Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ PHƯƠNG THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT
LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG,
TP. THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ PHƯƠNG THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT
LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG,
TP. THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46 – TT - N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Kim Oanh


THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ những yêu cầu trên được sự đồng ý của Nhà trường và khoa
nông học, chúng tôi đã tiến hành đề tài:“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,
phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã Quyết Thắng – Tp
Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thànhcảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp K46 - Trồng Trọt
đã quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khố học.
Qua thời gian thực tập với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo trong
trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của địa phương
nơi tôi thực hiện đề tài, đến nay tôi đã hồn thành khóa luận của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến cơ giáo ThS Lương Thị Kim
Oanh, cùng tồn thể các thầy cơ giáo khoa Nơng Học đã tận tình giúp đỡ để
tơi có thể hồn thành tốt q trình thực tập.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và người dân tại xóm Cây
Xanh – Xã Quyết Thắng – Tp Thái Ngun đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
tơi có những tư liệu để hồn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các
thầy giáo, cơ giáo và các bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Sinh viên
Nông Thị Phương Thu



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
2.3. Tình hình sản xuất bưởi ............................................................................. 5
2.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ...................................................... 5
2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam..................................................... 10
2.3.3. Tình hình sản xuất bưởi ở Thái Nguyên ............................................... 12
2.4. Tình hình nghiên cứu bưởi trên thế giới và trong nước ........................... 13
2.4.1. Tình hình nghiên cứu bưởi trên thế giới ............................................... 13
2.4.2. Tình hình nghiên cứu bưởi ở Việt Nam ................................................ 14
2.4.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 16
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23



iii

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các cơng thức thí nghiệm ............... 23
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 24
3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 27
4.1. Một số đặc điểm hình thái nhận biết giống bưởi ..................................... 27
4.1.1. Đặc điểm hình thái lá ............................................................................ 27
4.1.2. Đặc điểm cành của các giống bưởi nghiên cứu .................................... 28
4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm ............................. 29
4.2.1. Khả năng sinh trưởng lộc ...................................................................... 30
4.2.2. Khả năng sinh trưởng hình thái cây ...................................................... 34
4.3. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống bưởi nghiên cứu .............. 39
4.3.1. Đặc điểm cấu trúc quả của các giống bưởi nghiên cứu ........................ 39
4.3.2. Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hóa quả của các giống bưởi .......... 41
4.4. Tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm.................................... 42
4.4.1. Tình hình sâu hại trên các giống bưởi nghiên cứu ................................ 42
4.4.2. Tình hình bệnh hại trên các giống bưởi nghiên cứu ............................. 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới trong những năm
gần đây .............................................................................................. 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2016 ...... 7
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở Việt Nam trong những năm
gần đây ............................................................................................ 11
Bảng 4.1. Đặc điểm kích thước lá ................................................................... 27
Bảng 4.2. Đặc điểm cành của các giống bưởi nghiên cứu .............................. 29
Bảng 4.3. Tình hình ra lộc Hè của các giống bưởi thí nghiệm ....................... 30
Bảng 4.4. Đặc điểm, kích thước lộc Hè khi thành thục .................................. 31
Bảng 4.5. Tình hình ra lộc Thu của các các giống bưởi thí nghiệm ............... 32
Bảng 4.6. Đặc điểm kích thước lộc Thu khi thành thục ................................. 33
Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bưởi nghiên cứu ...35
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống bưởi nghiên
cứu ......................................................................................... 37
Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống bưởi nghiên
cứu ......................................................................................... 38
Bảng 4.10a. Đặc điểm cấu trúc quả của các giống bưởi nghiên cứu .............. 39
Bảng 4.10b. Đặc điểm cấu trúc quả của các giống bưởi nghiên cứu .............. 40
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu về thành phần sinh hóa quả của các giống bưởi .. 41
Bảng 4.12. Mức độ gây hại của sâu trên bưởinghiên cứu............................... 42
Bảng 4.13. mức độ gây hại của bệnh loét sẹo đối với bưởi nghiên cứu ......... 44


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bưởi nghiên cứu ...35
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống bưởi nghiên cứu ...37



vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Cv

: Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh sản xuất cây ăn quả đã và đang có nhiều đóng góp quan
trọng đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và đời sống người nơng dân nói
riêng, nhưng cũng phải đang đối đầu với nhiều rủi ro, thách thức, sự cạnh tranh
thương mại ngày càng trở nên gay gắt, việc lựa chọn đối tượng, chủng loại
giống có lợi thế, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, của vùng
là vấn đề công nghệ then chốt luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trong những
năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, cây bưởi đã và đang được xác định là
đối tượng cây trồng có nhiều lợi thế để phát triển thành sản phẩm hàng hố có
giá trị kinh tế cao và có khả năng cạnh tranh mạnh.
Cây Bưởi (tên khoa học là Citrus Grandis Osbeck), thuộc họ Rutaseae, họ
phụ Aurantiodae, chi Citrus. Bưởi là cây có múi có phổ phân bố khá rộng từ
vùng nhiệt đới tới vùng á nhiệt đới. Có thể nói bưởi có mặt ở hầu hết các lục
địa. Vùng phân bố bưởi trên thế giới vào khoảng 35 vĩ độ nam và bắc bán cầu.
Hiện nay người ta đã chọn được những giống chịu rét hơn và mở rộng phạm vi
phân bố lên đến 41 - 43 độ bắc.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống bưởi ngon với sản lượng dồi dào
trong đó nổi tiếng có bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Năm Roi (Bình Thuận), bưởi
Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da Xanh (Mỏ Cày - Bến Tre)… mỗi loại có
hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của đất nước. Hiện nay cây bưởi
đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất ở nhiều địa phương, ở nhiều
vùng miền và bưởi là cây trồng chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn
gấp nhiều lần so với lúa và một số cây trồng khác.
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi để phát triển
nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây bưởi. Tuy nhiên, giống bưởi ngon ở Thái


2

Ngun hiện nay cịn rất hạn chế - chỉ có bưởi Diễn được trồng với diện tích
khá lớn ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, .....

Hiện nay, bưởi Diễn được coi là loại cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu
trong các loại cây ăn quả tại Việt Nam. Việc thay đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực
Văn Trì - Minh Khai nói riêng và khu vực trồng bưởi Diễn chính gốc trước đây
nói chung... khiến số lượng trái đem đến cho thị trường ngày một ít đi. Do nhu
cầu lớn về chuyển đổi cây trồng, cây bưởi Diễn được rất nhiều bà con lựa chọn
đưa vào khu vườn và trang trại của mình. Mỗi cây giống hiện có giá bán dao
động trong mức 50.000 - 70.000 đồng đem lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho
người nơng dân.
Bưởi Da Xanh (có nguồn gốc ở tỉnh Bến Tre) là giống bưởi rất ngon được
thị trường ưa chuộng, giá thành cao hơn các giống bưởi khác, nhưng hiện nay
người dân ở Thái Nguyên vẫn đang ngần ngại chưa mạnh dạn trồng nhiều, vì
nhiều nhà vườn nhận định bưởi Da Xanh trồng ở Thái Ngun có ít quả và quả
có nhiều hạt. Năm 2012 bộ mơn Rau Quả - khoa Nông Học đã nhập về một
giống bưởi ngon từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc và đang muốn tìm hiểu về tiềm
năng của giống bưởi này ở địa bàn Thái Nguyên.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của
một số giống bưởi có triển vọng, tại xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích
Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và một số chỉ tiêu chất lượng
quả của một số giống bưởi có triển vọng. Nhằm phát hiện giống có chất lượng
tốt phù hợp với điều kiện của địa bàn nghiên cứu để bổ sung vào cơ cấu giống
bưởi của tỉnh Thái Nguyên.


3

* Yêu cầu
- Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bưởi nghiên cứu.

- Theo dõi, đánh giá tình hình sâu và bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm.
- Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm vào tài liệu khoa học nghiên
cứu cây bưởi, phục vụ cho công tác nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
- Giúp sinh viên biết được các phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình
bày một báo cáo khoa học, có kinh nghiệm để có thể tiến hành một đề tài nghiên
cứu khoa học độc lập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Củng cố kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; có cơ hội học hỏi thêm những kinh
nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo, sau khi có đủ cơ
sở nhận định chắc chắn là giống tốt có thể mở rộng diện tích sản xuất cho những
vùng có điều kiện sinh thái tương tự vùng nghiên cứu.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam là một trong những nước trồng nhiều bưởi, vùng nào cũng trồng
được bưởi, chỉ trừ một số vùng núi cao, mùa đông nhiệt độ quá thấp. Theo
phong tục người Việt Nam mâm ngũ quả thờ trong ngày Tết, ngày Rằm tháng
8 thế nào cũng phải có quả bưởi.
Bưởi là cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt, sống lâu năm, chúng có
những nhu cầu nhất định về môi trường và về dinh dưỡng. Mỗi vùng miền đều
có những điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển,

khả năng cho năng suất và phẩm chất của bưởi.
Nước ta là một nước có nghề trồng cây ăn quả lâu đời, nên có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cây ăn quả khơng chỉ cung cấp quả tươi mà
cịn cung cấp ngun liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và
mỹ phẩm... Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về quả tươi ngày càng tăng
lên, bởi vậy việc lựa chọn giống bưởi tốt và áp dụng cấc tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất tạo ra sản phẩm quả như mong muốn đáp ứng như cầu xã hội là rất cần
thiết.
Mỗi giống bưởi khác nhau có sự thích nghi khác nhau về điều kiện sống.
Vậy nên việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa, đậu quả
liên quan đến năng suất, chất lượng quả là rất cần thiết trong công tác chọn
giống, nhất là những giống mới.
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng chịu ảnh hưởng rất rõ của các
điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc… Những
đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một đời sống của cây hàng năm đều là kết
quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh và nó


5

được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về sinh trưởng lộc, khả năng ra hoa, đậu
quả và chất lượng quả.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Bưởi không chỉ là cây quả ngon, rất dân dã đối với người Việt Nam mà
bưởi còn là cây dược liệu tốt. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết:
“Bưởi có vị chua, tính lạnh, làm cho thư thái, trị được nơn nghén khi có thai,
chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu ăn khơng tiêu”, “vỏ bưởi có vị đắng cay, tính
khơng độc, có tác dụng thơng lợi, trừ đờm, táo thớp, hịa huyết giảm đau, trị
tràng phong, đau ruột, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng lấy vỏ vàng sao dùng”.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với thời tiết nóng ẩm là điều kiện rất

thích hợp để cây bưởi sinh trưởng và phát triển. Có tới hàng trăm loại cây ăn
quả quý hiếm đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao giúp người nơng dân thốt
nghèo trong đó có cây bưởi.
Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi có triển vọng
rất có ý nghĩa và là cơ sở cho việc khuyến cáo và mở rộng sản xuất về sau.
2.3. Tình hình sản xuất bưởi
2.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả nói
chung và cây bưởi nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Đó là nhờ đời sống của người
dân càng đi lên, kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng theo. Theo số
liệu thống kê của FAO trong vòng 20 năm trở lại đây thì diện tích, năng suất,
sản lượng cây có múi ngày càng tăng lên. Hiện nay bưởi được phát triển khắp
các châu lục tập trung ở hai dải lớn Bắc và Nam bán cầu từ vĩ độ 20 đến 40.
Trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm
(Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng
cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại
bưởi chiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2- 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi


6

chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước
quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở
một số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,...
Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên
thế giới khơng ngừng tăng. Hiện nay vùng trồng bưởi ở Việt Nam, Thái Lan,
Cu Ba, Malaixia và miền Nam Trung Quốc, … đang gặp những khó khăn lớn
về phát triển bưởi do một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh Greening,
Tristeza. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cây có múi
giảm.

Hiện nay có 3 vùng trồng bưởi và cam quýt lớn đó là vùng
Địa Trung Hải, Châu Mỹ và Châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng
lơn nhất sau đó đến Châu Á. Theo thống kê của FAO năm 1997, sản lượng bưởi
của khu vực này là 3,497 triệu tấn – chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới. Các
nước còn lại ngồi khu vực này chỉ có 1,541 triệu tấn – chiếm 30,6%.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
trong những năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)

2012

2013

2014

2015

2016

321.528

320.898


348.689

354.625

358.724

256.320

264.608

249.112

249.149

252.957

8.240.840 8.491.232 8.686.264 8.835.434 8.240.840
(Nguồn: FAOSTAS/FAO Statistics – năm 2017)[15]

Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy năm 2012 diện tích bưởi của thế giới
là 321,528 ha, năng suất trung bình đạt 256,320 tạ/ha, sản lượng đạt 8.240,840


7

tấn . Cho đến năm 2013 diện tích bưởi giảm 630 ha đến năm 2014 tăng 27,791
ha. Năng suất Bưởi năm 2016 tăng mạnh đạt 9.074,176 tạ/ha . Sản lượng bưởi
trên thế giới biến đổi cụ thể năm 2014 là 8.240,840 tấn, nhưng đến năm 2014
sản lượng bưởi tăng lên rõ rệt đạt 8.240,840 nghìn tấn.
So sánh về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích

lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, v à vùng có diện tích nhỏ nhất
là châu Đại Dương.
- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mexico, Cuba,
Achentina… tuy vùng trồng bưởi châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với
vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, cộng với nhu cầu của nền
cơng nghiệp Hoa Kì đã thúc đẩy ngành trồng bưởi ở đây phát triển mạnh.
- Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất bưởi lớn gồm các nước: Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, Philippin, Thái Lan...
Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cây bưởi, hầu hết các
nước châu Á đều trồng bưởi sản xuất. Tuy nhiên năng suất bình qn vẫn cịn
đang ở mức thấp, đó là do diều kiện kinh tế, xã hội của các nước cịn có những
hạn chế nhất định, nghề trồng cây ăn quả chưa được chú trọng nhiều và đang
tồn tại sự pha trộn của kĩ thuật hiện đại Nhật Bản, Hàn Quốc và sự canh tác
truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin... tình trạng sâu bệnh hại nhiều
nghiêm trọng.
Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới tập trung phần lớn ở một số nước
châu Á, kết quả được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2016
STT

Vùng

Diện Tích

Năng Suất

Sản Lượng



8

Lãnh Thổ

(ha)

(tạ/ha)

(tạ)

1

Argentina

4.341

235.565

102.259

2

cuba

6.935

81.208

56.318


3

Ấn Độ

16.850

231.748

390.500

4

Thái Lan

26.059

88.610

230.909

5

Mêxico

16.525

265.088

438.057


6

Philippin

5.049

57.058

28.811

7

Nam Phi

11.633

310.573

361.300

8

Trung Quốc

105.640

441.331

4.662.202


9

Mỹ

25.940

280.648

728.000

(Nguồn: FAOSTAS/FAO Statistics – năm 2018)[15]
Diện tích bưởi tập chung phần lớn ở một số nước Châu Á
Trung Quốc: là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Ở Trung Quốc
bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam,
Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan...Theo một số tài liệu mới đây cho rằng:
các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các loại
cây ăn quả khác. Năm 2016 diện tích bưởi của Trung Quốc đạt 105,640 ha,
Năng suất trung bình đạt 441,331 tạ/ha với sản lượng 4,662,202 tấn quả.Trung
Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân
Khê ,… được Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp
chất lượng cao.
Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước. Những
vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng


9

được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm

2005, Ấn Độ sản xuất được 142,000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO,2006).
Năm 2016 Ấn Độ trồng 16,850 ha và đạt năng suất 231,748 hg/ha với sản
lượng 390,500 tấn.
Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới, trong đó
chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói
chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ
giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không
hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…). Năm 2016 Mỹ đạt sản lượng
bưởi 728,000 tấn đứng thứ hai sau Trung Quốc.
Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của
miền bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao
Fan,... Năm 1987 Thái Lan trồng 1,500 ha bưởi cho sản lượng 76,275 tấn với
giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1994)[9]. Năm 2016 Thái Lan trồng
được 26,059 ha và sản lượng đạt 230,909 tấn.
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng bưởi hàng năm lớn nhất,
nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa
được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kĩ thuật canh tác (trừ Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác
trên thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kĩ
thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippine... Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây
có múi xảy ra nghiêm trọng.
Tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi.
Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755,972
thùng (80,851 tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6-7 triệu thùng (102-119 nghìn tấn),
năm 2006/07: 8 triệu thùng(136 nghì tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật


10


khoảng 6 triệu thùng (96,712 tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55
triệu thùng so với năm 2003/2004.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là hai loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là
loại cây ăn quả có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so
với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001.
Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy trong
năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật Bản (288 ngàn
tấn) và Canada (51 ngàn tấn), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các
nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kì, Israen, Nam Phi và
Achentina.
2.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, do
điều kiện khí hậu và địa hình bị chia cắt phức tạp, là một trong những nước có
thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Trong đó có cây
bưởi rất gần gũi và được ưa chuộng, giá trị sản phẩm cao, ở miền bắc có bưởi
Đoan Hùng nổi tiếng với vị thanh ngọt, mát dịu, ở miền Nam có rất nhiều giống
bưởi quý, ngon, nổi tiếng như: Da xanh, Phúc trạch, Năm roi,..
Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của nước ta từ năm 2012 đến 2016
được thể hiện trong bảng sau:


11

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở Việt Nam
trong những năm gần đây
Năm
2012

2013


2014

2015

2016

37.407

37.733

38.813

39.547

42.100

116.939

116.505

120.225

119.195

118.120

437.436

439.602


466.630

471.380

497.288

Chỉ tiêu
Diện Tích
(ha)
Năng Suất
(tạ/ha)
Sản Lượng
(tấn)

(Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2018)[15]
Qua bảng ta thấy rằng, về diện tích từ năm 2012 đến năm 2016 diện tích
trồng bưởi tăng đều từ 37,407 lên 42,100 ha. Về năng suất, năm 2012 đạt
116,939 tạ/ha đến năm 2014 tăng thêm 3286 tạ/ha là 120,225 tạ/ha, năm 2016
năng suất giảm khơng đáng kể xuống cịn 118,120 tạ/ha. Sản lượng cũng đang
tăng đều qua các năm, Năm 2012 đạt 437,436 tấn đến năm 2016 sản lượng đạt
497,288 tấn.
Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao
như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy
nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hang hố lớn. Tổng
diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện
tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và
54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình
Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang
(1,3 ngàn ha).



12

2.3.3. Tình hình sản xuất bưởi ở Thái Nguyên
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những cây
trồng khác. Nhiều kết quả cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn
quả cho thu nhập cao gấp 2 – 6 lần so với cây lương thực.
Cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được
đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng
cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi.
Từ năm 2007 đến nay, thí nghiệm trồng thử giống Bưởi da xanh chiết
và ghép ở xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái
Nguyên của PGS TS Ngơ Xn Bình đã có kết luận bước đầu: các chỉ tiêu
sinh trưởng đều tốt hơn hẳn so với các giống bưởi nổi tiếng của miền bắc khả
năng ra hoa và đậu quả trung bình, chất lượng rất tốt đặc biệt là khả năng
chống chịu vượt trội so với các giống bưởi địa phương. Kết quả bảo quản
trong điều kiện thủ công dài hơn so với các loại cây trồng khác, thí nghiệm
được bố trí ở diện tích hẹp và thời gian ngắn.
Phát triển vùng cây ăn quả: Phúc Thuận là một trong bốn xã miền núi, ven
dãy núi Tam Đảo, thuộc vùng kinh tế phía tây, bên sơng Công của TP. Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên. Do đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đất đai tiểu vùng, ở
Phúc Thuận đã hình thành vùng cây ăn quả 400 ha, trong đó hơn 200 ha nhãn,
cịn lại là cam, thanh long, ổi, bưởi. Được biết tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng
Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó đưa Phúc
Thuận là một trong bốn điểm xây dựng vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ
cao, với quy mô 310 ha trồng các loại cây nhãn lồng, bưởi, cam. Đây là những
cây chủ lực góp phần quan trọng làm nên giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Thái Nguyên năm 2015 đạt 84 triệu đồng/ha đất canh tác và dự kiến năm nay
là 88 triệu đồng/ha.



13

Tại huyện Đại Từ đã xây dựng thành công vùng sản xuất tập trung và
thương hiệu “Bưởi Tiên Hội” là một trong những việc ngành Nông nghiệp
huyện Đại Từ thực hiện được trong những năm vừa qua. Sau khi nhận thấy cây
bưởi phù hợp với đồng đất địa phương, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện,
xã Tiên Hội và đơn vị chuyên môn đã phối hợp làm hồ sơ và được Cục Sở hữu
trí tuệ cơng nhận nhãn hiệu tập thể “Bưởi Tiên Hội”. Bên cạnh đó, các đơn vị
cũng hỗ trợ người dân thực hiện chương trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn
VietGAP, nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu, quy hoạch và tư vấn kỹ
thuật để người dân mở rộng diện tích.
2.4. Tình hình nghiên cứu bưởi trên thế giới và trong nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu bưởi trên thế giới
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Các giống
bưởi nổi tiếng của Trung Quốc được biết đến là: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi
ngọt Quan Khê...Đây là những giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc
công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy chương vàng. Ở
Đài Loan có giống nổi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính tự thụ, phơi
khơng phát triển nên khơng có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa
chuộng (Hoàng A Điền, 1999) [5].
Ở Thái Lan tập đoàn giống bưởi cũng rất phong phú. Theo Prasert
Anupunt - Viện làm vườn Thái Lan, các giống phổ biến trong sản xuất trồng ở
các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom, Samut Sakhon, Samut songkhram,
Ratchaburi và Nothaburi là: Khao Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao
Hawm, Khao nhan phung, Khao kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai
Nham Phung. Một số giống khác như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao
Udom Sook và Manorom được trồng ở Chai Nat và Nakhon Sawan; giống

Khao Uthai là giống đặc sản của tỉnh Uthai Thani; giống Takhoi và Som Pol


14

được trồng phổ biến ở Phichit; giống Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như
ở tỉnh Surat Thani, Songkhla, Narathiwat và Pattani, (J. Saunt, 1990) [16].
Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Tuy nhiên các giống bưởi
ở Philippine đều là các giống nhập nội từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan
vv... ví dụ như giống Khao phuang từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc
Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương, (Webber,1943) [17].
Ở Malaysia có 24 giống được trồng phổ biến trong sản suất, bao gồm cả
giống trong nước và nhập nội. Một số giống nổi tiếng như: Large red fleshed
pomelo, Pomelo China, (J. Saunt, 1990) [16]. Ấn Độ bưởi được trồng chủ yếu
ở các vườn gia đình thuộc bang Assam và một số bang khác.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu bưởi ở Việt Nam
* Một số giống bưởi ngon ở Việt Nam
Bưởi Diễn trồng nhiều ở xã Phú Diễn, Phú Minh huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Bưởi Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Quả trịn, vỏ quả nhẵn,
khi chín màu vàng cam, khối lượng trung bình quả từ 0,8 - 1 kg, tỷ lệ phần ăn
được từ 60 - 65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời
nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn dòn, ngọt, độ brix từ 12 - 14. Thời gian thu
hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15 - 20
ngày, (Đại học Cần Thơ,2005) [13].
Bưởi Da Xanh có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre nhưng lại được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An,
thị xã Bến Tre. Bưởi Da Xanh ăn ngọt, ráo nước, không hạt hoặc rất ít hạt, vỏ
mỏng, thịt quả màu đỏ sẫm, độ Brix từ 10 - 13%. Khối lượng quả trung bình
từ 1,2- 1,5 kg, tỷ lệ phần ăn được trên 54%. Giống bưởi Da Xanh là giống
mới được tuyển chọn và biết đến cách đây khoảng chục năm, song do chất

lượng ngon, giá cao gấp 3 - 3,5 lần các giống bưởi khác, cho trái quanh năm
nên diện tích trồng giống bưởi này tăng rất nhanh, riêng huyện Mỏ Cày hiện


15

tại có 400 ha, nhưng 5 năm tới diện tích sẽ tăng 1200 ha và tồn tỉnh Bến Tre
sẽ có 4000 ha bưởi Da Xanh vào năm 2010 (hiện tại đã có 1.544 ha), ( Hồng
A Điền, 1990) [5].
Bưởi Năm Roi là giống bưởi ngon nổi tiếng của vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long. Diện tích bưởi Năm Roi khoảng 10.000 ha với sản lượng 60.000
tấn/năm, (Webber, 1943) [17]. Quả hình quả lê, khối lượng quả trung bình từ 1
- 1,4 kg, khi chín vỏ có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng
nhất. Múivà vách múi rất đễ tách, ăn dịn, ngọt hơi dơn dốt chua, đặc biệt là
khơng cóhạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỷ lệ phần ăn được trên 55%, độ brix
từ 9 -12%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, (Nguyễn Quỳnh
Hoa, 2010) [8].
Bưởi Đỏ giống này có nhiều dạng khác nhau. Quả có 2 dạng hình cầu hơi
dẹt và thn dài, khối lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg, khi chín cả vỏ quả, cùi và
thịt quả đều có màu đỏ gấc, vỏ quả nhẵn có nhiều túi tinh dầu mùi thơm. Buởi
Đỏ thường thu hoạch muộn vào tháng 1,2 dương lịch để trưng bày ngày tết do
vậy thịt quả thường bị khô, vị ngọt hơi chua. Giống điển hình là: Bưởi đỏ Mê
Linh trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi gấc ở vùng Đại
Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du miền núi
phía bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cử - Đồng Nai, (Đại học Cần Thơ,
2005) [13].
Bưởi Đoan Hùng trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất
phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Đám và bưởi Bằng Luân xã Bằng Luân.
Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hơi dẹt, khối lượng quả trung bình 0,7 - 0,8 kg,
vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép múi màu trắng xanh, mọng nước, thịt quả

hơi nhão, vị ngọt nhạt, độ brix từ 9- 11%, tỷ lệ phần ăn được 60 - 65%. Quả thu
hoạch vào tháng 10, tháng 11, quả có thể để lâu sau khi thu hái.


16

Bưởi Tộc Sửu quả to hơn, khối lượng quả trung bình 1 - 1,2 kg.
Thịt quả ít nhão hơn bưởi Bằng Luân, song vị cũng ngọt nhạt và có màu
trắng xanh. Thời gian thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân chừng 15 20 ngày, (Đại học Cần Thơ, 2005) [13].
Ngoài ra còn một số loại giống bưởi ngon và được nhiều người biết đến
như bưởi đường Hương Sơn, bưởi đường Lá Cam, bưởi Phúc Trạch, bưởi
Thanh trà,..
2.4.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.4.3.1. Nguồn gốc và phân loại
* Nguồn gốc
Theo Chawalit Niyomdham,1992 [14] cho rằng: Bưởi có nguồn gốc ở
Malaysia, sau đó lan sang Indonêsia, Trung Quốc, phía Nam Nhật Bản, phía
Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ. Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn
gốc ở phía Đông Malaysia kể cả các đảo Fiji và Friendly.
Bưởi tiếng anh gọi là Pummelo, có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo
Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji châu Âu và cả cá nước vùng
Địa Trung Hải, (Đường Hồng Dật, 2003) [3]. Tuy nhiên nhiều từ điển ở Việt
Nam dịch bưởi ra thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng Anh
của bưởi chùm (Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay dạng con
lai tự nhiên của bưởi, nó xuất hiện sớm nhất tại vùng Brabadas miền tây ấn độ
và được trồng lần đầu tiên ở Florida mỹ năm 1809 và trở thành một trong những
sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ.
Alphonse de Candle (1886) [11] cho rằng có một số giống bưởi tại quần
đảo Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời. Roxburgh
(1983) [8] cho rằng bưởi đã được di thực đến Roxburgh (Ấn Độ) từ quần đảo

Java (Indonesia).


17

Theo Webber và cộng tác viên (1967) [17], trong quần đảo Friendly và
Fiji còn tồn tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng
khởi nguyên của bưởi. Tuy nhiên, Webber cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu
thì bưởi cũng có thể là cây bản địa của quần đảo Malaysia và Indonesia.
Từ hai nơi này bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran,
Palestin và vào Châu Âu.
Theo Saunt (1990) [16], bưởi có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, nơi
chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới khắp các nước Đơng Nam Á, nơi đây
có nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển. Jorgenson (1984) [16] cho rằng
bưởi và nhóm cây có múi khác đã được mang đến vùng Đông Nam Á bởi những
người Trung Quốc đi lập nghiệp và do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong
vùng.
Nguồn gốc của cây bưởi hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi chưa thống nhất.
Nhiều tác giả cho rằng rất khó xác định được nguồn gốc của các cây có múi
trong đó có cây bưởi vì nhóm cây này có rất nhiều chủng loại khác nhau và đó
là những cây trồng lâu năm, có diện tích phân bố rộng từ xích đạo lên tới vĩ
tuyến 43 độ, từ mặt biển lên tới núi cao 2500m. Nhưng dù sao các tác giả cũng
cho rằng phần lớn nguồn gốc của cây có múi là ở vùng giáp danh giữa Ấn Độ
và Trung Quốc.
Một số nhà khoa học trên thế giới lại cho rằng bưởi có nguồn gốc ở
Malaysia, sau đó được trồng rộng rãi ở Indonesia, Trung Quốc, phía nam nước
Nhật, phía tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và phía tây nước Mỹ. Hiện nay, bưởi
được trồng nhiều ở phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippnes, Ấn
Độ, Việt Nam... (J Saunt, 1990) [16].
* Phân loại

Cây bưởi tên khoa học là: Citrus grandis (L). Osbeck.
Cây bưởi thuộc họ cam: Rustaceae.


×