Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài Anh (chị) hãy phân tích lý do đi du lịch của con người Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích và đánh giá các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi tại điểm đến du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.42 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 -2021

Đề tài : Anh (chị) hãy phân tích lý do đi du lịch của con người. Lựa chọn
một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích và đánh giá các loại hình du lịch
theo mục đích chuyến đi tại điểm đến du lịch đó.

Họ và tên học viên/sinh viên:
Mã học viên/sinh viên:
Lớp :
Tên học phần:
Giảng viên hướng dẫn:

Đỗ Văn Đức
20111141999
DH10QTDL5
Tổng Quan Du Lịch
Nguyễn Thu Hằng

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Lời Mở Đầu……………………………………………………………………1
Chương I .Lý Thuyết………………………………………………………….1
1.1 Lý do đi du lịch…………………………………………………………….1
2.1Khái niệm chung. ………………………………………………………….2
2.1.1Khái niệm loại hình du lịch…………………………………………….3


2.2 Phân loại các loại hình du lịch……………………………………………3
2.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi………………………………………3
CHUƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VỀ BIỂN ĐẢO PHÚ
QUỐC …………………………………………………………………………5
I . Vấn Đề Về Lý Luận………………………………………………………..5
1.Đặt vấn đề …………………………………………………………………5
2. Huyện đảo Phú Quốc và vấn đề khai thác tiềm năng phát triển các loại
hình du lịch ……………………………………………………………………6
2.1. Khái quát huyện đảo Phú Quốc Phú Quốc………………………………6
2.2. Tiềm năng du lịch…………………………………………………………6.
2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên …………………………………………….6
2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn……………………………………………6


2.3 Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch………………………………………9
2.3.1 Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch……………………………9
2.4. Hướng phát triển các loại hình đang hoạt động………………………..11
2.4.1. Hồn thiện các loại hình du lịch hiện có…………………………….11
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG………………………………………………..13
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN………………………………………………….14
CHƯƠNG V TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………16


Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, thu nhập
của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về vật chất và tinh thần, trong đó
có nhu cầu du lịch của con người cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần
đây du lịch đã trở thành một ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc
gia và trong nền kinh tế thế giới. Du lịch là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhiều

ngành nghề khác và tạo ra tích lũy ngày càng tăng cho kinh tế quốc dân. Hơn
nữa du lịch còn là phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại, cầu nối giữa
các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị
hịa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy, nhiều nước đã rất coi
trong việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành kinh tế khác phát
triển. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam cũng
đang phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trị quan trọng trong q trình phát
triền kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân Việt Nam. Vì vậy tơi chọn đề tài" phân tích lý do đi du lịch của con người.
Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích và đánh giá các loại hình du
lịch theo mục đích chuyến đi tại điểm đến du lịch đó.”
Chương I .LýThuyết
1.1 Lý do đi du lịch
[1]Con người đi du lịch vì nhiều nhu cầu rất khác nhau. Với một số người, du
lịch đồng nghĩa với những kinh nghiệm bổ ích nhất, với những người khác, hoạt
động được tham gia tại nơi đến du lịch mới là quan trọng nhất. Trong khi hầu hết
3


mọi người đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn thì vẫn có những nhóm người đi du
lịch với các mục đích khác. Theo Harssel, những nhu cầu con người đi du lịch có
thể khái quát thành bốn nhóm:
 Tự khám phá (self-exploration): con người đi du lịch sẽ hiểu biết về bản
thân mình thơng qua hiểu biết thế giới xung quanh. Du lịch kết nối du
khách với một thế giới mà họ chưa hiểu và biết một cách chính xác
thông qua công việc và hoạt động hàng ngày.
 Giao lưu văn hóa (social interaction): nhu cầu giao lưu xã hội là một
phần quan trọng để tạo nên chất lượng của kinh nghiệm thu nhận được
qua chuyến đi.
 Sự hứng thú (excitement): một trong những nhu cầu phổ biến của du

khách giải trí là du lịch phải đem lại sự thay đổi so với công việc và
cuộc sống đơn điệu thường ngày, phải tạo ra được những cái khác
thường hoặc mới lạ và để thu nhận được những kinh nghiệm thông dụng
trong cuộc sống hàng ngày của họ.
 Tăng cường bản ngã (ego enhancement): đây là một phạm trù triết học
của sự “đề cao cái tôi" trong mỗi người. Với những lý do đã đề cập ở
trên đều có thể góp phần tăng cường bản ngã của người đi du lịch. Tuy
nhiên nó cũng có thể tồn tại như một lý do độc lập. Đối với nhiều
khách,uy tín cá nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyến đi. [1]
2.1Khái niệm chung.
Du lịch là một hoạt động của nhóm người hay cá nhânnào đó phụ thuộc vào
chuyến đi. Dưới góc độ một nhà kinh tế học thì khái niệm du lịch phân ra thành
hai loại:

4


- Tư cách là người đi du lịch thì du lịch và việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ
hàng hố của một cá nhân khi việc tiêu dùng có liên quan tới việc đi lại và lưu
trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, tìm hiểu nền văn
hóa và các nhu cầu khác.
- Với tư cách là nhà tổ chức doanh nghiệp thì du lịch là việc sản xuất ra các hàng
hoá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đảm cảo việc đi lại, lưu
trú, ăn uống, giả trí cho khách du lịch với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất nhu
cầu vật chất tinh thần đó.
2.1.1Khái niệm loại hình du lịch.
Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du
lịch. Tất cả khách du lịch đều không giống nhau do vậy cũng tồn tại nhiều loại
hình du lịch khac nhau.
2.2 Phân loại các loại hình du lịch

2.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du
lịch của con người. Theo tiến sĩ Harssel có mười loại hình du lịch phổ biến theo
cách phân chia này :
a) Du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu khơng khí
ngồi trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật
hoang dã.
b) Du lịch văn hóa : thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là
truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của
điểm đến. Họ sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng
quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
dân gian của địa phương.

5


c) Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu
với những người khác là quan trọng nhất.
d) Du lịch hoạt động: Thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kì nghỉ của họ.
Một số du khách muốn thực hành và hồn thiện vốn ngoại ngữ của mình
khi đi du lịch nước ngoài, một số lại muốn thám hiểm khám phá cấu tạo
địa chất của một khu vực nhất định.
e) Du lịch giải trí: Nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi thể lực
và tinh thần cho con người. Loại hình này thu hút những người mà lý do
chủ yếu của họ đối với một chuyến đi nghỉ là sự hưởng thụ và tận hưởng
kỳ nghỉ.
f) Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể
chất, sức khỏe. Tham gia chơi các mơn thể thao như: quần vợt, đánh gơn,
bóng chuyền bãi biển, lướt sóng …..

g) Du lịch chuyên đề: Liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với
cùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với
riêng họ, thu hút những người kinh doanh, sinh viên thực tập, nghiên cứu.
h) Du lịch tơn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người
theo các đạo phái khác nhau. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn
còn phổ biến đến ngày nay.
i) Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện
thể chất của mình. Nơi điển hình là các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi
cao hoặc ven biển,các điểm có suối nước nóng hoặc nước khống.

6


j) Du lịch dân tộc học: Đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê
cha đất tổ tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của quê hương, dòng dõi gia đình
hoặc tìm kiếm khơi phục các truyền thống văn hóa bản địa.
Có tác giả phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm hai nhóm
chính:
- Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá.
- Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín
ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, kinh doanh….
CHUƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VỀ BIỂN ĐẢO PHÚ
QUỐC
I . Vấn Đề Về Lý Luận
1.Đặt vấn đề
Phú Quốc là huyện đảo có nhiều lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển du lịch.
Trong nhiều năm qua, việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch đã được đầu tư
đáng kể,cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đã dần được hiện đại hóa, sản phẩm du
lịch chất lượng cao ngày càng tạo được sức hút và đáp ứng nhu cầu của khách du

lịch. Lượng khách đến Phú Quốc tăng nhanh, từ 25.056 lượt khách (2000) tăng
lên 148.598 lượt khách (2005) và 230.000 lượt khách (2010). Doanh thu từ du
lịch đạt 447.145 triệu đồng (2010) [5], tăng 3,9 lần so với 2005 (trong đó doanh
thu từ khách quốc tế là 65,1%, khách nội địa là 34,9%). Thu nhập từ du lịch đã
đóng góp tỉ trọng đáng kể trong tổng thu nhập kinh tế quốc dân (GDP) của huyện
và ngành du lịch tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, mức thu nhập và lượng khách đến
với Phú Quốc chưa tương xứng với tiềm năng thực của nó, q trình khai thác

7


tiềm năng chưa thực sự hiệu quả, các loại hình du lịch cịn đơn điệu. Vì vậy, việc
đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du
lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cần được xem là mục tiêu chiến lược
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội - mơi trường của huyện đảo Phú
Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
2. Huyện đảo Phú Quốc và vấn đề khai thác tiềm năng phát triển các loại
hình du lịch
2.1. Khái quát huyện đảo Phú Quốc Phú Quốc
còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Huyện đảo
Phú Quốc nằm ở vị trí địa lí từ 9o53’ đến 10o28’ vĩ độ Bắc, 103o49’ đến 104o05’
kinh độ Đông, thuộc vùng biển Tây Nam của Việt Nam, bốn mặt đều giáp biển,
gồm 40 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích 58.922 ha, trong đó đảo Phú Quốc
với diện tích 56.726 ha chiếm 96,3% tổng diện tích tự nhiên. Dân số Phú Quốc
khoảng 93.006 người (2010), chiếm 5,67% dân số toàn tỉnh Kiên Giang. Dân cư
phân bố khơng đồng đều giữa các đảo, có nhiều đảo nhỏ chưa có dân sinh sống.
[6]
2.2. Tiềm năng du lịch
Với vị trí đặc biệt quan trọng, nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn đa
dạng và phong phú, Phú Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, vững

chắc ngành du lịch.
2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên
- Vị trí địa lí Phú Quốc nằm ở cực Tây Nam thuộc Vịnh Thái Lan. Đảo có hình
tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam, chiều dài của đảo
trên 50km, nơi rộng nhất (ở phía Bắc đảo) là 25km, nơi hẹp nhất là 3km. Khoảng
cách từ Phú Quốc đến thị xã Hà Tiên là 46km, đến thành phố Rạch Giá 115km,
8


cách Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) 350km và cách thành phố Cà Mau
200km. Phú Quốc có đường bay ngắn và có đường biển gần với nhiều nước
trong vùng Đơng Nam Á. Với vị trí này, Phú Quốc có các lợi thế cạnh tranh để
xây dựng khu du lịch quy mô bậc nhất Việt Nam
-Sinh vật biển Biển Phú Quốc có 89 lồi san hơ cứng, 19 lồi san hơ mềm, 125
lồi cá ở rặng san hơ, 132 lồi thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài cỏ biển (trong
đó 9 loại đã được ghi nhận) [3], có nhiều loài quan trọng như trai tai tượng, ốc
đun cái. Đặc biệt, có lồi đồi mồi đến vùng biển này đẻ trứng và sự xuất hiện của
loài Dugong. Các bãi san hô luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích
khám phấ những sinh vật dưới lịng đại dương.
-Bãi biểnBao bọc xung quanh Phú Quốc là biển với tổng chiều dài 150km. Có
những bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Khem, bãi Giếng, bãi Sao, bãi Vòng...
với những ghềnh đá nhô ra bờ biển như mũi Dinh Cậu, mũi Ông Đội. Ở vị trí xa
đất liền, xa các khu công nghiệp nên chất lượng nước biển, bãi tắm của Phú
Quốc hơn hẳn những nơi khác.
- Rừng Có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng, như: hệ sinh thái rừng cây nguyên
sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ
sinh thái rừng Tràm... Thành phần thực vật, động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc
rất phong phú và đa dạng: khoảng 470 loại thực vật cao, 150 loại động vật hoang
dã, có nhiều động thực vật quý hiếm, có giá trị đặc hữu [3]. Sinh cảnh chung của
rừng Phú Quốc hiện nay có thể được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất

Nam Bộ.
2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn
9


*Văn hóa phi vật thể Phú Quốc khơng chỉ nổi tiếng là một hịn đảo có cảnh
quan thiên nhiên đẹp mà còn là một vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa dân
gian với những truyền thuyết, ca dao, dân ca, tín ngưỡng... Có nhiều đình chùa,
miếu mạo, thờ cúng những vị thần có cơng khai đảo và những vị anh hùng đã
được dân gian thần thánh hóa (như: cúng bà Kim Giao, cúng cầu an ở đình
Dương Đơng, cúng cô Sáu, cúng giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...).
Nét đặc sắc của văn hóa
phi vật thể ở đảo Phú Quốc là mảng truyền thuyết. Hầu hết các địa danh du lịch
trên đảo đều gắn với một vài truyền thuyết, như truyền thuyết về sự ra đời của
đạo Cao Đài, về vua Gia Long - Nguyễn Ánh, về anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực... Có thể nói rằng, du khách đến đây đều rất hứng thú khi được nghe
những mẫu chuyện li kì về “hồn thiêng sơng núi” [2], dân dã mà cao siêu, đời
thường mà thoát tục.
* Văn hóa vật thể
Cấu trúc nhà cổ ở Phú Quốc: Nhà cổ Phú Quốc giống như nhà rông ở Tây
Nguyên, dạng nhà sàn, nhưng nó lại mang những nét riêng của nhà sàn vùng
sông nước miền Tây Nam Bộ như: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ rạch, bờ
biển. Mục đích của nhà sàn ở Phú Quốc khơng phải để tránh thú dữ như vùng
miền núi mà là để tránh cát thổi, tránh cơn trùng, vì vậy cấu trúc nhà sàn nơi đây
đơn giản hơn. Hiện nay, Phú Quốc có ngôi làng cổ (với khoảng 15 căn nhà), mọi
sinh hoạt trong làng nguyên sơ từ nhà ở đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ được nét
điển hình truyền thống của cư dân bản địa rất độc đáo.
Nghệ thuật ẩm thực: Khơng thể thống kê hết các món ăn đặc sản ở Phú Quốc.
Ẩm thực của Phú Quốc là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế biến của các dân tộc
Việt - Hoa - Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn với nơi khác. Nét đặc sắc

10


rất Phú Quốc là ở chỗ: Những sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của thiên
nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàn tay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu
luyện của con người sở tại. Với du khách, điều quan trọng mà họ muốn chiêm
ngưỡng chính là quy trình làm sản phẩm và tài nghệ của nghệ nhân.
Về dịch vụ vui chơi giải trí, nổi bật là khu vui chơi giải trí Vinpearl Safari Phú
Quốc, Vinpearl Land Phú Quốc, Sailing Club,… Dịch vụ vui chơi giải trí được
ưa chuộng nhất là du lịch tham quan trên biển, tại các đảo kết hợp với câu cá,
câu cá mực ban đêm, lặn ngắm san hơ,... Nhìn chung, các cơ sở dịch vụ vui chơi
giải trí cịn ít về số lượng so với tốc độ tăng của du khách và hạn chế về chất
lượng so với nhu cầu. Do đó, Phú Quốc cần khai thác những lợi thế để tổ chức
các loại hình vui chơi giải trí đa dạng hơn nữa.
2.3 Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch
2.3.1 Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch
Phú Quốc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với 40 đảo lớn nhỏ, 99 ngọn
núi mang đến một nét đẹp hoang sơ, bờ biển dài và đẹp, sự đa dạng của sinh thái
rừng nhiệt đới, có bề dày về lịch sử văn hóa bản địa... Với tiềm năng đó, Phú
Quốc đã phát triển mạnh một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái; du lịch
nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch nghiên cứu, khám phá...
Du lịch sinh thái Theo đánh giá của ông Seth D. Wennick, Tổng Lãnh sự Hoa
Kì tại TPHCM: “Phú Quốc là nơi tuyệt vời, chưa bị tàn phá bởi con người, vì
vậy, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái”. Du lịch sinh thái ở Phú Quốc
được tổ chức thành các tour tham quan, du ngoạn, đặc biệt là ở những đảo chưa
có người sinh sống. Những điểm du lịch tiêu biểu như: bãi Trường, bãi Sao, bãi
Dài, bãi Thơm, chùa Sùng Hưng, dinh Cậu, làng chài Hàm Ninh... Các loại hình
du lịch như: du lịch tắm biển, tắm suối; du lịch ngắm thiên nhiên; du lịch tham
quan các làng nghề; tham quan các lễ hội truyền thống; du lịch khám phá đảo; du
11



lịch sinh thái khám phá văn hóa và sản phẩm địa phương. Đây là loại hình du
lịch mà hầu như tất cả du khách khi đến với Phú Quốc đều tham gia theo tour.
Chất lượng của tour du lịch này về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du
khách; vì vậy, số lượt khách tham gia loại hình du lịch sinh thái đã không ngừng
tăng trong thời gian qua
Du lịch nghỉ dưỡng Đây là loại hình cao cấp, mới được hình thành ở Phú
Quốc song có tốc độ phát triển nhanh. Một số điểm tiêu biểu như: khu nghỉ
dưỡng Ngàn Sao, La Veranda, Sasco Blue lagoon, Tropicana Island Resort... với
những loại hình như: nghỉ dưỡng tuần trăng mật, du lịch nghỉ dưỡng và spa, du
lịch chữa bệnh... Có thể nói rằng, khơng chỉ du khách quốc tế có nhu cầu nghỉ
dưỡng tại các Resort & Spa vùng biển, mà du khách Việt Nam cũng vậy. Họ
ngày càng thích đến các Resort & Spa để nghỉ dưỡng với gia đình, hưởng tuần
trăng mật, kết hợp tổ chức hội nghị và du lịch đối với các công ti. Đặc biệt, số
lượng khách du lịch nghỉ dưỡng tại Phú Quốc thường tăng cao vào các ngày lễ.
Du lịch thể thao biển Đây là loại hình du lịch có tiềm năng phát triển, nhưng
thực sự còn mới mẻđốivớidukháchvàcảnhàlàmdu lịch. Một số hoạt động tiêu
biểu: lặn ngắm san hô, câu cá, thuyền buồm, lướt sóng, các trị chơi trên biển, leo
núi dã ngoại. Đối tượng tham gia là những người thích cảm giác mạnh (thường là
giới trẻ), các doanh nghiệp, các vận động viên chun và khơng chun. Tuy
nhiên, các trị chơi thể thao phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đủ sức để giữ
chân du khách.
Du lịch khám phá Phú Quốc là khu dự trữ sinh quyển thế giới (2007), du
khách đến với Phú Quốc ngồi tham quan, nghỉ dưỡng cịn vì mục đích nghiên
cứu, khám phá. Với các loại hình du lịch như: khám phá đảo hoang, dã ngoại
thám hiểm, thám hiểm rừng nguyên sinh, lặn ngắm san hô... Đối tượng du khách
12



là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, du khách thích
khám phá, ưa mạo hiểm.Ngồi các loại hình du lịch nêu trên, Phú Quốc cịn phát
triển các loại hình du lịch khác, như: tham quan thắng cảnh, hội nghị, hội thảo,
săn bắn thú hoang dã, mua sắm, tàu biển, nghỉ cuối tuần của khách quốc tế trong
khu vực... Tất cả các loại hình trên đã góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm
du lịch, thúc đẩy du lịch đảo Phú Quốc ngày càng phát triển.
2.4. Hướng phát triển các loại hình đang hoạt động
Các loại hình du lịch được xác định trên cơ sở các tiềm năng tài nguyên du lịch
huyện đảo, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng, do vậy cần có
những định hướng cụ thể trong việc khai thác và tổ chức các loại hình du lịch
cho phù hợp.
2.4.1. Hồn thiện các loại hình du lịch hiện có
Du lịch sinh thái Để thực hiện được mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển
Phú Quốc trở thành thành phố du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, đủ sức
cạnh tranh với các điểm du lịch trong và ngoài nước thì điều cần làm là: quy
hoạch lại các điểm du lịch sinh thái một cách bài bản hơn, sự kết hợp giữa các
nhà quản lí tour và nhà khai thác điểm du lịch phải chặt chẽ hơn, sớm đưa vào
quy hoạch phát triển 15 khu du lịch sinh thái đã được phê duyệt.
Du lịch thể thao Phú Quốc có tiềm năng phát triển, song hiện nay, xét về quy
mơ cịn yếu và thiếu: yếu ở công tác tổ chức và thiếu về các loại hình du lịch, vì
vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó, cần đẩy mạnh quảng bá loại hình du lịch
này bằng nhiều hình thức, như: mời các nhân vật nổi tiếng của loại hình đó giới
thiệu, tổ chức loại hình du lịch dưới hình thức các cuộc thi một cách quy mô...

13


Du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc mới phát triển loại hình du lịch này nhưng
được đánh giá là một trong những vùng có thế mạnh. Mục tiêu du lịch nghỉ

dưỡng mà Phú Quốc đặt ra là phải tạo được cảm giác thư giãn tuyệt vời trước
phong cảnh hữu tình của cỏ xanh, cát mịn, biển trời mênh mang và thưởng thức
các món hải sản tươi ngon đến từ biển khơi. Với không gian đặc biệt ở các khu
nghỉ dưỡng như Tropicana Island Resort & Spa, Long Beach, Esaco... thì sau
chuyến nghỉ dưỡng trở về, du khách sẽ cảm thấy thoải mái, hài lòng, cảm nhận
được giá trị của chuyến đi và có thể nơi này cũng sẽ là sự lựa chọn của du khách
trong những lần sau.
Du lịch khám phá đảo hoang Có 12/40 đảo nhỏ ở Phú Quốc chưa có dân cư
sinh sống. Những hịn đảo này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, số ngày nắng
trong năm cao, nhiệt độ trung bình 20oC – 25oC, ít có thiên tai, bão lụt. Tất cả
những hòn đảo trong quần đảo Phú Quốc đều là đảo nổi, cấu tạo nền móng địa
chất tương đối ổn định, có thảm thực động vật phát triển phong phú, độ che phủ
của rừng cao (64,15%). Vì vậy, cần tăng cường khai thác theo chiều sâu loại hình
du lịch này kết hợp bảo vệ mơi trường, tránh tác động quá mức làm mất vẻ đẹp
hoang sơ của thiên nhiên, tăng cường quảng bá và đào tạo đội ngũ lao động
chuyên nghiệp.
Du lịch văn hóa lịch sử Phú Quốc là một vùng đất có bề dày về văn hóa lịch
sử, có nhiều di tích lịch sử gắn liền với các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ,
như là: đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhà lao Cây Dừa... Việc kết hợp du lịch văn
hóa lịch sử với các loại hình du lịch khác trên đảo khơng những góp phần phát
triển du lịch huyện đảo mà còn bảo tồn truyền thống văn hóa đặc sắc và các di
tích lịch sử của Phú Quốc.

14


CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
o Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững, cần bổ sung trong quy hoạch phát

triển văn hóa, thể thao và du lịch Phú Quốc đến năm 2020 như sau:
- Điều tra, thống kê những chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến
du lịch. Qua đó, đánh giá mức độ cảnh báo ở mỗi tiêu chí định hướng cụ thể cho
triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả hơn; phân ổ hợp lý, tránh sự đầu tư lãng
phí , khơng đúng đối tượng. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, tôn tạo các
khu danh thắng thông qua các chỉ tiêu về quy mô đầu tư, số lượng và chất lượng
các công trình được quy hoạch tu bổ; xây dựng giải pháp cho công tác tôn tạo
các khu danh thắng, các khu di tích lịch sử nhằm đảm bảo cơng tác bảo tồn các
giá trị của nguồn tài nguyên.
- Đánh giá chất lượng các dự án ảnh hưởng tới môi trường du lịch; kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước
thải và khả năng ứng phó với sự cố mơi trường của các cơ sở kinh doanh du
lịch.
o Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại
hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại. Xã hội hóa và đa dạng hóa sản phẩm
du lịch, hướng tới sản phẩm có giá trị cao, tạo được lợi thế so sánh với các địa
phương khác, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, tạo
nhiều cơng ăn việc làm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển du lịch của địa
15


phương một cách bền vững. Đồng thời, phải xử lý và hạn chế chất thải; giảm
thiểu ô nhiễm bằng việc sử dụng hóa chất, nguyên vật liệu thân thiện với môi
trường, tăng cường bán sản phẩm du lịch xanh,…
o Đối với cộng đồng cư dân địa phương
Cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng và hỗ trợ du khách trong quá
trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương; hiểu biết về nguồn tài nguyên và giới
thiệu đến với du khách; tham gia hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh
tình trạng tự phát, gây lộn xộn, thiếu văn minh,… Bên cạnh đó, cộng đồng cần

tham gia vào tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch bao gồm: việc đánh giá
nguồn lợi, xác định các vấn đề, định nghĩa những hành động để giải quyết chúng.
o Đối với du khách
Du khách là người tham gia cuối cùng trong việc đưa du lịch bền vững vào thực
tiễn. Nếu du khách không chọn để đến tham quan Phú Quốc, hoặc khơng sẵn
lịng trả phí để hỗ trợ cho du lịch bền vững thì mục tiêu phát triển du lịch bền
vững khó đạt được. Vì vậy, cần tìm hiểu và tuân thủ các tập tục địa phương; lựa
chọn các doanh nghiệp có quan điểm, tơn chỉ và hoạt động hướng đến sự bền
vững và có trách nhiệm; có ý thức tiết kiệm năng lượng; sẵn sàng tham gia các
hoạt động môi trường, ủng hộ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; có ý thức
bảo vệ mơi trường, văn hóa bản địa…
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
Phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc sẽ kéo theo sự ổn định về kinh tế - xã hội
và môi trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, phân chia lợi ích cơng
bằng, tạo sự bình đẳng xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã
16


hội về văn hóa, truyền thống dân tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường
sinh thái. Để thực hiện mục tiêu này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương
nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành du lịch Phú
Quốc trong tương lai.

17


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />fbclid=IwAR13u4UDZZ6MEt0JMSAge8vvdy6wLnqXGOI54uOfBgvaQfRBA
DxdG7Nnj9s

2. Lý Mỹ Hạnh (1993), Địa lí tỉnh Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên
Giang.
3. Trần Văn Huấn (1998), Tiềm năng ở đảo Phú Quốc xưa và nay, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. . SLIDE-TQDL.DH9.gửi-SV.pdf
5. UBND huyện Phú Quốc (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
6. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 5
năm
(2006-2010).
7. />
8. . file:///C:/Users/admin/Downloads/Hocluat.vn-Giao-trinh-Tong-quan-dulich.pdf

18


19


20




×