Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HANOI LAW UNIVERSITY

BÀI TẬP NHĨM
MƠN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
NHĨM 01
LỚP N10.TL4

Hà Nội - 2021


Phần thơng tin
I. Câu hỏi bài tập nhóm
Đề số 12: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc bảo
vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu mà theo quan
điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định pháp luật, và giải quyết yêu
cầu sau:
1. Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới
dạng tình huống.
2. Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm
mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm cho rằng chưa phù hợp.
3. Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy
định của pháp luật.
4. Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành.

II. Thông tin thành viên thực hiện
1



2

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Trần Minh Tin

451201

2

Nguyễn Thu Trang

451204

3

Dương Thị Ngát

451205

4

Quách Thu Trang


451208

5

Đỗ Duy Phú

451212

6

Thiều Hải Lam

451220

7

Nguyễn Bích Ngọc

451224

8

Nguyễn Trung Hiếu

451226

9

Vũ Thu Thảo


451229

10

Lê Hoàng Thu Hà

451231

11

Phạm Thị Quỳnh Anh

451232

12

Đỗ Thùy Linh

451233

13

Vũ Khánh Huyền

451234


Mục lục
Tên bản án................................................................................................................4
1. Từ bản án, quyết định đã sưu tầm, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng

tình huống................................................................................................................4
2. Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm
mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp........5
2.1. Quan điểm của nhóm..................................................................................5
2.2. Phân tích quan điểm...................................................................................5
3. Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy
định của pháp luật...................................................................................................8
4. Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành...............................................................................................10
4.1. Quan điểm của nhóm................................................................................10
4.2. Phân tích quan điểm.................................................................................10

3


Tên bản án
Bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ 3
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu mà theo quan điểm của nhóm bản án đó
chưa phù hợp, đó là: “Bản án số 18/2020/DS-ST. Ngày 30/9/2020. V/v: Yêu cầu
khơng cơng nhận giao dịch chuyển nhượng đất, kiện địi quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất.”
1. Từ bản án, quyết định đã sưu tầm, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới
dạng tình huống
Cụ Gồ và cụ Vớt có ba người con: bà Vợt, bà Vươn, ông Lượng. Sau khi cụ Gồ
và cụ Vớt mất, bà Vợt và bà Vươn đã đi lấy chồng và sinh sống tại nhà chồng, vợ
chồng ông Lượng và bà Mận sinh sống trên mảnh đất mà hai cụ để lại có diện tích
2024m2 tại khu 5 xã Đằng Hải, huyện An Hải (nay là tổ dân phố 6, phường Đằng
Hải, quận An Hải, thành phố Hải Phịng). Vợ chồng ơng Lượng, bà Mận có một
người con là chị Hiền. Ơng Lượng đi bộ đội và hi sinh năm 1973, bà Mận có đi tìm
hài cốt nhưng khơng thấy. Năm 1976, bà Mận đi kê khai đất. Năm 1978, bà Mận đi

lấy chồng và sinh sống tại nhà chồng,(Lấy chồng ở đâu) chị Hiền (là người duy
nhất) quản lí và sử dụng diện tích đất. Trong thời gian đó, do khó khăn nên chị
Hiền đã bán cho vợ chồng bà Nhãn ½ diện tích đất với giá 1200 đồng, chị Hiền có
hỏi ý kiến bà Vươn, bà Vợt. Việc mua bán đất được lập văn bản do chị viết và có
sự xác nhận của ơng Kháng (lúc đó là Chủ tịch UBND xã) nhưng khơng có đóng
dấu, tại thời điểm này chị Hiền mới chỉ 14 tuổi. Sau đó, ơng Kháng kiểm tra đo lại
đất thì diện tích đất bà Nhãn mua của chị Hiền là 1.088m2 để tính thuế cho gia đình
bà từ năm 1978. Bà Mận biết rõ việc này, vẫn qua lại và khơng có ý kiến thắc mắc
gì. Đến năm 1986, chị Hiền lại chuyển nhượng tiếp 360m2 cho ông Giảng là con
bà Vợt, giao dịch chỉ có giấy viết tay, khơng có xác nhận của chính quyền địa
phương. Sau đó ơng Giảng lại đổi tồn bộ diện tích đất mua của chị Hiền cho hợp
4


tác xã để lấy một mảnh đất mặt đường Cống Trắng. Cùng năm đó chị Hiền có đổi
cho xã 360m2 đất trong phần diện tích đất cịn lại để lấy một mảnh đất mặt đường
Cống Trắng, mảnh đất này do ơng Lưu (chồng chị Hiền) đứng tên. Diện tích đất
cịn lại sau khi bán và đổi đất được chị Hiền giao lại cho tập thể, sau đó tập thể
giao lại cho xã viên canh tác. Năm 1991, ông Chờn được hợp tác xã cấp đổi diện
tích đất khoảng 540m2 tại tổ dân phố 6, phường Đằng Hải, quận An Hải, thành phố
Hải Phịng. Sau khi được cấp đổi, gia đình ông Chờn đã xây nhà và sử dụng ổn
định suốt từ thời gian đó và khơng thấy có tranh chấp gì. Năm 2007, bà Nhãn đi
làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do cán bộ Ủy ban phường u
câu phải có chữ kí của bà Mận trong giấy chuyển nhượng năm 1978. Do đó bà
Nhãn đi gặp bà Mận để xin chữ kí nhưng bà Mận khơng kí nên nảy sinh tranh
chấp. Năm 2013, bà Mận khởi kiện bà Nhãn để địi lại diện tích đất và cây trồng
trên đất mà chị Hiền đã bán cho bà Nhãn. Đồng thời khởi kiện ơng Chờn để địi lại
một phần diện tích đất.
2. Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ
thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa

phù hợp.(Phần đồng tình quyết định của tịa án đâu)
2.1. Quan điểm của nhóm
Chứng minh bà Nhãn là chủ tài sản.
Chứng minh anh (ông) Chờn là chủ tài sản.
2.2. Phân tích quan điểm
Chúng tơi phản đối với khoản 03 quyết định Tòa án: “Yêu cầu bà Nhãn và ông
Chờn phải trả lại mảnh đất chiếm hữu cho bà Mận”. Bởi bà Nhãn và ơng Chờn
hồn tồn có đủ căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu với mảnh đất của bà Mận.
Với trường hợp của bà Nhãn thì theo quy định của điều 236 BLDS 2015:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối
5


với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”. Bà Nhãn
đáp ứng được các tiêu chí để trở thành chủ sở hữu bao gồm: ngay tình, liên tục,
cơng khai, đủ thời hiệu. Điều 180 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình là
việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với
tài sản đang chiếm hữu.”. Mà bà Nhãn trong q trình giao dịch có nhiều yếu tố để
tin rằng việc chuyện nhượng mảnh đất là hoàn toàn hợp pháp.
Đầu tiên, việc mua bán đất được lập văn bản do bà Hiền viết và có sự xác nhận
của ơng Kháng (lúc đó là Chủ tịch UBND xã). Bà Nhãn cho rằng với sự làm chứng
của ông Kháng là một cán bộ của địa phương nên sẽ có những hiểu biết nhất định
về pháp luật đối với giao dịch này. Nên việc ông Kháng không phản đối và đứng ra
làm chứng khiến cho bà Nhãn tin rằng mình đang giao dịch đúng pháp luật.
Tiếp theo, khi mua bán đất, ông bà đã hỏi ý kiến của vợ chồng bà Vươn, vợ
chồng bà Vợt và một vài người trong họ hàng nhà chị Hiền và họ đều nhất trí để
chị Hiền bán đất cho bà Nhãn với lý do bà Mận đã đi lấy chồng mới nên khơng có
liên quan gì đến mảnh đất nhà chồng cũ nữa. Nên bà đã khơng xin ý kiến của bà

Mận vì cũng nghĩ rằng chị Hiền mới là chủ sở hữu của mảnh đất. Điều này có thể
xuất phát từ tư tưởng lạc hậu của người dân nông thôn từ những ngày xưa khi mà
người phụ nữ khi lấy chồng mới phải bỏ lại tồn bộ tài sản cho gia đình nhà chồng
cũ.
Hơn nữa, tại thời điểm bà Nhãn mua đất của chị Hiền mà bà đang sinh sống ở
nhà chồng tại xóm 5 thơn Lũng Đơng, xã Đằng Hải, huyện An Hải thì bà vẫn biết
rõ việc này và khơng có ý kiến thắc mắc gì. Chỉ đến năm 2007 bà Nhãn đi làm thủ
tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cán bộ Ủy ban phường yêu cầu phải
có chữ ký của bà Mận trong giấy chuyển nhượng đất năm 1978 do đó bà Nhãn đã
6


phải đi gặp bà Mận đến xin chữ ký nhưng bà Mận khơng ký nên đã phát sinh tranh
chấp. Có thể suy đốn rằng chính bà Mận cũng khơng biết rằng mình cịn quyền sở
hữu với mảnh đất cho đến khi bà Nhãn có u cầu ký chuyển nhượng thì mới nhận
ra. Do đó, có thể dựa vào những căn cứ này bà Nhãn đã nghĩ mình hồn tồn có
quyền sở hữu với mảnh đất từ giao dịch với chị Hiền nên bà Nhãn đã chiếm hữu
một cách ngay tình.
Bà Nhãn đã chiếm hữu mảnh đất liên tục từ khi giao dịch năm 1978 đến năm
2013 (thời điểm bà Mận khởi kiện) mà khơng hề có bất kỳ tranh chấp nào. ngay
sau khi mua đất, gia đình bà Nhãn tiến hành canh tác, xây dựng và sinh hoạt trong
một thời gian dài (gần 30 năm) mà không hề thấy ai có ý kiến phản đối gì. Cuối
cùng về thời hiệu, Bà Nhãn và gia đình đã chiếm hữu mảnh đất ngay tình, liên tục,
cơng khai trong suốt thời gian từ năm 1978 (thời điểm giao dịch với chị Hiền) đến
năm 2013 (thời điểm bà Mận khởi kiện) như vậy đã chiếm hữu tổng cộng 35 năm
và đáp ứng yêu cầu về thời hiệu của Điều 236 BLDS 2015.
Do đó bà Nhãn đã được BLDS 2015 công nhận là chủ sở hữu đối với mảnh đất
này đồng thời theo khoản 7 Điều 237 Bộ luật này cũng quy định: “Tài sản đã được
xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này” là căn cứ
chấm dứt quyền sở hữu. Nên bà Mận đã khơng cịn được coi là chủ sở hữu của

mảnh đất này nữa. Vì vậy việc tòa án yêu cầu bà Nhãn là chủ sở hữu mảnh đất phải
trả lại mảnh đất phải trả lại mảnh đất cho bà Mận là người đã chấm dứt quyền sở
hữu là vô lý, trái quy định của pháp luật.
Đối với mảnh đất mà ông Chờn và gia đình đang sở hữu thì theo quy định tại
khoản 2 Điều 133 BLDS 2015: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài
sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển
giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn
7


cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó khơng bị
vơ hiệu”
Trước năm 1986, chị Hiền cắt 360m 2 đất đổi cho HTX Đằng Hải lấy đất mặt
đường. Sau đó, chị Hiền đổi 360m 2 đất cho ông Lê lấy 3 chỉ vàng, bà Vợt đề nghị
chuộc lại để con trai bà là anh Giảng mua và được ông Lê đồng ý. Ngày 3/8/1986,
chị Hiền bán cho anh Giảng 360m2 đất với giá 20.000 đồng tiền mới. Sau đó, anh
Giảng đổi phần đất đã mua cho HTX Đằng Hải lấy phần đất mặt đường. Như vậy
phần đất sau 2 lần trao đổi là 720m 2 đã được chuyển quyền sở hữu sang cho HTX
Đằng Hải. Hay nói cách khác tài sản này đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Tồn bộ diện tích đất khoảng 540m2 mà ơng Chờn và gia đình đang quản lý sử
dụng tại tổ dân phố số 6 phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phịng là
do gia đình ơng Chờn được HTX Đằng Hải cấp đối đối với diện tích 01 sào 06 đất
hoa màu mà gia đình ơng đã mua của ơng Thích từ năm 1990. Việc cấp đổi đó
được thể hiện bằng biên lai thu lệ phí địa chính ngày 09/02/1991. Ông Chờn đã căn
cứ vào việc mảnh đất được đăng ký thuộc quyền sở hữu của HTX Hải Đằng để tiến
hành giao dịch. Nên theo quy định này giao dịch giữa ông Chờn và HTX Hải Đằng
không bị vô hiệu và vẫn có giá trị hiệu lực làm phát sinh quyền sở hữu của ông
Chờn đối với mảnh đất này.
Như vậy, thì ơng Chờn cũng đã được BLDS 2015 công nhận quyền sở hữu đối

với mảnh đất này và bà Mận cũng bị chấm dứt quyền sở hữu theo khoản 7 điều 237
của BLDS 2015. Quyết định của tòa án về việc ông Chờn phải trả lại mảnh đất cho
bà Mận là một quyết định trái với pháp luật.
3. Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với
quy định của pháp luật
8


Dựa trên những kết luận của chúng tôi về vụ việc là quyền sở hữu mảnh đất
thuộc về ông Chờn và bà Nhãn nên cách giải quyết của tòa án yêu cầu họ phải trả
lại mảnh đất cho chủ sở hữu cũ là bà Nhãn là chưa phù hợp với các quy định của
pháp luật. Do đó nhóm chúng tơi xin đề xuất ra cách giải quyết như sau:
Thứ nhất, cần công nhận ông Chờn và bà Nhãn là chủ sở hữu mảnh đất thực tế
thông qua các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. UBND xã nơi
quản lý mảnh đất phải có trách nhiệm cấp cho ông Chờn, bà Nhãn giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và bà Mận có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện để bà Nhãn và
ông Chờn xác lập quyền sở hữu đối với mảnh đất này. Có như vậy thì mới có thể
giúp họ tránh được các tranh chấp về sở hữu mảnh đất đồng thời họ có thể thực
hiện các quyền sở hữu đối với mảnh đất mà không gặp trở ngại.
Thứ hai, bà Mận là chủ sở hữu của mảnh đất nhưng do con gái bà thực hiện
giao dịch trong khi khơng có sự đồng ý của bà nên trong trường hợp này lỗi sai
hoàn toàn thuộc về chị Hiền và bà Mận là người chịu thiệt hại. Theo khoản 3 Điều
133 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ người thứ
ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định
tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến
việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và
bồi thường thiệt hại.”.
Theo kết quả thẩm định, định giá tài sản ngày 13/5/2020 đối với thực trạng sử
dụng đất của bà Nhãn và ông Chờn đang quản lý và sử dụng thể hiện: Thực tế trên
diện tích đất của bà Nhãn đang sử dụng là 1.611,99m 2 và các cơng trình xây dựng

trên đất (có sơ đồ đo vẽ chi tiết); thực tế điện tích đất ông Chờn đang sử dụng là
561,13m2 và các công trình xây dựng trên đất (có sơ đồ đo vẽ chi tiết). Tổng thể
diện tích của bà Nhãn và ơng Chờn là 2.173,12m 2 (đất chưa có có giấy chứng nhận
9


quyền sử dụng đất, hiện nằm trong quy hoạch dự án do địa phương cung cấp). Tại
thời điểm Toà án xét xử giá trị đất theo giá nhà nước quy định có giá khoảng 4
triệu/m2, giá trị đất theo giá thị trường tạo thời điểm hiện tại có giá khoảng 8
triệu/m2.
Như vậy, do bà Mận khơng thể địi lại được mảnh đất của giao dịch giữa chủ
thể có lỗi là chị Hiền và người thứ ba ngay tình (bà Nhãn và ơng Chờn) nên chị
Hiền sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Mận dựa trên kết quả thẩm định
định giá và diện tích mảnh đất. Đồng thời chị Hiền cũng sẽ phải bồi thường tồn bộ
chi phí kiện tụng của bà Mận.
4. Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hồn thiện quy
định pháp luật hiện hành
4.1. Quan điểm của nhóm
Cần giảm thời gian xác lập quyền sở hữu đối với người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai.
Cần bổ sung thêm những quy định về công nhận giao dịch dân sự có hiệu lực
trong những trường hợp mà giao dịch đó được cho là cần thiết.
4.2. Phân tích quan điểm
4.2.1. Cần giảm thời gian xác lập quyền sở hữu đối với người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai.
Hiện tại, Điều 236 BLDS 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời
hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác

có liên quan quy định khác.”. Có thể thấy điều luật này đang bảo vệ chủ sở hữu của
tài sản một cách tuyệt đối khi mà thời gian để người chiếm hữu ngay tình, liên tục,
cơng khai được xác lập quyền sở hữu lên tới 10 năm đối với động sản và 30 năm
10


đối với bất động sản. Việc bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản là vô cùng
cần thiết, tuy nhiên nên có sự điều chỉnh về thời gian để tạo sự khách quan cũng
như công bằng đối với người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai. Khi xét vào vụ án trên, bà Nhãn sau
khi mua mảnh đất của chị Hiền đã khai thác mảnh đất một cách ngay tình, liên tục,
cơng khai suốt hơn 30 năm, mọi người xung quanh đều biết và theo như lời khai
của các bên liên quan thì chủ sở hữu của mảnh đất là bà Mận cũng biết điều đó.
Nhưng đến cuối cùng theo quyết định của Tồ án thì bà Nhãn vẫn phải trả lại đất
gia đình đang sử dụng cho chủ sở hữu là bà Mận. Nhóm chúng tơi kiến nghị, thời
gian để xác lập quyền sở hữu đối với người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công
khai nên giảm xuống tối đa 5 năm đối với động sản và tối đa 15 năm đối với bất
động sản. Việc chủ sở hữu bỏ mặc tài sản của mình, cụ thể ở đây là mảnh đất trong
suốt 29 năm khơng quan tâm nhưng khi quay lại thì vẫn giành được quyền sở hữu
là hơi vơ lí cũng như thiếu công bằng đối với người đang chiếm hữu ngay tình tài
sản đó.
4.2.2. Cần bổ sung thêm những quy định về cơng nhận giao dịch dân sự có
hiệu lực trong những trường hợp mà giao dịch đó được cho là cần
thiết.
Dựa trên tình tiết của vụ án và lời khai của các bên có liên quan có thể thấy
rằng nguyên nhân phát sinh tranh chấp mảnh đất này là do chị Hiền cần tiền để
phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình nên đã bán đi mảnh đất của bà Mận là mẹ chị
trong khi ở thời điểm đó chị mới 14 tuổi. Sau khi bố chết, mẹ của chị Hiền là bà
Mận phải có trách nhiệm ni dưỡng con gái mình. Nhưng từ khi về nhà chồng
mới bà đã bỏ mặc con gái của mình dẫn đến việc chị Hiền khơng có tiền để chi trả

cho cuộc sống. Việc chị bán mảnh đất của mẹ mình là để trang trải cho cuộc sống.
Nhưng với cơ chế hiện tại của BLDS thì việc một người khơng phải là chủ sở hữu
11


lại đi bán tài sản là trái với pháp luật nên giao dịch sẽ bị vô hiệu tuyệt đối, bên
cạnh đó khi tham gia giao dịch chị Hiền là mới 14 tuổi. Vì vậy nhóm chúng tơi
kiến nghị cần có thêm quy định của pháp luật để cơng nhận tính hợp pháp đối với
các vụ việc tương tự như vụ việc của chị Hiền. Chúng tơi có đề xuất như sau: Giao
dịch dân sự sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp người phụ thuộc bán tài sản của
người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chu cấp khi mà người này cố tình trốn tránh
trách nhiệm ni dưỡng, chu cấp cho người phụ thuộc; người phụ thuộc có quyền
giao dịch một hoặc toàn bộ phần tài sản do người kia làm chủ sở hữu nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; người tiến hành giao dịch sẽ được công nhận
là chủ sở hữu trong trường hợp người phụ thuộc có nhu cầu bán. Tuy nhiên để
tránh tình trạng lợi dụng điều luật để tiến hành các giao dịch trái pháp luật thì
muốn được áp dụng điều luật này cần tuân thủ những điều kiện sau: Đầu tiên người
phụ thuộc chỉ có quyền giao dịch trong trường hợp mà người có trách nhiệm ni
dưỡng, chu cấp cho mình có thái độ trốn tránh trách nhiệm, bỏ rơi; Thứ hai, người
này nếu muốn thiết lập giao dịch tài sản thì phải thông qua một người giám hộ
đồng ý cho thực hiện giao dịch; Thứ ba, chỉ được tự ý giao dịch trong trường hợp
không thể liên lạc với chủ tài sản trong thời gian tối đa 2 tuần, còn nếu như vẫn
liên lạc được thì phải báo cho người này biết, trường hợp có thể liên lạc nhưng lại
cố tình khơng báo thì giao dịch sẽ bị coi là vơ hiệu; mục đích của việc giao dịch tài
sản phải là nhằm phục vụ cho những nhu cầu, thiết yếu hàng ngày nếu như phục vụ
các mục đích khác thì giao dịch không được công nhận, việc đánh giá các nhu cầu
thiết yếu phải căn cứ trên tình hình thực tế để kết luận. Như vậy nếu muốn đáp ứng
được quy định này thì phải tuân thủ hết theo những yêu cầu bên trên, từ đó sẽ giúp
tránh được tình trạng lách luật hay lợi dụng luật để tiến hành các giao dịch trái
pháp luật.


12



×