Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.65 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Phan Trung Nghĩa
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI
TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp
Long Xuyên 06/2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC
CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI
TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Phan trung nghĩa
Lớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030195
Người hướng dẫn: Đoàn Hoài Nhân
Long Xuyên 06/2007
ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……


i


****
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học An
Giang, các thầy chủ nhiệm khoa và Hội đồng khoa học khoa KT- QTKD,
Thư viện Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn
thành luận văn này.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sự nhiệt tình nâng đỡ của
thầy chủ nhiệm: Nguyễn Minh Châu. Thầy đã dìu dắt, nâng đỡ, hỗ trợ
chúng em suốt những thời gian thầy chủ nhiệm lớp DH4KN2, giúp em có
thể hoàn thành tốt chương trình đào tạo của ngành học.
Đồng thời, em chân thành biết ơn: Sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên
Minh hợp tác xã An Giang, Chi Cục hợp tác xã An Giang, Phòng Nông
Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn. Những thông tin, ý kiến
đóng góp chân tình, quý báu của cán bộ các quý cơ quan. Những ý kiến
ấy đã giúp cho em có thêm nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Đoàn Hoài Nhân.
Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.g

i
Tóm Lượt
Đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm khảo sát nhận thức của người nông dân về mô
hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn. Trên cơ sở kết
quả thu được kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận
thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Nghiên cứu gồm 5 phần chính:

- Chương 1. TỔNG QUAN
- Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THOẠI SƠN
- Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Chương 5: KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Liên Minh Hợp Tác Xã và các cơ quan ban
ngành có liên quan những thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp
tác xã. Những thông tin này sẽ làm căn cứ để Liên Minh và các cơ quan đề ra những chủ
trương, chính sách tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tế của địa phương hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp để Liên Minh tham khảo trong quá
trình đề ra chủ trương, chính sách. Tất cả những mục tiêu trên nhằm hướng đến một mục
tiêu cụ thể đó là phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở huyện Thoại Sơn và rộng hơn là của
An Giang. Vì nến kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã là xu hướng phát triển tất yếu của
nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, là nền tảng tạo thế và lực để nông
sản An Giang cạnh tranh với các nông sản trong nước và thế giới.
ii
Mục Lục
Trang
Lời cảm ơn...............................................................................................................................i
Tóm lượt.................................................................................................................................ii
Mục lục..................................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình.........................................................................vi
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tế.................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................3
2.1. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................3
2.1.1. Nhận thức.........................................................................................................3

2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới...........................................................................3
2.1.3. Nhu cầu............................................................................................................5
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................5
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................5
2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình......................................................7
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu.......................................................7
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN...............................................................................8
3.1. Tổng quan về Thoại Sơn.............................................................................................8
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005..........9
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế.........................................................................9
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...............................................................9
3.2.3.Nguồn vốn đầu tư phát triển.............................................................11
3.2.4. Tài chính ngân hàng........................................................................12
3.2.5. Vần đề xã hội....................................................................................12
3.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn giai
đoạn 2001 – 2005...........................................................................................................12
3.3.1. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang...............12
iii
3.3.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của
huyện Thoại Sơn.................................................................................................
.........................................................................................................................13
3.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn 2001-
2005.................................................................................................................14
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................15
4.1. Nhận thức của người nông dân.....................................................................................15
4.1.1. Về nhu cầu hợp tác.........................................................................................15
4.1.2. Về mô hình tổ chức........................................................................................17
4.1.3. Về quan hệ sở hữu.........................................................................................20
4.1.4. Về tính tự nguyện khi tham gia.....................................................................21

4.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của xã viên.................................................................22
4.1.5.1. Các quyền cơ bản của xã viên..............................................................22
4.1.5.2. Nghĩa vụ của các xã viên......................................................................25
4.1.6. Về hiệu quả hoạt động...................................................................................26
4.1.7. Về biểu hiện của nhận thức..........................................................................27
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức.......................................................................28
4.2.1. Các yếu tố môi trường....................................................................................28
4.2.2. Các yếu tố nhân khẩu học...............................................................................30
4.2.2.1.Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức.........................................................30
4.2.2.2.Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức..........................................................30
4.2.2.3.Thu nhập.................................................................................................32
4.2.2.4. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia
hợp tác xã.................................................................................................33
4.2.3. Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức...
......................................................................................................................................34
4.3. Những thuận lợi và khó khăn mắc phải trong qua trình tuyên truyền, vận động nông
dân về hợp tác xã của An Giang.....................................................................................35
4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức.......................................................................................36
4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các của hợp tác xã hiện tại............36
4.4.1.1.Tiếp tục đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác
xã..................................................................................................................
36
4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả.........................................37
iv
4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã..................................................38
4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền......................................39
4.4.2.1.Cách thức tổ chức các buổi vận động, tuyên truyền...............................39
4.4.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động..........................................................40
4.4.2.3. Nội dung tuyên truyền............................................................................41
4.4.2.4. Tiến hành làm thí điểm:.........................................................................43

4.4.2.5. Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địa
phương.....................................................................................................45
4.4.2.6. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hành
quyết định 272
1
của Thủ tướng chính phủ...........................................45
4.4.3. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong
thời gian:..........................................................................................................46
4.4.4. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện
Thoại Sơn........................................................................................................47
4.5. Tổ chức thực hiện..........................................................................................................47
4.5.1. Liên Minh Hợp Tác Xã..................................................................................47
4.5.2. Tỉnh ủy, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang...................................................48
4.5.3. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn...........................................................48
4.5.4. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các đài
truyền thanh của các xã trong huyện..............................................................49
4.5.5. Chính quyền địa phương các xã....................................................................49
4.5.6. Các hợp tác xã ở địa phương.........................................................................49
Chương 5: KẾT LUẬN........................................................................................................50
5.1.Kết Luận.........................................................................................................................50
5.1.1. Nhận thức của nông dân................................................................................50
5.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức........................................................................50
5.1.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền............................50
5.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã................51
5.2. Đề xuất...........................................................................................................................51
1
Quyết định Của Thủ tướng Chính phủ số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Kế
hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010)
v
Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình

Danh mục các từ viết tắt:
HTX: Hợp Tác Xã.
NC: Nghiên cứu.
ND: Nông dân.
KV: Khu vực.
ĐVT: Đơn vị tính.
Danh mục các biểu bảng và hình: Trang
Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình.....................................................................7
Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơn trong giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2005..................................................................................................10
Bảng 4.1: Nhận thức của nông dân về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã............................20
Bảng 4.2: Nhận thức của người nông dân về tính hiệu quả khi tham gia hợp tác xã.........26
Bảng 4.3: Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các tiêu chí
của nhận thức........................................................................................................................33
Hình 2. 1: Tiến độ thực hiện...................................................................................................5
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu....................................................................................6
Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ..............................................................8
Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2001 đến 2005.............9
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005...........10
Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển qua đầu tư vào Thoại Sơn qua các năm (2001–
2005).....................................................................................................................................11
Biểu đồ 4.1: Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp....................................15
Biểu đồ 4.2: Những khân cần có sự liên kết, hợp tác..........................................................16
Biểu đồ 4.3: Khâu cần có sự liên kết, hợp tác nhất..............................................................16
Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người nông dân về loại hình của hợp tác xã ..........................18
Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người nông dân về mục tiêu của hợp tác xã ..........................18
vi
Biểu đồ 4.6: Nhận thức của người nông dân về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã............19
Biểu đồ 4.7: Nhận thức của người nông dân về tính tự nguyện khi tham gia hợp tác xã.......

...............................................................................................................................................21
Biểu đồ 4.8: Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên..................22
Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người nông dân về quyền biểu quyết của xã viên..................23
Biểu đồ 4.10: Nhận thức của người nông dân về quyền giữa các xã viên..........................23
Biểu đồ 4.11: Nhận thức của người nông dân về phạm vi hoạt động của hợp tác xã.........24
Biểu đồ 4.12: Nhận thức về quyền lợi của xã viên so với nông dân...................................24
Biểu đồ 4.13: Nhận thức của người nông dân về các nghĩa vụ của xã viên.......................25
Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ nông dân đồng ý tham gia hợp tác xã .................................................27
vii

NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành:
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau khi Việt Nam chính
thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), thì những tác
động của nền kinh tế thị trường đến Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn. Và theo ý kiến
đánh giá của các chuyên gia, ngành chịu tác động nhiều nhất đó là ngành nông nghiệp, cụ
thể là những người nông dân. Người nông dân phải đối mặt với việc có nhiều thách thức
hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và sự cạnh
tranh sẽ ngày càng khóc liệt hơn.
An Giang, tỉnh đi đầu cả nước về sản lượng lúa hàng năm, với cơ cấu kinh tế các
ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm gần 80% tổng giá trị của nền kinh tế. Trong tình
hình Việt Nam gia nhập vào WTO, nền kinh tế hội vào nền kinh tế thị trường thì những
tác động của việc hội nhập đến nông dân sẽ được thể hiện rõ nét hơn. Người nông dân
ngày càng quan tâm họ phải trồng cây gì? Nuôi con gì? Chăm sóc thế nào? Và bán cho
những ai? Những câu hỏi đó được đặt ra nhắm đến một mục tiêu, đó là sản xuất cái thị
trường cần. Thế nhưng, tất cả những điều đó chỉ là điều kiện cần trong sản xuất nông
nghiệp hiện tại. Điều kiện đủ đó là cây trồng, vật nuôi phải được nuôi trồng với chi phí
thấp, chỉ có như vậy thì nông sản mới đủ sức cạnh tranh với các nông sản cùng loại của

các địa phương khác và xa hơn nữa là các nước khác trên thế giới. Chỉ khi nào làm được
cả hai việc này, nông sản Việt Nam nói chung và nông sản An Giang nói riêng mới có thể
tồn tại cũng như mới phát triển được trên thị trường.
Muốn sản xuất cái thị trường cần thì phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, khuynh
hướng tiêu dùng …, thông qua nghiên cứu người tiêu dùng. Đồng thời, phải biết tạo sự
đột phá, có những động thái kích cầu, khai phá thị trường tiềm ẩn. Những việc trên một
vài người nông dân không thể làm được, cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa
nhiều người nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà: Nông Dân; Nhà Nước; Doanh nghiệp;
Ngân hàng. Có như thế mới đủ sức tiến hành nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường,
người tiêu dùng với mục tiêu cuối cùng sản xuất cái thị trường cần.
Mặc khác, muốn giảm thiểu chi phí nuôi trồng, tăng khả năng cạnh tranh cho nông
sản không có cách nào khác là các nông dân phải liên kết, hợp tác trong quá trình sản
xuất. Và ngày nay, nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết cũng như những lợi
ích mang lại từ sự hợp tác trong quá trình sản xuất. Thông qua sự hợp tác, người nông dân
mới có thể giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất của mình. Có như thế thì nông sản mới có thể cạnh tranh, tồn tại, phát triển trên thị
trường trong nước và thế giới.
Thực hiện đề án hợp tác hóa năm 2001- 2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang,
đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 165 hợp tác xã. Trong đó, có 99 hợp tác xã nông nghiệp và 4
hợp tác xã thủy sản được xây dựng và củng cố, với 8.614 xã viên và cung cấp dịch vụ cho
15% diên tích nông nghiệp của tỉnh
2
. Trong quá trình hoạt động, xuất hiện nhiều mô hình
2
Kế hoạch phát triển kinh tế tập thề năm 2007 của Ủy Ban Nhân Dân An Giang.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 1
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
làm ăn hiệu quả như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân Mỹ Hưng, huyện Phú Tân (lãi cổ phần
hàng năm là 26- 38%), hợp tác xã nông nghiệp Hưng Phát huyện Châu Phú (lợi nhuận

hàng năm từ 50- 100 triệu đồng),…
Huyện Thoại Sơn, huyện có diện tích lúa lớn nhất nhì An Giang, chiếm 12,17% đất
nông nghiệp của tỉnh, là một trong những huyện dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm đạt
khoảng 600.000 tấn. Tuy nhiên, Thoại Sơn hiện chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó
có 1 hợp tác xã thủy sản) phục vụ cho 515 hecta, chiếm 1,5% diện tích
3
. Tình hình hoạt
động của các hợp tác xã hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn: Xã viên không tin tưởng
vào hợp tác xã; Nông dân không thấy được sự hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; Người
dân chưa có những hiểu biết thấu đáo về mô hình hợp tác. Những yếu tố trên khiến cho
hợp tác xã và mô hình hợp tác của huyện đang gặp rất nhiều vướng mắc nhất là về phía
nông dân. Thực tế đòi hỏi phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cốt lỗi khiến cho
người nông dân trên địa bàn không tham gia, không tin tưởng vào hợp tác xã. Việc tìm ra
các nguyên nhân chủ yếu giúp kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức
của nông dân về hợp tác xã.
Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã, cần biết được
nông dân đang nhận thức như thế nào về hợp tác xã. Hợp tác xã được người dân hình
dung là một tổ chức như thế nào? Có mục tiêu gì? Hoạt động ra sao? Những thông tin này
sẽ giúp tìm ra những hướng giải quyết trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân. Việc nắm rõ mức độ nhận thức của người
nông dân hiện tại, giúp cho công tác vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn, biết rõ các vấn
đề cần giải thích, tuyên truyền cho người nông dân, tránh trùng lấp gây phiền hà, kém
hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu nhận
thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang”.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Do trình độ, khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vào một số nội dung sau:
− Khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong
lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn.

− Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn
về mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tại đại bàn huyện Thoại Sơn; đối
tượng phỏng vấn, nghiên cứu là nông dân; thời gian nghiên cứu tháng 4 năm 2007.
1.3. Ý nghĩa thực tế:
Nghiên cứu sẽ giúp cho Liên Minh Hợp Tác Xã, các cơ quan ban ngành có liên quan
có thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã. Những thông tin
này sẽ là căn cứ cho việc đề ra những chủ trương, chính sách nâng cao nhận thức của
nông dân phù hợp tình hình thực tế hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số phương
pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách.
3
Danh sách HTX – QTDNB Huyện Thoại Sơn tính đến ngày 31/12/2006 của Liên Minh HTX An Giang.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 2
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ tập trung trình bày hai vấn đề chính đó là cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu được áp dụng khi thực hiện đề tài. Bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào
cũng phải dựa trên một số căn cứ, lý luyết cơ bản nào đó. Chương hai sẽ trình bày khái
lược những lý thuyết được vận dụng làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu. Các căn cứ lý
thuyết đó là về nhận thức, về hợp tác xã và về nhu cầu. Ngoài ra, chương này sẽ trình bày
về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu, tập trung chủ yếu vào qui trình nghiên cứu,
cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và các dạng thang đo đã sử
dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu.
2.1.Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Nhận thức:
Khái niệm về nhận thức:
Theo Tự Điển Bách Khoa Việt Nam do Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn tự điển bách
khoa Việt Nam, nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội xuất bản năm 2003, thì nhận thức
là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ

đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiển. Con đường nhận
thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao như: Nhận thức cảm tính: vận
dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng; Nhận thức lý tính: Vận dụng khái niệm, phán đoán,
suy lý; Nhận thức trở về thực tiển ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức:
Yếu tố con người:
− Trình độ.
− Độ tuổi.
− Giới tính.
− Nghề nghiệp.
− Thu nhập
Yếu tố môi trường:
− Điều kiện kinh tế - xã hội địa
phương.
− Công tác tuyên truyền, vận động.
− Công tác giáo dục.
2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới:
Khái niệm hợp tác xã
4
:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của Luật này để
phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện
có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4
Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2004 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 3

NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Hợp tác xã hoạt động như một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các
nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã:
Tự nguyện: Các xã viên tham gia hợp tác xã trên tinh thần tự nguyện.
Dân chủ, bình đẳng: Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh
bạch. Tất cả các xã viên đều bình đẳng với nhau.
Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Xã viên chịu trách nhiệm theo mức vốn góp của
mình và chịu trách nhiệm trước nếu có những hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ hợp tác
xã. Hợp tác xã hoạt động vì quyền lợi của tất cả các xã viên.
Được chia lãi theo qui định: Nếu hợp tác xã làm ăn có lãi thì tất cả các xã viên được
chia lãi theo mức vốn góp vào hợp tác xã.
Phát triển cộng đồng: Ngoài lợi ích kinh tế, hợp tác xã còn hoạt động vì cộng đồng,
vì phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương.
Đặc điểm cơ bản của hợp tác xã:
Ruộng đất vẫn là tài sản của nông hộ, vẫn thuộc quyền sở hữu của nông dân.
Không đưa nhân viên nhà nước vào Ban Quản Trị hợp tác xã, tách biệt hợp tác xã
với hệ thống chính quyền hiện tại, hợp tác xã trở thành một tổ chức kinh tế độc lập.
Chỉ hợp tác trong khâu mà từng nông hộ không thực hiện được hoặc thực hiện được
nhưng không hiệu quả.
Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã:
Lợi ích kinh tế.
Lợi ích cộng đồng.
Các điểm khác biệt cơ bản giữa hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã kiểu củ
5
:
HỢP TÁC XÃ KIỂU CŨ
− Tập thể hóa về ruộng đất và tư liệu
sản xuất

− Có chính quyền lãnh đạo.
− Xóa bỏ quyền tự chủ kinh doanh
của từng nông hộ.
− Tham gia bắt buộc.
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI
− Không tập thể hóa về ruộng đất và
tư liệu sản xuất
− Nông dân lãnh đạo.
− Không xóa bỏ quyền tự chủ kinh
doanh của từng nông hộ.
− Tham gia trên nguyên tắc tự nguyện.
2.1.3. Nhu cầu:
5
Trần Minh Hải, Tài liệu môn Quản Trị HTX , Trường ĐHAG.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 4
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở
6
thì nhu cầu có thể hiểu như sau:
Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh
thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc
điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa
với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối
nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ
kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn
nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà

quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phần này sẽ trình bày về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu. Tập trung chủ
yếu vào qui trình nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính
thức và các dạng thang đo đã sử dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Qui trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chủ yếu: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Tiến độ cụ thể như sau:
Công việc
Tiến độ thực hiện
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Thiết kế nghiên cứu
Phát thảo phiếu phỏng vấn
Thảoluận
Hiệu chỉnh bản câu hỏi
Phỏng vấn
Xử lý số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp
Viết bài
Báo cáo
Hình 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu:
6
Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở:
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 5
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
- Lý thuyết về nhận thức
- So sánh mô hình hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới

Phát thảo bảng câu hỏi
Thảo luận Hiệu chỉnh
Thành lập bảng câu hỏi chính thức
Thu thập số liệu thông qua:
− Phỏng vấn trực tiếp
− Thu số liệu thứ cấp trên báo, internet, …
Xử lý số liệu/ Viết đề tài
Báo cáo
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ:
Việc tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm phát thảo bảng câu hỏi, hiệu chỉnh bảng câu
hỏi phát thảo, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng việc phát thảo phiếu phỏng vấn, sau đó thảo
luận với chuyên gia và nông dân dựa vào phiếu phỏng vấn đã phát thảo. Việc thảo luận
được tiến hành với 7 người: giáo viên hướng dẫn Đoàn Hoài Nhân và 6 nông dân xã Phú
Thuận. Các ý kiến trả lời được ghi nhận và tổng hợp lại làm cơ sở để hiệu chỉnh các yếu
tố trong phiếu phỏng vấn phác thảo, trên cơ sở đó để đưa ra phiếu phỏng vấn chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua
quá trình phỏng vấn trực tiếp nông dân. Sau khi phỏng vấn nông dân, tiến hành mã hóa,
làm sạch số liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0. Trong quá trình phân tích
bằng phần mềm SPSS 10.0, các công cụ sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả (tần số) và
Crosstab (bảng chéo).
Song song với việc phân tích nhận thức của người nông dân, trong quá trình nghiên
cứu còn tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ việc lấy ý kiến của các cán bộ chuyên ngành
(cán bộ phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, Cán bộ Liên Minh
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 6
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Hợp Tác Xã An Giang), thu thập thông tin từ các báo cáo, báo chí, internet về những

thuận lợi và khó khăn trong quá trình tuyên truyền, vận động thành lập, tồn tại và phát
triển của các hợp tác xã.
Trên cơ sở những phân tích về nhận thức của người nông dân về hợp tác xã và
những thuận lợi, khó khăn mà hợp tác xã cũng như công tác tuyên truyền đang mắc phải,
nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của người nông dân về mô hình
hợp tác xã.
2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình:
Bảng câu hỏi sử dụng hai dạng thang đo chủ yếu là: thang đo danh nghĩa, thang đo
khoảng.
Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình:
Các câu sử dụng
Thang đo danh nghĩa Các câu: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12a, 12b, 13, 14, 15a,
15b, 16, 17, 18
Thang đo khoảng Các câu: 3
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu:
Căn cứ để chọn mẫu là diện tích xuống giống vụ Đông Xuân của huyện Thoại Sơn
năm 2006-2007.
Địa bàn phỏng vấn là 4 xã: Phú Thuận, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú và Tây Phú. Bốn xã
này là 4 xã có diện tích lúa xuống giống lớn trong tổng số 13 xã và 3 thị trấn của huyện
7
,
chiếm 33% tổng diện tích xuống giống của huyện. Mặc khác, bốn xã này có 67% số hợp
tác xã nông nghiệp đang hoạt động của huyện.
Chọn mẫu theo cách thuận tiện (các nông dân gặp được trên địa bàn phỏng vấn).
Đối tượng phỏng vấn là các nông dân từ 20 - 60 tuổi và trả lời đúng hai câu hỏi sàn lọc
dọc tuyến đường đi phỏng vấn. Các tuyến đường chọn đi phỏng vấn là các con đường lớn
của xã, tập trung nhiều nông dân sinh sống và trải dài khắp xã phỏng vấn.
Cở mẫu là 100, trong đó đối tượng tập trung phỏng vấn là nam có tham gia sản xuất
nông nghiệp tại nông hộ. Cơ cấu mẫu bao gồm 35% nông dân đang tham gia hợp tác xã
hoặc đã từng là xã viên và 75% còn lại là nông dân chưa từng tham gia hợp tác xã.

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN
VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
7
Trang web Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn An Giang:
/>SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 7
Châu Thành
Vĩnh Thạnh
Tân
Hiệp
Tri
Tôn
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
3.1. Tổng quan về Thoại Sơn:
Huyện Thoại Sơn được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành cũ thành hai
huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Huyện Thoại Sơn nằm tiếp giáp Thành Phố Long
Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 46.872 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 41.687 hecta, dân số 190.052 người (2005)
8
, diện tích đất nông nghiệp trên đấu
người là 0.22 hecta/người Dân cư trong huyện gồm các dân tộc: Khơ Me, Hoa, Kinh.
Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
9
.
Huyện Thoại Sơn có 14 xã, 3 thị trấn; tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó là
huyện Vĩnh Thạnh, Tân Hiệp, Châu Thành, Tri Tôn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
− Phía Bắc Giáp huyện Châu Thành.
− Phía Đông giáp thành phố Long Xuyên.
− Phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

− Phía Tây giáp huyện Tri Tôn.
− Phía Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Địa hình: đồng bằng phù sa với hai loại đất chính: đất phèn tiềm tàng, đất phèn ít.
Hệ thống sông ngòi chính của huyện là kênh Thoại Hà nối với rạch Long Xuyên tại
xã Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập, tiếp với sông Kiên
Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá. Kênh dài 37,23
km
, rộng 60
m
, và sâu 8
m
, có
lưu lượng mùa lũ trên 300 m
3
/s ghe xuồng qua lại thuận lợi. Ngoài ra còn có hệ thống
kênh đào thủy lợi hoàn chỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
8
Niên giám thống kê 2005 của Phòng Thống Kê Thoại Sơn.
9
Trang web Sở Nông Nghiệp- PTNT An Giang: />%203g3t/map/3g3t-thoaison.htm
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 8
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Thời tiết khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa
Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11 với độ ẩm ở mức cao từ 70 - 90%.
3.2. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện trong giai đoạn 2001 – 2005:
10
3.2.1.Tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2001 – 2005 (theo giá so sánh) như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tốc độ tăng GDP (%) 4,22 2,64 11,01 15,50 13,65 7,50
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP giai đoạn 2001 – 2005 tương đối
cao và ổn định đạt 9,96% (theo giá so sánh). Trong đó, giai đoạn tăng mạnh nhất là các
năm từ 2002 đến 2004 với tốc độ tăng 3 năm này đều trên 11%. Sau giai đoạn phát triển
nóng từ 2002 đến 2004, đến năm 2005 nền kinh tế đã bắt đầu đi vào ổn định, tốc độ tăng
trưởng của GDP đạt 7,5%. Nhìn chung, tốc độ phát triển của GDP huyện Thoại Sơn trong
giai đoạn 2001 – 2005 tương đối cao, tăng đều và tương đối ổn định.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 là 6,5 triệu đồng tăng 2,5
triệu đồng so với năm 2000.
3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tình hình cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 được
tổng kết thể hiện qua biểu đồ 3.1 sau:
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2000 đến 2005:
60,63
5,46 33,91
57,17
6,58 36,25
56,38
7,27 36,35
58,69 5,8
35,51
59,18
5,97 34,85
55,65
6,58 37,77
0% 20% 40% 60% 80% 100%
1
2

3
4
5
6
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Xét về tổng thể, Thoại Sơn là một huyện nông nghiệp thể hiện qua việc các ngành
nông, lâm ngư nghiệp đóng góp trên 50% giá trị của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001 –
2005 cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm tỷ trọng ở khu vực I và
10
Tham khảo báo cáo số 52/BC.UB-TCKH của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 9
2005
2004
2003
2002
2001
2000
Năm
Tỷ lệ
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
tăng ở khu vực II và khu vực III. Tuy nhiên, những chuyển biến này hiện đang nhỏ và
không đáng kể.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005:
Khu vực I
58%
Khu vực II
6%
Khu vực III
36%

Cơ cấu kinh tế bình quân giai đoạn 2001 – 2005: Khu vực I chiếm tỷ trọng 57,4%,
khu vực II chiếm tỷ trọng 6,43%, khu vực III chiếm tỷ trọng 36,16%. Tình hình cụ thể các
khu vực được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơn
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 (tính theo giá năm 1994).
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
− Khu vực I: Khu vực nông lâm ngư nghiệp: Sự phát triển của khu vực I qua các
năm thể hiện cụ thể ở bảng 3.1 như sau: Trong năm 2001 do thiên tai lũ lụt, mất
mùa, giá cả biến động theo chiều hướng không có lợi cho người nông dân, nên
tốc độ tăng trưởng là -1,32%. Tuy nhiên, sang các năm từ 2002 đến 2005 tốc độ
phát triển của khu vực đạt tương đối cao và ổn định. Đạt được điều này, nhờ
vào sự nổ lực phấn đấu và chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể đã khắc phục
được những khó khăn mắc phải.
+ Tốc độ phát triển trung bình của khu vực I trong giai đoạn 2001 – 2005 là
9,15% và có xu hướng tăng trong giai đoạn sắp tới.
+ Tỷ trọng trung bình giai đoạn này là 57,4%.
+ Năm 2005 tổng diện tích lúa xuống giống là 105.017 hecta, sản lượng đạt
591 triệu tấn. Ngoài ra còn phát triển 1.025 hecta nuôi thủy sản với 623 hecta
nuôi tôm càng xanh vào năm 2005.
− Khu vực II: Khu vực công nghiệp – xây dựng: (Tình hình cụ thể thể hiện qua
bản 3.1).
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
K
V
Năm
ĐVT
2000 2001 2002 2003 2004 2005
I
Tổng giá trị
Tr. đồng 649.052

640.506 710.063 811.65 925.906 942.061
Tăng trưởng
%
- 1,32 10,86 14,31 14,08 17,45
II
Tổng giá trị
Tr. đồng 28.213
35.104 42.660 48.230 56.740 59.070
Tăng trưởng
%
24,42 21,52 13,06 17,64 4,11
Trang 10
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
+ Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm từ 24,4% ở năm
2001 xuống còn 4,11% ở năm 2005. So sánh với tốc độ tăng trưởng công
nghiệp của tỉnh năm 2005 là 18,5% cho thấy, hiện ngành công nghiệp Thoại
Sơn còn nhiều hạn chế, đang gặp rất nhiều khó khăn cần thiết có sự điều
chỉnh trong chính sách về quản lý, khuyến công của Ủy Ban Nhân Dân
huyện. Đặc biệt là trong vấn đề thu hút nhà đầu tư và xây dựng các cụm
công nghiệp. Nhất là phải nhanh chóng hoàn thiện, bổ sung cơ sở hạ tầng
của cụm công nghiệp Phú Hòa để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư.
+ Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
khá cao 16,84%, chiếm tỷ trọng khoảng 6,43%. Nhưng tốc độ tăng trưởng
đang có xu hướng giảm xúc, cần có những chính sách phù hợp để khắc phục
tình trạng trên. Nhất là việc xây dựng các cụm công nghiệp cần phải tập
trung, có chiều sâu, quy hoạch rõ ràng, tránh hiện tượng lãng phí, đầu tư bỏ
không.
+ Cụm công nghiệp chủ yếu là: Cụm công nghiệp Phú Hòa. Tuy nhiên, tỉnh đã
có kế hoạch tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Vĩnh Trạch,
cụm công nghiệp Tây Sơn (Núi Sập) và cụm công nghiệp Tân Thành (Vọng

Thê).
− Khu vực III: Khu vực thương mại dịch vụ: Mức tăng trưởng bình quân hàng
năm khoảng 14,14%, chiếm tỷ trọng khoảng 36,16% trong cơ cấu kinh tế. Các
hoạt động chủ yếu trong khu vực này là vận tải (chủ yếu là vận tải hành khách),
bưu chính viễn thông và du lịch (Khu du lịch Núi Sập và di chỉ Óc Eo).
3.2.3.Nguồn vốn đầu tư phát triển:
Thoại sơn hàng năm thu hút một lượng vốn đầu tư phát triền khá lớn chủ yếu từ
ngân sách trung ương và địa phương. Tình hình cụ thể như sau:
Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển qua đầu tư vào Thoại Sơn qua các
năm (2001 – 2005):
236.009
257.826
285.540
390.775
432.180
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
1 2 3 4 5
Trong giai đoạn 2001 – 2005 đầu tư phát triển toàn xã hội không ngừng gia tăng từ
236 tỷ đồng vào năm 2001 tăng lên 432 tỷ đồng vào năm 2005. Kinh phí chủ yếu được
đầu tư cho các lĩnh vực sau:
− Các cụm dân cư vượt lũ gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 11
2001 2002 2003 2004 2005
Năm

Vốn đầu tư
(triệu đồng)
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
− Nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống trường học, đảm bảo không còn bị ngập
lũ, xóa phòng học tạm, phòng học ba ca.
− Xây dựng hệ thống cầu, đường giao thông thủy bộ liên xã.
− Xây dựng hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh, bảo đảm kiểm soát tưới tiêu,
kiểm soát lũ.
Trong giai đoạn này, Huyện đã mạnh dạn sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển đầu
tư vào khu vực nông thôn, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt của nông thôn, từng bước
hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các xã trong huyện.
3.2.4.Tài chính ngân hàng:
Tình hình thu ngân sách trên địa bàn trong giai đoạn 2001 – 2005:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng thu ngân sách (tr. đồng)
71.289 85.928 87.766 123.297 129.836 117.187
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn).
Nguồn thu ngân sách nhìn chung tăng đều qua các năm, từ gần 86 tỷ đồng năm 2001
tăng lên 117 tỷ vào năm 2005. Trong đó, nguồn thu ngân sách chủ yếu từ khu vực kinh tế
quốc doanh, chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu ngân sách. Do đó, bắt năm 2005 thu ngân
sách có xu hướng giảm xuống do thực hiện chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp
quốc doanh, và xu hướng sắp tới nguồn thu ngân sách sẽ có xu hướng tăng chậm trong
giai đoạn 2006 – 2010. Hoạt động ngân hàng tiếp tục đảm bảo hiệu quả đồng vốn cho
vay, doanh số cho vay năm 2001 là 120 tỷ đồng, và năm 2005 đạt 270 tỷ đồng.
3.2.5.Vần đề xã hội:
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm hạ thấp dần từ 1,5% vào năm 2001 còn 1,27% vào năm
2005. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm còn 29% trong năm 2005.
Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 100%
trạm y tế có bác sĩ, cơ sở vật chất trang thiếp bị ngày càng được đầu tư mua sắm.
Giáo dục ngày càng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đào tạo, trình độ dân

trí tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ người biết đọc đạt 96% vào năm 2005, hoàn thành công tác xóa
mù chữ và phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở đạt 68,1% vào năm 2005.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
hàng năm là 1,5%. Ngoài ra, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 1.025 người/năm.
3.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn
giai đoạn 2001 – 2005:
3.3.1.Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang:
Từ khi có Luật hợp tác xã đến 12/2005, An Giang có 97 hợp tác xã nông nghiệp và 6
hợp tác xã Thủy Sản đang hoạt động thu hút khoảng 8.643 xã viên, gồm nhiều đối tượng:
hộ gia đình, cán bộ, công chức, pháp nhân, người lao động và đối tượng khác. Diện tích
đất hợp tác xã cung cấp dịch vụ là 34.698 hecta chiếm khoảng 12,3% diện tích đất nông
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 12
NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
nghiệp của toàn tỉnh, diện tích đất của xã viên là 9.440 hecta. Tổng vốn góp thực tế huy
động đạt 34,5 tỷ đồng đạt 89,5% tổng vốn điều lệ.
Một số hợp tác xã phát triển mạnh như hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thuận, Định
Thuận, Long Bình (Chợ Mới), Hòa Phú (Châu Thành), hợp tác xã nông nghiệp số 1
phường Châu Phú A (Châu Đốc), Tân Mỹ Hưng, Thọ Mỹ Hưng, Trường Thạnh, Hiệp Phú
(Phú Tân).
Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều hợp tác xã đang dần đi vào nề nếp và đạt
hiệu quả cao. Tuy nhiên, tình trạng tồn đọng nợ của hợp tác xã kéo dài là một hạn chề lớn,
cần có những biện pháp tích cực để cải thiện tình hình này. Muốn vậy, các hợp tác xã cần
có kế hoạch sản xuất cụ thể, phân định rạch ròi quyền hạn trách nhiệm của từng bộ để góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã cần có kế hoạch
thu thủy lợi phí cụ thể, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong
công tác thu thủy lợi phí.
3.3.2.Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của huyện
Thoại Sơn:
Tính đến 31/12/2006 huyện Thoại Sơn có 3 hợp tác xã hoạt động trong nông nghiệp,

trong đó có 2 hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã Tây Sơn (TT. Núi Sập) và hợp tác xã
Vĩnh Thắng (xã Vĩnh Khánh), và 1 hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận (xã Phú Thuận). Ba
hợp tác xã này quản lý 515 hecta đất nông nghiệp với 237 xã viên tham gia, với tổng vốn
điều lệ là 1.201 tỷ đồng. Theo báo cáo của Liên Minh Hợp Tác Xã thì hiện tại có 67%
hợp tác xã (2 hợp tác xã) của Thoại Sơn là thành viên của Liên Minh. Hợp tác xã chưa là
thành viên của Liên Minh đó là hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận. Trong thời gian sắp tới
Liên Minh sẽ tiếp tục vận động để hợp tác xã này tham gia Liên Minh Hợp Tác Xã.
Tổng số lao động tham gia làm việc cho các hợp tác xã nông nghiệp của Thoại Sơn
là 19 người với trình độ chủ yếu là phổ thông trung học, với mức lương từ
300.000-600.000 đồng/tháng.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
− Hợp tác xã nông nghiệp: bơm tưới là chủ yếu, ngoài ra còn có thu mua và sơ chế
nấm ở hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng (Vĩnh Khánh).
− Hợp tác xã Thủy Sản: Nhân tôm giống là chủ yếu.
Cơ sở hạ tầng của các hợp tác xã: 3 trạm bơm điện với 3 motor điện, hệ thống đê
bao khép kín các khu đất hợp tác xã quản lý.
Cơ sở văn phòng, tư liệu sản xuất: Có 2 hợp tác xã có trụ sở riêng là hợp tác xã nông
nghiệp Vĩnh Thắng và hợp tác xã Thủy Sản Phú Thuận. Hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn
có trụ sở chung với văn phòng ấp Tây Sơn. Các hợp tác xã đã mua được 1 máy gặt đập
liên hợp, (hợp tác xã Vĩnh Thắng), 6 máy D12 của hợp tác xã Tây Sơn.
Lợi nhuận trung bình hàng năm của các hợp tác xã:
− Hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn: khoảng 20 triệu đồng/ năm, tỷ suất lợi nhuận
hàng năm khoảng 25%.
SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân
Trang 13

×