Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hướng dẫn làm đề thi theo tinh thần đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.45 KB, 28 trang )

Phần 1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ BÀI THI VÀ KĨ NĂNG
LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN THPT
1. Những định hướng chung về bài thi môn Ngữ văn THPT
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, Ngữ văn là mơn học cơ bản, có
tính bắt buộc đối với q trình đào tạo. Mục đích của việc dạy mơn học này
chính là bồi đắp và tạo ra những con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và cả
sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân người học. Theo đó, cùng với đặc trưng cơ
bản của vòng tròn giáo dục, việc kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn chính là
hoạt động khơng thể thiếu trong quá trình giáo dục bậc THPT.
Bài thi mơn Ngữ văn được triển khai trong kì thi THPT quốc gia nhằm
mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh khi học tập môn học này. Tuy
nhiên, việc đánh giá năng lực nhận thức Ngữ văn của học sinh khi học môn
Ngữ văn, Bộ Giáo dục xác định kiểm tra những kiến thức sâu và rộng hơn, có
gắn với những thay đổi trong quan niệm giáo dục hiện đại, gắn với cách đánh
giá những năng lực đặc trưng cơ bản của môn Ngữ văn của thế giới. Cũng bởi
thế, trong vài năm gần đây, đề thi môn Ngữ văn được cấu trúc thành hai phần:
I. Đọc hiểu: đây là phần được thiết kế nhằm kiểm tra năng lực đọc và
tiếp nhận, thông hiểu nội dung của văn bản. Trong phần này, thí sinh dựa vào
một văn bản ngắn/ một trích đoạn của một văn bản và thực hiện tìm phương
án cho các câu hỏi có liên quan tới nội dung của ngữ liệu được chọn. Phần
này trong đề thi cũng là phần thể hiện nhiều sự kiểm định kiến thức tổng hợp
của học sinh (với Làm văn, với Tiếng Việt, với giáo dục công dân, lịch sử và
cả thực tiễn cuộc sống). Trong phần thi này, mức độ đánh giá năng lực học
sinh được tập trung ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng bậc thấp.
Các câu hỏi được thiết kế trong phần thi này cũng gắn với nhiều dạng câu hỏi
trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của thế giới (thi đọc hiểu theo
PISA).
II. Làm văn: Đây là phần được xác định là trọng tâm của đề thi, chiếm
70% kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh khi học và thể hiện trong bài làm
của các em. Phần này hướng tới mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản
của học sinh. Trong đó, khi đánh giá khả năng tạo lập văn bản, gắn với yêu


cầu đặt môn Ngữ văn vào thực tiễn cuộc sống nên phần thi này lại cấu thành
thành hai mảng:
Kiểm tra đánh giá năng lực sản sinh văn bản của học sinh khi trình bày
những vấn đề gắn liền với thực tế cuộc sống trong phần Nghị luận xã hội.
Phần này vừa là kiểm tra kiến thức, kĩ năng tạo lập một kiểu văn bản mà các
em được học trong suốt từ THCS tới THPT, vừa kiểm định những hiểu biết và
khả năng mở rộng của các em từ sách vở vào thực tế cuộc sống. Để việc đánh
giá kiến thức, kĩ năng được liên tục, gần đây, nội dung thi Nghị luận xã hội


thường gắn luôn với một câu, một quan niệm, một thái độ nào đó được bộc lộ
trong chính ngữ liệu được thể hiện ở phần thi Đọc hiểu.
Một nội dung chiếm nhiều quỹ điểm nhất trong bài thi môn Ngữ văn
chính là phần Nghị luận văn học (50% số điểm của bài thi). Để giảm bớt áp
lực thi cử cho học sinh; để có thể đánh giá được sát, chuẩn mức độ tiếp nhận
tri thức của các em, nội dung thi tập trung vào các văn bản được xác định là
trọng tâm của môn học này trong hai khối lớp 11 và 12, trong đó những kiến
thức được học ở lớp 12 sẽ được sử dụng đánh giá là chính. Mục đích của phần
thi Nghị luận văn học này hướng tới việc đánh giá khả năng nhận thức của
học sinh khi học các văn bản trong chương trình. Đồng thời với đó là việc
đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận và đánh giá tư duy của người học.
Việc đánh giá năng lực tư duy của học sinh được thể hiện qua việc xây dựng
dạng đề so sánh – tổng hợp. Dạng đề này đòi hỏi người học khơng chỉ nắm
được kiến thức mà nó cịn người thực hiện phải biết phân tích, so sánh, chứng
minh, tổng hợp, thể hiện thái độ của bản thân mình, liên hệ với cuộc sống hiện
tại, với bản thân... Q trình đó, học sinh thể hiện được năng lực tư duy của bản thân
mình. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian thi không nhiều (120 phút), học sinh
thực hiện tất cả các nhiệm vụ trên là khơng hề đơn giản. Theo đó, trong cuốn sách
này, chúng tôi muốn định hướng kĩ năng thực hiện dạng đề tổng hợp này để các em
biết điều chỉnh lượng thời gian và nắm được cách thức đánh giá bài thi này.

2. Cấu trúc đề thi và cách chấm đánh giá bài thi
Cấu trúc đề thi và cách chấm đánh giá bài thi
2.1. Cấu trúc đề thi
Đề thi mơn Ngữ Văn, kì thi THPT quốc gia tập trung thành hai mảng kiến
thức và kĩ năng cơ bản sau:


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Phần này cho ngữ liệu (phần nhiều là những
ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa), và đưa ra những câu hỏi nhằm yêu cầu
học sinh các yêu cầu để đánh giả khả năng đọc và hiểu văn bản. Hệ thống câu
hỏi cho phần này thường từ 03 đến 05 câu, chủ yếu ở các mức độ: nhận biết
(một số kiến thức về Văn, Tiếng Việt và Làm văn); thông hiểu (ý nghĩa của từ,
câu, đoạn, văn bản); vận dụng thấp (thể hiện thái độ của bản thân với một chi
tiết, một câu hay một quan điểm nào đó có trong văn bản).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm): phần này gồm hai nhiệm vụ tách biệt:
- Kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội. Phần này chiếm
2, 0 điểm .
- Kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. Phần này
chiếm 5,0 điểm .
2.2. Cách đánh giá bài thi
Theo đó, thang đánh giá cho mơn Ngữ văn được tường minh qua các
mức độ đánh giá như sau:
Phần I. Đọc hiểu: các loại văn bản được lựa chọn: văn bản văn học;
văn bản nhật dụng (các văn bản nghị luận xã hội, văn bản chính luận, văn bản
thuyết minh...). Như vậy, đối với phần này, thí sinh thực hiện không quá 06
câu hỏi ngắn. Thời gian thực hiện cho phần này khoảng 20 phút.
Các mức độ đánh giá:
* Nhận biết: chiếm 10% số lượng điểm, khoảng từ 01 - 02 câu hỏi, và
được đánh giá qua các phương diện:
- Nêu được những thơng tin chính/ khái qt về nội dung văn bản

- Chỉ ra được thể loại, phương thức biểu đạt, gọi tên được biện pháp tu từ, thể
loại,...
* Thông hiểu: cũng chiếm 10% số lượng điểm, khoảng từ 01 - 02 câu hỏi và
đánh giá thí sinh dựa vào:
- Giải thích ý nghĩa của một từ, một chi tiết, một câu hay nhan đề của văn bản;
- Hiểu ý nghĩa/tác dụng của chi tiết, biện pháp tu từ trong văn bản ...


- Hiểu và thể hiện được quan điểm về nội dung cơ bản của văn bản.
* Vận dụng: được đánh giá chủ yếu ở mức độ thấp, chiếm khoảng 10%
số lượng nội dung đánh giá và căn cứ đánh giá cho mức độ này là: giải quyết,
thể hiện thái độ của bản thân đối với một vấn đề hoặc tình huống trong văn
bản bằng cách gắn vấn đề đó vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn hiểu biết của
bản thân trên cơ sở những thông tin đã tiếp nhận được từ văn bản.
Theo các mức độ đó, tổng số câu cho phần đọc hiểu có thể dao động từ
3 – 5 câu, chiếm 30% tổng số điểm của toàn bài.
Phần II. Làm văn: được chia thành 02 yêu cầu cụ thể với các mức độ
đánh giá học sinh:
Đối với Nghị luận xã hội, có một yêu cầu thực hiện theo nội dung và
các mức độ đánh giá sau:
* Nhận biết: Nhận biết được vấn đề xã hội cần bàn luận thuộc hiện
tượng xã hội hay tư tưởng đạo lí. Mức độ này chiếm 2,5 % tỉ lệ kiến thức, kĩ
năng của câu tương ứng với mức đánh giá là 0,25 điểm.
* Thơng hiểu: Hiểu và giải thích được bản chất vấn đề cần bàn luận. Mức độ
này cũng chiếm 2,5 % tỉ lệ kiến thức, kĩ năng của câu tương ứng với mức đánh giá là
0,25 điểm.
* Vận dụng: Vận dụng hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để
viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống.
Mức độ này chiếm 15 % tỉ lệ kiến thức, kĩ năng của câu tương ứng với mức đánh
giá là 1,5 điểm.

* Đối với Nghị luận văn học: là bài chiếm phân nửa số điểm toàn bài. Nội

dung của phần này hướng tới mục đích là đánh giá khả năng vận dụng (tích hợp) kiến
thức, kĩ năng được học về đọc hiểu văn bản trong chương trình vào giải quyết các bài
làm văn theo những yêu cầu cụ thể, đồng thời đánh giá năng lực tư duy như phân
tích, chứng minh, lấy ví dụ, khái quát, tổng hợp và so sánh... của học sinh. Cũng vì
thế, với phần thi này, đề thi thường được thể hiện theo những dạng thức khác nhau.
Mức đánh giá cho phần thi này là:
* Nhận biết: nêu được những thơng tin về tác giả, tác phẩm, hồn cảnh
sáng tác, đề tài của các tác phẩm. Mức độ này chiếm 5 % tỉ lệ kiến thức, kĩ
năng của câu tương ứng với mức đánh giá là 0,5 điểm.
* Thông hiểu: Mức độ này cũng chiếm 5 % tỉ lệ kiến thức, kĩ năng của
câu tương ứng với mức đánh giá là 0,5 điểm và đánh giá ở các mức độ:
- Hiểu và giải thích được ý nghĩa tác phẩm/ chi tiết.


- Biết giải thích, đánh giá được sự tương đồng, khác biệt về nội dung,
hình tượng nghệ thuật, ý nghĩa chi tiết trong tác phẩm.
* Vận dụng: đánh giá ở 2 mức độ là vận dụng thấp và vận dụng cao,
trong đó đặc biệt chú trọng tới mức độ vận dụng bậc cao. Theo đó, tỉ trọng
điểm cho phần này là 40%, tương ứng với 4,0 điểm cho phần thi này. Căn cứ
đánh giá học sinh ở phần thi này là:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị
luận văn học về một trích đoạn, một tác phẩm, một vấn đề văn học...
Với nội dung đánh giá phần Làm văn, dù là nghị luận xã hội hay nghị
luận văn học, học sinh cần hướng tới các yêu cầu dưới đây:
1. Giới thiệu được nội dung vấn đề (giới thiệu được tác giả/ tác phẩm/
hoàn cảnh sáng tác của văn bản): 0,25 – 0,5 điểm.
2. Giải thích được vấn đề cần trình bày: 0,25 – 0,5 điểm.
3. Phân tích, chứng minh, bình luận vấn đề: 0,5 – 1,5 điểm

4. Bình luận, đánh giá vấn đề: : 0,5 – 1,5 điểm
5. Liên hệ bản thân/ bài học thực tế: 0,25 – 0,5 điểm.
6. Tổng hợp lại vấn đề: 0,25 – 0,5 điểm.
3. Một số kiến thức chung trong phần Đọc hiểu
Đọc hiểu là phần có nhiệm vụ kiểm tra năng lực tiếp nhận, lí giải thông tin và
hiểu được nội dung của một ngữ liệu cụ thể và trên cơ sở đó, thí sinh thể hiện được
khả năng nhận thức, thông hiểu và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng ở mức độ thấp của
bản thân mình. Việc đánh giá năng lực đọc hiểu của thí sinh được đánh giá theo các
phương diện sau:
Thứ nhất, thí sinh đọc và hiểu được những nội dung ngữ nghĩa của văn bản:
hiểu được nghĩa của từ ngữ và các tầng nghĩa của từ ngữ, cấu trúc câu, cấu trúc của
văn bản. Xác định được mục đích tạo văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
đó.
Thí sinh đọc, nhận biết và thông hiểu được các ý chính và chi tiết trong
văn bản (hiểu ý nghĩa của chi tiết; có thể giải thích nội dung ý nghĩa của chi
tiết; rút ra thông tin mới, nhận biết được ý chính; tóm tắt văn bản; đối chiếu
thơng tin; hiểu quan điểm tác giả biết đưa ra và lí giải nội dung của chi tiết,
của văn bản).
Thí sinh biết kết nối văn bản với kiến thức chung để suy luận và rút ra
thông tin từ văn bản. Từ những vấn đề được nêu trong ngữ liệu, thí sinh biết
lựa chọn, phản hồi và đánh giá về thông tin trong văn bản (xác nhận tính đúng


đắn, phù hợp của thông tin, quan điểm tác giả; rút ra bài học cho bản thân,
phân tích sự phù hợp của văn bản với các bối cảnh và các độc giả khác nhau).
Thí sinh biết vận dụng những kiến thức đã học trong môn Ngữ văn và
các môn học khác để giải quyết vấn đề: nêu được ý kiến, biện pháp giải quyết
một hoặc một số vấn đề trong những tình huống tương tự hoặc trong tình
huống khác với tình huống ở văn bản; giải thích lí do đề xuất ý kiến và biện
pháp của bản thân.

Trong quá trình đọc hiểu văn bản, thí sinh cần lưu ý tới một số kiến
thức cần nhận biết như sau:
3.1. Các phong cách ngôn ngữ
Việc nhận diện của các loại phong cách phải gắn liền với thể loại văn
bản, phạm vi sử dụng của các ngữ liệu được trích dẫn. Theo đó, khi xác định
phong cách ngôn ngữ trong những ngữ liệu, học sinh phải bám sát văn bản,
thể loại và phạm vi sử dụng của văn bản đó.
3.1.1. Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật: là phong cách ngôn ngữ được
sử dụng chủ yếu trong tác phẩm văn chương. Nó được thể hiện rõ qua các đặc
trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Là phong cách
ngơn ngữ dễ được nhận biết trong đề thi. Phong cách ngôn ngữ này được biểu
hiện qua các đặc trưng cơ bản là tạo nên hình tượng nghệ thuật, tạo tính đa
nghĩa trong tác phẩm, thể hiện, khơi gợi và truyền cảm xúc, thái độ, tình cảm
và tính riêng trong mỗi phong cách nghệ sĩ (tính cá thể hóa).
3.1.2. Phong cách ngơn ngữ chính luận: được sử dụng chủ yếu trong
những văn bản chính luận (bàn luận về chính trị, đời sống xã hội). Nó thường gắn
với những văn bản như: xã luận, bình luận thời sự, tun ngơn, hịch, cáo, chiếu biểu
thông cáo. Đây cũng là phong cách ngôn ngữ dễ được hỏi, nói được sử dụng trong
những ngữ liệu là những văn bản nghị luận về một vấn đề nào đó của đời sống xã
hội. Điểm nổi bật của phong cách ngơn ngữ này là nó thường sử dụng nhiều từ ngữ
chính trị, các câu thường là có kết cấu chuẩn mực, câu sau nối tiếp câu trước theo
mạch suy luận.
3.1.3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Lời ăn tiếng nói trong hoạt động
giao tiếp hàng ngày của con người. Trong ngữ liệu cụ thể, phong cách này
thường là lời đối thoại giữa các nhân vật (lời nói tái hiện) được người nghệ sĩ
tạo ra nhằm dụng ý riêng của bản thân. Biểu hiện cơ bản của phong cách ngôn
ngữ này là sử dụng nhiều từ ngữ tự nhiên, từ ngữ hơ gọi, tình thái từ, câu
rườm rà, câu tỉnh lược....
3.1.4. Phong cách ngơn ngữ báo chí: dùng chủ yếu trong văn bản báo
chí. Nếu được thể hiện, thường gắn với một số thể loại như: bản tin, phóng sự,

tiểu phẩm hài, xã luận, bình luận thời sự, thơng cáo báo chí... Khi chọn ngữ
liệu trong phần đọc hiểu là những văn bản báo chí, các ngữ liệu được chọn lựa


thường là những bản phóng sự, xã luận, bình luận thời sự... (vì những kiểu
văn bản này ít nhiều gắn với kiểu văn bản nghị luận xã hội).
3.1.5. Phong cách ngôn ngữ khoa học: dùng trong những văn bản khoa
học. Thường là những văn bản bàn về vấn đề nào đó thuộc khoa học (kiểu
ngữ liệu này ít được lựa chọn trong đề thi vì văn bản khoa học thường gắn với
những tri thức khoa học, và biên độ nhận thức về nó khá khái quát và rộng
lớn).
3.1.6. Phong cách ngơn ngữ hành chính cơng vụ: Dùng trong những
văn bản hành chính (kiểu ngữ liệu này cũng ít được lựa chọn trong đề thi do
đặc trưng thông tin được truyền tải trong kiểu văn bản này thường gắn với
những nguyện vọng, đề đạt hay nhu cầu phải giải quyết trong cuộc sống).
3.2. Các phương thức biểu đạt
Thí sinh cần nhớ tới 06 phương thức biểu đạt chính bao gồm: tự sự,
miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính cơng vụ. Học sinh
cần lưu ý một điều là: một văn bản bao giờ cũng gắn liền với một phương
thức biểu đạt chính. Bên cạnh đó, mỗi văn bản lại có thể có sự kết hợp giữa
phương thức biểu đạt chính với các yếu tố lập luận khác như tự sự và miêu tả,
thuyết minh và biểu cảm… nhằm làm nổi bật tính hấp dẫn cho văn bản. Việc
xác định phương thức biểu đạt phải gắn liền với nhiệm vụ xác định mục đích
của việc trình bày văn bản đó. Trong đề thi, thí sinh chú ý tới các phương thức
biểu đạt sau (sắp xếp theo trật tự thường được hỏi cho tới ít khi được hỏi
trong đề thi):
3.2.1. Phương thức tự sự: bản chất của phương thức này là thuật, kể lại
chuỗi các sự việc, sự kiện theo diễn biến nhất định) có quan hệ nhân quả dẫn
đến kết quả. Phương thức này có thể được thể hiện qua một số kiểu văn bản
như: bản tin, bản tường thuật lại một sự kiện, văn bản văn học (kể lại một kỉ

niệm, cuộc đời một nhân vật...).
3.2.2. Phương thức miêu tả: xuất hiện nhiều trong văn bản văn học (tự
sự, trữ tình...), một số văn bản nghị luận xã hội (về một hiện tượng đời sống),
văn bản thuyết minh (danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hóa, một dự án,
một sản phẩm...). Mục đích của phương thức này là tái hiện các tính chất,
thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người có thể hiểu hơn và như nhìn
thấy được chúng.
3.2.3. Phương thức biểu cảm: được thể hiện nhằm bày tỏ thái độ, tình
cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... Nó
được sử dụng nhiều trong văn bản văn học.
3.2.4. Phương thức nghị luận: được thực hiện nhằm bàn luận, trình bày
ý kiến đánhgiá, tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự
nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ để từ đó thuyết phục người tiếp


nhận. Được sử dụng trong một số thể loại văn bản là: văn bản nghị luận, văn
bản chính luận, xã luận, bình luận thời sự....
3.2.5. Phương thức thuyết minh: bản chất của phương thức biểu đạt
này là người viết trình bày thuộc tính, cấu tạo, ngun nhân, kết quả có ích
hoặc có hại nhằm giới thiệu, làm sáng tỏ về sự vật hiện tượng, để người đọc
có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. Phương thức biểu đạt này xuất
hiện trong những văn bản được viết nhằm thuyết minh sản phẩm; giới thiệu di
tích, thắng cảnh, danh nhân văn hóa...
3.3. Các thao tác lập luận
Trong một văn bản người viết thường kết hợp nhiều thao tác lập luận
với nhau nhằm tạo sự hấp dẫn cho nội dung bàn luận. Tuy nhiên, khi kết hợp
các thao tác lập luận thì vẫn bắt đầu từ một thao tác chính. Để học sinh dễ
nhận biết các thao tác lập luận trong văn bản, các em cần chú ý tới những thao
tác lập luận đã được học dưới đây:
3.3.1.Thao tác lập luận giải thích: là cách người viết vận dụng tri thức

để lý giải, nhằm giúp người tiếp nhận có thể hiểu vấn đề nghị luận một cách
rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
3.3.2. Thao tác lập luận chứng minh: bản chất của thao tác lập luận này
là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý
kiến để khẳng định tính đúng đắn, và từ đó thuyết phục người đọc người nghe
tin tưởng vào vấn đề.
3.3.3. Thao tác lập luận phân tích: là thao tác lập luận được người viết
sử dụng nhằm dẫn dắt người tiếp nhận hiểu hơn từng đặc điểm, từng biểu hiện
thông qua việc chia nhỏ đối tượng thành những phần khác nhau, qua đó có
cách nhìn chính xác, khách quan đối với của nội dung được bàn luận. Nhờ có
phân tích, người tạo lập thể hiện cách thức tiếp cận đối tượng, rút ra những
hiểu biết của bản thân và dẫn dắt người tiếp nhận đi đến các phán đoán, kết
luận khoa học, và nhận thức đúng nội dung nghị luận.
3.3.4. Thao tác lập luận so sánh: trong văn bản nghị luận, so sánh là
một thao tác lập luận được người tạo lập dùng để tìm ra sự giống nhau hoặc
khác nhau giữa các đối tượng, và qua sự so sánh ấy để dẫn dắt người tiếp
nhận đi đến một ý kiến, nhận định nào đấy đối với nội dung được bàn luận.
3.3.5. Thao tác lập luận bình luận: là thao tác lập luận giúp người viết,
thể hiện rõ tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình đối với bản thân nội dung
luận bàn thông qua lý lẽ, dẫn chứng cụ thể.
3.3.6. Thao tác lập luận bác bỏ: bản chất của thao tác lập luận này là
cách người viết tổ chức lập luận nhằm phủ nhận một ý kiến, một kết luận bằng cách
dùng lý lẽ, dẫn chứng để chỉ ra một cách rõ ràng, tường tận, thấu đáo những sự vô lý,


sai lầm của nó. Nó thực chất là cách người tạo lập thực hiện các động tác phủ định
nhằm thể hiện nhận thức, thái độ của bản thân đối với nội dung được nghị bàn.
3.4. Các biện pháp tu từ

Trong đề thi, học sinh nhiều khi cũng gặp câu hỏi yêu cầu về các biện

pháp tu từ hoặc viết một câu, một đoạn ngắn để phân tích hiệu quả của biện
pháp tu từ ấy. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong một số loại văn
bản như: văn bản văn học, văn bản chính luận, phóng sự, bút kí... Chính vì thế
các em phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện
pháp. Với yêu cầu kiến thức này, các em cần nhớ:
3.4.1. So sánh: thường được thể hiện qua cấu trúc so sánh (A như B; A
là B; A bằng B; A tựa như B...). Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm tạo
hình ảnh cho đối tượng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, tác động đến trí tưởng
tượng, gợi hình dung và cảm xúc. Ví dụ: theo cấu trúc: A như B.
Miệng cười như thể hoa ngâu
(Ca dao)
3.4.2. Nhân hóa: Làm cho đối tượng có hành động, đặc điểm, tính chất,
tâm trạng và có hồn gần với con người và từ đó, tạo sự mới lạ độc đáo, khiến
sự vật hiện ra sinh động, gần gũi. Chẳng hạn trong câu:
Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.
(Tơ Đơng Hải)
Mưa được nhân hóa, giống như trẻ thơ, có những đặc trưng của trẻ thơ
(làm nũng, khóc, cười).
3.4.3. Ẩn dụ tu từ: là biện pháp tu từ được thực hiện trên cơ sở liên tưởng
tương đồng, nói sự vật này nhưng lại hiểu và nghĩ tới sự vật khác. Nhờ cách diễn đạt
mang tính hàm súc, cơ đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Ví dụ, cách so sánh em bé - với mặt trời của mẹ tạo ra một cảm nhận về tình mẫu tử
thiêng liêng, sâu sắc của người mẹ Tây Nguyên:
Mặt trời của bắp thì nằm lưng đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
3.4.4. Hoán dụ tu từ: được thực hiện trên cơ sở liên tưởng tương cận, nói tới
sự vật này nhưng lại ngầm biểu thị tới những đối tượng, sự vật khác nhằm tạo sự
sinh động cho nội dung được thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.



Chẳng hạn, áo chàm trong câu thơ sau được dùng để biểu thị cho người dân
Việt Bắc:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay.
(Tố Hữu)
3.4.5. Biện pháp điệp tu từ: (gồm nhiều loại như: điệp từ/ điệpngữ/ điệp
cấu trúc). Được sử dụng với mục đích nhấn mạnh, làm nổi bật hoặc tạo điểm
ấn tượng cho đối tượng được thơng báo, từ đó tăng giá trị biểu cảm, tạo âm
hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ. Ví dụ:
Ai có súng, dùng súng. Ai có gươm, dùng gươm. Khơng có súng, gươm
thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. (lặp từ, lặp cấu trúc)
(Hồ Chí Minh)
3.4.6. Biện pháp nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ mà ở đó người
viết sử dụng các từ, ngữ, các câu có sắc thái ý nghĩa dung hịa, nhẹ nhàng
nhằm mục đích làm giảm nhẹ đi ý muốn thơng báo, đồng thời qua đó thể hiện
sự trân trọng đối với đối tượng được nói tới. Ví dụ:
Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
(Tố Hữu)
3.4.7. Biện pháp thậm xưng (ngoa dụ): là biện pháp tu từ có biểu hiện
ngược chiều so với nói giảm. Đó là biện pháp tu từ mà ở đó người viết sử
dụng các từ ngữ có sắc thái làm q nhằm tơ đậm, phóng đại về đối tượng.
3.4.8. Câu hỏi tu từ: là biện pháp tu từ mà ở đó người viết sử dụng hình thức
câu hỏi nhằm bộc lộ một suy nghĩ, tâm trạng hay gửi gắm một thơng điệp ngầm nào
đó của bản thân. Khi sử dụng câu hỏi tu từ, người viết chỉ nêu câu hỏi mà khơng cần
có câu trả lời như câu hỏi thơng thường. Ví dụ:
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
(Hàn Mặc Tử)
3.4.9. Đảo ngữ: là biện pháp tu từ mà ở đó người viết đảo trật tự của

các thành phần câu nhằm dụng ý nhấn mạnh vào một thông điệp nào đó. Phần
được đảo lên chính là phần được nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng. Ví dụ:
Rất đẹp hình anh, lúc nắng chiều.
(Tố Hữu)


3.4.10. Đối: là biện pháp sử dụng nhiều trong thơ, nhất là thơ trung đại. bản
chất của biện pháp này là người viết tạo ra sự đối lập giữa các từ, các câu nhằm tạo
sự cân đối, hài hòa, tạo nhịp điệu, nhấn mạnh ý, gợi hình ảnh sinh động, tạo
nhịp điệu cho lời nói, cho văn bản.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
3.4.11. Im lặng: là biện pháp tu từ mà ở đó người viết thực hiện sự im
lặng giữa những nội dung nhằm tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc.
Biện pháp này được sử dụng nhiều trong các văn bản văn xi với hình thức
là dùng dấu “...” ở giữa như hình thức ngắt, nghỉ trong khi nói.
3.4.12. Liệt kê: là biện pháp tu từ mà ở đó người viết sử dụng những từ
ngữ nhằm dụng ý kể, thuật hay nêu một loạt các sự vật, hiện tượng có liên
quan tới vấn đề được trình bày.
3.5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)
Một văn bản bao giờ cũng có sự thống nhất với nhau về mặt nội dung.
Và hình thức thể hiện sự liên kết đó chính là việc sử dụng các phép liên kết.
Theo đó, xác định các phép liên kết trong văn bản cũng có thể được hỏi, theo câu hỏi
ở phần nhận biết hoặc thông hiểu. Khi xác định các phép liên kết câu trong văn bản,
học sinh cần dựa vào đặc điểm và tác dụng của các phép liên kết theo sự khái quát
dưới đây:
3.5.1. Phép lặp từ ngữ: là phép liên kết mà ở đó người viết sử dụng lặp
đi lặp lại các từ ngữ trong nhiều câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được trình
bày trong đoạn, trong văn bản. Ví dụ:

Tre giữ làng. Tre giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
Các từ “tre, giữ”, được lặp lại nhằm nhấn mạnh giá trị của cây tre đối
với người dân Việt Nam.
3.5.2. Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa): là phép liên kết mà ở
đó người viết sử những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên
tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước để tạo hình ảnh hoặc cách diễn đạt sáng
tạo, tránh sự trùng lặp. Ví dụ:
Một chiếc mũ len đỏ nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ màu xanh nếu
chị đẻ con trai.
Các từ “sinh, đẻ” là các từ đồng nghĩa, được dùng để biểu thị một nội
dung thông tin về chuyện sinh nở của người phụ nữ.


3.5.3. Phép thế: Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng
những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có
tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa
chúng. Phép liên kết này thường được sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có
tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước Dùng phép thế khơng chỉ có
tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ
ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng. Chẳng hạn:
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó
thấy chị em Sơn đến để lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không
dám vồ vập.
(Thạch Lam)
3.5.4. Phép nối: là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan
hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan
hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ
câu trở lên) lại với nhau. Nó thường được sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu
thị quan hệ (nối kết)với câu trước nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu

trong văn bản hoặc nhấn mạnh nội dung thơng tin được đề cập trong đoạn
văn. Ví dụ:
Ơng có xe hơi, có nhà lầu, lại có cả trang trại ở nhà q nữa. Vậy thì
chính là người giàu đứt đi rồi.
(Nguyễn Công Hoan)
3.5.5. Phép tỉnh lược: là cách lược bỏ một số thành phần của câu sau để
làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn.
3.6. Các thể thơ
Các thể thơ thường được thực hiện theo những quy định cụ thể về số
lượng tiếng, về số câu, về cách ngắt nhịp. Theo chương trình Ngữ văn, các em
được trang bị những thể thơ cơ bản sau: lục bát, song thất lục bát, hát nói; ngũ
ngơn, thất ngôn; năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn
xi,… Dựa vào hình thức của văn bản được nêu trong phần đọc hiểu, dựa
vào đặc điểm của từng thể thơ để xác định được thể thơ cho văn bản.
3.7. Các kiểu câu
3.7.1. Câu phân loại theo mục đích nói


Là các kiểu câu được sử dụng nhằm thể hiện dụng ý của người nói khi
truyền đạt nội dung thơng tin nào đó tới người tiếp nhận. Với những kiến thức
được triển khai trong chương trình, khi gặp yêu cầu nhận biết câu phân loại
theo mục đích nói, học sinh cần chú ý tới những kiểu câu sau:
3.7.1.1. Câu kể (câu tường thuật, câu trần thuật, câu trình bày):
Là kiểu câu được người nói/ người viết sử dụng nhằm mục đích tả, kể
hoặc thuật lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định nào đó về sự vật, hiện
tượng. Ví dụ:
Lớp mình đang học Ngữ văn.
3.7.1.2. Câu nghi vấn (câu hỏi):
Là kiểu câu có nội dung hỏi nhằm yêu cầu người đối thoại giải đáp nội
dung đó trong câu trả lời. Nội dung hỏi bao gồm những sự vật, hành động

trạng thái... của sự vật, sự việc được nêu trong câu mà người nói cịn hồi
nghi (chưa biết hoặc chưa rõ). Đặc trưng cơ bản nhất của kiểu câu này là
người nói thường sử dụng từ nghi vấn (đại từ nghi vấn, phụ từ nghi vấn và trợ
từ nghi vấn) và dấu chấm hỏi.Các bạn học sinh cũng cần lưu ý là câu hỏi
trong phân theo mục đích nói thường kèm theo có câu trả lời, cịn câu hỏi tu
từ thì hỏi nhưng khơng cần câu trả lời. Ví dụ:
Bao giờ thì bạn mới tốt nghiệp?
3.7.1.3. Câu cảm thán:
Là kiểu câu được sử dụng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định
những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác
thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám
chỉ. Đặc trưng của kiểu câu này là: dùng những từ ngữ cảm thán, kết thúc
bằng dấu chấm than. Ví dụ:
Đẹp vơ cùng Tổ quốc ta ơi!
(Tố Hữu)
3.7.1.4. Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh):
Là kiểu câu được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe
thực hiện điều được nêu trong câu. Kiểu câu này thường được cấu tạo bởi các
phụ từ tạo ý mệnh lệnh (hãy, đừng, có mà, chớ, khơng được...) và cũng hay sử
dụng dấu chấm than ở cuối câu thể hiện ngữ điệu mạnh. Ví dụ:
Hãy đi ra ngồi ngay!
Các em cần lưu ý là muốn phân biệt các kiểu câu trên đặc biệt là những
câu có những đặc điểm hình thức giống nhau (câu cảm thán, câu cầu khiến),


chúng ta cần đọc nó và xác định ý nghĩa của nó trong đúng văn bản, trong mối
quan hệ với các câu trước và sau chúng.
3.7.2. Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
3.7.2.1. Câu đơn:
Là kiểu câu có một cụm chủ - vị nịng cốt. Ví dụ:

Xa xa, một đàn chim /đang sà xuống.
Tr. ngữ

CN

VN

Trên thực tế, câu đơn cịn có những biểu hiện khác như một chủ ngữ và
nhiều vị ngữ hoặc nhiều chủ ngữ và chỉ có một vị ngữ. Điều này là do dụng ý
của người viết trong những hoàn cảnh cụ thể. Muốn xác định câu, phải dựa
vào nội dung thông báo của câu để thực hiện. Ví dụ:
Ơng/ có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà q
nữa.
CN

VN1

VN2

VN3

VN4
(Nguyễn Cơng Hoan)

3.7.2.2. Câu phức:
Là kiểu câu chỉ có một cụm chủ vị nòng cốt, nhưng trong các thành
phần câu lại có thể bao chứa một cụm chủ - vị khác. Ví dụ:
Chiếc bàn này, chân / đã gẫy.
CN - VN
CN


VN

3.7.2.3. Câu ghép:
Là kiểu câu có từ hai kết cấu C – V nòng cốt trở lên, dùng để biểu thị
chuỗi thông tin theo một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Có hai kiểu câu ghép là
câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập (câu ghép chuỗi).
Câu ghép chính phụ thường có những cặp quan hệ từ chính phụ nối các
vế câu với nhau.Ví dụ:
Nếu trời / khơng mưa thì chúng tơi / sẽ đi chơi.
CN1

VN1

CN2

VN2

Câu ghép đẳng lập là chuỗi các câu đơn, thường nối tiếp nhau và có sự
ngăn cách bởi dấu phẩy. Ví dụ:


Nàng /vẫn ngước mắt lên cao, tay /đỡ lấy đầu, vai / khốc tấm da
cừu...
CN1

VN1

CN2


VN2

CN3

VN3

(Theo A. Đơ- đê)
Khi gặp những kiểu câu này, học sinh hoặc phân tích các thành phần câu, hoặc
xác định nội dung biểu thị trong câu để từ đó nêu rõ chúng thuộc kiểu câu nào.
4. Một số kiến thức chung trong phần Làm văn
Bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống, của xã hội và quay trở lại phục vụ
cuộc sống xã hội, văn nghị luận có vai trị to lớn đối với mỗi con người. Văn
nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) sử dụng lí luận, bao gồm
lí lẽ, dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để làm rõ một vấn đề nào đó,
qua đó thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo những ý kiến đó. Với tầm
quan trọng của văn nghị luận như vậy, chương trình Ngữ văn THPT cũng xác định
đây là kiểu văn bản quan trọng, được sử dụng để đánh giá năng lực tạo lập văn bản
của học sinh. Theo đó, phần Làm văn của bài thi THPT, nghị luận được phân thành
hai mảng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
4.1. Đối với phần thi nghị luận xã hội
Nói tới văn nghị luận xã hội là người ta nhắc tới một dạng của kiểu văn
bản nghị luận. Đó là dạng văn bản mà ở đó, người nói, người viết tập trung
bàn luận và làm sáng tỏ các vấn đề thuộc về đời sống xã hội, bao gồm những
vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân
số… Cũng vì thế, kiểu văn bản này thường bàn về những vấn đề xã hội - nhân
sinh như: một tư tưởng, đạo lí; một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực
hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề thiên nhiên, môi trường. Hiện nay,
dựa vào đối tượng xã hội được nghị luận, các nhà khoa học đã chia nó làm 2
dạng là nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời

sống.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là loại văn nghị luận xã hội mà ở đó,
người bàn luận sử dụng phương thức bàn bạc, lí giải, chứng minh, đánh giá
nhằm thể hiện suy nghĩ, bộc lộ quan điểm của mình về cuộc sống, về các
phạm trù đạo đức và qua đó giúp mỗi cá nhân có thái độ ứng xử đúng đắn với
chính bản thân mình và với mọi người trong xã hội. Còn nghị luận về một hiện
tượng đời sống là một dạng bài sử dụng phương thức lập luận để bàn định các vấn đề
về hiện tượng đời sống để cho người đọc (người nghe) hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu
để đồng tình hay phản đối trước những hiện tượng đó. Nói cách khác, nghị luận về
một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
Sự việc, hiện tượng đó có thể là đáng khen, đáng chê hay có vấn đề cần suy nghĩ.


Xét về cấu trúc, cũng giống như kết cấu của một bài văn nghị luận
thông thường, một bài văn nghị luận xã hội gồm ba phần: đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Cụ thể hơn khi tiến hành thực hiện lập luận
trong kiểu bài này, người viết cần đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Giải thích khái niệm các nội dung được luận bàn.
Bước 2: Phân tích, lí giải, chứng minh những khía cạnh của vấn đề
nhằm giúp cho người đọc hiểu và tin theo những điều được bàn luận.
Bước 3: Bình luận, đánh giá nhằm thể hiện thái độ, khơi gợi và tác
động tới hành động của người tiếp nhận.
Để thực hiện tốt các bước trên, khi tạo lập văn bản này, học sinh phải
đọc và hiểu được yêu cầu của đề bài. Trong đề, việc trích dẫn các câu nói,
những câu châm ngơn chỉ là cơ sở để yêu cầu HS bàn luận đến một vấn đề có
liên quan. Vì thế, khi biểu đạt nội dung nghị luận, việc dùng lí lẽ và dẫn
chứng ở dạng bài này phải gắn liền thực tế cuộc sống xung quanh để tác động
đến cả nhận thức và tình cảm của người tiếp nhận. Trong văn bản, ba phần
này phải có sự gắn bó với nhau về mặt ý nghĩa, đồng thời cũng phải có sự cân
đối, hài hịa về hình thức. Mở đoạn và kết đoạn phải ngắn gọn, súc tích. Với

nội dung của văn bản, học sinh phải nắm được các yêu cầu:
Mở đoạn: Cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề
bài) để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính
nào, tránh tình trạng mở đoạn dài nhưng khơng đúng chủ đề. Cần có phần dẫn
dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gị bó, gượng ép gây cảm
giác khó chịu cho người đọc. Phần mở đoạn sáng tạo tự nhiên sẽ dễ tạo được
ấn tượng đầu tiên đối với người tiếp nhận.
Phần thân đoạn: là phần chính của cả bài viết. Phần này có nhiệm vụ
giải quyết những vấn đề chính mà đề bài đặt ra. Phần này thường trả lời cho
các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Nó đúng hay sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó
diễn ra phổ biến như thế nào? Cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế
những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và như thế
nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản
trong việc triển khai nội dung cho một đoạn NLXH nói chung và đoạn văn nghị luận
về một hiện tượng đời sống nói riêng. Đồng thời, trong đoạn văn, người viết cần có
những luận chứng cụ thể để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục được
người đọc.
Phần kết đoạn : Trong văn bản, phần này tuy ngắn nhưng có vai trị vơ
cùng quan trọng vì nó khép lại cả vấn đề mà cả đoạn văn đang đề cập tới và
mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm cho người đọc có những liên
tưởng rõ hơn về quan điểm và thái độ của người viết.


Tuy nhiên, với dạng đề NLXH, phạm vi nghị luận khá rộng nên trong
thời gian gần đây, nội dung yêu cầu thực hiện trong phần thi này thường gắn
với những vấn đề mới xảy ra hoặc là những hiện tượng trong xã hội, trong
giới trẻ hoặc gắn với độ tuổi học sinh THPT. Hơn nữa, để thể hiện mạch tích
hợp giữa các kiến thức kĩ năng của môn học, hai năm gần đây, nội dung trong
đề NLXH thường là một ý nhỏ được trích ra trong ngữ liệu của phần thi đọc
hiểu. Ví dụ: đề thi năm 2018, gắn với bài thơ viết về tài nguyên, tiềm lực tự

nhiên của đất nước, đề thi NLXH cũng chọn vấn đề tương ứng với nội dung
đó. Hoặc trong năm 2019, đề thi mơn Ngữ văn, khi nói về sức mạnh của con
người trước thiên nhiên vô tận, yêu cầu cho phần NLXH chính là bàn về sức
mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Như vậy nội dung đề thi NLXH
vừa gắn với phần đọc hiểu, vừa là một nội dung nhỏ trong gắn với những vấn
đề đặt ra hoặc thường nghe thấy trong thực tế cuộc sống.
Với yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 từ, học sinh cần lưu ý: do dung
lượng viết ngắn nên các em chú ý tới cách trình bày bài. Đoạn văn có thể kết
cấu theo các cấu trúc như diễn dịch, quy nạp, móc xích hoặc tổng phân hợp
(lưu ý khi viết một đoạn văn khơng được xuống dịng). Mở đoạn, giới thiệu
trực tiếp vấn đề sẽ bàn luận, trình bày theo đúng hình thức 01 đoạn văn, dung
lượng khoảng 200 từ. Tuy nhiên, một trong những cách trình bày dễ và nhanh
cho các bạn thí sinh chính là làm theo lối tổng phân hợp: câu mở đầu là luận
điểm - vấn đề cần bàn luận. Tiếp đó là giải thích ý nghĩa của vấn đề rồi triển
khai phân tích, chứng minh, bình luận vấn đề. Kết đoạn: liên hệ bản thân và
chốt những nội dung đã bàn luận.
Dưới đây là một số dạng đề NLXH và cách thực hiện dạng đề này
Đề số 1: Cho đoạn ngữ liệu sau:
Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh
sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn
hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn mầu nhiệm, con tốt đỏ trong tay
cịn có thể phong Hậu; bạn có thời gian để hậu thuẫn và chân trời cịn gợi nhiều thơi
thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước lần trước sẽ làm cho bạn ngần
ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc
sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy lem luốc giống với bạn.
(Theo Kênh 14.vn)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ thể hiện quan niệm
của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã
hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn cơ hội để nó tỏa sáng và
thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

Gợi ý cách làm:


Mở đoạn: dẫn dắt để giới thiệu về tuổi trẻ và ý kiến được nêu trong
ngữ liệu về giá trị của tuổi trẻ. Có thể mở đoạn trực tiếp hoặc mượn câu
chuyện về cuộc đời một nhân vật để dẫn dắt tới ý kiến được nêu trong ngữ
liệu.
Thân đoạn: cần hướng tới các ý sau:
- Giải thích về tuổi trẻ, về việc so sánh tuổi trẻ với một tài sản, ánh
sáng, hạnh phúc => dẫn dắt về giá trị của tuổi trẻ.
- Phân tích vấn đề:
+ Biểu hiện của tuổi trẻ: mạnh khỏe, dám nghĩ dám làm, có hồi bão
=> có sức mạnh, động lực để phấn đấu.
+ Giá trị của tuổi trẻ:
* Là một tài sản: là thứ vốn quý, là vốn liếng riêng mà ai cũng có trong cuộc
đời, nó giúp con người có một nền tảng nhất định để vào đời một cách chắc chắn.
* Tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc: nó thể hiện đúng biểu
hiện của tuổi trẻ: sáng sủa, tươi mới, khỏe khoắn và ấm áp => chính là động lực, là
khí sắc để mỗi con người phấn đấu trong cuộc đời.
* Tuổi trẻ còn mang lại cho con người sức mạnh, mang lại ý chí và cả nghị lực
phấn đấu để vươn tới những thành công. (Minh chứng bằng một số nhân vật trên thế
giới).
Kết đoạn: liên hệ bản thân, nêu định hướng phấn đấu để tuổi trẻ của
bản thân trở thành hữu ích, để bản thân từng ngày, từng bước chạm tới thành
cơng, chạm tới những hồi bão của bản thân, và trở thành người hữu ích cho
xã hội.
Đề số 2: Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai
nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lịng
ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đơi vai của mình”.

(Trích Đời thừa - Nam
Cao)
Ý kiến của anh/ chị về quan điểm: Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người
khác trên đơi vai của mình? Bằng một đoạn văn 200 chữ.
Gợi ý cách làm:
Mở đoạn: giới thiệu ý kiến cần bàn luận “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ
người khác trên đơi vai của mình” theo các cách:


+ Cách 1: Nêu thẳng vấn đề cần bàn luận.
+ Cách 2: Mượn một câu chuyện có thật trong xã hội có liên quan tới
giúp đỡ người khác => dẫn dắt ý kiến cần bàn luận.
Thân đoạn: cần hướng tới các ý sau:
- Giải thích, chứng minh
+ Giải thích khái niệm kẻ mạnh, kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác, kẻ giúp
đỡ kẻ khác trên đơi vai của mình.
+ Giải thích tồn bộ vấn đề: học sinh cần làm rõ tại sao Nam Cao lại
quan niệm như thế. Từ đó thấy được ý nghĩa của câu nói đề cao chủ nghĩa
nhân đạo, nhân cách cao thượng, đức hi sinh, tình thương yêu giữa con người
với con người trong cuộc sống.
+ Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ
vấn đề (Dẫn chứng trong học tập trong cuộc sống cộng đồng, trong mối quan
hệ với quốc gia…).
- Bình luận
+ Trình bày ý kiến, quan niệm về câu nói của Nam Cao. Đó là triết lý
nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ. Cần nhận thấy hai mặt của vấn đề
phủ định “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn
lịng ích kỉ” và khẳng định “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đơi
vai của mình”.
+ Nêu một số biểu hiện trái với vấn đề cần bàn luận: Sống coi trọng vật

chất, dùng sức mạnh vật chất đề lấn lướt chân lý; Sống vụ lợi, tham vọng, tầm
thường; sống ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình…
Kết đoạn: Rèn luyện kiến thức, sức khỏe, nhân cách tốt, có tấm lịng nhân
ái, biết u thương, chia sẻ, cảm thơng, giúp đỡ người khác. Đó chính là cội
nguồn của sức mạnh.
Đề số 3: Cho đoạn ngữ liệu sau:
“Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa
giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa
hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia
đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh
cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà cịn
phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận”
trong cuộc đời này)


“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng
số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có
thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là
hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi
lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc
mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến
lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng
xin đừng quá chú trọng đến cái tơi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi
người để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất
thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết
cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống”, nguồn:
radiovietnam.vn)
Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của

mình về quan niệm sống được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu “Cuộc
sống này có q nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại
là tình yêu thương..”.
Gợi ý cách làm:
Mở đoạn: dẫn dắt để giới thiệu về tầm quan trọng của tình yêu thương
trong cuộc sống này. Có thể mở đoạn trực tiếp hoặc mượn câu chuyện về tình
yêu thương đem lại những điều tốt đẹp cho con người để dẫn dắt tới ý kiến
được nêu.
Thân đoạn : cần hướng tới các ý sau:
- Giải thích hai ý:
+ Ý thứ nhất: điều bất ngờ trong cuộc sống: những niềm vui, nỗi buồn,
những thành quả và cả những thất bại chợt đến đột ngột trong cuộc đời của
mỗi con người.
+ Ý thứ hai: thế nào là tình u thương: tình u thương chính là
những tình cảm cao đẹp, chân thành, là sự chia sẻ quan tâm mà con người có
thể mang lại cho nhau trong cuộc sống. => tình yêu thương là thứ vơ giá giúp
con người có thể vượt qua được những nỗi đau, những chuyện buồn trong
cuộc sống. Nó là điều mang lại sự ấm áp, sự hạnh phúc để con người sống
được hạnh phúc hơn.
- Phân tích ý kiến:
+ Tình yêu thương là điều quý giá, giúp con người được sống một cách
bình an nhất có thể. Tình u thương đó phải bắt nguồn từ sự chân thành, là


tình cảm, là những hành động tốt đẹp nhất mà con người có thể dành cho
nhau. Và chính những điều tưởng chừng là giản đơn ấy lại mang lại những giá
trị to lớn.
+ Tình yêu thương giúp con người sống được hạnh phúc nhất, thoải mái nhất
có thể.
+ Tình u thương là điểm tựa giúp con người có thể vượt qua được những

thử thách chông gai, giúp con người vững tin vào cuộc sống, giúp cho mỗi con người
được sống đúng, sống tốt, sống có tình người.
- Chứng minh ý kiến: có hai cách để chứng minh:
+ Cách 1: dùng câu chuyện ngắn về cuộc đời của một nhân vật nào đó để
minh chứng.
+ Cách 2: tìm những dẫn chứng trong cuộc sống để minh chứng ln cho từng
khía cạnh.
- Đưa ra những quan điểm sống thực tế, không tôn trọng tình yêu thương
trong xã hội hiện đại => và phản bác lại những quan điểm sống ích kỉ, thực dụng, làm
ảnh hưởng tới cuộc sống con người.
Kết đoạn: liên hệ bản thân, nêu quan điểm, suy nghĩ về tình yêu
thương trong xã hội hiện đại.
4.2. Đối với phần thi nghị luận văn học
Là phần thi có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức về các tác phẩm văn học
của học sinh trong chương trình THPT. Về cơ bản, những tác phẩm được chọn
đều là kiến thức trọng tâm của lớp 11 và lớp 12. Khi thực hiện phần thi này,
học sinh cần phải biết kết hợp kiến thức về văn bản nghị luận và kiến thức về
văn học để giải quyết yêu cầu thực hiện. Vì phần này chiếm số lượng điểm
khá cao nên việc thực hiện bài thi này cũng có những yêu cầu nhất định. Cụ
thể:
Phải thực hiện đúng hình thức của một bài văn theo cấu trúc 03 phần:
Mở bài, Thân bài và Kết luận. Các phần đều tập trung làm rõ những kiến thức
liên quan tới các văn bản trọng tâm của chương trình lớp 11, 12 (đặc biệt là
lớp 12) và những kĩ năng cơ bản của việc tạo lập văn bản.
Phải đảm bảo được việc kết hợp kiến thức văn học trong khuôn khổ
kiểu văn bản nghị luận. Thể hiện được khả năng: phân tích, chứng minh, bình
giá, tổng hợp, so sánh và khái quát vấn đề được yêu cầu bàn luận. Theo đó,
khi tiến hành thực hiện trong kiểu bài này, người viết cần đảm bảo các bước
sau:



Bước 1: Giới thiệu được những khái niệm cơ bản liên quan tới tác giả,
tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
Bước 2: Tập trung phân tích, lí giải, chứng minh những khía cạnh của
vấn đề nhằm giúp cho người đọc hiểu và tin theo những điều được bàn luận.
Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các văn bản như: chủ đề, đề tài, phong
cách sáng tác, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, hình tượng, giá trị nội dung của
các tác phẩm. Từ đó nhấn mạnh thơng điệp cuộc sống mà người nghệ sĩ gửi
gắm trong văn bản.
Bước 3: Bình luận, đánh giá nhằm thể hiện cảm nhận, khơi gợi và tác
động tới hành động của người tiếp nhận.
Bước 4: Tổng hợp, khái quát và đánh giá lại vấn đề được nêu trong yêu
cầu cảu đề bài. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đối với người tiếp nhận văn
bản và có thể có những đề xuất về nhận thức, thái độ và cảm xúc của bản thân
đối với vấn đề được bàn luận trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
Để thực hiện tốt các bước trên, khi tạo lập văn bản này, học sinh phải
đọc và hiểu được yêu cầu của đề bài. Trong đề, việc trích dẫn các câu nói,
những câu châm ngơn chỉ là cơ sở để yêu cầu HS bàn luận đến một vấn đề có
liên quan. Vì thế, khi biểu đạt nội dung nghị luận, việc dùng lí lẽ và dẫn
chứng ở dạng bài này phải gắn liền thực tế cuộc sống xung quanh để tác động
đến cả nhận thức và tình cảm của người tiếp nhận. Trong văn bản, ba phần
này phải có sự gắn bó với nhau về mặt ý nghĩa, đồng thời cũng phải có sự cân
đối, hài hịa về hình thức. Mở bài và kết bài phải ngắn gọn, súc tích. Với nội
dung của văn bản, HS phải nắm được các yêu cầu:
Phần mở bài: Cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung
đề bài) để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung
chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề. Một trong
những cách dễ ăn điểm nhất chính là giới thiệu trực tiếp về tác giả/ tác phẩm
của văn bản được nêu trong yêu cầu.
Phần thân bài là phần chính của cả bài viết. Phần này có nhiệm vụ giải

quyết những vấn đề chính mà đề bài đặt ra. Ở phần này, học sinh phải thực
hiện được các nhiệm vụ:
+ Nêu được khái quát nội dung của văn bản và dẫn dắt được vấn đề sẽ
thực hiện trong bài.
+ Phân tích, đánh giá chứng minh giá trị nội dung của vấn đề văn học
sẽ bàn luận (nội dung của văn bản/ hình tượng nhân vật/ ý nghĩa của chi tiết,
hình ảnh/ ý nghĩa của những thông điệp được gửi gắm trong văn bản). Khi
phân tích cần có dẫn chứng trong văn bản.


+ So sánh đối chiếu vấn đề (nội dung của văn bản/ hình tượng nhân vật/
ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh/ ý nghĩa của những thơng điệp được gửi gắm
trong văn bản) so với những những tác phẩm tương đồng khác để khẳng định
giá trị riêng của vấn đề văn học được bàn luận.
+ Tổng hợp, khái quát, khẳng định được ý nghĩa và giá trị của vấn đề
được yêu cầu bàn luận trong đề bài. Đồng thời, trong bài văn, người viết cần
có những luận chứng, bình giá, giải thích hoặc mở rộng vấn đề để bài viết
thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục được người đọc.
Phần kết bài: Trong văn bản, phần này tuy ngắn nhưng có vai trị vơ
cùng quan trọng vì nó khép lại cả vấn đề mà cả bài viết đang đề cập tới và mở
rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm cho người đọc có thể hiểu và tán
đồng với suy nghĩ của người viết.
Như vậy, với đề bài nghị luận văn học, yêu cầu đầu tiên, bắt buộc chính
là nắm được nội dung của văn bản. Nhớ được những chi tiết được coi là cốt
lõi, là nhãn quan của văn bản. Bên cạnh đó, học sinh cần có một số tri thức cơ
bản về lí luận văn học như: hình tượng nghệ thuật, chi tiết, điểm nhìn, khơng
gian nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, phong cách nhà văn, các thể loại văn
học... Đó chính là những tiền đề có định hướng cho việc triển khai nội dung
nghị luận văn học.
5. Một số kĩ năng cơ bản cần thực hiện khi làm bài thi môn Ngữ văn

THPT
Khi làm bài thi môn Ngữ văn, học sinh phải đảm bảo đúng các yêu cầu
về hai kĩ năng cơ bản là kĩ năng tiếp nhận văn bản (tương ứng với phần đọc
hiểu) và kĩ năng tạo lập văn bản (tương ứng với phần Làm văn). Tuy nhiên, để
có thể làm bài một cách chính xác về cả kiến thức và thời gian làm bài, học sinh cần
có kĩ năng thực hiện bài làm. Các kĩ năng học sinh nên thực hiện trong giờ thi là:
5.1. Nhận đề thi và đọc đề thi: (thực hiện trong khoảng 05 phút)
+ Nhận đề và thực hiện đầy đủ những u cầu về thơng tin thí sinh trong đề
thi.
+ Đọc lướt đề một lượt để định hình cấu trúc đề.
+ Đọc kĩ đề, gạch chân dưới những yêu cầu phải trả lời trong câu hỏi ở phần
đọc hiểu. Ví dụ cho một đoạn ngữ liệu và các câu hỏi sau, thí sinh cần gạch chân
được các từ khóa:
1. Ngữ liệu trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?


2. Giải thích ý nghĩa của các từ ... trong ngữ liệu trên?
3. Ý kiến của em về nhận định trong câu...?
+ Đối với phần Làm văn, thí sinh đọc đề để xác định yêu cầu và nội
dung cần thực hiện. Với phần nghị luận xã hội cần xác định rõ nó thuộc nghị
luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống để định hướng yêu
cầu thực và dự kiến cách chọn dẫn chứng khi viết bài.
Thí sinh cũng cần ghi ra nháp những ý nghĩ của mình về yêu cầu của
đề, đặc biệt là nghị luận văn học và nghị luận xã hội để tránh bị quên hay sót
ý khi viết.
5.2. Thực hiện yêu cầu trả lời trong phần thi Đọc hiểu: (thực hiện
trong khoảng 15 phút)
- Đọc nội dung của ngữ liệu
- Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, có gắn với nội dung câu hỏi đã
gạch chân.

- Trả lời câu hỏi.
- Đọc nhanh và kiểm tra lại các câu trả lời.
5.3. Thực hiện yêu cầu của phần Nghị luận xã hội: (thực hiện trong khoảng
25 phút)
- Gạch những ý dự định trình bày theo yêu cầu của đề bài
- Viết bài: cần đảm bảo các ý cơ bản như sau:
+ Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận sẽ trình bày trong bài một cách ngắn
gọn.
+ Thân đoạn: cần chú ý thực hiện theo trình tự sau:
. Giải thích ý nghĩa của vấn đề.
. Phân tích, chứng minh các phương diện của vấn đề, có dẫn chứng kèm theo
minh.
. Liên hệ bản thân


+ Kết đoạn: chốt lại ý nghĩa, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bàn
luận.
5.4. Thực hiện yêu cầu của phần Nghị luận văn học (thực hiện trong
khoảng 75 phút)
Cách thực hiện bài viết giống như phần nghị luận xã hội nhưng dung
lượng dài hơn. Trong đó, ở bài nghị luận văn học, thí sinh cần chú ý tới các
nội dung kiến thức sau:
+ Mở bài: giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, chi tiết
hoặc hình tượng nhân vật cần bàn luận trong bài viết.
Nếu đề bài yêu cầu so sánh đối chiếu hai hình tượng, hoặc hai chi tiết ở
các chủ đề khác nhau thì nên bắt đầu từ điểm chung của hai tác phẩm để dẫn
dắt vào vấn đề.
+ Thân bài: cần chú ý thực hiện theo trình tự sau:
. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận, dẫn giải tới vấn đề đó bằng cách nêu
khái lược nội dung tác phẩm.

. Phân tích các phương diện của vấn đề, có dẫn chứng kèm theo minh
chứng cụ thể. Nếu là chi tiết trong tác phẩm thì thí sinh cần phải phân tích ý
nghĩa của chi tiết đó, cịn nếu là hình tượng nhân vật thì thí sinh cần phân tích
được những đặc trưng cơ bản của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hồn cảnh,
số phận...).
. Bình giá ý nghĩa/ giá trị của vấn đề được bàn luận.
. Mở rộng vấn đề với những tác phẩm, chi tiết hoặc hình tượng nhân vật
có điểm tương đồng để từ đó nhấn mạnh giá trị riêng của đối tượng được bàn
luận trong đề.
+ Kết luận: chốt lại ý nghĩa, khẳng định giá trị của đối tượng được bàn
luận trong bài viết.
6. Một số gợi dẫn về cách thực hiện những câu hỏi dễ nhầm lẫn trong
kiến thức ở phần Đọc hiểu văn bản
Trong quá trình thực hiện bài thi Đọc hiểu, có một số câu hỏi mà thí sinh
thường dễ nhầm lần hoặc trả lời khơng đúng với đặc trưng kiến thức. Vì thế các em


×