Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động trong tình hình dịch covid 19 theo quy định của pháp luật lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.17 KB, 73 trang )

Pơ;

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC HUYỀN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH- 07- 2021
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC HUYỀN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TH.S LƯỜNG MINH SƠN

TP HỒ CHÍ MINH- 07- 2021
2




Danh mục chữ viết tắt
BLDS

Bộ luật Dân sự

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BLLĐ

Bộ luật Lao động

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

WHO

Tổ chức y tế thế giới


1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các ngành chịu sự tác động của dịch Covid-19 năm 2020 ở Việt Nam
Bảng 2: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách chức trong kỷ luật lao động với quyền
nhân sự của người sử dụng lao động
Bảng 3: Phân biệt chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thông thường và
khi bị xử lý kỷ luật
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Biện pháp ứng phó dịch Covid-19 của một số doanh nghiệp tại Việt Nam

2


Lời cam đoan
Lời đầu tiên tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bạn học
cùng lớp, Thầy dạy môn luật Nhật Bản đã bên cạnh giúp đỡ tác giả trong q trình
thực hiện khóa luận, và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn
Th.s Lường Minh Sơn, Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình, giúp tác giả hồn
thành tốt bài khóa luận của mình.
Tác giả xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Bảo vệ quyền lợi người sử
dụng lao động trong tình hình dịch Covid-19 theo quy định pháp luật Lao động Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập, không sao chép từ ai. Trong bài khóa luận
có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ
ràng. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Bộ môn, Khoa và nhà trường về
sự cam đoan này.
Sinh viên thực hiện


Võ Thị Ngọc Huyền

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu................................................................................................7
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
5. Tính ứng dụng của đề tài..........................................................................................9
6. Bố cục bài viết.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19...........................10
1.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động..................10
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động................................10
1.1.2. Vị trí người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động...................... 12
1.1.3. Vai trò của người sử dụng lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội..14
1.1.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động..................... 18
1.2. Những vấn đề liên quan đến dịch Covid-19....................................................... 19
1.2.1. Tình hình dịch Covid-19............................................................................ 19
1.2.2. Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với người sử dụng lao động.......... 22
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 29
2.1. Quyền lợi của người sử dụng lao động khi dịch Covid-19 xảy ra..................... 29
2.1.1. Chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động........30
2.1.2. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng................................................................... 31
2.1.3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động................................................32

2.1.4. Thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế.....................................34
2.1.5. Tiền lương và thời gian làm việc............................................................... 36
2.1.6. Thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất................................................................ 39
2.1.7. Quỹ hưu trí, quỹ tử tuất..............................................................................42
2.1.8. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp................................... 45
2.1.9. Vay vốn ngân hàng.....................................................................................45
2.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động theo quy định pháp luật
Nhật Bản..................................................................................................................... 46
2.2.1. Chấm dứt hợp đồng lao động.....................................................................46
2.2.2. Tiền lương.................................................................................................. 51
2.2.3. Thời gian làm việc......................................................................................53
2.2.4. Kỷ luật lao động......................................................................................... 54
2.3. Những bất cập trong quy định pháp luật và một số đề xuất hoàn thiện............. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................62
KẾT LUẬN................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................64

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, bước vào thời đại công nghệ 4.0. Hầu
như đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp sự “hiện đại”của cuộc sống như xe điện, xe
hơi, máy bay, cao hơn là trí thơng minh nhân tạo, người máy,… hiện có nhiều nhà
máy sản xuất nhân cơng lao động con người đã được thay thế bởi phần mềm, thiết
bị máy móc hiện đại, robot,… Song bên cạnh đó, cùng với sự phát triển không
ngừng, và ngày càng đổi mới của xã hội thì cũng kéo theo vơ số các vấn đề. Sự phát
triển của máy móc cơng nghệ đã ảnh hưởng đến mơi trường sống, ơ nhiễm khơng
khí từ các khí thải trong q trình sản xuất, chế tạo, hay vì săn bắn trái phép dẫn đến

nhiều lồi động vật có nguy có tuyệt chủng. Khai thác rừng bừa bãi, quá mức để
xây các khu nghỉ dưỡng, làm đồ gỗ trang trí dẫn đến lũ lụt, sạt lở đèo núi. Lượng
lớn rác thải đưa ra ngoài thiên nhiên đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra hiện
tượng nóng lên tồn cầu, biến đổi khí hậu, tạo nên những đợt mưa lớn dẫn đến lũ lụt
nghiêm trọng, nắng khắc nghiệt dẫn đến hạn hán. Những hệ quả trên trở thành một
trong những nguyên nhân tạo điều kiện mầm bệnh phát triển, gần đây nhất là dịch
bệnh do chủng Coronavirus gây ra vào năm 2019, hay còn gọi là Covid-19, đã trở
thành nỗi ám ảnh cho người dân trên toàn thế giới, WHO gọi đây là “đại dịch toàn
cầu” 1.
Dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp và nguy hiểm, đã cướp đi không biết
bao sinh mạng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia
trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối mặt với tình hình dịch bệnh
nguy hiểm như vậy, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ đạo về việc
thực hiện mục tiêu kép: “vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội”2. Ý nghĩa, người dân Việt Nam trong khi đồng lịng quyết tâm
chống dịch, bên cạnh đó không được quên nhiệm vụ gia tăng sản xuất để giữ vững,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động sản xuất trong tình
hình đại dịch Covid-19 có thể xem là một thử thách vơ cùng khó khăn.
Khánh An, “COVID-19 trở thành ‘đại dịch tồn cầu’, nên hiểu như thế nào?”, nguồn:
truy
cập ngày 08/04/2021.
1

“Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19”, nguồn:
truy cập ngày 08/04/2021.
2

5



Mặc dù Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi nhận
nguyên tắc, “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ và tạo
điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.”3. Bộ luật Lao
động cũng ghi nhận chính sách của Nhà nước về lao động, “Bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của NSDLĐ, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng,
văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội”4. Tuy nhiên, trên thực tế đa số mọi
người với suy nghĩ NLĐ có vị thế “yếu” hơn trong mối quan hệ lao động với
NSDLĐ nên có xu hướng bảo vệ phía NLĐ. Do vậy, vơ tình tạo nên sự khơng cơng
bằng và phân biệt đối xử đối với NSDLĐ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của họ trong mối quan hệ lao động.
Quan hệ lao động là mối quan hệ hai chiều tác động qua lại lẫn nhau, lợi ích
của các bên vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa phụ thuộc vào nhau nên mọi sự bảo
vệ một chiều hay thái quá cho một bên đều bất lợi và phản tác dụng5. Vì vậy nếu
muốn bảo vệ NLĐ thì trước tiên chúng ta nên bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ trước.
Vì nếu được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, kinh
doanh, thì họ cũng sẽ đối xử nhẹ nhàng và tạo nhiều cơ hội cho NLĐ. Từ những tài
liệu tham khảo liên hệ với nước ngoài, cũng như các quy định trong pháp luật Lao
động Việt Nam, tác giả nghiên cứu làm rõ những vấn đề về quyền lợi của NSDLĐ,
họ có những quyền lợi gì, được quy định như thế nào, ở đâu, phân tích việc áp dụng
có những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong tình hình dịch Covid-19, sau đó
đóng góp ý kiến hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ quyền lợi NSDLĐ. Nhằm giúp
chủ thể này có thêm động lực cũng như niềm tin vào pháp luật, yên tâm hơn trong
việc giúp nền kinh tế nước nhà hồi phục, phát triển trong bối cảnh “đại dịch toàn
cầu” như hiện nay.
Với những phân tích, quan điểm như trên, việc nghiên cứu nhằm làm rõ và
hoàn thiện quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi NSDLĐ trong tình hình dịch
Covid-19 hiện nay là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “BẢO
VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH
DỊCH COVID-19 THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT
NAM” làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp của mình.

Khoản 2 Điều 57 Hiến pháp 2013.
Khoản 2 Điều 4 BLLĐ 2019.
5
Lê Hồng Thanh (2002), “Những nền tảng pháp lý cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam: Những chế định pháp luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam”, Nxb. Hà Nội , tr. 223.
3
4

6


2. Tình hình nghiên cứu
Quan hệ lao động là mối quan hệ dân sự xuất hiện nhiều trong đời sống xã
hội, vì vậy có nhiều tác giả cũng đã lựa chọn những đề tài nghiên cứu liên quan đến
các quyền lợi của những chủ thể trong mối quan hệ này như NSDLĐ. Liên quan đến
quyền lợi của NSDLĐ có một số cơng trình nghiên cứu như sau:
- Trần Thị Vân Anh (2018), Pháp luật về quyền của người sử dụng lao động
và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội;
- Lường Minh Sơn (2017), Quyền quản lý của người sử dụng lao động kinh
nghiệm một số nước đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thị Lành (2010), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong các cuộc đình cơng bất hợp pháp, Luận văn thạc
sĩ, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;
- Lê Hoàng Thanh Vân (2016), Quyền quản lý của người sử dụng lao động
theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh;
- Lê Thu Thủy Trinh (2012), Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam thực trạng áp dụng

và hướng hồn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thị Diễm (2011), Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động trong chế định hợp đồng lao động, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;
- Lý Thị Đức Hạnh (2010), Pháp luật lao động với vấn đề bảo về quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học
Luật Hà Nội;
- Trần Thị Hương (2000), Nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động trong
luật lao động, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội.
Trên là một số cơng trình nghiên cứu về quyền lợi NSDLĐ tại hai trường đại
học chuyên về luật trọng điểm của Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu đã làm rõ
những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NSDLĐ, tuy nhiên các tác giả nghiên cứu
đặt vấn đề trong điều kiện bình thường, khơng có dịch bệnh xảy ra trên thực tế. Do
vậy không thể biết được quyền lợi của NSDLĐ khi chưa và có dịch sẽ khác như thế
nào và trong tình hình dịch bệnh việc sử dụng quyền lợi có những khó khăn, vướng

7


mắc ra sao. Để khắc phục hạn chế này, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi
người sử dụng lao động trong tình hình dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật
Lao động Việt Nam”, được nghiên cứu trong giai đoạn dịch bệnh vẫn đang hiện hữu.
Có thể thấy đề tài nghiên cứu vẫn còn mới mẻ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Mối quan hệ lao động cá nhân giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ,
giữa công nhân, nhân viên với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Mối quan
hệ lao động giữa tập thể đại diện NLĐ và NSDLĐ, giữa đại diện NLĐ với đại diện
NSDLĐ và Nhà nước không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài;
Khách thể: Quyền lợi của NSDLĐ trong mối quan hệ lao động với NLĐ;
Hoàn cảnh: Được đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

Văn bản pháp luật: Các quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định. Và một số
quy định theo pháp luật Lao động Nhật Bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp như
sau:


Phương pháp lịch sử: Mục đích làm rõ dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ khi

nào, và ở đâu, thời gian dịch bệnh lan rộng trên thế giới, cũng như nêu những sự
kiện đáng chú ý liên quan đến dịch bệnh;


Phương pháp thống kê: Để chứng minh rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, tác

giả đã tổng hợp các số liệu về số người nhiễm và số bệnh nhân tử vong tại một số
quốc và toàn thế giới. Ngoài ra, những số liệu thể hiện sự tác động, ảnh hưởng
nghiêm trọng của dịch bệnh đến một số ngành nghề tại Việt Nam. Từ đó, chứng
minh mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đối với xã hội, kinh tế;


Phương pháp so sánh: Mục đích mở rộng phạm vi nghiên cứu để thấy được

sự khác nhau trong việc quy định những vấn đề liên quan đến quyền lợi NSDLĐ
giữa Việt Nam với nước ngoài. Theo đó, tác giả sẽ đánh giá phương pháp quy định,
xu hướng bảo vệ NSDLĐ giữa các quốc gia. Ngoài ra để nhận thấy sự thay đổi
trong cách quy định giữa BLLĐ 2012 với BLLĐ 2019, nêu lên những điểm mới đã
được bổ sung, thay thế. Phương pháp này còn sử dụng trong việc so sánh số liệu
phát triển của nền kinh tế trước và sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, nhằm nổi bật
lên hệ quả của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế;


8




Phương pháp phân tích và tổng hợp: Để hiểu rõ hơn những quy định pháp

luật liên quan đến đề tài tác giả đã luận giả, chứng minh làm rõ các vấn đề liên quan,
từ những giải thích rút ra kết luận, đưa ra ý kiến đánh giá của tác giả về vấn đề.
5. Tính ứng dụng của đề tài
Với độ “nóng” của dịch bệnh Covid-19 cũng như sự “mới mẻ” của đề tài, tác
giả mong muốn đem đến một cái nhìn mới trong việc bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ
được đặt trong bối cảnh thực tế đang hiện hữu, nhằm góp phần vào việc giúp quan
hệ lao động trở nên hài hòa, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường cũng
như quá trình hội nhập của nước ta.
Đối với vấn đề học thuật, tác giả hy vọng bài nghiên cứu của mình sẽ là một
trong những nguồn tài liệu tham khảo tin cậy, có ích đối với Thầy, Cô, các bạn sinh
viên. Cao hơn, tác giả mong bài nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những thông tin, góc
nhìn mới về những quyền lợi của NSDLĐ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh
doanh, cá nhân.
6. Bố cục bài viết
Ngồi phần mở đầu, bài viết gồm có hai chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THỰC TRẠNG VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ

9



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
1.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động
Trong đời sống xã hội, hàng hóa khơng tự nhiên có để phục vụ nhu cầu con
người, nền kinh tế cũng khơng thể tự mình dịch chuyển và phát triển. Phía sau
những thành quả ấy là cơng sức lao động của con người, lực lượng sản xuất6 của xã
hội, NSDLĐ và NLĐ. Hai chủ thể này được xem như hai cánh tay đắc lực của Nhà
nước trong việc đưa nền kinh tế quốc gia phát triển và duy trì sự phồn vinh của đất
nước.
Theo pháp luật Lao động tại một số quốc gia, NSDLĐ được định nghĩa như
sau, Luật Tiêu chuẩn lao động Nhật Bản, “NSDLĐ là tất cả những người thực hiện
hành vi vì chủ doanh nghiệp, về những sự việc liên quan đến NLĐ của công việc
này, mặt khác là người đảm nhiệm công việc kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp”7.
Hay nói đơn giản NSDLĐ là có thể là người được chủ doanh nghiệp thuê về để thực
hiện các công việc liên quan đến NLĐ, hoặc cũng có thể chính là người chủ của
doanh nghiệp đó. Luật Lao động Trung Quốc, “NSDLĐ phải thiết lập, duy trì các
nguyên tắc và chế độ theo pháp luật, bảo đảm NLĐ được hưởng quyền lợi khi làm
việc và thực hiện nghĩa vụ lao động với họ”8. Từ hai cách định nghĩa trên ta thấy
được cách định nghĩa của pháp luật Nhật Bản mang tính khái quát cao, việc xác
định chủ thể NSDLĐ phụ thuộc nhiều vào ý chí của người áp dụng pháp luật. Dễ
gây nên sự hoang mang, vì định nghĩa chưa cụ thể, rõ ràng, phạm vi quá rộng dẫn
đến việc khó xác định chủ thể nào là NSDLĐ trong mối quan hệ xã hội đa dạng.
Cách định nghĩa của pháp luật Trung Quốc mang tính áp đặt nghĩa vụ, khơng trình
bày dấu hiệu nhận biết NSDLĐ trong môi trường làm việc, mức độ khái quát và
tính chung trong quy định rất cao và rộng.


6

Lực lượng sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa NLĐ với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một
sức sản xuất vật chất nhất định, tham khảo, Lê Thị Chiên, “Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và
vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay”, nguồn:
/>truy
cập
ngày
20/04/2021.
7
Điều 10 Luật Tiêu chuẩn lao động Nhật Bản 1947.
8
Điều 4 Luật Lao động Trung Quốc 1994.

10


Theo quy định của pháp luật Lao động Việt Nam, “NSDLĐ là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng
NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”9. Lần sửa đổi năm 2019, các nhà làm luật đã
thay cụm từ “theo hợp đồng lao động” thành “theo thỏa thuận” thể hiện sự tiến bộ,
có quan sát rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Vì trên thực tế vẫn tồn tại nhiều mối quan
hệ lao động, nhưng các bên khơng có ký kết bất kỳ hợp đồng lao động, chỉ thỏa
thuận bằng miệng, hay còn gọi hợp đồng quân tử10. Lần sửa đổi này giúp mở rộng
thêm phạm vi xác định NSDLĐ trong mối quan hệ xã hội, đã khơng cịn bó buộc
chỉ trong phạm vi theo hợp đồng lao động như Bộ luật năm 2012. Từ đó, có thể thấy
quy định này sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NSDLĐ trong những trường hợp họ
không ký hợp đồng lao động, khơng bỏ sót đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao
động.

Ngoài ra, pháp luật Lao động Việt Nam định nghĩa theo phương pháp liệt kê,
việc này dễ dàng hơn trong việc xác định, phân loại. Tuy nhiên, thì hạn chế của
phương pháp này là dễ liệt kê thiếu, dẫn đến hệ quả có những chủ thể là NSDLĐ
nhưng lại khơng được cơng nhận vì khơng nằm trong phần liệt kê. Dù vậy Quốc hội
vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này, có lẽ điều này mang lại hiệu quả, và khơng
có bất cập hay sự thiếu sót khi áp dụng pháp luật trên thực tế.
Dù sử dụng phương pháp định nghĩa nào thì cũng sẽ tồn tại hai mặt ưu và
nhược điểm, điều quan trọng là phương pháp đó phù hợp với tình hình, điều kiện
phát triển của mỗi quốc gia. Miễn sao việc quy định tạo sự dễ hiểu, thuận lợi để
người dân áp dụng trên thực tế không vướng nhiều nhiều bất cập. Từ đó ta có thể
hiểu một cách đơn giản NSDLĐ là người thuê, mướn, sử dụng sức lao động của
người khác để phục vụ cơng việc của mình dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.
Quyền lợi được hiểu là những lợi ích chính trị, xã hội, vật chất hoặc tinh thần
do kết quả lao động của bản thân tạo nên hoặc do phúc lợi chung do Nhà nước, xã
hội hoặc tập thể cơ quan, tổ chức nơi mình sinh sống, làm việc mang lại11. Nói cách
khác, quyền lợi của NSDLĐ là những lợi ích về chính trị, xã hội,… mà họ nhận
được do kết quả lao động họ đã đóng góp, mang về cho đất nước về mặt kinh tế và
xã hội, điều này làm chúng ta liên tưởng đến nguyên tắc sống “cho đi - nhận lại”.
Khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019.
Lê Hồng Thanh (2002), tlđd (5) , Tr. 223.
11
Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa - Tư pháp, tr.651.
9

10

11


Vì vậy việc bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ là việc chúng ta bảo vệ những mặt lợi ích

mà NSDLĐ được hưởng theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một trong những
nguyên tắc được Hiến pháp 2013 ghi nhận. Dựa trên nguyên tắc này, pháp luật Lao
động đã ghi nhận các quyền của NSDLĐ: quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,
thuê mướn, tuyển chọn lao động; quyền quản lý, điều hành lao động; quyền xử lý
kỷ luật đối người vi phạm, khen thưởng đối với người NLĐ có thành tích; quyền
được bảo vệ khi có tranh chấp lao động xảy ra; quyền được bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm pháp luật của NLĐ gây ra12. Lần sửa đổi gần đây nhất, năm 2019
các nhà làm luật đã quan tâm hơn trong việc bảo vệ quyền lợi NSDLĐ, để nhằm
tiến tới xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa, tiến bộ, phục vụ q trình hội nhập
quốc tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam13.
1.1.2. Vị trí người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động
Để có được cuộc sống hiện đại, con người văn minh như ngày hơm nay, lồi
người chúng ta đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, với nhiều lần chuyển mình
“thay đổi màu áo mới”. Từ thời sơ khai, loài người cùng chung huyết thống, sống
bầy đàn, hay còn gọi là thị tộc, kinh tế lúc bấy giờ là sở hữu chung về tư liệu sản
xuất và tài sản. Sau một thời gian, số lượng người trong thị tộc ngày càng tăng lên,
họ tách riêng ra thành các bộ lạc, từ quan hệ huyết thống hoặc hơn nhân, trong
chính thời kỳ này cơng cụ kim loại đã xuất hiện. Một sự thay đổi lớn giúp đời sống
của tổ tiên ta trở nên dư dả, bắt đầu có sự phân cơng lao động xã hội giữa trồng trọt,
chăn nuôi, nông nghiệp với thủ công nghiệp, con người cũng trở nên sở hữu riêng
thành quả lao động của mình, hay cịn gọi là sở hữu tư nhân. Nhờ vậy bộ tộc ra đời,
một tập hợp người đông hơn thay thế bộ lạc và liên minh các bộ lạc. Sự ra đời của
bộ tộc đánh dấu sự tan rã của xã hội công xã nguyên thủy và chế độ tư hữu xuất
hiện. Trong xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, giữa người sở hữu nhiều tài sản,
tư liệu sản xuất và người khơng có gì hoặc sở hữu ít. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn giai
cấp, Nhà nước ra đời để điều hòa và giải quyết mâu thuẫn này. Sự xuất hiện của
Nhà nước góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, trong việc đề ra các
chính sách, chiến lược, đường lối,… với quyền lực của mình Nhà nước tổ chức các
hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Qua đó, ta thấy được hoạt động lao
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật lao động, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia

Việt Nam, tr. 40.
13
Nguyễn Văn Bình (2020), “Bộ luật Lao động (sửa đổi) - khung khổ pháp lý mới xây dựng quan hệ lao
động và phát triển lực lượng lao động”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 05 - 02/2020, tr. 3.
12

12


động của con người được thực hiện liên tục từ thời xa xưa cho đến ngày nay, từ việc
tạo ra thức ăn để duy trì sự sống, đến việc tạo ra sản phẩm trao đổi lấy các sản phẩm
khác, và cao hơn con người biết tích trữ của cải để mở rộng quy mơ sản xuất và làm
giàu cho chính mình, tạo sự phân chia địa vị xã hội. Hoạt động tạo ra sản phẩm với
sự tham gia giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và người góp sức như vậy được coi
là quan hệ lao động.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, “quan hệ xã hội phát sinh trong việc
thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ, NSDLĐ, các tổ chức đại diện
của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ
lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.”14. Từ định nghĩa trên ta biết được
quan hệ lao động được thiết lập giữa NSDLĐ, người có tư liệu sản xuất trong xã hội,
và NLĐ, người làm cơng, góp sức, là mối quan hệ th mướn và có trả tiền lương.
Như vậy, NSDLĐ trong mối quan hệ này ở vị trí cao hơn và nắm nhiều quyền lực
trong tay, cụ thể NSDLĐ bằng quyền năng được pháp luật cho phép, họ thực hiện
quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động, theo nhu cầu sản xuất, công tác, khen
thưởng và xử lý vi phạm đối với NLĐ15. Điều này cũng dễ hiểu, xuất phát từ việc
họ là người có nhiều của cải và tư liệu sản xuất, vì cần người tạo ra sản phẩm nên
mới th mướn người khác về làm cơng cho mình, nên có quyền lựa chọn, tuyển
dụng, sắp xếp phân cơng lao động miễn sao đem lại lợi nhuận cho mình, và không
vi phạm pháp luật. Nếu NLĐ giúp cho “người chủ” của mình tạo ra nhiều sản phẩm,
của cải ngày càng tích lũy nhiều, họ càng trở nên giàu có, bắt đầu mở rộng quy mô,

nâng cao địa vị, sức ảnh hưởng của mình trong xã hội. Mối liên hệ, gắn kết giữa
NSDLĐ và NLĐ giống như dàn nhạc giao hưởng, NSDLĐ là nhạc trưởng, người
chỉ huy dàn nhạc, giữ nhịp độ, điều tiết các bè nhạc cụ, NLĐ là các nhạc công, thực
hiện, biểu diễn các nốt nhạc dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng. Do vậy, để có buổi
hịa nhạc thành cơng, địi hỏi sự kết hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa nhạc trưởng và nhạc
công. Giống với mối quan hệ lao động, cả hai bên cần hợp tác, hỗ trợ qua lại để
cùng có lợi, mang lại lợi nhuận, của cải cho NSDLĐ, tạo công ăn việc làm cho
NLĐ. Hay nói cách khác, nếu như khơng có NSDLĐ thì khơng có nguồn tư liệu để
sản xuất, khơng có kế hoạch thực hiện, không thể tạo ra sản phẩm cho xã hội, không
thể đáp ứng nhu cầu của con người, NLĐ cũng khơng có việc làm. Ngược lại, nếu
Khoản 5 Điều 3 BLLĐ 2019.
Đỗ Thị Dung (2013), “Về khái niệm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động”, Tạp chí Luật
học, số 6/2013, tr 11.
14
15

13


khơng có sự góp sức của NLĐ thì những tư liệu sản xuất đó khơng thể trở thành sản
phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Mặc dù NSDLĐ ở vị trí cao hơn, có ưu
thế nhiều hơn so với NLĐ, thì vẫn bị hạn chế, đặc biệt là về mặt xã hội. Số lượng
NLĐ chiếm số đông áp đảo, mỗi việc họ làm trong quá trình làm việc đều ảnh
hưởng đến NSDLĐ. Có một thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy là lực lượng NLĐ
tại nơi làm việc luôn chiếm số đông áp đảo, do vậy khi tập thể người này nổi dậy,
liên kết đấu tranh đòi quyền lợi, thì ngay lập tức NSDLĐ sẽ trở thành phe “yếu thế”.
Ngoài ra, trong mối quan hệ lao động cịn có sự tham gia của một chủ thể
đặc biệt là Nhà nước. Vì trong lĩnh vực lao động, chủ thể có thẩm quyền quản lý lao
động bao gồm Nhà nước và NSDLĐ16. Quản lý của Nhà nước là hoạt động mang
quyền lực, bằng cách sử dụng pháp luật tác động lên các chủ thể của quan hệ lao

động nhằm điều chỉnh và hướng hành vi các chủ thể này phù hợp với lợi ích chung
của xã hội, trong đó có lợi ích của Nhà nước17. Nhà nước ngồi nhiệm vụ chính là
đề ra các chính sách, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế, trong mối quan hệ lao
động còn xây dựng các hành lang pháp lý để một mặt hạn chế sự lạm dụng quyền
lực của NSDLĐ, mặt khác bảo vệ NLĐ cũng như NSDLĐ. Nhà nước đóng vai trò
như “cán cân” giúp mối quan hệ trở nên cơng bằng và hài hịa hơn, vì vai trị của
quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp là cần thiết18, sẽ tăng năng suất lao
động, thúc đẩy sự đoàn kết cùng nhau góp sức xây dựng doanh nghiệp phát triển. Vì
vậy, vai trị quản lý của Nhà nước trong mối quan hệ lao động rất quan trọng.
1.1.3. Vai trò của người sử dụng lao động đối với sự phát triển kinh tế xã
hội
a/ Kinh tế
Nền kinh tế của chúng ta đã trải qua hai lần thay đổi, đầu tiên là hình thái
kinh tế tự nhiên, là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội tự cấp tự túc, sản phẩm được tạo ra
thỏa mãn nhu cầu chính người sản xuất, quy mơ sản xuất nhỏ, hàng hóa khơng đa
dạng, kém phát triển19. Sau đó, chuyển sang hình thái kinh tế sản xuất hàng hóa hay
Đỗ Thị Dung (2013), tlđd (15), tr. 11.
Đỗ Thị Dung (2013), tlđd (15), tr. 11, Vũ Minh Tiến (2010), “Quản lý nhà nước về lao động trong các
doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 31
18
Quan Gia Bình (2009), “Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ NLĐ, người sử dụng lao động và những
giải pháp xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại
thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 8.
19
Ngô Đạt (chủ biên) - Nguyễn Quốc Vinh - Nguyễn Hồi Đơng - Nguyễn Thanh Hải (2013), “Học thuyết
kinh tế Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, Nxb. Lao động, tr. 6.
16
17

14



cịn gọi là nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời như một bước tiến mới
lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới ngày nay
nó đã phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường hiện đại20.
Lần thay đổi này đã đặt nền móng cho đời sống con người trở nên tiện lợi, hàng hóa
khơng ngừng thay đổi cải tiến, mẫu mã đa dạng, quy mô sản xuất lớn, sức cạnh
tranh mạnh, cuộc sống cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hơn. Ngồi ra, chúng ta cịn
trải qua bốn lần cách mạng công nghiệp, lần thứ nhất vào năm 1784, đặc trưng là
việc sử dụng năng lượng hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Lần thứ hai từ khoảng
năm 1870 đến khi Thế Chiến I diễn ra, đặc trưng là việc sử dụng năng lượng điện và
sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Lần thứ ba vào
khoảng năm 1969, với sự xuất hiện và lan rộng của công nghệ thông tin, sử dụng
điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và đến lần thứ tư hay cịn
được gọi là cách mạng Công nghiệp 4.0, bắt đầu vào thế kỷ 21, đang nảy nở từ cuộc
mạng lần thứ ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lý,
kỹ thuật số và sinh học21. Những lần thay đổi mang tính lịch sử như vậy, đã ảnh
hưởng rất nhiều đến nền kinh tế toàn cầu, lúc này đây vai trị của các doanh nghiệp,
cơng ty, tập đồn,… được nêu cao, chính họ là người đặt nền móng cho sự phát
triển, họ thuộc vào các thành phần kinh tế22, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế
quốc gia, họ cố gắng tiếp thu cái mới, thay đổi tầm nhìn, hướng đi, để kinh tế phát
triển và bắt kịp xu thế chung.
Nước Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh vị trí, vai trị của con người chính là động lực
cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển23. Với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2021 - 2030: đổi mới sáng tạo để hướng tới mục tiêu xây dựng đất
nước thịnh vượng, hùng cường, hướng tới một số giải pháp trong đó nâng cao hơn
nữa thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết quan hệ
Nguyễn Trọng Chuẩn (2020), “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề con người tiếp cận từ mục tiêu và động lực của sự phát triển”, Tạp chí Cộng sản, số 953 (11-2020), tr. 68.
21

Vũ Việt Hoàng, “Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại”, nguồn:
/>truy
cập ngày 19/04/2021.
22
Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta được phân thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư
nhân và kinh tế hỗn hợp, tham khảo, Vũ Văn Phúc, “Kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, nguồn: truy cập ngày 19/04/2021.
23
Nguyễn Trọng Chuẩn (2020), tlđd (20), tr. 68.
20

15


giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, nhấn mạnh việc phát huy tốt hơn vai trò của
người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,… trong việc tham gia xây
dựng, phản biện, và giám sát thực hiện chính sách và pháp luật24. Từ định nghĩa
NSDLĐ trên, ta thấy được NSDLĐ cũng chính là nhân tố giúp kinh tế đất nước
phát triển.
NSDLĐ cũng góp nhiều cơng sức trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
họ phải chủ động trong việc tìm cách mở rộng quy mơ sản xuất, tìm kiếm các nhà
đầu tư mới từ thị trường nước ngồi, từ đó thu hút dịng vốn ngoại tệ vào thị trường
Việt Nam. Một mặt tăng vốn doanh nghiệp, mặt khác qua việc thương lượng đầu tư,
góp phần giới thiệu Việt Nam cho phía đối tác, gây hứng thú với các nhà đầu tư,
giúp họ thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam mong muốn mở rộng, đầu tư
thêm ở các lĩnh vực khác. Như hiện tại nhiều chủ doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng
công ty, thương hiệu, trung tâm mua sắm vào thị trường Việt Nam như cửa hàng
Uniqlo, chuỗi trung tâm thương mại Aeon,… Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, góp
phần tăng thu nhập cho NLĐ. Ngồi ra, NSDLĐ cịn góp phần vào việc phát triển
khoa học - kỹ thuật, công nghệ của đất nước. Vì nền kinh tế thị trường đã tạo nên

sức cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu NSDLĐ phải tìm
cách đi theo hướng mới, mở rộng quy mô sản xuất để tăng tỷ lệ thị phần thị trường,
nếu không sẽ bị đào thải ngay nếu cứ giữ mãi những cái cũ đã lạc hậu. Từ đó thêm
động lực để NSDLĐ tạo điều kiện cho NLĐ đi học tập kinh nghiệm cũng như kiến
thức mới ở nước ngồi sau đó truyền đạt lại cho cơng ty và áp dụng sản xuất, trên
nền tảng đó họ nâng cao đổi mới phương pháp, máy móc sản xuất hiện đại tiên tiến
hơn. Ví dụ tập đồn Vingroup, cũng nhờ vào việc họ chịu khó học hỏi nước ngồi,
mà giờ đây họ đã có thể chế tạo được xe hơi, chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường
khó tính như Mỹ, chiếc xe hơi đầu tiên với nhãn “made in Vietnam” sẽ được lăn
bánh tại nước ngoài, đây là một niềm vinh hạnh đáng tự hào của đất nước chúng ta,
về mặt khoa học - kỹ thuật so với nước bạn25.
b/ Xã hội
Cùng với những đóng góp về mặt kinh tế, NSDLĐ cũng góp phần vào việc
Bùi Tất Thắng (2020), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030: đổi mới sáng tạo để
hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 01/2020 số
01+02, tr. 30.
25
Thiên Trường, “Sếp VinFast: Năm 2021 ô tô VinFast sẽ lăn bánh tại Mỹ”, nguồn: truy cập ngày 23/04/2021.
24

16


phát triển xã hội. Khi họ là chủ thể nòng cốt trong công cuộc tạo việc làm cho hàng
triệu NLĐ trên khắp cả nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, người nghèo, góp phần nâng
cao đời sống NLĐ, tạo thu nhập để duy trì cuộc sống hằng ngày và góp phần hạn
chế các tệ nạn xã hội đối với những nguồn lao động trẻ không được may mắn đến
trường như bạn bè đồng trang lứa. Thế giới ngày càng hội nhập, hiện đại, văn minh,
dẫn đến yêu cầu tuyển dụng ngày càng nâng cao, khơng chỉ kiến thức chun mơn,
mà cịn các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học,... trong khi Việt Nam đang dần

trở thành sự ưu tiên của nhiều nhà đầu tư nước ngồi. Từ đó, dẫn đến việc người
dân có ý thức trong học tập, nếu họ muốn có việc làm lương cao. Kiến thức, trình
độ hiểu biết của NLĐ được mở rộng, tăng nguồn nhân lực lao động có tri thức, góp
phần làm cho xã hội trở nên văn minh. Khơng những vậy, NSDLĐ cịn góp phần
vào việc thay đổi chương trình đại học, gồm có hai hình thức26, thứ nhất gián tiếp
thơng qua các kênh thông tin tuyển dụng, phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp,
cung cấp các yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp thông qua buổi kiến tập, giới thiệu
việc làm,… Sinh viên nhận thức được những điều cịn thiếu sót, chủ động đầu tư
thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết. Thứ hai hình thức trực tiếp, đóng góp ý kiến về
chuẩn đầu ra, và chương trình đào tạo, từ đó chương trình học tập của sinh viên
được thay đổi, chuyển sang thực hành nhiều hơn là lý thuyết, trường học cũng đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ học tập mới, hiện đại để phục vụ tốt nhất
cho người học.
Ngồi ra, NSDLĐ cịn đóng góp hỗ trợ, tổ chức các quỹ học bổng dành cho
các em học sinh nghèo hiếu học, hay tài trợ xây dựng đường, cầu, nhà, trường
học,… cho người dân ở khu vực vùng khó khăn thơng qua các chương trình như:
Vượt lên chính mình, sáng mãi ước mơ, ngơi nhà mơ ước, lục lạc vàng,… . Gần đây
nhất trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khi số ca bệnh ngày càng
nhiều, tăng áp lực lên ngành y tế, tập đoàn Vingroup đã quyên góp cho Bộ y tế
3.000 máy thở VFS-410 và 200 máy thở VFS-51027. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương
Thảo, người đứng đầu hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vietjet, đã hỗ
trợ các chuyến bay miễn phí để đưa người dân ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc,… về lại quê hương giữa lúc mùa dịch. Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch hội đồng
Lê Chi Lan (2016), “Vai trò của người sử dụng lao động trong việc xây dựng và phát triển chương trình
đào tạo đạo học”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Nghiên cứu giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016), tr. 55.
27
“Bộ Y tế tiếp nhận 3.200 máy thở của Tập đoàn Vingroup phục vụ chống dịch COVID-19”, nguồn:
, truy cập ngày 23/04/2021.
26


17


quản trị Techcombank cũng đã trao 10 tỷ đồng để chung tay chống dịch, hạn mặn28.
Họ đều là những NSDLĐ lớn ở đất nước Việt Nam, mặc dù chịu không ít tổn thất
trong mùa dịch, nhưng với tấm lòng cao cả, tinh thần “đoàn kết” của dân tộc Việt Nam,
họ đã trích ra một phần quỹ để hỗ trợ người dân, giúp đỡ Nhà nước trong cơng cuộc
phịng chống dịch bệnh nguy hiểm. Chúng ta thử nghĩ nếu xã hội khơng có sự giúp
sức của những NSDLĐ như vậy, thì liệu chúng ta có thể vượt qua được khó khăn?
Từ phương diện kinh tế hay xã hội, NSDLĐ đều thể hiện vai trị quan trọng
khơng thể thiếu của mình, một mặt đưa nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng
cuộc sống, mặt khác là các “mạnh thường quân” cùng với Nhà nước, chung tay giúp
người dân cả nước vượt qua khó khăn.
1.1.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động
Trong mối quan hệ lao động khơng phải lúc nào thiệt thịi cũng thuộc về phía
NLĐ. Vì thuộc phe yếu thế nên NLĐ nhận được rất nhiều sự bảo vệ từ pháp luật.
Biết được điều này họ đã lợi dụng để chèn ép, gây áp lực với phía NSDLĐ, như tổ
chức các cuộc đình cơng bất hợp pháp, tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp
đồng trái pháp luật,… gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho NSDLĐ. Mặc dù ở vị
thế cao hơn so với NLĐ, nhưng quyền lợi của NSDLĐ không được bảo đảm một
cách tuyệt đối, vì đặc thù hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao phục thuộc vào
nhiều yếu tố, chính sách của Chính phủ, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh,…
do vậy cần thiết việc đặt ra yêu cầu cần bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ, người có vị
trí quan trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”29,
NSDLĐ cũng là một chủ thể trong quan hệ pháp luật Lao động, vì thế họ cũng cần
được “quan tâm”, bảo vệ giống như NLĐ, thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản này đồng
thời cũng thể hiện tính tối thượng của Hiến pháp và bản chất Nhà nước pháp quyền
của Việt Nam30.
Khi bảo vệ quyền lợi NSDLĐ ta sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngồi

đến với Việt Nam, giúp tăng dịng vốn ngoại tệ, tăng cơ hội làm việc, tăng sự đa
dạng hàng hóa, đa dạng nền kinh tế. Vì tạo cho nhà đầu tư nước ngoài cảm giác
“Tỷ phú Việt “nối vòng tay lớn” giữa mùa dịch Covid 19”, nguồn: , truy cập ngày 23/04/2021.
29
Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013.
30
Tính tối thượng của Hiến pháp là thể hiện hiệu lực tối cao trong hệ thống pháp luật, luật cơ bản nước Việt
Nam. Nhà nước pháp quyền là nhà nước sẽ quản lý xã hội dựa trên pháp luật, khơng ai có thể đứng trên
pháp luật, mọi người đều phải tuân theo pháp luật.
28

18


“công bằng” trong mối quan hệ với NLĐ, bởi không ai muốn đầu tư vào một quốc
gia mà quyền lợi của mình khơng được nêu cao, bảo vệ. Bên cạnh đó, cũng tăng sức
cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao kỹ thuật, cẩn thận trong
việc sản xuất hàng hóa để “giữ chân” khách hàng, thị trường của mình.
Kinh tế hội nhập, có nhiều nhà đầu nước ngồi tìm đến Việt Nam, nên thị
trường lao động khơng chỉ có người dân nước mình, mà bên cạnh đó có thêm NLĐ
nước ngồi. Do vậy, việc bảo NSDLĐ Việt Nam trong trường hợp này là cần thiết,
một mặt đang bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân nước mình.
Việc bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ giúp mối quan hệ lao động dần trở nên
được cân bằng hơn, khi xu thế chung đều đứng về phía NLĐ. Đã gây nên tâm lý e
dè trong việc thực hiện quyền quản lý của NSDLĐ, ảnh hưởng đến việc sản xuất,
phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, hạn chế được các tranh chấp xảy ra giữa hai chủ
thể, NLĐ cũng trở nên cẩn thận hơn trong cách hành xử của mình tại nơi làm việc.
Mối quan hệ lao động tốt đẹp dẫn đến doanh nghiệp phát triển thuận lợi, vì
chỉ khi đồng lịng đồn kết, “dàn nhạc giao hưởng” mới phát huy hết sức mạnh,
phục vụ tốt “khán giả”, dù có khó khăn thế nào cũng đều có thể vượt qua. Từ đó,

thể hiện sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, người dân có thêm niềm tin vào pháp
luật, nâng cao ý thức chấp hành. Việc bảo vệ quyền lợi NSDLĐ cũng đồng thời bảo
vệ quyền lợi của NLĐ.
1.2. Những vấn đề liên quan đến dịch Covid-19
1.2.1. Tình hình dịch Covid-19
Vào cuối năm 2019, lần đầu tiên tại chợ hải sản Hồ Nam, Vũ Hán, Trung
Quốc đã xuất hiện dịch bệnh mới gây viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp cấp, do
chủng mới của vi-rút Corona gây ra. Tên gọi vi-rút Corona có nguồn gốc từ tiếng
Latinh, trong đó Corona có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Theo WHO,
tên gọi chính thức của vi-rút Corona (nCoV) là Covid-19, gọi tắt từ tên gọi
Coronavirus disease 19, và số 19 có ý nghĩa là năm dịch bệnh này xuất hiện, năm
2019. Đến tháng 02/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại vi-rút, International
Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV), đặt tên cho chủng mới của vi-rút
Corona là Sars-CoV-2. Đây là lý do cùng là một dịch bệnh nhưng lại có nhiều tên

19


gọi khác nhau nCoV, Covid-19 hoặc Sars-CoV-231, tác giả chọn tên gọi Covid-19
thể hiện đầy đủ nội hàm liên quan đến dịch bệnh.
Bệnh do vi-rút Covid-19 gây ra thường có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh,
ho, hụt hơi, khó thở, đau cơ hoặc đau người,… nhìn thống qua các triệu chứng này
khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, thì các triệu chứng trên chỉ
là giai đoạn sau khi phơi nhiễm bệnh, giai đoạn đầu của bệnh từ 2 -14 ngày, sau đó
các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn như khó thở, đau hoặc tức
ngực thường xun, khơng thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo, màu da thay đổi
sang xám hoặc xanh,…32 Nếu để lâu không thăm khám, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến
suy hơ hấp cấp tính nghiêm trọng và nặng hơn là tử vong.
Điểm nguy hiểm nhất ở dịch bệnh do vi-rút này gây ra là khả năng lây nhiễm
từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (các vật dụng do người

nhiễm bệnh cầm, nắm, sờ, chạm vào và bị nhiễm bệnh trên đó), hoặc tiếp xúc gần
với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi khi người nhiễm bệnh ho, hắt
hơi, nói hoặc hát, bệnh có thể lây nhiễm sang cho người khác trong bán kính
khoảng 1 mét. Chính vì độ “lây nhiễm” cao như vậy, nên trong khoảng thời gian
ngắn ngủi dịch bệnh đã tăng nhanh chóng. Cụ thể, ngày 10/01/2020 có người chết
đầu tiên tại thành phố Vũ Hán vì dịch Covid-19, đến ngày 02/04/2020 đã có 204
quốc gia bị mắc bệnh, có tới một triệu người bị nhiễm và số người chết lên đến con
số 53,1 nghìn người và sau ba tháng, tức ngày 03/07/2020, sáu tháng dịch Covid-19
bùng phát, thì số ca nhiễm bệnh tăng lên 11 triệu người và số người chết là 532,8
nghìn người33. Nhìn những con số “khơng biết nói dối” này, đã cho chúng ta thấy
được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đối với đời sống con người. Trong suốt năm
2020 người dân tồn thế giới chỉ cịn cách sống chung với dịch bệnh, sống trong sự
lo lắng, sợ hãi, việc họ có thể làm chỉ có thể là chống dịch, bảo vệ bản thân mình an
tồn.

“Virus Corona 2019 (Covid 19, Sars CoV 2): Nguyên nhân & triệu chứng”, nguồn: truy cập ngày 12/04/2021.
31

“Triệu chứng của COVID-19”, nguồn: truy cập ngày 12/04/2021.
32

Nguyễn Thiện Nhân, “Dịch Covid-19 trên thế giới: các nước đang bước vào làn sóng Covid-19 lần thứ hai
và kinh nghiệm cho Việt Nam”, nguồn: />
benh/dich-covid-19-tren-the-gioi-cac-nuoc-dang-buoc-vao-lan-song-covid-19-lan-thu-2-cmobile231592.aspx, truy cập ngày 12/04/2021.

20


Cho đến hôm nay, năm 2021, năm thứ hai của dịch Covid-19, số người bị
nhiễm bệnh đã hơn 130 triệu người, số người chết là gần ba triệu người, số người

chữa khỏi gần 110 triệu người34. Những con số này vẫn không ngừng tăng lên qua
từng ngày, khi mà chủng vi-rút này đã biến thể chủng mới, đồng nghĩa với việc mức
độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cũng “nâng cấp” theo, đã tăng tốc độ lây
nhiễm nhanh hơn 70%35.
Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, hai nước chỉ cách nhau
đường biên giới đất liền dài 1.449,566 km36, vị trí rất gần, chính vì vị trí địa lý như
vậy, khi Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên vào ngày 10/01/2020 thì ngày
23/01/2020 tại bệnh viện Chợ Rẫy đã ghi nhận hai ca nhiễm bệnh đầu tiên là hai cha
con người Vũ Hán, Trung Quốc, kể từ đó dịch Covid-19 đã đến Việt Nam, cuộc
chiến chống dịch của nước ta chính thức bắt đầu. Ngày 11/03/2020, WHO đã công
bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra là “đại
dịch toàn cầu”, cũng trong tháng này vào ngày 31 Thủ tướng ban hành Chỉ thị số
16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và thực hiện cách ly
tồn xã hội37 trong vịng 15 ngày. Đến năm 2021 tổng số người bị nhiễm cả nước
Việt Nam là 2.696 người, số người tử vong là 35 người tử vong, số người khỏi
bệnh 2429 người38. Nước ta đã phần nào thành cơng trong việc phịng chống dịch
Covid-19, khi số người bị nhiễm bệnh không nhiều, không liên tục tăng, mà có
những giai đoạn cả nước khơng ghi nhận một ca nhiễm bệnh nào cả.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay trên toàn thế giới ngày càng diễn
biến phức tạp, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng cao, khi chủng vi-rút này khơng
ngừng “nâng cấp” bản thân mình, đến hiện tại chúng ta vẫn chưa có thuốc có thể
“Covid-19 Corona virus pandemic”, nguồn: o/coronavirus/, truy cập ngày
12/04/2021.
34

Bảo Loan, “Biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện tại Hải Dương có nguy hiểm hơn trước đây?”, nguồn:
truy cập ngày 12/04/2021.
35

“Sơ lược về các tuyến biên giới đất liền: Biên giới Việt Nam- Trung Quốc (Phần 1)”, nguồn:

/>36

E1%BB%9doanhnghiệpg%20bi%C3%AAn%20gi%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%A5t%20li%E1
%BB%81n,%2D%20Qu%E1%BA%A3ng%20T%C3%A2y%2FTrung%20Qu%E1%BB%91c.,
ngày 12/04/2021.

truy

cập

Không tập trung nơi công cộng, đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, người dân nên ở
nhà, chỉ ra ngoài khi mua lượng thực và thuốc men, xe cá nhân được lưu thông giữa các tỉnh nhưng phải thật
37

cần thiết.
“COVID-19: cập nhật mới nhất, liên tục”, nguồn: truy cập ngày 12/04/2021.
38

21


đặc trị con “siêu vi-rút” này. Trong tình hình thế giới ảm đạm như thế nhưng vẫn có
một số dấu hiệu đáng mừng khi có một vài quốc gia họ đã nghiên cứu được vắc-xin
và đã qua kiểm nghiệm. Chẳng hạn, vắc-xin phòng Covid-19 AstraZeneca được
nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và hãng dược nổi tiếng thế giới
AstraZeneca (Vương quốc Anh), đã được cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp của
WHO, và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt mang về Việt Nam sử dụng trong
việc chống dịch Covid-1939. Hoặc là vắc-xin Sputnik V do Trung tâm Nghiên cứu
Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển với hiệu quả
bảo vệ khỏi Covid-19 lên đến 95%, được trình lên WHO để đưa vào danh sách sử

dụng khẩn cấp và tiền kiểm định, cũng là loại vắc-xin thứ hai được Chính phủ Việt
Nam phê duyệt sử dụng40. Đây là những kết quả đáng mừng, mang lại cho chúng ta
niềm tin có thể đánh bại cơn ác mộng Covid-19.
1.2.2. Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với người sử dụng lao động
Dịch bệnh Covid-19 mang lại nhiều tiêu cự và tác động xấu đến nền kinh tế
tồn cầu, khơng một quốc gia nào có thể thốt khỏi “vịng xốy” khủng hoảng của
cơn đại dịch. Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu”, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gọi
những việc đang xảy ra do tác động của dịch Covid-19 là “Đại phong tỏa”41. Phong
tỏa có nghĩa là hạn chế đi lại trừ trường hợp cần thiết (như mua lương thực, thực
phẩm, thuốc men cấp cứu), ngừng mọi hoạt động giao thông công cộng, chuyến bay
nội địa42, đại phong tỏa là tình trạng cả nước hoặc có nhiều quốc gia cùng áp dụng
biện pháp này. Đây được xem như là một vật chắn lớn, ngăn chặn việc mua bán,
xuất nhập khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế không chỉ quốc gia nội tại
mà cả nước ngoài. Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau

39

“Vắc xin phòng Covid-19 của Astrazeneca: “Chìa khóa” chấm dứt đại dịch”, nguồn:

truy cập ngày 12/04/2021.
“Vaccine Sputnik V (Nga): Chất lượng kiểm định ngừa Covid trên 95%”, nguồn: />truy cập ngày 12/04/2021.
40

Nhật
Minh,
“Kinh
tế
thế
giới
trước

dịch
bệnh
COVID-19”,
nguồn:
truy cập ngày 13/04/2021.
41

“Infographics: Hiểu đúng về phong tỏa, giãn cách xã hội và cách ly y tế”, nguồn:
truy cập ngày 13/04/2021.
42

22


chiến tranh thế giới thứ hai và là thảm họa kinh tế lớn nhất sau cuộc Đại suy thoái
năm 1930.43
Cụ thể, dưới tác động của Covid-19, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn
cầu năm 2020 được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD) đánh giá sẽ thu hẹp “từ mức 1.540 tỷ USD năm 2019 xuống dưới 1.000
tỷ USD”. Theo dự báo của UNCTAD, năm 2021, dòng vốn FDI sẽ giảm thêm từ
5% - 10% và có thể bắt đầu phục hồi từ năm 2022. Ngoài ra, thương mại toàn cầu
gắn chặt với chuỗi cung ứng và dịng vốn FDI tồn cầu cũng chịu tác động tiêu cực
từ đại dịch Covid-19, khi được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo giảm
13% trong năm 202044.
Một trong những lý do kinh tế bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, làm nên
cuộc khủng hoảng như thế này là tính lây nhiễm cao của dịch bệnh. Dẫn đến việc
Chính phủ các nước ban hành các biện pháp giãn cách, hạn chế đi lại, hệ quả, nhu
cầu của người dân đối với hàng hóa, sử dụng dịch vụ đã giảm một cách trầm trọng.
Ngồi ra, để ngăn tình trạng dịch bệnh lây lan từ nước này sang nước khác các quốc
gia áp dụng chế độ “bế quan tỏa cảng”, ngưng việc xuất nhập khẩu, thực hiện “tự

cung tự cấp” trong nước. Từ đó, dẫn đến hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản
xuất kinh doanh bị đình trệ. Và các cơng ty, doanh nghiệp vì để giảm các nghĩa vụ
tài chính với NLĐ, họ quyết định giảm nhân cơng để giảm thiểu tiền lương chi trả,
duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc “cắt giảm nhân công”với số lượng lớn như
vậy, tạo nên ảnh hưởng dây chuyền, từ thu nhập NLĐ giảm đi, họ khơng có khả
năng tài chính duy trì cuộc sống, số lượng người nghèo tăng lên, cho đến nhu cầu
hàng hóa giảm xuống một cách nhanh chóng, vì suy cho cùng NLĐ cũng chính là
khách hàng, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ do chính họ làm ra.
Việt Nam chúng ta là một trong số ít quốc gia đã thành cơng trong cuộc
chiến chống lại dịch Covid-19, giảm thiểu được thiệt hại về tính mạng, khơng ảnh
hưởng nhiều đến đời sống người dân. Nhưng, khơng vì vậy mà chúng ta có thể tự
tin nói rằng Việt Nam ổn định, nằm ngồi vịng xốy khủng hoảng kinh tế được.
Bởi vì, kinh tế tồn cầu hoạt động giống như hiệu ứng “Domino”, nghĩa là chỉ cần
43

Nhật Minh, tlđd (41).

Nguyễn Quang Thuấn (2018), “Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt
Nam trong giai đoạn tới”, nguồn: />truy cập ngày 13/04/2021.
44

23


×