Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.09 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NUPRO®
TRONG THỨC ĂN HEO CAI SỮA CĨ 1%
HAY 2% BỘT HUYẾT TƯƠNG

Ngành
Khóa
Lớp
Sinh viên thực hiện

:
:
:
:

CHĂN NUÔI
2003 – 2007
CHĂN NUÔI 29
TRẦN NGUYÊN HÀ


-2007-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NUPRO®
TRONG THỨC ĂN HEO CAI SỮA CÓ 1%
HAY 2% BỘT HUYẾT TƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Dương Duy Đồng

Trần Nguyên Hà


- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: TRẦN NGUYÊN HÀ
Tên luận văn “Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro ® trong thức ăn
heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương”
Đã hồn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………

Giáo viên hướng dẫn


TS Dương Duy Đồng


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu, cùng tồn thể q thầy cơ trong khoa Chăn Ni - Thú Y và
tồn thể cán bộ cơng nhân viên Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu
cho em trong suốt quá trình học tập.
Thành kính ghi ơn
Thầy Dương Duy Đồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn từng bước, từng chi
tiết cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn
Chị Nguyễn Thị Ý Thơ, công ty Alltech, đã cung cấp chế phẩm Nupro ®. Ông
Nguyễn Anh, Dr Gil, Ban giám đốc San Miguel Pure Foods; anh Xuân, chị Mai,
các anh chị thuộc bộ phận kiểm tra chất lượng; cùng toàn thể các anh chị cơng
nhân trại I và trại III, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp Chăn Nuôi-29 đã động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Trần Nguyên Hà

iii



MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU...........................................................................2
1.2.1. Mục đích...................................................................................................2
1.2.1. Yêu cầu......................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN.....................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA VÀ DINH DƯỠNG HEO CON.............................3
2.1.1. Thay đổi của bộ máy tiêu hoá khi cai sữa ................................................3
2.1.2. Dinh dưỡng cho heo cai sữa......................................................................3
2.1.3. Myo-Inositol.............................................................................................5
2.1.4. Nuclotides.................................................................................................5
2.1.5. Thức ăn cung protein.................................................................................7
2.1.6. Bột huyết tương.........................................................................................8
2.2. CHẾ PHẨM NUPRO® .................................................................................8
2.2.1. Mơ tả sản phẩm ........................................................................................8
2.2.2. Một số kết quả đã thí nghiệm trên heo con...............................................9
2.3. CÔNG TY SAN MIGUEL...........................................................................11
2.3.1. Giới thiệu...............................................................................................11
2.3.2. Giống.....................................................................................................12
2.3.3. Cơng tác giống.......................................................................................12
2.3.4. Cơ cấu đàn.............................................................................................13
2.3.5. Quy trình vệ sinh phòng dịch.................................................................14
2.3.6. Xử lý chất thải.......................................................................................14
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................................................16

iv



3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM........................................................................16
3.1.1. Thời gian ................................................................................................16
3.1.2. Địa điểm.................................................................................................16
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM.........................................................................16
3.2.1. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................16
3.2.2. Sơ đồ phân lơ thí nghiệm........................................................................17
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM.........................................................................17
3.3.1. Heo thí nghiệm.......................................................................................17
3.3.2. Quy trình tiêm phịng vaccin heo con.....................................................18
3.3.3. Chuồng trại.............................................................................................19
3.3.4. Chăm sóc................................................................................................19
3.3.5. Cơng thức thức ăn thí nghiệm.................................................................20
3.4. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI..............................................21
3.4.1. Tăng trọng..................................................................................................21
3.4.2. Thức ăn thí nghiệm...................................................................................21
3.4.3. Số ngày heo tiêu chảy................................................................................21
3.4.4. Tỷ lệ heo chết.............................................................................................22
3.4.5. Chi phí thức ăn cho tăng trọng...................................................................22
3.4.6. Xử lý số liệu.............................................................................................22
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................23
4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN.......................................23
4.2. TĂNG TRỌNG............................................................................................23
4.2.1. Trọng lượng kết thúc...............................................................................24
4.2.2. Tăng trọng bình quân...............................................................................25
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối.................................................................................26
4.3. THỨC ĂN....................................................................................................27
4.3.1. Thức ăn tiêu tụ bình quân........................................................................28
4.3.2. Hệ số sử dụng thức ăn..............................................................................29
4.4. SỨC KHỎE..................................................................................................29

v


4.4.1. Ngày tiêu chảy.........................................................................................29
4.4.2. Tỷ lệ chết.................................................................................................30
4.5. CHI PHÍ TĂNG TRỌNG.............................................................................31
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................33
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................33
5.2. TỒN TẠI......................................................................................................33
5.3. ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................35
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 37

vi


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mức tăng trưởng của heo con cai sữa...................................................5
Bảng 2.2. Kết quả thí nghiệm trên heo con bổ sung nucleotides..........................7
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm Nupro®...................................11
Bảng 2.4. Trọng lượng heo giống.......................................................................13
Bảng 2.5. Cơ cấu đàn trại I khu A.......................................................................13
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.......................................................................16
Bảng 3.2. Sơ đồ phân lơ thí nghiệm đợt I...........................................................17
Bảng 3.3. Sơ đồ phân lơ thí nghiệm đợt II..........................................................17
Bảng 3.4. Lịch tiêm phòng cho heo con.............................................................18

Bảng 3.5. Nhiệt độ-ẩm độ chuồng trại................................................................18
Bảng 3.6. Cơng thức thức ăn thí nghiệm............................................................20
Bảng 3.7. Thành phần dinh dưỡng thức ăn theo công thức.................................20
Bảng 4.1.Thành phần dinh dưỡng thức ăn phân tích phịng thí nghiệm..............23
Bảng 4.2. Kết quả tăng trọng .............................................................................24
Bảng 4.3. Kết quả sử dụng thức ăn.....................................................................27
Bảng 4.4. Tình trạng sức khỏe............................................................................29
Bảng 4.5. Chi phí thức ăn cho tăng trọng...........................................................31

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1.

Giá trị pH trong dạ dày heo cai sữa 6 giờ đầu..................................4

Hình 2.2.

Cấu trúc nucleotides........................................................................6

Biểu đồ 4.1. Trọng lượng kết thúc thí nghiệm ...................................................25
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân......................................................................26
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng tuyệt đối ......................................................................26
Biểu đồ 4.4. Thức ăn tiêu thụ bình qn.............................................................28
Biểu đồ 4.5. Hệ số chuyển hóa thức ăn ..............................................................28
Biểu đồ 4.6. Số ngày tiêu chảy ..........................................................................30
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ heo chết ở thí nghiệm............................................................30
Biểu đồ 4.8. Chi phí thức ăn cho tăng trọng.......................................................31


ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khảo sát việc sử dụng chế phẩm Nupro ® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay
2% bột huyết tương.
Thí nghiệm gồm hai đợt, đợt 1 từ 07-02 đến 03-3-2007 tại trại III, đợt 2 từ 26-02
đến 22-3-2007 tại trại I, thuộc công ty San Miguel Pure Foods, xã Lai Hưng, huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Đợt 1 có 432 heo con cai sữa được bố trí vào 03 lơ theo kiểu hồn tồn ngẫu
nhiên với 04 lần lập lại/lô. Heo ở lô đối chứng cho ăn thức ăn căn bản có 2% bột
huyết tương; lơ 2 được cho ăn thức ăn có 2% bột huyết tương cộng với 2% Nupro®;
và lơ 3 cho ăn khẩu phần có 1% bột huyết tương và 2% Nupro®. Đợt thí nghiệm 2
được thực hiện tương tự trên 216 heo. Kết quả ở đợt 1 tăng trọng bình quân (kg/con)
và tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) ở lô 3 là cao nhất (13,27 và 0,25), tiếp theo là lô
2 (12,24 và 0,2) và thấp nhất ở lô 1 (11,85 và 0,19). Sự khác biệt rất có ý nghĩa
P<0,01. Ở đợt 2 tăng trọng bình quân (kg/con) và tăng trọng tuyệt đối (kg/con/ngày) ở
lô 3 là cao nhất (14,79 và 0,284), tiếp theo là lô 2 (14,76 và 0,283) và thấp nhất ở lơ 1
(14,6 và 0,275). Sự khác biệt khơng có ý nghĩa với P>0,05.
Thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) ở đợt 1 cao nhất là lô 3 (0,36) thấp
nhất là lô 1 (0,31) và lô 2 (0,32); ở đợt 2 lô 1 (0,36) và lô 2 (0,36), thấp nhất là lô 3
(0,35). Hệ số chuyển biến thức ăn ở các lô 1; 2 và 3 ở đợt 1 lần lượt là 1,67; 1,55 và
1,45; ở đợt 2 là 1,25; 1,26 và 1,32.
Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng (đồng) của heo ở đợt 1 và đợt 2 ở lô 1 là
thấp nhất (12914,11và 10207,56) so với lô 2 (13841,5 và 11251,8) và lơ 3 (13051,45
và 11251,25).
Dùng 2% Nupro® và 1% bột huyết tương trong thức ăn heo con cai sữa cải thiện
được tăng trọng cho heo và thu được hiệu quả kinh tế khi nuôi heo ở mật độ cao.


x



1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, ngành chăn nuôi cũng có
những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Trong đó chăn ni heo chiếm
phần lớn trong tổng thể ngành chăn nuôi.
Để chăn nuôi heo thu được lợi nhuận tối đa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong
đó tỉ lệ heo sống sót sau cai sữa chiếm một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì ở giai đoạn
cai sữa heo rất mẫn cảm với nhiều yếu tố như chuồng trại, bệnh tật, thức ăn, chăm
sóc, vệ sinh phòng bệnh… chỉ cần một yếu tố bất lợi là có thể làm cho đàn heo bị chết
hoặc cịi cọc gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà chăn nuôi.
Hiện nay một vấn đề rất được quan tâm là thức ăn cho heo cai sữa. Nâng cao
chất lượng thức ăn làm cho heo con ăn được nhiều tăng trọng cao và không gây tiêu
chảy (Nguyễn Văn Hiền, 2002). Các mức năng lượng và protein thấp dưới nhu cầu
của NRC (National Research Council) sẽ làm giảm khả năng chống chịu của heo con
(Hội Đồng Hạt Cốc Hoa Kỳ, 2000). Thường ở giai đoạn này người ta phối hợp các
sản phẩm từ sữa, bột cá, bột huyết tương và ngũ cốc nấu chín để đáp ứng nhu cầu cai
sữa cho heo được tốt nhất (Nguyễn Văn Hiền, 2002).
Trong đó bột huyết tương có trong thức ăn với mục đích là cung một lượng đạm
chất lượng cao, khả năng đề kháng với các yếu tố bất lợi bên ngoài,và tạo độ ngon
miệng cho heo con. Tuy nhiên hiện nay việc sử dung bột huyết tương cũng có những
hạn chế của nó, như lượng sản phẩm có chất lượng cao không nhiều và giá cả khá đắt,
việc giới hạn nguồn đạm động vật (như bột thịt, thịt-bột xương, huyết tương) từ khẩu
phần ăn động vật nhằm ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi
và đặc biệt cho người (như bò điên, thương hàn) cũng đang được đề cập tới.

Việc sử dụng một loại sản phẩm khác thay thể bột huyết tương với công dụng
như trên nhưng khắc phục được các nhược điểm đã nêu đang được nghiên cứu nhiều.


2
Các sản phẩm từ việc ly trích nấm men có thể cung một lượng đạm khá cao và
dễ tiêu hoá, hiện nay đang được sản xuất và sử dụng tương đối phổ biến tại nhiều
nước trên thế giới trong thức ăn heo.
Từ thực tế trên, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi-Thú Y Trường ĐH Nông
Lâm TPHCM - Ban giám đốc trại heo San Miguel cùng với sự hướng dẫn của TS
Dương Duy Đồng chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát việc sử dụng chế phẩm
Nupro® trong thức ăn heo cai sữa có 1% hay 2% bột huyết tương”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
So sánh việc sử dụng chế phẩm Nupro ® trong thức ăn heo cai sữa có 1% và 2%
bột huyết tương với thức ăn có 2% bột huyết tương và khơng sử dụng chế phẩm
Nupro®.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi hiệu quả của ba loại thức ăn trên heo cai sữa trong giai đoạn 26 - 50
ngày tuổi. Thu thập và xử lý số liệu về chỉ tiêu tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ bình
quân, số ngày tiêu chảy, tỷ lệ chết, chi phí cho một kg tăng trọng.


3

PHẦN II. TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA VÀ DINH DƯỠNG HEO CON
2.1.1. Thay đổi của bộ máy tiêu hoá khi cai sữa
Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3-4 tuần tuổi. So
với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi khoảng 75%

trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho
đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson và Kidder, 1986 - trích Trần Thị Dân, 2004).
Vài enzyme tiêu hoá (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng,
do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Việc giảm chiều dài của
nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay
thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng nhạy cảm đối với bệnh do E.
coli. Những thay đổi nhung mao và mào ruột được thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo
dài trong ít nhất 5 tuần.
Sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hoá đối với kháng nguyên
trong khẩu phần được thể hiện qua nhiều cách, bao gồm sự tiết IgA, tạo IgM và IgG
trong huyết thanh, IgE hoặc sự miễn dịch trung gian tế bào. Thất bại trong việc điều
hồ các đáp ứng này có thể đưa đến bệnh tích ở đường ruột. Những thay đổi này xảy
ra trong vòng 7-10 ngày. Người ta cho rằng những thay đổi này là do miễn dịch trung
gian tế bào đối với những thành phần trong thức ăn.
Ở heo sau cai sữa, dù khơng có E. coli gây bệnh, việc gia tăng số tế bào ở mào
ruột và bất dưỡng của nhung mao ruột thường đi kèm với hấp thu kém thức ăn.
2.1.2. Dinh dưỡng cho heo cai sữa
Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột từ bình qn 16
bữa ngày với sữa mẹ, một thức ăn ngon miệng, rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hố
sang thức ăn khơ với những thành phần khó tiêu hố và kém ngon miệng hơn. Khi cai
sữa khả năng tiêu hoá thức ăn khô và sức đề kháng của heo con bị giảm đi rất nhiều.
Khả năng tiêu hóa rất hạn chế đó của heo con có khi cịn bị suy giảm đi do tác động
của việc cai sữa đối với biểu mô của ruột. Kết quả là có một thời kỳ lượng thức ăn


4
được hấp thu vào cơ thể của heo con cai sữa bị giảm; mức và thời gian giảm đó phụ
thuộc vào tính ngon miệng và dễ tiêu hố của thức ăn, chế độ chăm sóc và trọng
lượng cơ thể của heo con sau khi cai sữa.
HCl tự do xuất hiện từ ngày thứ 25 và tính kháng khuẩn xuất hiện từ ngày thứ 40

sau khi sinh. Hơn nữa, ở heo con 20-30 ngày tuổi, dạ dày chưa phân giải được protein
thực vật. Do đó, tập cho heo con ăn sớm thức ăn hạt rang để tác động tiết dịch vị sớm
hơn là điều hết sức cần thiết.
Trong một số trường hợp, lượng thức ăn vào cơ thể heo con giảm do phải tiêu
hoá một lượng thức ăn quá lớn đối với hệ tiêu hoá và dẫn đến heo con bị tiêu chảy
hàng loạt. Để đề phòng và hạn chế tới mức thấp nhất bệnh tiêu chảy sau khi cai sữa,
nên hạn chế thức ăn trong mấy ngày đầu sau khi cai sữa. Mặc dầu hạn chế mức cho ăn
như vậy cơ thể có thể giảm nhẹ bệnh tiêu chảy và hiện tượng phù nề ở ruột, nhưng
mức độ tăng trưởng của heo con có thể bị suy giảm theo, nói chung tốt nhất là để cho
heo con được tự do tiếp thụ thức ăn. Ngoài ra vệ sinh chuồng trại kém, chuồng ẩm ướt
heo con bị lạnh, trong điều kiện đó nhiều chủng loại vi sinh vật có hại tăng mật số,
xâm nhập đường ruột heo con, thừa dịp heo con bị lạnh yếu sức sẽ bộc phát bệnh tiêu
chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
pH

pH 5.8 - 7.1
pH 2.3 - 3.2

giờ

Hình 2.1. Giá trị pH trong dạ dày của heo cai sữa trong 6 giờ đầu (Degussa)


5
Bảng 2.1. Mức tăng trưởng của heo con cai sữa có trọng lượng trong khoảng

6–

20 kg (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân , 1999)
Chỉ tiêu

Tăng trọng bình quân (gram/con/ngày)
Lượng thức ăn bình quân (gram/con/ngày)
Hệ số tiêu tốn thức ăn
Tỷ lệ chết (%)

Khá
Tốt Tốt nhất
340 455
545
705 770
770
2,0
1,7
1,4
2,5
1,5
0,5

2.1.3. Myo-Inositol
Là một alchol mạch vịng có 6 carbon, là một phần của acid phytic trong thực
vật. Inositol phân bố rất rộng trong tổ chức tế bào động thực vật. Nó là một bộ phận
của phospholipid như là lipositol trong màng tế bào. Inositol có chứa nhiều nhất trong
hạt, phần lớn liên kết với phospho thành acid phytic. Cá hồi được nuôi dưỡng với
khẩu phần thiếu inositol thì có sự tích lũy rất nhiều triglyceride và cholesterol, nhưng
phospholipid rất thấp trong gan. Sự thiếu inositol trong thức ăn làm cho sức sản xuất
của một số động vật giảm thấp mặc dù các chất dinh dưỡng khác đầy đủ. Burtle cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa hoạt động tổng hợp inositol trong gan của chuột ăn khẩu
phần thiếu inositol so với đủ, ông không giải thích được hiện tượng này trên cá basa.
Inositol có rất nhiều trong tế bào nấm men và được dùng trong thức ăn cho heo
con cai sữa. Inositol tác động lên cấu trúc và chức năng của màng tế bào, là nguồn

cung arachidonic và là chất trung gian của kích thích đáp ứng bên ngồi tế bào
(Combs, 1998 - trích từ Rutz và cs, 2006).
2.1.4. Nucleotides
Nucleotide là đơn vị cấu trúc cơ bản của ADN và ARN, một nucleotid bao gồm 3
thành phần base nitơ, đường pentose và acid phosphohydric (H 3PO4). Base nitơ bao
gồm 2 purine là adenine và guanine, và 2 pyrimidine là cytosine và thymine. Trong
ARN uracin được thay thế cho thymine. Đường pentose ở ARN là đường ribose còn ở
ADN là đường deoxyribose.


6

Hình 2.2. Cấu trúc Nucleotides
Nếu như khơng có nhóm phosphate, hợp chất được xem như là một nucleoside.
Trong dạng acid nucleic, nucleotides có chức năng quan trọng như là một mã di
truyền. Thông tin di truyền chứa trong ADN ( ngoại trừ trong trường hợp là ARN
virus) cung cấp mã thông tin cho tất cả các protein sản xuất trong cơ thể, nơi mà hoạt
động của ARN như là một thơng tin hố học được lặp lại trong thơng tin dự trữ, ở
ADN từ nhân của tế bào. Ngoài vai trị trong di truyền và sản xuất protein, nucleotides
cũng có vai trị chính trong hầu hết tất cả các q trình sinh học như:
- Dự trữ năng lượng, trong thành phần chính của adenosine tri- phosphate (ATP).
Là một thành phần quan trọng của coenzyme như nicotinamide adenine dinucleotide
(NAD), nicotiamide adenine dinucleotide phosphate (NADP), flavin adenine
dinucleotide (FAD) và coenzyme, tất cả có vai trị trong sự chuyển hố carbonhydrate,
protein, chất béo (Mateo, 2005 - trích Fegan F. D., 2006).
- Kiểm sốt mỗi phản ứng của enzyme.
- Nó có vai trị quan trọng trong tất cả các cơ quan với sự nhân lên nhanh chóng
của các tế bào: các tế bào trong hệ miễn dịch, các tế bào tiêu hoá ruột, vi nhung mao ở
ruột, tế bào gan.
Nucleotides được xem là một yếu tố quan trọng trong dinh dưỡng động vật có vú

đặc biệt là trong khoảng thời gian phát triển nhanh hay stress sinh lý sự xuất hiện một
vai trò then chốt có khả năng hoạt động hệ thống miễn dịch (Uauy, 1989, Barness,


7
1994; Buren V., 1994 - trích Fegan F. D., 2006). Ngồi ra nucleotides cịn đẩy mạnh
sự phát triển của vi khuẩn có lợi như lactobacilus và bifidobacteria.
Trong nhiều phản ứng sinh hoá, các nucleotides như 5’AMP, 5’CMP, 5’GMP,
5’IMP, 5’UMP được dùng để tạo ra một số chuyển hoá trung gian trong các phản ứng
enzyme. Cung cấp các nucleotides trong khẩu phần tạo ra một nguồn nucleotides sẵn
sàng dùng trong tổng hợp các nucleotides trung gian khi cần đến (Mateo, 2005 - trích
Fegan D. F., 2006).
Nucleotides có trong thức ăn động vật và thực vật ở màng tế bào cần thiết,
thường dưới dạng của nucleoproteins. Nucleotides đặc biệt cao trong dầu cá, dầu động
vật, bột cá, cây họ đậu, chiết xuất từ nấm men và sinh vật đơn bào như nấm men hay
vi khuẩn giàu ARN hay ADN. Trong đó sự cân đối những nucleotides có lợi khác
nhau trong các thành phần. Trong số nguồn đạm hải sản, các loại cá mịi và cá trích có
nguồn guanine cao hơn mực ống, trai, cá thu. Hầu như nấm men được tiêu hoá kém
hơn chiết xuất nấm men, có thể do thành tế bào nấm men là một trở ngại ngăn cản sự
tiêu hóa, trong khi các chiết xuất nấm men có lượng protein hồ tan cao hơn.
(Devresse, 2000 - trích Fegan F. D. , 2006).
Bảng 2.2. Kết quả thí nghiệm trên heo con bổ sung nucleotides (công ty
Chemoforma, 2006)
Heo con 1-39 ngày
Đối chứng* Nucleotides*
Tăng trọng bình quân (g/ngày)
391
420
Thức ăn tiêu thụ bình qn (g/ngày)
589

692
Hệ số chuyển hóa thức ăn
1,51
1,49
* Thí nghiệm được tiến hành trên 17 ơ chuồng, mỗi ơ chuồng có

P
0,0017
0,0012
0,4609
11 heo con (Thí

nghiệm khơng nêu rõ liều nucleotides đã sử dụng).
2.1.5. Thức ăn cung protein
Protein là thành phần dinh dưỡng khơng thể thiếu trong thức ăn hỗn hợp của heo,
nó đứng thứ hai sau năng lượng. Trong thức ăn cho heo con người ta cần phải cung
một nguồn đạm cao, dễ tiêu hóa, và cân đối tỷ lệ các acid amin thiết yếu.
Tuy vậy các nguồn cung đạm tự nhiên trong thức ăn hỗn hợp của heo thường gặp
một số yếu tố hạn chế. Ở đạm thực vật như đậu nành, đậu phộng… có chứa các chất


8
kháng dinh dưỡng (antitrypsin…) hay chứa độc tố (aflatoxin…),và có hàm lượng tinh
bột cao, nó thường khơng cân bằng các acid amin hay các acid béo thiết yếu. Còn
nguồn cung đạm động vật như bột cá, bột huyết, bột thịt… rất dễ nhiễm các vi khuẩn,
vius gây bệnh như salmonella, virus gây bệnh bò điên… hơn nữa hàm lượng dinh
dưỡng thường biến động khó kiểm sốt (bột cá mặn có độ đạm thường không ổn
định…).
2.1.6. Bột huyết tương
Bột huyết tương là sản phẩm từ lò mổ giá trị cao hơn bột huyết nhiều do được

sản xuất từ huyết tương sau khi đã loại bỏ các thành phần hữu hình trong máu. Do vậy
bột huyết tương có hàm lượng protein cao (78%), dễ tiêu hoá do chủ yếu là albumin
và globulin vì vậy nên thành phần các acid amin rất cân đối, và có độ ngon miệng cao
nên phù hợp cho thú non. Trong chăn nuôi, bột huyết tương được dùng trong khẩu
phần tập ăn của heo con theo mẹ (creep feed). Tỷ lệ sử dụng khoảng 2-5% trong khẩu
phần (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Bột huyết tương có giá rất cao nên khơng thể
dùng với tỷ lệ cao vì sẽ không kinh tế.
Bột huyết tương bao gồm các thành phần kháng oxy hóa sinh học như
bilirubin, acid uric, urea và glutathione, các yếu tố này tác động lên các khống vi
lượng thường gây oxy hóa như đồng, sắt, kẽm, và mangan. Với cơ chế là các yếu tố vi
lượng kết hợp với một enzyme (superoxidative dismutase) làm hạn chế sự hoạt động
của catalase và sự hấp thu các chất vi lượng sắt, đồng, kẽm, mangan (Czech A. và
Greala E. G. , 2006).
2.2. CHẾ PHẨM NUPRO®
2.2.1. Mơ tả sản phẩm
Nupro® (Alltech Inc) là một sản phẩm chiết xuất từ nấm men, khơng có nguồn
gốc từ động vật và có thể sản xuất được với số lượng lớn cần thiết. Nó giàu
nucleotides, protein, inositol, vitamin và chất khống, nó có vai trò trong chức năng ở
ruột và đáp ứng miễn dịch. Nupro® là một thay thế lý tưởng cho nguồn thức ăn động
vật và cho các kháng sinh tăng trưởng (Rutz F. và ctv, 2006).


9
Được chiết xuất từ nấm men nên Nupro ® là nguồn cung protein chất lượng cao
chứa trên 50% đạm thô trên vật chất khô, và cân bằng các amino acid tự do, đặc biệt
nó cung đạm dễ tiêu hóa nhất so với các nguyên liệu cung đạm thông thường như bột
cá, bột huyết, nấm men. Ngồi ra nó cịn mang các vitamin nhóm B (nhóm vitamin
thường thiếu trong chăn ni công nghiệp), các phức chất cacbonhydrate (bao gồm
những glucan), và một số khống vi lượng. Vì những tính năng đó nên Nupro ® là
nguồn thay thế tuyệt hảo cho các thức ăn cung đạm thông thường (Craig R.S. và

Mclean E. , 2006).
Ngồi ra Nupro® cịn chứa một lượng nucleotides và inositol để cải thiện tăng
trọng, tăng cường đáp ứng miễn dịch nên rất có lợi trong việc thay thế kháng sinh
tăng trưởng mà không gây tác dụng phụ hay những chất tồn dư gây hại cho người như
dùng kháng sinh tăng trưởng(Rutz F. và ctv, 2006).
2.2.2. Một số kết quả đã thí nghiệm trên heo con
Spring (2001) đã đánh giá việc sử dụng Nupro® trên năng suất và sức khoẻ ở
những heo cai sữa đã bị tiêu chảy bởi E.coli. Trên tổng số 64 heo (trọng lượng đầu là
10 kg), được chia làm 2 lơ. Những heo thí nghiệm cho ăn bằng thức ăn đối chứng và
với Nupro® thay thế 4% protein khoai tây. Heo con cho ăn Nupro ® có tăng trọng ngày
cao hơn, tiêu thụ thức ăn hơn, và có sự chuyển hố thức ăn tốt hơn. Ngồi ra nhóm có
dùng Nupro® ít bị tiêu chảy hơn. Những kết quả này cho thấy việc dùng Nupro ® cải
thiện sức khoẻ và năng suất của heo là có hiệu quả.
Theo Uauy và cộng sự (1994), nucleotides có lợi cho vi nhung mao ở ruột, một
loại vi khuẩn không gây bệnh ở ruột là bifido, nó làm giảm pH ở ruột nhờ có khả năng
thủy phân đường thành acid lactic, và nó thay đổi sự phát triển của các vi khuẩn gây
bệnh. Ngoài vi khuẩn bifido, Mateo và cộng sự (2004 - trích Rutz F. và ctv, 2006) đã
khảo sát sự tăng cường lactobacilli và giảm clostridia trong phân của những con heo
ở khẩu phần ăn có nucleotides. Ngồi ra ruột địi hỏi có nucleotides trong nhiều chức
năng khác(Grimble, 1994, Leleiko và cộng sự, 1983 - trích Rutz F. và ctv, 2006).
Thêm nucleotides trong khẩu phần cho heo là đã làm giảm sự di chuyển vi khuẩn từ
bộ máy tiêu hố (Adjei và Yamamoto, 1995 - trích Rutz F.và ctv, 2006), cải thiện hoạt


10
tính của enzyme ở ruột (Uauy và cộng sự, 1990 - trích Rutz F. và ctv, 2006), tăng
cường DNA, RNA và protein chứa trong niêm mạc ruột (Leleiko và cs, 1987; Uauy
và cs, 1990 - trích Rutz F. và ctv, 2006).
Carlson và cộng sự (2005) đã khảo sát năng suất và hình thái ruột của heo con
được cung cấp với Nupro® hay bột huyết tương. Trong lần thí nghiệm đầu tiên, heo

được chia làm 3 loại khẩu phần có hay khơng có carbadox (55mg/kg) ở giai đoạn cai
sữa (19 ngày tuổi) . Dùng 2 loại khẩu phần thêm bột huyết tương hoặc Nupro ® ở mức
5% (từ 1 đến 14 ngày tuổi) hay 2,5% (từ 15 đến 28 ngày tuổi). Trong lần thí nghiệm
thứ hai heo con được nhận protein huyết tương, Nupro ®, hay khẩu phần đối chứng
trong giai đoạn heo con (thí nghiệm 1) được cho ăn theo 4 giai đoạn từ tăng trưởng tới
xuất chuồng (130 ngày) mà khơng dùng chất kháng sinh. Nhìn chung tăng trọng ngày
và lượng ăn vào cao hơn ở heo con cho ăn thức ăn có chứa bột huyết tương hay
Nupro® so với thức ăn đối chứng. Hơn nữa vào 28 ngày tuổi, độ dày thành ruột và
chiều dài lông nhung nhỏ hơn trong khẩu phần có chứa bột huyết tương hay Nupro ®.
Ngồi ra thức ăn cho heo con sử dụng Nupro ® có tăng trọng ngày tốt hơn so với heo
dùng thức ăn có bột huyết tương hay thức ăn đối chứng. Những kết quả này cho thấy
năng suất tăng trưởng của heo con tốt hơn khi được cho ăn bột huyết tương hay
Nupro® và theo đó giai đoạn tăng trưởng và xuất chuồng tốt hơn trong thức ăn có
Nupro® trong heo con theo mẹ, Nupro® thích hợp với sự phân tiết enzyme và tạo
thuận lợi cho hệ tiêu hóa nên góp phần vào năng suất cao nhất ở heo sau cai sữa.
Chúng ta biết cả trọng lượng của heo con cai sữa và tỉ lệ tăng trưởng trên 7-10
ngày, khoảng thời gian sau cai sữa đều ảnh hưởng đến tỉ lệ tăng trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn tới khi giết mổ. Từ cuộc điều tra của Carlson và cộng sự (2005), Nupro ®
dùng cải thiện tăng trưởng trong heo con thay cho bột huyết tương phun sấy 5% (giai
đoạn 1) và 2,5% (giai đoạn 2), có hay khơng có chất bổ sung kháng sinh.
Tương tự một thí nghiệm khác với khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn có chứa 2% bột
huyết tương phun sấy được thực hiện tại một công ty chuyên về heo ở Brazil. Khảo
sát từ 26 tới 38 ngày tuổi: T1-đối chứng, T2-Nupro® (1,5%), T3-nucleotides nguyên
chất (2,5kg/tấn). Vào 68 ngày tuổi, heo con được ăn thức ăn có chứa Nupro ® thì nặng


11
hơn (T1-23,29 kg, T2-24,39 kg, T3-23,25 kg) và tỷ lệ chết thấp hơn (T1-1,04%, T20,66%, T3-1,56%) so với heo ăn 2 loại thức ăn kia.
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm Nupro®
Thành phần

Chất béo
Carbonhydrate

Năng lượng tiêu hố (heo) Mcal/kg
Năng lượng trao đổi (heo) Mcal/kg
Nucleic acid
Protein thô
Lysine
Alanine
Arginine
Aspartic acid
Cystein
Glutamic acid
Glycine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Methionine
Ornithine
Phenylalanine
Proline
Serine
Taurine
Threonine
Tryptophan
Protein tiêu hoá
Lysin tiêu hoá
Alanine tiêu hoá
Arginin tiêu hoá
Aspartic acid tiêu hoá

Cystein tiêu hoá
Glutamic acid tiêu hoá
Glycine tiêu hoá
Histidine tiêu hoá
Xavier và cộng sự (2005), Schang

%
0,20
22,20
0,40
3,19
2,72
5-7
50,00
2,60
2,94
1,88
3,75
0,40
5,10
1,94
0,97
1,94
3,60
0,74
0,09
1,87
2,11
1,94
1,65

2,46
0,49
43,00
2,22
2,47
1,73
3,33
0,33
4,53
1,57
0,86

Thành phần
Isoleucine tiêu hoá
Leucine tiêu hoá
Methionine tiêu hoá
Ornithine tiêu hoá
Phenylalanine tiêu hoá
Proline tiêu hoá
Serine tiêu hoá
Taurine tiêu hoá
Threonine tiêu hoá
Tyrosine tiêu hoá
Valine tiêu hoá
Tryptophan tiêu hoá
Khoáng
Lưu huỳnh
Na
Phospho
Kali

Magie
Canxi
Sắt ppm
Đồng ppm
Zinc ppm
Mangan ppm
Choline ppm
Niacin ppm
Biotine ppm
Pantothenic acid ppm
Thiamin ppm
Riboflavin ppm
Pyridoxin ppm
B12 ppb
Vitamin E ppm
Inositol, ppm

%
1,68
3,20
0,65
0,07
1,66
1,81
1,55
0,07
1,57
1,43
2,13
0,42

8,20
0,46
1,68
1,53
1,47
0,32
0,05
52,00
3,00
160,00
9,00
3800,00
103,00
0,92
16,60
35,00
23,60
5,95
6,21
17,70
12500

2.3. CÔNG TY SAN MIGUEL
2.3.1. Giới thiệu
Công ty San Miguel Pure Food (SMPF) được thành lập vào tháng 12-2003 từ cơ
sở cũ của công ty Nông Lâm Đài Loan. Công ty nằm trên ấp Cầu Sắt xã Lai Hưng


×