Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cho trẻ ăn dặm bột pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.42 KB, 5 trang )

Cho trẻ ăn dặm bột

Tập cho trẻ làm quen với thức ăn của người lớn không phải lúc nào
cũng dễ. Có bé háo hức đòi ăn, có bé nhất quyết không chấp nhận thức ăn
mới. Vì vậy, trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng
không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các
bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi
này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn
khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột
Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi pha bột cho trẻ.
Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích
ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé
có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.
Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ
pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ
đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.
Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ
ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.
Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết
phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.
Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian
dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ
thích thú đón nhận.
Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ
chấp nhận hơn.
Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó


cho trẻ tập ăn lại.
Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị
mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1
chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:
- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị
trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt
ngang.
- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh
nhỏ đong vun vừa.
- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương
đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.
- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1
muỗng canh nhỏ.
- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ
cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.
Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau
khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự
ngon miệng cho trẻ.
Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm
Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên
biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.
Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp
với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới
bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.
Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách
giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).
Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì
giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau
chóng bỏ bú.
Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng

giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc
sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử
dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây
bệnh tiêu chảy cho trẻ.
Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men
tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu
dẫn đến ít bú mẹ.
Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ
thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.
Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi
ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn…
những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa
ăn.
Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến
chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho
các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.

×