Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Buổi thảo luận thứ hai môn luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỜNG

Mơn: PHÁP ḶT VỀ HỢP ĐỜNG
VÀ BỜI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỜNG
GVHD:

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM
STT

Họ và tên

MSSV

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: ................................................................................................................. 1
CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỜNG............................................... 1
Hướng giải quyết của Tịa án đối với vấn đề thứ nhất: .................................... 1
Hướng giải quyết của Tòa án đối với vấn đề thứ hai: ...................................... 1
Hướng giải quyết của Tòa án đối với vấn đề thứ ba: ....................................... 2
VẤN ĐỀ 2: ................................................................................................................. 4
SỰ ƯNG THUẬN TRONG Q TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỜNG .................. 4
2.1. Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về vai trò của im lặng
trong giao kết hợp đồng? ......................................................................................... 4
2.2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận hợp đồng chuyển


nhượng trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì sao?................................ 4
VẤN ĐỀ 3: ................................................................................................................. 7
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC .............. 7
3.1. Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS năm
2015 và BLDS năm 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu; ..................................7
3.2. Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu hợp đồng do đối tượng không thể
thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? ............................................... 8
3.3. Tồ án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng khơng thể thực
hiện được có thuyết phục khơng? Vì sao? ............................................................. 10
VẤN ĐỀ 4: ............................................................................................................... 11
XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN................ 11
4.1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?.................................................... 11
4.2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng?
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?.......................................... 12
4.3. Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu? ....................................................................................................................... 12
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu? ................................................................................................... 13


4.5. Vì sao Tịa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? ....................... 13
4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)? .............................................................................................................. 14
4.7. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn
tránh nghĩa vụ. ....................................................................................................... 15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015.
GIÁO TRÌNH
1. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương
2.
SÁCH
1. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án
số 26 - 28;
2. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 18
- 19;
3. Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt

hại

ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề
13;
4. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 97
- 100;
5. Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn
đề 13;
6. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.

Hồng


Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 86
-

88



89 – 92.
BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH TÒA ÁN
1. Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao;
2. Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP.
Thủ

Dầu

Một tỉnh Bình Dương;
3. Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa
án
nhân dân tối cao.


VẤN ĐỀ 1:
CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Hướng giải quyết của Tòa án đối với vấn đề thứ nhất:
“Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy
định của Điều 400 BLDS năm 2015.”

Tòa án đã xét rằng: “Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng”. Hướng giải quyết này là hợp lí, bởi vì D (bên được đề
nghị) không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
cho C (bên đề nghị). Và C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết của D. Như vậy, có thể xem là bên đề nghị chưa nhận được chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Tòa án căn cứ theo quy định của Điều 400 BLDS năm 2015 để đưa ra
hướng giải quyết trên là chưa hợp lí. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 400 BLDS
năm 2015 thì “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được
chấp nhận giao kết”. Các quy định còn lại của Điều 400 quy định về thời điểm
giao kết hợp đồng. Như vậy, theo Điều 400 chúng ta không thể xác nhận là
bên đề nghị đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay chưa.
Vì vậy, Tịa án xét rằng bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS năm 2015 là chưa chính
xác.
Hướng giải quyết của Tịa án đối với vấn đề thứ hai:
“Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của
Điều 394 BLDS năm 2015”.
Tòa án đã xét rằng: “Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp
lý theo quy định của Điều 394 BLDS năm 2015”. Hướng giải quyết này của
Tịa án là hợp lí. Bởi vì, Tháng 1/2018, A, B và C gửi cho D một đề nghị giao
kết hợp đồng nhưng đến tháng 1/2020 và tháng 2/2020, D mới gửi cho A và
B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình. Thời hạn trả lời là 2 năm,
và đây là một khoảng thời gian khá dài và khơng hợp lí. Bởi vì trong 2 năm


quyền lợi của bên đề nghị có thể bị ảnh hưởng nếu như không nhận được
chấp nhận trả lời của bên được đề nghị.
Ví dụ: A đề nghị bán cho B một cái điện thoại, thời hạn trả lời là 1 tuần.
Nhưng sau 1 tháng B mới chấp nhận đề nghị. Như vậy, trong khoảng thời

gian đó giá của chiếc điện thoại sẽ bị suy giảm, không bán được giá cao như
ban đầu nữa. Việc trả lời chậm của B đã làm thiệt hại đến A.
Ở vấn đề thứ hai này, bên đề nghị đã không nêu rõ thời hạn trả lời thì căn
cứ theo khoản 1 Điều 394 BLDS năm 2015 thì “Khi bên đề nghị khơng nêu rõ
thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện
trong một thời hạn hợp lý”.
Vì vậy, hướng giải quyết thứ hai của Tịa án “Chấp nhận chưa được thực
hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS năm 2015” là
hồn tồn hợp lí.
Hướng giải quyết của Tịa án đối với vấn đề thứ ba:
“Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới”.
Tòa án đã xét rằng: chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới. Hướng
giải quyết này của Tòa án là hợp lý. Theo khoản 1 Điều 394 BLDS năm 2015
chỉ quy định hướng giải quyết trường hợp trả lời chấp nhận khi đã hết thời
hiệu khi bên đề nghị có ấn định. Cịn đối với trường hợp bên đề nghị khơng
có ấn định thì khơng có quy định. Xét thấy quy định trên nhằm làm cho người
được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị trong thời hạn nhất định, tránh trường
hợp họ kéo dài thời gian để có lợi cho mình, thậm chí có thể gây thiệt hại cho
bên đề nghị. Luật quy định việc trả lời chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực trong
thời hạn mà bên đề nghị ấn định nhằm tạo sự tự do trong giao kết hợp đồng,
không làm cho quy định về việc trả lời chấp nhận đề nghị bị cứng nhắc. Như
vậy, chúng ta có thể áp dụng trường hợp trên để nghi nhận được trả lời khi
đã hết thời hạn thì chấp nhận được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời
khi bên đề nghị không ấn định thời hạn tương tự như khi bên đề nghị có ấn
định.


Vì vậy, hướng giải quyết trên của Tịa án về vấn đề thứ 3 “chấp nhận trên
của D là đề nghị giao kết mới” là rất phù hợp và thỏa đáng.



VẤN ĐỀ 2:
SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
2.1. Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về vai trò
của im lặng trong giao kết hợp đồng?
Vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng chỉ được quy định tại khoản 2
Điều 404 BLDS năm 2005: “Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao
kết khi hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”
Theo khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015: “Bên được đề nghị giao kết hợp
đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận hoặc
theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Ở hai điều luật trên ta thấy rõ về điểm mới của BLDS năm 2015 so với
BLDS năm 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng đó là:
+ BLDS năm 2005 đã ghi nhận vai trò của im lặng nhưng không nêu trong
phần chấp nhận giao kết hợp đồng mà trong phần xác định thời điểm hợp
đồng được giao kết và BLDS năm 2015 đã khắc phục nhược điểm này.
+ BLDS năm 2015 về im lặng trong giao kết hợp đồng có bổ sung thêm
quy định mới mà trước đó chưa tồn tại trong BLDS năm 2005. Theo BLDS
năm 2015 thì im lặng khơng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng
có ngoại lệ, khi theo thỏa thuận hay theo thói quen của các bên im lặng vẫn
là chấp nhận giao kết hợp đồng
2.2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng
chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục khơng? Vì
sao?
Việc Tịa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận hợp đồng chuyển
nhượng trong tình huống trên là chưa thực sự thuyết phục.
Bởi lẽ, khi áp dụng Án lệ để giải quyết, thì cần xét đến điều kiện là “Áp
dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình
tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” (khoản 2

Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân


dân tối cao). Như vậy, nếu so sánh giữa vụ việc trong Án lệ số 04/2016/AL
với vụ việc trong tình huống này, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt:
Thứ nhất, tình tiết trong Án lệ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng,
cịn tình tiết trong tình huống đề cho liên quan đến tài sản của hộ (tức bao
gồm tài sản chung của vợ chồng và cả của 5 người con).
Thứ hai, Án lệ số 04/2016/AL chỉ dừng lại ở việc giải quyết khi người còn
lại (vợ hoặc chồng) khơng ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhưng có đủ các
căn cứ được nêu ra ở Án lệ thì phải khẳng định rằng người đó đồng ý với
hợp đồng chuyển nhượng.
Nếu áp dụng Án lệ số 04/2016/AL đối với tình huống này thì hệ quả là:
+ Khẳng định được: Ông Bùi đồng ý với việc chuyển nhượng đất vì tình
huống có nêu rõ: bà Chu, ơng Bùi đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho
ơng Văn (tức đã có căn cứ để chứng minh ơng Bùi có biết và tham gia chuyển
nhượng đất). Năm 2004, ông Văn xây dựng chuồng trại trên đất chuyển
nhượng, các bên đã làm thủ tục chuyển nhượng, ông Văn đã được cấp giấy
chứng nhận và gia đình ơng khơng có ý kiến gì, tức có thể ngầm hiểu rằng,
ơng Bùi biết và khơng phản đối.
+ Tuy nhiên, lại không giải quyết được cho trường hợp các con bà Chu,
ơng Bùi u cầu Tịa án tun bố giao dịch chuyển nhượng vơ hiệu vì lý do
chưa có sự đồng ý của họ. Giả thiết rằng, trong 5 người con này, vào năm
2001 có người con chưa đủ tuổi nhận thức về việc chuyển nhượng đất giữa
cha mẹ họ và ông Văn và đến năm 2004 vẫn chưa đủ tuổi nhận thức về việc
ông Văn xây dựng chuồng trại và làm thủ tục chuyển nhượng thì cụm từ “gia
đình bà Chu, ơng Bùi khơng ai có ý kiến gì” cũng khơng đủ căn cứ để khẳng
định người con này đồng ý hay không đồng ý. “Nay”, vì đề bài khơng nêu rõ
thời gian, giả sử là năm 2018 người con này đã có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự mới yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng này là vơ hiệu

thì cũng chưa thể giải quyết được thỏa đáng.


Do đó, rõ ràng, Án lệ số 04 chưa giải quyết được triệt để vụ việc trong
tình huống đề cho nên nếu chỉ áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để cơng nhận
hợp đồng trong tình huống trên là khơng hồn toàn thuyết phục.


VẤN ĐỀ 3:
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC
3.1. Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa
BLDS năm 2015 và BLDS năm 2005 về chủ đề đang được nghiên
cứu;
Trong thực tế, chúng ta vẫn thường bắt gặp một số hợp đồng tuy đã ký
kết nhưng việc thực hiện lại không thể thực hiện được vì lý do bởi: “Hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được”. Đây là một trong những trường hợp
mà hợp đồng sẽ bị vô hiệu và để hồn chỉnh chế định này thì tại BLDS 2015
đã khắc phục một số hạn chế tồn tại tại BLDS 2005 nên đã có một số điểm
thay đổi, cụ thể:
Thứ nhất: khoản 1 Điều 408 BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “vì lý do khách
quan” trong khoản 1 Điều 411 BLDS năm 2005.
Khoản 1 Điều 411 BLDS năm 2005 quy định trường hợp hợp đồng vô
hiệu do không thể thực hiện được nhưng chỉ khoanh vùng ở trường hợp “vì
lý do khách quan” trong khi đó, thực tiễn vận dụng điều luật này cả cho trường
hợp không thể thực hiện vì lý do “chủ quan” như trường hợp các bên không
thỏa thuận về các mặt tiếp giáp của mảnh đất được chuyển nhượng (đối với
hợp đồng chuyển nhượng đất) hay đời máy cụ thể (đối với hợp đồng mua
bán máy móc, thiết bị) nên hợp đồng khơng thể thực hiện được.
Thực ra, việc khoanh vùng như hiện nay không thuyết phục vì nếu áp
dụng đúng luật thì khơng thể thực hiện được vì lí do chủ quan khơng làm cho

hợp đồng vô hiệu, nhưng nếu hợp đồng không vô hiệu thì hợp đồng cũng
khơng thể thực hiện được và trong trường hợp này vẫn khơng có câu trả lời
thuyết phục. Do đó, BLDS năm 2015 bỏ đi cụm từ “vì lý do khách quan” là
hoàn toàn thuyết phục.
Như vậy, lý do khách quan hay chủ quan không ảnh hưởng tới khả
năng vô hiệu của hợp đồng mà chỉ ảnh hưởng tới lỗi lầm phát sinh trách
nhiệm bồi thường.
Thứ hai: khoản 1 Điều 408 BLDS năm 2015 thay từ “kí kết” trong khoản
1 Điều 411 BLDS năm 2005 bằng “giao kết”.


Việc BLDS năm 2005 dùng từ “kí kết” hợp đồng và thuật ngữ này là
khơng có tính bao qt vì ký kết chỉ dùng cho hợp đồng văn bản có chữ ký
trong khi đó hợp đồng có thể được hình thành mà khơng có chữ ký (như hợp
đồng miệng, hợp đồng giao kết thơng qua im lặng…). Để có tính bao quát
hơn, BLDS năm 2015 đã dùng từ “giao kết”, và việc thay đổi này là hồn tồn
chính xác, khắc phục được khuyết điểm của BLDS năm 2005.
Thứ ba: khoản 3 Điều 408 BLDS năm 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp
lý” trong khoản 3 Điều 411 BLDS năm 2005 bằng “hiệu lực”.
Ta thấy rằng, hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là hợp đồng ko có hiệu
lực pháp lý - nhưng ngược lại: hợp đồng ko có hiệu lực pháp lý chưa chắc
đã phải là hợp đồng vô hiệu - mà có thể là hợp đồng chưa được ký kết, đã
ký kết nhưng bị đình chỉ hiệu lực, hoặc đã hết hiệu lực. Như vậy, dùng cụm
từ “hiệu lực” sẽ tạo sự khái quát, bao quát hơn so với việc dùm cụm từ “giá
trị pháp lý” vì “giá trị pháp lý” chỉ mang ý nghĩa luật định, còn “hiệu lực” cịn
có ý nghĩa trong việc thực thi.
3.2. Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu hợp đồng do đối tượng
không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
Cơ sở pháp lý: Điều 408 BLDS năm 2015
“1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể

thực hiện được thì hợp đồng này bị vơ hiệu.
2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về
việc hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được nhưng không thông
báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với
trường hợp có một hoặc nhiều phần đối tượng khơng thể thực hiện được
nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.”


Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 408 BLDS năm 2015, ngay từ
khi giao kết, nếu hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp
đồng đó sẽ bị vơ hiệu.
Một hợp đồng khơng có đối tượng hay đối tượng của hợp đồng đó khơng
có thực, khơng tồn tại; đối tượng của hợp đồng khơng có nghĩa vụ khả thi;
việc thực hiện không mang lại kết quả gì thì đồng nghĩa với việc khơng tồn
tại nghĩa vụ trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng sẽ bị vơ hiệu.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp có nhiều đối tượng và các đối tượng
này có thể thực hiện độc lập với nhau nhưng vì một lý do khách quan, trường
hợp bất khả kháng như thiên tai, quy định mới của nhà nước, điều cấm của
luật,…thì chỉ phần hợp đồng nào có đối tượng khơng thể thực hiện được vì
những lý do đó thì mới bị vơ hiệu. Các nội dung cịn lại của hợp đồng vẫn có
giá trị pháp lý.
Còn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 408, chúng ta sẽ phân
biệt, tách thành hai trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, trường hợp đối tượng của hợp đồng khơng thể thực hiện được
vì lý do khách quan, làm cho đối tượng không thể thực hiện được thì hợp
đồng bị vơ hiệu và các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa giao
kết hợp đồng.

Ví dụ, bên A bán nhà cho B và tiến hành giao kết hợp đồng mua bán nhà.
Tuy nhiên cả A bà B đều không biết về thông tin, cũng như nội dung quyết
định giải tỏa ngôi nhà để xây dựng cơng trình an ninh quốc phịng và cấm
chuyển dịch nhà do cơ quan có thẩm quyền đã ký tại thời điểm A, B giao kết
nhưng chưa cơng bố. Thì khi này, hợp đồng mua bán nhà trước đó của A và
B bị vô hiệu; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa giao kết
hợp đồng.
Thứ hai, trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện vì lý
do chủ quan. Nghĩa là vì một lý do chủ quan mà một bên làm cho đối tượng
khơng thể thực hiện được thì phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định.
Nếu một bên biết hoặc phải biết về hợp đồng có đối tượng khơng thể thực


hiện được; nhưng đã không thông báo mà để tiến hành giao kết như bình
thường, thì bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Trường hợp
các bên đều biết hoặc phải biết nhưng vẫn cố chấp giao kết, các bên đều có
lỗi thì khơng phải bồi thường.
Và một việc tất nhiên là nếu bên biết được đối tượng của hợp đồng không
thể thực hiện được nhưng vẫn cố ý gian dối, giấu giếm thông tin, thông tin
sai sự thật trong khi có nghĩa vụ phải cung cấp thơng tin; nhằm mục đích làm
bên kia bị nhầm lẫn nên đã giao kết hợp đồng trái ý chí thì hợp đồng có đối
tượng khơng thể thực hiện được này sẽ bị vơ hiệu vì bên có lỗi đã vi phạm
nghĩa vụ trong giao kết hợp đồng (Điều 386).
3.3. Tồ án tun bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu do đối tượng
khơng thể thực hiện được có thuyết phục khơng? Vì sao?
Tình huống: Ơng A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng.
Hợp đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng
ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài
sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Tịa án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế
chấp vô hiệu do đối tượng khơng thể thực hiện được.

Tịa án tun bố hợp đồng thế chấp kia vô hiệu do đối tượng không thể
thực hiện được là thuyết phục. Vì trên đất có căn nhà thuộc quyền sở hữu
của người khác (không thuộc tài sản thế chấp, mà theo khoản 1 Điều 408
BLDS năm 2015 thì “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng
khơng thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vơ hiệu. Và trong tình huống
này thì đối tượng không thể thực hiện được là căn nhà thuộc quyền sở hữu
của người khác.


VẤN ĐỀ 4:
XÁC LẬP HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN
* Đối với vụ việc thứ nhất
4.1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
Giả tạo trong xác lập giao dịch là việc thực hiện giao dịch mà trong đó
việc thể hiện ý chí ra bên ngồi khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện
của các bên tham gia giao dịch.
Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo:
Thứ nhất, giao dịch được xác lập để che giấu một giao dịch dân sự khác.
Ví dụ: A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của ngôi nhà
là 1.000.000.000 đồng. Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi
giá trị của ngơi nhà là 650.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ
sang tên. Như vậy, hợp đồng ghi giá trị ngôi nhà là 650.000.000 đồng bị coi
là hợp đồng giả tạo.
Thứ hai, giao dịch được xác lập nhưng không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng.
Ví dụ: A phạm tội tham nhũng bị phát hiện, để tẩu tán tài sản A thỏa
thuận với B ký hợp đồng giả bán ngôi nhà của A cho B để tránh bị kê biên tài
sản.
Trong cả hai trường hợp trên đều có đặc điểm chung là có sự thơng đồng,
nhất trí của cả hai bên tham gia giao dịch dân sự nhằm tạo ra sự nhận thức

sai lầm bên ngoài sự việc. Các giao dịch dân sự giả tạo đều bị coi là vô hiệu,
đối với ví dụ thứ nhất giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, trong giao dịch dân sự giả tạo, pháp luật một mặt quy định loại
hành vi này là vô hiệu đối với các bên, nhưng một mặt vẫn bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba khi người đó khơng biết việc thể hiện ý chí đích thực của
giao dịch giả tạo đó.
CSPL: Điều 129 BLDS năm 2015 – Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch bị che giấu vẫn có


hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật
này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vơ hiệu.”
4.2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao
kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Đoạn của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng
là: “Để đảm bảo cho việc vay mượn, hai bên thiết lập hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 23/11/2013... đây là giao dịch giả tạo che
dấu cho việc vay mượn…”, “Để đảm bảo cho việc vay mượn, hai bên lập hợp
đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đặt cọc
100.000.000 đồng…”
Các bên xác lập giao dịch giả tạo với mục đích: che giấu việc vay mượn
giữa bà Thúy và bà Trang. Áp dụng BLDS năm 2015 về lãi suất cho vay, số
tiền bà Trang phải trả cho bà Thúy đã vượt mức pháp luật cho phép và có
thể cấu thành tội cho vay nặng lãi, vì vậy hai bên phải xác lập giao dịch giả
tạo để che giấu.
4.3. Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu?
Khoản 1 Điều 124 BLDS năm 2015: “Khi các bên xác lập giao dịch dân

sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch
dân sự giả tạo vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp giao dịch đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật
khác có liên quan.”
Trích trong phần Xét thấy: “Đối chiếu với quy định trên trường hợp giữa
nguyên đơn với bà Trang thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bà Trang là vô hiệu do
giả tạo và giao dịch vay tài sản số tiền 100.000.000 đồng có hiệu lực” và “cả
hai bên đều có lỗi ngang nhau trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu”. Tòa án
tuyên hợp đồng giả tạo (HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất) vô hiệu, hợp
đồng bị che giấu (giao dịch vay tài sản với số tiền 100.000.000 đồng) có hiệu
lực.


Do vậy, theo Điều 131 BLDS năm 2015, các bên hồn trả cho nhau những
gì đã nhận và khơng phải bồi thường.
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả
tạo và hợp đồng bị che giấu?
Căn cứ theo Điều 124 và Điều 131 BLDS năm 2015 thì hướng giải quyết
của Tịa án là hợp lí. Vì:
+ Đối với hợp đồng giả tạo, Tịa án đã xác minh được hợp đồng giữa
nguyên đơn và bị đơn là giả tạo nhằm che giấu việc nguyên đơn cho bị đơn
vay 100.000.000 đồng, chính 2 bên cũng đã thừa nhận. Mà theo quy định tại
Điều124 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch dân sự nào khác thì giao dịch giả tạo sẽ vơ hiệu. Vì vậy, Tịa án
tun giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất này vô hiệu là hợp lí.
+ Giao dịch cho vay tiền giữa nguyên đơn và bị đơn là hợp lệ, tại bản tự
khai và trong q trình tố tụng tại Tịa án bị đơn (bà Trang) xác nhận mình
đã vay tiền của nguyên đơn (bà Thủy), số tiền 100.000.000 đồng. Để đảm
bảo quyền và lợi ích của các bên Tịa án đã tun bố hợp đồng giả tạo vô

hiệu và hợp đồng bị che giấu có hiệu lực. Các bên hồn trả cho nhau những
gì đã nhận và khơng phải bồi thường.
+ Khi tun bố giao dịch giả tạo vơ hiệu, Tịa án đã phán quyết các bên
có lỗi ngang nhau trong việc làm cho hợp đồng bị vô hiệu, do vậy họ sẽ hồn
trả cho nhau những gì đã nhận và khơng phải bồi thường. Như vậy, Tòa án
đã kết luận phù hợp với quy định tại Điều 131 BLDS năm 2015
* Đối với vụ việc thứ hai
4.5. Vì sao Tịa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ
chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với
bà Thu?
Tòa án cấp giám đốc thẩm xác định giao dịch giữa bà Anh với vợ chồng
ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu là thỏa
thuận chuyển nhượng không phù hợp với thực tế.
Rõ ràng là giá thực tế của nhà đất tại thời điểm đó là 5.6 tỷ đồng, nhưng
vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng lại thỏa thuận chuyển nhượng với


giá 680 triệu đồng. Giá thỏa thuận chuyển nhượng với giá thực tế của nhà
đất được chuyển nhượng chênh lệch quá đáng kể. Đồng thời, giao dịch
chuyển nhượng này trên thực tế chưa hồn tất thủ tục nhưng lại trình bày là
đã hồn tất và u cầu Tịa án cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng đất, nếu
Tịa án khơng chấp nhận thì vợ chồng ơng Vượng khơng có u cầu gì thêm
đối với vợ chồng bà Anh. Hợp đồng mua bán nhà đất đã có dấu hiệu thỏa
thuận ngầm nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối với bà
Thu.
Như vậy, Tòa án cấp giám đốc thẩm đã xác định rõ giao dịch chuyển
nhượng nhà đất giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng là giả tạo
nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu là hồn tồn có cơ sở, và
đúng với quy định pháp luật dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 124 BLDS năm 2015.

4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo
để trốn tránh nghĩa vụ)?
Việc Tòa án cấp giám đốc thẩm xác định hợp đồng giao chuyển nhượng
quyền sử dụng nhà đất của vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng là
hồn tồn có cơ sở, đúng với quy định của pháp luật dân sự.
Vợ chồng ông Vượng và vợ chồng bà Anh đã thực hiện giao dịch này là
giao dịch hoàn toàn tự nguyện nhưng đã cố ý bày tỏ ý chí khơng đúng với
mục đích thực của họ; có sự tự nguyện nhưng khơng thống nhất ý chí, thống
nhất bày tỏ ý chí. Cụ thể, giá cả giao dịch trong trường hợp này quá chênh
lệch so với thực tế, giao dịch 680 triệu đồng trong khi giá trị thực tế là 5,6 tỷ
đồng; và giao dịch này có dấu hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán
khoản vay cho nguyên đơn là bà Thu. Do đó, giao dịch này đã đủ căn cứ để
xác định là giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, được
quy định tại khoản 2 Điều 124 BLDS năm 2015; và bị Tịa án cấp giám đốc
thẩm tun vơ hiệu.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 124 BLDS năm 2015.


4.7. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao
dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
Căn cứ Điều 124 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả
tạo, giao dịch dân sự giữa vợ chồng bà Anh với ông Vượng là vô hiệu, và
đồng thời phong thời phong tỏa đất của vợ chồng bà Anh để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh với bà Thu.
Cơ sở pháp lý: Điều 124 BLDS 2015



×