Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chương trình Cao cấp lý luận chính trị môn Giáo dục quốc phòng – an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.24 KB, 18 trang )

GIỚI THIỆU MƠN HỌC
GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG – AN NINH
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tiếp tục đổi
mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an
ninh cho cán bộ, cơng chức và cho tồn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng,
từng chương trình đạo tạo theo cấp học, bậc học. Quán triệt chủ trương của Đảng,
thực hiện quyết định số 3166/QĐ-HVCTQG ngày 18-7-2014 của Giám đốc Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành khung Chương trình Cao cấp lý
luận chính trị, Học viện chính trị khu vực II tiếp tục giảng dạy mơn Giáo dục quốc
phịng – an ninh với những nội dung theo chương trình mới cho học viên Cao cấp lý
luận chính trị.

A. Mục tiêu của mơn học Giáo dục quốc phịng – an ninh
Về kiến thức: Trang bị cho học viên có kiến thức nền tảng về lý luận quân sự,
quốc phòng của Đảng; nắm vững mục tiêu, đường lối, quan điểm yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời hiểu rõ những nội dung cơ bản về
quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng – an ninh, cơng tác quốc phịng, an
ninh ở bộ ngành, địa phương; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; phòng
chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch;
chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến và cơng tác động viên thời chiến.
Về kỹ năng: Giúp học viên, đặc biệt là những học viên công tác trong các
ngành nghề thuộc lĩnh vực quốc phịng – an ninh có được những tri thức cần thiết để
vận dụng trong tình huống xảy ra chiến tranh, có kỹ năng tham gia hoạch định và tổ
chức thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện cụ thể, có phương pháp
lãnh đạo và quản lý Nhà nước về quốc phòng – an ninh một cách khoa học, tham gia
có hiệu quả trong các hoạt động xây dựng, tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực
phòng thủ, trong tiến hành cơng tác quốc phịng, qn sự địa phương. Đồng thời có
kỹ năng cần thiết để nhận biết, phịng chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền



quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi đắp niềm
tự hào dân tộc, trân trọng truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân
ta từ đó ln kiên định lập trường tư tưởng, nâng cao tinh thần chiến đấu có ý thức
cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phát huy cao
độ tinh thần trách nhiệm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B.

Nội dung chương trình

Gồm 7 chuyên đề
Chuyên đề 1: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam
Chuyên đề 2: Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
hiện nay
Chuyên đề 3: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phịng – an ninh và
cơng tác quốc phịng – an ninh ở các bộ, ngành, địa phương
Chuyên đề 4: Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay
Chuyên đề 5: Phòng, chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Chuyên đề 6: Xây dựng Lực lượng dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên trong
tình hình mới
Chuyên đề 7: Chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến và cơng tác động viên
thời chiến.

Chủ đề thảo luận
Chuyên đề 1: Vấn đề thảo luận: Chứng minh “tư tưởng tích cực chủ động tiến công”
là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc?

Những nội dung cần làm rõ:
+ Khẳng định tích cực chủ động tiến công là một trong những yếu tố quyết định
giành thắng lợi trong chiến tranh.


+ Tích cực chủ động tiến cơng mới tạo được thế chủ động, đẩy đối phương vào trạng
thái bị động, lúng túng, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại ý
chí xâm lược của kẻ thù; bảo toàn được lực lượng, hạn chế mức thấp nhất hậu quả
của chiến tranh; nâng cao tinh thần chiến đấu của qn dân cả nước.
+ Tích cực tiến cơng thể hiện là: tiến công liên tục, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến
toàn bộ, mọi lúc, mọi nơi, tất cả lực lượng và mặt trận, từ đầu cuộc chiến, quá trình
chiến tranh cho đến kết thúc chiến tranh….
+ Để tích cực chủ động tiến cơng cần phải làm gì?
+ Qn triệt vận dụng tư tưởng tích cực chủ động tiến công vào thực tiễn bảo vệ Tổ
quốc và chủ quyền biển đảo hiện nay.
Chuyên đề 2: Vấn đề thảo luận: Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Nội dung cần làm rõ:
+ Cơ sở lý luận: Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc là tất yếu khách quan của
mọi đất nước, mọi chế độ xã hội. Trong thời kỳ quá độ đó là bộ phận quan trọng thực
hiện hoàn thiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân…
Phân tích bản chất mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ
+ Cơ sở thực tiễn: Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong lịch sử dân tộc,
Đảng vận dụng sáng tạo trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong giai đoạn
cách mạng hiện nay.
+ Trình bày rõ nội dung Xây dựng đất nước và nội dung bảo vệ Tổ quốc hiện nay
+ Liên hệ thực tiễn địa phương trong vận dụng xử lý mối quan hệ Xây dựng đất
nước với bảo vệ Tổ quốc.
Chuyên đề 3: Vấn đề thảo luận: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Lực lượng vũ trang
nhân dân?

Nội dung cần làm rõ:
+ Cơ sở lý luận: Khẳng định tính tất yếu khách quan Đảng Cộng sản phải lãnh đạo
lực lượng vũ trang nhân dân.


Vấn đề bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành và giữ chính quyền của giai
cấp vơ sản.
Nguồn gốc, bản chất của qn đội, vị trí vai trị chức năng của Lực lượng vũ
trang nhân dân
+ Cơ sở thực tiễn: Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu.
Kinh nghiệm xây dựng quân đội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
+ Phân tích rõ nội dung của nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
+ Liên hệ vai trò của cấp ủy địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang
nhân dân
Chuyên đề 4: Vấn đề thảo luận: Xây dựng “thế trận lòng dân vững chắc” là một
trong những yếu tố quyết định sức mạnh của khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố)?
Nội dung cần làm rõ:
+ Chính trị - tinh thần là nhân tố cơ bản, thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến
tranh nhân dân Việt Nam, là cơ sở để xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả dân tộc.
+ Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần chính là tạo ra “thế trận lòng dân” vững
chắc cho khu vực phòng thủ. “Thế trận lòng dân” của khu vực vực phòng thủ được
thể hiện ở lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đồn kết dân tộc, ý chí quyết tâm
chiến đấu bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là lòng tin
của nhân dân vào các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị của giai cấp lãnh đạo
đất nước…
+ Nội dung xây dựng “thế trận lịng dân”:

Xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh;
giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, thực hiện tốt các chính sách;
phát triển cơng tác đối ngoại; phát triển giáo dục và đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa


dân tộc, ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại, phòng chống các tệ nạn
xã hội, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong khu vực phòng thủ.
+ Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tiếp tục xây dựng “thế trận lịng
dân” vững chắc ở địa phương nơi cơng tác.
Chun đề 5: Vấn đề thảo luận: Chống “Diễn biến hòa bình”, tự diễn biến và Bạo
loạn lật đổ khơng chỉ là kịch bản diễn tập phòng thủ.
Nội dung cần làm rõ:
+ Khái quát bản chất nguy hiểm của chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ;
“Cách mạng màu”:
“Cách mạng cam” (cách mạng nhung): 9.1991 Ukraina tuyên bố độc lập.
23/01/2005 (Bán đảo crume là cơ sở quân sự biển đen của Nga) thực hiện cách mạng
nhung sẽ thu hẹp ah của Nga trên tồn tg. U có vị trí địa chính trị quan quan của Mỹ,
nên Mỹ đầu tư tư nhân giúp U PT mạnh trong 3 năm gần đây, việc bầu cử tổng thống
là cơ hội vàng của các nước. ngay trong ngày bầu cử đảng đối lập theo Mỹ thua 3%
số phiếu Đảng theo Nga, nên phe đối lập tiến hành biểu tình và có sự ủng hộ của Mỹ
và phương tây. Cuối cùng Tòa án U tun bố bầu cử vịng 2 khơng hợp lệ buộc bầu
cử lại. và cuối cùng Uzusenko thắng cử. mất 14 triệu đơ la
Tiếp theo Russia cũng tương tự có vị trí địa qt với Nga, là đường dẫn dầu và
khí của Nga. Năm 2003, Tổng thống buộc từ chức,
Nam Tư năm 2000, năm 1999 sau 58 ngày đêm khơng kích, nhưng khơng lật
đổ được Milosevic. Trước cuộc bầu cử vịng 2 phe đối lập cho rằng có gian lận trong
bầu cử, mất 40 triệu đô la
Trong 5 năm trở lại đã có 3 nước được Mỹ sd thành cơng cách mạng nhung.
Sau đó, phịng trào thanh niên, Sv biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Thủ tướng
Lý Bằng đã ban hành thiết quân luật, rạng sáng 14/6/1999 sau khi có can thiệp của

qn đội bắn vào đồn biểu tình và dùng xe tăng nghiền nát đồn biểu tình (có 2
nhóm để thu dọn và quét rửa sạch sẽ hiện trường vụ tàn sát, đến sáng mọi chuyện


diển ra bình thường như khơng có chuyện gì). Thực tế cho thấy có sự can thiệp của tổ
chức liên minh thanh niên TQ đóng ở Mỹ.
Cử đặc phái viên đến các nước chuẩn bị bầu cử, trước khi tiến hành bầu cử
loan tin phe chính đảng có gian lận, nếu ƯCV phe đối lập thất cử thì sẽ có biểu tình,
lật đổ và sự mua chuộc các tổ chức có QĐ trong nước để tuyên bố có lợi cho phe đối
lập.
Kết luận: Tầng lớp hậu bị, kế thừa như thanh niên bị kích động, nên cần GD
ch,trị tư tưởng cho các tầng lớp này.
PHẦN THẢO LUẬN
Vấn đề đấu tranh phòng chống dbhb bllđ là nhiệm vụ cách bách hàng đầu
trong các nhiệm vụ Qp-AN hiện nay, đồng thời là lâu dài và thường xuyên của cách
mạng Việt Nam
1. Quan hệ chiến lược của DBHB với BLLĐ; giữa DBHB, BLLĐ với chiến
tranh quân sự
- Nguồn gốc ra đời và bản chất của Chiến lược DBHB;
Là đấu tranh GC (ktế, chính tị, tư tưởng, VH) nhằm chống CNXH, và phong
trào độc lập dân tộc theo hướng tiến bộ (vì nó chống phá luôn các nước theo TB).
- Bản chất BLLĐ
- Bản chất của chiến trang quân sự;
- Mối QH giữa DBHB với BLLĐ; giữa DBHB, BLLĐ với chiến tranh quân sự
ĐI VÀO THẢO LUẬN
2. Âm mưu thủ đoạn của DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch chống phá
cách mạng nước ta.
-Âm mưu;
- Thủ đoạn.
ĐI VÀO THẢO LUẬN



3. ĐẤU TRANH phòng chống dbhb bllđ
-Mục tiêu, nvụ, quan điểm, phương châm.
-giải pháp đấu tranh phòng chống
ĐI VÀO THẢO LUẬN

4. Liên hệ
a).Đảng ta ĐẤU TRANH GIA CẤP: “tình hình suy thối về tư tưởng chính trị
đ đ lối sống, những biểu hiện tự chuyển biến , tự chuyển hóa trong một bộ phận CB ,
ĐV, Công chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp”
Ở đại phương (đơn vị) biểu hiện như thế nào? (Ưu, khuyết điểm trên các mặt)
Đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích QG, DÂN TỘC
b). Đề xuất những biện pháp đấu tranh phòng chống dbhb, bllđ đối với địa
phương đơn vị
ĐI VÀO THẢO LUẬN
+ Khẳng định tính cấp bách và cần thiết phải đấu tranh phòng chống “diễn biến hịa
bình”, “tự diễn biến” của cách mạng nước ta;
+ Trình bày mục tiêu, quan điểm của Đảng về đấu tranh phịng, chống chiến lược
“diễn biến hịa bình”;
+ Liên hệ thực tiễn: Bài học kinh nghiệm rút ra trong đấu tranh phịng chống “diễn
biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn địa phương, cơ
quan, đơn vị.
Chuyên đề 6: Vấn đề thảo luận: Tầm quan trọng của việc Xây dựng Lực lượng dân
quân Tự vệ


Nội dung cần làm rõ:
+ Cơ sở lý luận: Xây dựng Dân quân tự vệ là xây dựng Lực lượng vũ trang cơ sở, là
sự vận dụng sáng tạo phương thức tiến hành chiến tranh của chủ nghĩa Mác – Lênin,

là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung chuẩn bị

Nội dung thảo luận và kết luận của GV
+ Cơ sở thực tiễn: Truyền thống lịch sử cha ông giữ nước và dựng nước, hai cuộc
kháng chiến của đất nước, chiến tranh biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc.
Nội dung chuẩn bị

Nội dung thảo luận và kết luận của GV
+ Liên hệ thực tiễn: Những ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn trong xây
dựng Lực lượng Dân quân tự vệ ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Nguyên nhân;
Giải pháp xây dựng Lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề 7: Vấn đề thảo luận: Làm rõ nội dung chuyển đất nước sang thời chiến?
Nội dung cần làm rõ:
1.Ý nghĩa của chuyển đất nước sang thời chiến?
Nội dung chuẩn bị
Hịa bình và chiến tranh là hai trạng thái đối lập nhau trong xã hội, là vấn đề
then chốt của mọi thời đại, quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ
trạng thái hịa bình chuyển sang trạng thái chiến tranh, các quốc gia đều phải có bước
chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến (TTBSTC). Đây là giai đoạn đặc biệt quan


trọng, nhất là đối với các quốc gia chống xâm lược, nhằm giành quyền chủ động ngay
từ đầu và trong suốt q trình chiến tranh.
Từ xa xưa, Tơn Tử-nhà qn sự cổ đại Trung Quốc- đã đưa ra luận điểm “bất
chiến tự nhiên thành” (không đánh mà thắng). Theo ông, nếu đất nước đã được chuẩn
bị chu đáo, sẵn sàng đối phó với chiến tranh thì có thể buộc đối phương phải từ bỏ ý
đồ gây chiến tranh. Khi bàn về chiến tranh, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã khẳng định,

cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là cuộc chiến tranh cách mạng,
chính nghĩa. Cuộc chiến tranh đó phải mang tính nhân dân, huy động sức mạnh của
toàn dân tộc, được chuẩn bị trước về mọi mặt; trong đó, cần phải làm tốt việc chuyển
đất nước vào trạng thái chiến tranh, nhằm làm cho toàn bộ hoạt động của các cơ quan
phải thích ứng với chiến tranh và tổ chức lại theo yêu cầu quân sự.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
coi trọng quan điểm sức mạnh tổng hợp, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính.
Tư tưởng xuyên suốt của Người là xây dựng đi đơi với bảo vệ, khi có chiến tranh
phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc; phải có kế
hoạch để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tích cực tăng gia sản xuất phục vụ kháng
chiến lâu dài. Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tuy khơng nói cụ thể vào vấn đề chuyển đất nước TTBSTC, nhưng đều thống
nhất cho rằng: sức mạnh của quốc gia cần được xây dựng từ thời bình và quan trọng
hơn, sức mạnh đó phải được chuyển thành sức mạnh của chiến tranh để chiến thắng
kẻ thù.
Về cơ sở thực tiễn: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, cha ông ta
đã luôn chủ động chuẩn bị đất nước từ thời bình để sẵn sàng đối phó với chiến tranh,
thực hiện “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Các tư tưởng “Ngụ binh ư nông” ở thời
Lý và “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc” ở thời Trần đã minh chứng điều
đó.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, đất nước ta ở
trạng thái vừa có hịa bình vừa có chiến tranh. Vì vậy, chúng ta khơng có các hoạt


động chuyển toàn bộ đất nước TTBSTC, nhưng chuyển từng địa phương, từng bộ
phận, từng mặt thì được thực hiện thường xuyên, đan xen trong suốt quá trình chiến
tranh, vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, xây dựng lực lượng, tăng cường sức
mạnh.
Nội dung thảo luận và kết luận của GV
Lưu ý có 3 giai đoạn:

- Chuẩn bị
- Tiến hành
- Kết thúc
*Ý nghĩa (GV gợi ý có 3 ý):
- Đặc điểm của chiến tranh hiện nay.
+ Là chiến tranh hiện đại, vũ khí cơng nghệ cao (vệ tinh, phương tiện
bay, điện tử, tình báo mặt đất – tính xác thực của mục tiêu), chiến tranh điện tử (Nam
Tư-Cuộc chiến Kơsovo 80% phát thanh truyền hình bị tê liệt, nhân dân khơng có
được thơng tin dẫn đến hoang mang), mặt trái là tốn nhiều tiền;
+ Phương thức: Đa phần là dùng hỏa lực, ít sử dụng bộ binh;
+ Quy mơ, hình thức: Diễn ra rộng khắp, chủ yếu đánh phá vào các mục
tiêu quan trọng có ý nghĩa quốc phịng (Điện, TTLL, GTVT, các cơng trình cơng
nghiệp quốc phịng, trụ sở chỉ huy, …)
+ Chỉ huy tác chiến: Công nghệ thơng tin
+ Mục tiêu chính trị của chiến tranh: khác xưa là chiếm đất, chiếm dân,
đô hộ; ngày nay chủ yếu khuất phục, thay đổi chế độ theo hướng chỉ đạo của kẻ xâm
lược.
Mục tiêu quân sự: Đánh vào cơ quan đầu nảo của đối phương (bắt cho
được Saddam hussen, Gaddafi ở Libya -2011…);
Đánh vào kho vũ khí cơng nghệ cao;
Đánh vào những lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đối phương, gây sụp đổ
nền kinh tế;


Vào cơ quan tinh nhuệ của đối phương
-Ý nghĩa của chuyển đất nước.
+Yêu cầu chuyển phải nhanh, bí mật, an tồn;
+Thời cơ phải đúng (khơng sớm-lộ bí mật, khơng muộn-trể bị tiêu diệt);
-Chiến tranh bảo vệ tổ quốc khác với chiến tranh giải phóng dân tộc?
+Loại hình chiến tranh

+BVTQ
Phải mạnh ngay từ đầu, Mục tiêu nào cũng đánh, rất khốc liệt
Địch đánh rất mạnh ngay từ đầu (phủ đầu- Irad – chiến dịch “Bảo táp sa
mạc” của Mỹ)
+GPDT
Lựa chọn mục tiêu đánh, đánh từng bộ phận, tiến tới tổng tấn công và
giành chiến thắng.
2. Nội dung chuyển đất nước sang thời chiến?
+ Chuyển hoạt động của Đảng , Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc
1. Chuyển HĐ của Đảng
Trong hòa bình và trong thời chiến sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà
nước có những yêu cầu, nội dung và phương pháp khác nhau, nên khi chuyển đất
nước sang thời chiến phải chuyển hoạt động của Đảng và Nhà nước sang thời chiến
là tiền đề, là cơ sở để chuyển các hoạt động khác.
- Do Đảng lãnh đạo;
- Lãnh đạo chuyển nhận thức, tư tưởng:
+ Chuyển nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo, phương pháp, tác phong nề nếp.
- Lãnh đạo chuyển hướng phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thực hiện cơ chế qlý thời chiến
- Động viên quân đội, mở rộng lực lượng thường trực chủ lực, địa phương,
DQTV:


+ Chú trọng giáo dục tư tưởng sẳn sàng hy sinh, quyết tâm chiến đấu, ý
chí quyết thắng của quân đội và quần chúng nhân dân.
Nội dung thảo luận và kết luận của GV
Phân tích chuyển tư tưởng của nhân dân?
- Làm rỏ vấn đề chuyển nhận thức chính trị thay đổi;
- Đặc điểm của nhiệm vụ BVTQ hiện nay là làm cho nhân dân hiểu rỏ cuộc
chiến tranh này là cuộc chiến tranh hiện đại, vũ khí cơng nghệ cao để dân có sự chuẩn

bị (dân phải biết ngụy trang – dựa vào những đặc điểm của tự nhiên, đánh lừa)
- Mục đích, giả tâm của kẻ thù là gì? Khả năng của ta và mạnh yếu của kẻ thù.
Cuộc chiến của ta là chính nghĩa, địch phi nghĩa;
- Khợi dậy lòng tự hào dân tộc, xây dựng ý chí chiến đấu;
- Xác định đây là chiến tranh nhân dân là cuộc chiến của toàn dân;

2. Chuyển HĐ của Nhà nước
- QH/UBTVQH ban bố tình trạng chiến tranh;
- UBMT TQ ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài đoàn kết
xung quanh BCH TW, QH, Nhà nước và chính phủ quyết tâm giành thắng lợi trong
cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- CTN-CT HĐ QP-AN, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, ra các sắc lệnh
động viên và điều hành HĐ (có gđ 3 chức danh này là 2 người,Tướng Giáp-Tổng tư
lệnh…, hiện nay chỉ có 1 người);
- Chính phủ ra QĐ về chỉ tiêu, biện pháp; chỉ thị, chỉ đạo thực hiện;
- Các bộ, ngành tiến hành điều chỉnh chi tiêu, sửa đổi các chính sách kinh tế xã hội;
- Địa phương thực hiện.
Nội dung thảo luận và kết luận của GV
+ Chuyển mọi hoạt động xã hội sang thời chiến


Nội dung chuẩn bị
- Tổ chức phòng tránh, sơ tán, phân tán, di chuyển nhân dân, các cơ quan, XN,
nhà máy… về nơi đã chuẩn bị trước;
- Chế độ, nề nếp sinh hoạt của nhân dân, cơ quan; điều chỉnh thời gian làm
việc, hội họp; cung cấp nhu yếu phẩm; nơi ở, làm việc, học tập…theo chế độ thời
chiến;
- Công tác bảo vệ an ninh thời chiến => đối phó diễn biến của địch; đề phòng
phản động và tội phạm lợi dụng cơ hội…


Nội dung thảo luận và kết luận của GV
- (HN chiến tranh phá hoại MB 1968)
- Sơ tán (rời khỏi vị trí), phân tán (chia rộng ra ở nhiều nơi) khỏi nơi trọng
điểm địch đánh phá:
+ Chuyển Lực lượng vũ trang sang thời chiến và triển khai thế trận phòng thủ
Nội dung chuẩn bị
-Trong thời gian ngắn nhất phải chuyển lực lượng vũ trang thời chiến triển
khai thế trận phịng thủ.
+Biên chế, tổ chức, vũ khí thời chiến:
. Kiện toàn biên chế quân thường trực;
. Triển khai lực lượng quan binh chủng.
+Chống hoạt động tình báo, trinh sát, tác chiến điện tử (xem chúng ta điều
chuyển quân thế nào, do địch thám báo…)  triển khai phòng không nhân dân đánh
máy bay tầm thấp, tên lửa.
+Chuyển con người, phương tiện, vũ khí.

Nội dung thảo luận và kết luận của GV


+ Chuyển nền kinh tế sang thời chiến
Nội dung chuẩn bị
- Cơ cấu nền kinh tế:
+ Điều chỉnh, bổ sung, QH, KH SX, sắp xếp lực lượng Công, Nông nghiệp,
GTVT, cơ khí , XÂY DỰNG đảm bảo nhu cầu thiết yếu và phục vụ chiến tranh;
-Ban hành chính sách kinh tế thời chiến.

Nội dung thảo luận và kết luận của GV
3. Liên hệ địa phương (đơn vị)
+ Liên hệ việc tổ chức diễn tập ở địa phương cơ sở
Nội dung chuẩn bị

-Đào tạo nghề gắn với thế mạnh của địa phương nhằm làm cho nhân dân có kỹ
năng trong lao động có năng suất cao để phục vụ hậu cần cho thời bình cũng như khi
có chiến tranh;
-Chú trọng đào tạo những nghề có thể ứng dụng phục vụ vào chiến đấu (như
nghề cơ khí, nơng nghiệp năng suất cao, kỹ thuật XD,…);
-Lồng ghép một số nội dung về chuyển trạng thái của đất nước từ thời bình
sang thời chiến vào các chương trình BTVH, để học viên nắm bắt được tư tưởng của
Đảng và có tâm thế sẳn sàng;
Nội dung thảo luận và kết luận của GV
+ Rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt công tác chuyển đất nước sang thời chiến
Nội dung chuẩn bị
- Luôn giữ đất nước trong mơi trường hịa bình, ổn định là thượng sách; chủ
động ngăn ngừa chiến tranh và mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
(phòng bệnh hơn chữa bệnh);


- Khi có chiến tranh xảy ra thì: Qn triệt cho toàn thể CB, CC, VC và nhân
dân trên địa bàn ổn định về tư tưởng, giữ vững niềm tin và sự lãnh đạo của Đảng,
đánh ắt sẽ thắng nhằm tạo động lực chiến đấu và không bị động; phát huy tin thần tự
lực, tự cường về chống giặc ngoại xăm của dân tộc ta;
- Cần phải chủ động và thực hành diễn tập thường xuyên để luôn ở tư thế sẳn
sàng chiến đấu và chuyển mọi hoạt động sang thời chiến;
- Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ về cơng nghệ thơng tin, vì
chiến tranh của TK21 là chiến tranh của vũ khí hiện đại và cơng nghệ cao;
- Xây dựng thế trận phịng thủ ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị và thường
xuyên thực hành diễn tập, cập nhật cho phù hợp với tình hình chiến tranh hiện đại,
mỗi ngày mỗi thay đổi.
Nội dung thảo luận và kết luận của GV

C. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu Giáo dục quốc phòng
– an ninh là học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan
điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa … là nền tảng thế giới quan,
nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự, quốc phòng của
Đảng và những vấn đề khác của mơn học Giáo dục quốc phịng – an ninh.
Phương pháp nghiên cứu: Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống
khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của Giáo dục quốc phòng – an ninh rất rộng,
nội dung đa dạng ln có kế thừa và phát triển. Vì vậy Giáo dục quốc phòng – an
ninh được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phương pháp phù hợp với tính
chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - lơgic,
phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, mơ hình hóa, hệ thống hóa, quan sát, điều tra,
khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn…để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.

D. Tài liệu tham khảo


Tài liệu học tập, nghiên cứu
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị,
Khối kiến thức thứ hai: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 7:
Giáo dục quốc phịng – an ninh, Nxb. Lý luận chính trị, H.2014.
Tài liệu tham khảo
1. Bách khoa tri thức quốc phịng tồn dân, Nxb. Chính trị quốc gia. H.2003
2. Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương: Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù
địch, Hà nội.2005
3. Trần Thái Bình: Mấy vấn đề về xây dựng chiến lược quốc phòng Việt Nam,
Tạp chí quốc phịng tồn dân, số 8 - 2011
4. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 28 ngày 22-9-2008 Ban Chấp hành Trung ương
khóa X, tiếp tục xây dựng các tỉnh (thành phố) thành khu vực phịng thủ vững chắc
trong tình hình mới.

5. Bộ quốc phịng: Giáo trình Giáo dục quốc phòng dùng cho bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng – an ninh đối tượng 2, tập 1 và tập 2, Nxb. Qn đội nhân dân,
H.2007.
6. Bộ quốc phịng: Giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh đối
tượng 1, tập 1, Nxb. Quân đội nhân dân, H.2012
7. Bộ quốc phòng: Thơng tư 170/ 2004/ TT- BQP của Bộ quốc phịng về hướng
dẫn thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11-5-2004 của Chính phủ về cơng
tác quốc phịng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa
phương.
8. Trần Kim Chính: Tập bài giảng quốc phịng – an ninh (hệ cao cấp lý luận
chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội. 2008
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011


11. Võ Nguyên Giáp: Nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tồn dân đánh
giặc, Nxb. Chính trị quốc gia.
12. Học viện Hành chính: Giáo trình Quản lý Nhà nước về an ninh, quốc
phòng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà nội.2009.
13. Hoàng Xuân Lâm: Mấy vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước về quốc
phòng ở các bộ, ngành, địa phương, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 12 – 2012.
14. Hoàng Văn Lâm: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phịng,
Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 1- 2013
15. Học viện Chính trị qn sự: Xây dựng Đảng ủy tỉnh (thành phố) trong sạch
vững mạnh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội.2001
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Quốc phịng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà nội.2005
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật An ninh quốc gia, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.2005
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Dân quân tự vệ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà nội. 2010
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Giáo dục Quốc phòng và An
ninh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.2013
20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Pháp lệnh Dự bị động viên, năm
1996
21. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, H.2004
22. Hoàng Minh Thảo: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Quân đội nhân dân, H.2005.
23. Tổng Cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam: Mấy vấn đề cơ bản về
tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà nội.2006.
24. Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI, Hà nội.2013.


Website: />Website: />Website: www.xaydungdang.org.vn/

Phải phân tích các ý chính khi làm bài thi



×