Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài giảng Chính trị học Chương 0 bài mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.18 KB, 12 trang )

Chương 0
MỞ ĐẦU MƠN CHÍNH TRỊ HỌC

M

ột dân tộc muốn đứng ngang tầm thời đại thì phải có tư duy lý
luận. Một chủ thể muốn hoạt động chính trị thực tiễn có hiệu
quả cao thì phải nghiên cứu khoa học chính trị.

1. Khái niệm Chính trị học
a. Quan niệm Chính trị
Theo tiếng Hy Lạp, thuật ngữ “Chính trị” là Politika, có nguồn gốc từ chữ
Pólis, nghĩa là nhà nước. Với tư cách là một phạm trù, “Chính trị” được người ta
khám phá trong quá trình lịch sử lâu dài và nghĩa cơ bản của nó cũng dần dần được
xác định rõ hơn.
Trong tác phẩm “Chính trị”, Platon đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình
liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng và sự thông minh; sự liên kết
cuộc sống của họ được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái” 1.
Marx Weber - nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX - đã xem “Chính trị” là khát vọng
tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia,
bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.
Trong “Bách khoa Triết học” (Liên Xơ), “Chính trị” là những cơng việc nhà
nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm
xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực
nhà nước”2. “Từ điển Chính trị vắn tắt” (Liên Xơ) đã định nghĩa: “Chính trị” (theo
1

Xem: Chính trị học Mác - Lênin (Học viện Hành chính quốc gia). Nxb. GD. HN. 1989, tr.6.

2


Tập bài giảng Chính trị học (Lưu hành nội bộ). Nxb. CTQG.HN. 1999, tr. 11.


nguyên nghĩa của từ) - hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn,
trước hết là các giai cấp, cũng như các dân tộc và các nhà nước”.3
Còn nhiều cách tiếp cận khác nhưng, về cơ bản, nội hàm của khái niệm chính
trị có thể hiểu như sau:
- Chính trị là quan hệ lợi ích giữa các giai cấp thông qua việc giải quyết vấn
đề quyền lực nhà nước. Chính trị là lĩnh vực vơ cùng phức tạp nhưng tất cả đều có
nguồn gốc sâu xa từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân hóa giai
cấp, từ mâu thuẫn khơng thể điều hoà giữa hai giai cấp cơ bản đối lập của phương
thức sản xuất chủ đạo trong một hình thái kinh tế - xã hội. Cuộc đấu tranh sống cịn
giữa hai giai cấp đó đã lơi cuốn các cá nhân, nhóm người, tầng lớp và giai cấp khác
có liên quan trở thành cuộc vận động xã hội rộng lớn. Động lực của tất cả các chủ
thể chính trị, suy cho cùng, là lợi ích kinh tế của giai cấp hay tầng lớp mà mình đại
diện; lợi ích này chỉ được thực hiện thông qua việc sử dụng quyền lực nhà nước
bằng hiệu quả đấu tranh của chính mình. Cho nên, tất cả những hoạt động chính trị
của các chủ thể đều hướng tới giải quyết vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực
nhà nước.
- Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế đồng thời là chủ thể của kinh
tế. Với tư cách là một chế độ xã hội và thể chế quyền lực của một giai cấp, chính
trị chỉ hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những đòi hỏi khách quan bởi
sự phát triển kinh tế. Từ thực trạng của kinh tế, sự liên hệ những lợi ích kinh tế căn
bản của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong một nền kinh tế nhất định mà
hình thành chế độ chính trị, thể chế chính trị xác định tương ứng. Ăngghen nhấn
mạnh: “Nhà nước nói chung chỉ là sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của

3

Từ điển Chính trị vắn tắt.Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva, 1989, tr. 61.



những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất” 4. Cho nên, chính trị
ln mang trong mình tính quy định bởi bản chất của chế độ kinh tế, của quan hệ
sản xuất thống trị; đồng thời, nó cũng tác động tích cực trở lại bảo vệ và phát triển
quan hệ sản xuất thống trị. Nó như là sự biểu hiện ý chí, sức mạnh hiện thực hóa
lợi ích kinh tế của cộng đồng, của quốc gia dân tộc nhưng trước hết và cơ bản nhất
là của giai cấp thống trị trong kinh tế.
- Chính trị cịn là sản phẩm bởi sự phát triển văn hoá chung của xã hội.
Chính trị nói chung và nhà nước nói riêng xuất hiện khơng chỉ vì bảo vệ lợi ích giai
cấp mà cịn do u cầu duy trì trật tự chung của tồn xã hội. Chính trị cịn chịu sự
quy định của các yếu tố lịch sử, dân tộc, tôn giáo, khoa học... mà nhất là triết học;
sự tác động của thời đại và tình hình thế giới đương đại. Nhưng, bản chất chân
chính của chính trị là sự đấu tranh của giai cấp, của những người lao động bị áp
bức, bị bóc lột chống lại giai cấp và những người áp bức, bóc lột nên chính trị chỉ
thực sự nhân văn khi nó là cơng cụ giải phóng con người theo lý tưởng cao cả của
loài người là tự do, bình đẳng, bác ái ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì vậy, chính
trị cịn là sự tham gia của các lực lượng xã hội và của nhân dân vào việc định
hướng quyền lực, xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung và phương thức hoạt
động của nhà nước vì lợi ích chung của tồn xã hội.
Vậy, Chính trị là quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các
giai cấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề
quyền lực nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển văn hóa và
văn minh nhất định.
b. Khoa học chính trị

4

Mác - Ph. Ăngghen: tuyển tập. VI, Nxb Sự thật, 1984, tr.3.



Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn chính trị, “Khoa học chính
trị” cũng từng bước được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử.
Thời cổ đại, Khổng Tử, Platon, Aristote... đã hướng sự nghiên cứu khoa học
của mình vào việc phân tích những kinh nghiệm chính trị đã được tích lũy. Các ơng
cho rằng, những kinh nghiệm ấy thường hay bị nhận thức sai lệch so với bản chất
của nó nên cần có sự phân tích bằng trí tuệ các quan hệ bên trong sâu xa của những
hiện tượng chính trị bên ngồi phức tạp đó.
Aristote đã xem Chính trị học là khoa học về lợi ích tối cao của con người và
nhà nước, về cách tổ chức nhà nước sao cho hoạt động có hiệu quả nhất, về những
gì đẹp đẽ và thơng minh, nhưng điều đó chỉ đạt được khi có một nhà nước được tổ
chức một cách thật thơng minh. Nó có sứ mệnh cao cả là trao cho các cơng dân
những phẩm chất cao đẹp và làm cho họ có cách ứng xử tuyệt vời trong các mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa công dân với nhà nước. Với những
nghiên cứu chính trị mà nhất là tác phẩm “Chính trị Athens”, Aristote được xem là
thuỷ tổ của Chính trị học.
Thời Phục hưng, nhất là thời Khai sáng, người ta đã tích lũy được một hệ
thống những tri thức chính trị khá đầy đủ như là một khoa học chính trị thực thụ.
Năm 1850, Paul Janet viết sách “Lịch sử triết lý chính trị trong mối tương quan
của nó với ln lý”. Năm 1872, nó được ơng đổi tên thành “Khoa học chính trị”.
Đến đây, khái niệm “Khoa học chính trị” chính thức ra đời.
Với nghĩa cơ bản ban đầu, Khoa học chính trị là một khoa học có khách thể
nghiên cứu là đời sống chính trị xã hội hiện thực với tổng thể những phương diện
khác nhau của quyền lực chính trị.


Do sự phát triển ngày càng phong phú và chuyên sâu những ngành khoa học
nghiên cứu chính trị khác nhau nên cần thiết phải phân biệt giữa các chuyên ngành
khoa học trong khoa học chính trị.
Ở Việt Nam hiện nay, phạm trù “Khoa học chính trị” được hiểu gồm ba bộ

phận chính yếu sau:
- Khoa học chính trị cơ bản. Khoa học chính trị cơ bản đóng vai trị nền tảng
lý luận và phương pháp luận của toàn bộ khoa học chính trị và hoạt động chính trị
thực tiễn ở Việt Nam. Đó là Triết học Mác - Lênin về chính trị, Kinh tế học chính
trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị.
Với tư cách là thành tố của Khoa học chính trị, Triết học Mác - Lênin nghiên
cứu những quy luật chung của toàn bộ sự vận động và phát triển của xã hội loài
người được tổ chức thành nhà nước; Kinh tế chính trị học Mác - Lênin nghiên cứu
những quy luật của kinh tế với tư cách là cơ sở vật chất của sự vận động chính trị
và quyền lực chính tri; Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật hiện
thực hoá quyền lực chính trị của giai cấp cơng nhân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chính trị nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh đối với quyền lực
và quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta trên lập trường của giai cấp cơng
nhân và lợi ích của quốc gia dân tộc, của con người.
- Các khoa học chính trị. “Các khoa học chính trị” là thuật ngữ chỉ tất cả
những ngành khoa học nghiên cứu về chính trị mà mỗi ngành chỉ đi sâu vào từng
mặt, từng thuộc tính, từng bộ phận, từng giai đoạn phát triển nhất định của đời
sống chính trị; mỗi ngành trong chúng chỉ tập trung làm sáng tỏ từng tính quy định
riêng nào đó của quyền lực chính trị, lợi ích giai cấp trong quan hệ với tính quy
định chung của tồn bộ đời sống chính trị.


- Chính trị học. Với tư cách là một ngành khoa học chính trị độc lập với các
ngành khác trong Các khoa học chính trị, Chính trị học lấy các khoa học thuộc
Khoa học chính trị cơ bản làm nền tảng lý luận và phương pháp luận và tiếp thu tri
thức của các ngành khoa học chính trị như là những tiền đề khoa học cho việc
nghiên cứu của mình. Đến lượt mình, Chính trị học lại là thế giới quan và phương
pháp luận trực tiếp cho các hoạt động chính trị thực tiễn cũng như các khoa học
chính trị chun ngành khác nên cũng có thể xem Chính trị học như là triết học
chính trị - khoa học về quyền lực chính trị. Chính trị học có nhiều chun ngành

mà “Nhập mơn chính trị học” chủ yếu đi vào những vấn đề cơ bản của Chính trị
học đại cương.
c. Đối tượng của Chính trị học
Với phạm trù xuất phát, trung tâm và quán xuyến là “Quyền lực chính trị”,
Chính trị học triển khai nhiều nội dung nghiên cứu trên các bình diện nhằm đạt tới
nhận thức về mối quan hệ chung, bản chất và quy luật của toàn bộ đời sống chính
trị xã hội mà cơ bản là các vấn đề:
- Nghiên cứu tính chỉnh thể của đời sống chính trị. Chính trị học nghiên cứu
đời sống chính trị trong chỉnh thể của việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính
trị trong sự thống nhất của tư tưởng chính trị, kinh nghiệm thực tiễn và thực tế
chính trị của các chủ thể. Làm sáng tỏ đời sống chính trị trong sự thống nhất của
nhiều mặt, nhiều mối quan hệ do sự tác động tổng thể của toàn bộ đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mơi trường). Qua đó, làm sáng tỏ tính thống
nhất của chính trị và sự vận động chính trị của các giai cấp, các dân tộc qua các
thời đại ở từng điều kiện lịch sử cụ thể.
- Nghiên cứu giá trị về chính trị. Chính trị học làm sáng tỏ những giá trị phổ
biến trong sự phát triển tư tưởng chính trị, kinh nghiệm điển hình, phương thức
chính trị mang tính nghệ thuật cao của nhân loại, của thế giới đương đại, xác lập và


thực thi quyền lực chính trị của các giai cấp với các biểu hiện đặc thù của ở từng
điều kiện lịch sử cụ thể.
- Nghiên cứu vấn đề chung của quyền lực chính trị. Chính trị học tập trung
nghiên cứu vấn đề chung, những cái có ý nghĩa bao trùm, xuyên thấu hay là cái bên
trong của tất cả những biểu hiện sinh động về quyền lực chính trị; từng tính quy
định riêng là những biểu hiện cụ thể của tính quy định chung. Thơng qua đó, làm
sáng tỏ tính quy luật hay là quy luật của việc giành, giữ, sử dụng quyền lực chính
trị.
Như vậy, Chính trị học là khoa học về tính chỉnh thể của đời sống chính trị
với những giá trị phổ biến, vấn đề mang tính quy luật hay quy luật của việc giành,

giữ và sử dụng quyền lực chính trị với biểu hiện đặc thù của các giai cấp, các lực
lượng xã hội trong tiến trình lịch sử.
2. Đặc điểm của chính trị học Việt Nam
a. Tính chất cơ bản của Chính trị học Việt Nam
- Tính chất giai cấp cơng nhân và tính dân tộc Việt Nam. Trong tồn bộ sự
nghiên cứu, Chính trị học Việt Nam đứng vững trên lập trường và quán triệt hệ tư
tưởng của giai cấp cơng nhân về chính trị và quyền lực chính trị. Đồng thời, kế
thừa và phát huy truyền thống và bản sắc chính trị Việt Nam. Từ đó, khám phá ra
con đường và phương thức tổ chức và vận hành của nền chính trị nước nhà để tồn
bộ quyền lực chính trị của chế độ ta đều thuộc về chủ quyền tối thượng của nhân
dân trên lập trường của giai cấp cơng nhân vì lợi ích của cả quốc gia dân tộc Việt
Nam.
- Tính khoa học và cách mạng. Chính trị học Việt Nam ln tơn trọng quy
luật nội tại của chính trị với phương pháp và tri thức đúng đắn để tiếp cận chính


xác những vấn đề chính trị đang đặt ra. Khơng chỉ phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng Việt Nam mà bản thân chính trị học ln được cách mạng hóa.
b. Chức năng và nhiệm vụ của Chính trị học Việt Nam
- Chức năng nhận thức. Chính trị học đem lại cho các chủ thể chính trị
Việt Nam một hệ thống tri thức cả lý luận và kinh nghiệm chính trị một cách
tương đối hồn chỉnh làm luận cứ khoa học trực tiếp cho việc hình thành quan
điểm cơ bản và phương pháp chính yếu một cách trực tiếp cho việc giải quyết
các vấn đề chính trị của đất nước.
- Chức năng dự báo. Bằng những nhận định có cơ sở khoa học đầy đủ về
các xu hướng vận động cơ bản, vấn đề chính trị lớn có thể xảy ra của quốc gia
và quốc tế, Chính trị học cung cấp dữ liệu khoa học cho việc hoạch định chiến
lược và sách lược chính trị của Đảng, Nhà nước.
- Chức năng thẩm định. Với kết quả nghiên cứu, Chính trị học như là lời phản
biện đối với các quyết sách chính trị của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà

nước, các chương trình kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các phong trào
chính trị của quần chúng diễn ra ở Việt Nam.
Để thực hiện chức năng trên, Chính trị học Việt Nam phải thực hiện các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu lý luận. Chính trị học phải nghiên cứu một cách có hệ thống và
có phê phán ngày càng sâu rộng các hệ thống lý luận chính trị của nhân loại và của
dân tộc. Tập trung làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quyền lực chính trị nói chung,
quyền lực chính trị của nhân dân nói riêng, luận giải có cơ sở khoa học đầy đủ vấn
đề chính trị bức xúc của quốc gia và quốc tế đang đặt ra. Qua đó, vạch ra được sự
tương đồng và khác biệt giữa các nền, các chế độ chính trị và các hệ thống chính trị


khác nhau cùng phương thức vận dụng giá trị phổ biến của nhân loại, thành tựu của
thời đại vào thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay.
- Tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở hệ thống hóa kinh nghiệm chính trị của dân
tộc và nhân loại, theo dõi sự kiện, các biến cố chính trị lớn, phức tạp trên thế giới
và diễn biến sinh động trong đời sống chính trị của đất nước, Chính trị học rút ra
bài học mang tính phổ quát cho việc thực thi quyền lực chính trị đối với nhân dân
Việt Nam, cả trước mắt và lâu dài; cũng như cho việc tham gia giải quyết các vấn
đề chính trị của thế giới đương đại.
- Đề xuất ý kiến. Chính trị học Việt Nam kiến nghị với Đảng - Nhà nước và
nhân dân về vấn đề chính trị cần tập trung giải quyết và các phương án khả thi để
xử lý; đề xuất phương thức tổ chức và cơ chế vận hành có hiệu quả việc thực thi
quyền lực chính trị của nhân dân. Đồng thời, cịn có khả năng gợi mở vấn đề chính
trị mới trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương... để tạo sự chủ động cho
các chủ thể chính trị nước nhà.
c. Phương pháp nghiên cứu của Chính trị học Việt Nam
Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận - thực tiễn, việc nghiên
cứu chính trị học là một chỉnh thể hệ thống các loại phương pháp:
- Phương pháp tư tưởng. Ở tầm quan điểm, Chính trị học Việt Nam là sự quán

triệt những giá trị của nhân loại, của dân tộc; quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị và
quyền lực chính trị của nhân dân.
- Phương pháp luận. Ở cấp độ vận dụng, khi tiến hành nghiên cứu, phải sử
dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo những phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cơ bản là:


+ Phương pháp logic và lịch sử. Logic là cái bản chất bên trong quy định sự
phát triển nội tại của sự kiện chính trị, cịn lịch sử là tất cả những gì xảy ra của sự
kiện chính trị đó. Phương pháp lịch sử đòi hỏi nhận thức sự kiện chính trị với đầy
đủ sự phong phú và phức tạp của nó. Cịn phương pháp logic địi hỏi phải gạt bỏ
những hiện tượng ngẫu nhiên cá biệt, giữ lại và nhận ra cái chung, cái mốc chủ
yếu trong sự phát triển, cái quy định xu hướng vận động của sự kiện chính trị đó.
Logic và lịch sử là sự nhận thức cái tất yếu thông qua cái ngẫu nhiên, cái bản chất
thông qua hiện tượng, cái chung thông qua từng cái riêng. Từ đó, nắm bản chất
của vấn đề chính trị với đầy đủ những diễn biến của nó trong tính quy luật của
chính trị.
+ Phương pháp cấu trúc hệ thống. Sử dụng phương pháp này là nghiên cứu
cấu trúc của đời sống chính trị qua các thành tố của nó trong mối liên hệ qua lại và
tác động lẫn nhau theo hệ thống của chúng. Tiếp cận vấn đề chính trị qua việc nắm
bắt

các

tính

chất




bản

của



như:

tính

tổ

chức,

tính chỉnh thể, tính tự điều chỉnh, tính thống nhất và sự tương tác cùng phương
giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của cả hệ thống với môi trường xung
quanh tạo nên mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ nội tại của hệ thống với các hệ
thống bên ngoài.
+ Phương pháp trừu tượng và cụ thể. Trừu tượng là tách vấn đề chính trị ra
thành từng mặt, từng thuộc tính cụ thể và phản ánh những mặt, thuộc tính đó bằng
khái niệm trừu tượng. Cụ thể là tổng hợp các khái niệm trừu tượng ấy thành một
kết luận với một khái niệm cụ thể phản ánh bản chất, quy luật của vấn đề chính trị
cụ thể. Trừu tượng và cụ thể là cái cụ thể trước trở thành điểm tựa cho khái niệm
trừu tượng sau, cịn cái trừu tượng sau đó thành dữ liệu để khái quát thành cái cụ
thể cao hơn; trừu tượng và cụ thể ln chuyển hóa cho nhau, vấn đề được tiếp cận


vừa cụ thể vừa trừu tượng; và cứ như thế, q trình tư duy tiến sâu khơng ngừng
vào bản chất của đời sống chính trị xã hội.

- Phương pháp thực hành cụ thể. Ở cấp độ thao tác, phải thực hiện tốt các
phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Cách thức nghiên cứu mà khách thể là
những tài liệu có sẵn dưới các dạng và các tính chất khác nhau. Mỗi một tài liệu có
chứa một hay một vài khía cạnh với phân lượng nào đó về đối tượng; thông qua xử
lý đúng đắn các loại tài liệu khác nhau đó, có thể nắm bắt được tính chỉnh thể của
đối tượng. Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải tập hợp
được một lượng tài liệu phong phú thuộc các lĩnh vực khác nhau đủ sức để khái
quát được cái chung, cái mang tính phổ biến, cái mà chính trị học cần nắm bắt.
+ Phương pháp điều tra thực tế. Cách thức mà người nghiên cứu trực tiếp
khảo sát đối tượng đúng như nó đang tồn tại trong sự kiện chính trị theo yêu cầu
của mình. Cách làm này giúp người nghiên cứu có được dữ liệu trực quan, sống
động và cụ thể làm cơ sở thực tế đáng tin cậy cho những kết luận khoa học về đối
tượng. Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có sự am hiểu cần thiết
nhiều lĩnh vực khoa học thực nghiệm.
+ Phương pháp thực nghiệm. Cách thức nghiên cứu đối tượng thông qua việc
đưa một lý thuyết vào mảng đời sống chính trị xã hội được xác định trong một
lượng thời gian quy định dưới sự giám sát và chỉ đạo thật chặt chẽ của những chủ
thể đủ thẩm quyền. Từ diễn biến trong thực tế mà kiểm tra lý thuyết, rút ra những
kết luận cần thiết để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết. Phương pháp thực
nghiệm được sử dụng khi có yêu cầu chuẩn bị cho bước đột phá trong thực tế và lý
thuyết đó như là đã đúng rồi, việc thử nghiệm để hồn chỉnh thêm, tích lũy kinh
nghiệm cho việc thực hiện rộng rãi.


Ngồi ra, cịn có thể sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, mạn đàm,
phỏng vấn sâu, hội thảo…




×