Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khẳ năng sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh chồi của một số giống cao lương ngọt cao sản năm 2011 tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.25 KB, 92 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN



PHẠM THỊ THẢO TRANG



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CHỒI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT CAO SẢN
NĂM 2011 TẠI THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên, năm 2012



i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


PHẠM THỊ THẢO TRANG




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CHỒI CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT CAO SẢN
NĂM 2011 TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học trồng trọt
Mã số : 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Thị Bích Thảo
2. PGS.TS. Luân Thị ðẹp







Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng dược công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này ñều ñã ñược nêu rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn



Phạm Thị Thảo Trang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ của

các cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, các cá nhân.
Tôi ñặc biệt cảm ơn: TS.HoàngThị Bích Thảo; PGS.TS.Luân Thị ðẹp,
Trường ðại học Nông Lâm Thái Nguyên là những người ñã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng Quản lý ðào
tạo Sau ðại học, khoa Nông học, trường ðại học Nông Lâm Thái Nguyên,
những người ñã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên
cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn các em sinh viên ngành trồng trọt K39, K40 ñã tham
gia thực hiện, nghiên cứu cùng với tôi trên ñồng ruộng.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia ñình, bạn bè và
ñồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp ñỡ trong suốt thời gian tôi học
tập và nghiên cứu vừa qua.


Tác giả luận văn



Phạm Thị Thảo Trang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình .viii
MỞ ðẦU 1

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

2. Mục tiêu của ñề tài 2

2.1. Mục tiêu chung 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 4

1.1.1. ðặc ñiểm thực vật học 5

1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và ñiều kiện ngoại cảnh 6

1.1.3. Thời gian sinh trưởng 7

1.1.4. Một số giống cao lương trồng phổ biến hiện nay 7

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương trên thế giới 8

1.2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới 8

1.2.3. Tình hình nghiên cứu cao lương trên thế giới 13


1.3. Cao lương ngọt - nguồn nguyên liệu sinh học (NLSH) 21

1.3.1. Lợi ích khi sử dụng NLSH 21

1.3.2. Lợi thế của cao lương ngọt trong sản xuất nguyên liệu sinh học 22

1.4. ðôi nét tình hình nghiên cứu, sản xuất cao lương ngọt ở Việt Nam 27

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm 30

2.1.1. Vật liệu thí nghiệm 30

2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30

2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31

2.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 31

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1. Nội dung nghiên cứu 31

2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 31

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 32


2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1. Kết quả nghiên cứu các giống cao lương ngọt vụ chính 36

3.1.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống cao lương ngọt thí
nghiệm vụ chính 36

3.1.2. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao 39

3.1.3. Khả năng ñẻ nhánh của các giống cao lương thí nghiệm 43

3.1.4. ðặc ñiểm hình thái của các giống cao lương thí nghiệm tại thời ñiểm
thu hoạch vụ chính 44

3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại 47

3.1.6.Khả năng chống ñổ 49

3.1.7 Năng suất và hàm lượng ñường của các giống cao lương thí nghiệm 50

3.2. Kết quả nghiên cứu các giống cao lương ngọt vụ tái sinh chồi 52

3.2.1. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển chồi của các giống cao lương thí
nghiệm vụ tái sinh chồi 53

3.2.3. ðặc ñiểm hình thái của các giống cao lương thí nghiệm tại thời ñiểm
thu hoạch vụ chính tái sinh chồi 56


3.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại 57

3.2.5. Khả năng chống ñổ 59

3.2.5. Năng suất và hàm lượng ñường của các giống cao lương ngọt vụ tái
sinh chồi năm 2011 59

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 62

1. Kết luận 62

2. ðề nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A
o

: Ẩm ñộ
BVTV : Bảo vệ thực vật
CCC : Chiều cao cây
CGIAR : Trung tâm nghiên cứu tư vấn Nông nghiệp quốc tế
ðKT : ðường kính thân
ICRISAT : Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn

INRAN
: Viện nghiên cứu nông nghiệp Niger
INTSORMIL
& CRSP
: Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc tế về cây cao
lương và cây kê
MPOB
: Ủy ban dầu cọ Malaysia
NLSH
: Nhiên liệu sinh học
NRCS
: Trung tâm nghiên cứu cao lương
NSSVH
: Năng suất sinh vật học
NSTT
: Năng suất thân
SAFGRAD
: Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng bán
khô hạn
TC
: Trỗ cờ
TGST
: Thời gian sinh trưởng





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sản lượng cao lương của một số Châu lục giai ñoạn 1990 –
2010 10

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới 11

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cao lương của Mỹ trong những năm gần ñây 12

Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống cao lương ngọt tham gia thí
nghiệm năm 2011 tại Thái Nguyên 36

Bảng 3.2. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương
ngọt thí nghiệm vụ chính 2011 tại Thái Nguyên 37

Bảng 3.3. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các giống cao lương thí
nghiệm vụ chính năm 2011 tại Thái Nguyên 40

Bảng 3.4. Khả năng ñẻ nhánh của các giống cao lương ngọt tham gia thí
nghiệm vụ chính năm 2011 tại Thái Nguyên 43

Bảng 3.6. Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống cao lương thí nghiệm
vụ chính năm 2011 tại Thái Nguyên 45

Bảng 3.7. Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại các giống cao lương thí nghiệm vụ
chính năm 2011 tại Thái Nguyên 48

Bảng 3.8. Khả năng chống ñổ của các giống cao lương thí nghiệm vụ
chính năm 2011 tại Thái Nguyên 50


Bảng 3.9. Năng suất và hàm lượng ñường của các giống cao lương thí
nghiệm vụ chính năm 2011 51

Bảng 3.10. Các giai ñoạn sinh trưởng chồi của các giống cao lương thí
nghiệm vụ tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 53

Bảng 3.11. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các giống cao lương thí
nghiệm vụ tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
Bảng 3.12. Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống cao lương thí nghiệm
vụ tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 56

Bảng 3.13. Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh hại các giống cao lương thí nghiệm
tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 57

Bảng 3.14. Khả năng chống ñổ của các giống cao lương thí nghiệm vụ tái
sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 59

Bảng 3.15. Năng suất và hàm lượng ñường của các giống cao lương thí
nghiệm vụ tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu ñồ 2.1: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những

năm gần ñây 9

Biểu ñồ 3.1. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các giống cao lương ngọt
thí nghiệm vụ chính năm 2011 tại Thái Nguyên 42

Biểu ñồ 3.2. Khả năng ñẻ nhánh của các giống cao lương ngọt tham gia
thí nghiệm vụ chính năm 2011 tại Thái Nguyên 44

Biểu ñồ 3.2. Tốc ñộ tăng trưởng chiều cao của các giống cao lương ngọt
thí nghiệm vụ tái sinh chồi năm 2011 tại Thái Nguyên 55

Biểu ñồ 3.3. Biểu ñồ so sánh năng suất thân của các giống cao lương thí
nghiệm năm 2011 tại Thái Nguyên 61


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường là hai thách
thức chính hiện nay. Năng lượng không chỉ cần thiết mà nhu cầu sử dụng
năng lượng cũng không ngừng gia tăng, do sự phát triển của công nghệ tiên
tiến và gia tăng dân số. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu ñang xảy ra trên thế giới
do sự suy giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch dự trữ chẳng hạn như xăng,
diesel, dầu hỏa, than… (Ramanathan, 2000) [24]. Sự phát triển của các quốc
gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như Việt Nam không chỉ
làm tăng gánh nặng tài chính mà còn gây tác ñộng nghiêm trọng tới môi
trường do việc thải ra các chất ô nhiễm như chì, benzen, lưu huỳnh dioxit,
oxit nitơ và carbon monoxide. Các chất khí thải này ñóng góp ñến 64 %

không khí ô nhiễm ở các thành phố lớn và các vùng ngoại ô lân cận, do ñó
ảnh hưởng ñến sức khỏe gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: bệnh ung thư,
nhiễm trùng phế quản, viêm phổi… (Das và cs, 2001) [18]. Việc ñảm bảo
nguồn năng lượng sạch dài hạn thay thế năng lượng hoá thạch ngày càng trở
nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ ñang cạn dần và giá cả trở nên ñắt ñỏ.
Việt Nam có ñiều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp cho sản xuất
nhiên liệu sinh học từ nguồn năng lượng sinh khối. Nhiên liệu cồn sinh học có
thể ñược sản xuất từ lúa, ngô, sắn, khoai lang và mía ñường, dầu sinh học
ñược chế biến từ những loại cây lấy dầu như lạc, ñậu tương, vừng, cây hướng
dương, dừa và bông. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh
học mỗi năm nếu như có sự ñiều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng.
Vào năm 2050, dự ñoán khoảng 50% lượng tiêu thụ dầu mỏ sẽ ñược thay thế
bằng nguyên liệu sinh khối. Trong giai ñoạn hiện nay Việt Nam ñang thực
hiện nhiều chương trình nghiên cứu, dự án hợp tác giữa các tổ chức, công ty
trong và ngoài nước nhằm ñưa ra cây trồng thích hợp nhất cho việc sản xuất
nguồn nguyên liệu tái sinh phục vụ sản xuất ethanol sinh học. Một số ñề án
phát triển nhiên liệu sinh học ñã ñược thực hiện, trong ñó nghiên cứu và trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thử nghiệm gồm 3 loại cây: cây sắn, cây mía và cây cọc rào (hay còn gọi là
cây jatropha).
Theo ñánh giá của Ngân hàng Phát triển ðông Á, cao lương ngọt sẽ là
cây trồng năng lượng phù hợp nhất ở Việt Nam nếu như có những cải tạo phù
hợp về giống. Cao lương ngọt là một trong những cây trồng sử dụng nước và
dinh dưỡng hiệu quả nhất. So với ngô và mía ñường (nguyên liệu sản xuất
ethanol hiện nay), cao lương ngọt chỉ cần 1/2 lượng nước và 1/2 lượng phân
bón do vậy có thể ñược trồng hiệu quả trên những vùng ñất khô cằn, thậm chí
gần hoang hóa, nơi không thể trồng lúa gạo. Cây cao lương (Sorghum bicolor
L. Moench) hay còn gọi là cây lúa miến hiện ñang ñược phát triển ñể sản xuất
ngũ cốc và lấy thân. Cây cao lương có thể trồng trên mọi loại ñất: ñất ñồi, ñất

ruộng có thể chịu hạn tốt. Ngoài ra cây cao lương có thể trồng 3-4 vụ trong
năm, năng suất cao, thân cây ñược sử dụng làm thức ăn gia súc, thức ăn ủ và
ñược sản xuất làm siro. Hạt cao lương ngọt có thành phần hoá học như:
sucrose, fructose và glucose có thể lên men trực tiếp thành ethanol bằng nấm
men. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ cao hơn ngô 23%, nhu cầu nitơ và nước
thấp hơn ngô là 37% và 17%. Cứ 16 tấn cây cao lương ngọt có thể sản xuất
ñược 1 tấn ethanol, phần bã còn lại có thể chiết xuất ñược 500kg dầu diesel
sinh học.
Phát triển và chế biến cao lương là một vấn ñề mới, ít nghiên cứu lớn,
ngoài các nghiên cứu rất giá trị của viện ICRISAT (Ấn ðộ). Khó khăn lớn
hiện nay là nghiên cứu tuyển chọn hoặc lai tạo ñược các dòng, giống cao
lương ngọt có sản lượng thân lá cao phù hợp với ñiều kiện Việt Nam
là vấn ñề rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi ñã tiến hành ñề
tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng tái sinh
chồi của một số giống cao lương ngọt cao sản năm 2011 tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của ñề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác ñịnh ñược giống cao lương ngọt có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, cho năng suất thân cao và chất lượng tốt phù hợp với ñiều kiện sinh thái
của tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cao
lương ngọt trong ñiều kiện vụ chính 2011 và vụ tái sinh chồi 2011 tại
Thái Nguyên.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và chống ñổ của một số giống cao
lương ngọt.
- ðánh giá năng suất và hàm lượng ñường của một số giống cao
lương ngọt.

- So sánh và sơ bộ chọn lọc một số giống có triển vọng ñể tiếp tục khảo
sát trong các mùa vụ tiếp theo.
3. Ý nghĩa của ñề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp học viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức ñã học và áp
dụng vào thực tế sản xuất.
- Trên cơ sở học ñi ñôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, giúp
học viên nâng cao ñược chuyên môn, nắm vững phương pháp tổ chức tiến
hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần tìm ra giống cao lương ngọt năng suất cao phù hợp với ñiều
kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng cây trồng. Mỗi một giống khác nhau thì có phản ứng với ñiều
kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy ñể phát huy hiệu quả của giống

cần phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với ñiều kiện sinh thái, khí hậu ñất
ñai, kinh tế xã hội. ðể có những giống có năng suất chất lượng cao, có khả
năng chống chịu tốt với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi thì công tác chọn giống
ñóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vavilop ñã nói “Chọn giống có thể coi
như một khoa học nhưng là một nghệ thuật như một lĩnh vực sản xuất của nền
sản xuất nông nghiệp”.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật có rất
nhiều phương pháp ñể chọn tạo giống cây trồng mới như nhân giống vô tính,
gây ñột biến, lai tạo. Có thể rút ngắn ñược thời gian tạo giống, tạo ra ñược
giống tốt, có năng suất cao ổn ñịnh, sức chống chịu tốt với ñiều kiện ngoại
cảnh bất thuận. Nhưng với trang thiết bị kỹ thuật của chúng ta hiện nay thì
việc áp dụng các phương pháp tạo giống trên còn nhiều hạn chế, do vậy nhập
nội là phương pháp tạo giống mới nhanh nhất và hiệu quả nhất. ðể chọn ñược
giống nhập nội tốt, phù hợp với ñịa phương thì việc khảo nghiệm tìm hiểu khả
năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng suất chất lượng của giống
trong vùng sinh thái khác nhau là rất quan trọng.
Nếu các giống mới chưa ñược khảo nghiệm kỹ lưỡng và chưa ñược công
nhận là ñạt tiêu chuẩn mà ñã ñưa ra sản xuất ở diện rộng thì sẽ gây tình trạng
rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây
trồng. Như vậy khảo nghiệm là việc làm cần thiết quyết ñịnh sự thành công
của giống nhập nội.
Mặt khác Việt Nam là một nước nằm trong khu vực châu Á, thuộc khu
vực nhiệt ñới nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa không phân bố ñều giữa các
tháng trong năm nên có thể nói hạn là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
hưởng ñến sinh trưởng phát triển và năng suất của hầu hết các loại cây trồng.
Hàng năm diện tích trồng lúa nước bị hạn cục bộ khoảng 0,4 triệu ha. Cao
lương là cây trồng có khả năng chịu hạn cao thích nghi với ñiều kiện khí hậu
Việt Nam.

ðể mở rộng diện tích trồng cao lương trước tiên phải chọn ñược bộ
giống phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam, thích nghi với ñiều kiện khí
hậu, có khả năng chống chịu bệnh ñồng thời cho năng suất thân lá cao phục
vụ sản xuất ethanol là vấn ñề trước mắt hiện nay.
1.1.1. ðặc ñiểm thực vật học
Cao lương ngọt một loại cây thuộc họ hòa thảo chiều cao từ 0,6 - 5m,
ñường kính thân 5-30mm tùy thuộc vào giống, ñiều kiện canh tác và môi
trường. ðặc ñiểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây cao
lương tương tự như cây ngô và các cây ngũ cốc khác. Số lượng lá trên cây
tương quan với thời gian sinh trưởng, thông thường trên thân có từ 7 – 18
lá hoặc hơn (Leonard và cs, 1963) [29]. Lá dài và rộng hơn lá ngô. Mỗi lá
ñược sinh ra từ một ñốt, số lá ở thời kỳ trưởng thành tương ñương với số
ñốt trên thân.
Thân gồm các lóng và ñốt, lá mọc ra từ ñốt, chồi có thể mọc ra từ các
ñốt thân. Thời gian ñẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ
và kỹ thuật canh tác, sau khi thu hoạch có thể cắt bỏ các nhánh tạo ñiều
kiện cho cây ñẻ nhánh vào vụ sau mà không cần phải trồng lại (Wilson,
1995) [49]. Những giống có hàm lượng nước trong thân cao thường có thân
màu xanh xám, gân lá màu tối.
Rễ cao lương là cây rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút
nước hiệu quả, rễ ñâm rộng nhờ ñặc ñiểm này cao lương có thể sống ở
những nơi khô hạn hơn ngô. Rễ chính ñâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ bên,
rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng ñất mặt, rễ chính có thể ñâm sâu tới 1,5m.
Cao lương là cây tự thụ phấn, ñôi khi xảy ra hiện tượng giao phấn,
tỷ lệ giao phấn thường nhỏ hơn 6% (Conley, 2003) [16]. Hoa mọc thành
chùm, chùm hoa có cả hoa ñực và hoa cái, mỗi chùm gồm khoảng 6.000
bông con. Hạt cao lương nhỏ hơn hạt ngô và có một lớp vỏ ngoài. Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
kg hạt giống chứa 25.000 ñến 61.740 hạt. Hạt có nhiều màu sắc khác

nhau từ màu vàng nhạt, màu nâu ñỏ nhạt ñến màu nâu sẫm tùy thuộc vào
từng giống cây. Hạt càng sậm màu càng chứa nhiều tananh làm cho hạt
có vị ñắng.
Cao lương một loại cây trồng nhiệt ñới, cao lương cùng họ với lúa.
Nhưng quang hợp theo chu trình C4 ñây chính là một ưu ñiểm vượt trội của
cao lương. Nhờ quang hợp theo ñường hướng này mà cao lương ngọt có
thể tổng hợp chất hữu cơ ở ñiều kiện nhiệt ñộ cao và không xảy hiện tượng
quang hô hấp. Ngược lại, lúa là ñại diện của các loại cỏ ôn ñới, sử dụng
chu trình C3. Cao lương ngọt là sự kết hợp tuyệt vời giữa lúa với cây trồng
nhiệt ñới với bộ gen lớn hơn nhiều và sự bổ sung các gen có lợi khác từ
mía, và là một trong những cây trồng tạo sinh khối hiệu quả nhất trên thế
giới hiện nay.
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và ñiều kiện ngoại cảnh
Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng ñất
khô hạn có lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương ñược trồng ñầu
tiên ở Ethiopia sau ñó lan rộng ra nhiều nước ở châu Phi (Martin, 1970)
[31]. Cao lương ñược trồng ở Hoa Kỳ vào năm 1850. Hiện nay cao lương
ñược phân bố rộng khắp các vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới, và các khu vực
ôn ñới ấm của thế giới.
Cao lương là loại cây trồng nhiệt ñới và bán nhiệt ñới; cao lương thích
nghi với khoảng ñiều kiện khí hậu rộng lớn từ những vùng có lượng mưa
hàng năm cao ñến những nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa và các yếu tố
khác quyết ñịnh mùa vụ và thời gian sinh trưởng của cao lương nhưng cao
lương vẫn có thể trồng và phát triển ở những nơi có ñiều kiện khác nghiệt
và trình ñộ thâm canh hạn chế (Rohman và cs, 2004) [40]. Cao lương rất
thích nghi với vùng ñất nóng, khô hạn và bán khô hạn và là cây trồng chính
ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và châu ðại Dương nơi mà quá nóng và khô
không phù hợp sản xuất ngô. Cao lương là cây trồng lấy hạt chủ lực ở
những vùng khô hạn và bán khô hạn. Cây cao lương xuất xứ từ vùng nhiệt
ñới nên ñiều kiện khí hậu nóng ẩm là ñiều kiện thuận lợi cho phát triển.

Ngưỡng nhiệt phát triển 15 - 37
0
C, tuy nhiệt nhiệt ñộ tối thích là 27
0
C. ða
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
số các giống cao lương hiện nay không phản ứng với ánh sáng, tuy nhiên
cao lương là cây trồng ngày ngắn.
1.1.3. Thời gian sinh trưởng
Thời gian từ gieo ñến thu hoạch hạt là một trong những yếu tố quan
trọng ñể phân loại các giống cao lương, bố trí mùa vụ. Thời gian sinh
trưởng thường ít thay ñổi tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào ñiều kiện thời
tiết, mùa vụ, cùng một giống nếu trồng sớm thường có thời gian sinh
trưởng dài hơn nếu trồng muộn.
Cách phân loại này dựa trên ñiều kiện thời tiết bình thường, dưới ñiều
kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc rất thuận lợi có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời
gian sinh trưởng ñến 25 ngày so với cách phân loại trên (Vinall, 1936) [48].
Dưới ñây là cách phân loại giống các giống cao lương căn cứ theo thời
gian từ gieo ñến chín sinh lý.
Chín rất sớm ≤ 90 ngày
Chín sớm 91-100 ngày
Chín sớm trung bình 101-108 ngày
Chín trung bình 109-114 ngày
Chín muộn trung bình 115-120 ngày
Chín muộn 121-124 ngày
Chín rất muộn ≥125 ngày
1.1.4. Một số giống cao lương trồng phổ biến hiện nay
Mặc dù hiện nay có rất nhiều giống cao lương ngọt ñược trồng phục vụ
cho sản xuất ñường hay rỉ ñường tuy nhiên xuất phát từ mục ñích chiết xuất

mà người ta chọn những giống có hàm lượng ñường phù hợp. Bộ Nông
nghiệp Mỹ ñã chọn lọc ñược nhiều giống cao lương ngọt có năng suất thân lá
cao. Những giống này có thời gian sinh trưởng, trọng lượng hạt, hàm lượng
ñường và các ñặc tính sinh lý khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1: thân chứa nhiều ñường kết tinh (saccarozse) giống ñại diện
Keller, Rio, Cowley…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Nhóm 2: thân chứa nhiều ñường khử (fructozo), các giống chính:
Theis, Tracy, M-81E. Tổ chức ICRISAT ñang chọn tạo và phát triển các
giống cao lương ngọt phục vụ sản xuất ethanol.
Dale là giống chín trung bình ñược tạo ra bởi Trung tâm chọn giống cây
lấy ñường (SCFS) ở Mississippi, Mỹ. Hạt nhỏ, màu nâu vàng, tỷ lệ nảy mầm
cao, có khả năng chống ñổ tốt, kháng bệnh thán thư. Thân cây có kích thước
trung bình, có chất lượng ñường tốt.
M8IE là giống chín trung bình muộn ñược SCFS tạo ra. Chiều cao và
khả năng chống ñổ tương ñương giống Dale. Có khả năng kháng bệnh thán
thư nhưng lại dễ mắc bệnh lùn khảm. Hàm lượng ñường khử cao hơn giống
Dale, rỉ mật màu hổ phách chất lượng tốt.
Brandes ñược công nhận năm 1968 của SCFS, là giống chín muộn, bộ rễ
rất phát triển, cứng cây. Có khả năng kháng bệnh thán thư, chịu hán tốt. Chất
lượng ñường tốt nhưng lượng ñường giảm sau thu hoạch rất nhanh. Hạt nhỏ,
màu trắng, ñộ nảy mầm cao.
Giống Tracy ñược công nhận năm 1953, thân cao ñến 3,5m, thân ngon
ngọt nhưng năng suất thấp. Trong ñiều kiện thuận lợi phát triển, giống này tạo
ra chất lượng rỉ mật rất tốt, nhưng dễ bị các bệnh như bệnh thán thư lá, ñốm lá
và bệnh rỉ sắt.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới
Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng ñầu thế giới, cung

cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, sợi…. Cung cấp lương thực cho
750 triệu người trên hành tinh ñặc biệt là ở những vùng nhiệt ñới và cận nhiệt
ñới của châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh (Borrell, 2000) [11].
Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bố ở cả 6 châu lục tập
trung chủ yếu ở châu Phi Và châu Mỹ. Cây cao lương ñược ví như một cây
trồng ña tác dụng sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy
vào mục ñích sử dụng: hạt là thực phẩm cho người và gia súc, thân lá ñược sử
dụng làm chất ñốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9













Biểu ñồ 2.1: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm
gần ñây
Nguồn: FAO, 2012

Diện tích trồng cao lương không có nhiều thay ñổi trong những năm gần
ñây, duy trì ở mức trên 40 triệu ha, cao lương ñược trồng nhiều nhất năm

2005 (46,27 triệu ha). Do sức ép của dân số và nhu cầu sử dụng ñất cho công
nghiệp nên diện tích diện cao lương thế giới sẽ duy trì ở mức 40 - 46 triệu ha.
Tuy nhiên sản lượng cao lương vẫn tăng liên tục do việc sử dụng những
giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và mùa vụ. Tổng lượng sản lượng
cao lương thế giới liên tục tăng qua các năm từ 41,59 triệu tấn (năm 1990) lên
55,65 triệu tấn (năm 2010) tăng xấp xỉ 1,5 lần trong vòng 20 năm.
Năng suất hạt cao lương ổn ñịnh qua các năm dao ñộng trong
khoảng 13,6-13,7 tạ/ha, nhưng năng suất cao lương giữa các châu lục
không ñều nhau.
41.59
42.46
40.93
46.22
40.5
13.66
12.85
13.61
12.88
13.73
56.81
54.56
55.69
59.54
55.65
0
10
20
30
40
50

60
70
1990 1995 2000 2005 2010
DT (triệu ha)
NS hạt (tạ/ha)
SL (triệu tấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Bảng 1.1. Sản lượng cao lương của một số Châu lục giai ñoạn 1990 – 2010

Năm

Châu lục
1990 1995 2000 2005 2009 2010
Châu
Phi
DT (triệu ha) 16,46 21,62 21,26 28,73 27,79 24,76
NS (tạ/ha) 7,28 8,24 8,66 8,69 9,77 8,46
SL (triệu tấn) 11,98 17,81 18,41 24,95 27,17 20,95
Châu
Mỹ
DT (triệu ha) 7,28 6,26 7,08 5,95 5,93 5,94
NS (tạ/ha) 33,84 31,3 32,81 35,82 35,67 37,93
SL (triệu tấn) 24,64 19,58 23,24 21,3 21,14 22,54
Châu Á
DT (triệu ha) 17,20 13,77 11,74 10,65 9,10 9,13
NS (tạ/ha) 10,08 11,14 9,50 10,03 11,46 10,80
SL (triệu tấn) 18,57 15,34 11,15 10,69 10,42 9,86
Châu
Âu

DT (triệu ha) 0,27 0,13 0,23 0,14 0,15 0,16
NS (tạ/ha) 24,82 43,17 33,39 41,45 44,33 44,60
SL (triệu tấn) 0,67 0,55 0,76 0,58 0,67 0,7
Châu
ðại
Dương
DT (triệu ha) 0,38 0,69 0,62 0,76 0,77 0,52
NS (tạ/ha) 24,88 18,56 34,00 26,63 35,08 30,95
SL (triệu tấn) 0,95 1,28 2,12 2,01 2,70 1,60
Nguồn: FAO, 2012
Châu Phi có diện tích trồng cao lương lớn nhất thế giới tăng liên tục qua
các năm 16,46 triệu ha (năm 1990) lên 27,79 triệu ha (năm 2009), chiếm 64%
diện tích cao lương thế giới. Mặc dù năng suất cao lương của châu Phi khá
thấp chỉ ñạt 9,77 tạ/ha (năm 2009), thấp hơn so với năng suất bình quân thế
giới (14,20 tạ/ha) nhưng do diện tích lớn nên châu Phi vẫn có sản lượng cao
nhất thế giới, chiếm khoảng 44% sản lượng cao lương thế giới. Trong ñó,
Sudan (4,12 triệu tấn) và Ethiopia (2,80 triệu tấn) là hai quốc gia có diện tích
cũng như sản lượng cao lương lớn nhất. Việc nâng cao năng suất cao lương
ñược quan tâm và chú trọng, rất nhiều chương trình, dự án cải tiến kỹ thuật
canh tác, lai tạo các giống cao lương mới ñang tiến hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Châu Mỹ là châu lục có năng suất cao lương cao nhất thế giới, sản lượng
cao lương lớn thứ hai thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ, Mexico, Braxin và
Argentina. Châu Á cũng là châu lục trồng nhiều cao lương nhưng trong số 10
nước có sản lượng cao nhất thế giới chỉ có Trung Quốc là ñại diện của Châu
Á. Năm 2009 sản lượng cao lương của Trung Quốc là 2,3 triệu tấn, năng suất
39,65 tạ/ha cao hơn so với trung bình thế giới.
Theo FAO (2007) [27] cao lương trên thế giới ñược thống kê từ năm
1960 ñến năm 2006 thì diện tích trồng cây cao lương thay ñổi không ñáng kể

(khoảng 43 triệu ha). Tuy nhiên, năng suất hạt lại liên tục tăng và ñạt cao nhất
ở những năm 2004, 2005 (1,53 và 1,49 tấn/ha). Do ñó, sản lượng hạt của cao
lương cũng ñạt cao nhất vào những năm 2004, 2005. Tình hình chung về diện
tích, năng suất, sản lượng và sử dụng hạt cao lương ñược thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới
Năm
Diện
tích
(1000ha)

NS hạt
(tấn/ha)

Sản
lượng
(1000tấn)

Sử dụng làm
lương thực và
mục ñích
khác (1000
tấn)
Sử dụng
làm thức
ăn gia súc
(1000tấn)
Bình
quân
kg/người
/năm

1960

40.481 10,10 40.812 21.809 16.020 12,40
1970

49.412 11,29 55.773 22.509 31.509 6,20
1980

44.030 13,00 57.238 23.243 30.424 5,30
1990

41.590 13,66 56.807 24.117 32.506 4,60
2000

41.187 13,56 55.856 23.163 30.601 3,90
2005

46.522 12,91 60.068 24.847 25.425 3,90
2006

43.245 13,38 57.853 25.945 24.476 4,00
2007

44.606 14,02 62.549 25.188 26.948 3,80
2008

45.262 14,66 66.356 26.378 30.998 3,90
2009

40.588 13,92 56.490 26.536 24.828 3,80

Nguồn: FAO, 2012
Qua bảng 2.2 cho thấy, mục ñích sử dụng cao lương trong những năm
1970 - 2000 cao lương chủ yếu ñược sử dụng làm thức ăn cho gia súc, trong
khi ñó trước 1970 thì hạt lại ñược dùng làm lương thực cho con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.2.2. Tình hình sản xuất cao lương ở Mỹ
Ở Mỹ, cao lương là cây trồng quan trọng thứ 4 sau ngô, ñậu tương và lúa
mỳ, nhờ vào ñặc tính chống chịu với thời tiết khô hạn và nhiệt ñộ cao. Trong
những năm 50 của thế kỷ trước, cao lương lai tạo ñã ñược ñưa vào trồng ñại
trà cho năng suất cao hơn hẳn và trở thành cây trồng phổ biến ở Mỹ. Ban ñầu
cao lương có hạt màu ñỏ tía, màu sắc này không phù hợp với chế biến. ðể
khắc phục những hạn chế ñó, các nhà chọn giống ñã chọn tạo ra các giống cao
lương có hạt màu trắng thích hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất rượu
sâm banh.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cao lương của Mỹ trong những năm gần ñây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Xuất khẩu
(triệu tấn)
1990

3,68

39,59


14,56

6,80

1991

3,99

37,20

14,86

5,96

1992 4,88 45,58 22,23 7,75
1993 3,61 37,61 13,57 6,19
1994

3,59

45,64

16,40

5,87

1995 3,34 34,88 11,65 5,57
1996 4,78 42,26 20,20 4,86
1997 3,71 43,42 16,09 5,13

1998 3,13 42,26 13,21 5,00
1999 3,46 43,72 15,12 5,86
2000 3,13 38,23 11,95 6,58
2001 3,47 37,61 13,06 6,19
2002

2,88

31,78

9,16

5,56

2003

3,16

33,10

10,45

5,00

2004 2,64 43,69 11,52 4,59
2005 2,32 43,00 9,98 4,64
2006

2,00


35,17

7,03

4,71

2007 2,75 45,98 12,64 5,70
2008 2,94 40,78 12,00 5,31
2009 2,23 43,55 9,73 3,75
2010 1,95 45,09 8,77 -
Nguồn: FAO, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Mỹ là quốc gia sản xuất cao lương lớn thứ hai thế giới. Năm 2010 Mỹ
sản xuất 8,77 triệu tấn hạt (chiếm 16% sản lượng cao lương thế giới) trong ñó
chủ yếu chế biến thức ăn chăn nuôi, 12% sản lượng cao lương phục vụ ngành
công nghiệp chế biến ethanol.
ðồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu cao lương lớn nhất thế giới
chiếm 80% sản lượng cao lương xuất khẩu của thế giới. Thị trường xuất khẩu
cao lương chính của Mỹ là Mexico, do các chính sách hạn chế nhập khẩu ngô
của chính phủ. Trong giai ñoạn từ 2000 ñến 2005, Mexico nhập khẩu hơn
70% tổng lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ (FAS-USDA).
Diện tích trồng cây cao lương của nước Mỹ giảm trong suốt thời gian qua.
Năm 1990 diện tích cao lương ñạt: 3,68 triệu ha; năm 2000: 3,13 triệu ha ñến năm
2010 còn: 1,95 triệu ha. Nguyên nhân của việc giảm diện tích do sự cạnh tranh
của cây trồng khác ñặc biệt là cây ngô, diện tích ñất nông nghiệp giảm và sự thay
ñổi các chính sách của chính phủ Mỹ về nông nghiệp và thương mại.
Sản lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ tăng liên tục trong vòng 35 năm
qua. Năm 2010 lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ tăng 15% so với năm
2009. Trồng cao lương ñể sản xuất Ethanol sẽ là hướng ñi mà quốc gia lựa

chọn trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng như hiện nay. Ở Mỹ cao lương
ñược trồng chủ yếu ở Kansas, Nebraska và Texas.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cao lương trên thế giới
Nhận thức ñược vai trò quan trọng của cao lương cũng như nhu cầu tiêu
thụ cao lương của con người không ngừng tăng lên. Nhiều nước ñã ñầu tư cho
việc tăng năng suất và diện tích trồng cao lương. Vấn ñề ñặt ra là chúng ta
phải tăng năng suất cao lương bằng cách sử dụng các giống có tiềm năng
năng suất cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Ở Châu Phi dự án nghiên cứu cao lương cấp nhà nước ñược phê duyệt
năm 1984, bắt ñầu hoạt ñộng từ năm 1986 ñến 1991 dưới nguồn vốn tài trợ
của chính phủ Mỹ.
Công tác nghiên cứu cao lương trên thế giới ñang ngày càng ñược mở
rộng với các tổ chức và nhiều chương trình nghiên cứu như:
ICRISAT: Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
NRCS: Trung tâm nghiên cứu cao lương
INTSORMIL - CRSP: Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc tế
về cây cao lương và cây kê.
INRAN: Viện nghiên cứu nông nghiệp Niger
SAFGRAD: Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng bán khô hạn.
CGIAR: Trung tâm nghiên cứu tư vấn nông nghiệp quốc tế.
1.2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn giống cao lương trên thế giới
Cao lương hay bất cứ một cây trồng nào, tính trạng năng suất ñược quy
ñịnh bởi rất nhiều gen khác nhau. Môi trường là nhân tố quy ñịnh giới hạn của
kiểu gen. Do dó các nhà khoa học phải tìm ra những gen và ñiều kiện môi
trường thích hợp nhất ñể cây trồng cho năng suất cao.
Tại Trung Quốc, Viện ðại học Nông nghiệp Thẩm Dương ñã nghiên cứu
58 dòng lúa miến ngọt và chọn lọc ra một số giống tốt, thích hợp với vùng
ñông bắc Trung Quốc.

Trong năm 2004, 21 giống cao lương ngọt (A 63, 51 Volzhskoye,
Kamyshinskoye 7, Kinelskoye 3, và các giống khác) ñã ñược công nhận trồng
ở các vùng khác nhau của Liên bang Nga.
Trong số 90 dòng thử nghiệm tại Isaren ñã tìm thấy 9 dòng phù hợp cho
quá trình tổng hợp ñường. Hàm lượng ñường trung bình: 20,7%, 1,39 %
ñường khử, 15,8% sucrose (Blum và cs,1975) [5].
Sau khi khảo nghiệm 1 số giống cao lương ngọt có nguồn gốc từ Mỹ ñã
tìm ra ñược 3 giống (MN-9, MN-29 and Rio) có hàm lượng ñường trong thân
lá cao, 3.500-5.000 kg ñường/ha, 13,2% sucrose, 70-80% dịch mật trong cùng
ñiều kiện canh tác như các giống khác (Blum và cs, 1977) [6].
Những giống cao lương ngọt có năng suất sinh khối và hàm lượng ñường
cao ñang ñược phát triển tại Mỹ. Những giống này có năng suất sinh khối cao
hơn mía 30%, tuy nhiên tỷ lệ bã cao hơn mía (Nathan, 1978) [33].
Các giống cao lương ngọt có năng suất hạt 8,8 tấn/ha, năng suất sinh
khối 66,8 tấn/ha. Giống Rio có chiều cao cây cao nhất 300 cm (Rauppu và cs,
1980) [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Năng suất trung bình của các giống cao lương ngọt trên thế giới ở thập
niên 70 từ tăng nhanh chóng từ 35 - 48 tấn/ha lên 45 - 60 tấn/ha. Trong tương
lai, năng suất sinh khối sẽ tiếp tục tăng và có thể ñạt 80 tấn sinh khối/ha, năng
suất hạt 1,5 - 5,5 tấn/ha, có thể thu hoạch sau 130 - 140 ngày.
Sau khi ñánh giá năng suất và số lượng chồi/thân chính của 4 số giống
cao lương ngọt: Brandes, Dale, Rio và Wray có số lượng chồi/thân lần: 1,2;
0,38; 0,86; 0,36. Năng suất sinh khối của chồi bằng 56% năng suất thân
chính, trong khi hàm lượng ñường, ñường khử, ñường kết tinh, tỷ lệ dịch ép
của giống Brandes, Rio và Wray tương ñương nhau (Broadhead, 1981) [7].
Trong tám giống cao lương ngọt ñược trồng vào tháng ñầu tháng 6 và
thu hoạch vào tháng 11 có 3 giống Keller, MN 1500 và Ramada có năng suất
sinh khối tương ñương nhau (41 - 46 tấn/ha) và cao hơn các giống khác.

Giống Brandes, Roma có khối lượng vật chất khô cao nhất: 54,2g và 50,4g ở
thời ñiểm 60 ngày sau gieo. Tại thời ñiểm 90 ngày sau gieo khối lượng vật
chất khô giống Rio (72,2g), Dale (70,2g) và Brandes (65,5g) tương ñương
nhau. Giống RM-10-2 có khối lượng vật chất khô cao nhất (75,2g) (Bryan và
cs, 1981) [9].
Giống cao lương ngọt Keller thu hoạch ñược 107 tấn thân lá/ha tương
ñương 5.997 lít ethanol (Hills và cs, 1981) [23].
Sau khi khảo nghiệm 5 giống (Rio, Dale, RM-57-1 và J-set-3) ñưa ra kết
luận rằng: giống Rio có số lá/ thân nhiều hơn các giống khác (8,02 lá) chiều
cao cây trung bình 307 cm; trong khi ñó giống RM-57-1 và Dale cho năng
suất sinh vật học cao nhất ñạt 51,8 tấn và 50,6 tấn /ha trong cùng ñiều kiện
canh tác (Muddemmanavar,1983).
Sau khi tiến hành ñánh giá các dòng cao lương khác nhau tại Rahuri, cho
thấy chiều cao của các dòng cao lương dao ñộng từ 180cm (dòng IS-660) ñến
350 cm (dòng IS-306) (Bapat và cs, 1983) [4].
Chiu và Hu (1984) [14] (Trung Quốc) chỉ ra rằng năng suất sinh khối
trung bình liên quan chặt chẽ với chiều cao thân cây, năng suất hạt và số
lượng lá/cây và số lượng nhánh/khóm ở cây cao lương vụ thu.
Sau khi tiến hành khảo nghiệm 87 dòng, giống cao lương ngọt ở Kharif
ñã tìm ra 12 dòng triển vọng. Trong ñó giống SSV-2525 có chiều cao cây cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×