Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích hiện tượng chệch hướng thương mại hàng hóa trong các khu vực thương mại tự do và tiêu chí xuất xứ hàng hóa theo hiệp định ATIGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.56 KB, 11 trang )

Bộ Tư Pháp
Trường Đại Học Luật Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN
Học Phần: Pháp Luật Cộng Đồng ASEAN
Đề Tài
Phân tích hiện tượng chệch hướng thương mại hàng hóa trong các
khu vực thương mại tự do và tiêu chí xuất xứ hàng hóa theo hiệp định ATIGA

Họ và Tên:

Đỗ Duy Phú

MSSV:

451212

Lớp:

N01

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2022


Mục Lục
Mở Đầu ...................................................................................................................... 1
1. Chệch hướng thương mại .................................................................................... 1
1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 1
1.1.1 Nguyên nhân .............................................................................................. 1
1.1.2 Hậu quả ..................................................................................................... 2
1.2 Biện pháp khắc phục....................................................................................... 3


1.2.1 Quy định pháp lý ....................................................................................... 3
1.2.2 Cơ quan quản lý ........................................................................................ 4
2. Nguồn gốc xuất xứ ................................................................................................ 4
2.1 Tình huống thực tiễn ...................................................................................... 4
2.2 Quy tắc xuất xứ ............................................................................................... 5
2.2.1 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ.................... 5
2.2.2 Hàng hóa khơng có xuất xứ thuần túy hoặc khơng sản xuất tồn bộ ....... 5
Kết Luận.................................................................................................................... 6
Danh Mục Tham Khảo ............................................................................................ 7


Danh Mục Viết Tắt

ASEAN
FTA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định thương mại tự do

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ATIGA

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

RVC

Hàm lượng giá trị khu vực


CTC

Chuyển đổi mã số hàng hóa


Đề Bài
1. Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực
thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương
mại tự do ASEAN.
2. Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây:
Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc (một nước không phải thành viên
của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp vào Việt Nam. Đối với mặt hàng xe đạp này, mức
thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35%, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Campuchia là 5%. Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của Khu vực thương
mại tự do ASEAN. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu
xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay
lái, gác baga xe (ghế ngồi sau) và đăng ký được sản xuất tại Campuchia và xuất khẩu sang
Việt Nam. Họ tính tốn rằng nếu làm như vậy thì sẽ được hưởng mức thuế suất 0% đang
được áp dụng trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Hỏi.
1. Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá của
Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
2. Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một
nước thành viên của ASEAN?


Mở Đầu
Trong xu thế “tự do hóa thương mại tồn cầu”, các nền kinh tế trên thế giới đều tích
cực tham gia các FTA để thức đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động này cũng kéo

theo những ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại toàn cầu tiêu biểu là hiện tượng “Chệch
hướng thương mại”. Điều này đòi hỏi các quốc gia cần phải giữ một thái độ thận trọng,
đánh giá những tác động sẽ gặp phải khi tham gia FTA để có thể thực sự phát huy những
lợi ích và giảm thiểu rủi ro mà FTA mang lại.
1. Chệch hướng thương mại
1.1 Khái niệm
Định nghĩa: Chệch hướng thương mại hàng hóa là hiện tượng hàng hóa của các
nước thứ ba thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực thương mại tự do mà
không phải chịu thuế quan nhờ thông qua một nước thành viên trong khu vực thương mại
tự do.
1.1.1 Nguyên nhân
Các nước khi tiến hành tham gia ký kết các FTA sẽ tiến hành hoạt động cắt giảm
thuế nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc các nước tham gia hiệp định. Điều này giúp cho
hàng hóa giữa các nước này có ưu thế hơn hàng hóa các nước ngồi hiệp định khi chỉ chịu
mức thuế quan bằng khơng hoặc rất thấp. Ví dụ: Trong hiệp định ATIGA 2009, mức thuế
quan được cắt giảm chỉ còn từ 5% trở xuống. Tuy nhiên, lợi dụng quá trình đánh giá
nguồn gốc xuất xứ lỏng lẻo, các nước bên ngồi hiệp định có ký kết cắt giảm thuế với một
nước trong hiệp định, qua đó sẽ được nhập khẩu vào nước thành viên này với mức thuế
quan ưu đãi. Hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào nước thành viên, sử dụng các công
đoạn chế biến, lắp ráp trở thành hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước này sẽ được
hưởng ưu đãi thuế quan giống với các nước trong hiệp định.
Đối với khu vực ASEAN, hiện tất cả các nước thành viên ASEAN đều đã tham gia
kí kết các FTA với những thực thể không phải là thành viên của Hiệp hội, đặc biệt là
Singapore đang có xu hướng đẩy nhanh các hiệp định song phương. Trong số này, điều
đáng lưu ý là các thành viên ASEAN và cả chính ASEAN đều đã kí kết hoặc đang đàm
phán các FTA với những đối tác thương mại chủ chốt như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ và EU. Do đó, hàng hóa từ những đối tác thương mại này có thể dễ

1



dàng thâm nhập vào thị trường ASEAN mà không phải chịu thuế quan thông qua các
nước thành viên trong AFTA.[1]
Số lượng FTA các nước ASEAN tham gia ký kết ngoài khu vực [2]
Quốc gia

Số lượng FTA

Quốc gia

Số lượng FTA

Singapore

38

Brunei

18

Thái Lan

29

Philipines

16

Malaysia


27

Lào

14

Indonesia

22

Myanmar

13

Việt Nam

19

Campuchia

12

1.1.2 Hậu quả
Chệch hướng thương mại là một hiện tượng thương mại mang tính chất tiêu cực gây
nên nhiều tác động xấu đối với nền kinh tế các nước trong FTA.
Đầu tiên là nguy cơ trốn thuế hàng hóa, hoạt động đánh thuế hàng hóa nhập khẩu
mang ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia khi đây là nguồn thu ngân sách lớn.
Nhưng các quốc gia bên ngồi FTA lại có thể nhập khẩu vào các nước thành viên với mức
thuế gần như bằng không, sẽ khiến cho nguồn thu thuế này bị thâm hụt nghiêm trọng.
Thứ hai là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, hàng hóa từ các nước bên ngồi

thâm nhập vào khu vực FTA sẽ khơng phải chịu thuế nhập khẩu từ đó sẽ giảm giá thành
khi đến tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hàng hóa
có giá thành thấp hơn mặt bằng chung từ đó tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh, gây
thiệt hại nghiêm trọng đến các sản phẩm nội địa. Ví dụ: Với việc xố bỏ gần như hồn
tồn thuế quan đối với 7.000 hàng hóa và dịch vụ, tương đương với 90% giao dịch giữa
Trung Quốc và ASEAN, sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đang thách thức sản xuất và
kinh doanh trong ASEAN. Đầu tháng 1/2012, Indonesia đã đi tiên phong đề nghị các
nước ASEAN hoãn thực hiện cắt giảm thuế với 228 mặt hàng trong khuôn khổ của FTA
với Trung Quốc. Cơ sở của việc trì hỗn này bắt nguồn từ lo ngại rằng hàng hóa nhập
khẩu giá rẻ từ Trung Quốc có thể sẽ đe dọa ngành sản xuất nội địa. Mối đe dọa này có thể

Ths. Lê Minh Tiến, “Những tồn tại, thách thức và giải pháp tăng cường hiệu quả của Khu vực thương mại tự do
ASEAN”, Tạp chí Luật học, Số 12/2016, tr. 63.
[2]
Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Mai, “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khả năng và hiện thực”, Tạp chí Những vấn đề
kinh tế và chính trị thế giới, số 11/2014, tr. 15.
[1]

2


nhằm vào sản phẩm thuộc các lĩnh vực ưu tiên của AEC như dệt may, sắt thép, thực
phẩm...[3]
Thứ ba gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu hàng hóa, hàng hóa các quốc
gia bị đội lốt sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang các nước thành viên do các nước
nhập khẩu có tâm lý dè chừng, áp dụng nhiều quy định chặt chẽ. Điều này đồng thời
khiến cho q trình tự do hóa thương mại sẽ gặp nhiều trở ngại và diễn ra chậm hơn.Ví
dụ: Hàng hóa Việt Nam được hưởng miễn, giảm thuế nhập khẩu khi xuất khẩu sang các
nước có ký kết FTA, do đó hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao có khả năng sẽ tìm
cách chuyền tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam, sau

đó xuất khẩu vào thị trưởng Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản,... để lẩn tránh mức thuế suất cao.
Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp
thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà
sản xuất Việt Nam, mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các
thị trưởng này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại.4
1.2 Biện pháp khắc phục
1.2.1 Quy định pháp lý
Để có thể ngăn chặn tình trạng “Chệch hướng thương mại”, khi hàng hóa các nước
ngồi FTA thâm nhập vào thị trường thông qua một nước thành viên thì điều quan trọng
nhất là xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Hàng hóa đó chỉ khi đáp ứng
được các tiêu chí xuất xứ hàng hóa do các FTA quy định thì mới được coi là hàng hóa của
khu vực. Từ đó, giúp áp dụng chính sách ưu đãi đúng đối tượng.Do vậy, khi tiến hành các
FTA thì cần quy định chính xác, rõ ràng về tiêu chí xuất xứ hàng hóa, biện pháp xác định
nguồn gốc hàng hóa. Đồng thời, các quốc gia khi tiến hành nội luật hóa cũng cần phải xác
định rõ ràng tiêu chí áp dụng để đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sao cho phù hợp.
Trong ATIGA đã quy định rất rõ ràng về quy tắc xuất xứ từ Điều 25 đến Điều 39 để
có thể ngăn chặn hiện tượng chệch hướng thương mại. Trên cơ sở các quy định này, Việt
Nam cũng đã ban hành ra các quy định để hướng dẫn thực hiện theo như: Nghị định Số:
31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Thơng
Hồng Thị Thanh Nhàn, “Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013), tr. 18.
[4]
Nguyễn Hồng Bắc, “Thực trạng gian lận thuế qua giá trị tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam hiện
nay và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, Số 43/2020, tr. 27.
[3]

3



tư số 22/2016/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại
hàng hóa ASEAN cũng đều có quy định về tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
1.2.2 Cơ quan quản lý
Có thể thấy việc hàng hóa từ các nước thứ ba lợi dụng chính sách để thâm nhập vào
là khơng thể tránh khỏi, vì vậy việc cơ quan quản lý tăng cường việc rà soát, kiểm tra xuất
xứ hàng hóa là vơ cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi cả cơ quan hải quan của nước nhập
và cơ quan quản lý thị trường của nước nhập khẩu phải thực hiện thủ tục minh bạch, chặt
chẽ.
Đối với cơ quan hải quan của nước nhập khẩu, tiếp tục thực hiện đào tạo nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ cho công chức hải quan làm công tác xác định nguồn gốc
xuất xứ, tạo cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị bằng các chuyên đề thiết
thực, gắn liền với thực tiễn. Phân công mỗi công chức phụ trách một số nhóm hàng thuộc
Danh mục hàng hóa xuất khẩu. Cục Hải quan hàng ngày thực hiện rà soát, kiểm tra việc
xác định dấu hiệu nghi vấn, việc cập nhật kết quả tham vấn, kiểm tra sau thơng quan.[5]
2. Nguồn gốc xuất xứ
2.1 Tình huống thực tiễn
Mặt hàng Xe đạp của Trung Quốc sẽ không được cơ quan hải quan Việt Nam coi là
hàng hoá của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Điều 9 Nghị định Số: 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại
thương về xuất xứ hàng hóa có quy định: “Cơng đoạn gia công, chế biến sau đây khi
được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét
đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ”. Và
ở khoản 6 Điều này có quy định: “ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên
một sản phẩm hoàn chỉnh” được xem là hoạt động lắp ráp đơn giản vì vậy sẽ khơng được
xét đến khi xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, hoạt động lắp ráp của doanh nghiệp Trung Quốc “lắp thêm 1 số bộ phận
vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau)” tại Campuchia chỉ là
hoạt động lắp ráp đơn giản nên sẽ không được dùng để xét xuất xứ hàng hóa. Campuchia
khơng góp mặt trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Do đó, sản phẩm xe đạp này sẽ
khơng được coi là hàng hóa của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam.

[5]

Nguyễn Hồng Bắc, tlđd, tr. 30.

4


2.2 Quy tắc xuất xứ
Theo quy định của ATIGA, thì để xác định là hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN thì
hàng hóa phải phù hợp với tiêu chí xuất xứ hàng hóa quy định từ Điều 25 đến Điều 39.
Theo đó, hàng hóa ASEAN được chia làm hai nhóm: Nhóm hàng hóa có xuất xứ thuần túy
hoặc được sản xuất tồn bộ và nhóm hàng hóa khơng có xuất xứ thuần túy hoặc khơng
sản xuất tồn bộ.
2.2.1 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ
Loại hàng hố này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí “tồn bộ”. Tiêu
chí “tồn bộ" trong quy tắc xuất xứ của các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế, thông
thường đều được xác định ở “mức độ tuyệt đối”. Tức là hàng hoá phải hoàn toàn được
sinh trưởng, phát triển và thu hoạch ở quốc gia xuất xứ hoặc được gia cơng hồn toàn
bằng các nguyên liệu của quốc gia xuất xứ. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu
hoặc bộ phận, phụ tùng khơng có xuất xứ của quốc gia xuất khẩu sẽ làm cho sản phẩm
hoàn thành liên quan mất đi tính chất “xuất xứ tồn bộ". [6]
Hàng hố có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định của của
ASEAN gồm: Nhóm 1: Nhóm hàng hố là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở
quốc gia thành viên. Nhóm 2: Nhóm các hàng hố phi sinh vật được khai thác ở quốc gia
thành viên. Nhóm 3: Nhóm các sản phẩm (bao gồm cả sinh vật và phi sinh vật) được khai
thác, chế biến hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng kí và treo cờ của quốc
gia thành viên. Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm chế tạo là các hàng hóa được sản xuất tại
quốc gia xuất khẩu, hoàn toàn bằng các nguyên liệu thuộc các nhóm trên. (Điều 27
ATIGA)
2.2.2 Hàng hóa khơng có xuất xứ thuần túy hoặc khơng sản xuất tồn bộ

Hàng hố loại này là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần
nguyên vật liệu, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ (gọi chung là
ngun liệu khơng có xuất xứ). Trong số đó, chỉ những sản phẩm được sản xuất, gia công
hay chế biến đạt ở một “mức độ đầy đủ” nhất định (hay “mức độ đáng kể”) tại quốc gia
xuất khẩu mới được coi là có xuất xứ của nước đó. 7 Theo quy định của Điều 26 ATIGA ,
để được coi là hàng hóa có có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên của ASEAN
PGS.TS Nguyễn Thị Thuận – Ths. Lê Minh Tiến (Chủ biên), Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường
Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2016, tr. 198.
[7]
Ths. Lê Minh Tiến, “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN”, Tạp chí Luật học, Số
09/2011, tr. 67.
[6]

5


hàng hóa phải đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí
chuyển đổi mã số hàng hố, tiêu chí mặt hàng cụ thể hoặc tiêu chuẩn cộng gộp. Các nhà
xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định
xuất xứ hàng hố.
Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực để được coi là hàng hóa khu vực thì RVC phải
đạt từ 40% trở lên. Cơng thức tính được quy định tại Điều 29 ATIGA .(Khoản 1 Điều 28
ATIGA)
Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hàng hố được coi là có xuất xứ ASEAN nếu
“tất cả các ngun vật liệu khơng có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hố đó đã trải
qua q trình chuyển đổi mã số hàng hố (CTC) ở cấp 4 số của hệ thống hài hoà”. (Khoản
1 Điều 28 ATIGA)
Tiêu chí mặt hàng cụ thể, những mặt hàng này được liệt kê tại Phụ lục 3 và phụ lục
4 của ATIGA, kèm theo mỗi mặt hàng đó sẽ bao gồm quy tắc xuất xứ tương ứng riêng
cho mỗi mặt hàng. Nếu hàng hoá đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho

mặt hàng cụ thể đó sẽ được coi là có xuất xứ ASEAN, cho dù có đáp ứng hay khơng các
tiêu chí RVC và CTC như đã trình bày ở trên.(Khoản 2 và 3 Điều 28 ATIGA)
Tiêu chuẩn cộng gộp, Hàng hoá có xuất xứ từ một quốc gia thành viên, được sử
dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của quốc gia thành viên khác để sản xuất ra một sản
phẩm được hương ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của quốc gia thành viên sản
xuất ra sản phẩm đó. Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị
ASEAN này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện
hàm lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn 20%. (Điều 30 ATIGA).
Kết Luận
Cộng đồng AEC là tuy mới hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt được
nhiều thành tựu cho khu vực ASEAN nói riêng và thương mại tồn cầu nói chung đặc biệt
là AFTA. Vì vậy, các thành viên trong khu vực cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đưa
AEC trở thành một khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới thông qua
những hoạt động giao lưu, hợp tác, đối thoại, đồng thời cần phải ngăn chặn những hiện
tượng đi ngược lại với lợi ích chung của toàn khu vực.

6


Danh Mục Tham Khảo
1. Nguyễn Hồng Bắc, “Thực trạng gian lận thuế qua giá trị tính thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí pháp luật và thực
tiễn, Số 43/2020, tr. 27.
2. Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Mai, “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khả năng và
hiện thực”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11/2014, tr. 15.
3. Hoàng Thị Thanh Nhàn, “Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và
trở ngại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013), tr.
18.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Thuận – Ths. Lê Minh Tiến (Chủ biên), Giáo trình Pháp luật
Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,

2016, tr. 198.
5. Ths. Lê Minh Tiến, “Những tồn tại, thách thức và giải pháp tăng cường hiệu quả
của Khu vực thương mại tự do ASEAN”, Tạp chí Luật học, Số 12/2016, tr. 63.
6. Ths. Lê Minh Tiến, “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do
ASEAN”, Tạp chí Luật học, Số 09/2011, tr. 67.

7



×