Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tiểu luận kết thúc học phần môn cơ sở công nghệ thông tin đề tài phân tích chương ii internet, web và thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.1 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
--------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN CƠ SỞ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHƯƠNG II: INTERNET, WEB
VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn
Mã lớp học phần
Nhóm

:
:
:

Nguyễn Mạnh Tuấn
22DINF50900305
1

Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2022

MỤC LỤC

2

I.
1.


1
1

INTERNET VÀ WEB
Internet


a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.
h.
2.
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.
h.
II.
1.
2.
a.
b.
c.

3.
a.
b.
4.
a.
b.
c.

Internet là gì?
Nguồn gốc của internet?
Internet hoạt động như thế nào?
Các bộ phận cần thiết để kết nối internet:
Nhà cung cấp truy cập Internet
Những gì có thể làm được với Internet
Internet of Thing
Sự phát triển của Internet ở Việt Nam
Web
Web là gì ?
Trình duyệt web là gì?
Trình duyệt web của người Việt
URL là gì?
HTML và HyperLink:
Web có gì?
Liên hệ thực tế: Thực trạng thiết kế webssite ở Việt Nam
So sánh giữa Web và Internet
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giới thiệu
Các loại hình của Thương mại điện tử:
Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C)

Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C)
Bảo mật trong Thương mại điện tử:
Thông tin cá nhân người dùng
Mua hàng và thanh toán:
Thương mại điện tử ở Việt Nam:
Ra đời:
Thực trạng và thách thức:
Sàn thương mại điện tử đang phát triển và được ưa chuộng:

1
1
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
5
6
7
9
9
10
10
10
10

11
11
12
12
12
13
13
13
14

Ⅲ. MỐI QUAN HỆ GIỮA INTERNET, WEB VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

14

PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
Tỉ lệ đạo văn và đánh giá mức độ đóng góp của thành viên

16
16
16


I.

INTERNET VÀ WEB

1. Internet
a. Internet là gì?
Internet là hệ thống chia sẻ thơng tin tồn cầu, là lưới kết nối máy tính và đường dữ

liệu, kết nối hàng triệu người và tổ chức dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn
hóa quốc tế. Internet là nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số.
b. Nguồn gốc của internet?
Tiền thân của mạng internet là mạng ARPANET ra đời năm 1969 do cơ quan quản lí
dự án nghiên cứu phát triển (ARPA) thuộc bộ quốc phòng Hoa Kỳ
c. Internet hoạt động như thế nào?
-

Mọi hoạt động của internet cần một bộ giao thức chung là bộ giao thức liên mạng

được chuẩn hóa quốc tế cịn được gọi là TCP/IP. Các máy tính kết nối với nhau cần
những địa chỉ IP được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau, giới hạn từ 0 – 255 ngăn
cách bởi dấu chấm. Các tên miền như facebook.com được sử dụng để giải quyết vấn đề
ghi nhớ tên rắc rối của địa chỉ IP. Các tên miền được lưu trữ trong hệ thống quản lí tên
miền DNS
-

Nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP-Internet Service Provider) nắm giữ các địa chỉ

IP. Tùy theo phương thức kết nối sẽ có địa chỉ IP động sẽ thay đổi mỗi khi đăng nhập và
địa chỉ IP tĩnh sẽ không thay đổi.
-

Các bước hoạt động của internet: Nhập tên miền vào các trình duyệt như chrome,

… trình duyệt sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ DNS xem địa chỉ IP nào tương ứng với tên
miền đã nhập, sau khi lấy được địa chỉ IP, trình duyệt sẽ yêu cầu máy chủ có địa chỉ IP
tương ứng xuất dữ liệu, nguồn dữ liệu từ máy chủ được truyền đi ở định dạng kĩ thuật số
thông qua cáp quang dưới dạng xung ánh sáng và đưa ra dữ liệu chính xác.
d. Các bộ phận cần thiết để kết nối internet:



Modem là một thiết bị liên mạng có chức năng mã hóa và giải mã các xung điện.

Là thiết bị giao tiếp với mạng lưới của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thông qua
hệ thống cáp nối hoặc cáp quang.


Router (bộ định tuyến) là thiết bị mạng phân phối kết nối internet từ modem đến

tất cả các thiết bị khác, các máy chủ trên Internet kết nối với router thơng qua modem và
có nhiê ~m vụ định tuyến lưu lượng truy câ ~p đến các thiết bị khác trong cùng lớp mạng.

1




Ngồi ra các thiết bị để kết nối Internet cịn có thêm Repeater với khả năng truyền

tín hiệu xa hơn, với máy tính thì có thể sử dụng thiết bị Gateway
e. Nhà cung cấp truy cập Internet


Các nhà cung cấp dịch vụ internet phổ biến trên thế giới phải kể đến là Verizon,

Comcast, Sprint, T-Mobile, AT&T


Các nhà mạng internet phổ biến nhất ở Việt Nam là:


-

VNPT ra đời năm 1996, hiện là nhà cung cấp dịch vụ Internet số 1 tại Việt Nam

với cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến. VNPT là tập đồn viễn thơng trực thuộc Bộ Bưu
Chính Viễn Thơng và cũng là dịch vụ internet được cung cấp tại Việt Nam đầu tiên. Với
độ phủ sóng trên cả nước VNPT chiếm khoảng 54,6% thị trường Internet tồn quốc.
- FPT Telecom là cơng ty viễn thơng trực thuộc tập đoàn FPT ra đời năm 1997. Hiện
là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và được khách
hàng u mến tại Việt Nam. FPT có độ phủ sóng tồn quốc với những ưu điểm như tốc
độ cao, giá rẻ, đội ngũ nhân viên trẻ trung tay nghề cao luôn cập nhật các xu thế mới.
- Viettel Telecom chính thức khai trương dịch vụ kết nối Internet năm 2002, với hệ
thống công nghệ hiện đại, đường truyền nhanh và ổn định, hiện Viettel Telecom đang
nắm giữ khoảng 11,43% thị phần Internet tại Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng
xếp hạng những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn trong cả nước.
f.

Những gì có thể làm được với Internet

Sự phát triển bùng nổ của Internet cùng tiến bộ của công nghệ đưa con người lên bước
phát triển mới và thuận tiện hơn:


Internet là kho lưu trữ dữ liệu lớn nhất thế giới: giúp người dùng có thể dễ dàng

truy cập, tìm kiếm thơng tin.


Internet kết nối con người với nhau: trở thành phương tiện giải trí hữu ích qua


nhiều hình thức: game, mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim, …


Học tập trực tuyến: học tập các kiến thức xã hội và văn hóa tồn cầu dễ dàng.



Internet giúp mua sắm trực tuyến, thanh tốn hóa đơn và quản lí tài khoản ngân

hàng, công cụ marketing trong kinh doanh.


Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Internet khơng chỉ phục vụ

nhu cầu công việc mà tất cả mọi nhu cầu. Đặc biệt phát huy vai trò mạnh mẽ đại dịch

2


Covid 19, Internet đã góp phần trong phịng chống dịch bệnh trong việc truyền thông tin
kịp thời, kết nối nhanh chóng giữa bệnh nhân và y tế, hỗ trợ làm việc tại nhà học trực
tuyến và giao hàng tận nơi. Internet cũng giảm thiểu sự tác động của đại dịch lên tình
hình kinh tế-xã hội.
g. Internet of Thing
IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật. Một hệ thống các thiết bị tính tốn,
máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền
dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.
IoT gồm 4 thành phần chính đó là thiết bị (Things), trạm kết (Gateways), hạ tầng
mạng (Network and Cloud) và bộ phân tích và xử lí số liệu (Services-creation and

Solution Layers).
Về IoT ở Việt Nam, các phân đoạn như xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và nền tảng
đang được triển khai bởi các công ty viễn thông hàng đầu như Viettel, VNPT, … IoT tại
Việt Nam đang là một lĩnh vực “nóng”, thu hút nhiều cơng ty cơng nghệ tham gia nghiên
cứu và sản xuất. Hiện nay, ở Việt Nam có thể thấy sự phát triển IoT rõ nét ở mơ hình nhà
ở thơng minh (Smarthome) hướng tới sự tiện dụng và sang trọng. Trong tương lai gần,
các ứng dụng trong lĩnh vực giao thơng thơng minh như thu phí không dừng, phạt nguội
bằng camera, taxi công nghệ (Uber, Grab, …) được dự đoán là các ứng dụng liên quan tới
IoT sẽ trở nên phổ biến, có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Các lĩnh vực tiềm năng như y
tế điện tử, nông nghiệp thông minh, …sẽ là lĩnh vực được nhà nước ta kết hợp với IoT
ứng dụng vào thực tế ngày càng phát triển hiện đại hơn. Sự phát triển của IoT cũng là
chìa khóa thành cơng cho cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam.
h. Sự phát triển của Internet ở Việt Nam
Nước ta hòa mạng Internet vào ngày 19/11/1997. Việt Nam đã trở thành một trong
những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G, 4G với hạ tầng
viễn thông Internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ. Những nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam là VNPT, NetNam, và 3 công ty khác.
Tổng quan Internet ở Việt Nam hiện nay theo báo cáo của Digital tính tới tháng 6 /
2021:
-

Có 68,72 triệu người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1/2021.

3


-

Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam tăng 551 nghìn (+ 0,8%) trong giai đoạn


2020-2021.
-

Tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 70.3% vào tháng 1/2021.

Thời lượng sử dụng internet trên các ứng dụng ở Việt Nam ngày một tăng. Theo khảo
sát của Google trong tháng 5/2021, người Việt dành trung bình khoảnh 70 phút mỗi ngày
để xem Youtube. Việt Nam có 25 triệu người theo dõi Youtube trên TV có kết nối Internet
trong một tháng, cao nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Trước tình hình Internet thu hút đông đảo người dùng như hiện nay, cùng với phát
triển cơng nghệ đã tạo ra các loại hình dịch vụ mới, mơ hình kinh doanh mới, thúc đẩy
việc hình thành cơ sở hạ tầng viễn thơng mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác.
Internet ở Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt cho thấy được vai trị
quan trọng trong thời kì giãn cách xã hội và công cuộc chuyển đổi số. Để tạo động lực
phát triển và chỉ rõ vai trò của Internet, ngày 15-12, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt
Nam (VIA) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2021
(Internet Day 2021) với chủ đề "Phục hồi và bứt phá trong kỷ nguyên dữ liệu hóa".Hiệp
hội đã đề ra các hoạt động thúc đẩy, thu hút đầu tư, công nghệ, quảng bá tiềm năng
Internet Việt Nam, hỗ trợ, khuyến nghị các cơ quan chức năng xây dựng, hoàn thiện các
khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động Internet Việt Nam nói riêng, viễn thơng CNTT nói chung Từ đó, tạo động lực cho các nhà mạng ở Việt Nam đã và đang thay đổi,
chuyển dịch phát triển hạ tầng mạng lưới Internet theo hướng hạ tầng số và nâng cao tốc
độ Internet lên top đầu thế giới.
2. Web
a. Web là gì ?
Web hoặc Website là một tập hợp các trang Web và các nội dung liên quan, thông tin
được lưu trữ trên máy chủ (Web server) và có thể truy cập thơng qua Internet. Website đã
trải qua 3 cuộc cách mạng lớn: Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0.
Web 1.0

Web 2.0


Web 3.0

-Kết nối thông tin

-Tương tác tốt hơn, web động -Thông minh hơn

-Chỉ đọc, là web tĩnh,
khơng có tương tác giữa
người dùng và web

-Chức năng như truyền phát
video, tài liệu trực tuyến,…

4

-Hợp nhất giưa công nghệ
và kiến thức Web


-Chỉ cho phép duyệt nội
dung

-Sự ra đời của mạng xã hội
-Cung cấp dịch vụ và APIs

-Sử dụng các công nghệ
tiên tiến (blockchain, VR,
Internet of Things,…)


(Hệ thống giao tiếp lập trình)
b. Trình duyệt web là gì?
Việc truy cập vào các trang Web cần phải có Web browser (trình duyệt web) – một phần
mềm ứng dụng dùng để truy xuất, trình diễn và chuyển các nguồn thơng tin trên hệ thống
mạng tồn cầu (World Wide Web). Tại mỗi địa chỉ WWW là một trang web chứa đựng
hình ảnh, video và văn bản được xác định bằng một URL riêng biệt, giúp các trình duyệt
web truy xuất và trình bày chúng tới các thiết bị như điện thoại và máy tính của người sử
dụng. Các trình duyệt phổ biến hiện nay: Google, Microsoft Edge, Safari, Opera, ...
c. Trình duyệt web của người Việt
Người Việt Nam chúng ta cũng đã tạo ra một trình duyệt Web riêng và có sự uy tín nhất
định. Được thành lập vào tháng 5 năm 2013 và sớm phát triển mạnh mẽ và vươn lên trở
thành trình duyệt web phổ biến thứ hai ở Việt Nam. Hiện nay Cốc Cốc là cơng cụ tìm
kiếm mặc định trên Mozilla Firefox, chứng tỏ mức độ phổ biến của 1 trong những cơng
cụ tìm kiếm phổ biến hàng đầu tại Việt Nam với hơn 24 triệu người dùng và và hơn 1,2
triệu người dùng trên di động. Từ 2010, Cốc Cốc là một trong những cơng ty ứng dụng
A.I (Trí tuệ nhân tạo) và machine learning đầu tiên tại Việt Nam và Cốc Cốc vẫn tiếp tục
đào sâu hơn về những tiềm năng này. Trình duyệt Cốc Cốc đã đạt được 4.2 triệu người
dùng, 135 triệu lượt truy cập về các trang tin, giúp tăng 10% thời gian sử dụng trình
duyệt và hơn 10,4 triệu lượt cài đặt ở cả hai nền tảng hệ điều hành lớn nhất thế giới hiện
nay đó chính là IOS và Android. Với những thành tựu đáng kể trên thì Cốc Cốc cịn
muốn đạt những mục tiêu xa hơn và phát triển các tính năng mới như Cốc Cốc Music và
các tiện ích hỗ trợ người dùng cũng như đảm bảo bảo mật thông tin người dùng.
d. URL là gì?
Mỗi trang web sẽ có một URL riêng biệt, vậy URL là gì? URL là viết tắt của Uniform
Resource Locator, có nghĩa là định vị tài nguyên thống nhất hay hiểu rõ hơn là vị trí hay
địa chỉ của tài nguyên web, mỗi URL hợp lệ sẽ dẫn đến một tài nguyên duy nhất hoặc
ngoại lệ thì sẽ dẫn đến những tài ngun khơng cịn tồn tại hoặc đã bị di chuyển sang địa

5



chỉ khác. URL gồm nhiều thành phần khác nhau: Giao thức (tức quy tắc trao đổi dữ liệu)
và tên miền (domain name).
Các giao thức phổ biến:
 Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Là giao thức cơ bản của web, xác định
hành động của các máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện để đáp ứng các lệnh
nhất định.
 Giao thức HTTP được bảo mật (HTTPS): S ở đây chính là secured, HTTP sẽ hoạt
động trên một lớp bảo mật, giúp cho dữ liệu truyền đi sẽ được mã hóa.
 Giao thức truyền tải tập tin (FTP – File transfer protocol): Giao thức này được sử
dụng để truyền tải các tập tin thông qua Internet.
Tên miền và các thành phần:
 Tên miền cao cấp nhất (Top-Level Domain – TLD): là phần cuối cùng của tên
miền (sau dấu chấm cuối cùng). Là mức cao nhất trong hệ thống tên miền phân
cấp được sử dụng để dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ. Ba
tên miền cao cấp phổ biến nhât: .com, .net, .gov. Những tên miền cao cấp nhất
được Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN) tạo ra và quản lí. Hầu hết các
quốc gia đều có tên miền cao cấp riêng bao gồm 2 chữ, của Việt Nam chính là .vn,
Mỹ là .us,… Ngồi ra cịn có các tên miền dùng chung như .club, .life, .news.
 Tên miền phụ (Subdomain): Được tách ra từ domain, Subdomain hoạt động như
một trang web thường và có cùng tên miền chính. DNS là một hệ thống phân cấp
nên các phần trước tên miền cấp cao nhất đều là tên miền phụ. Ví dụ:
www.google.com thì google sẽ là tên miền phụ cho .com và www sẽ là tên miền
phụ cho cả google và .com.
e. HTML và HyperLink:
Để tạo nên một trang web thì cần có một ngôn ngữ dành riêng cho web, cơ bản và phổ
biến nhất đó là HTML (HyperText Markup Language). HTML là một ngôn ngữ đánh dấu
để thiết kế nên các trang web trên hệ thống mạng toàn cầu WWW được hỗ trợ bơi các
cơng nghệ, ngơn ngữ lập trình như CSS và JavaScript, … và HTML không phải là một
ngôn ngữ lập trình, nó khơng thể thực hiện các chức năng “động” và chỉ có chức năng

định dạng bố cục trang Web.

6


Máy chủ web chính là 1 máy tính được kết nối tới Internet và nhận các yêu cầu tới trang
web từ trình duyệt của bạn. Máy chủ sau đó sẽ gửi trả thơng tin về trình duyệt của bạn, là
1 tài liệu HTML, để hiển thị trang web. Trình duyệt đóng vai trị đọc hiểu nội dung
HTML từ các HTML tag tức các thẻ HTML có nhiệm vụ đánh dấu cho một loại phần tử
nhất định trên trang web và chuyển sang dạng văn bản được dánh dấu để đọc, nghe và
hơn nữa là cho các bot máy tính hiểu.
Siêu liên kết (HyperLink) hoặc đơn giản hơn là Link, liên kết Web. HyperLink là
phương thức liên kết từ một tếp, hình ảnh, video, trang web hoặc các loại nội dung khác
được lưu trữ trên web, thường được biểu thị dưới dạng một dạng văn bản được gạch
chân, một hình ảnh hoặc một ký tự được gán link mà sau khi nháy vào sẽ truy cập vào
một web mới. Siêu liên kết có cơng dụng củng cố tính thống nhất của văn bản: khi một
bài viết không thể nào bao quát được hết chủ đề thì hyperlink sẽ đóng vai trị cầu nối liên
kết các nội dung; giảm tỷ lệ thoát trang: làm cho trang web trở nên sinh động bằng các
hyperlink hình ảnh mục đích tăng them tương tác; …
f.

Web có gì?

Web tương tác.
Trang web tương tác(Interactive website) là một web tích hợp nhiều cơng nghệ khác
nhau để gia tăng sự giao tiếp giữa người và trang web, giúp cho người xem tương tác tích
cực với với trang web hơn. Một website tương tác không chỉ đơn giản là cho phép người
dùng được văn bản và xem hình ảnh. Thay vào đó, web tương tác sẽ cho phép người
dùng thay đổi cách hiển thị trang web, chơi trò chơi hay thực hiện nhiều tác vụ khác
nhau.

Các công nghệ được sử dụng để cung cấp web tương tác có thể kể đến như:
Cascading Style Sheets (CSS), JavaScript, AJAX, Applets,...
Bên cạnh đó, web tương tác còn được mở rộng phổ biến trên các thiết bị di động
Tiện ích web: Là các chương trình tiện ích chun biệt giúp cho việc sử dụng Internet
và web an toàn hơn và dễ dàng hơn
- Plug ins: Plugin, trình cắm, hay phần bổ trợ được gọi nơm na là một chương trình
máy tính nhỏ làm cho một chương trình máy tính lớn hoạt động nhanh hơn, có nhiều tính
năng

hơn.

7


Các loại plugin được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: Addobe Flash Player, Window
Media Player hay QuickTime.
- Filters: Một bộ lọc Web là một công nghệ hướng người dùng đi từ URL hoặc một số
trang web bằng cách ngăn chặn có hiệu quả trình duyệt của họ từ tải các trang nhất định
từ các trang web hoặc theo dõi tổng thời gian dành cho Internet và các trang web riêng lẻ.
Bộ lộc hoạt động theo 2 cách: Chặn nội dung dựa trên nguồn gốc của trang web, nơi
một tê miền cụ thể có một danh tiếng cho nội dung xấu hoặc có hại, hoặc đánh giá các
nội dụng của trang và chặn nó dựa trên độ phù hợp với người dùng.Các bộ lọc web được
sử dụng phổ biến như: AVG Family Safety, Qustodio, Parental, Control, McAfee Family
Protection,...
- File transfer utilities: Tiện ích truyện tệp, nói cách khác đó là chuyển các tệp từ thiết bị
này sang thiết bị khác.
Tiện ích truyền tệp sẽ giúp cho người dùng lưu lại những những dữ liệu cần thiết trong
máy tính phịng trường hợp Internet khơng hoạt động hoặc đơn giản là khơng cần mất
thời gian để tìm kiếm trên web, hoặc chia sẻ dữ liệu của mình đến với người dùng khác
File transfer utilities bao gồm 3 chương trình phổ biến: File transfer protocol (FPT) /

Secure file transfer protocol (SFTP), Web-based file transfer services, Bit–Torrent.
- Internet security suites: là chương trình hỗ trợ cho việc tham gia Internet của người
dùng trở nên an tồn và bảo mật hơn. Nó được thiết kế nhằm mục đích duy trì mức độ
bảo mật và quyền riêng tư của bạn khi hoạt động trên web.
Khi công nghệ phát triển, các phần mềm, dữ liệu độc lại được phân bố tràn lan trên
Internet thì việc sở hữu bên mình cơng cụ bảo vệ khi lướt web dường như là một điều
không thể thiếu, Internet security ra đời với mục đích chống lại những thế lực xấu muốn
ăn cắp, đánh tráo dữ liệu của người dùng trên Internet. Hai bộ bảo mật Internet nổi tiếng
nhất là: McAfee Internet Security và Symantec Norton Internet Security.
Cơng cụ tìm kiếm: Là một phần mềm cho phép người dùng tìm kiếm thơng tin và dữ
liệu có trong phần mềm đó, trên web, trên một miền hoặc nhiều miền khác nhau. Có vai
trị hỗ trợ định vị thơng tin cụ thể. Là một hệ thống phần mềm, được truy cập trên
Internet, có chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu thơng tin theo truy vấn của người dùng.
Có 4 phương pháp hoạt động chính của các cơng cụ tìm kiếm khác nhau: Thư mục,
danh sách, thu thập thông tin, sử dụng cơ sở dữ liệu đặc biệt và lấy dữ liệu hàng loạt từ

8


cơng cụ tìm kiếm khác. Dù khác nhau về thuật tốn sắp xếp nhưng hầu hết các Search
Engine đều có một phương thức hoạt động giống nhau. Cơ chế làm việc của cơng cụ tìm
kiếm gồm có ba bước:


Thu thập dữ liệu(crawling)



Phân loại và sắp xếp dữ liệu vào kho lưu trữ (indexing)




Truy xuất dữ liệu (retrieval)



Specialized Search Engines: Là cơng cụ tìm kiếm chun dụng, tập trung tìm kiếm

ở các trang web cụ thể theo chủ đề.
g. Liên hệ thực tế: Thực trạng thiết kế webssite ở Việt Nam
Ngày càng nhiều doanh nghiệp cho ra mắt nhiều website mới với giao diện đẹp mắt,
mỗi cá nhân đều cần xây dựng cho mình 1 website để xây dựng hình ảnh làm cho thị
trường phát triển website được rộng mở, ...thì luôn song song tồn tại những bất cập như:
Thiết kế Website giá rẻ: Một tìm kiếm trên Google về "thiết kế trang web giá rẻ" sẽ trả về
khoảng 16.300 kết quả chứa cụm từ này và khoảng 85 triệu kết quả trang web được hiển
thị. Giá của các trang này rất rẻ rơi vào khoảng 1 triệu đồng và tất nhiên thời gian tạo ra
cực nhanh với giao diện đơn giản, sơ sài. Tuy nhiên, nó lại là sự lựa chọn của nhiều
người vì họ chỉ cần 1 website ngắn hạn, ít chi phí.
Độ bảo mật kém: Theo báo cáo của cơng ty an tồn thơng tin Cystack, trong năm 2019
hơn 9.300 trang web bị tấn công tại Việt Nam, đứng thứ 11 trên thế giới. Hơn 80% các
trang web thương mại và doanh nghiệp bị tấn cơng có tên miền .com và .vn. Điều bất
thường là hầu hết các trang web bị tấn công đều sử dụng nền tảng Wordpress. Theo đó, tỷ
lệ website này chiếm 74,91%.
Nâng cấp, cập nhật Website khó khăn: Nếu lúc đầu trang web được phát triển trên nền
tảng như Wordpress, Wix hoặc Shopify, việc cập nhật và phát triển trang web có thể rất
kéo dài và tốn kém. Việc tối ưu hóa các trang web trên các nền tảng này địi hỏi các lập
trình viên có trình độ cao hoặc các doanh nghiệp cần mua các gói cập nhật trả phí. Đối
với việc code tay, việc bàn giao cũng là một bất cập. Một số doanh nghiệp chưa xây dựng
được nguyên tắc code chung nên mỗi lập trình viên làm việc theo một phong cách riêng,
vì vậy gây khó khăn khi chuyển đổi, cập nhật lại website sau này.

h. So sánh giữa Web và Internet
Internet

Web

9


Internet là phần cứng
Web là phần mềm
Internet độc lập
Web cần Internet để tồn tại
Internet bao gồm máy tính, router,
WWW bao gồm các thông tin như
dây cáp, bridges, máy chủ, các tháp di văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
động, vệ tinh, ....
Internet hoạt động trên cơ sở các
WWW hoạt động trên cơ sở của
giao thức Internet Protocol (IP).
Hyper Text Transfer Protocol (HTTP).
Thiết bị máy tính được xác định bởi
Các mẩu thông tin được xác định
địa chỉ IP.
bởi Uniform Resource Locator (URL).
II.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Giới thiệu
“Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công


nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, truyền tải và định nghĩa
lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân” 1.
Với sự phát triển của thời đại 4.0 và nền kinh tế số, Thương mại điện tử đang được phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trở thành một trong những ngành phổ biến nhất trên thế
giới hiện nay, là xu hướng tồn cầu hố. Vì vậy nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cả trong và
ngoài nước đều đang xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh đầu tư vào mơ
hình mới và có cơ hội “hái ra tiền” này.
2. Các loại hình của Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử được chia thành nhiều hình thức khác nhau phù hợp với cách thức
kinh doanh của từng doanh nghiệp có 3 loại phổ biến và điển hình cơ bản nhất là:
a. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B (Business To Business): loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa
các công ty, doanh nghiệp với nhau và chủ yếu là mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà
cung cấp. Hiện nay, khoảng 80% các sàn thương mại điện tử phát triển theo loại hình này
và nhiều chun gia dự đốn rằng nó sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn những loại còn lại
bởi các ưu điểm mà nó mang lại như hiệu quả cao, độ tin cậy, hiệu suất làm việc lớn, tiết
kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc và đem lại nhiểu cơ hội hợp tác giữa các doanh
nghiệp. Các mơ hình B2B thường gặp là:


Mơ hình B2B chủ yếu thiên về bên mua: ít phổ biến ở thị trường Việt Nam.



Mơ hình B2B chủ yếu thiên về bên bán: loại hình dễ dàng bắt gặp ở Việt Nam.

1 Định nghĩa và ví dụ của Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth

10





Mơ hình B2B dạng trung gian: phổ biến nhất hiện nay.



Mơ hình B2B dạng thương mại hợp tác: có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu

của nhiều doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, mơ hình B2B cịn khá mới mẻ và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên rất
nhiều doanh nghiệp đã chọn loại hình này để phát triển kênh mua bán của mình có thể kể
đến như: Shopee, Foody, Adayroi, Tiki, Cungmua, …Thương mại điện tử B2B ở thị
trường Việt Nam chưa thực sự có sự đột phá bùng nổ đối với nền kinh tế nước nhà, vì vậy
các doanh nghiệp cần tạo ra nhiều hướng phát triển mới, tận dụng các nguồn lực để có
thể thâm nhập vào mảng thương mại điện tử này một cách bứt phá, loại bỏ các chiến lược
kinh doanh truyền thống.
b. Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C)
B2C (Business to Customer): mơ tả hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp
với người tiêu dùng cuối cùng. Đây là hình thái sớm nhất và phát triển nhanh nhất của
thương mại điện tử, nhưng chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường B2B trên tồn thế
giới. Để tham gia vào loại hình kinh doanh này, các công ty thường tạo một trang web và
cơ sở dữ liệu về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thực hiện các quy trình tiếp thị, quảng
cáo và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Các dạng B2C chính ở Việt Nam gồm: website thương mại điện tử, sàn giao dịch
thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến và website đấu giá trực tuyến. Các
doanh nghiệp B2C ở Việt Nam có thể kể đến như: Bibomart, HoangPhuc, Elise, ...
Thương mại điện tử B2C của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh
nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 32,3% từ năm
2013 đến năm 2017, trị giá khoảng 5,5 tỷ euro vào năm 2017. Thị trường Việt Nam được

dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017-2020, với CARG chiếm
khoảng 14% và 5,2% tổng mức bán lẻ. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh, một số
ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, xuất khẩu, ...nhưng nhiều doanh nghiệp B2C
vẫn có doanh thu tăng 20-30%. Sự chuyển đổi kinh doanh tại thị trường Việt Nam đã góp
phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động B2C tại Việt Nam trong những năm
gần đây.
c. Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C)

11


C2C (Costumer to Costumer): mơ hình thương mại điện tử giữa các cá nhân và người
tiêu dùng.
Các hoạt động chủ yếu trong C2C là đấu giá, giao dịch trao đổi, dịch vụ hỗ trợ, bán tài
sản ảo. Hoạt động theo loại hình C2C doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa giá trị sản
phẩm và mang lại lợi ích cho cả người mua lẫn người bán, tuy nhiên nó cũng có những
hạn chế nhất định như vấn đề bảo mật an tồn thơng tin cá nhân, thanh tốn, dễ bị bom
hàng, ... Các mơ hình kinh doanh C2C điển hình hiện tại ở Việt Nam: Shopee (kênh
thương mại C2C có lượng người dùng lớn và phổ biến nhất hiện nay), Tiki, Lazada, ...
3. Bảo mật trong Thương mại điện tử:
Bên cạnh những tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử, ngày
càng xuất hiện nhiều những hành vi gian lận, đánh cắp thông tin người dùng, ảnh hưởng
trực tiếp nghiêm trọng đến hệ thống an ninh của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Do đó, bảo mật trong thương mại điện tử được quan tâm hơn bao giờ hết, luôn là vấn đè
nan giải mà nhiều doanh nghiệp lo lắng. Dưới đây là 2 vấn đề được cả người bán và
người mua băn khoăn khi sử dụng các sàn thương mại điện tử.
a. Thông tin cá nhân người dùng
Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn khách hàng cung cấp thật nhiều thơng tin cá
nhân có độ tin cậy và chính xác cao để thuận tiện cho q trình gởi hàng, khảo sát, ...
Thơng tin này bao gồm: tên, tuổi, giới tính, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email, hình ảnh

giấy tờ tuỳ thân, …Tuy nhiên việc đảm bảo quyền riêng tư của mỗi khách hàng là không
chắc chắn. Tại Việt Nam, Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2017
(EBusiness IndexEBI), 17% trang web được khảo sát phải đối mặt với nguy cơ nghiêm
trọng bị người dùng khác xem trái phép dữ liệu khách hàng. Vì vậy, Nhà nước ta cũng hết
sức quan tâm đến vấn đề này bằng cách đã hồn thiện khn khổ pháp lý về bảo vệ thông
tin cá nhân trong Thương mại điện tử. Cụ thể như hình dưới đây:

12


b. Mua hàng và thanh toán:
Thanh toán điện tử hầu như quá phổ biến hiện nay, không những áp dụng trên các sàn
thương mại điện tử mà cả kinh doanh truyền thống vẫn ưa chuộng hình thức thanh tốn
này. Bởi tính nhanh gọn lẹ, khộng phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý, ...Tuy
nhiên nó vẫn có những hạn chế như khó kiểm sốt chi tiêu, độ bảo mật chưa cao, ... 2
hình thức thanh tốn điện tử phổ biến:


Thẻ tín dụng: Sự kết hợp giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh trực

tiếp đem đến sự nhanh chóng và tiện lợi trong q trình thanh tốn. Ở Việt Nam, xu
hướng này cũng phù hợp với các chính sách của chính phủ nhằm quản lý phát triển
thương mại trước những diễn biến lớn và phức tạp của đại dịch COVID-19. Theo Quy
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, mục tiêu
thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ đạt 50%, trong đó
80% thơng qua các nhà cung cấp dịch vụ. Các khoản thanh toán được xử lý bởi các bên
trung gian cho đến năm 2025.


Tiền điện tử: Phương tiện thanh toán sáng tạo phù hợp với thị trường thương mại


điện tử hiện nay bởi sự nhanh chóng, chi phí rẻ và quan trọng là độ bảo mật cao. Chỉ cần
có internet thì tiền điện tử cũng tương đương như tiền truyền thống, là hình thức chuyển
đổi tiền mặt kỹ thuật số sang tiền tệ qua bên thứ 3.
4. Thương mại điện tử ở Việt Nam:
a. Ra đời:
Việt Nam hội nhập Internet vào cuối năm 1997, khoảng một thời gian sau đó thuật ngữ
Thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện nhưng chưa phổ biến và phát triển lắm. Mãi đến
năm 2003, ngành Thương mại điện tử đã bắt đầu được giảng dạy tại các trường đại học.
b. Thực trạng và thách thức:

13


Thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm. Đây
là con số khá cao và được dự đốn sẽ cịn tiếp tục tăng hơn nữa trong bối cảnh mới của
nền kinh tế. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ công
thương, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ
hàng tiêu dùng trên cả nước. Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 năm
2020, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước phát triển vượt bậc và trở thành
một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á (xếp
thứ 3). Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của
TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đơng Nam Á có
tăng trưởng TMĐT 2 con số.
Tuy nhiên vẫn còn 1 số thách thức đang chờ các doanh nghiệp như:


Lòng tin của người tiêu dùng còn thấp: Theo một số thống kê, 88% người mua

chọn thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Đây là một con số cao và dựa trên số liệu

này, chúng ta có thể thấy rằng người mua vẫn chưa tin tưởng khi mua hàng trong thương
mại điện tử. Nhiều người chọn khơng mua nếu họ khơng có tiền mặt khi giao hàng. Theo
Khảo sát mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến, chỉ 48% hài lòng.


Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu: Hệ thống máy chủ vẫn quá tải. Do hệ thống giao thông

chưa phát triển nên thời gian giao hàng lâu và chi phí cao.


Mơi trường cạnh tranh: Các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các

doanh nghiệp có nguồn vốn từ nước ngồi.
c. Sàn thương mại điện tử đang phát triển và được ưa chuộng:
Lazada: Lazada Việt Nam được thành lập vào năm 2012 và gần như ln giữ vị trí số
một trong bảng xếp hạng các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Ban đầu,
Lazada thường đánh giá là bán hàng kém chất lượng, nhưng gần đây họ đã khắc phục
được nhiều hạn chế và mang đến sự an tâm hơn cho khách hàng. Đặc biệt, sự xuất hiện
của Lazada Mall chỉ bán hàng chính hãng. Lazada hiện là địa chỉ mua sắm và bán hàng
trực tuyến với đa dạng các mặt hàng của nhiều lĩnh vực.
Shopee: Ngày nay, cái tên này gần như đã quá quen thuộc với giới trẻ. Shopee gia
nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ tháng 8/2016, tuy còn non trẻ hơn các
trang thương mại điện tử khác nhưng những ưu điểm vượt trội đã đưa Shopee nhanh
chóng trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam.

14


Tiki: Tiki được thành lập vào tháng 3 năm 2010. Ban đầu, sản phẩm chính của Tiki là
sách và văn phịng phẩm. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Tiki đã mở rộng các mặt

hàng kinh doanh của mình, như điện tử tiêu dùng, điện tử kỹ thuật, mỹ phẩm và hơn thế
nữa. Đồng thời, họ phát triển các chương trình bảo vệ người tiêu dùng, chính sách vận
chuyển và giao hàng. Tiki đã có những bước tiến vượt bậc và vươn lên top các sàn
thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và nhận được nhiều yêu thích từ cộng đồng. Năm
2014, Tiki đã được bình chọn là “trang web thương mại điện tử được nhiều người ưa
chuộng nhất”.
Ⅲ. MỐI QUAN HỆ GIỮA INTERNET, WEB VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, Internet và Web chính là cơ sở cho sự ra đời của Thương
mại điện tử.
Thương mại điện tử là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như
Internet, vì vậy nếu khơng có sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet thì sẽ khơng
có được Thương mại điện tử như hiện nay. Hiện tại số người tiếp cận và sử dụng Internet
ở Việt Nam đang tăng rất nhanh. Theo thống kê có đến 70% dân số Việt Nam tiếp cận với
mạng Internet và có 53% người dân có ví điện tử để thanh tốn trực tuyến. Vì vậy mà
ngành thương mại điện tử ngày càng lớn mạnh. Với sự tiện dụng và chi phí khơng q
cao, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm bất kỳ thông tin sản phẩm nào. Internet cũng cho
phép các công ty hay doanh nghiệp quảng bá cho sản phẩm của phẩm. Vì vậy chúng ta
thường thấy những quảng cáo của các trang hay các sàn thương mại điện tử xuất hiện mỗi
khi lướt Facebook hay đọc báo, …
Internet cho phép tất cả mọi người kết nối với nhau và truy cập đến các web thương
mại điện tử như Amazon, Ebay, Tiki, Lazada, … Web là 1 phần không thể thiếu đối với
E-Commerce vì đây là nơi hiển thị mọi thông tin cũng như xảy ra các giao dịch. Những
trang Web thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp hay tổ chức mở rộng quy mô
cũng như điều chỉnh các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ buôn bán. Những ưu điểm khác có
thể kể đến như:
- Khơng bị giới hạn thời gian và không gian như thương mại truyền thống. Những
Web thương mại điện tử có thể hoạt động 24/24 và có thể được truy cập ở bất cứ đâu
miễn là bạn có Internet
- Tiết kiệm cơng sức, chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp


15


- Khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ hơn. Tất cả thông tin về sản
phẩm, giá cả hay dịch vụ đều được cập nhật nhanh chóng và chính xác lên Web. Các
thắc mắc và giải đáp cũng được thực hiện trực tuyến qua các tính năng Chatbox, đánh
giá sản phẩm, …
- Thao tác nhanh gọn, dễ dàng thực hiện. Chỉ với các cú click chuột, khách hàng có
thể tìm kiếm được thứ họ cần và thực hiện các giao dịch
Đó là những lợi ích mà Internet và Web đem lại cho ngành thương mại điện tử. Nhưng
không phải trang hay sàn thương mại điện tử nào cũng có thể thành cơng được. Muốn
vươn lên và dẫn đầu thị trường phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như Giao diện, dịch
vụ, trải nghiệm, …

Phụ lục
Tài liệu tham khảo:
1. Chương 2 trong phần kiến thức cơ bản trên LMS UEH.

2. />3. />%ADp_Internet&oldid=64700399

4. />5. Bài luận Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử của Zorayda Ruth Andam.
Tỉ lệ đạo văn và đánh giá mức độ đóng góp của thành viên
1. Tỉ lệ đạo văn: Do sinh viên thực hiện qua turnitin là 7%
/>student_user=1&u=1125910198&lang=en_us&o=1797793475
2. Đánh giá mức độ tham gia
Họ và tên

MSSV

Tỷ lệ

đóng
góp

Nguyễn Minh Triết

31211027680

100%

Cơng việc cụ thể
Tham gia họp nhóm nghiêm túc, tìm kiếm tài
liệu và làm phần Web, lên dàn ý nội dung cho
phần Web và Internet, định dạng file Word.

16


Võ Tuấn Cường

31211027631

100%

Trần Thị Anh Thư

31211021173

100%

Nguyễn Thị Thơm


31211027673

100%

Lý Gia Thuận

31211026754

100%

Tham gia họp nhóm nghiêm túc, tìm các bài
luận tham khảo, soạn nội dung phần III, định
dạng file Word.
Lên lịch họp và tham gia họp nhóm, đóng góp
ý kiến, dàn ý bài tiểu luận và làm phần TMĐT,
tìm kiếm nguồn tham khảo, định dạng file
Word.
Tham gia họp nhóm, tổng hợp và trình bày bài
luận, chịu trách nhiệm kiểm tra đạo văn, tìm
kiếm tài liệu và làm phần Internet, định dạng
file Word.
Tham gia họp nhóm, làm bìa tiểu luận, tìm
nguồn tài liệu tham khảo, lên dàn ý cho phần
Web và Internet và làm phần Web, định dạng
file Word.

17




×