Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương ôn thi cuối kỳ môn kinh tế chính trị mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.32 KB, 12 trang )

NỘI DUNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KTCT
MÁC – LÊNIN
HÌNH THỨC THI: VẤN ĐÁP
I. Lý thuyết

1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Câu 1. Khái niệm hàng hố, hai thuộc tính của hàng hố
-

Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người, thơng qua hoạt động trao đổi, mua bán.

Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi,
mua bán trên thị trường hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
+ Hàng hóa vật thể: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất…
+ Hàng hóa phi vật thể (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh…
-

Hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá:

Giá trị sử dụng của hàng hoá:
-

Giá trị sử dụng của hàng hố là cơng dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người.

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu
cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Bất cứ hàng hố nào cũng có một hay một số cơng dụng nhất định. Chính cơng
dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng
Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi


lại…
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản
xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người
phát hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm.


Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người
mua. Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa
do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn
của người mua.
Giá trị của hàng hoá:
Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị
trao đổi.
Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan
hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc.
Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau
nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa
chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời
gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng
hố, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá.
Giá trị hàng hoá biểu hiện mối quan hệ KT giữa những người sản xuất, trao đổi
hàng hoá và là phạm trù có tính lịch sử.
2. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa.
Lượng giá trị hàng hố là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hố đó
quyết định. Là chỉ về một đại lượng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra hàng hố đó

Thước đo lượng giá trị hàng hóa:
+ Giá trị của HH được xét cả về chất và lượng


Chất giá trị của hàng hóa: Là lao động trừu tượng của người sx HH kết tinh
trong hàng hóa.
+ Thước đo lượng giá trị của HH được tính bằng thời gian lao động XH cần thiết
Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian cần thiết để sx ra 1 HH trong điều
kiện bình thường của XH, tức là với 1 trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo
léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh XH nhất định.
Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa
Cách tính thời gian lao động XH cần thiết (2 cách):
+ Cách 1: Thơng thường tính thời gian lao động XH cần thiết trùng với thời gian
lao động cá biệt của người nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa cho thị trường
+ Cách 2: Tính theo phương pháp bình qn, theo cơng thức:
x1 α1 + x2 α 2 + ....+ xn α n
TGLĐXH CT

= --------------------------------------α 1 + α 2 + ….+ α n

+ x: Thời gian để làm ra 1 đơn vị HH
+ α: Số đơn vị HH làm ra được
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
- Năng suất lao động: Là năng lực sx của lao động, nó được tính bằng số lượng
sản phẩm sx ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sx ra
1 đơn vị sản phẩm.
Có hai loại năng suất lao động:
+ Năng suất lao động cá biệt 

giá trị cá biệt


+ Năng suất lao động XH

giá trị XH



- Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động
lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ


+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ vào sản
xuất
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của TLSX
+ Các điều kiện tự nhiên.
=> Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
- Cường độ lao động: Là khái niệm nói lên mức độ lao động khẩn trương, nặng
nhọc của người lao động trong cùng một thời gian lao động nhất định. Tăng
cường độ lao động thực chất cũng giống như kéo dài thời gian lao động cho nên
hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm khơng đổi.
Cường độ lao động tăng thì cũng làm khối lượng sản phẩm sx ra trong 1 đơn vị
tăng làm tăng giá trị HH nhưng lượng giá trị 1 đơn vị HH khơng đổi.
3. Hàng hóa sức lao động và hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ
Hàng hố sức lao động:
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong con
người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
Sức lao động là cái có trước, là yếu tố tiềm năng, cịn lao động là q trình sử

dụng lao động, sức lao động tạo ra những vật có ích, tùy thuộc vào khả năng
từng người.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Điều kiện thứ nhất: người có sức lao động được tự do về thân thể, được làm chủ
sức lao động của mình và có thể bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
+XH CHNL: Nơ lệ bị coi là một thứ hàng hóa, cơng cụ biết nói coi như súc vật
+ XHPK: Nơng dân bị bóc lột, kìm kẹp về thể xác và tinh thần
+ Cuối xã hội PK: Thời kỳ giai cấp tư sản đang lênCM tư sản nổ ra Thay đổi
XH, giải phóng con người về thể xác tinh thần. Lần đầu tiên con người được tự
do về thân thể.


ĐK2: Người có sức lao động bị tước đoạt tồn bộ TLSX, để tồn tại phải bán sức
lao động của mình để sống.
Vào TK 19: Nền sản xuất TB đã đạt đến trình độ hiện đại, cơng nghiệp cơ khí
phát triển Hàng hoá nhiều, khối lượng lớnCũng tạo ra hiện tượng vơ sản hố,
mất TLSX.
+Nơng dân, thợ thủ cơng, nhà tư bản, trí thức, HS-SV
C.Mác: Bất cứ ai cũng có thể mất TLSXLà điều kiện để sức lao động trở thành
hàng hoáTiền tư bản
Kết luận: Sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động làm cho sản xuất hàng hóa có
tính chất phổ biến và báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử.
Đến chủ nghĩa tư bản sức lao động mới trở thành hàng hóa.
Hai thuộc tính của hàng hố sức lao động:
Giá trị hàng hố sức lao động
- Giá trị: của hàng hóa lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất, tái sản xuất và lao động quyết định.
- Giá trị hàng hoá: sức lao động được đo bằng thời gian lao động XH cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sản phẩm.
- Giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng:

+ Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao
động duy trì đời sống bản thân người lao động.
+ Nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công
nhân
-

Sự biến đổi của giá trị hàng hoá sức lao động


+ Sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, về học tập và
nâng cao trình độ lành nghề làm tăng giá trị sức lao động.
+ Sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động
Giá trị của hàng hoá sức lao động:là nguồn gốc sinh ra giá trị (giá trị tăng

thêm
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thơng
thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng
hóa sức lao động khác với hàng hóa thơng thường là q trình tiêu dùng nó đã
sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần
lớn hơn đó, chính là giá trị thặng dư. Đây là chìa khố để giải thích mâu thuẫn
cơng thức chung của tư bản.
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
+ Giá trị: là hao phí lao động để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
= giá trị tư liệu sinh hoạt + hao phí đào tạo + giá trị tư liệu sinh hoạt để nuôi con
người lđ.
+ Giá trị sử dụng: phù hợp ngành nghề lao động; tạo ra giá trị thặng dư.
4. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác

dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và
trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.


Về nội dung quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng
hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt
của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, thì
mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế giúp
người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất khác.
Nội dung của quy luật giá trị
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội
cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá
trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất
ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là
phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm
bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động
của giá cả hàng hố. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường cịn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu,
sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá
trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác
động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.
Mặt tích cực của quy luật giá trị
Quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó
cịn thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm

cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.


Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm… Bởi vì trong sản xuất hàng hóa, để tồn tại và có lãi, mọi người
sản xuất đều phải tìm làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn
hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết.
Tác động của quy luật giá trị
– Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố trên thị trường.
– Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
– Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu,
người nghèo.
- Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của hàng
hóa, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu:
+ Đối với người sản xuất: Hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao
động xã hội cần thiết.
+ Đối với trao đổi: phải trao đổi hàng hóa đúng giá trị hay trao đổi ngang giá.
Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự biến đổi của giá cả hàng
hóa trên thị trường
* Tác động của quy luật
-

Điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thơng hàng hóa

-

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất


-

Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và Phân hóa những người sản xuất hàng
hóa thành người giàu, người nghèo.

5. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
Người sản xuất:


Là người tổ chức sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị trường
Bao gồm: nhà sản xuất, nhà đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…gọi chung là
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Quyền lợi: có được những nguồn thu nhập chính đáng từ sản xuất và các giá trị
khác
Nhiệm vụ: thỏa mãn nhu cầu xã hội, thực hiện các trách nhiệm xã hội
Người tiêu dùng:

Thương nhân và các trung gian thương mại:
Kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng
Bao gồm: thương nhân, mơi giới
Quyền lợi: được hưởng lợi ích kinh tế và các lợi ích khác từ hoạt động trung
gian của mình.
Trách nhiệm: phục vụ tốt nhất cho người sản xuất và người tiêu dùng, thực hiện
trách nhiệm xã hội
Nhà nước:
Là người tiêu dùng, là nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ, là nhà quản lý vĩ mô
nền kinh tế
Mục tiêu: lợi ích kinh tế, chính trị, quốc phịng, giáo dục
Vai trò nhà nước:



Chức năng hiệu quả: Thiết lập thể chế, môi trường pháp luật cho các chủ thể
tham gia thị trường đạt hiệu quả tối đa
Chức năng cơng bằng: Đảm bảo tính cơng bằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng,
khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Chức năng ổn định: sử dụng các công cụ để giảm bớt các biến động theo chiều
hướng xấu trong nền kt.
Định hướng phát triển một số quan hệ kinh tế trong sản xuất và trao đổi sao cho
đem lại phúc lợi
6. Khái niệm và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Khái niệm:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng
thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự
quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”
có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trị chủ đạo.
Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Một là, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp
với tính quy luật khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở VN.
KTTT bản chất là giai đoạn phát triển cao của Kinh tế hàng hóa,
Trong lịch sử, đã sớm có kiểu mơ hình KTTT TBCN, nó được coi là cơng
cụ, phương tiện phát triển kinh tế của các nước tư bản, đảm bảo quyền lợi cho
bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư sản.



Còn, Việt Nam đang theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
nhà nước của dân, do dân và vì dân; với hệ tiêu chí « dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh », dĩ nhiên, sự lựa chọn mơ hình KTTT định hướng
XHCN là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.
Mặc khác, xét về tiến trình phát triển, loài người sẽ tuần tự phát triển từ :
CSNT – CHNL – PK – TBCN – XHCN (giai đoạn đầu của XHCS). Việt Nam
quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN, Cho nên việc, bỏ qua giai đoạn phát triển
KTTT Tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình ở Việt
Nam.
Hai là, KTTT định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh
tế
Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại
trong sản xuất và trao đổi sản phẩm. Phát triển KTTT có nhiều ưu việt như :
+ Dưới tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh ; sẽ phân bổ
nguồn lực hiệu quả.
Ví dụ như, sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê nhà trọ. Quy luật cung
cầu, sẽ thúc đẩy việc hình thành những người sở hữu đất xây nhà trọ cho sinh
viên th, mà khơng cần nhà nước phải ra chính sách kêu gọi. Quy luật cạnh
tranh sẽ hình thành giá th nhà trung bình có thể chấp nhận được của xã hội.
+ Ưu việt thứ hai của KTTT là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nhanh và hiệu quả cao. kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, KTTT luôn tiềm ẩn những khuyết tật và thất bại của trường
(như độc quyền, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả,
hàng nhái…) nên cần có sự can thiệp của nhà nước.


Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là
nhà nước chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vơ sản, cuộc cách mạng
đó là do nhân dân thực hiện. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Cịn cuộc cách mạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực
hiện và Nhà nước TBCN đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai
cấp thống trị
Với đặc điểm bản chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mơ
hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mơ hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của
đơng đảo nhân dân lao động về một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh.
Có thể xem phát triển KTTT định hướng XHCN là bước đi quan trọng và
tất yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi
lên CNXH.
II. Bài tập

1. Bài tập tính giá trị hàng hóa, giá trị mới, kết cấu giá trị.
2. Bài tập tích lũy tư bản
3. Bài tập giá cả sản xuất.



×