Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giáo án hóa học 10 theo chương trình giáo khoa mới (phát triển năng lực) học kỳ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.22 KB, 69 trang )

Ngày soạn: …/8/2017
Tiết : 1, 2

CHỦ ĐỀ ÔN TẬP ĐẦU NĂM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
*HS biết hóa trị, lập cơng thức hóa học, viết phương trình hóa học
* Biết khái niệm các hợp chất vô cơ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
* Tìm hóa trị, lập cơng thức hợp chất. Gọi tên các loại hợp chất vô cơ.
* Viết và cân bằng phương trình hố học.
3. Thái độ, năng lực:
* Thái độ tích cực, chăm chỉ nghiêm túc.
* Năng lực hợp tác, tính tốn, năng lực cơng nghệ thơng tin.
* Năng lực riêng: khả năng quan sát, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*GV: máy chiếu,
*HS: giấy A1, bút màu, nam châm.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: Tiết 1:
a. Khởi động: GV cho HS xem vidEO What’s ion?
- />- Hãy cho biết ion dương được hình thành như thế nào? Như vậy đặt giả thuyết mọi hợp chất đều tạo ra từ
ion dương và âm có hợp lí khơng? Từ giả thuyết ta suy ra điều gì?
b. Triển khai bài
Hoạt động 1: Hoá trị
Mục tiêu: HS nhớ hóa trị của các ion kim loại, ion âm thường gặp
Phương pháp, phương tiện, HT: Hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, ghi nhớ
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ


Chia lớp thành các cặp 2em, dựa video đã xem các em hãy dùng bẳng tuần hoàn, SGK lớp 9, các
loại sách mà em có hãy ghi các ion và tên của chúng theo hình thức và quy luật mà em mong muốn? Mỗi
cặp ion tính điểm, 3 cặp có số ion hợp lệ cao nhất sẽ giành phần thưởng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thời gian 4 phút
HS ghép thành các cặp ghi tên và CTHH của các ion dương và ion âm. Ghi vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV cho các nhóm tính kết quả chéo nhau bao cáo, chọn 3 nhóm có kết quả cao nhất, GV kiểm tra kết luận
trao phần thưởng.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét
Cho các nhóm tự nhận xét tinh thần học tập trong hoạt động đầu tiên. GV hướng dẫn HS cùng xây dựng
sơ đồ chuẩn về hóa tri và tên gọi các ion
Cho HS hồn thành phiếu học tập số 1
Nhóm ion
Ion/ tên gọi
Ion dương hóa trị 1
Ion dương hóa trị 2
Ion dương hóa trị 3
Ion âm hóa trị 1
Ion âm hóa trị 2
Ion âm hóa trị 3
Hãy đề xuất phương án để nhớ hóa trị các ion dễ dàng
Hoạt động 2: Lập công thức hợp chất vơ cơ
Mục tiêu: HS vận dụng hóa trị ion kim loại, ion âm thường gặp lập công thức hóa học các hợp chất vơ cơ
Phương pháp, phương tiện, HT: Hoạt động nhóm, sử dụng bảng phụ hoặc giấy A1
1


Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ 3 phút
Chia lớp thành 6 nhóm thi lập cơng thức hóa học các hợp chất vô cơ.
Phiếu học tập số 2

Biết rằng oxit là hợp chất của ion O 2-, hidroxit là hợp chất của ion OH-, axit là hợp chất của
ion H+, muối là hợp chất của ion dương với gốc axit.
Các hợp chất trung hịa về điện: số điện tích dương = số điện tích âm
Hãy lập cơng thức của các chất vơ cơ
Tiêu chí: có đủ loại hợp chất 5 điểm
Số lượng; mỗi hợp chất viết đúng 1 điểm
Nhóm nào có số điểm lớn nhất là nhóm chiến thắng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thời gian 10 phút
HS ghép thành các cặp ghi tên và cơng thức hóa học của các ion dương và ion âm. Ghi vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng GV chia cho các nhóm chấm chéo nhau, HS trong lớp quan sát.
Đối chiếu với tiêu chí để thẩm định, đặt câu hỏi phản biện nếu có.
HS thống nhất xếp loại cho các nhóm.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét
HS nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm, GV nhận xét, rút kinh nghiệm và cho điểm. HS ghi ví dụ
mỗi loại hợp chất 3 hợp chất vào vở,
GV mời HS lên gọi tên một số loại hợp chất. Các nhóm tiếp tục thảo luận rút ra cách lập công thức và
cách gọi tên các hợp chất vơ cơ.
DẶN DỊ VỀ NHÀ: TÌM HIỂU CÁCH VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY?
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM?
VẬN DỤNG VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ HOẠT ĐỘNG NHĨM?
Tiết 2: VẼ SƠ ĐƠ TƯ DUY, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM HIỆU QUẢ
1. Khởi động: chấm điểm sơ đồ tư duy các em HS đã viết ở nhà. GV hướng dẫn HS nhận xét bình chọn
cho bạn có sơ đồ tư duy về hoạt động nhóm. Chọn sơ đồ đẹp, hấp dẫn người xem nhất. HS chọn, GV cố
vấn, biểu dương HS tích cực và có kết quả tốt.
2. Triển khai bài:
Hoạt động 3: Cách vẽ sơ đồ tư duy, cách thức tổ chức hoạt động của các thành viên trong nhóm
- Mục tiêu: HS biết cách vẽ sơ đồ tư duy, hiểu ích lợi học theo sơ đồ tư duy,
- Phương pháp, phương tiện HT: Hoạt động nhóm, khan trải bàn, phát vấn.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ (5 phút).

Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 06 HS, mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A1 theo dạng khăn
trải bàn. Trong 3 phút cá nhân viết những hiểu biết của mình về sơ đồ tư duy, về hoạt động nhóm, phân
chia nhiệm vụ trong nhóm, vai trị của từng thành viên trong nhóm. Sau 3 phút các nhóm sử dụng tiếp 3
phút để tổng hợp kết quả: GV phân tích kĩ cho HS cách tổng hợp kết quả. Các nhóm có thời gian 1 phút
để di chuyển về vị trí. GV vẽ sơ đồ các nhóm lên bảng cho HS dễ định hướng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (6 phút).
HS di chuyển về các vị trí quy định, hoạt động cá nhân, GV phát lệnh chuyển sang hoạt động tổng
kết. Sau khi các nhóm dán kết quả lên bảng tường, GV cho các nhóm di chuyển quanh lớp, xem bài của
nhóm bạn, ghi vào vở các nội dung đặc sắc hoặc làm em thích thú.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (10 phút).
GV điều khiển cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, tiến hành tổng hợp vẽ một sơ đồ tư duy
chung trên bảng về hoạt động nhóm, cử nhóm thư ký vẽ trên bảng, HS dưới lớp trình bày vào vở.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét (10 phút).
Hãy phát biểu suy nghĩ của em về hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy, em có cách nào để hoạt động
học tập dựa vào hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy hiệu quả hơn không? Theo em có nên sử dụng sơ đồ tư
duy và hoạt động nhóm trong học tập khơng? Vì sao?
GV cho HS bày tỏ ý kiến, sau đó GV nhận xét, hướng dẫn, thuyết phục HS.
Vận dụng 10 phút: hãy đóng góp ý kiến cho biết tính chất hóa học của axit? GV cử thư ký viết
trên bảng. Các em HS trong lớp hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt các tính chất hóa học của axit.
Hoạt động 4: Dặn dị
2


- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tính chất hóa học của bazo, oxit, muối, kim loại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: …../8/2017
Tiết : 3, 4, 5, 6

CHỦ ĐỀ 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ

HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ (4 tiết)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
− Cấu tạo nguyên tử, lớp vở và hạt nhân nguyên tử; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
− Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, mối liên hệ giữa các đại lượng.
− Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
2. Kĩ năng:
− Mô tả cấu tạo nguyên tử, chế tạo mơ hình ngun tử.
−Tính tốn số lượng các hạt có trong ngun tử.
3. Thái độ, tình cảm, năng lực:
Kích thích sự hứng thú với bộ mơn, phát huy khả năng tư duy của HS.
Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính tốn,
năng lực cơng nghệ thông tin và truyền thông.
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* GV: video, máy tính máy chiếu, phấn mầu, ….
* HS: đọc bài vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt bài học.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số...
2. Khởi động: (5 phút) GV kiểm tra việc vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức ở nhà của HS. Chọn bài
có chất lượng tốt cho các HS khác cùng quan sát, thưởng điểm.
3. Bài mới:
Tiết 3
Hoạt động 1: Tổng hợp về nguyên tử, mô tả cấu tạo nguyên tử, đồng vị, các khái niệm, định nghĩa,
kí hiệu ngun tử.
- Mục tiêu: Biết tìm kiếm được thơng tin, phân tích được và quan sát. Biết tổng hợp và chọn lọc thông tin
biết mô tả cấu tạo của nguyên tử.
- Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (3 phút).

GV chia lớp thành 06 nhóm, dựa trên sơ đồ đã vẽ ở nhà hãy vẽ sơ đồ tư duy trong nhóm thể hiện
các đặc điểm về thành phần và cấu tạo nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, đồng vị. Thời gian mỗi nhóm là 15
phút,sản phẩm trình bày trên giấy A1. GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm mới, điều khiển HS di chuyển
nhanh chóng, trật tự. Sau khi vẽ xong mỗi bạn thuyết trình một lượt cho các bạn khác nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (21 phút).
HS di chuyển về các vị trí quy định, thảo luận, thực hiện, ghi kết quả, hướng dẫn cho nhau. Hết 15
phút chuyển sang phần thuyết trình 6 phút. Các nhóm dán kết quả lên bảng, GV cho các nhóm di chuyển
quanh lớp, xem bài của nhóm bạn, ghi bổ sung vào vở những phần ưu của nhóm bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (5 phút).
GV điều khiển cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, tiến hành đặt câu hỏi phả biện. Áp dụng
các nội dung trên sơ đồ, mô tả cấu tạo nguyên tử Na. Thư ký vẽ lại một sơ đồ chuẩn dựa trên ý kiến của
các bạn và điều chỉnh của GV.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét (5 phút).
GV nhận xét bài làm của HS, các em vẽ lại sơ đồ một lần nữa vào vở.
DẶN DỊ: VẼ sơ đồ mơ tả cấu tạo, thành phần, kí hiệu của nguyên tố Na? hoặc nguyên tử tùy chọn. Mỗi
nhóm 3-5 bạn thiết kế một mơ hình ngun tử (trừ nguyên tử H)?

3


Tiết 4: Cấu tạo nguyên tử. Đồng vị
- Khởi động: 5 phút HS trao đổi sơ đồ tư duy (mô tả câu tạo, thành phần, kí hiệu nguyên tố, đồng vị) đã
chuẩn bị, hướng dẫn bạn hiểu ý tưởng của mình. Đơi bạn nào có ý tưởng giống nhau nhất được thưởng.
Kiểm tra và bình chọn sản phẩm mơ hình nguyên tử.
Hoạt động 2: Ôn tập cấu tạo nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, kí hiệu nguyên tử, đồng vị
- Mục tiêu: Hiểu cấu tạo nguyên tử, mối quan hệ giữa các hạt vi mô trong nguyên tử.
- Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy. Mảnh ghép
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (3 phút).
GV chia lớp thành 06 nhóm, mơ tả cấu tạo của 1 nguyên tử Na, Mg, S, O, Clo, Al, tính số hạt có

trong nguyên tử. Thời gian mỗi nhóm là 5 phút,sản phẩm trình bày trên giấy A1. Các thành viên giảng
cho nhau để trở thành chuyên gia cho phần đó. GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm mới, điều khiển HS
di chuyển nhanh chóng, trật tự. các chuyên gia mô tả cấu tạo các nguyên tử, số hạt trong nguyên tử.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (15 phút).
HS di chuyển về các vị trí quy định, thảo luận, thực hiện, ghi kết quả, hướng dẫn cho nhau. Hết 5
phút chuyển sang phần chia nhóm mới và di chuyển ở các vị trí, 1 phút di chuyển 1 lượt. Các nhóm dán
kết quả lên bảng tường, GV cho các nhóm di chuyển quanh lớp, xem bài của nhóm bạn, ghi bổ sung vào
vở những phần ưu của nhóm bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (5 phút)
GV điều khiển cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, tiến hành đặt câu hỏi phản biện. Áp dụng
làm bài tập 4 SGK p18.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét (5 phút)
HS phát biểu rút ra kết luận sau bài học. GV nhận xét bài làm của HS, HS ghi cách tính số hạt trong
nguyên tử vào vở.
Vận dụng; 10 phút: HS làm bài tập SGK ở nhà, hs hỏi các bài tập chưa làm được, GV chỉ đạo các em
giảng bài cho nhau, bài nào chưa làm được thực hiện làm theo nhóm.
Tiết 5, 6: Luyện tập
Khởi động (5 phút) thi đua giữa các nhóm, ghi được nhiều công thức và khái niệm nhất trong thời gian 2
phút, các nhóm được phát một tờ giấy A4. Chia lớp thành các nhóm 3-4 HS. Các nhóm chấm chéo cho
nhau để tìm ra người chiến thắng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng cấu tạo nguyên tử tính toán các đại lượng, biết khối lượng nguyên tử chủ yếu tập
trung ở hạt nhân.
Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm và Mảnh ghép
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (3 phút).
GV chia lớp thành 08 nhóm. 4 nhóm thực hiện phiếu học tâp số 1, 4 nhóm thực hiện phiếu học tập
số 2. Thời gian mỗi nhóm là 10 phút, sản phẩm trình bày trên giấy A1. Các thành viên giảng cho nhau để
trở thành chuyên gia cho phần đó. GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm mới, điều khiển HS di chuyển
nhanh chóng, trật tự. các chuyên gia của hai bên sẽ giảng cho các bạn nhóm mới đến sao cho tất cả các

thành viên đều biết cách làm bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (10 phút).
HS di chuyển về các vị trí quy định, thảo luận, thực hiện, ghi kết quả, hướng dẫn cho nhau. GV
quan sát, khích lệ HS,trợ giúp nếu các em cần. Các nhóm dán kết quả lên bàn, GV cho các nhóm mới di
chuyển đến các sản phẩm, xem bài của nhóm bạn, thuyết tình và hướng dẫn nhau giải các bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (10 phút).
HS tiếp tục giảng cho nhau những nội dung chưa rõ.
GV điều khiển cho HS nhận xét cách làm của các nhóm, HS đề xuất cách làm sang tạo của các
nhóm. Đặt câu hỏi phát vấn nếu có, giải đáp. GV kiểm tra 03 HS.
Bước 4: Đánh giá và nhận xét (5 phút).
HS phát biểu rút ra kết luận sau bài học. GV nhận xét bài làm của HS, HS ghi các công thức quan trọng
cách áp dụng vào vở.

4


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trong nguyên tử số proton bằng số electron
Trong hạt nhân có hạt notron và proton nên số khối A = Z + N. hãy giải các bài tập sau:
1.Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 60, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số khối A?
2. Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố X là 34. Trong đó số n hơn số p la 1. Tìm số hạt mỗi
loại trong nguyên tử? Vẽ hình thể hiện cấu tạo của nguyên tử X đó?
3. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 36, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm số khối A? Tính khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử
theo đơn vị Kg, so sánh và nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các nguyên tố có nhiều đồng vị dùng nguyên tử khối trung bình:
A x + A2 x2 + ... + An xn
A= 1 1

100
35
37
1. Clo có 2 đồng vị: 17 Cl (chiếm 75,77%) và 17 Cl (chiếm 24,23%). Hãy tìm NTK TB của Cl?
2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Cu bằng 63,546. Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị có số
khối lần lượt là 63 và 65, hạt nhân ngun tố Cu có 29 proton. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của đồng vị
đồng 63 có trong tự nhiên?
HS có thời gian 5 phút ghi các nội dung bài làm hoặc cách làm các em tự lựa chọn vào vở
DẶN DỊ: vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: …../9/2017
Tiết : 7, 8, 9, 10, 11

-

CHỦ ĐỀ 2: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (5 tiết)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ
Lớp vỏ nguyên tử gồm các electron phân bố theo quy luật: lớp → phân lớp.
HS biết trật tự phân bố mức năng lượng. Viết cấu hình electron.
Vận dụng cấu hình electron dự đốn tính chất hóa học của đơn chất.
Biết cách tổng hợp kiến thức, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, trình bày khoa học, hấp dẫn.
GV sắp xếp lại các nội dung kiến thức để tổ chức các hoạt động học tập để học giải quyết các vấn
đề, phát triển năng lực cho HS.
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
Mơ tả cấu tạo lớp vỏ e. Cấu tạo vỏ nguyên tử, viết cấu hình electron, dự đốn tính chất của các đơn chất.
Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.
Thời lượng dạy chủ đề: 05 tiết.


5


Tiết theo KHDH
7
8
9
10
11

Nội dung
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI
VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY TÓM TẮT KHÁI QUÁT CẨU TẠO LỚP
VỎ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON
THỰC HÀNH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON
DỰ ĐỐN TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐƠN CHẤT DỰA VÀO
CẤU HÌNH ELECTRON
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG – MỞ RỘNG, BỔ XUNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO

Thời gian
15 phút
30 phút
45 phút
45 phút
45 phút
45 phút

II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ HỌC TẬP
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:
HS biết sự phân bố electron trong lớp vỏ nguyên tử, cách viết cấu hình electron. Đặc điểm e lớp ngoài
cùng. Mối liên hệ giữa lớp vỏ electron và tính chất đơn chất.
- Kĩ năng: tổng hợp các nội dung kiến thức, chọn lọc các nội dung chính, biết đọc nhanh, biết sử dụng sơ
đồ tư duy để ghi các thông tin và sắp xếp thông tin.
Viết cấu hình electron ngun tử của ngun tố, phân tích cấu tạo lớp vỏ, xác định số lớp e, số e lớp ngồi
cùng, dự đốn sự hình thành ion, dự đốn tính chất của đơn chất khi biết cấu tạo lớp vỏ ngoài cùng.
-Thái độ:
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về thành phần nguyên tử vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống
con người.
2. Định hướng và hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Năng
lực công nghệ thông tin. Rèn luyện phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, nhân ái, có trách nhiệm.
3. Dự kiến hoạt động sẽ tổ chức:
Tổ chức hoạt động nhóm, kết hợp phương pháp mảnh ghép, tổng hợp thành sơ đồ tư duy.
4. Chuẩn bị của GV và họcsinh
a. Giáo viên (GV)
- Mô hình thí nghiệm mơ phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt
nhân ngun tử
- Tranh ảnh, mơ hình ngun tử.
b. Học sinh (HS)
- Ơn lại các kiến thức đã học có liên quan: vật lí (lớp 7); hóa học (lớp 8)
- Hồn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1 và phát cho
HS ở cuối buổi họctrước).
III. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÁC YÊU CẦU:
Nội
Mức độ nhận thức
dung
Loại
kiến

câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
thức

6


- Nêu được định
nghĩa lớp e, phân
lớp e, cách viết cấu
Câu
hình e
Cấu tạo hỏi /bài - nêu được trật tự
vở
tập định phân bố mức năng
nguyên
tính
lượng.
tử
- Biết các loại phân
lớp electron
- số e tối đa trong
một phâ lớp, một
lớp.
- lớp vỏ ngồi cùng
- cấu hình e bão
hịa, nửa bão hịa,

chưa bão hòa.

- Xác định số
lớp e trong vỏ
một nguyên tử
- Viết được cấu
hình
electron
của các ngun
tố.
- xác định được
tính chất của
đơn chất khi biết
cấu tạo lớp vỏ
nguyên tử của
nguyên tố.

- Tính được hóa
trị của các kim
loại và phi kim
trong các phản
ứng hóa học đơn
giản
- Xây dựng thực
hiện các thí
nghiệm
kiểm
chứng tính chất
của kim loại.
- dự đốn được

tính chất hóa
học của đơn
chất, viết được
sản phẩm.

Bài tập Tính được số e hóa Tính tốn sự Giải bài tập tìm
định
trị
phân bố electron kim loại
lượng
trong lớp vỏ
Bài tập
thực
hành/
Thí
nghiệm

-vận dụng sơ
đồ mind map
tổng kết các
nội dung quan
trọng trong bài
học.
- Giải thích
hiện tượng các
kim loại hoặc
phi kim có
tính chất hóa
học tương tự
nhau

- hiểu cách
xây dựng bảng
hệ thống tuần
hồn
các
ngun tố hóa
học.
Bài tập xác
định
thành
phần của ion
đơn, ion đa
- Tìm kiếm
học liệu trên
mạng google,
tìm được ứng
dụng thực tế.

- Biết quan sát, tìm - Rút ra nhận xét - thực hiện các
ra điểm giống và và giải thích thí nghiệm kiểm
khác nhau của các được các hiện chứng tính chất
thí nghiệm.
tượng
thí của kim loại.
nghiệm
minh
họa
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố X : 1s22s22p63s23p4 ; Y : 1s22s22p63s23p64s2 ;
Z : 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố nào là kim loại ?

A. X
B. Y
C. Z
D. X và Y
2. Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là 11X, 14Y, 17Z , 20T, 10R . Các ntử là kim loại gồm :
A. Y, Z, T.
B. Y, T, R.
C. X, Y, T.
D. X, T.
3. Cấu trúc electron nào sau đây là của phi kim:
(1). 1s22s22p63s23p4.
(4). [Ar]3d54s1.
(2). 1s22s22p63s23p63d24s2.
(5). [Ne]3s23p3.
2
2
6
2
6
10
2
3
(3). 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p .
(6). [Ne]3s23p64s2.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (5).
C. (2), (3), (4). D. (2), (4), (6).
4. Cho các cấu hình electron sau:
a. 1s22s1.
b. 1s22s22p63s23p64s1.

c. 1s22s22p63s23p1
2
2
4
2
2
6
2
6
4
2
d. 1s 2s 2p .
e. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
f. 1s22s22p63s23p63d54s2
g. 1s22s22p63s23p5.
h. 1s22s22p63s23p63d104s24p5 i. 1s22s22p63s23p2
2
2
6
1
j. 1s 2s 2p 3s .
k. 1s22s22p3.
l. 1s2.
a. Các ngun tố có tính chất phi kim gồm:
A. (c, d, f, g, k)
B. (d, f, g, j, k)
C. (d, g, h, k )
D. (d, g, h, i, k).
b, Các ngun tố có tính kim loại :
A. a, b, e, f, j, l).

B. (a, f, j, l)
C. (a, b,c, e, f, j)
D. (a, b, j, l).
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
1. Biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s23p63d6

7


C. 1s22s22p63s23p63d5
D. 1s22s22p63s23p63d4
+
2. Cấu trúc electron nào sau đây là của ion Cu .
A. 1s22s22p63s23p63d94s1.
B. 1s22s22p63s23p63d10.
2
2
6
2
6
9
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d .
D. 1s22s22p63s23p63d104s1
3. Ion X2- và M3+ đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, M là những nguyên tử nào sau đây ?
A. F, Ca
B. O, Al
C. S, Al
D. O, Mg

2+
4. Dãy gồm nguyên tử X, các ion Y và Z đều có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p6 là
A. Ne, Mg2+, FB. Ar, Mg2+, F- C. Ne, Ca2+, Cl- D. Ar,Ca2+, Cl+
5. Cation R có cấu hình electron ở phân lớp ngồi cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của ntử R là
A.1s22s22p5 B.1s22s22p63s2
C.1s22s22p63s23p1 D.1s22s22p63s1
3+
6. Ion M có cấu hình electron phân lớp ngồi cùng là 3d5. Vậy cấu hình electron của M là
A. 1s22s22p63s23p64s23d8
B. 1s22s22p63s23p63d64s2
2
2
6
2
6
8
2
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d D. 1s 2s22p63s23p63d54s24p1
7. Cấu hình e của ion Mn2+ là : 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình e của Mn là :
A.1s22s22p63s23p63d7
C. 1s22s22p63s23p63d54s2
B. 1s22s22p63s23p64s24p5
D. 1s22s22p63s23p63d34s24p2
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
8. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 e thuộc phân lớp 3d. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 23
B. 24
C. 25
D. 26
9. Nguyên tử M có phân lớp có phân mức nawg lượng cao nhất là 3d 7. Tổng số e trong nguyên tử M là

A. 24
B.25
C.27
D.29
10. Hợp chất M được tạo ra từ 3 nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích
hạt nhân của X và Y là 1, tổng số e trong ion YX3- là 32. Công thức phân tử M là
A. HNO3
B. HNO2
C. NaNO3
D. H3PO4
3+
11. Nguyên tử M thuộc họ s hoặc p, M nhường e tạo ion M có 37 hạt cơ bản. Nguyên tố M là
A. Al
B. Fe
C. Ca
D, Mg
n+
12. Một ion M có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3p 6, vậy cấu hình e của nguyên tố M là
A. 3p 5
hay3p4
B. 4s1 4s2 hay 4p1
C. 4s24p3
D. 3s1hay 3s2
13. Đối với mức năng lượng của các phân lớp theo trật tự mức năng lượng, trường hợp nào sau đây không
đúng:
A. 2p>2s
B. 2p <3s
C. 3s <4s
D. 4s> 3d
14. Cấu hình lớp e ngoài cùng nào sau đây cho biết lớp thứ 3 của một nguyên tử chứa 6 điện tử. A.3p 6

B. 3s6
C. 3s23p6
D. 3s23p4
VẬN DỤNG CAO
15. Một hợp chất M2X ( tạo từ ion M+ và X2-). Tổng số hạt p,n,e trong phân tử M2X là 140 hạt, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của ion M + lớn hơn số khối của ion X 2- là
23. Tổng số hạt p,n,e trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
Viết cấu hình electron của ion M+ , X2- và nguyên tử M:
Xác định công thức phân tử M2X
16. Trong hợp chất MX tạo bởi ion M2+ và X2-. Biết tổng hạt p, n, e trong phân tử MX là 84. Số proton và
nơtron trong các hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
Viết cấu hình electron của M2+, X2- và X
Viết công thức của MX.
17. Phân tử MX3 có tổng hạt cơ bản (p, n, e) bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 60. Số hạt mang điện trong ntử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 16 hạt.
Xác định hợp chất MX3.
Viết cấu hình electron của M và X.
IV: THIẾT KẾ CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
Tiết 7
Hoạt động 1: Khởi động trải nghiệm - kết nối: 15’
1. Mục tiêu, chuẩn bị
- Mục tiêu là tạo tâm thế học tập cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài
mới.
- Phương pháp, hình thức: Tổ chức trị chơi tìm các ngun tố có tính chất giống nhau
8


Phương tiện: phiếu học tập, máy chiếu, video, máy tính, loa, bút dạ 3 mầu, giấy A1. Băng dính, kéo.
- Chuẩn bị: GV thiết kế phiếu học tập, máy tính. HS chuẩn bị băng dính, giấy A1, bút dạ màu, kéo.
- Thời gian: 10 phút

2. Phương thức tổ chức hoạt động
+ Chuyển giao: Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ
PHIẾU HỌC TẬP 1
Trong thực tế có những đơn chất có tính chất hóa học khá giống nhau, khoa học hiện đại xác định được
rằng cấu tạo lớp vỏ electron của chúng có sự tương tự. Ví dụ như ngun tố Mg và ngun tố Ca có tính
chất hóa học tương tự nhau, cùng tạo được ion hóa trị II, dựa vào kí hiệu của 2 nguyên tố, hãy đề xuất
phương án giải thích tại sao tính chất của chúng lại giống nhau?
+ Thực hiện: GV chiếu video phản ứng hóa học của Mg và Ca: Các nhóm quan sát, thảo luận đưa ra giả
thuyết và các luận điểm để bảo vệ giải thuyết?
* HS ngồi thành các nhóm được GV hướng dẫn (tự chọn hoặc ngẫu nhiên), xem video, ghi kết quả quan
sát, thống nhất ý kiến (6 phút) ghi nội dung thống nhất vào bảng phụ hoặc giấy A1.
+ Báo cáo: các nhóm dán kết quả hoạt động, các nhóm trình quan sát và bình chọn nhóm có kết quả tốt
nhất để thưởng.
GV tổ chức tổng hợp kết quả - GV chọn thư ký tính điểm cho các nhóm.
HS các nhóm rà sốt sản phẩm của mình.
Sử dụng kĩ thuật phịng tranh.
Dựa trên sản phẩm của các nhóm, GV và HS quan sát, vote cho nhóm có kết quả xuất sắc nhất. khen
thưởng. Hs tự nhận xét thái độ làm việc của nhóm mình và các nhóm khác, GV nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát
hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ, HS chưa quan sát kịp
chưa tổng hợp kịp, khó khăn trong việc giải thích, GV gợi ý cho HS)
+ Thơng qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được cần phải điều
chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
Hoạt Động 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới.
Nội dung 1: CẤU TẠO LỚP VỎ ELECTRON. CẤU HÌNH ELECTRON
1. Mục tiêu: tổ chức các hoạt động học tập xây dựng kiến thức nhắm tích cực hóa hoạt động của HS. Học
sinh biết sự phân bố e trên các lớp, phân lớp, số e tối đa, quy luật phân bố e trên lớp vỏ, viết cấu hình

electron.
- Phương pháp, hình thức: Tổ chức trị chơi, hoat động nhóm, mảnh ghép, Tập làm chuyên gia.
- Phương tiện: phiếu học tập, máy chiếu, video, máy tính, loa, bút dạ 3 mầu, giấy A1. Băng dính, kéo.
- Chuẩn bị: GV thiết kế phiếu học tập, máy tính. HS chuẩn bị băng dính, giấy A1, bút dạ màu, kéo.
- Thời gian: 120 phút
2. Phương thức tổ chức HĐ
+ Hoạt động thiết kế sơ đồ tư duy tập tóm tắt nội dung bài cấu tạo vỏ nguyên tử và cấu hình e
nguyên tử (30 phút)
+ chuyển giao: GV chia lớp thành các nhóm 3-6 HS làm việc theo nhóm: (15 phút)
Thiết kế lại sơ đồ tư duy dựa trên sơ đồ đã thiết kế ở nhà.
+ Thực hiện: GV gợi ý cho từng nhóm bổ xung nội dung đã thực hiện ở nhà.
Trình bày kết quả vào bảng phụ (tự chọn hình thức trình bày).
HS thực hiện làm việc nhóm, tìm thơng tin, sửa thơng tin, lấy ví dụ, nhờ sự trợ giúp từ GV. Ghi kết quả
vào bảng phụ.
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả (15 phút)
+ Báo cáo: Các nhóm treo kết quả, HS ngồi theo nhóm quan sát bài làm của các bạn. GV cử tổ thư ký có
5 người, vẽ lại sơ đồ, tổng hợp các nội dung của các nhóm đã trình bày. Các bạn dưới lớp cùng thực hiện
vẽ sơ đồ vào vở. Sau khi hoàn thiện, GV nhận xét và bổ xung. Sau khi vẽ xong đùng sơ đồ đó làm tiêu chí
cho các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau, đề xuất bổ xung thêm nếu cần
+ Đánh giá: HS các nhóm đánh giá, cho điểm bài làm của các nhóm trên bảng phụ
Tiêu chí đánh giá
9


TIÊU CHÍ

Kiến
thức

Minh họa


Mức độ hợp tác (nhóm tự đánh
giá)

Mỗi ý đúng 1 điểm
Lấy 1 ví dụ cho 1 điểm
Mỗi quy tắc quy luật trình bày 1đ
HÌnh thức trình bày đẹp nổi bật cho 3 điểm
- Sau khi các nhóm cho điểm, nhận xét bài làm, GV nhận xét bổ xung.
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
Về nhà vẽ sơ đồ tư duy gồm 5 nhánh chính trong đó có một nhánh vừa thể hiện các lớp, phân lớp và trật
tự phân bố mức năng lượng. một nhánh thể hiện cấu hình e, một nhánh thể hiện số electron bão hịa trong
các phân lớp; một nhánh thể hiện các khái niệm quan trọng, một nhánh thể hiện đặc điểm e lớp ngồi
cùng. Hình thức làm việc nhóm, sản phẩm trình bày trên tờ A1.
Tiết 8: Nội dung 2: THỰC HÀNH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON (45’)
1. Mục tiêu: HS hiểu cách viết cấu hình electron, biết phân tích cấu hình electron, dự đốn tính chất hóa
học của ngun tử.
Phương pháp, HT, phương tiện: hoạt động nhóm, phịng tranh, băng dính, bút, phấn màu.
Dự kiến sản phẩm: Hiểu sự phân bố trên lớp vỏ, biết viết và phân tích cấu hình electron.
2. Phương thức tổ chức hoạt động:
Khởi động - báo cáo sự chuẩn bị ở nhà: 20 phút
Cho HS chơi trò chơi tạo sự tỉnh táo: Vỗ tay
+ Chuyển giao: Thực hiện từ buổi học trước, hãy dán kết quả lên tường. Các nhóm show kết quả,
+ Thực hiện: các nhóm di chuyển quanh lớp quan sát bài làm của các nhóm khác, bổ xung và chỉnh sửa
nội dung của nhóm mình.
+ Báo cáo: Tổ chức cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, chọn nhóm có bài làm tốt nhất.
+ Đánh giá, nhận xét: GV điều khiển HS nhận xét, GV nhận xét chung, cho HS quan sát sản phẩm của
mình.
HS bổ xung vào sơ đồ cá nhân.
Các nhóm về vị trí thực hiện phiếu học tập số 1 (20 phút)

PHIÊU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy nêu trật tự phân bố mức năng lượng của các phân lớp?
Hãy cho biết số e tối đa trên các phân lớp, các lớp 1-4?
Nêu cách viết cấu hình electron: Áp dụng viết CHe của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 11 đến 20; 21;
24; 26; 29
Tiêu chí: Mỗi cấu hình đúng tính 1 điểm, mỗi khái niệm đúng tính 1 điểm
Nhóm 4-6 HS phân chia thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát, trợ giúp khi các em có nhu cầu.
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả: (5 phút)
GV cho các nhóm kiểm tra chéo kết quả đối chiếu với đáp án trên màn hình. Chọn ra nhóm có điểm cao
nhất thưởng điểm.
Hs nhận xét, chỉ ra điểm quan trọng
GV nhận xét thái độ và kết quả hoạt động của các nhóm
Dặn dị: Về nhà dựa vào cấu hình của Clo cho biết số lớp e, số e lớp ngồi cùng, dự đốn ion tạo thành
khi Clo tham gia phản ứng hóa học.
Tiết 9: Dự đốn tính chất cơ bản của đơn chất dựa vào cấu hình electron
Khởi động - báo cáo sự chuẩn bị ở nhà: 15 phút.
Cho HS chơi trò chơi tạo sự tỉnh táo: Vỗ tay
+ Chuyển giao: 2 bạn ghép đôi với nhau, chia sẻ kết quả chuẩn bị ở nhà: Cấu hình và các yếu tố liên quan
đến Clo.
+ Thực hiện: các cặp hs nghiên cứu thảo luận chỉnh sửa nội dung của nhau.
+ Báo cáo: Tổ chức cho HS tự chấm điểm cho bài làm của mình, GV cho đáp án và hướng dẫn chấm.
+ Đánh giá, nhận xét: GV điều khiển HS nhận xét, GV nhận xét chung, HS rút ra quy luật chung.
HS bổ xung vào vở.
10


Thực hành phân tích cấu hình electron ngun tử:
+ chuyển giao: Chia lớp thành các nhóm 4-6 HS,
Các nhóm về vị trí thực hiện phiếu học tập số 3

PHIÊU HỌC TẬP SỐ 3
Hãy cho biết đặc điểm electron lớp ngoài cùng, cách dự đốn tính chất của ngun tố?
Nêu cách viết cấu hình electron: Áp dụng viết CHe của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 11 đến 20?
Cho biết số lớp e, số e ổ lớp ngoài cùng, dự đoán ion tạo thành khi nguyên tử tham gia phản ứng hóa học
Thời gian làm bài: 15 phút
Tiêu chí: Mỗi cấu hình đúng tính 1 điểm, mỗi khái niệm đúng tính 1 điểm. Nêu đặc điểm đúng 1điểm
Số lớp e đúng tính 1 điểm, số e lớp ngồi cùng đúng tính 1 điểm, dự đốn đúng tính chất tính 1 điểm.
+ Thực hiện: Nhóm 4-6 HS phân chia thực hiện nhiệm vụ, viết câu trả lới vào phần trống trong phiếu học
tập.
GV quan sát, trợ giúp khi các em có nhu cầu.
+ Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm kiểm tra chéo kết quả đối chiếu với đáp án trên màn hình. Chọn
ra nhóm có điểm cao nhất.
Hs nhận xét, chỉ ra điểm quan trọng, GV nhận xét thái độ và kết quả hoạt động của các nhóm
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả: (5 phút)
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời
phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có
được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
Tiết 10
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu
HS biết vận dụng các định nghĩa, quy tắc mô tả cấu tạo của nguyên tử và ion
Biết hợp tác giải quyết vấn đề
Phương tiện: Giấy, bút, máy tính
2. Phương thức tổ chức hoạt động
Tổ chức hoạt động cá nhân, sau 3 phút hoạt động cá nhân, ghép cặp hẹn giờ vào khung 5 giờ, GV chiếu
nội dung phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP 4

+
Ion M có 2 lớp electron, tổng số hạt trong ion là 33 hạt. Viết kí hiệu ngun tố M?
Ion A- có 3 lớp electron, trong X- số hạt mang điện nhiều hơn số hạt khơng mang điện là 17 hạt. Viết kí
hiệu nguyên tố X?
3. Sản phẩm và đánh giá kết quả
GV và HS quan sát lời giải trên màn chiếu, HS tích những ý giống với đáp án, ghi bổ xung nội dung chưa
đủ.
Hs nhận xét, tính điểm cho các nhóm
GV nhận xét, rút kinh nghiệm
DẶN DÒ: về nhà làm bài tập SBT và SGK. Đóng vai tổ trưởng tổ sản xuất điện hạt nhân, hãy chọn
những nguyên liệu cần mua để sản xuất điện hạt nhân.
Tiết 11
Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
1. Mục tiêu
- HS hiểu được về nguyên lí từ thực tiễn đến tư duy và từ tư duy đến thực tiễn
- Phương pháp: nhóm, sơ đồ tư duy
- Sản phẩm dự kiến: Sơ đồ tư duy, khả năng thuyết trình của HS.
2. Phương thức tổ chức hoạt động 10 phút
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, HS nhận phiếu học tập, giấy bút màu, vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội
dung bài đọc thêm Tr 14 trong thời gian 10 phút. Minh họa bằng các cấu hình e và mơ hình.
11


- Các nhóm tiến hành thực hiện
- GV cho các nhóm trưng bày kết quả các nhóm khác di chuyển lần lượt xem bài của nhóm bạn. HS ghi
các nhận xét
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 5 phút
Các nhóm tiến hành nhận xét và bình chọn nhóm có kết quả tốt nhất. GV nhận xét, trọng tài
Dặn dị: Về nhà tìm tài liệu trên google bổ xung nội dung, ví dụ, hình vào sơ đồ của mình.
Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

1. Mục tiêu: HS biết hợp tác, biết tìm kiếm thông tin và tổng hợp. Phát triển năng lực thẩm mỹ.
Biết các ứng dụng của nguyên tử, năng lượng hạt nhân nguyên tử trong đời sống.
Phương pháp, phương tiện, hình thức: hoạt động nhóm, làm poster, phịng tranh
Dự kiến sản phẩm: Poster
2. Phương thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức cho HS chọn và đăng ký danh sách nhóm làm việc chung.
Giao phiếu học tập cho các em, HS đọc ở lớp, phân chia nhiệm vụ, có thể tìm sự trợ giúp của GV nếu cần.
Sau khi phân chia xong các em về nhà thực hiện công việc
Phiếu học tập số 4
Tìm ra cấu trúc nguyên tử mở ra ngành khoa học hạt nhân, trong đó các đồng vị phóng xạ được phát
hiện và áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Chính phủ nước ta kí kết với phía Nga
xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tuy vậy do nợ công tăng cao nên Quốc hội đã dừng dự án
vào cuối năm 2016.
Hãy chọn một nhóm từ 4-6 bạn, với vai trị là viện trưởng viện trưởng viện năng lượng nguyên tử việt
nam và đội ngũ của mình thiết kế 1 poster giới thiệu các sản phẩm của viện và sản phẩm dự định tiến
hành nghiên cứu và sản xuất đáp ứng trong điều kiện hiện nay và chiến lược 10 năm tới.
Các nhóm có thời gian 1 tuần để thực hiện, sau 1 tuần cử người thuyết trình, các nhóm đặt câu hỏi phản
biện với các nhóm khác
Tiêu chí đánh giá
Thẩm mĩ đẹp, hài hòa ấn tượng: Tốt 3; khá 2, Bt 1đ
Đủ lĩnh vực sản phẩm:
3đ thiếu trừ 0,5 đ
Có hình minh họa

Sản phẩm dự kiến thuyết phục: 2đ
Tự đánh giá đánh giá bằng nhận xét tuyệt vời, tốt, khá tốt, bình thường, chưa tốt
Tinh thần đồn kết:……………....…….Tinh thần tự giác………………………
Link tài liệu tham khảo
/> />3. Sản phẩm, đánh giá kết quả:
Các nhóm tiến hành lập kế hoạch. Sản phẩm hồn thành và đánh giá vào đầu giờ tiết 12. Kiểm tra 10

phút bằng phiếu học tập số 5
Phiếu học tập 5
1. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố X : 1s 22s22p63s23p4 ; Y : 1s22s22p63s23p64s2 ; Z :
1s22s22p63s23p6. Nguyên tố nào là kim loại ?
A. X
B. Y
C. Z
D. X và Y
2. Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là 11X, 14Y, 17Z , 20T, 10R . Các ntử là kim loại gồm : A. Y, Z,
T.
B. Y, T, R.
C. X, Y, T.
D. X, T.
3. Biết sắt có số hiệu ngun tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s23p63d6
2
2
6
2
6
5
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d
D. 1s22s22p63s23p63d4
4. Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngồi cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của ntử R là
A.1s22s22p5
B.1s22s22p63s2
C.1s22s22p63s23p1 D.1s22s22p63s1
5. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 e thuộc phân lớp 3d. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 23

B. 24
C. 25
D. 26
6. Nguyên tử M có phân lớp có phân mức nawg lượng cao nhất là 3d 7. Tổng số e trong nguyên tử M là
A. 24
B.25
C.27
D.29
12


7. Hợp chất M được tạo ra từ 3 nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt
nhân của X và Y là 1, tổng số e trong ion YX3- là 32. Công thức phân tử M là A. HNO3 B. HNO2
C. NaNO3
D. H3PO4
8. Nguyên tử M thuộc họ s hoặc p, M nhường e tạo ion M 3+ có 37 hạt cơ bản. Nguyên tố M là
A. Al
B. Fe
C. Ca
D, Mg
9. Một ion Mn+ có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3p6, vậy cấu hình e của nguyên tố M là
A. 3p5 hay3p4
B. 4s1 4s2 hay 4p1
C. 4s24p3
D. 3s1hay 3s2
10. Cấu hình lớp e ngồi cùng nào sau đây cho biết lớp thứ 3 của một nguyên tử chứa 6 điện tử.
A.3p6
6
2
6

2
4
B. 3s
C. 3s 3p
D. 3s 3p
V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 12/8/2017
Tiết : 12

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS về thành phần nguyên tử; hạt nhân nguyên tử-nguyên tố
hoá học-đồng vị; cấu tạo vỏ nguyên tử; cấu hình e nguyên tử
- Kiểm tra kĩ năng giải bài toán xác định loại hạt trong nguyên tử; điện tích hạt nhân; tính ngun tử
khối trung bình; số khối; viết cấu hình e nguyên tử
II. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA
1. Kiến thức
HS biết xác định thành phấn nguyen tử, khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. Biết cấu tạo vỏ nguyên tử
và Cấu hình e nguyên tử:
2. Kĩ năng
HS xác định số hạt p, e, n, số khối, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân,Xác định nguyên tử
khối, nguyên tử khối trung bình, % các đồng vị. Viết cấu hình e nguyên tử suy ra loại nguyên tố và tính
chất của đơn chất.
3. Năng lực
HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tự đánh giá.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 40% nghiệm, 60% tự luận
VI. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Nhận biết


Nội dung

TN
Thành phần nguyên
tử
Hạt nhân nguyên tử
-NTHH - Đồng vị
Cấu tạo vỏ nguyên
tử
Cấu hình e nguyên
tử
Tổng

Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL

Thông hiểu

TL

TN

TL


1

1

1

2

2

1

1

1

1

1

1

1



3
1

2,0 đ


1
4

5

2.0

V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
13


1. Đề kiểm tra: (kèm theo)
2. Hướng dẫn chấm:
- Phần trắc nghiệm: 0,25đ/1câu
- Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi nguyên tử 0,5đ
2
2
6
2
12 Mg :1s 2 s 2 p 3s  Kim loại vì lớp e ngồi cùng có 2e
15

P :1s 2 2 s 2 2 p 6 3s 2 3 p 3  Phi kim vì lớp e ngồi cùng có 5e

17

Cl :1s 2 2 s 2 2 p 6 3s 2 3 p 5  Phi kim vì lớp e ngồi cùng có 7e


Ni :1s 2 2 s 2 2 p 6 3s 2 3 p 6 3d 8 4 s 2 Kim loại vì lớp e ngồi cùng có 2e
Câu 2: Ta có: 2Z + N = 58 (1)
(0,5đ)
lại có: 2Z – N = 18 (2)
(0,5đ)
2
Z
+
N
=
58
Z
=
19


Từ (1) và (2) ta có hpt: 
→ 
(0,5đ)
 2Z − N = 18
 N = 20
Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39
(0,25đ)
2
2
6
2
6
1
Cấu hình e: 1s 2 s 2 p 3s 3 p 4 s

(0,25đ)
Câu 3:
Tính thành phần phần trăm:Gọi x là % 35Cl  % 37Cl là 100-x
35.x + 37.(100 − x)
= 35,5 ⇒ x = 75
Ta có : ACl =
100
Vậy % 35Cl là 75%; % 37Cl là 25%
(1đ)
12, 7
= 0,1(mol )
Số mol FeCl2 =
(0,25đ)
127
28

0,1 mol FeCl2 có 2.0,1 = 0,2 mol Cl
(0,25đ)
23
23
Tổng số nguyên tử Cl = 0,2. 6,02.10 =1,204.10 (nguyên tử)
(0,25đ)
23
1, 204.10 .75
Mà 35Cl chiếm 75% nên số nguyên tử 35Cl =
(0,25đ)
= 903.1020 (nguyên tử)
100
VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
1. Kết quả kiểm tra:

Lớp
0<3
3<5
5<6,5
6,5<8
810
10G
10H
2. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 01 MƠN: HĨA HỌC
Họ và tên:……………………………. Lớp 10G…………….Điểm:
Phần 1 trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái A, B,C,hoặc D đứng trước đáp án đúng
Câu 1)
Số elecctron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 8, 18, 32
B. 2, 4, 6, 8
C. 2, 6, 10, 14
D. 2, 8, 14, 20
Câu 2)
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
A. số khối
B. số proton
C. số notron
D.số nơtron và số proton
Câu 3)
Oxit A có cơng thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong A là 92, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Biết O(Z=8), Na (Z = 11), K (Z = 39), Cl (Z =17), N (Z = 7).
Oxit A là :

A. Na2O
B. K2O
C. Cl2O
D. N2

14


Câu 4)
ion X2+ có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3s 23p6. Cấu hình electron lớp ngồi cùng của
ngun tử X là
A. 3s23p6.
B. 4s2.
C. 3s23p4.
D. 3s23p5.
Câu 5)
Nguyên tử X có tổng các hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22.
Số electron trong ion X2+ là A. 24
B. 26
C. 30
D. 25
Câu 6)
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây:
A. Số proton
.B. Số nơtron.
C. Số electron hoá trị
D. Số lớp electron
Câu 7)
Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về nguyên tử oxi?
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8

nơtron.
C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới số khối bằng 16.
D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có số proton bằng số nơtron.
63
65
Câu 8)
Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: 29 Cu; 29 Cu . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54.
63
Thành phần % về khối lượng của 29 Cu trong CuCl2 là giá trị nào dưới đây? Biết MCl=35,5.
A. 73,0 %
B.27,0 %
C. 32,33 %
D.34,18 %
Câu 9)
Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện là 128. Trong hợp chất, số p của nguyên tử X nhiều hơn
số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là
A. FeCl3
B. AlCl3
C. FeF3
D. AlBr3
Câu 10)
Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1.
B. [Ar]3d64s2.
C. [Ar]3d64s1
D. [Ar]3d34s2.
Câu 11)
Trong các cấu hình electron nào dưới đây không đúng:
A. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p63s23p54s2
B. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 12)
Điều khẳng định nào là sai? Trong Ngun tử thì:
A. Số điện tích hạt nhân luôn bằng số proton
B. Số proton luôn lớn hơn số nơtron
C. Số proton luôn bằng số electron.
D. Số nơtron ln lớn hơn hoặc bằng số proton
52
Câu 13) Có bao nhiêu hạt cơ bản (e,p,n) trong một nguyên tử 24 Cr ?
A. 28
B. 24
C. 76
D. 52
Câu 14)
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng
cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. oxi(Z = 8)
B. lưu huỳnh (z = 16)
C. Fe (z = 26)
D.Cr (z = 24)
Câu 15)
Tổng số hạt n, p, e trong một nguyên tử X là 52, trong đó số hạt mang điện bằng 1,889 lần số
hạt không mang điện. Kết luân nào không đúng:
A. X có 5 e ở lớp ngồi cùng
B. X là phi kim
C. X có số khối A = 35
D. X có điện tích hạt nhân Z = 17
Câu 16)

Tổng số hạt nguyên tử của một nguyên tố là 49. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố
nào?
A. nguyên tố s
B. nguyên tố p
C. nguyên tố dD. nguyên tố f
Phần 2: Tự luận
Bài 1: Viết cấu hình e các nguyên tố12 Mg, 17 Cl, 28 Ni và 15P. Xác định loại nguyên tố
Bài 2: Nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 58. Hạt mang điện nhiều hơn hạt khơng mang điện là 18 hạt.
Viết kí hiệu và cấu hình e của ngun tố?
Bài 3: Clo có hai đồng vị 37Cl và 35Cl có ngun tử khối trung bình là 35,5. Tính số ngun tử 35Cl có
trong 12,7 gam FeCl2?
KÝ DUYỆT
Ngày
/ / 2017

15


Ngày soạn: 14/8/2017
Tiết : 13, 14

CHỦ ĐỀ 3: BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HỒN CÁC
NGUN TỐ HĨA HỌC

Giới thiệu chun đề
Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học là một trong những kiến thức hóa học đại cương rất
quan trọng trong chương trình giáo dục THPT, sau chuyên đề cấu tạo nguyên tử. Hiểu được cấu tạo bảng
hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học, học sinh có thể có kiến thức tổng quát về các nguyên tố hóa
học từ đó hiểu rõ tính chất cũng như quy luật biến đổi tính chất của các ngun tố hóa học và hợp chất
của các nguyên tố đó.

Trong chuyên đề này chúng tôi xây dựng nội dung cho bài 7: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa
học. Gồm những nội dung chủ yếu sau:Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn;
cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học;
Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 2 tiết gồm 2 nội dung
Tiết 12: Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tiết 13: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn; bài tập
I. Mục tiêu chuyên đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
- Nêu được cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học gồm: ơ ngun tố; chu kì;
nhóm.
- Biết được đặc điểm của các nguyên tố trong cùng một chu kì; cùng một nhóm.
Kĩ năng
- HS xác định vị trí của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các ngun tố hóa học: ơ
ngun tố; chu kì; nhóm( nhóm A; nhóm B).
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
II. Chuẩn bị của giáo viên và học viên
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Bảng HTTH các nguyên tố hóa học .
- Tư liệu liên quan đến sự phát minh ra bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
2. Học sinh
- Học bài cũ có liên cấu hình electron ngun tử . Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung


16


Nội dung Bảng HTTH các nguyên tố hóa học có liên quan đến kiến thức về cấu tạo nguyên tử và
cấu hình electron nguyên tử. Mặt khác trong chương trình THCS ở lớp 9 các em đã được giới thiệu qua về
cấu tạo của Bảng HTTH các nguyên tố hóa học, nên được khai thác trong hoạt động trải nghiệm kết nối.
Hoạt động trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): hoạt động được thiết kế dựa trên nền tảng
kiến thức học sinh đã được đã được học từ lớp 9 và kiến thức về cấu cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron
ngun tử. Nhằm gây hứng thú, tị mị cho học sinh tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong
bảng hệ thống tuần hoàn; cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học.
Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: Quy tắc sắp xếp các nguyên tố trong
bảng HTTH; cấu tạo bảng HTTH các nguyên tố hóa học gồm ơ ngun tố; chu kì; nhóm. Các nội dung
kiến thức này được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh. Thông qua các kiến thức đã học, học
sinh suy luận, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng để rút ra các kiến thức mới. Cụ thể học sinh tự rút ra được
quy luật sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học; đặc điểm của ô
nguyên tố; những nguyên tố như thế nào được sắp xếp vào một chu kì; bảng hệ thống tuần hồn gồm bao
nhiêu chu kì; những ngun tố như thế nào được sắp xếp thành một nhóm; bảng hệ thống tuần hồn gồm
những nhóm nào.
Hoạt động luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến
thức trọng tâm đã học trong bài (nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH các nguyên tố hóa
học, cấu tạo của bảng HTTH các nguyên tố hóa học).
Hoạt động ứng dụng, tìm tịi, mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp
học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập nâng cao kiến
thức và không bắt buộc tất cả HV đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HV tham gia,
nhất là các HV say mê học tập, nghiên cứu, HV khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu của hoạt động
Huy động các kiến thức về Bảng HTTH các nguyên tố hóa học mà học sinh đã được học trong

chương trình THCS, lớp 9 và CTCT, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh từ đó rút ra
cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn.
Nội dung HĐ:Tìm hiểu lịch sử phát minh ra bảng hệ thống tuần hồn. Tìm hiểu cấu tạo bảng hệ
thống tuần hồn.
b) Phương thức tổ chức HĐ
- GV cho học sinh hoạt động nhóm để hồn thành phiếu học tập số 1.
- Sau đó giáo viên cho cả lớp hoạt động chung bằng cách cử 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm
khác bổ sung; hồn thiện phiếu học tập.
- Dự kiến một số vướng mắc của học sinh để hỗ trơ khó khăn của học sinh.
- Giáo viên khơng chốt kiến thức mà liệt kê kiến thức từ đó dẫn dắt gợi mở sự tị mị tìm hiểu tiếp
bài học của học sinh. Các vấn đề này sẽ được giả quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động
luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
( GV giao cho HS chuẩn bị trước ở nhà)
HS dựa vào kiến thức đã học trong chương trình lớp 9; và sưu tầm tài liệu có liên quan đến bảng
HTTH các nguyên tố hóa học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ai là người phát minh ra bảng HTTH các nguyên tố hóa học?
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 2: Cho nguyên tố hóa học Natri; Magie; Kali, em hãy xem bảng HTTH và nêu vị trí của nguyên tố
các nguyên tố đó trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học (ơ ngun tố, chu kỳ, nhóm)?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
Câu 3: Dựa vào các thông tin ghi trên bảng HTTH em hãy nêu các đặc điểm của nguyên tố Natri; Magie;
Kali?
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
17



c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời
phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có
được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (15 phút): Giới thiệu sơ lược về sự phát minh ra bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
Cấu tạo của bảng HTTH các nguyên tố hóa học: ô nguyê n tố.
a) Mục tiêu hoạt động:
Nêu được cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn gồm các ơ ngun tố; chu kì; nhóm.
Nêu được cụ thể các đặc điểm của một nguyên tố.
Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1, câu hỏi 3. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa số
thự tự của ô nguyên tố và số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý
mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và
HS sẽ được rút kinh nghiệm thơng qua sai lầm của mình).
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về các đặc điểm của một nguyên tố ghi trong một ô
nguyên tố như số oxh, độ âm điện.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong PHT số 1.
I. Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học
1. Ơ ngun tố.
Số thứ tự của ơ ngun tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Trong một ơ ngun tố có ghi các đặc điểm của ngun tố như: tên ngun tố; kí hiệu hóa học; số
hiệu nguyên tử; nguyên tử khối trung bình; độ âm điện; cấu hình electron nguyên tử; số oxh.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về ô nguyên tố.
Hoạt động 2 (20 phút): Nghiên cứu đặc điểm của chu kì
a) Mục tiêu hoạt động:
Nêu được định nghĩa chu kì; cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn gồm bao nhiêu chu kì; mối liên hệ
giữa số thứ tự chu kì và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của ngun tố đó.
Rèn kĩ năng xác định chu kì của một nguyên tố dựa vào cấu tạo nguyên tử và ngược lại biết cấu tạo
nguyên tử xác định chu kì của ngun tố. Kỹ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học
b) Phương thức tổ chức HĐ:
HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 1, câu hỏi số 2 và 3. Nhận xét về vị trí của
ngun tố Kali và Magie( chu kì). Mối liên hệ giữa số thứ tự chu kì và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố.
Dựa vào sách giáo khoa cho biết bảng HTTH các nguyên tố hóa học gồm bao nhiêu chu kì, đặc
điểm của từng chu kì.
HĐ nhóm GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung,
GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm
2. Chu kì:
a) Định nghĩa
18


Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo
chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b) Giới thiệu các chu kì:

− Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1) đến He(Z=2)
− Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3) đến Ne(Z=18)
− Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11) đến Ar(Z=18)
− Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19) đến Kr(Z=36)
− Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37) đến Xe(Z=54)
− Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55) đến Rn(Z=86)
− Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87), đây là một chu kì chưa đầy đủ.
c) Phân loại chu kì :
− Chu kì 1, ,2, 3 là các chu kì nhỏ.
− Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
Nhận xét :
− Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì.
− Mở đầu chu kì là kim lọai kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ CK 1); cuối chu kì là khí hiếm.
− Dưới bảng có 2 họ nguyên tố: Lantan và Actini.
Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Một số vướng mắc dự kiến: học sinh nhầm lẫn số nguyên tố ở chu kì 6; 7; họ Lantan và Actini.
Thơng qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Thông qua HĐ nhóm, quan sát sự hợp tác và phân công công việc giữa các thành
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu tính về nhóm ngun tố
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được định nghĩa nhóm nguyên tố, mối liên hệ giữa số electron hóa trị và số thứ tự nhóm.
- Biết được số nhóm trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
- Kỹ năng: Xác định số thứ tự nhóm A, sử dụng ngơn ngữ hóa học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
HĐ cá nhân: Nhận xét về số thứ tự nhóm của nguyên tố Na, K (dựa vào phiếu học tập số 01).
Dựa vào sách giáo khoa, nêu định nghĩa nhóm, mối quan hệ giữa số thứ nhóm và số electron hóa trị.
Số nhóm trong bảng HTTH.
Dựa vào câu hỏi phiếu học tập số 1 về 2 nguyên tố Na; K. nêu mối quan hệ giữa số thứ tự các

ngun tố nhóm A và số electron ở lớp ngồi cùng.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV lưu ý HS một số
ý.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
3. Nhóm nguyên tố:
a) Định Nghĩa : Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau,
do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, sắp xếp thành một cột.
b) Phân loại: Gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B
- Nhóm A: gồm 8 nhóm từ IA → VIIIA (Mỗi nhóm 1 cột)
+ Nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ)
+ Nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He)
+ STT nhóm = Số e lớp ngồi cùng = Số e hố trị
- Nhóm B: gồm 8 nhóm từ IB → VIIIB (Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột).
+ Nguyên tố d:
+ Nguyên tố f: Thuộc 2 hàng cuối bảng
+ Số TT nhóm = Số e hố trị
- Đánh giá kết quả hoạt động:
Thơng qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
19


Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Một số khó khăn dự kiến: Học sinh khơng biết được về số electron hóa trị của các ngun tố nhóm
B.
Hoạt động 4(10 phút) Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH:
a) Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh biết được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động cá nhân: Học sinh trả lời các câu hỏi: Học sinh dựa vào cấu tạo về ơ ngun tố, chu kỳ,
nhóm hãy nêu các ngun tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung,
GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức.
c) Sản phẩm và đánh giá:
- Sản phẩm: II/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HÒAN:
− Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
− Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
− Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một
cột.
* Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (e lớp ngồi
cùng hoặc phân lớp kế ngồi cùng chưa bão hồ)
- Đánh giá:
Thơng qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập( 18 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về nguyên tố sắp xếp các nguyên tố hóa học trong
bảng HTTH, cấu tạo bảng HTTH gồm có: Ơ ngun tố, chu kỳ, nhóm.
Kỹ năng: Xác định vị trí của một nguyên tố dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề
thơng qua mơn học.
Nội dung HĐ: Hồn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS
HĐ cặp đơi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu
học tập số 2.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
- Viết cấu hình e của nguyên tử của nguyên tố có số thứ tự 15, 17, 20, cho biết vị trí của các nguyên
tố trong bảng HTTH (ơ ngun tố, chu kỳ, nhóm, giải thích).?
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………
- Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3
B. 3 và 4
C. 4 và 4
D. 4 và 3
Câu 3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
20


A. 8 và 18
B. 18 và 84
C. 8 và 8
D. 18 và 18
Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. Các ngun tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng
C. Các ngun tố có cùng số e hố trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
D. Cả A, B, C
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
Kiểm tra, đánh giá HĐ:
Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học
tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến
thức.
D. Hoạt động vận dụng, tìm tịi, mở rộng(2 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
HĐ vận dụng và tìm tịi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở
rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích
HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết hiện nay có bao nhiêu nguyên tố hóa học đã
được tìm ra? Lấy một ngun tố mới được tìm ra chưa có trong bảng HTTH, nêu một vài thơng tin về
ngun tố đó?
c) Phương thức tổ chức HĐ:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện,
góc học tập của lớp...).
Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, khơng có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài
liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài
liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS
Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:

GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tịi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế
tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
a. Mức độ nhận biết
Câu 1. Các ngun tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3
B. 3 và 4
C. 4 và 4
D. 4 và 3
Câu 3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 8 và 18
B. 18 và 84
C. 8 và 8
D. 18 và 18
Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. Các ngun tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng
C. Các ngun tố có cùng số e hố trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
D. Cả A, B, C
Câu 5. Bảng HTTH các nguyên tố hóa học gồm số nhóm là
A. 8 nhóm A; 8 nhóm B
B. 8 nhóm A; 10 nhóm B
C. 8 nhóm A; 9 nhóm B.
D. 9 nhóm A; 10 nhóm B
Câu 6. Nguyên tố nhóm s là các nguyên tố:

A. Có cấu hình electron kết thúc bằng phân lớp s.
21


B. Electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp s
C. Electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp f
D. Có cấu hình electron kết thúc bằng phân lớp s.
b. Mức độ thông hiểu
Câu 7. Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 6,7,11,12,13,14,15,17,19,20.
a. Viết cấu hình electron ngun tử
b. Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn( ơ ngun tố; chu kì; nhóm). Giải
thích.
Câu 8. Ngun tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VA.
a/ Y có bao nhiêu lớp e? Y có bao nhiêu e hóa trị? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?
b/ Viết cấu hình e nguyên tử của Y?
c. Mức độ vận dụng
Câu 9. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân của A và B là 22. Viết cấu hình electron của A và B?( N, P).
Câu 10. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng htth, tổng số proton
của A và B là 28. Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của A, B.
Câu 11. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 58. Xác định vị trí của A và B trong HTTH biết
A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau?
d. Mức độ vận dụng cao:
Câu 12. Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng HTTH: C(Z=6), O(Z=8), Ne(Z=10), Mg(Z=12,
P(Z=15), Cl(Z=17), Ca(Z=20), Ti(Z=22), Cr(Z=24), Fe(Z=26), Cu(Z=29), Co(Z=27), Ge(Z=32).
Câu 13. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X,Y ở hai nhóm A liên tiếp trong 1 chu kỳ. Xác
định cấu hình electron của X, Y và cơng thức hợp chất? ( NO2)
Câu 14. Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hồn. B thuộc nhóm VA, Ở trạng
thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số P trong hạt nhân của A và B là 23. xác định cấu
hình electron của A và B?.

Câu 15. Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân là 16. X và Y kế tiếp nhau trong htth, tổng số
electron trong ion [ XY3]- là 32. Xác định X, Y, Z? (H, N,O).
KÝ DUYỆT
Ngày
/ / 2017

Ngày soạn: 16/8/2017
Tiết : 15; 16; 17; 18; 19; 20

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊNH LUẬT TUẦN HÒAN

Giới thiệu chung chủ đề:
Sự biến đổi tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một kiến thức đại
cương rất quan trọng trong chương trình giáo dục THPT. Sau khi tìm hiểu sơ lược về bảng tuần hồn các
ngun tố hóa học, học sinh đã nắm được cấu tạo và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần

22


hồn để từ đó giúp học sinh biết được sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên
tử các nguyên tố là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi tuần hồn tính chất của chúng
Trong chun đề này chúng tôi xây dựng nội dung cho bài 8, bài 9, bài 10 và bài 11 gồm những nội
dung chủ yếu sau( thứ tự tiết theo ppct)
Tiết 14- Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron ngun tử của nguyên tố hóa học.
Tiết 15 - Sự biến đổi tuần hồn tính chất của các ngun tố hóa học. Định luật tuần hồn.
Tiết 16- Hóa trị- thành phần của các hợp chất- định luật tuần hoàn
Tiết 17- Ý nghĩa của bảng tuần hồn các ngun tố hóa học
Tiết 18, tiết 19: Luyện tập
Thời lượng dự kiến thực hiện chuyên đề: 6 tiết
I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
- Học sinh biết được cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn.
- Biết được số electron lớp ngồi cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A.
- Học sinh hiểu được thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hồn tính kim
loại và tính phi kim.
- Hiểu khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hồn hóa trị cao nhất
với oxi và hóa trị với hiđro.
- Hiểu được sự biến thiên tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
Kĩ năng
- Học sinh vận dụng nhìn vào vị trí của ngun tố trong một nhóm A suy ra được số electron hóa trị của
nó. Từ đó, dự đốn tính chất của ngun tố.
- Giải thích sự biến đổi tuần hồn tính chất của nguyên tố.
- Học sinh vận dụng các quy luật tuần hồn để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được
quy luật mới.
- Học sinh được rèn luyện giải các bài tập liên quan đến bảng tuần hồn: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo;
Quan hệ giữa vị trí và tính chất; So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
Thái độ
- Thông qua việc dạy học chương này, Giáo viên truyền đạt tới học sinh một định luật tổng quát của tự
nhiên là định luật tuần hồn.
- Trong hóa học, định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn vạch ra hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học,
giúp học sinh học tập một cách hệ thống và biết suy luận quy luật. Từ đó, thêm niềm say mê, hứng thú
học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Trong cuộc sống con người, trong thiên nhiên cũng có nhiều diễn biến tuần hồn.
- Về mặt tư tưởng, định luật tuần hồn góp phân hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học
sinh.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức định luật tuần hoàn vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học viên
1. Giáo viên
- Bảng cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ
lớn (Bảng 5/trang 38/SGK).
- Bảng bán kính nguyên tử của một số nguyên tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Hình 2.1/trang
43/SGK).
- Bảng giá trị độ âm điện của một số nguyên tố nhóm A theo Pau-linh được photocopy thành khổ lớn
(Bảng 6/trang 45/SGK).
- Bảng sự biến đổi tuần hồn hóa trị của các ngun tố nhóm A được photocopy thành khổ lớn (Bảng
7/trang 46/SGK).
23


- Bảng sự biến đổi tính axit – bazo được photocopy thành khổ lớn (Bảng 8/trang 46/SGK).
2. Học sinh
- Học bài cũ có liên quan đến nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cấu tạo bảng
tuần hồn: Ơ ngun tố, chu kì, nhóm ngun tố.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
Nội dung sự biến đổi tuần hoàn và ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có liên quan đến kiến
thức về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cấu tạo bảng tuần hoàn. Mặt khác
trong chương trình THCS ở lớp 9 các em đã được giới thiệu qua về sự biến thiên tuần hoàn cấu tạo
nguyên tử và tính chất các nguyên tố của Bảng HTTH các nguyên tố hóa học, nên được khai thác trong
hoạt động trải nghiệm kết nối.
Hoạt động trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): hoạt động được thiết kế dựa trên nền tảng kiến
thức học sinh đã được học từ chuyên đề mở đầu bảng hệ thống tuần hoàn các ngun tố hóa học. Nhằm
gây hứng thú, tị mị cho học sinh tìm hiểu về quy luật biến đổi tuần hồn về cấu hình electron ngun tử
của các ngun tố hóa học cũng như sự biến đổi tuần hồn tính chất của các ngun tố hóa học và định
luật tuần hồn.

Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron
nguyên tử của các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tuần hồn tính chất các ngun tố hóa học (tính kim
loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị, oxit và hiđroxit) và nội dung định luật tuần hoàn. Các nội dung
kiến thức này được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh. Thông qua các kiến thức đã học, học
sinh suy luận để rút ra các kiến thức mới. Cụ thể học sinh tự rút ra được:
- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hồn.
- Từ vị trí của ngun tố trong nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nó, từ đó dự đốn tính chất của
ngun tố.
- Sự biến đổi tuần hồn của tính kinh loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với
hiđro.
- Ý nghĩa của định luật tuần hoàn gắn liền với quy luật tuần hoàn trong đời sống.
Hoạt động luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức
trọng tâm đã học trong bài (quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, quan hệ giữa vị trí và tính chất, so sánh tính
chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận và giải thích được nguyên nhân của định luật tuần hồn.
).
Hoạt động ứng dụng, tìm tịi, mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học
sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập nâng cao kiến
thức và không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm, tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học
sinh tham gia, nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá, giỏi và chia sẻ kết quả với
lớp.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
Tiết 15
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu của hoạt động
Huy động các kiến thức về Bảng HTTH các nguyên tố hóa học mà học sinh đã được học trong chương
trình THCS-lớp 9 và dựa vào chương mở đầu bảng tuần hồn các ngun tố hóa học, tạo nhu cầu tiếp tục
tìm hiểu kiến thức mới của học sinh từ đó rút ra cấu tạo bảng hệ thống tuần hồn.
Nội dung HĐ: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Biết được sự biến đổi
tuần hồn của cấu hình electron hóa trị qua mỗi chu kì.
b) Phương thức tổ chức HĐ

- GV cho học sinh hoạt động nhóm để hồn thành phiếu học tập số 1.
- Sau đó giáo viên cho cả lớp hoạt động chung bằng cách cử 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ
sung; hồn thiện phiếu học tập.
- Dự kiến một số vướng mắc của học sinh để hỗ trợ khó khăn của học sinh.
- Giáo viên khơng chốt kiến thức mà liệt kê kiến thức từ đó dẫn dắt gợi mở sự tị mị tìm hiểu tiếp bài học
của học sinh. Các vấn đề này sẽ được giả quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
24


( GV cho HS làm bài trên lớp, thời gian 10 phút)
HS dựa vào kiến thức đã học trong chuyên đề mở đầu bảng tuần hồn các ngun tố hóa học và sưu tầm
tài liệu có liên quan đến bảng HTTH các nguyên tố hóa học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các ngun tố trong bảng tuần hồn?
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Nhóm ngun tố là gì? Chu kì là gì? Các nguyên tố nhóm A có cấu hình electron hóa trị biến đổi
như thế nào qua mỗi chu kì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát
hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thơng qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được

những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron ngun tử các nguyên tố hóa học(35 phút)
1. Mục tiêu:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các ngun tố nhóm A;
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân
của sự tương tự nhau về tính chất hố học các ngun tố trong cùng một nhóm A;
- Sự biến đổi tuần hồn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt
nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hồn tính chất của các ngun tố.
2. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV cho HS hoạt động nhóm hồn thành phiếu học tập số 1; sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp để
bổ sung cho hoàn chỉnh:
Phiếu học tập số 2:
1. Quan sát cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì 2, 3 và nhận xét về số electron
lớp ngồi cùng của ngun tử . Nó thay đổi như thế nào qua các chu kì? Từ đó có nhận xét gì?
2. Nguyên tử của các nguyên tố ở trong 1 nhóm A có đặc điểm gì? Nhóm nào gồm các nguyên tố s, p?
3. Cho biết nhóm VIIIA, IA, VIIA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngồi cùng của các
ngun tố trong các nhóm trên ra sao? Các nguyên tố nhóm IA và VIIA có những tính chất hóa học đặc
trưng nào? Lấy ví dụ minh họa
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2
1. Cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các ngun tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp
lại sau mỗi chu kì => chúng biến đổi một cách tuần hồn.
- Sự biến đổi tuần hồn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt
nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hồn về tính chất của các nguyên tố.
2. Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngồi cùng (số e hoá trị)  là nguyên nhân của
sự giống nhau về tính chất hố học của các ngun tố nhóm A.
Số TT của nhóm = Số e lớp ngồi cùng = Số e hố trị
-Ngun tố s thuộc nhóm IA,IIA.
-Ngun tố p thuộc nhóm IIIAVIIIA.

3. a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
- Gồm các ngun tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn
- Cấu hình e lớp ngồi cùng chung: ns2np6 (Trừ He)
25


×