Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ tài THỰC TRẠNG GIÁO dục VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.22 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP.
MƠN HỌC: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
2.NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................................... 4
2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của Giáo dục Việt Nam.............................................................5
2.2. Giải pháp..................................................................................................................................... 6
2.3. Bài học sư phạm........................................................................................................................... 2
3. KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 4
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………….


1.MỞ ĐẦU:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Giáo dục và đào tạo có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào
tạo cịn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay,
tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con
người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa
nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài
nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ
bản nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo
dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật
chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các
cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính q trình hội nhập quốc tế và tồn cầu.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao


động phổ thơng cịn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn cịn khoảng gần 60% lao động nông
nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát
huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chun
mơn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa
học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức.
Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều
nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan


trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo đại học. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì giáo dục nước ta
đang còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Bài tiểu luận sau đây sẽ lảm rõ thực trạng chất
lượng giáo dục – đào tạo của Việt Nam và nêu ra một số giải pháp khắc phục.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của Giáo dục Việt Nam
a. Thực trạng:
Trong nhiều thập kỷ qua, cơng tác xã hội hố giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, nguồn
lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục được huy động ngày càng nhiều. Tuy nhiên hệ thống
giáo dục nước ta đang chứa đựng nhiều yếu tố bất cập, chất lượng giáo dục còn thấp,
chưa đáp ứng được kỳ vọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vẫn biết “nhân tài là
nguyên khí quốc gia”, nhưng những điều kiện vật chất nghèo nàn, cơ chế quản lý lạc hậu,
đội ngũ giáo viên, giảng viên vừa thiếu, vừa yếu,… không tương ứng với tốc độ phát
triển của quy mơ đào tạo chính là những ngun nhân căn bản dẫn tới sự yếu kém của
giáo dục đại học:
- Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng cao”, cơ bản
xây dựng đại học tốt là điều kiện“cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là chúng ta phải có bản

thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục
Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng là
thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hàng
loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình
độ kỹ thuật của kỹ sư? Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng
ngành nghề mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn. Thậm chí ngày nay học sinh, sinh
viên chỉ lo đạt bằng TOEFL này, TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng khơng
chuẩn. Trong khi cha ông ta ngày xưa số lượng ông Cử đếm trên đầu ngón tay nhưng đào
tạo người nào ra người nấy. Họ khơng chỉ thơng thạo ngoại ngữ mà cịn giỏi thơ văn,
rành văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như thế? Hiện nay chúng ta cũng khơng
có một ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính sách. Xây dựng trường đại học
mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện“cần” nhưng chưa “đủ”. Trên thế giới người ta rất
quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Đất nước đang trong giai đoạn
công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà sinh viên khơng chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung
không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận” thì làm sao phát triển cơng
nghiệp, làm sao hiện đại hố đất nước? Việt Nam muốn phát triển nền khoa học kỹ thuật
thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.


- Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa trị, đua nhau
nhồi nhét học thuộc lịng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, năm nào thi
cử cũng gian lận, đề thi sai, trẻ con thì bị bỏ mặc lang thang trên đường phố, ma túy trong
học đường, ý thức cơng dân rất kém. Càng nói càng thấy nguy cơ, nhưng khơng thấy xã
hội thật sự quản ngại vì bao nhiêu năm rồi chưa thấy biện pháp giải quyết, chỉ nghe được
những hứa hẹn cải cách. Giáo dục Việt Nam muốn phát triển phải giải phẫu đúng bệnh.
Bệnh chẩn đoán đúng nhưng không chịu giải phẫu làm sao chữa trị? Thực tế, các cơ quan
chức năng đều nhận thấy hết căn bệnh giáo dục nước nhà. Trong các cuộc hội thảo, hầu
như mỗi vấn đề đều đã được phân tích, đã chỉ ra cái đúng cái sai nhưng điều lạ lùng là nó
khơng được đúc kết để đưa vào thực hiện thực tế. Tình trạng “nói” nhưng khơng “làm” là
căn bệnh nan giải nhất của hầu hết nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội chứ khơng phải

của riêng ngành giáo dục Việt Nam.
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những
thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho
cơng cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn
chứa rất nhiều yếu kém, bất cập:
- Giáo dục-đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất
lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với
yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc sách
hàng đầu.
- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện
đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính
sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
- Chất lượng giáo dục có mặt bị bng lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu
kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ
năng thực hành, kỹ năng sống…
- Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối.
- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên
nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn
nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước.
- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực
của một bộ phận còn thấp.


- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết
với nước ngồi trong phát triển giáo dục cịn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương
châm.
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước trong
bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được

quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.
- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế,
chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết
sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mơ (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo
tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về giáo dục
cịn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải quyết
khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếu
chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới chiều sâu
bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh
đạo - quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách nhìn tồn
diện, đầy đủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn, bản chất hơn
những gì nêu trên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích.
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế của nước ta hiện
nay.
Đổi mới giáo dục khơng đứng một mình:
Nói về những vấn đề đặt ra đối với đổi mới giáo dục những năm tiếp theo, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu không tách rời khỏi điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước. Mặc dù, giáo dục trước mắt không làm ra tiền, nhưng nếu không đầu tư cho
thì sau này tất cả những điều kiện để làm ra tiền cũng khơng có.
Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần tập trung ưu tiên giải quyết
vấn đề sắp xếp trường lớp, biên chế giáo viên phấn đấu làm sao có đủ lớp học, giáo viên
cho học sinh học ngày 2 buổi.
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề văn hóa trong giáo dục với mục tiêu đầu
tiên là từng trường học, từ phổ thông, mẫu giáo cho đến đại học phải là những thiết chế
biểu tượng của văn hóa.


Những người làm giáo dục phải cầu thị, lắng nghe, trao đổi về các vấn đề giáo dục mà
người dân quan tâm, góp ý trên tinh thần tơn trọng bằng tấm lịng chứ khơng phải đối

phó, từ đó để mọi người hiểu và đồng thuận tham gia. “Chừng nào người dân còn quan
tâm đến giáo dục, ngành giáo dục còn may mắn. Những thứ mình làm được người dân
hồn tồn hiểu biết, cịn người dân phê phán những thứ mình chưa làm được, có lúc rất
gay gắt, đấy là cịn thương mình, cịn quan tâm đến mình”, Phó Thủ tướng nói.
Giáo dục phải đi trước một bước, hội nhập quốc tế, phù hợp với xu hướng thế giới thì
nhất định không được đổ cho đặc thù để đi ngược lại. Phó Thủ tướng lấy ví dụ, xu thế thế
giới hiện nay là học khơng nhồi nhét, có tương tác thì khơng thể vì nền văn hóa của Việt
Nam dạy con trẻ lễ phép, nghe lời người lớn mà học sinh không được bày tỏ ý kiến, suy
nghĩ.
Đơn cử, trong giáo dục phổ thơng, Phó Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục, các địa
phương đẩy mạnh thực hiện ba nguyên lý cơ bản.
Thứ nhất, đối với giáo dục phổ thơng thì nhà nước phải lo, hoặc trực tiếp hoặc xã hội hóa,
phải có đủ trường, lớp, giáo viên để học sinh học đủ ngày 2 buổi thuận lợi. Chúng ta dồn
trường, tinh giản biên chế nhưng không được quên nguyên lý này.
Thứ hai, giáo dục phổ thơng thì bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào. Việc
thi đầu vào ở đầu cấp học, đề cao quá mức trường chuyên lớp chọn, học tách riêng giữa
học sinh dân tộc nội trú… là đi ngược với xu thế của thế giới.
Thứ ba, các cơ sở giáo dục, từ mầm non, phổ thông cho đến đại học không chỉ là thiết
chế của chính quyền mà là thiết chế của cộng đồng, và phải được quản trị theo mơ hình
cộng đồng gồm 5: Chính quyền, Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, người lao động trong
nhà trường, phụ huynh và vai trò của học sinh. Những điểm này đều được đề cập trong
Nghị quyết 29-NQ-TƯ, tuy nhiên, nhiều nơi mới bắt đầu triển khai, cần đẩy mạnh hơn
trong thời gian tới.
“Đánh giá, xếp hạng giáo dục nhất định phải theo quốc tế, dù cịn có những điểm chưa
phù hợp, nhưng nhìn vào đó chúng ta sẽ biết điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc
phục”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Kiên trì từ những việc giản dị


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại lời Bác Hồ nói: Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Cái

gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt,
thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm.
Đối với ngành giáo dục cũng vậy, Phó Thủ tướng lấy ví dụ cái cũ mà xấu như học nhồi
nhét thụ động, không thực học thực nghiệp, không dám phản biện, độc lập bộc lộ ý kiến;
bệnh hình thức khơng vì học sinh… thì phải bỏ.
Cái cũ mà cịn phiền phức ví dụ như quản lý trường, lớp học có quả nhiều giấy tờ, sổ
sách thì phải cải tiến bằng ứng dụng công nghệ thông tin, cái cách hành chính…
Nhưng việc giữ lại, phát huy những truyền thống cũ mà tốt trong trường học, thì theo Phó
Thủ tướng, ngành giáo dục còn coi nhẹ, chưa chú trọng đúng mức… từ hoạt động đoàn
đội, lao động vệ sinh, thể dục thể thao.
Phó Thủ tướng nêu ví dụ về những cái mới cần phát huy như áp dụng công nghệ thơng
tin để làm phịng thí nghiệm ảo, xây dựng học liệu điện tử, hệ thống đăng ký mua sách
mới, xin sách cũ qua mạng… có thể sẽ đụng chạm đến lợi ích của một số doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhưng vì học sinh, vì xã hội thì ngành giáo dục nhất
định phải làm.
“Đổi mới phải từ trong ngành giáo dục, ra đến giáo viên rồi ra xã hội và từ trên xuống, ở
địa phương là người đứng đầu, trong hệ thống giáo dục thì từ Bộ GD&ĐT. Và bây giờ có
cơng nghệ thơng tin, ngành giáo dục là ngành cần và có điều kiện đi đầu trong chuyển đổi
số. Giáo dục có phát triển, đất nước mới có tương lai”, Phó Thủ tướng nói.
2.3 Bài học sư phạm:
Giáo viên phải giúp cho học sinh hình thành bản lĩnh tự tin và năng động phát triển toàn
diện về kỹ năng kiến thức ,phát triển năng khiếu, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo vv..
Không chỉ dạy những lý thuyết khơ khan trên lớp mà cịn phải tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khóa giúp học sinh u thích học tập hơn. Khơng chỉ đề cao vai trị của việc học lý
thuyết mà còn phải kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành, phải đặt song song vai trò của các
môn lý thuyết với các môn rèn luyện sức khỏe cho học sinh.


Cần phải nắm rõ những ưu, nhược điểm, nắm bắt được năng khiếu của mỗi học sinh để
đưa ra những biện pháp hợp lý giúp các em có thể học tập và phát triển một cách toàn

diện nhất.
Tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh có thể giao lưu, học tập giữa các trường với nhau.
chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc sức
khỏe, y tế trường học... Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp;
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực; các hoạt động văn nghệ,
thể thao, trị chơi dân gian, dân ca, ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà
trường và địa phương.
Giáo viên thực hiện đúng kế hoạch, chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
và định hướng phát triển năng lực HS. Tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học
và hoạt động cũng như thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
3. KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi khơng có tri thức, hiểu biết
về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước
những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình. Sự phát triển
và thịnh vượng của mỗi quốc gia hiện nay phụ thuộc trực tiếp vào quy mô và chất lượng
của giáo dục. Hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển hiện nay đang
đứng trước rất nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục so với
nhóm các nước phát triển. Giáo dục Việt Nam phải thực sự góp phần thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.1 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT "CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
2011-2020" (2012). LÊ HỮU ÁI, LÂM BÁ HÒA (2011), GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG.

/>
hien-nay.html, ngày 15/11/2011.
4.2 Đình Nam(2020), 'Người dân cịn quan tâm, ngành giáo dục còn may mắn',

/>4.2 Thu Nga(2019), Tầm quan trọng của giáo dục vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển ngày
28/1/2019
4.3 Luận văn A-Z (2015), Thực trạng chất lượng giáo dục Việt nam hiện nay,
ngày
3/6/2015.



×