Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

bài tập lớn môn dinh dưỡng thực đơn cho trẻ ăn dặm từ 6 24 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 81 trang )

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Trường Đại học Bách
Khoa Khoa Kỹ thuật Hóa học BỘ MƠN CƠNG NGHỆ
THỰC PHẨM


BÀI TẬP LỚN MÔN DINH DƯỠNG

THỰC ĐƠN CHO TRẺ ĂN DẶM TỪ 6-24
THÁNG TUỔI
LỚP L02 --- NHÓM 15 --- HK 211
GVHD: PGS.TS Trần Thị Thu Trà
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Minh Lý
Nguyễn Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Thu Thủy

TP HCM, 10/2021

download by :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 3
1. Tầm quan trọng của việc ăn dặm/ ăn bổ sung..................................................... 3
2. Những lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung.................................................................... 3
2.1 Về dinh dưỡng............................................................................................... 3
2.2. Về tâm lý...................................................................................................... 5
3. Thành phần cần thiết của thực phẩm bổ sung..................................................... 6
3.1 Nhóm nguyên liệu chế biến thực phẩm bổ sung............................................ 6
3.2 Lợi ích của các loại thực phẩm bổ sung........................................................ 7


4. Nên cho trẻ tập ăn bổ sung như thế nào là hợp lý?............................................. 8
5. Cách làm tăng độ đậm năng lượng cho thức ăn của trẻ...................................... 9
6. Những sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung.............................................................. 10
7. Các loại thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm............................................. 11
8. Nguyên tắc xây dựng thực đơn của nhóm dành cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi 12

PHẦN 2: THỰC ĐƠN THAM KHẢO................................................................ 13
1. Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi....................................................................... 13
2. Thực đơn cho trẻ 9-11 tháng tuổi..................................................................... 32
3. Thực đơn cho trẻ 12-24 tháng tuổi................................................................... 58

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự sống còn, sức khỏe và phát triển của
trẻ. Trẻ em được ni dưỡng tốt sẽ có khả năng phát triển và học tập tốt hơn, tham
gia và đóng góp cho cộng đồng của các em đồng thời có khả năng chống chịu khi
đối diện với bệnh tật và thiên tai. Dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong
việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong những thập kỷ gần đây, vẫn cịn một chương
trình làm việc đang dang dở.
Cịi cọc hoặc suy dinh dưỡng mãn tính vẫn là một lo ngại chính, vì Việt Nam
là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh
dưỡng cao nhất. Theo số liệu của Unicef, Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em
thuộc các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần số trẻ em từ
các hộ gia đình khá giả hơn, vùng Tây Ngun, Trung du và miền núi phía Bắc nơi
có nhiều người dân tộc thiểu số là khu vực có tỉ lệ cao nhất. Trong số các nhóm dân
tộc thiểu số này, người Mơng có tỷ lệ cao nhất (65%).
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5

tuổi là 28% và 31% ở khu vực miền núi nơi có người dân tộc thiểu số, trong khi
32% phụ nữ mang thai bị xếp loại thiếu máu. Chỉ một phần tư trẻ em dưới sáu tháng
tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn và 59% được hưởng lợi từ chế độ ăn dặm đa dạng và
đầy đủ.
1000 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu mang thai của người mẹ đến sinh nhật
lần thứ hai của trẻ em là một cơ hội đặc biệt để ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của
thiếu dinh dưỡng.
Vậy vì sao phải là 1000 ngày vàng?
Theo những nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được rằng:
Trẻ được ni dưỡng đúng cách sẽ có hệ miễn dịch tốt và phát huy hết tiềm
năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sẽ tăng gấp 6
lần khả năng sống so với trẻ không được bú sữa mẹ. Dinh dưỡng đúng cách sẽ ngăn
1

download by :


chặn được 1 phần 5 nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em được nuôi dưỡng
đúng cách sẽ tăng gấp 10 lần khả năng vượt qua những bệnh gây tử vong ở trẻ em
như tiêu chảy, viêm phổi... Trẻ em được ni dưỡng đúng cách sẽ có chỉ số thông
minh cao hơn, khả năng học tập tốt hơn và thu nhập cao hơn khi trưởng thành.
Nhận thấy tầm quan trọng của 1000 ngày vàng đối với trẻ, trong phần tiếp
theo nhóm sẽ trình bày nội dung về dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi để
mọi người có cái nhìn tổng qt hơn về vấn đề này.

2

download by :



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. Tầm quan trọng của việc ăn dặm/ ăn bổ sung
Ăn dặm hay ăn bổ sung là việc cho bé ăn thêm các thức ăn đặc khác ngoài sữa
mẹ để bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng trẻ cần. Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho
bé ăn bổ sung là 6 tháng (180 ngày) - KHÔNG SỚM HƠN, KHÔNG MUỘN HƠN.

Trong 6 tháng đầu (180 ngày), sữa mẹ đã cung cấp 100% mọi dưỡng chất mà
con bạn cần để phát triển. Sữa mẹ là loại thức ăn và thức uống duy nhất mà con bạn
cần trong vòng 6 tháng đầu đời. Từ 6 đến 12 tháng, sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn
một nửa (60%) nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ
sung để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi (180
ngày) là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. Cho trẻ ăn dặm quá sớm
(trước 180 ngày) hoặc quá muộn (sau 180 ngày) đều không tốt cho trẻ vì:
Quá sớm: dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé cịn q non trẻ chỉ thích hợp với
sữa mẹ. Cho trẻ ăn quá sớm làm trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể
tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần. Hơn thế nữa khi trẻ ăn thêm thức ăn khác sớm
khi hệ tiêu hóa của trẻ cịn yếu thì trẻ dễ bị tiêu chảy và các bệnh khác.
Quá muộn: Sữa mẹ khơng cịn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé vì vẫy trẻ khơng
nhận được đủ thức ăn cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của bé làm trẻ
chậm lớn và chậm phát triển, dễ có nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng.
Từ 12-24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của
trẻ (30-40%). Vì vậy bé cần được tiếp tục bú mẹ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng
quý giá. Hãy cho bé bú đến tận 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa. Ngồi ra sữa mẹ cịn tiếp tục
cung cấp các yếu tố bảo vệ giúp trẻ khỏi mắc nhiều bệnh tật. Việc cho con bú cũng tạo
sự gần gũi mẹ con giúp trẻ phát triển tối đa về mặt thể chất, tinh thần và tâm lý.

2.Những lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung
2.1 Về dinh dưỡng
Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng (180 ngày), đồng thời tiếp tục
cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc (ngày đầu tập cho trẻ ăn

3

download by :


bột lỗng 1-2 thìa, tập cho bé từ 2-3 ngày rồi cho ăn đặc), tập cho trẻ ăn quen dần
với thức ăn mới . Mỗi bữa cho bé ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi
trẻ lớn lên. Tăng dần số lượng bữa ăn trong ngày của bé theo tuổi. Ăn đa dạng các
loại thực phẩm, thay đổi và kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon
miệng. Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn. Đảm bảo thức ăn của bé giàu
dinh dưỡng, đủ chất, mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột,
chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đảm bảo vệ sinh ăn uống và chế biến
thức ăn cho trẻ. Sử dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu ăn cho trẻ. Cần rửa
sạch dụng cụ, tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn. Sử dụng
đồ sạch để đựng thức ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong và sau khi ốm
(bệnh). Cho trẻ uống nhiều nước hơn đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao. Cho trẻ ăn
thức ăn mềm và đa dạng. Tăng cường cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn nếu bé bé
còn bú mẹ. Sau khi trẻ ốm cần cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường ít nhất 2 tuần để trẻ
chống hồi phục hồi. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì
làm trẻ chán ăn rồi ăn ít đi. Khơng cho trẻ uống nước trà, cà phê, nước ngọt có ga.
*)Tóm lại: 4 lưu ý cần nhớ đối với thực phẩm bổ sung
Thời điểm phù hợp

Số lượng phù hợp

4

download by :



Chất lượng phù hợp

Tần số phù hợp

2.2. Về tâm lý
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn. Động viên khuyến khích trẻ ăn.
- Ăn cùng với bạn cùng lứa hoặc ăn cùng mâm với gia đình.
- Trị chuyện tạo khơng khí vui vẻ trong bữa ăn, nhưng hướng trẻ tập trung vào
bữa
ăn.
- Cho trẻ những thức ăn theo sở thích, khuyến khích trẻ hứng thú với sự đa dạng
thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên đặt quá nặng giá trị dinh
dưỡng của từng loại thực phẩm.
- Chấp nhận rằng trẻ có thói quen ăn uống khác nhau từ người trưởng thành - có
thể
ăn nhiều bữa hơn trong ngày hoặc trải qua các giai đoạn thích hoặc khơng thích các
loại thực phẩm cụ thể.
- Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự do và khuyến khích giao
tiếp cởi mở trong nhà.
- Cho trẻ ăn khi đói và dừng lại khi trẻ đã thấy no.
- Khuyến khích trẻ chơi đùa, vận động thể lực, thể dục thể thao đều đặn để nuôi dưỡng
sự tự tin của cơ thể, việc này còn giúp trẻ chóng đói và vui vẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.
- Giúp trẻ phát triển đúng đắn những nhận thức quan trọng về hình ảnh và thơng điệp
mà trẻ nhận được từ truyền hình, tạp chí, internet và truyền thơng xã hội để trẻ không bị
những nhận thức lệch lạc như sợ béo, xu hướng thích ăn kiêng ở tuổi cịn nhỏ.

- Không quá nuông chiều hoặc ép buộc, nhồi nhét trẻ ăn.

5



download by :


- Khơng dùng việc ăn của trẻ làm thành tích thưởng phạt.
- Không để trẻ xao lãng bữa ăn bằng các hình thức giải trí như xem ti vi, chơi
game,
chạy nhảy trong bữa ăn.
- Không cho trẻ bỏ bữa, tham gia chế độ ăn theo trào lưu hoặc thực hiện các chế độ
ăn uống không phù hợp với trẻ em.
3. Thành phần cần thiết của thực phẩm bổ sung 3.1
Nhóm nguyên liệu chế biến thực phẩm bổ sung

Lương thực:
Các loại ngũ cốc như ngơ, lúa
mì, gạo, kê và lúa miến và rễ và
củ như sắn và khoai tây
Cây họ đậu
Chẳng hạn như đậu nành, đậu
lăng, đậu Hà Lan, lạc và các loại
hạt như vừng
Trái cây
Chẳng hạn như xoài, đu đủ,
chanh dây trái cây, cam,…

Rau
Chẳng hạn nh cà rốt, cà chua, cà
tím, bắp cải…

6



download by :


Nguyên liệu có nguồn gốc động
vật
Bao gồm các loại thực phẩm từ
thịt chẳng hạn như thịt, gà, cá,
gan và trứng và sữa và các sản
phẩm từ sữa
Lưu ý: thức ăn từ động vật nên
bắt đầu lúc trẻ được 6 tháng tuổi
Dầu và chất béo như hạt có dầu,
bơ thực vật, bơ được thêm vào
rau và các loại thực phẩm khác
sẽ cải thiện sự hấp thụ của một
số vitamin và cung cấp thêm
năng lượng. Trẻ sơ sinh chỉ cần
một lượng rất nhỏ (khơng q
nửa muỗng cà phê mỗi ngày).

3.2 Lợi ích của các loại thực phẩm bổ sung

Nhóm thực phẩm
1.Ngũ cốc, rễ và củ
2.Các loại đậu và hạt: Đậu Hà Lan, đậu nành,
đậu lăng và các loại hạt (nguồn protein tốt)
Sữa ngoài sữa mẹ, pho mát hoặc sữa chua


7

download by :


Thực phẩm từ thịt (thịt, cá, gia cầm và gan /
nội tạng các loại thịt (Nguồn cung cấp tốt các
dưỡng chất như sắt, vitamin A và kẽm)
Trứng
Trái cây và rau quả giàu vitamin A: Đu đủ,
xồi, chuối, bơ, bí đỏ, khoai lang cam và cà
rốt.
Dầu, chất béo và đường
Các loại trái cây và rau quả khác

4. Nên cho trẻ tập ăn bổ sung như thế nào là hợp lý?
Khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hóa của trẻ
cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách nhai, đảo thức ăn trong
miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mỗi lần 2-

3 thìa nhỏ/ lần x 2 lần/ ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi
của bé cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.
Độ đặc của cháo phải đủ để có thể cho trẻ ăn bằng tay hoặc muỗng

Quá lỏng

Đủ đặc

Đối với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Bột loãng rồi đặc dần, thức ăn nghiền, xay
nhỏ, băm nhỏ, chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Đối với trẻ từ 9-11 tháng tuổi: Cháo và thức ăn thái nhỏ, nghiền. Nên chế
biến các mẩu nhỏ thức ăn trẻ nhỏ có thể cầm nắm được để tập cho trẻ phản xạ nhai.
8

download by :


Đối với trẻ 12 - 24 tháng tuổi: Cháo/ cơm và thức ăn cùng với gia đình, có
thể thái nhỏ hoặc nghiền, làm mềm hơn so với thức ăn của người lớn để phù hợp
với khả năng nhai của bé. Cho trẻ ăn các mẫu thức ăn nhỏ để trẻ tự nhai nhưng nên
tránh các thức ăn dễ gây hóc .
*) Tóm lại: tần suất cho trẻ ăn bổ sung trong 1 ngày được khuyến nghị theo độ tuổi
Độ tuổi
Từ 6-8 tháng
tuổi

Từ 9-11 tháng

Từ 12-24 tháng

5. Cách làm tăng độ đậm năng lượng cho thức ăn của trẻ
Trẻ cần ăn một bữa ăn nhiều năng lượng với lượng thức ăn ít vì dạ dày trẻ
cịn bé. Tuy nhiên khi nấu thức ăn quá đặc sẽ làm trẻ khó ăn, dưới dây là một số
cách để làm bột ít đặc hơn mà vẫn đủ năng lượng và dinh dưỡng:
- Rang ngũ cốc trước khi xay thành bột, hạt bột rang cần ít nước hơn khi nấu.
- Nghiền hoặc băm nhỏ các thức ăn như đậu đỗ, rau thịt và cá và cho trẻ ăn ăn cả cái
thay vì chỉ cho trẻ ăn phần nước.
- Thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng vào trong bột cháo.
9


download by :


- Trộn bột đậu đỗ (bột đậu xanh, đậu nành…) với bột ngũ cốc (bột gạo/mì) trước
khi nấu.
- Cho thêm bột lạc hay vừng.
- Thêm một thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ hoặc bơ vào thức ăn của trẻ.
Dầu mỡ là nguồn cung cấp nhiều năng lượng. Cho thêm một ít dầu ăn hay
mỡ vào bát bột của trẻ sẽ cung cấp thêm năng lượng cho trẻ. Cho thêm thực phẩm
giàu chất béo vào trong bột đặc sẽ làm bột mềm và dễ ăn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng nếu cho quá nhiều chất béo , trẻ sẽ cảm thấy no trước khi ăn hết lượng thức ăn.
Khi đó bé có thể được cung cấp đủ năng lượng từ chất béo nhưng lại nhận các dinh
dưỡng khác ít hơn do trẻ ăn ít hơn. Trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ xào/ rán sẽ dễ
bị thừa cân.
6. Những sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung
- Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dưới 1 tuổi, thận của trẻ cịn yếu, khơng thể tải
q 1g muối mỗi ngày. Không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ.
Bản thân thực phẩm đã cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.
- Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, chú ý nên nêm nhạt. Tốt
nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
- Cho trẻ ăn cháo ngọt: Cha mẹ không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ. Với
người lớn, lượng đường tiêu thụ tối đa trong một ngày là 20g. Vì thế, khơng nên
cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chỉ cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương: Nên thay đổi các loại thực
phẩm

giàu đạm thường xuyên, băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để bữa ăn của trẻ đa dạng
và lạ miệng hơn.
- Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ: Trẻ cần được bổ sung chất béo từ
dầu mỡ với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Có thể

sử dụng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải...
- Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Việc nuốt chửng cơm sẽ khiến dạ dày
trẻ

phải hoạt động quá sức.
10


download by :


7. Các loại thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm
Các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ sử dụng khi ăn dặm ăn dặm: dưới đây là
một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe của em bé, bao gồm:

- Mật ong: Mật ong khơng được khuyến khích cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi vì nó
có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Bạn cũng nên loại bỏ một số loại
thực phẩm có chứa mật ong khỏi chế độ ăn của bé, bao gồm ngũ cốc với mật ong,
sữa chua mật ong và bánh quy giòn mật ong.
- Thức ăn hoặc đồ uống chưa khử trùng: Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn
E.coli ở trẻ. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng.

Món ăn hoặc đồ uống chưa được tiệt trùng, ví dụ như sữa chua, sữa, nước trái cây
hoặc pho mát.
- Sữa bò bổ sung: trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn khơng nên uống loại sữa này vì có thể
dẫn đến chảy máu đường ruột rất nguy hiểm. Ngồi ra, sữa bị bổ sung dinh dưỡng
cũng chứa q nhiều khoáng chất và protein, khiến thận của trẻ phải làm việc quá
sức để xử lý.
Những loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ sử dụng: dưới đây là một số loại
thực phẩm mà bạn nên hạn chế cho trẻ sử dụng hoặc chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ, bao

gồm:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Ví dụ như bánh ngọt, kẹo, bánh ngọt hoặc bánh
quy. Những thực phẩm này chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe của trẻ dưới
24 tháng tuổi.
- Thực phẩm nhiều muối: Ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn hoặc các sản phẩm
đóng

hộp. Những đồ uống nào nên hạn chế cho trẻ sử dụng: dưới đây là một số đồ uống
mà cha mẹ có con nhỏ nên hạn chế sử dụng, bao gồm:
- Nước trái cây: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên uống 100% nước trái cây, đặc
biệt là những loại có thêm chất tạo ngọt. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn trái cây thay vì

uống nước ép từ chúng. Trẻ em trên 12 tháng tuổi chỉ nên tiêu thụ khoảng 4 ounce
hoặc ít hơn 100% nước trái cây mỗi ngày.

11


download by :


- Sữa bị: Khơng nên tiêu thụ q nhiều sữa bị cho trẻ vì nó có thể khiến cơ thể bé
không hấp thụ được lượng sắt cần thiết từ các loại thực phẩm khác.
- Soda, đồ uống có đường hoặc sữa có hương vị: Những đồ uống này đều có một
lượng lớn đường bổ sung được thêm vào chúng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến
cáo không nên cho trẻ dưới 24 tháng tuổi uống bất kỳ loại đồ uống nào có hàm
lượng đường phụ gia cao.
8.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn của nhóm dành cho trẻ từ 6 đến 24


tháng tuổi Dựa vào những lời khuyên trên, nhóm đã xây dựng ba thực đơn
dành cho ba
giai đoạn khác nhau:
- Thực đơn dành cho trẻ 6-8 tháng tuổi: Đối với trẻ ở giai đoạn này trẻ, cần lưu ý
cách

chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ, nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, thức ăn cần nên
xay nhuyễn, ray mịn nếu có thể, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo khuyến
nghị, đặc biệt sữa mẹ vẫn rất cần thiết cho giai đoạn này.
- Thực đơn dành cho trẻ 9-11 tháng tuổi: nhu cầu về dinh dưỡng gần như giống
với
giai đoạn 6-8 tháng tuổi, tuy nhiên ở giai đoạn này cần thay đổi cách chế biến thức
ăn, không cần làm mịn thức ăn quá để bé tập quen dần với phản xạ nhai.
- Thực đơn dành cho trẻ 12-24 tháng tuổi: trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, tuy nhiên lượng
sẽ giảm so với 2 giai đoạn đầu, thay vào đó trẻ sẽ được ăn thức ăn giống với người lớn,
nhưng cần đảm bảo thức ăn được băm nhỏ và khơng gây hóc cho trẻ khi ăn.


12

download by :


PHẦN 2: THỰC ĐƠN THAM KHẢO
1. Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi
*Khuyến nghị:
+Năng lượng là 650 Kcal/ngày
+BMI: 14.6-20.5
+Protein chiếm 13-20% năng lượng (tỷ lệ protein động vật/protein tổng là 70%)

+Lipid chiếm 30-40% năng lượng (22-29g) ( tỷ lệ lipid thực vật chiếm 30% lipid
tổng)
+Glucid chiếm 40-57% năng lượng
+Cellulose 6g
- Một số vitamin và chất khoáng:
Canxi: 400 mg
Phospho: 275 mg
Sắt: 8.5 mg
Natri: 100 mg
Kali: 700 mg
Vitamin A: 400 µg
Vitamin B1: 0.2 mg
Vitamin C: 40 mg
*Đối tượng đang xét: Xét trường hợp bé 7 tháng tuổi, BMI=16.7, mức năng lượng
706 Kcal/ngày, mức năng lượng mong muốn 712 Kcal/ngày.
13

download by :


-

1.1. Thực đơn 1 (thứ 2,4,6)
1.1.1. Bữa 1 (6h)
Sữa mẹ: 150ml
1.1.2.Bữa 2 (8h): Bột rau cá : 200ml
-Nguyên liệu
+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)
+Cá hồi 10g ( 1 thìa cà phê)
+Rau ngót 10g (2 thìa cà phê)

+Cà rốt 5g ( 1 thìa cà phê)
+Đậu đen 5g (1 thìa cà phê)
+Dầu thực vật 3g (0.5 thìa cà phê)
+Nước 150ml
-Cách chế biến
14

download by :


+Đậu đen hầm nhừ trong 150 ml nước, đem xay
+Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, rau ngót rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho
mịn nếu bé chưa quen ăn thơ.
+Cá hồi rửa sạch, bỏ xương, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ
bị vón cục.
+Bột gạo tẻ hòa tan trong nước mới hầm đậu, bắc bếp nấu sơi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau ngót, cà rốt, nấu đến khi bột chín. Tắt bếp, đổ ra bát,
nêm thêm chút dầu ăn.
1.1.3. Bữa 3 (10h): nước cam, ổi ép 50ml
-Nguyên liệu
+Cam 60g (gần nửa trái)
+Ơỉ 20g (1/4 trái)
+Đường cát trắng 5g (1 thìa cà phê)
-Cách chế biến
+Cam gọt vỏ, cho cam và ổi vào máy ép
+Phần nước cho thêm 5g đường đã chuẩn bị để tăng độ ngọt.
1.1.4. Bữa 4 (11h)
Sữa mẹ: 150ml
1.1.5. Bữa 5 (14h) bột thịt rau 200ml
-Nguyên liệu

+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)
+Thịt heo nạc 10g (1 thìa cà phê)
+Lịng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê )
+Rau dền :10g (2 thìa cà phê)
15

download by :


+Nấm đơng cơ 10g (2 thìa cà phê)
+Dầu thực vật : 5ml ( một thìa cà phê)
+Nước 150ml
-Cách chế biến
+ Rau dền ,nấm đơng cơ rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu bé
chưa quen ăn thô.
+Thịt heo rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.

+Bột gạo tẻ hịa tan trong khoảng 150ml nước, bắc bếp nấu sơi thì cho thịt vào và
khuấy đều tay, tiếp cho rau dền, nấm đơng cơ và lịng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột
chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn.
1.1.6. Bữa 6 (16h) mãng cầu, sữa chua xay 50ml
- Nguyên liệu
+mãng cầu 70g (1/4 trái nhỏ)
+Sữa chua 50ml (nửa hộp)
-Cách chế biến
+Mãng cầu bỏ vỏ, hột
+Cho phần thịt cùng với sữa chua vào máy xay nhuyễn
1.1.7. Bữa 7 (18h)
Sữa mẹ: 150ml
1.1.8. Bữa 8 (21h)

Sữa mẹ: 150ml
*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn 1:
16

download by :


-Năng lượng 751Kcal
-Protein 24g
-Lipid 31.8g
-Glucid 90g
-Cellulose 5g
-Cholesterol 96mg
-Canxi 369.6mg
-Phospho 353.7mg
-Sắt 6.6mg
-Natri 126.8mg
-Kali 486 mg
-Beta-caroten 1209.5µg
-Vitamin A 602.3µg
-Vitamin B1 0.4mg
-Vitamin C 87.1mg
1.2.Thực đơn 2 (thứ 3)
1.2.1. Bữa 1 (6h)
Sữa mẹ: 150ml
1.2.2. Bữa 2 (8h): bột thịt rau muống 200ml
-Nguyên liệu:

17


download by :


+Bột gạo tẻ 15g (3 thìa cà phê)
+Thịt bị 20g (2 thìa cà phê)
+Lịng đỏ trứng 5g (1 thìa cà phê)
+Rau muống 10g (2 thìa cà phê )
+Đậu hà lan 3g (0.5 thìa cà phê )
+Nấm đơng cơ 5g ( 1 thìa cà phê)
+Dầu thực vật 3g (0.5 thìa cà phê)
+Nước 150ml
-Cách chế biến
+Hầm đậu hà lan trong 150ml nước đến khi nhừ vớt ra đem xay.
+ Rau muống, nấm đơng cơ rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có thể rây qua cho mịn nếu
bé chưa quen ăn thơ.
+Thịt bị rửa sạch, băm/xay nhuyễn, có chút nước vào khuấy cho thịt đỡ bị vón cục.
+Bột gạo tẻ hịa tan trong nước hầm đậu, bắc bếp nấu sơi thì cho thịt vào và khuấy
đều tay, tiếp cho rau muống,nấm đơng cơ và lịng đỏ trứng vào, nấu đến khi bột
chín. Tắt bếp, đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn và đậu hà lan đã hầm.
1.2.3. Bữa 3(10h) dâu tây ép 50 ml
-Nguyên liệu
+Dâu tây 50g (9 trái nhỏ)
+Đường cát trắng: 5g (1 thìa cà phê)
-Cách chế biến
+Rửa dâu với nước muối
+Cho dâu vào máy ép và đỏ thêm 40ml nước

18

download by :



×