về cơ bản khái niệm
phát triển kinh tế đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng trong tình hình hiện nay thế giới phải đối
mặt với nhiều vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh thì sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay cả thế giới phải được nâng cao lên một tầm
mới về cả chiều rộng và chiều sâu của sự phát triển.
Phát triển kinh tế bền vững hiểu ngắn gọn là phát triển kinh tế nhanh và an
toàn, tức là tăng trưởng liên tục, ổn định, cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và đồng thời
không gây tổn hại suy thoái môi trường sinh thái.

1.1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội
Xã hội bền vững là một xã hội có sự phát triển kinh tế, có công bằng xã hội,
phát triển con người, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng, chất lượng
môi trường sống được đảm bảo. Thông thường thì sự phát triển kinh tế kèm theo
nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, song nó lại có nhiều tác động
tiêu cực như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vì có thể những người giàu sẽ
giàu lên nhưng những người nghèo vẫn cứ nghèo. Trong nền kinh tế thị trường, tốc

độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gây ra sự phát triển mất cân đối trong dân cư.
Cùng với đó là nhiều tác động nảy sinh nhiều vẫn đề xã hội như: tệ nạn xã hội, dịch
bệnh, bạo loạn… Vì vậy phát triển bền vững xã hội là cân bằng lại sự phát triển
kinh tế.
Để đo sự phát triển bền vững của xã hội, tiêu chí cao nhất là chỉ số phát triển
con người HDI. Chỉ số phát triển con người gồm: thu nhập bình quân trên đầu
người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn
minh,…
1.1.2.3. Phát triển bền vững về môi trường
Tình hình kinh tế thị trường phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc
gia ngày càng sau rộng, quan hệ thương mại ngày càng mở rộng có tác động hai mặt
tới môi trường. Một mặt, thương mại phát triển các nước có nhiều cơ hội cũng như
nhu cầu sử dụng các sản phẩm tốt hơn thân thiện với môi trường hơn, trao đổi học
hỏi nhưng công nghệ hiện đại để đối phó, cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường.
Song mặt khác thương mại lại thúc đẩy các nước sản xuất nhiều hơn, như vậy sẽ
khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn nhất là các nước đang phát
triển, quá trình sản xuất còn thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước có
nền công nghiệp thải ra môi trường một lượng khổng lồ các chất thải độc hại. Và
còn rất nhiều tác động khác của hoạt động kinh tế và con người ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái.
Phát triển bền vững về môi trường sinh thái là khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống,

đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường là việc bảo đảm cho con người được sống trong môi trường sạch, trong lành
và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa con người, xã hội và tài
nguyên. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưng không làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu
của các thế hệ mai sau về tài nguyên môi trường.

Để tính được mức độ bền vững của môi trường, người ta có thể tính toán tài
nguyên đã được sử dụng và bảo vệ như thế nào, cụ thể như sau:
- Đo lường chất lượng các thành phần của môi trường như nước, không khí,
đất…. Qua đó có thể thấy chất lượng các thành phần này ở mức độ nào, còn
trong mức giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến con người cũng như sinh
vật sống khác hay không. Đây cũng chính là chỉ số để theo dõi mức độ ô
nhiễm của môi trường.
- Tính toán mức độ duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và
việc sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Tài
nguyên thiên nhiên có một số không thể tái tạo được (than, khoáng sản…)
hoặc có một số có thể tái tạo được (rừng) thì cũng cần một thời gian rất dài để
có thể khai thác và sử dụng. Vì thế để dảm bảo duy trì sử dụng chúng trong
một thời gian dài, tức là sử dụng trong hiện tại cần cân nhắc cho việc tiêu dùng
trong tương lai con người cần phải tính toán trong việc khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên. Việc này là một phần trong việc đảm bảo tính bền
vững của môi trường sinh thái.
- Ý thức bảo vệ môi trường của con người là một yếu tố quan trong trong việc
đảm bảo tính bền vững của môi trường. Nó thể hiện ở việc sử dụng tiết kiệm,
bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững
1.2.1. Khái niệm
Như trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền
vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này được ứng dụng để

xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về
phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng lý thuyết về xuất khẩu bền vững.
Khái niệm: Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao
và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần
tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

1.2.2. Nội dung của xuất khẩu bền vững
Từ khái niệm xuất khẩu bền vững được hiểu bao hàm hai nội dung:
- Duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng xuất khẩu
được nâng cao.
- Xuất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi
trường.
1.2.2.1. Xuất khẩu duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng
xuất khẩu được nâng cao
Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu.
Tăng trưởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm
theo sự tăng trưởng về số lượng là chất lượng của sự tăng trưởng. Sự tăng lên này
dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng
hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không
ngừng được nâng cao. Cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều
tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo giá trị gia
tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế
khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo
được. Tóm lại sự xuất khẩu bền vững phải dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều
sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế canh tranh do các yếu tố thể chế, chất lượng
lao động, công nghệ mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lượng tăng trưởng
xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu.
1.2.2.2. Xuất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi
trường
Xuất khẩu tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài là chưa đủ để đạt

được mục đích xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trưởng cần phải được hài hòa các
yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Vì vậy đây là yếu tố để khẳng định xuất khẩu có
bền vững hay không. Xuất khẩu ngoài việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng
dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đất nước trên trường quốc tế… Hoạt
động xuất khẩu cũng có rất nhiều tác động đến xã hội cũng như môi trường. Khi

xuất khẩu được mở rộng tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập, nâng
cao mức sống cho dân cư. Mặt khác nó lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn
xã hội, mất cân đối cơ cấu dân số giữa các vùng… Đối với môi trường sinh thái,
như chúng ta đã biết để xuất khẩu là phải khai thác rất nhiều tài nguyên thiên nhiên
sẵn có trong tự nhiên, đặc biệt là các nước đang phát triển hàng hóa còn thâm dụng
tài nguyên thiên nhiên. Việc đó dẫn đến một tình trạng là nếu khai thác bừa bãi
không có sự quản lý và tính toán sẽ dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như
lợi ích của thế hệ sau. Như vậy thì xuất khẩu không thể phát triển bền vững được.
Vậy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất
khẩu với các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường. Tuy nhiên đối
với từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà việc đảm bảo hài hòa giữa các
yếu tố là khác nhau. Một thực tế thường thấy là các quốc gia trong thời kì phát triển
hướng xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩu ưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến
xã hội và môi trường hơn. Nhưng đến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng
trưởng thì họ quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc
này họ muốn xuất khẩu phát triển bền vững.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững
Từ nội dung của xuất khẩu bền vững và ứng dụng lý thuyết của phát triển
bền vững, người ta cũng đưa ra ba tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bền vững, đó là
xuất khẩu bền vững về kinh tế, xuất khẩu bền vững về xã hội và xuất khẩu bền vững
về môi trường.
1.2.3.1. Bền vững về mặt kinh tế
Tính bền vững về kinh tế của xuất khẩu bền vững phải được thể hiện xuất khẩu

tăng trưởng ổn định và chất lượng xuất khẩu tăng.
- Quy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu, đây là tiêu chí
đánh giá sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động xuất khẩu, có thể được đo
bằng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước hoặc tỷ lệ phần trăm kim
ngạch xuất khẩu tăng lên năm sau so với năm trước.

- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm
hàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, có
cấu thị trường… Ngoài ra chất lượng hoạt động xuất khẩu cũng được thể hiện
qua chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu,
kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động xuất khẩu, hệ thống phân phối hàng
hóa…
Xuất khẩu bền vững về kinh tế thể hiện qua sự ảnh hưởng của xuất khẩu đến
tính ổn định của nền kinh tế:
- Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ
phần trăm của kim ngạch xuất khẩu trên GDP.
- Phản ánh mức độ an toàn về tài chính của một quốc gia qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ
nước ngoài trên giá trị xuất khẩu, đóng góp giá trị cuất khẩu vào dự trữ ngoại
tệ.
- Tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.
1.2.3.2. Bền vững về mặt xã hội
Mức độ bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu được đánh giá qua
những đóng góp của xuất khẩu đối với con người, xã hội về công ăn việc làm, thu
nhập, mức sống…
Thứ nhất, mức độ góp phần vào xóa đói giảm nghèo: Nói đến xóa đói giảm
nghèo đó là giảm tỷ lệ người thiếu ăn và nghèo khổ. Khi đã xuất khẩu hàng hóa tức
là một cách tương đối trong nước đã đủ tiêu dùng. Ngoài ra, xuất khẩu đóng góp
vào nguồn thu chính phủ để thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội dành cho người
nghèo, giảm gánh nặng nghèo đói cho bản họ.
Thứ hai, mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu: Khi mở rộng

xuất khẩu tức là quy mô sản xuất hàng hóa tăng, nhu cầu sử dụng thêm lao động
cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Với các nước đang phát
triển như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế về sử dụng nhiều lao

động (nông sản, chế biến, dệt may,…), chính vì thế mở rộng quy mô sản xuất là
tăng quy mô về lao động hạn chế thất nghiệp.
Thứ ba, cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân từ hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp trả lương cho lao động của họ, như
vậy thu nhập cao và ổn định thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Xét sâu sa hơn
hoạt động xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương cũng như cả
nước, sử dụng nguồn thu đó vào các việc như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các
dịch vụ xã hội… như vậy là đã góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho người
dân.
Thứ tư, mức độ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe con người của hoạt động
xuất khẩu: Đó là việc quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn cho người sử dụng cũng
như người lao động có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Việc này phần lớn là do
ý thức của doanh nghiệp, nhưng hiện nay người ta cũng áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế cho các mặt hàng xuất khẩu để việc bảo vệ sức khỏe cho con người mang
tính ràng buộc hơn. Để xuất khẩu các mặt hàng của mình, doanh nghiệp phải áp
dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (HACCP), bảo vệ an toàn
người lao động (SA 8000). Để đánh giá mức độ bền vững về xã hội cần tính tỷ
trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn này.
Thứ năm, một tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bề vững về mặt xã hội nữa là
việc đảm bảo công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, sự phân
chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu để tránh tình trạng thu nhập mất cân đối giữa các
tầng lớp tham gia. Hoạt động xuất khẩu trải qua rất nhiều khâu dưới sự tham gia của
nhiều đối tượng lao động : người sản xuất, doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp chế
biến, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu… tùy thuộc vào mỗi loại
hàng hóa và hình thức mua bán. Do trình độ lao động , trình độ quản lý mà lợi ích
mỗi thành phần này đạt được là khác nhau. Và thực tế hiện nay nhưng người sản

xuất là những người chịu thiệt thòi nhất, thu nhập được ít nhất. Xuất khẩu thực sự
bền vững là phải đảm bảo được sự cân đối hài hòa việc phân chia lợi ích này.
1.2.3.3. Bền vững về mặt môi trường

Đo tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu thông qua các chỉ
tiêu về môi trường sau:
Một là, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động xuất khẩu sinh ra: Con số
này có thể khó đưa ra chính xác vì xuất khẩu chỉ là một trong rât nhiều hoạt động
gây tác động đến môi trường nhưng người ta vẫn tính toán được. Con người có thể
tính toán rằng khi sản xuất ra một số lượng hàng hóa này để xuất khẩu nó thải ra
môi trường những chất gì ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí, các hệ
sinh thái như thế nào.
Hai là, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động
xuất khẩu: đó là sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. khi mở rộng xuất khẩu một số
lượng hàng hóa nào đó đã sử dụng bao nhiêu nguồn tài nguyên trong môi trường, vì
nguồn tài nguyên còn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tương lai.
Ba là, mức độ các doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc
tế: trong đó là việc áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường ISO 14000, tỷ
trọng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này cũng đánh giá được phần nào mức
độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động xuất khẩu.
Bốn là, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào hoạt động bảo vệ môi trường về
tài chính cũng như công nghệ. Hoạt động xuất khẩu đóng góp nguồn thu cho các
hoạt động kinh tế, xã hội, mức độ đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường thể
hiện sự quan tâm cũng như ý thức của con người đến bảo vệ môi trường.
Ngoài ra một yếu tố quan trọng đó là sự quản lý chính quyền các cấp quy định
đối với các hoạt động xuất khẩu giảm thiểu tối đa các tác động có hại cho môi
trường.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững
1.2.4.1. Các yếu tố quốc tế

Phát triển bền vững nói chung hay xuất khẩu bền vững nói riêng không chỉ là
vấn đền mang tính chất quốc gia mà mang tính toàn cầu phải được đặt trong tính

bền vững của cả thế giới. Vì thế yếu tố quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu
bền vững của một quốc gia.
a) Tự do hóa thương mại
 Tích cực
- Tự do hóa thương mại thúc đẩy hoạt động xuât khẩu của các nước, không chỉ
tăng trưởng xuất khẩu mà nâng cao chất lượng tăng truoenrg xuất khẩu do
chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy cạnh tranh
mạnh mẽ, cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp, tiếp cận công nghệ hiện đại
và trình độ quản lý cao, phân bổ nguồn lực hợp lý…
- Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua tắc động
đến yếu tố xã hội: giúp con người có cơ hội tiếp cận đến những sản phẩm chất
lượng cao, công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống nâng cao; tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo. Tự do hóa thương mại đặt ra
nhiều tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hóa về bảo vệ người tiêu dùng và người lao
động.
- Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua yếu tố
môi trường:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các hàng hóa thân thiện với
môi trường
 Tự do hóa thương mại thúc đẩy xuất khẩu giúp cải thiện thu nhập, khi
thu nhập tăng cao người tiêu dùng sẽ có nhu cầu và ý thức hơn về các
vấn đề về môi trường
 Trong tự do hóa thương mại có nhiều quy định về bảo vệ moio trường
đòi hởi các nước phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong
thương mại.
 Tiêu cực
- Tự do hóa thương mại thúc đẩy các nước, nhất là các nước đang phát triển

khai thác nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tự do hóa thương mại thúc đẩy sản xuất, tăng ô nhiễm môi trường, mặt khác
cũng tạo điều kiện ô nhiễm qua biên giới do việc nhập khẩu các chất phế thải,
công nghệ lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái khi sử dụng.
- Tự do hóa thương mại tác động nhiều đến yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội như
các tệ nạn xã hội, bất công bằng trong xã hội…
b) Các ràng buộc trách nhiệm mang tính toàn cầu
- Công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em của Liên hợp quốc về
việc quy định sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân trong việc sản xuất
hàng xuất khẩu.
- Các văn bản pháp lý quốc tế, các hợp đồng môi trường đa biên quy định trách
nhiệm các bên về vấn đề bảo vệ môi trường.
c) Các yếu tố khác: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng hoảng tài
chính….
Các yếu tố này không mang tính ràng buộc với các quốc gia nhưng nó vấn đề
toàn cầu ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của các nước không
ngoại trừ hoạt động xuất khẩu. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động xuất khẩu mà chúng cũng tác động đến ý chí chủ quan của chính phủ các
nước trong việc điều hành xây dựng các chiến lược xuất khẩu cho hợp lý.
1.2.4.2. Các yếu tố trong nước
a) Chính sách quản lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô
Xuất khẩu là một bộ phận trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia có mối
liên hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế khác, vì thế không thể nằm ngoài chính
sách quản lý của nhà nước, ví dụ như chính sách thuế, chính sách giá, chính sách tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách phát triển các ngành Xuất khẩu bền vững là sự
phát triển xuất khẩu về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, để xuất khẩu đạt phát
triển bền vững cần có chính sách quản lý phù hợp.
b) Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ


Một quốc gia để phát triển về mặt kinh tế nói chung cũng như trong lĩnh vực
xuất khẩu nói riêng cần có cơ sở hạ tầng. Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng và
khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu như: đường xá
giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, khoa học công
nghệ áp dụng trong sản xuất hiện đại đẩy mạnh tăng năng suất cũng như chất lượng
hàng hóa xuất khẩu… Cơ sở hạ tầng phát triển, công nghệ ngày càng tiên tiến đảm
bảo cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu phát triển lâu dài và ổn định, ít tác động có hại
cho con người và môi trường.

c) Nguồn lực tự nhiên và xã hội
Không thể nói rằng nguồn lực tự nhiên có yếu tố quyết định về sự phát triển
xuất khẩu của một quốc giá nhưng đó là yếu tố quan trọng đặc biệt là đối với nước
có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ
đảm bảo duy trì đầu vào sản xuất cho xuất khẩu đảm bảo cho xuất khẩu hàng hóa
được duy trì và tăng trưởng ổn định.
1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo
1.3.1. An ninh lương thực
An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực cho xã
hội để không ai bị đói; người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi
một cách tương đối so với mặt bằng xã hội.
Theo ghi nhận của Liên hợp quốc tình trạng thiếu ăn trên thế giới vẫn tiếp
tục gia tăng, và nặng nề thêm khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Hầu hết
các quốc gia ở khu vực Nam Á và cận sa mạc Sahara thuộc châu Phi đang phải đối
mặt với nguy cơ bị thiếu hụt lương thực ở mức độ "cao" hoặc "cực cao" dựa trên
những tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro về an ninh lương thực (FSRI) -được tính toán
trên cơ sở hàng chục biến số xác định khả năng cung cấp lương thực cho người dân
tại một nước. Trong khi đó, những nước có nguy cơ thấp nhất là Mỹ, Pháp, Canađa,
Đức và Cộng hòa Séc.
Theo báo cáo về đói nghèo của FAO năm 2009 thế giới có 1,02 tỷ người đói,
chủ yếu sống ở các nước đang phát triển, tăng gần 100 triệu người so với con số 963

triệu người năm 2008. Tỷ lệ người đói phân bố trên các khu vực được thể hiện dưới
biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009
64%
26%
5%
4%
1%
Châu Á và Thái Bình Dương
Châu Phi cận Sahara
Mỹ Latinh và Caribe
Cận Đông và Bắc Phi
Các nước phát triển

(Nguồn: www.iaahp.net – Báo cáo đói nghèo của FAO năm 2009)
Để bảo đảm an toàn lương thực, các nước cần phải gia tăng mức đầu tư vào
nông nghiệp, vốn có nguy cơ giảm sụt do khủng hoảng tài chính hiện nay. Theo các
nhà phân tích thì cần phải nhân sản lượng lương thực thế giới lên gấp đôi từ nay đến
năm 2050 để có thể nuôi một dân số sẽ lên đến 9 tỷ người.
Đối với Việt Nam, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, là nước xuất
khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng Việt Nam vẫn nằm trong điểm nóng về an ninh
lương thực của Châu Á. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong cả
giai đoạn 2001-2007, sản lượng lúa hàng năm của nước ta vẫn đạt gần 35 triệu tấn,
cao hơn 3,9 triệu tấn/năm so với giai đoạn 5 năm trước đó. Tính chung cả thời kỳ
2001 – 2007, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn gạo với kim ngạch
bình quân 1,1 tỷ USD/năm, tăng gần 14% về sản lượng và kim ngạch so với trước
đó, đặc biệt, trong 2 năm 2008-2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục
mới với 4,7 và 6 triệu tấn. Tuy nhiên, tình hình đói lương thực và tái nghèo vẫn xảy
ra ở các vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo và vùng thường xuyên bị thiên tai. Số

liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước hiện vẫn còn có 6,7% số hộ thiếu
lương thực; trong đó khu vực nông thôn là 8,7% hộ thuộc khu vực thiếu lương thực

và ngay ở thành thị con số này là 2,2%. Vì vậy, đảm bảo an ninh lương thực vẫn là
nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta.
Vấn đề an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam đang đứng trước những áp
lực của việc tăng dân số (dự báo năm 2020 đạt khoảng 100 triệu người và 110 – 120
triệu người sau năm 2030) và biến đổi khí hậu, trong khi Việt Nam lại là nước được
dự báo là nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nền của biến đổi khí hậu nhất
là trọng điểm trồng lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Theo nghiên cứu của các nhà
khoa học, nếu nước biển dâng thêm 1m thì sẽ có khoảng 12.300km
2
, tức 32% diện
tích của ĐBSCL, chìm trong nước, trong đó có gần 10.000km
2
đất sản xuất lúa và
nuôi trồng thủy sản. Năm 2009, đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp 80% sản
lượng lúa xuất khẩu, với số lượng đó đã nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế
giới.
Vì vậy để giải quyết được vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cần
phải có những biện pháp để phát triển bền vững ngành lúa gạo, vừa thu được lợi ích
trước mắt mà vẫn đảm bảo được lợi ích trong tương lai. Đặc biệt hơn với vị thế một
nước xuất khẩu gạo tiềm năng như Việt Nam thì xuất khẩu bền vững chính là mục
tiêu hướng tới của ngành lúa gạo.
1.3.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu gạo thu lại ngoại tệ góp phần vào thu nhập quốc gia.Xuất khẩu
gạo bền vững không chỉ đóng góp giá trị vào tăng trưởng GDP mà còn duy trì ổn
định và liên tục mức tăng này một phần tạo nên tính ổn định cho tăng trưởng kinh
tế. Đồng thời chất lượng tăng trưởng nhờ chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, sử
dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào… tạo điều kiện phát triển cho các ngành khác

giúp tăng trưởng kinh tế đồng bộ. Đối với Việt Nam gạo là nông sản chủ yếu và
xuất khẩu gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu
nông sản và tổng kim ngạch xuất khẩu. Hướng tới xuất khẩu bền vững mặt hàng
gạo là góp phần phát triển bền vững nền kinh tế.
1.3.3. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội

Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo góp phần xóa đói giảm nghèo nông thôn,
giúp duy trì công ăn việc làm cho người nông dân. Khi gạo xuất khẩu ngày càng
nhiều, chất lượng cao hơn, giá trị xuất khẩu tăng thì thu nhập của người nông dân
cũng tăng lên. Lợi ích của người nông dân được chú trọng hơn. Khi thu nhập tăng
lên, họ nhận thấy lợi ích từ việc trồng lúa sẽ toàn tâm với công việc của mình, giảm
thiểu hiện tượng chuyển ngành nghề, chuyển cây trồng, ngành sản xuất lúa ổn định
hơn. Đồng thời giảm hiện tượng nông dân bỏ đất lên thành thị kiếm sống, như vậy
sẽ tránh sự bất ổn của xã hội, mất cân đối cơ cấu dân số.
Xuất khẩu bền vững gạo góp phần duy trì ổn định nguồn thu cho các hoạt
động y tế, văn hóa xã hội nông thôn đảm bảo vấn đề an sinh xã hội của nông thôn,
nâng cao sức khỏe và đời sống xã hội cho người nông dân.
Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo giúp chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất
khẩu gạo theo hướng hiện đại, người lao động tham gia sản xuất đặc biệt là người
nông dân cũng được nâng cao trình độ và nhận thức hơn để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của sản xuất. Gạo xuất khẩu không chỉ hướng tới mục đích tăng năng suất
mà nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Như vậy xuất khẩu bền vững gạo sẽ hướng đến nhiều hơn lợi ích của con người, cả
người sản xuất và người tiêu dùng.
1.3.4. Góp phần bảo vệ môi trường
Xuất khẩu gạo dần làm cạn kiệt tài nguyên đất, những chất thải dư lượng
chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Xuất khẩu bền vững gạo hướng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hiện
đại hơn sử dụng kỹ thuật công nghệ ít làm tổn hại đến môi trường như công nghệ
sinh học, biến đổi gen, phân vô sinh…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định,
chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần tăng trưởng và
ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Đánh giá xuất khẩu bền vững theo 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường.
Về mỗi yếu tố có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau:
- Bền vững về mặt kinh tế đánh giá qua 3 chỉ tiêu: quy mô tăng trưởng xuất
khẩu, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào
tăng trưởng kinh tế.
- Bền vững về mặt xã hội đánh giá theo 5 chỉ tiêu: Mức độ xóa đói giảm nghèo,
mức độ tạo việc làm, mức độ cải thiện đời sống người dân, mức độ quan tâm
đến sức khỏe con người, đảm bảo công bằng lợi ích giữa các chủ thể của hoạt
động xuất khẩu.
- Bền vững về mặt môi trường đánh giá theo 4 chỉ tiêu: Mức độ ô nhiễm môi
trường, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mức độ tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, mức độ đóng góp vào bảo vệ môi
trường của hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo thể hiện qua 4 đóng
góp quan trọng nhất là: đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế, giải quyết việc làm ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua
Việt Nam có truyền thống trồng lúa lâu đời, lúa gạo là một lương thực quan
trọng và chủ yếu nhất đối với người dân Việt Nam, lúa gạo ngoài dùng làm lương
thực cho người, thức ăn vật nuôi còn để chế biến các sản phẩm khác…. Đặc biệt với
một nước dân số đông tới khoảng trên 86 triệu người thì việc tự sản xuất lúa là rất

quan trọng. Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa có hai vựa lúa
chính là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích sản xuất
lúa xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, gạo Việt Nam đã được
xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu.
2.1.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam
Việt Nam trồng lúa vào hai vụ ở ĐBSH và ba mùa ở ĐBSCL. Giai đoạn từ
năm 1979 đến năm 1989, diện tích và sản lượng lúa ổn định, nhưng kết quả đạt mức
thấp, với diện tích khoảng 5,4 - 5,8 triệu ha và sản lượng cao nhất đạt 18 triệu tấn.
Giai đoạn từ năm 1990 – 1999, diện tích và sản lượng lúa tăng trưởng mạnh. Diện
tích lúa tăng từ 6 triệu ha năm 1990 lên 7,66 triệu ha vào năm 1999, mức cao nhất
trong lịch sử lúa gạo Việt Nam. Năm 1998 là năm đầu tiên sản lượng lúa đạt trên 30
triệu tấn, cao hơn 70% so với mức 19 triệu tấn của năm 1990. Trong giai đoạn 2000
– 2008 diện tích trồng lúa có xu hướng giảm từ 7,67 triệu ha (năm 2000) xuống 7,4
triệu ha (năm 2008) nhưng sản lượng vẫn tăng đạt trong khoảng 32 – 38 triệu tấn.


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Năng suất
(tấn/ha)

2000
7666,3 32529,5 4,24
2001
7492,7 32108,4 4,29

2002
7504,3 34447,2 4,59
2003
7452,2 34568,8 4,64
2004
7445,3 36148,9 4,86
2005
7329,2 35832,9 4,89
2006
7324,8 35849,5 4,89
2007
7207,4 35942,7 4,99
2008
7399,6 38630 5,29
2009
7440,1 38900 5,23
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2008 và Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành
nông nghiệp và PTNT tháng 12 năm 2008 và 2009)
Trong đó năm 2008, ĐBSH có diện tích canh tác 1,15 triệu ha trong tổng đất
canh tác 4,1 triệu ha với năng suất đạt 5,88 tấn /ha; ĐBSCL với diện tích 3,86 triệu
ha đạt năng suất 5,36 tấn /ha.
Năm 2009, sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 166 nghìn tấn (tăng 0,4%)
so với năm 2008. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7440,1 nghìn ha, tăng 39,9
nghìn ha (tăng 0,5%) so năm 2008. Năng suất lúa cả năm đạt 52,3 tạ/ha, tương
đương mức năng suất năm 2008.
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì hiện nay Việt Nam
đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng gạo, chiếm 5 – 6 % tổng sản lượng gạo thế
giới.

Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo xay

xát, nghìn tấn)
STT

2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 (%)
Tổng SL thế giới 418.429

420.638

433.356

445.935

433.853

100,00

1
Trung Quốc
126.414

127.200

129.850

134.330

137.000

31,57


2
Ấn Độ
91.790

93.350

96.690

99.150

83.000

19,13

3
Indonesia
34.959

35.300

37.000

38.300

37.600

8,66

4
Bangladesh

28.758

29.000

28.800

31.000

30.000

6,91

5
Việt Nam
22.772

22.922

24.375

24.388

24.300

5,60

6
Thái Lan
18.200


18.250

19.300

19.600

20.500

4,72

7
Philippines
9.821

9.775

10.479

10.753

10.300

2,37

8
Burma
10.440

10.600


10.730

10.150

10.730

2,47

9
Brazil
7.874

7.695

8.199

8.591

8.160

1,88

10
Nhật Bản
8.257

7.786

7.930


8.029

7.620

1,75

11
Hoa Kỳ
7.105

6.267

6.344

6.515

6.979

1,60

12
Pakistan
5.547

5.450

5.700

6.300


6.000

1,38

(Nguồn: USDA, Grain: World Market and Trade, 2009)

×