Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG ANALGIN TRONG THỨC ĂN HEO CHỜ PHỐI VÀ HEO NÁI MANG THAI TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG ANALGIN TRONG
THỨC ĂN HEO CHỜ PHỐI VÀ HEO NÁI MANG
THAI TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO

Ngành
Khóa
Lớp
Sinh viên thực hiện

2007

: Chăn ni
: 2003 – 2007
: Chăn nuôi 2003
: Mai Thị Tuyết


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG ANALGIN TRONG
THỨC ĂN HEO CHỜ PHỐI VÀ HEO NÁI MANG
THAI TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO


Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Sinh viên thực hiện
MAI THỊ TUYẾT

2007


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Mai Thị Tuyết
Tên luận văn: “Thử nghiệm việc bổ sung Analgin trong thức ăn heo chờ phối và
heo nái mang thai trong điều kiện nhiệt độ cao”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các y
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 21/09/2007
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn



- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm cùng tồn thể quy thầy cơ khoa Chăn ni Thú y đã tận tình
chỉ dạy và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trường và hồn thành ḷn văn tốt
nghiệp này.



Kính dâng lịng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh

để con có được ngày hơm nay.


Xin bày tỏ lịng kính u sâu sắc đến
TS. Dương Duy Đồng, người đã chỉ dạy cho em bao điều hay, lẽ phải, chia xẻ

cùng em những vui buồn, tận tình giúp đỡ em trong suốt những năm đại học và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.


Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp, chị Nguyễn Thụy Đoan Trang, em Trương Công Trạng

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chia xẻ, động viên và hết lịng giúp đỡ tơi trong thời
gian thực tập tại trại.


Lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Chăn nuôi 29, các chị công nhân cùng các bạn sinh viên

đang sống và học tập tại trại heo đã chia xẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian
học tập đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Mai Thị Tuyết

ii



MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..........................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu..........................................................................2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................3
2.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NI ......................................3
2.1.1. Nhiệt độ ch̀ng ni...............................................................3
2.1.2. Ẩm độ chuồng nuôi..................................................................4
2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA HEO NÁI................................5
2.2.1 Thân nhiệt.................................................................................5
2.2.2. Tần số hô hấp...........................................................................5
2.2.3. Sự điều hòa thân nhiệt ở thú....................................................6
2.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với heo.................................7
2.3. CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU...............................................................8
2.3.1. Số lượng hồng cầu...................................................................8
2.3.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu...............................9
2.3.3. Hemoglobin..........................................................................11
2.4. SƠ LƯỢC VỀ ANALGIN...............................................................11
2.5. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO........................................................15
2.5.1. Sơ lược về trại........................................................................15
2.5.2. Bố trí ch̀ng nuôi ................................................................16
2.5.3. Giống heo, thức ăn và nước uống..........................................17
2.5.4. Quy trình vệ sinh thú y và phịng bệnh cho heo.....................17
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.........................20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM..........................................................20
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM....................................................................20
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM.............................................................21


iii


3.4. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM...............................................................22
3.5. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI.................................22
3.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................26
4.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI......................................26
4.2. THÂN NHIỆT..................................................................................28
4.3. TẦN SỐ HÔ HẤP............................................................................31
4.4. CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU...............................................................33
4.5. TỶ LỆ ĐẬU THAI...........................................................................35
4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN HEO CON............................................36
4.7. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ TRUNG BÌNH CỦA NÁI............36
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................38
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................38
5.2. ĐỀ NGHỊ..........................................................................................39
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................40
PHẦN VII. PHỤ LỤC.........................................................................................42

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy trình tiêm phịng của trại................................................................19
Bảng 3.1. Sơ đờ bố trí thí nghiệm..........................................................................20
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn dành cho nái mang thai.............22
Bảng 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ trung bình của ch̀ng ni qua các tháng..............26

Bảng 4.2. Thân nhiệt trung bình của heo nái ở các lô............................................28
Bảng 4.3. Tần số hô hấp trung bình của heo nái ở các lơ.......................................31
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh ly máu của heo nái ở các lơ thí nghiệm.................33
Bảng 4.5. Tỷ lệ đậu thai của các lô........................................................................35
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu trên heo con .................................................................36
Bảng 4.8. Lượng thức ăn tiêu thụ của nái..............................................................37
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm...............................26
Biểu đờ 4.2. Ẩm độ chng ni qua các tháng thí nghiệm .................................27
Biểu đờ 4.3. Thân nhiệt trung bình của heo nái ở các lơ........................................29
Biểu đờ 4.4. Tần số hơ hấp trung bình của heo nái ở các lô...................................31

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thử nghiệm việc bổ sung Analgin trong thức ăn heo chờ phối và heo nái
mang thai trong điều kiện nhiệt độ cao
Thí nghiệm được tiến hành trên 24 heo chờ phối và heo nái mang thai tại trại
heo thực nghiệm của khoa Chăn nuôi Thú y, trường ĐH Nơng Lâm TP.HCM từ
13/02/2007 đến 30/06/2007. Heo thí nghiệm chia thành 3 lô, mỗi lô 8 con tương đối
đồng đều về giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng phối giống và tình trạng sức khỏe được bố
trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên một yếu tố.
Lơ I (đối chứng) dùng thức ăn căn bản không bổ sung Analgin. Lô II và lơ III
dùng thức ăn căn bản có bổ sung analgin với liều lượng lần lượt là 1 và 2 g/con/ngày.
Toàn bộ số liệu thu nhập và xử ly bằng chương trình Excel và Minitab 14.
Khi nhiệt độ ch̀ng ni >310C, thân nhiệt của heo nái ở lô II tuy có giảm
nhưng sự khác biệt này khơng có y nghĩa về mặt thống kê với P> 0,05. Còn tần số hơ
hấp của heo ở 2 lơ có bổ sung analgin thì khơng giảm.

Số lượng hờng cầu thấp nhất ở lơ III và cao nhất ở lô II. Số lượng bạch cầu ở lô
II và III tương đương nhau và thấp hơn hẳn so với lô I.
Tỷ lệ đậu thai của heo ở cả ba lô đều thấp (không quá 40%), trong đó 2 lơ có bổ
sung analgin có tỷ lệ đậu thai cao hơn so với lô đối chứng.
Số heo con sơ sinh trung bình/ổ và số heo con sơ sinh cịn sống trung bình/ổ ở
lơ II cao nhất (11,75 con; 9,25 con) và ở lô III là thấp nhất (10 con; 8,5 con).
Tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ ở lô I cao nhất (85,7%) và lô II thấp nhất
(78,7%).
Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh và trọng lượng bình quân của heo
con sơ sinh chọn nuôi ở lô II cao nhất (1,3 kg; 1,32 kg) và lô I thấp nhất (1,12 kg; 1,08
kg).

vi


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo phát triển mạnh mẽ ở nước
ta do có những điều kiện thuận lợi như điều kiện về con người, kỹ thuật, thị trường…
Bên cạnh những điều kiện tḥn lợi thì cũng có khơng ít những khó khăn mà ngành
chăn ni của chúng ta đang phải đương đầu. Một trong những khó khăn đó chính là
vấn đề về nhiệt độ.
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên nhiệt độ mơi trường
thường cao hơn mức nhiệt độ giới hạn trên của vật nuôi, nhất là vào những tháng mùa
khô. Đây là một yếu tố bất lợi cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung với
mật độ cao. Riêng đối với heo nái, nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến khả năng
sinh sản của chúng, làm tăng số phôi chết (Trần Thị Dân, 2003), nhiệt độ cao cũng làm
giảm khả năng tiết sữa của nái dẫn đến viêm vú, mất sữa (Võ Văn Ninh, 2005). Mà ai

cũng biết trong một trại heo thì heo nái là khâu quan trọng nhất, nên việc xử ly nhiệt
cho heo nái luôn là vấn đề cấp thiết. Trên thực tế ngoài việc tác động làm thay đổi tiểu
khí hậu ch̀ng ni như làm ch̀ng mát, phun nước…thì người ta cịn sử dụng các
hoạt chất như vitamin C, electrolytes… để chống nóng cho heo. Analgin là một hoạt
chất có tác dụng làm hạ sốt được dùng cho cả người và thú với ưu điểm là giá rẻ.
Nhưng đó chỉ là những kết luận về tác dụng điều trị bệnh chứ chưa có nghiên cứu nào
nói đến sử dụng analgin với mục đích chống nóng cho heo. Vì vậy để tìm hiểu khả
năng sử dụng analgin với mục đích chống nóng cho heo nái thì cần phải tiến hành các
thí nghiệm qua thực tế.
Do đó được sự đồng y của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn nuôi Thú y
trường ĐH Nông Lâm, Ban quản ly trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường ĐH Nơng Lâm Tp.Hờ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy
Đồng chúng tôi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm việc bổ sung Analgin trong thức ăn
heo chờ phối và heo nái mang thai trong điều kiện nhiệt độ cao”.


2

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
- Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung Analgin trong thức ăn của heo chờ phối
và heo nái mang thai trong mùa nóng.
- Yêu cầu
Theo dõi được thân nhiệt, tần số hô hấp, lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ đậu thai,
số heo con sơ sinh/ổ, số heo con sơ sinh còn sống, trọng lượng trung bình của heo con
sơ sinh của những heo thí nghiệm và một số chỉ tiêu liên quan đến thành phần máu.


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NI
2.1.1. Nhiệt độ chuồng ni
Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu tác động rất lớn đến sức khỏe và năng suất của vật
nuôi. Theo Huỳnh Thị Thanh Thủy (2006) thì nhiệt độ tới hạn trên đối với heo ở
khoảng 280C. Khi nhiệt độ mơi trường tăng cao có thể do thời tiết, do mật độ nuôi cao,
hay thông thống kém làm cho sự thải nhiệt của thú khơng hiệu quả. Các q trình
biến dưỡng sẽ giảm, vật ni biếng ăn và giảm năng suất.
Nhiệt độ môi trường cao làm tăng nhịp hô hấp, gây rối loạn chức năng trao đổi
khí, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh ly của heo. (Võ Văn Ninh, 1998).
Cơ thể phản ứng với nhiệt độ xung quanh cao bằng cách giãn mạch ngoại biên để
tăng sự thải nhiệt qua da, đổ mồ hôi và thở dốc. Nếu điều kiện môi trường không được
cải thiện, sự kéo dài quá mức các quá trình này có thể dẫn đến các rối loạn. Sự đổ mờ
hơi và bốc hơi nước qua hơi thở tăng khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, dẫn
đến máu có thể bị cơ đặc, ảnh hưởng tới sự t̀n hoàn máu. Sự tăng nhịp thở cũng dẫn
đến sự giảm nồng độ CO 2 trong máu dẫn đến rối loạn cân bằng acid-base. Bản thân
vật ni cũng tìm cách chịu đựng như tăng nước uống, tăng quá trình thải nhiệt bằng
cách đứng dưới vịi nước chảy, ngâm mình trong vũng nước hay bùn…Nếu tình trạng
nóng kéo dài, các tình trạng trên sẽ trở nên trầm trọng, q trình điều hịa thân nhiệt
hoạt động khơng có hiệu quả nữa, thân nhiệt tăng cao, vật ni có thể suy sụp và chết.
Cảm nóng có thể xảy ra do nhiệt độ mơi trường tăng cao, có thể do thời tiết, do
mật độ ni cao, hay thơng thống kém làm cho sự thải nhiệt khơng hiệu quả. Các q
trình biến dưỡng sẽ giảm, vật nuôi biếng ăn, và giảm năng suất. (Huỳnh Thị Thanh
Thủy, 2006).
Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao heo phải tăng cường q trình tỏa nhiệt thơng
qua tăng cường q trình hơ hấp (vì heo có rất ít tuyến mờ hơi) để duy trì cân bằng
thân nhiệt, do đó tốc độ tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém.
(Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận, 2005).


4


Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường thấp, cơ thể cần phải đáp ứng bằng cách nào
đó để ngăn sự hạ thấp nhiệt. Đầu tiên, q trình điều hịa vật ly được vận dụng để làm
giảm sự mất nhiệt. Nhưng sau đó, nếu q trình này khơng đủ, sự sản sinh nhiệt sẽ gia
tăng và được gọi là điều hòa hóa học.
2.1.2. Ẩm độ chuồng ni
Ẩm độ khơng khí giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể.
Khơng khí trong ch̀ng thường có độ ẩm cao hơn ngồi trời. Độ ẩm trong ch̀ng
ni phụ thuộc vào mật độ thú, kiểu ch̀ng trại và tình trạng vệ sinh của ch̀ng ni.
Hơi nước trong ch̀ng ni có ng̀n gốc từ khơng khí bên ngồi đưa vào, từ hơi
nước thốt ra từ cơ thể vật ni qua mờ hơi và hơi thở, và từ sự bốc hơi của các chất
trong nền chuồng như chất độn chuồng, phân và nước tiểu. Sự bốc hơi nước vào khơng
khí phụ thuộc vào ẩm độ khơng khí và tốc độ gió.
Theo Huỳnh Thanh Thủy (2007), ẩm độ được coi là thích hợp nhất trong chuồng
nuôi gia súc và gia cầm là khoảng từ 50 – 70%. Ẩm độ được coi là cao khi vượt quá
75%. Khi ẩm độ cao quá (trên 90%) sẽ làm vật ni khó chịu, mất cảm giác ngon
miệng và giảm khả năng tiêu hóa. Từ đó tăng trọng và năng suất sản suất cũng như sức
đề kháng sẽ bị ảnh hưởng. Ẩm độ cao tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh tồn tại và
phát triển nhanh, kết hợp với việc vật nuôi bị giảm sức đề kháng, dịch bệnh sẽ phát
sinh. Vào những ngày mưa nhiều và ẩm ướt, tỷ lệ heo con tiêu chảy phân trắng tăng, tỷ
lệ bệnh thấp khớp ở trâu bò tăng và nhiều dịch bệnh xảy ra. Ẩm độ khơng khí cao tạo
điều kiện cho các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trên nền ch̀ng xảy ra nhanh,
giải phóng các khí độc như NH 3, H2S và các khí độc khác vào khơng khí. Ẩm độ cao
trong điều kiện nhiệt độ khơng khí cao hay thấp đều bất lợi cho sức khỏe vật nuôi. Ẩm
độ cao khi nhiệt độ cao sẽ hạn chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi, vật ni dễ bị cảm
nóng. Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ khơng khí cao sẽ làm tăng sự
mất nhiệt cơ thể qua quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị cảm lạnh, dẫn tới việc dễ bị viêm
phổi, viêm phế quản. Khi ẩm độ khơng khí dưới 50% làm cho da và niêm mạc bị khô,
nứt do đó dễ bị nhiễm trùng. Đờng thời lượng bụi trong khơng khí tăng cao do tăng
q trình phát tán bụi làm vật nuôi dễ mắc các bệnh đường hô hấp.



5

2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA HEO NÁI
2.2.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt bình thường thể hiện sự cân bằng trong q trình trao đổi nhiệt. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt nhưng nhờ thần kinh trung ương với trung khu
điều hòa thân nhiệt giúp cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Tuy nhiên,
thân nhiệt của thú vẫn có thể bị thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài hoặc do bệnh ly bên
trong cơ thể. Vì vậy khi đo thân nhiệt ta có thể thấy được ảnh hưởng của những biện
pháp làm giảm thân nhiệt. Thân nhiệt thấp rất nguy hiểm, biểu hiện sự thoái hóa trầm
trọng của cơ thể như khi bị bệnh bại liệt sau khi đẻ hoặc bị các bệnh mãn tính mà con
thú sắp chết. Thân nhiệt cao biểu hiện của sự gia tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể
chống lại sự xâm nhập và tác hại của mầm bệnh, gây rối loạn hoạt động của các cơ
quan.
Sự thải nhiệt chủ yếu là bức xạ ở bề mặt da chiếm 80%, qua mồ hôi và hơi thở
18%, qua chất thải khoảng 1,5% (Nguyễn Như Pho, 1995).
Nhiệt độ trong sâu cơ thể thú được gọi là nhiệt độ trung tâm. Nhiệt độ ở phía
ngồi cơ thể gờm nhiệt độ của da và lớp mỡ dưới da, gọi chung là nhiệt độ da. Thân
nhiệt được điều hòa bởi trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi. Tế bào thần
kinh ở trung khu nhận thông tin về nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm. Hoạt động của tế
bào thần kinh nhạy cảm nhiệt. khi nhiệt độ tăng lên 10 0C, tốc độ biến dưỡng tăng gấp
2 – 2,5 lần. Nhiệt độ trung tâm của cơ thể thú thường được đo lường thông qua nhiệt
độ trực tràng. Nhiệt độ trực tràng trung bình của heo là 39,2 0C, nhiệt độ này có thể
biến động từ 38,7 – 39,80C. (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
2.2.2. Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là số lần thú thở trong một phút. Tần số hơ hấp bình thường khi
con vật thở đều đặn, khoảng cách các lần thở đều nhau, thường thời gian thở ra dài hơn
thời gian hít vào. Thú thở nhanh khi thời tiết quá nóng, thú sốt, thiếu máu hoặc suy

tim, gây ứ máu phổi… Thú thở chậm do trung khu hô hấp bị ức chế như các trường
hợp bị trúng độc, các nguyên nhân làm tăng áp lực ở não, các bệnh nội khoa như hẹp
khí quản, hẹp phế quản…


6

Theo Nguyễn Như Pho (1995), tần số hơ hấp bình thường ở heo là 10 – 20 lần/
phút nhưng khi thời tiết quá nóng, thú thở nhanh để thải nhiệt, tần số hô hấp của heo
lên đến 40 – 100 lần/phút.
2.2.3. Sự điều hòa thân nhiệt ở thú
Đối với thú có vú sống trong vùng nhiệt độ ơn hịa, khoảng thân nhiệt bình
thường khá hẹp. Thú có vú sống trong vùng nóng khơ lại chịu được khoảng nhiệt độ
mơi trường rộng hơn. Do đó giúp thú giảm thân nhiệt vào ban đêm mát để có thể hấp
thu nhiều nhiệt vào ban ngày. Khi thú sống trong vùng nhiệt độ trung hòa, thân nhiệt
được điều hòa chỉ bằng cách co hoặc dãn mạch ngồi da; do đó, nhiệt mất ra ngồi
bằng cách đối lưu và bức xạ. Nếu nhiệt độ môi trường cao hơn trị số tới hạn trên hoặc
thấp hơn trị số tới hạn dưới của vùng nhiệt độ trung hịa, cơ thể sẽ có những đáp ứng
khác. (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
2.2.3.1. Đáp ứng của thú đối với nhiệt độ cao
Khi bị stress nóng, đáp ứng đầu tiên là dãn mạch và tăng lưu lượng máu đến da
nên nhiều nhiệt được thải ra bằng bức xạ và đối lưu. Dãn mạch xảy ra do dây giao cảm
bị ức chế và tác dụng của bradykinin từ tuyến mồ hôi. Nếu dãn mạch không đủ hữu
hiệu để thải nhiệt, thú làm mát bằng cách đổ mồ hôi hoặc thở dốc (hoặc cả hai).
Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở khơng phát triển ở heo. Do đó heo là lồi
chịu nóng kém nhất trong các lồi động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng bắt đầu tăng trên
mức bình thường khi nhiệt độ khơng khí khoảng 30 – 32 0C. Nếu ẩm độ khơng khí
bằng hay cao hơn 65%, heo không thể chịu đựng được nhiệt độ 35 0C trong một thời
gian dài. Heo không thể chịu được nhiệt độ ở 40 0C ở bất kỳ ẩm độ nào của khơng khí.
Nhiệt độ trực tràng ở 410C là mức tới hạn, trong điều kiện này, sự suy sụp có thể xảy

ra.
Thú cịn thay đổi hành vi để chống với stress nóng như vùi mình trong phân hay
đứng trong vũng nước.
2.2.3.2. Tăng thân nhiệt
Vận động thái quá trong điều kiện nóng ẩm sẽ làm tăng thân nhiệt đến mức
nguy hiểm. Khi thân nhiệt tăng lên 10C, tốc độ biến dưỡng tăng lên 10% nên tạo nhiều
nhiệt hơn. Ngoài ra, đổ mồ hôi và thở dốc làm cho cơ thể mất nước và hệ tuần hoàn bị


7

trụy nên khó chuyển tải nhiệt. Nếu thân nhiệt gia súc vượt quá 41,5 – 42,5 0C thì hoạt
động của tế bào bị hư hại, thú mất nhận thức và co quắp.
Sốt xảy ra khi bị nhiễm trùng hoặc khi mô bị hư hại nặng. Những chất gây sốt
được gọi là chất sinh nhiệt. Bạch cầu đang thực bào sẽ tiết chất sinh nhiệt để làm tăng
điểm ấn định của trung khu ở vùng dưới đời thơng qua phóng thích prostaglandin E,
chất này đưa đến phản ứng sốt. Ức chế sản xuất prostaglandin sẽ giảm sốt.
Sốt kịch phát có thể xảy ra trên heo nhạy cảm stress, chẳng hạn stress do vận
chuyển, tăng dòng Ca2+ đi vào tế bào cơ vân làm cơ co mạnh, thú rung cơ và cứng cơ,
thân nhiệt tăng thêm 10C trong vòng 5 – 7 phút.
2.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với heo
2.2.4.1. Tác động của stress nhiệt lên hệ miễn dịch
Sự giao tiếp giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch có lẽ thông qua các dây thần
kinh đi đến hạch bạch huyết và các yếu tố thần kinh – thể dịch. Kích thích tố đóng vai
trị quan trọng gờm CRH của vùng dưới đồi, dẫn xuất của pro-opiomelanocortin
(POMC) như ACTH và β-endorphin của thùy trước tuyến yên, và các corticosteroid
của tuyến thượng thận.
Khi stress kéo dài, glucocorticoid có tác dụng ức chế sản xuất kháng thể, ức chế
hoạt động của tế bào T giết và giảm sản x́t cytokine; cịn nhóm catecholamine
(epinephrine) ức chế sự phân bào của bạch cầu lympho. Ngược lại, những sản phẩm

của hoạt động miễn dịch, thí dụ interleukine (IL-1) và thymosin fraction 5, làm tăng
phân tiết glucocorticoid.
2.2.4.2. Tác động của stress nhiệt đối với sinh sản
Hệ thống tuyến n – dịch hồn/b̀ng trứng phản ứng với các kích thích bất lợi
qua hai pha: pha kích hoạt khởi động và pha ức chế. Pha ức chế xảy ra nếu kéo dài
hoặc stress đủ mạnh.
Tiêm morphin gây những thay đổi ở vùng dưới đồi. Morphin làm giảm hàm
lượng norepinephrine, nhưng tăng hoạt tính dopamine và serotonin (5-HT) của vùng
dưới đời. Sau đó, serotonin góp phần làm giảm hoạt động của tế bào thần kinh tiết
GnRH, do đó làm giảm tiết LH. Tác động của serotonin lên GnRH có lẽ cũng xảy ra
trong trường hợp stress cơ học kéo dài.


8

Heo tăng nhịp thở khi nhiệt độ ngoài da khoảng 350C. Nếu nhiệt độ mơi trường
vượt q nhiệt độ ngồi da, sự thoát nhiệt chủ yếu nhờ bốc hơi nước. Bốc hơi nước ở
heo chủ yếu qua đường hô hấp do đó ít bị ảnh hưởng bởi ẩm độ mơi trường.
Theo Trần Thị Dân (2006), khi nhiệt độ môi trường trên 30 0C, heo đực giảm
tính hăng. Heo nái mang thai bị ảnh hưởng nhiều khi stress nhiệt xảy ra trong 3 tuần
trước phối, 3 tuần sau phối và 3 tuần trước khi sinh. Nhiệt độ môi trường khoảng 18 –
210C được xem là tối hảo cho heo tăng trưởng và vỗ béo. Với nhiệt độ môi trường trên
210C, lượng thức ăn thu nhận giảm 60 – 100g và tăng trọng giảm 35 – 60 g/ngày khi
tăng 10C. Bổ sung dầu mỡ hoặc lysine trong khẩu phần có thể làm giảm lượng nhiệt
sinh ra do tiêu hóa thức ăn và cải thiện tăng trọng ở heo sống trong môi trường nóng.
Theo Huỳnh Thị Thanh Thủy (2006), khi nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ
tới hạn, tỷ lệ thụ tinh ở heo nái có thể giảm 30 – 80%. Khi thân nhiệt heo đực tăng lên
10C, chất lượng tinh sẽ giảm và ảnh hưởng này có thể kéo dài trong 4 – 8 tuần sau đó.
Heo nái phối với các heo đực giống này sẽ có tỷ lệ thụ thai giảm và số heo con còn
sống trong lứa cũng giảm. Nhiệt độ khơng khí cao cũng làm chậm sự động dục, giảm tỉ

lệ rụng trứng và tăng tỉ lệ chết phơi ở heo nái.
Chống do nhiệt làm tăng lượng glutathione trong nhiều loại tế bào kể cả phôi.
Tế bào noãn được nuôi trong môi trường 41 0C đã tiết 4,4 pmol glutathione/tế bào (1,6
pmol ở tế bào nuôi trong nhiệt độ bình thường). Điều này chứng tỏ tế bào bị chống
nhiệt đã tạo nhiều gốc tự do nên cần có chất chống oxit hóa để duy trì sự phát triển của
tế bào (Payton và ctv, 2003).
Khí hậu q nóng, heo chỉ nằm thở mệt mà không ăn, chỉ uống nước, tiết sữa
kém, dẫn đến viêm vú, mất sữa làm chết nhiều heo con. (Võ Văn Ninh, 2005).
2.3. CHỈ TIÊU SIMH LÝ MÁU
2.3.1. Số lượng hồng cầu
Chức năng của hồng cầu là vận chuyển O 2, CO2 và tham gia điều hịa pH máu.
Hờng cầu hình cầu, dẹp và phẳng. Hờng cầu ở lồi có vú khơng nhân, lõm ở giữa để
tăng diện tích tiếp xúc với O2, CO2 và giảm biến dưỡng cho chính bản thân nó.
Số lượng hờng cầu thì khác nhau giữa các lồi. Ở heo số lượng hồng cầu là
7x106/ml máu (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006). Có nhiều yếu tố ảnh


9

hưởng đến số lượng hờng cầu như tuổi, phái tính, vận động, dinh dưỡng, mang thai,
tiết sữa, cao độ, hoạt động vật ly. Gia súc mới sinh có số lượng hồng cầu khá cao, rồi
giảm nhanh làm tăng sản xuất mật và gây hồng đản tạm thời, sau đó số lượng lại tăng
lên đạt ổn định lúc trưởng thành. Gia súc cái có số lượng hờng cầu thấp hơn gia súc
đực khoảng 5 – 10%, ngựa đua, cơ hoạt động nhiều sẽ kích thích tủy xương tạo hờng
cầu nhiều hơn. Lên cao độ, phân áp oxy thấp làm tăng số lượng hồng cầu. Thiếu dinh
dưỡng do nhiều nguyên nhân như thiếu protein, Fe, Cu, B 2, B6, B12 và axít folic sẽ làm
giảm số lượng hờng cầu. Ngồi ra, vận tốc phá hủy hồng cầu cũng ảnh hưởng đến số
lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu giảm do mất máu, tăng phá hủy hồng cầu, thiếu
máu do dung huyết làm tăng phá hủy hồng cầu, sản xuất không đủ hồng cầu; đặc biệt ở
ngựa bị bệnh thiếu máu truyền nhiễm.

2.3.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu
Số lượng bạch cầu ít, chỉ khoảng 1/500 đến 1/1000 so với số hồng cầu, biến
thiên 5000 – 30.000 tế bào/mm3. Hơn 75% tế bào của tủy xương là bạch cầu hoặc tiền
thân của chúng. Bạch cầu trong tủy xương nhiều do:
+ Tủy xương dự trữ số bạch cầu nhiều gấp 10 lần số hồng cầu.
+ Đời sống bạch cầu ngắn.
+ Hồng cầu trong dịng máu, trong lúc bạch cầu có trong máu lẫn trong gian
bào.
Số lượng bạch cầu thay đổi đáng kể. Trong sinh ly bình thường, tăng sau bữa
ăn, thay đổi theo tuổi. Trong hệ tuần hoàn, bạch cầu phân bố khơng đều, chúng tích tụ
quanh mạch máu của hệ tiêu hóa trong lúc tiêu hóa. Trong bệnh ly, giảm khi bị bệnh
do siêu vi, ví dụ như dịch tả heo. Khi cơ thể bị nhiễm trùng kéo dài, quá trình sản xuất
bạch cầu tăng để tiếp tục duy trì số lượng lớn.
Có 5 loại bạch cầu chia làm hai nhóm, bạch cầu hạt và bạch cầu khơng hạt.
Bạch cầu hạt có 3 loại: trung tính, ưa acid và ưa base. Bạch cầu khơng hạt có 2 loại:
đơn nhân lớn và lâm ba cầu.
Số lượng mỗi loại bạch cầu trong 100 tế bào bạch cầu lập thành công thức bạch
cầu. Mỗi loại bạch cầu có tỷ lệ phần trăm và chức năng khác nhau tùy theo phản ứng
miễn dịch của cơ thể để đề kháng bệnh. Xác định công thức bạch cầu có y nghĩa trong


10

sinh ly máu giúp chẩn đốn bệnh và tình trạng sức khỏe gia súc. Công thức bạch cầu
thay đổi theo tuổi, sinh ly và bệnh ly.
+ Bạch cầu ưa acid: bạch cầu ưa acid ít có khả năng ăn và tiêu hóa vi khuẩn nên
khơng có tính bảo vệ cơ thể, nhưng chúng tập trung quanh vùng bị ky sinh trùng hoặc
bị dị ứng. Bạch cầu ưa acid tăng trong trường hợp ky sinh trùng. Bạch cầu ưa acid
giảm khi gia súc stress. Khi bị stress, ACTH tăng phân tiết, vỏ thượng thận tiết
corticosteroid làm bạch cầu ưa acid về một số vùng ẩn tránh như màng dạ dày, phổi,

mô bạch huyết, da, cơ, hệ thần kinh trung ương, vì thế bạch cầu ưa acid trong máu
giảm.
+ Bạch cầu trung tính: bạch cầu trung tính có tính vận động amip, xuyên mạch,
thực bào vi khuẩn và vật nhỏ nên có tính bảo vệ cơ thể. Bạch cầu trung tính tăng trong
nhiều bệnh truyền nhiễm, phản ứng viêm có mủ, ngộ độc, tiêm protein lạ vào cơ thể.
+ Bạch cầu ưa base: bạch cầu ưa base có rất ít trong máu. Bạch cầu ưa base
chứa hạt phân tiết histamin và heparin, dạng polysaccharide sulphate. Heparin giúp
loại thải mỡ từ máu sau khi ăn và hấp thu, ngăn chặn tạo thành cục máu đông. Bạch
cầu ưa base cũng như tế bào mast nằm kề mạch máu. Cả hai có vai trị đáp ứng dị ứng.
Những kháng thể hình thành trong phản ứng dị ứng, IgE, có khuynh hướng gắn kết bề
mặt hai tế bào này. Khi kháng nguyên gây dị ứng kết hợp phân tử kháng thể, hai tế bào
này loại thải hạt vào dịch gian bào. Histamin được phóng thích đáp ứng với các phản
ứng dị ứng.
+ Bạch cầu đơn nhân lớn: bạch cầu đơn nhân lớn còn được gọi là đại thực bào
có vai trị loại bỏ các mơ bào chết. Bạch cầu đơn nhân nằm trong mạch máu chỉ vài
giờ, sau đó cư trú ở mơ bào. Khi bạch cầu đơn nhân rời dịng máu vào mơ bào thì
chúng chưa trưởng thành, chúng trưởng thành khi ở mô bào, lúc bấy giờ gọi là đại thực
bào có vai trị bảo vệ cơ thể.
+ Lâm ba cầu: lâm ba cầu được tạo thành từ nốt bạch huyết, lách và tuyến ức.
Lâm ba cầu bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo kháng thể tiêu
diệt vi sinh vật và chống tế bào ung thư.
Công thức bạch cầu thay đổi cùng với sự xáo trộn cơ quan tạo máu. Ví dụ khối
u bạch huyết làm cho lâm ba cầu tăng, khối u tủy xương làm cho bạch cầu hạt và bạch


11

cầu đơn nhân tăng.
Thay đổi tỷ lệ các loại bạch cầu trong cơng thức bạch cầu có thể dự đốn tiến
trình phịng vệ cơ thể. Diễn tiến qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: tổng số bạch cầu tăng cùng với bạch cầu trung tính tăng.
+ Giai đoạn bệnh: tổng số bạch cầu giảm cùng với bạch cầu đơn nhân tăng.
+ Giai đoạn lành bệnh: tổng số bạch cầu tiếp tục giảm, bạch cầu ưa acid và lâm
ba tăng.
2.3.3. Hemoglobin
Hemoglobin chiếm sắp xỉ 95% hàm lượng protein hồng cầu và chiếm khoảng
35% khối lượng hồng cầu.
Hàm lượng hemoglobin thay đổi tùy theo lồi nhưng biến thiên giữa 130 và 150
g/lít. Hàm lượng hemoglobin hờng cầu duy trì ổn định do đó hàm lượng hemoglobin
cũng phản ánh tỷ dung của máu.
Khẩu phần thiếu các chất dinh dưỡng như protein, sắt, đồng, B 2, B6, B12 và acid
folic làm giảm tạo hồng cầu, hàm lượng hemoglobin máu giảm.
2.4. SƠ LƯỢC VỀ ANALGIN
2.4.1. Lịch sử tổng hợp và tình hình sản xuất, sử dụng
Analgin (Metamizol sodium) được được tổng hợp lần đầu bởi công ty Hoechst
– Đức vào năm 1920 và được đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1922 và nó được sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến những năm 1970. Sau đó người ta phát hiện ra
rằng thuốc gây một số tác dụng phụ như làm mất bạch cầu, giảm bạch cầu có hạt, thiếu
máu bất sản, một số trường hợp đã gây tử vong… nên người ta bắt đầu hạn chế sử
dụng.
Do tỷ lệ mất bạch cầu thay đổi nhiều theo từng nước nên quan điểm sử dụng
thuốc này ở từng quốc gia cũng khác nhau. Có nơi cấm sản xuất, phân phối, cấm sử
dụng cho người nhưng được dùng trong thú y, có nơi vẫn bán rộng rãi và trong một số
trường hợp cịn khơng cần kê đơn.
Metamizol bị cấm sử dụng ở Thụy Điển 1974, ở Hoa Kỳ 1977. Hơn 30 quốc gia
bao gồm Nhật Bản, Australia, Iran và Liên Minh Châu Âu cũng đã ngưng sử dụng. Tại


12


một số nước metamizol vẫn được sử dụng như là một loại thuốc thú y (trong đó có
Việt Nam).
Hai cơng ty hàng đầu của Châu Âu là Hoechst và Merck vẫn sản xuất và xuất
sang thị trường một số nước khác. Tại Thụy Điển, metamizol được tái sản xuất vào
năm 1999.
Ở Tây Ban Nha, Mexico, Ấn Độ, Braxin, Nga, Bungari và các nước thuộc thế
giới thứ ba thì metamizol vẫn được sử dụng tự do và rộng rãi, thậm chí đã trở thành
loại thuốc giảm đau chính, đóng vai trị quan trọng trong ngành dược quốc gia. Tại
Nga, metamizol và thuốc chứa metamizol chiếm 80% thị phần thuốc giảm đau cả nước
Tại Việt Nam, cục quản ly dược đã có văn bản yêu cầu các công ty dược phẩm
trong nước ngừng nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất analgin với ly do thuốc này có
tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân như chảy máu không cầm được
ở người sốt xuất huyết. Các cơ sở vẫn còn số đăng ky thuốc analgin và còn nguyên
liệu để sản xuất thì vẫn tiếp tục được sản xuất đến hết năm 2006.
2.4.2. Tên gọi, công thức phân tử và các dẫn xuất
Analgin là tên biệt dược của metamizol sodium. Đây là nhóm thuốc có tác dụng
làm hạ nhiệt, giảm đau nhưng do độc tính cao nên ngày nay ít sử dụng. Có nhiều dẫn
xuất khác như phenylbutazon (pyrazolon), phenazol (antipirin), aminophenazon
(pyramidon).
Thuốc có hơn 40 tên biệt dược khác nhau như Visceralgin forte (Pháp),
Algopyrin (Hungari), Pyralgin (Ba Lan), Analgin (Tiệp Khắc và Việt Nam),
Mebiralgin, Nidina và Nobagin (Việt Nam), Dipyrone; (Antipyrinylmethylamino)
Methane Sulfonic Acid Sodium Salt; sodium [(2,3-dihydro-1,5-dimethyl-3-oxo-2phenyl-1H-pyrazol-4-yl)methylamino]methanesulfonate ; Metamizole sodium ..
Công thức phân tử C13H16N3NaO4S.H2O
Trọng lượng phân tử 351,36
Tên hóa học: [(2,3 – dihydro –1,5 – dimethyl – 3 – oxo – 2 – phenyl – 1H –
pyrazol – 4 – yl)methilamino] Methane Sulfonat. (Vani chemicals & Intermediates
Ltd).



13

2.4.3. Tính chất
Analgin có dạng bột, tinh thể vàng hoặc trắng, vị đắng, dễ tan trong nước, trong
methanol. Ít tan trong ethanol. Thực tế không tan trong ete, aceton, benzen, cloroform.
Dạng dung dịch nước có pH trung tính, có thể đổi thành màu vàng, điều này
dường như không làm suy giảm tác động của thuốc. Bảo quản ở nhiệt độ phịng.
2.4.4. Dược động học
Analgin là một thuốc thuộc nhóm pyrazolon, có khả năng giảm đau, hạ sốt,
kháng viêm nhẹ.
Dẫn xuất pyrazolon hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nờng độ
tối đa trong huyết tương đạt được sau 2 giờ, 98% gắn với protein huyết tương. Thời
gian bán thải là 72 giờ. Hồn tồn chuyển hóa ở gan.
Sự tắc nghẽn quá trình tổng hợp chất gây sốt nội sinh – prostaglandin D & E –
là nguyên nhân cho tác dụng giảm đau, cơ sở cho sự kháng sốt của analgin. Giảm sản
xuất prostaglandin trong đầu mút thần kinh cũng đóng vai trị nhỏ trong cơ chế tác
động của analgin.
Ngược lại với thuốc giảm đau không phải arcotic khác, analgin kích thích giải
phóng β– endophin, hoạt hóa nó trong trường hợp vết thương nội quan.
Analgin cũng gây co thắt nhẹ tế bào cơ trơn của ống dẫn mật, đường niệu, cơ tử
cung (Bulgarian Rharmaceutical Group Ltd).
2.4.5. Chế phẩm
- Dạng dung dịch tiêm:
+ Mỗi ống tiêm bắp metamizol 500 mg.
+ Diphenhydramine HCl 10 mg.
- Dạng viên nén:
+ Phenylbutazon viên 50 và 100 mg.
+ Oxyphenbutazon (tandery) viên 100 mg.
+ Metamizol 500 mg.
+ Diphenhydramine HCl 10 mg.

+ Adiphenine HCl 25 mg.


14

2.4.6. Liều lượng và đường cấp
- Đối với người
Theo cuốn: “Dược ly lâm sàng” năm 2005” thì cho liều sử dụng sau: ngày đầu,
uống 200mg chia làm 2 lần uống, tăng dần liều tới 600mg/ngày. Tùy theo tình trạng
bệnh và sức chịu đựng của người bệnh, có thể giữ liều đó trong 4 – 5 ngày, sau đó
giảm xuống liều duy trì 100 – 200 mg/ngày. Một đợt thuốc khơng quá 15 ngày, sau đó
nghỉ 4 – 5 ngày mới dùng tiếp.
Theo Phạm Thiệp và Vũ Ngọc Thúy (2001) thì liều trị bệnh đối với người lớn là
0,9 – 1,5g/ngày.
Theo Thái Khắc Minh (2005) thì liều thường dùng ở người lớn là 0,5 – 1g/lần.
Theo MIMS, 2004 thì liều dùng quy định như sau: với người lớn đau nhẹ, trung
bình uống 1 viên x 3 lần/ngày, đau nhiều, uống 1 – 2 viên x 3 – 4 lần/ngày.
- Đối với thú
Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997), thì liều dùng cho ngựa, bị
là 20ml dung dịch 50%.
Theo Nguyễn Phước Tương, Trần Diễm Uyên (2000) thì liều dùng đối với dung
dịch analgin 20% (trong 100ml có 20g analgin) như sau:
Trâu, bị, ngựa: 10-20ml.
Lợn, dê, cừu: 5-15ml.
Chó: 2-5ml.
Đường cấp: tiêm tĩnh mạch, động mạch hoặc tiêm bắp.
2.4.7. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định
+ Trong nhân y chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Chỉ định trị các bệnh do sốt cao, vết thương nặng, thấp khớp, đau lưng, nhức

mỏi, nhức đầu, cảm cúm. Đau dây thần kinh, đau cơ, đau do viêm khớp. Đau nhức do
chấn thương: Bong gân, trật khớp, chấn thương xương và mô mềm. Đau hậu phẫu.
Đau răng sau khi nhổ răng. Cơn đau quặn thận và quặn mật. Ở dạng tiêm dùng trong
trường hợp khẩn, vết thương nặng sau phẫu thuật.
+ Trong thú y, Analgin được dùng trong trường hợp:


15

Điều trị chứng đau dạ dày – ruột cấp tính gây đau dữ dội như hội chứng đau
bụng ngựa, chướng bụng đầy hơi cấp tính ở lồi nhai lại, nhờ có khả năng khơi phục
hoạt động tiêu hóa và bình thường hóa nhu động ruột.
Điều trị bệnh giãn dạ dày cấp tính kèm theo đau bụng (nên kết hợp với các
loại thuốc chống lên men).
Điều trị viêm, phong thấp cơ, thấp khớp, đau dây thần kinh (Nguyễn Phước
Tương, Trần Diễm Uyên, 2000).
- Chống chỉ định
Nhạy cảm cao với Metamizol hoặc salisylate, hoặc dẫn xuất pyrazolone. Loét
dạ dày, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch, tiền sử mất bạch cầu hạt, sơ gan, thiếu
enzyme glucose 6 – phosphate dehydrogenase, bệnh thận, gan nghiêm trọng, trẻ em
dưới 6 tuổi, người có thai hoặc đang cho con bú.
Một số tác dụng phụ: thuốc gây buồn ngủ nên không nên sử dụng thuốc khi vận
hành máy, lái xe. Thuốc gây rối loạn huyết học làm thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm
tiểu cầu. Sốc, ngứa, sẩn dạng dát sần, hội chứng Stevens-Johnson, lyell. Nước tiểu có
màu đỏ nâu, ứ nước tiểu hoặc viêm loét miệng, họng.
2.5. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO.
2.5.1. Sơ lược về trại
- Lịch sử hình thành
Đây là trại heo mới của khoa Chăn nuôi Thú y bắt đầu xây dựng ngày
18/04/2005 và hoàn thành vào ngày 18/07/2005, ngày tiếp nhận trại từ trường là ngày

22/04/2006. Đây là một trại thí nghiệm có quy mơ vừa.
- Vị trí
Trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi Thú y nằm trong khuôn viên trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, cách quốc lộ 1A khoảng 1km về hướng Tây Bắc và cách
đường Kha Vạn Cân khoảng 2km theo hướng Tây Nam.
Trại heo thành lập có tổng diện tích tồn trại là 15052m 2, với diện tích chuồng
nuôi heo thịt là 385m2, trại heo giống 412m2 và trại là gà 444m2.


16

- Mục đích của trại
Cơ sở ch̀ng trại sẽ phục vụ cho thực tập các môn chuyên ngành và rèn nghề,
thực tập tốt nghiệp và triển khai các đề tài nghiên cứu cho giáo viên và sinh viên khoa
Chăn nuôi Thú y.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp nâng cao chất lượng thực tập và rèn nghề,
tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các kỹ thuật và phương tiện mới và tạo địa bàn
cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Cơ cấu tổ chức của trại.
Do trại heo mới được thành lập và đưa vào sử dụng chưa hoàn thiện nên khơng
có ban giám đốc mà chỉ có hai cán bộ quản ly trại dưới sự chỉ đạo của Ban Chủ Nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y, hai công nhân và một bảo vệ.
- Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 30/06/2007 tổng đàn heo của trại heo thực nghiệm khoa Chăn
nuôi Thú y là 151 con bao gồm: 01 con nọc; 21 con nái; 98 heo thịt; và 31 heo con cai
sữa.
2.5.2. Bố trí chuồng ni
- Dãy nhà ni heo thịt, heo đực giống và heo nái khô
Khu heo thịt: gồm 2 dãy, mỗi dãy có ba ơ ch̀ng, kích thước một ơ là 5x6m 2.
Mỗi ơ ch̀ng có gắn 1 máng ăn bán tự động loại hộc trịn dung tích 70-80 lít và 2 núm

uống tự động.
Khu heo đực giống: có 2 dãy được bố trí ở chính giữa gờm 10 ơ ch̀ng, dãy
bên trái có 6 ơ ch̀ng, dãy bên phải có 4 ơ ch̀ng, kích thước một ơ là 2,2x2,4m 2,
mỗi ơ ch̀ng có gắn một máng ăn bằng nhựa và một núm uống tự động.
Khu nái khô: gồm 20 ô chuồng cá thể, kích thước mỗi ô là 2,2x0,65m 2 được bố
trí ở cuối dãy, mỗi ơ ch̀ng có gắn một máng ăn bằng thép và một núm uống tự động.
- Dãy nhà nuôi heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
Khu nái mang thai: được bố trí ở đầu dãy nhà, chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 12 ơ
ch̀ng cá thể. Diện tích một ơ là 2,2x0,5m 2. Mỗi ch̀ng có gắn một máng ăn bằng
thép và một núm uống tự động.


17

Khu nái nuôi con: gồm 12 ô chuồng, được bố trí ở giữa dãy nhà, kích thước mỗi
ơ là 2,4x1,8m2. Một ơ ch̀ng có 3 ngăn, ngăn giữa cho heo nái còn hai bên dành cho
heo con. Sàn được làm bằng nhựa, ở ngăn dành cho heo mẹ có một máng ăn bằng
thép, một núm uống tự động. Ở các ngăn dành cho heo con được bố trí núm uống tự
động, máng ăn nhỏ bằng sắt để heo con tập ăn và hệ thống đèn úm để sưởi ấm cho heo
con.
Khu heo con cai sữa: gồm 8 ô chuồng được bố trí ở cuối dãy, diện tích một ơ là
2x1,2m2. Cứ hai ơ ch̀ng thì có gắn một máng ăn và hai núm uống tự động.
2.5.3. Giống heo, thức ăn và nước uống
- Giống
Các heo nái ở trại là heo lai hai máu Yorkshire và Landrace được mua từ trại
Kim Long tỉnh Bình Dương.
Heo đực giống của trại là giống Yorkshire thuần.
Các heo thịt đang nuôi trong trại là heo lai giữa các nhóm giống Yorkshire,
Landrace, Pietrain và Duroc được mua từ trại Đông Á
- Thức ăn

Thức ăn cho heo nái và heo thịt là thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên
được mua từ công ty sản xuất thức ăn bên ngoài, một số thức ăn sử dụng trong thí
nghiệm của sinh viên thì được tự trộn tại trại.
- Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng và dự trữ ở bể lớn. Từ bể này nước được
phân bố đến các chuồng bằng hệ thống ống dẫn, heo được uống tự do bằng núm uống
tự động.
2.5.4. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo
2.5.4.1. Vệ sinh thú y
- Quy định về việc sát trùng định kỳ
+ Khi vào trại, công nhân, sinh viên thực tập và khách tham quan phải mang
ủng và đi qua hố sát trùng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh trong trại.
+ Thay mới các hố sát trùng ở mỗi đầu trại, cổng chính, khu vực văn phịng mỗi
t̀n một lần hoặc khi thấy dơ.


×