i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ MIỀN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2021
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ MIỀN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THIỀU HUY THUẬT
HÀ NỘI - NĂM 2021
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG...............................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................v
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................vi
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài luận văn.........................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn..................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn...........................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.........................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn....................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................7
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................7
Chương 1...........................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN
CHỨC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP...........................9
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................9
1.2. Đào tạo bồi dưỡng viên chức................................................................27
1.3. Đào tào bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp....49
1.4. Kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng viên chức ở một số địa phương và
bài học kinh nghiệm cho Đắk Lắk...............................................................52
Tiểu kết chương 1............................................................................................57
Chương 2.........................................................................................................58
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK......................................58
2.1. Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk...............58
2.2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................79
iv
2.3. Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020.............86
Tiểu kết chương 2............................................................................................93
Chương 3.........................................................................................................94
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TỈNH ĐẮK LẮK............................................................................................94
3.1 Cơ sở pháp lý về hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp..........................................................94
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoat động đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk..............................106
Tiểu kết chương 3..........................................................................................118
KẾT LUẬN...................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................121
PHỤ LỤC......................................................................................................126
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG
Hình,
Nội dung
biểu bảng
Hình 1
Bảng 2.1
Trang
Sơ đồ quy trình đào tạo, bồi dưỡng
29
Số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề
67
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Hình 2.1
Sơ đồ số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục
68
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.2
Cơ cấu giới tính viên chức tại các cơ sở giáo dục
69
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Hình 2.2
Tỷ lệ cơ cấu giới tính viên chức tại các cơ sở
69
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.3
Trình độ chun mơn của viên chức tại các cơ sở
71
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.4
Trình độ ngoại ngữ, tin học viên chức tại các cơ
72
sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2020-2021
Bảng 2.5
Kết quả phân loại đánh giá viên chức tại các cơ
78
sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.6
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức GDNN tỉnh
84
Đắk Lắk về ngạch, chính trị và chun mơn
Bảng 2.7
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng
85
các cơ sở GDNN tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.8
Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2015
126
Bảng 2.9
Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2016
128
Bảng 2.10 Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2017
131
vi
Bảng 2.11 Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2018
133
Bảng 2.12 Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2019
135
Bảng 2.13 Đào tạo bồi dưỡng viên chức năm 2020
137
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBVC
:
Công chức viên chức
ĐTBD :
Đào Tạo Bồi Dưỡng
CC
:
Công chức
VC
:
Viên Chức
CBCC :
Cán bộ Công Chức
GDNN :
Giáo dục nghề nghiệp
GDTX :
Giáo dục thường xuyên
BLĐTB&XH:
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
BNV
Bộ Nội vụ
:
NĐ-CP :
Nghị Định – Chính Phủ
CĐ
Cao đẳng
:
THCN :
Trung học chuyên nghiệp
DN
:
Doanh nghiệp
QLDA :
Quản lý dự án
KNN
Kỹ năng nghề
:
KNLĐ :
Kỹ năng lãnh đạo
QPAN :
Quốc phòng an ninh
SPKT :
Sư phạm kỹ thuật
HSSV :
Học sinh sinh viên
HCQG :
Hành chính Quốc gia
TCGDNN:
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
GVGDNN:
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
viii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của
các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
Giám đốc Học viện Hành chính, các thầy cô giáo và tập thể cán bộ công nhân
viên chức Học viện Hành chính đã trang bị những kiến thức cần thiết để tác
giả có thể điểu kiện nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn tới TS. Thiều Huy
Thuật, người thầy đã hướng dẫn tận tình và trách nhiệm với tác giả trong suốt
quá trình lập đề cương, tổ chức nghiên cứu và viết đề tài luận văn.
Bản thân tác giả đã rất nỗ lực và cố gắng, tuy nhiên thời gian còn hạn
chế và thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động nên luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo, sự góp ý
chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được bổ sung và hoàn thiện
hơn.
Trân trọng!
Đắk Lắk, ngày 20 tháng 6 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Miền
ix
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Đào tạo bồi dưỡng, viên chức
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cơng trình
nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận
văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ
đúng nguyên tắc, kết quả thu thập được chưa từng được ai công bố trước đây.
Đắk Lắk, ngày 20 tháng 6 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Miền
x
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là một
trong những nội dung được đảng và nhà nước ta quan tâm. Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng
cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức, viên chức, đáp ứng
ngày càng cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong xã hội hiện nay giáo dục vẫn là một lĩnh vực được nhiều người
quan tâm, những viên chức làm trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng trau dồi kiến thức, đổi mới, học tập
nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác quản lý và công tác giảng
dạy được tốt hơn, đào tạo cho đất nước những thế hệ có kiến thức về nghề
nghiệp và tay nghề cao phục vụ cho đất nước trong thời buổi nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa.
Trong thời đại xây dựng xã hội học tập ngày nay, vai trị của viên chức
nói chung và giáo viên, giảng viên nói riêng trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp khơng thể thiếu trong q trình định hướng về tri thức và nhân cách, là
tấm gương sáng đối với các thế hệ học trị. Muốn làm được điều đó, thì viên
chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn cần được đào tạo, bồi dưỡng
để nâng cao năng lực, tiếp cận với sự phát triển của xã hội, của giáo dục để
thực hiện tốt vai trị của mình. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được thể hiện trong các văn bản,
chính sách định hướng chiến lược phát triển.
Những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở
GDNN tại tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện thường xuyên, liên tục và đã có
những bước tiến rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo
2
dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay vẫn còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: đội ngũ viên chức giáo dục nghề nghiệp
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa đáp
ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển giảng dạy nghề nghiệp trong các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân chủ quan,
khách quan khác nhau, trong đó có ngun nhân là do cơng tác ĐTBD viên
chức cịn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế này, cần có các biện pháp phù hợp trong
công tác ĐTBD viên chức. Là viên chức công tác trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp, bản thân luôn trăn trở làm sao để công tác ĐT, BD cho giáo
viên, giảng viên có hiệu quả hơn, phát huy tối đa năng lực của nhà giáo để
góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói
riêng. Vì vậy, trong khn khổ đề tài luận văn thạc sĩ, tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” với mong muốn đóng góp những cơ sở
lý luận và thực tiễn về ĐTBD viên chức, đề xuất những biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác ĐTBD viên chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức nói chung là
vấn đề ln được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, và cũng là vấn đề
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức đă được một số bài viết, cơng trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau. Nhìn chung, các bài viết, cơng trình đó cũng đă đưa ra một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cũng như đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
3
viên chức. Nhiều luận văn, luận án cũng đã nghiên cứu về đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức. Điểm chung nhất và cũng giống như luận văn
của tác giả chính là dựa vào lý thuyết đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong
tổ chức nói chung để vận dụng vào trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị. Về lý
thuyết đào tạo bồi dưỡng, thường được trình bày trong nhiều sách, tài liệu
giảng dạy khác nhau:
- Tài liệu: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của
Trường cán bộ Bộ tài chính. Năm 2015. Đây là một tài liệu mang tính giáo
trình nhằm cung cấp thông tin về lý luận và thực tiễn cơng tác đào tạo bồi
dưỡng CBCC, VC nói chung.Tài liệu cung cấp những cách tiếp cận khác nhau
về cụm từ đào tạo bồi dưỡng; các hình thức hoạt động đào tạo bồi dưỡng dựa
trên sự tổng hợp các nguồn khác nhau. Đặc biệt đây là tài liệu hệ thống được
tất cả thực tiễn quy định về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức ở
Việt Nam đến năm 2015.
- Tài liệu: “Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt
Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Lan Hương đăng trên Thư viện Học liệu Mở
Việt Nam (VOER) là một tài liệu cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến
hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức với những số liệu
dẫn chứng khá phong phú. Trong đó cũng chỉ ra đào tạo bồi dưỡng cho nhóm
người dân tộc (ở Đắk Lắk cũng có thể có) đang là vấn đề hạn chế. Khi có một
tỷ lệ khơng nhỏ cán bộ cơng chức viên chức chưa đạt chuẩn quy định.
- Bài viết của Nguyễn Thi La “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trong q trình cải cách hành chính” Tạp chí Cộng sản 04/9/2015 đă tổng kết,
khái quát một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức trong tiến trình
cải cách hành chính nhà nước. Tác giả cũng chỉ cho thấy những vấn đề đang
tồn tại trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Và đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng.
4
- ThS. Nguyễn Nhân Nghĩa “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cơng chức, viên chức Ủy ban Chứng khốn Nhà nước”. Đề tài nghiên cứu
khoa học của Ủy ban chứng khốn nhà nước. Đây cũng là một cơng trình đề
cập đến khá nhiều nội dung mang tính lý luận về đào tạo bồi dưỡng và đồng
thời cũng hướng đến ứng dụng lý luận đào tạo, bồi dưỡng đó trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành chứng khoán.
- TS Nguyễn Ngọc Vân. “Cơ sở khoa học của Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức hành chính theo nhu cầu cơng việc”. Đề tài khoa học 2008. Đề
tài đề cập đến hai hình thức đào tạo bồi dưỡng phổ biến là: Hình thức đào tạo,
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý đối
với người học đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định và Hình thức đào tạo, bồi
dưỡng theo nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trên cơ sở yêu cầu
của công việc, dựa trên các yêu cầu khách quan của thực tế hoạt động công
vụ. Tác giả cũng đă phân tích để chỉ ra ưu điểm hạn chế. Đặc biệt phân tích
thực trạng đào tạo bồi dưỡng hiện nay chung cả nước cũng có khá nhiều nội
dung gần như đối với Đắk Lắk.Tác giả đề tài cũng khuyến nghị một số nội
dung cần thay đổi nhằm nâng cáo chất lượng đào tạo bồi dưỡng. Đó là đổi
mới việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức.
- PGS.TS Võ Kim Sơn. Cẩm nang đánh giá khóa học. Bộ nội vụ. 2007.
ADB tài trợ. Đây là cơng trình nghiên cứu cách thức đánh giá khóa đào tạo
bồi dưỡng cả từ 4 bên thêm gia, liên quan: người học; người dạy; nhà tổ chức
khóa học; cơ quan sử dụng.Và nếu đánh giá từ 4 nhóm đối tượng này cả
trước, trong và sau khóa đào tạo bồi dưỡng sẽ chỉ ra được hiệu quả.
- PGS.TS Ngơ Thành Can. Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi cơng vụ. Tạp chí tổ chức nhà
nước. Tác giả giới thiệu quy trình 4 bước đào tạo bồi dưỡng trong đó cũng
nhấn mạnh đến xác định nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt.
5
- Luận văn thạc sĩ quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục thuế,
Bộ Tài chính. Phạm Thị Hiền Thảo năm 2016. Luận văn cũng đề cập đến một
số nội dung liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nhưng xét
trên giác độ quản lý nhà nước. Đồng thời cũng chưa thực sự đủ khi bàn về
quản lý nhà nước đào tạo bồi dưỡng cho cả nhóm cán bộ mà thực tế Tổng Cục
thuế khơng có ai là cán bộ. Điều đó cũng có nghĩa là triết lý về đào tạo bồi
dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng trong bối cảnh Việt Nam
khó phân biệt.
- Luận văn thạc sĩ quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia: Đào
tạo, bồi dưỡng viên chức ngành bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Lê Thị Ngọc Loan năm 2017. Luận văn cũng đề cập đến một số nội dung liên
quan đến đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành bảo hiểm xã hội. Tuy cũng đã
đưa ra được một số giải pháp nhưng vẫn chưa thật sự hồn chỉnh.
Các cơng trình nghiên cứu trên đều dựa vào lý thuyết chung về đào tạo
bồi dưỡng để đưa ra cách tiếp cận về đào tạo bồi dưỡng riêng cho nhóm đối
tượng quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam cụm từ cán bộ, công chức và viên
chức trên nhiều phương diện đều chịu sự điều chỉnh chung cách tiếp cận của
văn bản pháp luật. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới về
đào tạo bồi dưỡng chung cho cả ba nhóm đối tượng cũng thể hiện tính đồng
nhất tương đối đó. Ít đề tài đề cập cụ thể đến viên chức riêng lẻ. Và do đó, khi
nghiên cứu vận dụng cho đề tài luận văn, tác giả cố gắng tham khảo để tìm ra
nét riêng cho luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Trên sở sở đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức
hiện nay (qua thực tiễn ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
6
Đắk Lắk), nhằm đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng viên chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức ở nước ta nói chung và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk nói riêng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo bồi dưỡng viên chức;
+ Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng
viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian qua.
+ Đề ra một số giải pháp để đổi mới đào tạo bồi dưỡng viên chức trong
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khách thể: viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên
địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu việc đào tạo bồi dưỡng viên chức
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
+ Về mặt thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn giai
đoạn 2015-2020, các giải pháp được đề xuất trong luận văn có Ý nghĩa đến
năm 2030.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận & phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối
7
của Đảng, các chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực quốc gia.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn đă sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp thực hiện nghiên cứu trong đó chủ yếu.
+ Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tác
+ Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê
+ Các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ đóng góp những lý giải nhằm làm rõ một số
vấn đề, lý luận liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng
cường chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp.
+ Sản phẩm nghiên cứu cịn có thể là tài liệu tham khảo có ích cho
những người tham gia vào việc xây dựng các chiến lược và quản lý, công tác
đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
+ Cơng trình nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm
viên chức & vấn đề tác đào tạo bồi dưỡng viên chức.
+ Đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra được các ưu điểm, tồn tại
và nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Từ đó đề xuất một số giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
7. Kết cấu của luận văn
8
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng viên chức
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
viên chức trong các cơ sở giáo nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN
CHỨC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm viên chức
1.1.1.1. Cách tiếp cận viên chức của các nước
Viên chức cơng hay viên chức của chính phủ là viên chức gắn liền với
hành chính cơng, chính phủ hay bất cứ một cơ quan nhất định của chính phủ
bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Họ được đưa vào nhà nước bằng
nhiều hình thức khác nhau:
- Thơng qua bầu cử;
- Thơng qua hình thức tuyển dụng;
- Thơng qua hình thức thuê làm việc.
- Khác
Viên chức là một từ đa nghĩa, không sử dụng giống nhau giữa các quốc
gia. Cụm từ “offical” trong tiếng Anh được hiểu là viên chức, tuy nhiên,
không đồng nghĩa chỉ đơn thuần là người làm việc cho nhà nước. Đó là bất cứ
một ai giữ một vị trí nhất định trong một tổ chức không phân biệt tổ chức nhà
nước hay tư nhân; doanh nghiệp hay chính trị. Họ thực thi nhiệm vụ và quyền
hạn nhất định hoặc tự có, hoặc được cấp trên hoặc người thuê họ trao cho.
Tùy theo từng cách tiếp cận, từ “official” được giải thích khác nhau.
Theo quan niệm của Maw Weber, bureaurcatic officials - viên chức là những
con người có những đặc trưng sau:
- Là một người được bổ nhiệm vào vị trí trên cơ sở đạo đức;
- Thực thi quyền hạn được trao (ủy quyền) theo những quy tắc vô nhân
xưng và thực hiện nhiệm vụ đó một cách trung thành;
10
- Bổ nhiệm và đặt vào vị trí theo tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật;
- Công việc họ thực hiện là thường xuyên;
- Công việc được trả công theo quy chế và được bảo vệ chế độ làm việc
suốt đời [41].
Cụm từ người làm việc cho nhà nước có thể sử dụng chung cho tất cả
các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc phân loại người làm việc cho nhà
nước lại khơng có chuẩn mực thống nhất. Trên thực tế có rất nhiều cách phân
loại. Với cách thức phân loại đa dạng, không giống nhau nên khi xem xét tên
gọi người làm việc cho nhà nước của các nước, cần quan tâm đến nội hàm
bên trong của cụm từ đó.
- Cơng chức và người làm th khơng phải cơng chức cũng được điều
chỉnh bằng pháp luật khác nhau và cũng đang có xu hướng thống nhất;
- Th mang tính ngắn hạn đang trở thành xu hướng chung;
- Công chức (civil servants);
- Không phải công chức (Non-civil service employees) được thuê theo
luật việc làm nhưng có những điều kiện đặc biệt. Xu hướng gia tăng loại này.
- Người làm việc tạm thời, không thường xuyên;
- Nhà quản lý hay những người đảm nhận chức danh quản lý [42].
1.1.1.2. Cách tiếp cận viên chức ở Việt Nam
Khái niệm viên chức được quy định tại điều 2 của Luật viên chức năm
2010 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành “Viên
chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[29].
Từ những quy định trong văn bản pháp luật trên, ta có thể hiểu khái
niệm về viên chức thơng qua một số nội dung cụ thể sau đây:
11
+ Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng
theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí cơng việc cụ thể
+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;
+ Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất tại
Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và
Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung điều 25 trong luật viên chức
2010), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020 là chế độ hợp đồng làm việc có xác
định thời hạn.
Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức làm căn cứ xây
dựng, quản lý đội ngũ viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp
bậc phù hợp; các chuyên ngành viên chức có thể kể đến như giáo dục, y tế,
giải trí… các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác.
Đối với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành các ngạch khác
nhau. Cụ thể viên chức sẽ được chia thành 06 bảng như sau:
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên
cao cấp
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên
chính
- Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:
- Ngạch nhân viên
- Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Viên chức là một cụm từ để chỉ một nhóm người cụ thể làm việc cho
các tổ chức của nhà nước. Điều này cũng giống như cụm từ công chức. Công
chức cũng là một cụm từ để chỉ một nhóm người đặc biệt làm việc cho nhà
12
nước. Do tính chất tương đối đó nên tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng
quốc gia mà cả hai cụm từ viên chức và công chức cũng để chỉ nhóm người
làm việc cho các cơ quan nhà nước.
Trong văn bản pháp luật từ 1959 đến giai đoạn 1998, nói chung người
làm việc cho Nhà nước khơng có sự tách biệt để phân chia thành từng nhóm
người ở từng loại cơ quan nhà nước khác nhau. Tất cả những ai làm việc cho
nhà nước sử dụng cụm từ nhân viên nhà nước. Và “Tất cả các nhân viên cơ
quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo
Hiến pháp, pháp luật hết lòng phục vụ nhân dân” [26].
Cùng với sự thống nhất đất nước, Hiến pháp 1980 ra đời thay thế cho
Hiến pháp 1959. Người làm việc cho nhà nước khơng có những tên gọi khác.
Cụm từ “nhân viên Nhà nước” được sử dụng. và không sử dụng cụm từ viên
chức. Tuy nhiên, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành văn bản quy định riêng về
viên chức và không sử dụng cụm từ nhân viên nhà nước như Hiến pháp sử
dụng.
Người làm việc cho nhà nước gọi chung là viên chức được chia thành 3
loại: A,B,C và phân thành 10 nhóm (tướng được với một số nước gọi là
ngạch), đánh số từ 0-9.
- Nhóm 9. Viên chức lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp.
- Nhóm 8. Viên chức lãnh đạo các bộ phận cấu thành trong cơ quan, xí
nghiệp.
- Nhóm 7. Viên chức chun mơn làm cơng tác kinh tế và kỹ thuật.
- Nhóm 6. Viên chức chuyên môn làm công tác nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp.
- Nhóm 5. Viên chức chun mơn làm cơng tác y tế, văn hố, giáo dục,
nghiên cứu khoa học.
- Nhóm 4: Viên chức chun mơn làm cơng tác quan hệ quốc tế.
13
- Nhóm 3: Viên chức chun mơn làm cơng tác pháp chế
- Nhóm 2. Viên chức làm cơng tác hạch tốn và kiểm tra.
- Nhóm 1. Viên chức làm cơng tác hành chính, chuẩn bị tư liệu.
- Nhóm 0. Viên chức làm công tác phục vụ.
Như vậy, giai đoạn này, cụm từ viên chức được sử dụng cho tất cả
những ai làm việc cho nhà nước.
Cụm từ viên chức nhà nước xuất hiện trở lại trong văn bản pháp luật
nhà nước cao nhất- Hiến pháp 1992. Theo đó “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự quan sát của nhân
dân”[27]. Nhưng Hiến pháp không sử dụng cụm từ công chức.
Trong văn bản pháp luật cấp thấp hơn, chưa có văn bản nào quy định
cụ thể ai là công chức và ai là viên chức, nhưng văn bản về tiền lương xác
định cụ thể: Hệ thống bảng lương các ngạch công chức, viên chức và phụ cấp
chức vụ lãnh đạo khu vực hành chính, sự nghiệp. Mặc dù cụm từ viên chức
được sử dụng, nhưng khơng có chuẩn mực riêng.
Cụm từ viên chức được hiểu khi có Luật viên chức (2010). Và từ đây
và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện luật, cụm từ viên chức được
xác định cụ thể:
- Điều kiện là công dân Việt Nam ;
- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
- Chế độ làm việc là hợp đồng;
- Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp công lập;
- Lương được trả từ ngân sách nhà nước và một phần từ nguồn thu.
Như vậy cho đến năm 2010, cách hiểu về viên chức mới được xác lập
bằng văn bản pháp luật cao nhất là “Luật viên chức”.Và đây cũng là nét đặc
trưng của các phân loại người làm việc cho nhà nước của Việt Nam[29].
14
Cần chú ý “Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện
công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật về viên chức và các pháp luật có liên quan và viên chức sẽ được
phân loại theo hạng nghề nghiệp”[16]
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Đây chính là cơ sở quan trong để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
viên chức nhằm phần biệt với đào tạo bồi dưỡng cơng chức như hiện nay.
Tóm lại, viên chức là mơt bộ phận người làm việc cho nhà nước, nhưng
gắn liền với các tổ chức với tên gọi là “đơn vị sự nghiệp của nhà nước”.
Tùy thuộc vào các quy định loại tổ chức nào thuộc nhóm đơn vị sự
nghiệp nhà nước để xác định viên chức. Đồng thời theo pháp luật hiện hành
cũng quy định cách thức xếp hạng nghề nghiệp cho viên chức làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp công lập. tuy thuộc vào từng lĩnh vực sẽ có tiêu chuẩn
hạng nghề nghiệp khác nhau.
Và cũng có những giai đoạn, người làm việc cho nhà nước có thể phân
biệt thành những nhóm riêng biệt. Pháp luật nhà nước Việt Nam hiện hành
(Luật cán bộ công chức; luật viên chức) phân chia người làm việc cho nhà
nước thành:
- Cán bộ;
- Công chức
- Viên chức
- Người lao động làm việc cho nhà nước
15
Trong điều kiện cụ thể của thể chế chính trị Việt Nam, cả bốn nhóm
người đó đều có thể luân chuyển, chuyển từ loại này sang loại khác bằng
những thủ tục do pháp luật nhà nước quy định.
1.1.2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các
chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu
nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo
hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên [30].
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực
trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương
ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp;
có khả năng sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội
nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện
cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Còn mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp
được quy định như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các
cơng việc đơn giản của một nghề;
Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các
cơng việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính
phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng
nghệ vào cơng việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các
cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc có tính
phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ