Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Những chiếc răng đầu tiên pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.84 KB, 3 trang )

Những chiếc răng đầu tiên
Mọc răng hay là bệnh?
Nhiều bậc cha mẹ cứ khẳng định việc mọc răng có thể gây ra đi
tước, chảy mũi, hoặc sốt nhẹ. Các nhà chuyên môn đã lý luận là
trẻ đi tiêu lỏng do sự tăng tiết quá mức của các tuyến nước bọt
và việc viêm nướu răng đi kèm gây sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ
cũng khuyên cần phải cảnh giác với tình trạng nhiễm virus, vi
trùng xảy ra cùng thời điểm với việc mọc răng. Nếu có sự trùng
hợp ngẫu nhiên này thì cũng hợp lý, bởi vì thời điểm mọc răng,
điển hình ở trẻ thường dao động xung quanh khoảng thời gian
mà kháng thể của mẹ truyền sang đã không còn. Và đó cũng
chính là thời điểm chúng bắt đầu vơ lấy bất cứ thứ gì trong tầm
tay để cho vào miệng, làm gia tăng khả năng tiếp xúc với vi
trùng. Do đó, cần theo dõi những dấu hiệu này, nếu chúng trở
nên xấu đi, chẳng hạn sốt cao hơn 38°C hoặc kéo dài trên 2
ngày, thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Bé sẽ như thế nào?
Bé khó chịu lắm nhưng không thể nói ra được. Do đó, các bậc
cha mẹ cần có những hiểu biết xung quanh chuyện mọc răng của
bé để có sự trợ giúp thích hợp. Những vấn đề cần quan tâm theo
dõi:
 Nhu cầu gặm: sức ép của những chiếc răng mới mọc lên
dưới phần nướu làm cho bé lúc nào cũng muốn nhai rau ráu.
Cũng có thể bản năng nhai là một đáp ứng đối với việc mọc răng.
 Sưng nướu: trước khi răng nhú lên, có thể nướu trở nên đỏ,
sưng hoặc vùng xung quanh nướu bị thâm lại. Đôi khi nướu
phồng lên đồng thời với việc nhú răng.
 Quấy khóc đặc biệt vào ban đêm: những khó chịu liên quan
với việc mọc răng thường gia tăng khi răng cắm xuống nướu răng
và xương.
 Đau tai: dấu hiệu này không chỉ gặp ở những trường hợp


viêm tai mà còn xảy ra ở bé mọc răng, do cảm giác đau ở hàm
lan sang ống tai.
 Chảy nước dãi: nước bọt có thể chảy nhiều đủ gây phát ban
vùng cằm, ngực hay cổ (thường xảy ra ở những bé có làn da
nhạy cảm, tiếp xúc nhiều với nước bọt dính vào quần áo hoặc
drap giường). Việc đeo yếm cho bé có thể hữu ích trong những
trường hợp này.
 Thay đổi khẩu vị: bé đang ăn đặc có thể thích những thức
ăn lỏng hơn hoặc chỉ thích bú bình trong giai đoạn này, vì muỗng
làm vùng nướu đang viêm bị đau. Nhiều bé khác thì ngược lại, ăn
nhiều hơn bình thường vì giúp giảm nhẹ áp lực lên nướu răng.
Những bé còn đang bú mẹ có thể bắt đầu háo hức muốn ăn, tuy
nhiên, ở thời điểm này, việc tập ăn có thể tạo áp lực bất lợi lên
nướu răng, hàm và ống tai.
Để xoa dịu bé
 Làm bé quên đi cơn đau: gây sự chú ý vào những thứ khác,
chẳng hạn như bằng một món đồ chơi mới, âm nhạc, kèn,
trống,… cũng đủ làm cho bé quên đi những khó chịu bên trong
miệng.
 Xoa bóp: nếu chiếc răng cắm đủ sâu vào nướu thì khi đó sẽ
bớt gây đau hơn, do đó, việc giảm áp và xoa bóp tại vị trí sắp
nhú răng tỏ ra vô cùng kỳ diệu. Có thể cho bé ngậm những vật
bằng cao su dẻo (plastic) có tính đàn hồi, hoặc xoa lên vùng
nướu sưng bằng ngón tay sạch.
 Thuốc: nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê toa sử dụng thuốc
gây tê tại chỗ hay thuốc giảm đau. Mọc răng có thể làm bé khóc,
nhưng đừng lo, với sự trợ giúp nhỏ, con của bạn sẽ sở hữu nụ
cười tươi tắn rạng rỡ mà không gì có thể sánh bằng.
 Để giữ cho những “viên ngọc trai” luôn trắng bóng, ngay khi
chiếc răng đầu tiên xuất hiện hãy chăm sóc thật kỹ. Nếu bé được

nuôi bằng sữa công thức, thì phải được bổ sung flour từ lúc 6
tháng.

×