Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Môn quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.61 KB, 11 trang )

1. Mở đầu:
Hơn 25 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đã có rất nhiều
biến chuyển, một thế giới biến động mau lẹ và sâu sắc trong kỷ nguyên thông
tin và toàn cầu hóa. Thế giới đã chứng kiến những sự chuyển dịch địa chính
trị, sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới, sự nổi lên với cường độ ngày càng gia
tăng của các chủ thể mới khiến cho hệ thống chính trị quốc tế ngày càng trở
nên phức tạp hơn, đa dạng hơn với rất nhiều các mối tương tác đan xen. Do
vậy, nhiều quan điểm khác nhau về mô hình cũng như sự hoài nghi về trạng
thái ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay đã nảy sinh.
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của thế giới từ thế kỷ XX tới nay, có thể
nhận thấy rằng, mọi sự vận động của đời sống và quan hệ quốc tế đều có thể
tác động tới sự hình thành và thay đổi cục diện thế giới, và ngược lại, mọi sự
biến đổi dù lớn hay nhỏ của cục diện thế giới đều tác động trực tiếp đến các
mối quan hệ quốc tế, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển, dẫn đến việc điều
chỉnh chính sách của các quốc gia. Dù bối cảnh nền chính trị thế giới luôn
biến động hết sức phức tạp và khó dự liệu, nhưng sự vận hành của cục diện
thế giới hiện nay vẫn tồn tại những nhân tố cơ bản khó có thể có sự thay đổi
lớn để dẫn đến một cục diện thế giới mới trong tương lai gần.
Cục diện thế giới đang trong giai đoạn định hình, “quyền lực chuyển
dịch về phía Đông”, “đọ sức Trung - Mỹ” ,“thế chân vạc”, “thế giới đa cực”,
“rối loạn và mất trật tự” là xu hướng cục diện thế giới đang định hình và triển
vọng trong tương lai có thể hình thành. Không loại trừ thế giới có thể phải trải
qua thời kỳ rối loạn và mất trật tự. Thời kỳ này kéo dài bao lâu, phải xem tình
hình khách quan và nỗ lực chủ quan của các quốc gia.
Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về đặc điểm, xu
hướng vận động của thế giới trong và tác động của cục diện thế giới hiện nay
đối với Việt Nam, em lựa chọn chủ đề “Cục diện thế giới hiện nay” để viết


2
bài thu hoạch môn Quan hệ quốc tế, chương trình hoàn chỉnh kiến thức Cao


cấp lý luận chính trị.
2. Nội dung:
2.1. Một số vấn đề lý luận về cục diện thế giới hiện nay.
2.1.1. Khái niệm cục diện thế giới.
Cục diện thế giới là tình hình mọi mặt của thế giới, là bức tranh toàn
cảnh, phản ánh tương quan lực lượng và quan hệ giữa các chủ thể chính của
quan hệ quốc tế, trước hết là các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn
trong một phạm vi không gian và ở một khung thời gian nhất định. Về nội
hàm, cục diện thế giới bao quát tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân
sự đến văn hóa, tôn giáo…
Về khung thời gian, có thể ở một thời điểm hay một khoảng thời gian cụ
thể (một vài năm). Theo đó, cục diện thế giới có thể là bức tranh tương đối
“tĩnh” của diện mạo thế giới trên một “lắt cắt” thời gian cụ thể. Tuy cục diện
thế giới là bức tranh toàn cảnh nhưng trong phân tích dự báo, cục diện thế
giới thường được tả qua bốn thành tố chính là: cấu trúc dựa trên so sánh
quyền lực giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn; tương quan sức
mạnh tổng hợp và quan hệ giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn;
các xu thế và đặc điểm lớn của quan hệ quốc tế; vị trí, vai trò của các tổ chức
quốc tế; các điểm nóng, các vấn đề nổi cộm trong quan hệ quốc tế.
Cục diện thế giới khác với trật tự thế giới. Trật tự thế giới gắn với tư duy
quyền lực, thể hiện vị trí của nước có ảnh hưởng nhất trong quá trình xây
dựng và thực hành “luật chơi” - nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể của quan
hệ quốc tế. Như vậy, ta có thể hiểu: "Cục diện thế giới là “trạng thái” của thế
giới tại một thời điểm nhất định, phản ánh tương quan lực lượng và quan hệ
giữa các chủ thể quốc tế chính, trước hết là các cường quốc và các trung tâm
quyền lực lớn, bao gồm cả các xu hướng vận động của các tương quan lực
lượng và quan hệ giữa các chủ thể tại thời điểm đó".


3

Trong khi đó, trật tự thế giới có kết cấu tương đối bền vững phản ánh
tương quan lực lượng trong một giai đoạn lịch sử nhất định (thường kéo dài
hơn cục diện thế giới). Cục diện thế giới chỉ là một “lát cắt” của trật tự thế
giới. Trong quan hệ quốc tế, loài người đã trải qua 3 trật tự thế giới, đó là:
+ Trật tự Viên (1815 - 1914).
+ Trật tự Vécxai - Oasinhtơn (1919 - 1939).
+ Trật tự Yanta (trật tự 2 cực, Liên Xô - Mỹ) kéo dài từ 1945 đến 1989.
Hiện nay, thế giới đang ở trong giai đoạn quá độ từ trật tự thế giới “hai
cực” sang trật tự “đa cực, đa trung tâm”. Chủ thể quan hệ quốc tế là các quốc
gia độc lập chủ quyền là chủ thể cơ bản nhất và các tổ chức quốc tế, tổ chức
phi chính phủ… Trong quan hệ quốc gia, thì quan hệ giữa các nước lớn giữ
vai trò chủ đạo, chi phối các mối quan hệ quốc tế khác. Theo quan điểm
chung nhất, thì trên thế giới hiện nay có 12 nước lớn, gồm các nước trong
nhóm G7 và các nước BRICS. Trong đó, Mỹ được coi là nước siêu cường khi
có khả năng chi phối các cường quốc khác.
2.1.2 Các nhân tố tác động đến sự thay đổi cục diện thế giới:
- Cách mạng khoa học - công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0:
các cuộc cách mạng này thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất thế
giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối trên phạm
vi toàn cầu, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trên
thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang phát triển mạnh mẽ.
Nó đang làm biến đổi mọi nền kinh tế, cả bề rộng và chiều sâu. Những thay
đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất.
- Quá trình toàn cấu hóa: Toàn cầu hóa là xu thế vận động mang tính
hệ thống và khách quan của thế giới trên phạm vi toàn cầu, nó bao trùm tất cả
các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trước hết
là trong lĩnh vực kinh tế.


4

Toàn cầu hóa bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX và “bùng phát” kể từ sau
cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô cũ và Mỹ. Toàn cầu hóa đặt tất cả các
quốc gia trước những thời cơ và thách thức trong quá trình phát triển. Các
nước đế quốc đang thực hiện ý đồ “tư bản hóa toàn cầu” phổ biến các giá trị
tư bản trên phạm vi toàn cầu, đây chính là mặt “chủ quan” của toàn cầu hóa.
Các nước đang phát triển phải điều chỉnh chính sách thích ứng với toàn cầu
hóa: mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế; vừa hợp tác vừa đấu tranh tiến tới
một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng hơn.
- Sự thay đổi tương quan sức mạnh của mỗi chủ thể. Tương quan sức
mạnh kinh tế thay đổi sẽ đưa đến những thay đổi về tương quan sức mạnh
tổng thể của quốc gia, bao hàm cả chính trị và quân sự, “sức mạnh cứng”,
“sức mạnh mềm”.
- Sự ra đời và vai trò ngày càng to lớn, quan trọng của các tổ chức
quốc tế bao gồm tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tổ chức liên chính phủ,
các tập đoàn quốc tế… Ngoài ra còn có vai trò của các tổ chức khu vực và
liên khu vực. Luật, quy định của các tổ chức này có tính ràng buộc đối với các
nước, làm giảm bớt ý chí của các nước lớn.
- Xu thế hòa bình - hợp tác - phát triển nổi trội. Sự thay đổi của những
nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù. Thỏa hiệp, hợp tác đôi bên cùng
thắng là sự lựa chọn chính. Lợi ích quốc gia dân tộc là yếu tố cơ bản nhất
quyết định thái độ và quan hệ giữa các nước trong bối cảnh cách mạng khoa
học - kỹ thuật. Mục tiêu phát triển chuyển từ tăng trưởng (tăng GDP) sang
phát triển và phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường). Các yếu tố văn hóa - xã hội như dân số, ổn định
xã hội, bản sắc văn hóa (kèm theo đó là tôn giáo, sắc tộc, ngôn ngữ), giao lưu
dân gian giữa các nước ngày càng thể hiện vai trò như là những tác nhân của
xung đột và hợp tác quốc tế. Trên góc độ quan hệ quốc tế, cạnh tranh nguồn
tài nguyên trở thành nguồn gốc của các cuộc xung đột quốc tế.



5
2.2. Đặc điểm của cục diện thế giới hiện nay.
Thứ nhất: Sự quá độ dài ở 2 cấp độ (từ trật tự cũ sang trật tự mới; từ
cách mạng khoa học - công nghệ sang cách mạng 4.0) làm nảy sinh nhiều hệ
lụy phức tạp. Các nước lớn có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng không để xảy ra
chiến tranh, họ sẵn sàng thỏa hiệp để bảo vệ lợi ích. Khủng hoảng, suy thoái
kinh tế kéo dài, phục hồi chậm, chưa tìm được phương án giải quyết cơ bản.
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế - biến hình, “di căn” khôn lường đe dọa
hòa bình và an ninh thế giới. Khủng hoảng người di cư đang có những tác
động lớn gây mất an ninh, ổn định Á - Âu.
Thứ hai: Cục diện thế giới hiện nay do nhiều loại hình chủ thể quốc tế
cùng nhau tạo thành; là cục diện đa cực, đa trung tâm; tương quan lực lượng
có sự bất tương xứng giữa các cực, các trung tâm quyền lực. Liên Hiệp Quốc
với 193 quốc gia thành viên thể hiện vai trò, vị trí của mình; vai trò chi phối
của P5, G7… Cục diện đa cực, đa trung tâm, tương quan lực lượng có sự bất
tương xứng giữa các cực, các trung tâm quyền lực: Ở Mỹ, thời kỳ nắm quyền,
Obama đã phải chấp nhận nguyên tắc: trật tự thế giới đa cực và quan hệ đa
phương, đưa ra chủ trương xây dựng “Trật tự thế giới đa đối tác”.
Quan hệ giữa các nước lớn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các mối quan hệ
quốc tế khác, đồng thời định hình cục diện thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung ảnh
hưởng, chi phối toàn cầu, dự báo là trục định hình cho cấu trúc cục diện thế
giới hiện nay và vài thập kỷ tới. Trục quan hệ Nga - Mỹ - Trung Quốc có khả
năng cân bằng chiến lược toàn cục. Trục quan hệ giữa 3 trung tâm tư bản chủ
nghĩa (Mỹ-EU-Nhật Bản) có vai trò đảm bảo sức mạnh hệ thống tư bản chủ
nghĩa và cân bằng cục diện thế giới.
Thứ ba: Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, nhưng đã có sự suy giảm tương
đối. Trước mắt, sức mạnh tổng hợp của Mỹ vẫn còn vượt trội so với các
cường quốc khác.



6
Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới: GDP năm 2016 là 19,42 ngìn tỷ
USD. Tuy chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu nhưng GDP chiếm gần 23% của thế
giới (2014). Năm 2017, với 622 tỷ USD, Mỹ đã giành ngôi vị quán quân về
chi tiêu quốc phòng. Chỉ tính riêng chi phí quân sự của Mỹ đã gần bằng tổng
chi phí quân sự của 15 nước tiếp sau trong lĩnh vực này. Mỹ cũng dẫn đầu thế
giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển, chiếm gần 60% tổng chi
phí toàn thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn có khả năng tác động đáng kể tới cục
diện chung cũng như nhiều tổ chức quốc tế hàng đầu.
Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua sức mạnh của Mỹ đã có sự suy
giảm. Kinh tế Mỹ đang mất dần vai trò đầu tầu kinh tế của thế giới. Tính tới
tháng 05/ 2016 số nợ công của Mỹ là 19.160 tỷ USD (trên 104% GDP). Vai
trò trung tâm tài chính quốc tế của New York đang giảm dần so với London,
Tokyo, Hongkong... Cỗ máy quân sự khổng lồ của Mỹ cũng phản ánh sự tốn
kém lớn vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Nội bộ Mỹ phản đối chiến
tranh vì quá hao tổn kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội… Mỹ
không còn chiếm vị trí độc tôn về khoa học công nghệ như trước, các cường
quốc mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Mỹ cũng trở thành đối tượng bị
nhiều nước, nhiều người không ưa, là mục tiêu tấn công của nhiều thế lực.
Thứ tư: Kinh tế thế giới được cơ cấu lại; đổi mới về tư duy phát triển,
chuyển từ tăng trưởng sang phát triển bền vững. Qua cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế toàn cầu, những khuyết tật của các mô hình phát triển trên thế
giới bộc lộ khá rõ nét, đòi hỏi phải tìm kiếm mô hình mới, thích hợp hơn.
Chiến lược tăng trưởng đã có sự thay đổi căn bản. Dưới tác động của cuộc
khủng hoảng kép về tài chính - tiền tệ, năng lượng và lương thực, cơ cấu sản
xuất thế giới đang có sự chuyển dịch theo. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh
tế toàn cầu đòi hỏi điều chỉnh phương thức quản trị toàn cầu và đang tạo nên sự
chuyển dịch sức mạnh của các nền kinh tế, đi liền với quá trình này là sự hoán
đổi vị trí của các đồng tiền.



7
Thứ năm: Bản đồ thế giới đang được vẽ lại. Lãnh thổ thế giới ở một số
nơi đang biến động phức tạp, xu hướng li khai, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo
diễn ra khó lường. Khủng hoảng ở Ucraina, sirya, Triều Tiên đã và đang đặt ra
vấn đề “Tái cấu trúc quyền lực” trên lục địa Á - Âu. Các phong trào ly khai
đều là các phong trào đòi độc lập, thành lập quốc gia riêng của một tổ chức
chính trị hoặc liên minh các tổ chức chính trị chủ trương ly khai vì các lý do
xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế...
Thứ sáu: Các vấn đề toàn cầu nổi lên cấp bách liên qua đến sự sống còn
của nhân loại, đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau để giải quyết. Đó là
các vấn đề: về vũ khí hạt nhân, về biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, tài
nguyên cạn kiệt; dân số, đói nghèo, bệnh tật… Ngoài ra, vấn đề an ninh phi
truyền thống như: an ninh kinh tế, tài chính, năng lượng, lương thực, nguồn
nước; vấn đề buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em cũng đang trở nên phức tạp,
ảnh hưởng đến chính sách, chiến lược phát triển của nhiều quốc gia.
2.3. Những tác động của cục diện thế giới hiện nay tới Việt Nam
Cục diện thế giới sẽ tác động tới tất cả các quốc gia trên thế giới theo cả
chiều hướng tích cực và không tích cực. Việt Nam là nước thuộc khu vực
Đông Nam Á và khu vực Châu Á Thái Bình Dương - khu vực phát triển năng
động nhất trên thế giới. Là khu vực có sự xuất hiện của của nước lớn và nước
siều cường. Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN, một tổ chức ngày
càng có nhiều vị thế trong cộng đồng quốc tế. Do đó, cục diện thế giới hiện
nay sẽ tác động tới nước ta trên một số lĩnh vực sau:
- Về chính trị: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước trong cục diện thế
giới hiện nay dễ đưa Việt Nam và thế khó, nhất là cặp quan hệ Trung - Mỹ,
thậm chí có nguy cơ mất ổn định hoặc chệch hướng. Trong quan hệ quốc tế
thì lợi ích quốc gia là nội dung cốt lõi, mục tiêu cuối cùng. Các nước có xích
lại gần nhau hay xung đột với nhau thì bản chất chính là hợp tác cùng có lợi



8
hoặc là sự xung đột lợi ích. Tuy nhiên, trong một thế giới mà xu thế toàn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, len lỏi vào từng quốc gia, dân tộc, lĩnh vực... thì sự hợp
tác hay xung đột giữa hai quốc gia hay hai khu vực có thế dẫn tới sự ảnh
hưởng tới quốc gia khác, thậm trí là mang tầm quốc tế hoặc thế giới. Trong
bối cảnh đó các nước phải có những đối sách cụ thể để tránh bị động, buộc
phải lựa chọn hoặc không phải trở thành ‘hàng hóa’ cho các nước lớn mặc cả.
Do đó, cục diện thế giới hiện nay, nhất là trong cặp quan hệ Trung - Mỹ
vừa có lợi, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với đất nước. Điểm có lợi
là ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc và Mỹ củng cố vị trí trên
trường quốc tế hoặc có thể qua quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông để
phần nào kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ, sự
“bắt tay” giữa Trung - Mỹ có thể đe dọa lợi ích đất nước (bài học trong lịch sử
của cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác).
- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát
triển. Đó là nước ta có thể tranh thủ những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật; tài
chính, nhân lực... để phát triển đất nước. Tuy vậy, kinh tế đất nước sẽ gặp
những thách thức, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với những nước trong
khu vực. Lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ, tài nguyên giá rẻ và nguồn vốn
sẽ mất dần do kinh tế thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, kinh tế
xanh. Cục diện kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu mới, những thay đổi về
chất đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Chúng ta sẽ phải
thực hiện các cam kết khi hội nhập khu vực, quốc tế.
Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các đối tác trên thế giới sẽ ngày càng gay
gắt. Đi liền với đó là xu hướng bảo hộ ở các nước phát triển sẽ ảnh hưởng đến
thị trường xuất khẩu của ta, đặc biệt là hàng nông sản, thủy hải sản và công
nghiệp nhẹ. Doanh nghiệp của ta sẽ ngày càng phải ứng phó với nhiều xung
đột về kinh tế khi tham gia vào các thị trường lớn.



9
- Về quốc phòng - an ninh, đối ngoại: Cục diện thế giới hiện nay góp
phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, khó
lường. Những xung đột phức tạp liên quan đến vấn đề an ninh, biên giới lãnh
thổ có xu hướng phức tạp hơn. Vấn đề biển Đông không chỉ tồn tại lâu dài mà
sẽ còn diễn biến khó lường và điều này ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt
Nam trên biển, đặc biệt là có xu hướng thỏa hiệp, “đổi chác” giữa các nước
lớn trong vấn đề biển Đông.
Trước những tác động đó, Đại hội XII của Đảng đưa ra dự báo: “Cục
diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước
lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh,
kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực.
Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp
đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế
đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất
là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách
thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên
kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của
từng quốc gia tiếp tục diễn ra rất phức tạp”
Do đó, để thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế. Công tác đối ngoại của Đảng cần tập trung vào một
số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy lợi thế, sức mạnh, vai trò của đối ngoại đảng
trong duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tăng cường và đưa các
mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, tích cực nâng cao hiệu quả thực chất, thúc đẩy các nội dung
quan hệ đảng tiếp tục đi vào chiều sâu, cả trên bình diện song phương và đa



10
phương. Tiếp tục chủ động, tích cực triển khai chủ trương tăng cường quan hệ
truyền thống với các đảng cộng sản, công nhân, cánh tả; mở rộng và đưa quan
hệ với các đảng cầm quyền, tham chính đi vào chiều sâu. Chủ động và tích
cực phát huy vai trò của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng.
Thứ ba, phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với ngoại giao nhà nước và ngoại
giao nhân dân nhằm huy động và phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp cho
công tác đối ngoại. Đây là một truyền thống quý báu của đối ngoại nước ta.
Việc huy động và củng cố sức mạnh vật chất luôn được kết hợp chặt chẽ với
việc huy động và phát huy sức mạnh tinh thần; kết hợp chặt chẽ các kênh, các
binh chủng và lĩnh vực của đối ngoại, từ ngoại giao nhà nước, đến đối ngoại
đảng, ngoại giao nhân dân.
Thứ tư, không ngừng đổi mới tư duy trên tất cả các kênh đối ngoại, cả về
nội dung, phương thức, chiến lược, chiến thuật triển khai hoạt động. Việc xử lý
linh hoạt các mối quan hệ quốc tế của Đảng tạo điều kiện thuận lợi chung cho
công tác đối ngoại, góp phần tăng cường nền tảng, sự gắn kết, bổ sung và thống
nhất trong thực tiễn triển khai hoạt động đối ngoại giữa đối ngoại đảng với
ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân.
Thứ năm, thường xuyên củng cố và tăng cường năng lực của lực lượng
tham gia công tác đối ngoại, trong đó có đối ngoại đảng. Chúng ta phải xây
dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn
toàn diện, am hiểu luật pháp, giỏi ngoại ngữ và bảo đảm các điều kiện cần
thiết cho việc triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại.
3. Kết luận:
Trong quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới luôn luôn tồn tại hai
trang thái, đó là vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Không có bất cứ quốc gia nào độc
lập với phần còn lại của thế giới. Các nước luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau ở
những mức độ, lĩnh vực nhất định. Đặc biệt, trong một ‘thế giới phẳng”, toàn



11
cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chi phối mọi mặt đời sống từ kinh tế đến chính trị;
cùng với đó là sự xuất hiện của những vấn đề mang tính toàn cầu, luôn đòi hỏi
các nước phải đấu tranh, hợp tác để đảm bảo lợi ích quốc gia, để cùng nhau
phát triển. Do đó cục diện thế giới, trật tự thế giới sẽ ảnh hưởng sau sắc tới
quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển của mỗi quốc gia.
Hiện nay, cục diện thế giới đang diễn ra mau lẹ, với sự tham gia, sự can
thiệp của các nước lớn, trong đó có vai trò nổi bật của siêu cường Mỹ và sự
tác động của các tổ chức quốc tế. Cục diện thế giới hiện nay, đem lại cơ hội
hợp tác, tạo lập môi trường chính trị hòa bình, ổn định, tiếp thu những thành
tựu, văn minh nhân loại, phát huy lợi thế của mình để phát triển. Song nó
cũng chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức như tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc
gia tăng áp lực từ phía các nước lớn, mâu thuẫn, xung đột phức tạp của quốc
tế… Do đó, chúng ta cần phải có đường lối đối nội, đối ngoại chủ động, phù
hợp để có thế thích ứng được với những thay đổi của cục diện thế giới.



×