Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THẢO LUẬN MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.78 KB, 11 trang )

THẢO LUẬN LẦN 1
Câu 1: Chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất
vẫn là chế độ áp bức, bóc lột, bất cơng?
Câu hỏi thi hết môn
Các nhà kinh điển C.Mác và Ph.Ăngghen khi phân tích về CNTB đã chỉ ra: từ khi
mới ra đời, CNTB đã cho thấy tính ưu việt của nó. Đó là một bước tiến vĩ đại về phía
trước trên con đường phát triển của xã hội lồi người. Nó giải phóng lực lượng sản
xuất khỏi “gơng xiềng” trói buộc của quan hệ sản xuất cũ, tạo ra khả năng to lớn để
phát triển nền sản xuất xã hội. Nó mở đường thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, đưa con người tiến tới những thành tựu vĩ đại mà toàn bộ sự phát triển của lịch
sử loài người hàng nghìn năm trước đó chưa bao giờ có.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN)
đóng vai trị cơng cụ lịch sử làm cho tiến trình văn minh cơng nghiệp thay thế văn
minh nơng nghiệp, đã có tác dụng tiến bộ to lớn. Nhưng CNTB khơng phải là hình
thái xã hội vĩnh hằng, khi nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội
hóa sẽ bị hình thái xã hội thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới
thay thế. Sự phát triển của đại công nghiệp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội
hóa cao với quan hệ sản xuất TBCN sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên khơng thể
biết được lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ nào, với cơng nghệ gì thì sẽ chín
muồi để xóa bỏ phương thức sản xuất TBCN.
Tuy vậy, với bản chất của CNTB là bóc lột giá trị thặng dư, theo đuổi lợi nhuận
cao là tác nhân kinh tế chủ yếu dẫn đến sự khẳng định và phủ định chính CNTB. Chủ
nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển cao chưa từng thấy trong lịch sử,
song q trình đó khơng tránh khỏi những khuyết tật như khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp, lạm phát… Sự phát triển của các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội là tất yếu
và đây là tiền đề cho một cuộc cách mạng mới ra đời.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen, nghiên cứu CNTB từ
giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, V.I. Lênin đã chỉ ra bản
chất kinh tế, chính trị của CNTB độc quyền. Trên cơ sở đó, Lênin khẳng định sự phát
triển của CNTB độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành CNTB độc quyền nhà
nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, kết hợp sức mạnh của


các tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế, thể chế
thống nhất. Bản chất của nó được thể hiện trên ba nội dung cơ bản là: sự kết hợp về
con người giữa tổ chức độc quyền với bộ máy nhà nước; sự hình thành sở hữu tư bản
độc quyền nhà nước và sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước thông qua các công cụ và
chính sách kinh tế.
Theo cách nói của Lênin, hiện nay trong chủ nghĩa tư bản khuynh hướng “phát
triển vô cùng nhanh” nổi trội hơn so với khuynh hướng ngừng trệ, thối nát vốn có của


nó. Lênin cũng chỉ ra, CNTB độc quyền nhà nước vẫn cịn nhiều tiềm năng phát triển,
song đó là sự phát triển trong khuôn khổ CNTB và tiềm năng phát triển đó khơng phải
là vơ hạn(1). Càng phát triển, mâu thuẫn càn sâu sắc phức tạp. Như vậy, bản thân các
nhà kinh điển cũng đã thấy được khả năng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong một
thời gian nhất định.
Trải qua quá trình phát triển, CNTB ngày nay đã có những bước phát triển mới và
tạo dựng được một cơ chế tự điều chỉnh bao gồm các yếu tố như: cạnh tranh, độc
quyền, sự can thiệp của nhà nước và hoạt động của các tổ chức cộng đồng dân cư phi
chính phủ. Cơ chế này tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa, đạo đức,
lối sống, phương thức ứng xử của con người ở mọi cấp độ, nhờ đó CNTB hiện đại có
khả năng thích ứng linh hoạt với những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước
tư bản cũng như trên thế giới (2).
Bên cạnh đó, sự phát triển về lý thuyết kinh tế cộng với sự phát triển về khoa học
kỹ thuật đã cho phép CNTB hiện đại tận dụng triệt để và áp dụng vào sản xuất, phân
phối sản phẩm; vào quản lý, điều tiết nền kinh tế những tiềm năng mà cuộc cách
mạng khoa học đã và sẽ tạo ra còn chưa khai phá hết. Đây là nhân tố quan trọng đảm
bảo thành công cho việc tiếp tục tái cấu trúc lại nền kinh tế. Hơn nữa, phương thức
sản xuất TBCN trở nên năng động hơn với sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà
nước và thị trường, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi lớn kéo theo sự biến đổi về cơ cấu
lao động, lao động trí óc, lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng. Việc tổ
chức trong các đơn vị sản xuất có sự thay đổi mạnh mẽ, quan hệ giữa chủ và thợ cũng

có những thay đổi nhất định căn cứ vào quyền làm chủ tri thức và kỹ năng lao động
của người làm thuê. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ và thợ ít nhiều tạo nên một sự
“bình đẳng” nào đó, mâu thuẫn trong nhiều trường hợp có phần dịu đi. Người lao
động có thể trở thành những cổ đơng, tham gia vào một số khâu trong quản lý xí
nghiệp, cơng ty và có những quyền nhất định trong sản xuất, quản trị kinh doanh và
phân phối. Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, CNTB đã nổi lên những hiện
tượng mới. Phương thức sản xuất này vẫn còn sức sống nhất định, mâu thuẫn nội tại
của CNTB hiện khơng quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng. Bên cạnh đó,
chúng ta “chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế TBCN, cũng như
tính linh hoạt của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thối, đồng thời
vẫn cịn giữ được vị trí của họ”(3). Giai đoạn hiện nay, CNTB hiện đại đã đi rất xa
trong q trình tồn cầu hố sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của
tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh tế gắn chặt với sự điều tiết của nhà nước tư
sản thông qua công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Một
cơ chế siêu quốc gia đặc biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và kinh tế của
CNTB đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hồn chỉnh, nhưng nó cũng đã góp
phần giải quyết một số vấn đề của CNTB.
Thấy được những sự biến đổi mới của CNTB, Đảng ta đã nhận định “Hiện tại,
CNTB còn tiềm năng phát triển”. Vậy, phải chăng những biến đổi mới, những biểu
hiện mới của CNTB đồng nghĩa với việc quay trở lại thời kỳ quan hệ sản xuất TBCN


vẫn đang phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại? Câu hỏi này động chạm đến một
vấn đề lý luận khá phức tạp: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
dưới chế độ TBCN mang tính đặc thù, khác với mâu thuẫn này trong các phương thức
sản xuất trước CNTB. Nếu như dưới các chế độ trước CNTB, một khi quan hệ sản
xuất khơng cịn phù hợp với lực lượng sản xuất nó sẽ “kìm hãm” sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Mặc dù không thuận lợi song lực lượng sản xuất mới với cơng nghệ
mới vẫn ra đời trong lịng xã hội phong kiến nhưng chỉ phát triển đột biến, bùng nổ
sau khi nó phá tan quan hệ sản xuất cũ và kiến trúc thượng tầng cũ. Dưới CNTB, khi

đã mâu thuẫn với quan hệ sản xuất TBCN, lực lượng sản xuất vẫn có thời kỳ phát
triển bùng nổ, mặc dù phát triển xen kẽ với khủng hoảng, trì trệ, phát triển dẫn đến
những hậu quả kinh tế - xã hội chống lại bản thân sự phát triển như phân hóa giàu
nghèo, phá hoại môi trường sinh thái… Quan hệ sản xuất TBCN có tính linh hoạt cao
hơn nhiều so với các quan hệ sản xuất trước đó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết
trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu khơng ln
ln cách mạng hóa cơng cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất.
Trái lại, đối với tất cả giai cấp cơng nghiệp trước kia thì việc duy trì ngun vẹn
phương thức sản xuất cũ là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của họ. Sự đảo lộn liên
tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả các quan hệ xã hội… làm
cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước”(4). Vì vậy, ngay khi đã mâu
thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất nó vẫn chưa hết khả năng tự “co dãn”, tự điều
chỉnh để thích nghi với lực lượng sản xuất mới, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất
tiếp tục phát triển trong thời kỳ nhất định. Thực tế đã chứng tỏ CNTB vẫn có khả
năng tiếp tục tồn tại và phát triển trên nền tảng của lực lượng sản xuất “hậu cơng
nghiệp”.
Tuy nhiên, cho dù có điều chỉnh, có khốc trên mình những “tấm áo chồng lộng
lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của CNTB vẫn khơng hề thay đổi, đúng như nhận
định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất cơng”. Sự áp
bức, bất cơng đó thơng qua sự thống trị của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền
nhà nước. Sự thống trị đó khơng chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà đã
được quốc tế hóa. Sự áp bức, bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và
ngày càng tinh vi hơn trước; hình thức bóc lột cũng ln có sự thay đổi dựa trên việc
áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ. Sự bóc lột vượt
khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thơng qua nhiều hình
thức.
Hiện nay, trong xã hội tư bản sự phân cực ngày càng trở nên gay gắt, số người
giàu chiếm tỷ lệ ít nhưng nắm giữ phần lớn của cải xã hội, trong khi người nghèo
chiếm phần lớn dân số nhưng số tài sản mà họ có chẳng là bao. Tình cảnh đó càng trở
nên rõ nét trong cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008 và cuộc khủng hoảng

nợ công đang diễn ra tại một số nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này sẽ khó
khăn hơn, biểu hiện rõ nét nhất là kinh tế các nước phát triển đang gặp khó khăn, giá
cả lạm phát, lương của người lao động bị cắt giảm, tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng.
Nhưng những tập đoàn tư bản và các ngân hàng thương mại, những người trực tiếp


gây ra tình trạng tồi tệ của nền kinh tế và gián tiếp bần cùng hóa người lao động thì
khơng phải trả giá cho những việc làm của họ. Chỉ có người lao động đang trực tiếp
nếm trải những khó khăn của nền kinh tế. Có thể nói, chính CNTB đã đưa đến hậu
quả và người dân các nước phải gánh chịu hậu quả của phương thức sản xuất đó gây
ra. Hàng triệu người mất nhà cửa khi khơng cịn đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Hàng
triệu người mất việc làm, phải sống dưới mức nghèo khổ và không nhận được sự
chăm sóc y tế cơ bản. Trong khi đó, gánh nặng nợ cơng ở một số quốc gia đang đè
nặng lên vai những người lao động và tầng lớp trung lưu. Cơn bão này chắc chắn sẽ
còn càn quét mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Tất cả đang xảy ra tại một số quốc
gia giàu có nhất thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản của xã hội
tư bản mà bản thân nó khơng thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ, trật tự TBCN,
như Đảng ta khẳng định “Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hố ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ
chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên
sâu sắc”(5). Mâu thuẫn đó được biểu biện cụ thể giữa sản xuất có khả năng vơ hạn và
tiêu dùng có khả năng thanh tốn bị hạn chế, giữa tư bản và người lao động làm thuê,
giữa tư bản và tư bản, trong một nước và trên phạm vi quốc tế, giữa các nước tư bản
với nhau, giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các mâu
thuẫn mới cũng ngày càng thể hiện rõ, đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất có khả năng
phát triển vơ hạn với sự giới hạn của các nguồn tài nguyên và môi trường, giữa nhu
cầu nhất thể hóa và tồn cầu hóa với lợi ích của từng quốc gia và của toàn bộ cộng
đồng các nước, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu khi chuyển đổi cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế. Tính gay gắt của các mâu thuẫn hiện nay thể hiện nổi bật ở những

giới hạn mà CNTB đang gặp phải trong cùng một lúc chưa từng thấy. Đó là, tài
nguyên hạn chế trong khi lực lượng sản xuất có khả năng phát triển vơ hạn; guồng
máy sản xuất có khả năng mở rộng khơng ngừng trong khi khả năng thanh tốn vẫn
cịn bị hạn chế; tốc độ tăng năng suất lao động và tăng trưởng nói chung khơng thể
cao và vẫn cịn nguy cơ thấp; bất bình đẳng xã hội gia tăng trên phạm vi quốc gia và
quốc tế với nguy cơ ngày càng trầm trọng; khủng hoảng kinh tế và tính khơng ổn định
trên nhiều lĩnh vực; những mặt trái trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức chính trị, tình
trạng bạo lực, tội phạm, xung đột sắc tộc, tơn giáo có nguy cơ phát triển trầm trọng,
khó lường.
Những giới hạn khơng thể vượt qua nêu trên cho thấy, CNTB hiện đại vẫn đang
và sẽ tiếp tục phải đối mặt với những nguy cơ của khủng hoảng về kinh tế, xã hội,
chính trị, thậm chí nguy cơ một cuộc khủng hoảng tồn diện mới có thể xuất hiện. Do
vậy, trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, Đảng ta nhận định “Chính sự vận
động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ
quyết định vận mệnh của CNTB”. Từ nhận định này và từ những thực tiễn lịch sử của
CNTB hiện đại có thể thấy, CNTB hiện đại trong khi chưa phát triển đến giai đoạn
diệt vong gần kề nó, đang tiếp tục tiến triển một cách khách quan đến một xã hội khác
cao hơn, bất chấp ý nguyện chủ quan của bất cứ lực lượng xã hội nào và do đó, trong


lịng nó đang chín muồi dần khơng chỉ những tiền đề vật chất, kỹ thuật mà cả những
mầm mống, những yếu tố nhiều mặt, những điều kiện ngày càng đầy đủ hơn cho sự ra
đời một xã hội mới.
Câu 1: Hiểu thế nào là “những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội” mà chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã và đang tiếp tục tạo ra ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển hiện nay?
Vào đầu TK XX Lê - nin đã khẳng định rằng:”Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà
giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì khơng cịn một
nấc nào ở giữa cả”.

Luận điểm đó của Lê - nin thực sự là một kết luận khoa học chuẩn xác về địa vị
lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và nó vẫn cịn nguyên giá trị trong
điều kiện thế giới hiện nay.
Với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì ngay trong lịng
chủ nghĩa tư bản đã thực sự tạo nên không chỉ một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện
đại mà lực lượng sản xuất đó lại cịn được “xã hội hóa một bước quan trọng”. Bước
quan trọng đó chính là do khơng thể đảm đương, làm chủ trực tiếp hoặc do khơng có
được lợi nhuận thỏa đáng cho nên tư bản tư nhân buộc phải chuyển những khâu cơ
bản nhất của quá trình tái sản xuất xã hội cho nhà nước tư sản, chấp nhận sở hữu nhà
nước đối với phần lớn các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Theo cách này thì có thể
nói rằng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tham gia tạo nên những tiền đề vật
chất chủ yếu, cơ bản của xã hội mới thay thế cho chủ nghĩa tư bản.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng đã tạo ra một đội ngũ
đông đảo những nhà quản lý kinh tế, xã hội và các công chức nhà nước – chủ thể sở
hữu các công nghệ quản lý tiên tiến mà chế độ xã hội mới cần phải có để sử dụng.
Ngày nay, với sự xuất hiện những nhà máy tự động hóa cao, làm xuất hiện huyền
thoại về “nhà máy không người”. Từ đó, các học giả tư sản lại xuyên tạc, phủ nhận học
thuyết giá trị thặng dư của C. Mác từ góc độ khác. Họ cho rằng, ngày nay, máy móc hiện
đại đã thay thế lao động sống. Ở những nhà máy tự động, “nhà máy khơng người” khơng
có lao động sống và do đó khơng cịn bóc lột giá trị thặng dư nữa.
Trong phân tích q trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác đã phát hiện ra tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Vận dụng lý luận đó vào q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác phát hiện ra tư bản
bất biến và tư bản khả biến. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tính chất là
lao động cụ thể, lao động của người công nhân đã chuyển nguyên vẹn giá trị cũ của máy
móc, nguyên nhiên liệu vào sản phẩm lao động mới và làm cho sản phẩm đó có một giá
trị sử dụng xác định. Tuy nhiên, vẫn là q trình lao động đó, nhưng với tính chất lao


động trừu tượng, người công nhân đã sáng tạo ra một giá trị mới, trong đó có giá trị

thặng dư. Như vậy, dù cho máy móc, các tư liệu lao động có hiện đại, có vai trị quan
trọng, nếu khơng có chúng thì q trình sản xuất khơng diễn ra thì giá trị thặng dư vẫn
chỉ do lao động sống của công nhân sản xuất chứ không phải do máy móc tạo ra.
Mặt khác, máy móc khơng thể tự chạy mà phải có người cơng nhân vận hành cho
nó chạy và theo dõi q trình vận hành đó để xử lý lỗi khi gặp sự cố kỹ thuật. Nói cách
khác, vẫn phải có lao động sống của người cơng nhân làm nhiệm vụ giám sát, điều hành
trong quá trình tự động hóa của máy móc. Hơn nữa, để một dây chuyền tự động hoạt
động, cần phải có một bộ phận nhân viên lo đầu vào sản xuất, tiếp liệu đúng thời hạn và
chất lượng; một bộ phận nhân viên khác lo đầu ra sản phẩm, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ
sản phẩm. Nếu các bộ phận này không làm tốt thì nhà máy khơng thể hoạt động được.
Như vậy, khơng thể có cái gọi là “nhà máy khơng người” bởi trong q trình sản suất vẫn
khơng thể thiếu được lao động của người công nhân với tư cách là lao động sống.

Tóm lại, như trên phân tích thì rỏ ràng có đủ cơ sở để khằng định rằng, cho tới
tận ngày nay, ở các nước tư bản phát triển vẫn đang tiếp tục quá trình tạo ra ngày một
nhiều hơn “những tiền đề vật chất của chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Những biểu hiện mới của nó chỉ là sự thay đổi về lượng nhưng chưa đủ để đạt đến sự
thay đổi về chất. Vậy không nên hiểu một cách đơn giản “chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là “phòng chờ” của chủ nghĩa xã hội. Mà phải hiểu cho đúng theo nghĩa
tiếng Nga mà Lê - nin đã sử dụng:” chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là “trước
ngưỡng cửa” của chủ nghĩa xã hội.

- Nhận thức: Trước đây cho rằng lúc nào xã hội tư bản chủ nghĩa cũng rối ren;
nghiên cứu cho rằng bản chất là bóc lột, => cái gì chủ nghĩa tư bản có thì xã hội chủ
nghĩa phải tránh tức tìm cách đối lập, nên khi lạm phát trong chủ nghĩa xã hội là lạm
phát lành mạnh, còn tư bản chủ nghĩa lạm phát xấu => phủ định sạch trơn chủ nghĩa
tư bản.
+ Chủ nghĩa tư bản đang giẩy chết: khơng thể giải thích theo góc độ sinh học,
mà phải nói theo hình thái kinh tế xã hội đó là sự mất đi của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Hiện nay chủ nghĩa tư bản đang điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp lực lượng
sản xuất phát triển quá cao bằng cách: tồn tại nhiều hình thức sở hữu; xuất hiện sở
hữu quốc tế (cty xuyên quốc gia và đa quốc gia); sở hữu công nhân (làm cho cơng
nhân có tài sản, cho cơng nhân mua cổ phiếu, giống như cho cơng nhân có cảm giác
làm chủ - nhưng thực chất chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nó có nhiều tồn tại mâu thuẩn khơng
thể giải quyết được.
+ Chủ nghĩa tôn vinh chủ nghĩa tư bản;


Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản phải phân tích những thành tựu, kế thừa những cái
tốt của nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội => rút ra vấn đề có tính chất phương pháp
luận trong nghiên cứu kinh tế chính trị học.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cịn xuất phát từ nhu cầu công cuộc đổi mới và
hội nhập quốc tế. Đảng ta chủ trương đổi mới để làm gì: Xây dựng thành cơng
chủ nghĩa xã hội. Q độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Ta có tin
khơng? Để tạo niềm tin khoa học phải chứng minh bằng lý luận, tổng kết thực tiễn.
Bởi ta nhận định bản chất tư bản là xã hội không tốt đẹp, nên ta phải từng bước xây
dựng đất nước lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nhập: Khi ta làm ăn với tư bản nó sẽ kéo ta lên tư bản; thật ra ta liên kết với
tư bản là chủ yếu kinh tế vì lợi nhuận để sống, phát triển.
Trên thế giới này Mỹ đứng lên là vai trò đứng đầu.

Câu 2: Phân tích bản chất tư bản chủ nghĩa trong các chính sách kinh tế của nhà
nước ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển hiện nay?

Để Phân tích bản chất tư bản chủ nghĩa trong các chính sách kinh tế của nhà
nước ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển hiện nay, theo em có 3 chính sách:
1.chạy đua vũ trang; 2. chiến tranh cục bộ 3; Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản
tài chính trên thị trường chứng khoán
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chạy đua vũ trang và

chiến tranh cục bộ là phương thức kích cầu duy nhất đối với các nền kinh tế tư bản.
Vai trò của các tổ hợp quân sự - công nghiệp trong các nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển ngày một to lớn dẫn đến nhu cầu phải hướng chi tiêu ngân sách nhà
nước vì mục đích lợi nhuận của chúng tức là gia tăng sản xuất vũ khí. Một mặt, chạy
đua vũ trang gây lãng phí ghê gớm các nguồn lực của nền kinh tế. Mặc khác, đẩy thế
giới luôn trong tình trạng có xung đột cục bộ và làm con tin của kho vũ khí hật nhân
khủng khiếp đang nằm ở hầu hết các nước tư bản chủ chốt.; Chạy đua vũ trang:
tranh chấp biên giới đất liền, đặc biệt là vấn đề biển đảo, để bảo vệ an ninh QG buộc
phải chạy đua vũ trang (nước ta trang bị 6 tàu ngầm lớp Kilo, ta cũng đã kí hợp địng
với Nga đặt mua 12 máy bay Sukhơi-2013, tổng cộng đã mua 36 chiếc), tương tự các
nước trong khu vực chẳng hạn như Indonesia cũng đang có kế hoạch đặt mua 12
chiếc Kilo của Nga.
Tình hình Syria, các phần tử cực đoan IS đang lộng hành. Trước đây, sau khi
phong trào IS vừa phát triển có bài báo phân tích trên báo TN cho rằng đó là tổ chức
do Mỹ lập ra. Để chứng minh điều này, cho thấy, cuộc chiến IS kéo dài cho đến nay


Mỹ không thể tiêu diệt được, với một tiềm lực qn sự như Mỹ nếu tiêu diệt thì trong
vịng 24 giờ, nhưng đến nay khi có sự can thiệp quân sự của Nga thì Mỹ lại can thiệp
vào chẵng qua muốn chia sẽ lợi ích từ cuộc chiến này và khơng thể đứng ngồi nhìn
Nga hưởng lợi được.
Mới đây ngày 11/10, Mỹ vừa cung cấp cho phe nổi dậy ở Seria 50 tấn vũ khí,
để chống IS, nhưng thực sự phải khơng? hay là để chống lại chính quyền tổng thống
Al As sad.
Ngồi ra, cũng khơng thể thiếu được vai trò của chiến lược của DBHB, BLLĐ
gây nội chiến, tổn hại nặng nề kinh tế của một quốc gia, nhưng sự tổn hại này lại là
điều kiện, tiền đề cho các tổ chức sản xuất vũ khí phát triển và lợi nhuận hay nói cách
khác lợi nhuận của nó trên xương máu của nhân dân của một quốc gia khác.
Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản tài chính trên thị trường chứng khốn
ngày một càng làm tăng thêm tính chất “bong bóng xà phịng” của nền kinh tế trong

mỗi nước và thế giới (Hiện tượng “bong bóng xà phịng” Là một học thuyết mơ tả
hiện tượng giá chứng khốn vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng
như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ; "Bong bóng", xét
trên khía cạnh tâm lý đầu tư, là một hiện tượng thể hiện một điểm yếu nhạy cảm trong
cảm xúc của con người. Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu
tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức
được coi là chính xác và hợp lý tính tốn dựa vào kết quả vận hành thực của doanh
nghiệp phát hành. Giống như một bong bóng xà phịng mà trẻ con thường thích thổi,
bong bóng đầu tư hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi.
Nhưng bản chất những bong bóng xà phịng khơng được cấu tạo từ một vật liệu có
thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó
cũng sẽ bay theo gió).
Trong điều kiện đó, các cuộc chiến tranh cục bộ là điều không thể thiếu, để
thanh lý vũ khí cũ nhằm sản xuất vũ khí mới đồng thời cũng là liều thuốc kích thích
thị trường chứng khốn tăng được tính thanh khoản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước khơng hề làm cho những q trình nguy
hiểm đó giảm đi mà ngược lại cịn gay gắt hơn.
Từ đây cho thấy, chế độ chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại (theo quan điểm
duy tâm phật giáo thì ác q sẽ diệt vong), cịn theo góc độ triết học dưới sự mẩu
thuẩn ngày càng gay gắt này và dưới sự sở hữu của hình thức tư bản tư nhân thì sự
mâu thuẩn ngày càng cao do sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày vượt bậc so với
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nên nó là điều kiện tạo vật chất cho chủ nghĩa xã
hội như câu 1 đã đề cập, và loài người phải tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
khách quan, đó là quy luật phủ định của phủ định cần phải có một chế độ với hình
thức sở hữu mới, đó là chế độ chủ nghĩa xã hội. (hiện nay có một số nước tư bản phát


triển như Ireland, Phần lan, Thụy Sỹ, Hà lan, New Zealand, Thụy Điễn, … có chế độ
phúc lợi xã hội rất cao.. nó là biểu hiện một phần của chủ nghĩa xã hội)


Câu 2: Những khó khăn thách thức đặt ra đối với các nước Asian trong
quá trình liên kết hợp tác hiện nay (trên 3 trụ cột).
Asean đã trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển
Bởi AEC là một trong 3 trụ cột quan trọng của ASEAN (Chính trị-An ninh,
Kinh tế và Văn hóa-Xã hội).
Kinh tế
Thuế
Và với Việt Nam, trong năm 2018 phải giảm thuế xuống mức thấp nhất để hòa
hợp với AEC. Thị trường dịch vụ cũng sẽ được mở cửa nhưng hiện nay chất lượng
dịch vụ tại Việt Nam chưa cao, với hơn 30% DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại
và dịch vụ. Khu vực này hứa hẹn mang lại tiềm năng lớn. Khi nền kinh tế Việt Nam
mở cửa sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh và những DN dịch vụ Việt Nam yếu thế bắt
buộc phải có những điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các tập đoàn nước ngoài.
Rào cản phi thuế quan là trở ngại lớn vì đi đơi với xóa bỏ hàng rào thuế quan,
các nước sẽ tìm cách dựng các rào cản phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước, rào cản
phi thương mại vẫn còn rất khó để loại bỏ. Ví dụ, một tỷ lệ cao của nguyên liệu đầu
vào cho ngành công nghiệp ô tô phải chịu các biện pháp phi thương mại như thuế bổ
sung và chi phí, cũng như các quy chuẩn kỹ thuật (Singapore áp đặt), cấp giấy phép
nhập khẩu tự động (Brunei và Malaysia sử dụng) và nhập khẩu không tự động cấp
giấy phép (Indonesia và Philippines sử dụng) và AEC chỉ là điểm khởi đầu trong nỗ
lực loại bỏ rào cản phi thuế quan và đây sẽ là quá trình lâu dài…
Mặt hàng nơng sản, điện tử
Khi AEC hồn thành vào 2015, các DN Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường
nội địa vào tay các DN ASEAN. Từ nhiều năm nay, hàng hoá của các nước trong khối
ASEAN đã tràn ngập thị trường Việt Nam, như sản phẩm dao gọt trái cây, hay nước
tăng lực của Thái Lan. Các DN sản xuất hàng điện tử Việt Nam đối mặt với nguy cơ
bị đẩy ra khỏi ngành do hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Singapore.
Mức độ phát triển khác nhau giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các
nước khi làm việc cùng nhau và gắn bó khăng khít trên quy mơ lớn. Việc thực hiện
các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn.

Cơ chế phân phối lưu thơng hàng hóa cũng là vấn đề, khiến nơng sản của Việt
Nam thiếu sức cạnh tranh.


Chỉ số năng lực cạnh tranh đứng hàng thư 6 của khu vực;
Lao động
Tình trạng "mất điểm trên sân nhà" có thể dễ xảy ra nếu chính phủ trong nước
khơng kịp điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các nước khác.
Tám ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyển qua các
thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác
sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch.
Những quốc gia có tiềm năng (trả lương cao) sẽ thu hút mạnh nguồn lao động
có tay nghề cao, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối của thị trường lao động.
Khủng bố cũng ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi quốc gia do phải chi tiêu lớn về
thiết bị kỹ thuật, con người phục vụ cho việc tuần tra, kiểm soát và đối mặt với khủng
bố.
Chất lượng lao động của Việt Nam kém (tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề cịn ít),
năng suất lao động chỉ bằng 1/18 của Singapore
Văn hóa
Việc tự do trong thị trường lao động bên cạnh bất ổn về chính trị, cịn kéo theo
những bất ổn về văn hóa, sự giao thoa văn hóa đặc biệt là văn hóa ngoại lai không phù
hợp với thuần phong mỹ tục cũng làm xáo trộn rất lớn đời sống văn hóa của các nước.
Vấn đề ngơn ngữ quốc tế khi hội nhập, trình độ ngoại ngữ của chúng ta rất kém
tạo rào cản cho vấn đề giao thoa việc làm và cơ hội tìm được việc tốt.
Từ những vấn đề trên cũng là nguyên nhân kéo theo những bất ổn về chính trị
Chính trị, chẳng hạn như:
Tình hình giao thoa tự do trong thị trường lao động của khu vực, cũng gây ra
tình trạng bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, địi hỏi các quốc gia
phải thay đổi tư duy về kiểm soát để nâng cao năng lực kiểm soát và phải phù hợp với
hợp tác trong khu vực.

Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN khiến khả năng hợp
tác của họ trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra những xung đột giữa các quốc
gia. Hệ thống chính trị ảnh hưởng lớn tới sự ổn định trong mỗi một đất nước với nhiều
khía cạnh như kinh tế, an ninh, phúc lợi xã hội. Người ta có thể thấy rõ sự khác biệt trong
hệ thống chính quyền ASEAN qua trường hợp của Thái Lan.

Tình hình khủng bố và tơn giáo cũng cần phải kiểm soát gắt gao hơn.


những nhóm chiến binh Hồi giáo có liên hệ với các tổ chức khủng bố quốc tế
lớn xuất hiện tại một số quốc gia Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Những nhóm
điển hình là Abu Sayyaf và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro tại Philippines
IS vươn vịi khủng bố đến ĐNA, vừa qua đã có khủng bố ở Thailand, Indonesia
Tình hình biển đơng khi TQ thực hiện yêu sách đường lưỡi bò.
THẢO LUẬN LẦN 2
Câu hỏi. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng sẽ có
bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử thì lồi người nhất định sẽ tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Bằng kiến thức quan hệ quốc tế để giải thích vấn đề trên.



×