Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ con người - tự nhiên với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.7 KB, 4 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ MỐI QUAN HỆ
CON NGƯỜI - TỰ NHIÊN VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Trần Văn Riễn*



ABSTRACT
Environmental protection is a hot issue and a challenge facing countries in the process of national
development, especially developing countries, including Vietnam. On the basis of studying the Marxist
philosophical views on the relationship between man and nature, the article draws some principled
and methodological views to implement the issue of sustainable development in Vietnam today.
Keywords: Environment; Sustainable Development; relationship between man and nature.
Received: 21/01/2022; Accepted: 18/02/2022; Published: 10/03/2022

1. Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII Đảng ta khẳng định; “Chủ động thích ứng
có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác,
sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài
nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe
nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại
bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo
chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh
học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh,
kinh tế tuần hồn, thân thiện với mơi trường” [1].
Do đó, nghiên cứu quan điểm của triết học Mác
về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, từ đó


rút ra những quan điểm có tính ngun tắc phương
pháp luận đối với bảo vệ mơi trường ở Việt Nam
ln có ý nghĩa quan trọng hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan điểm của triết học Mác về mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề phát
triển bền vững ở Việt Nam
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó,
giữa con người và giới tự nhiên có mối quan hệ
gắn bó hữu cơ. Trong Bản thảo kinh tế - triết học
* PGS.TS Học viện Kỹ thuật Quân sự

54

năm 1884, C.Mác đã viết: “Giới tự nhiên - cụ thể
là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó
khơng phải là thân thể của con người - là thân thể
vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự
nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể
của con người, thân thể mà với nó, con người phải
ở lại trong q trình thường xun giao tiếp để tồn
tại. Nói rằng, đời sống thể xác và tinh thần của con
người gắn liền với giới tự nhiên, có nghĩa là giới
tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con
người là một bộ phận của giới tự nhiên” [3].
Đồng quan điểm với C.Mác, Ph.Ăngghen cho
rằng, sự thống nhất của con người với tự nhiên
trước hết thể hiện ở chỗ con người là một bộ phận
của giới tự nhiên, tự nhiên là cái có trước con

người và sự xuất hiện của con người là một bước
nhảy vọt về chất trong sự tiến hóa của tự nhiên.
Sự tồn tại của con người khơng thể tách rời và
ln gắn bó một cách hữu cơ với tự nhiên, nguồn
gốc tự nhiên của con người, làm cho con người về
mặt bản tính khơng thể đối lập với tự nhiên. Trong
tác phẩm  Biện chứng của tự nhiên,  bằng những
luận cứ khoa học, Ph.Ăngghen đã phân tích q
trình phát sinh và phát triển của thế giới hữu cơ
rất thuyết phục và khẳng định lịch sử loài người
chẳng qua chỉ là “sự tiếp nối lịch sử tự nhiên” [3].
Trong mối quan hệ con người với tự nhiên, tự

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 20 Quý 1/2022


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất
yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất; là
một trong những yếu tố cơ bản của những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tự nhiên là môi
trường sống của con người và xã hội loài người
“là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến
thành của cải” [3]. Vai trò này của tự nhiên khơng
có gì có thể thay thế được và cũng không bao giờ
bị mất đi, cho dù xã hội phát triển đến trình độ nào
đi chăng nữa.
Cùng với chỉ ra vai trò của tự nhiên đối với
con người, triết học Mác cũng đặc biệt chú ý đến
quá trình chinh phục và cải biến tự nhiên trong

tiến trình sản xuất xã hội, đến sự tác động của con
người lên giới tự nhiên, chứ khơng phải chỉ có giới
tự nhiên chi phối con người. Ph.Ăngghen đã phê
phán quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử, tức
là quan niệm coi “Chỉ có tự nhiên mới tác động
đến con người, chỉ có những điều kiện tự nhiên
mới quyết định ở khắp mọi nơi sự phát triển lịch
sử của con người, quan niệm ấy là phiến diện, nó
quên rằng con người cũng tác động trở lại tự nhiên,
cải biến tự nhiên...” [3]. Đồng thời, Ơng cũng chỉ
rõ, chính trong q trình đó con người ln ln
phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước
đến nay chưa hề ai biết đến ở trong các đối tượng
tự nhiên, mở rộng thêm tầm mắt của mình, dần dần
con người nhận thức được các quy luật tự nhiên,
nắm các quy luật tự nhiên, dùng kỹ thuật và khoa
học mà “tạo ra những biến đổi.., mà bắt giới tự
nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà
thống trị giới tự nhiên” [3]. Đó cũng chính là chỗ
khác nhau, chỗ phân biệt chủ yếu và cuối cùng
giữa con người và động vật.
Với tư tưởng trên, các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác kết luận rằng, chừng nào mà lồi người cịn
tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy
định lẫn nhau. Theo đó, quan hệ giữa con người và
tự nhiên là quan hệ đồng tiến hoá, cùng tồn tại và
phát triển. Con người và xã hội lồi người khơng
thể có sự phát triển ổn định, bền vững và hài hoà
nếu con người đối xử thô bạo với tự nhiên - cái
“nôi”, cội nguồn, “thân thể vơ cơ” của mình.

Con người với tự nhiên luôn là một thể thống
nhất chặt chẽ. Bản thân giới tự nhiên cũng là một
chỉnh thể, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt

chẽ và tác động lẫn nhau, tồn tại và phát triển theo
những quy luật của nó. Sự cân bằng của hệ thống
chỉ có thể được giữ vững và không bị phá vỡ khi
sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành
được duy trì trong phạm vi phù hợp, được quy định
bởi các quy luật khách quan, nội tại của chính tự
nhiên. Chính sự liên hệ, gắn bó chặt chẽ giữa các
yếu tố cấu thành đã quy định tính chất phản ứng
dây chuyền của mơi trường tự nhiên diễn ra khi sự
tác động vào một yếu tố nào đó trong hệ thống lớn
hơn giới hạn chịu đựng tự nhiên của nó. Tính chất
này khiến cho những vấn đề mơi trường sống nảy
sinh do tác động của con người càng trở nên phức
tạp hơn và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng hơn.
Do vậy, để tạo nên quan hệ hài hoà giữa con
người và tự nhiên - nền tảng cho sự phát triển bền
vững của xã hội, con người phải có sự thay đổi
trong nhận thức về vai trị của giới tự nhiên, về vị
trí của con người trong hệ thống tự nhiên - xã hội
- con người; cần phải nâng cao sự hiểu biết về cái
“thân thể vô cơ” - cái thân thể mà thiếu nó, cũng
khơng có sự tồn tại, phát triển của con người, đồng
thời tự giác điều chỉnh hành động của mình phù
hợp với quy luật của giới tự nhiên.
Một trong những ưu thế làm nên sức mạnh và

cũng là điểm khác biệt quan trọng của con người
so với các loài động vật khác là ở chỗ, “...chúng ta
nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên
và có thể sử dụng được những quy luật đó một
cách chính xác” [3]. Nhờ có năng lực nhận thức
và sử dụng được những quy luật của giới tự nhiên,
con người có thể dự báo, tiên liệu được những
hậu quả môi sinh để chủ động định hướng và điều
chỉnh hành động của mình.
Việt Nam, mặc dù là một nước nơng nghiệp
đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm
thành lập nước, trở thành nước phát triển thu nhập
cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên
Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn
đề môi trường nghiêm trọng. Với quy mô dân số
gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về
dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn
đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, hiểm họa môi
trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - Số 20 Quý 1/2022

55


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu,
do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm

thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nơng chưa
hồn thiện.
Thiên nhiên nước ta ngồi bị ảnh hưởng tác
động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị
phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tùy tiện
vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo
thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ
lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới
mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang
bị sói mịn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha [1]
Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh
hoạt, chất độc hại của q trình sản xuất khơng
được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào mơi
trường, gây tình trạng ơ nhiễm môi trường sinh
thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê
của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước
có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350
làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô
nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ
tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các
thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần [14]. Bên cạnh đó, vấn
đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý…
chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại
mơi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác
ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng
về hệ sinh thái môi trường.  Theo nhiều chuyên
gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương

đầu với nhiều vấn đề mơi trường nghiêm trọng
như nạn phá rừng, sói mịn đất, việc khai thác quá
mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ
sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn
gien. Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn
đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra
những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự
phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong
thời gian tới.
2.2. Một số khuyến nghị chính sách nhằm
phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030
Để phấn đấu “Đến năm 2030, cơ bản đạt mục
tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu” [1] như tinh thần
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng

56

định, chúng ta cần quán triệt và thực hiện một số
nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức của xã hội về việc giải
quyết hài hòa các mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên. Để tạo nên quan hệ hữa cơ giữa con
người và tự nhiên - nền tảng cho sự phát triển bền
vững của xã hội, con người phải có sự thay đổi
trong nhận thức về vai trò của giới tự nhiên, về vị
trí của con người trong hệ thống tự nhiên - xã hội
- con người, nâng cao sự hiểu biết về cái “thân thể
vô cơ” - cái thân thể mà thiếu nó, con người cũng
khơng thể tồn tại và phát triển. Đồng thời, con

người cần tự giác điều chỉnh hành động của mình
phù hợp với quy luật của giới tự nhiên. Do đó, xây
dựng, hồn thiện và đầu tư các môn học về vấn đề
bảo vệ môi trường cho hệ thống các nhà trường,
cho các hình thức học tập, bồi dưỡng của các đối
tượng cần được quan tâm hơn nữa trong giai đoạn
hiện nay. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục
phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp
truyền tải, phải đề cập một cách trực tiếp đến vấn
đề nóng bỏng như “con người và mơi trường”,
“mơi trường và phát triển bền vững” “kinh tế và
môi trường”, “Môi trường và tăng trưởng”, “Môi
trường và sự hợp tác”, “Môi trường và sức khỏe”,
“Môi trường thân thiện”, “Môi trường xanh, sạch,
đẹp”.... 
Thực hiện tốt công tác giáo dục quan điểm
khoa học của triết học Mác về con người, tự nhiên,
về mối quan hệ con người với tự nhiên, cho các đối
tượng trong chương trình đào tạo. Tích cực tun
truyền, phát huy giá trị truyền thống của quan
điểm sống, ứng xử hài hòa với thiên nhiên của con
người Việt Nam, từng bước hình thành hệ ý thức
sinh thái của con người Việt Nam trong mọi hoạt
động.
- Xây dựng, hoàn thiệt hệ thống pháp luật đồng
bộ, tồn diện về mơi trường. Với mục tiêu tạo ra
một hành lang pháp lý đồng bộ, cụ thể trong công
tác môi trường trên mọi lĩnh vực hoạt động hiện
nay. Phải làm cho những điều luật trong văn bản
trở nên thực thi một cách nghiêm túc, rộng rãi và

công bằng đối với mọi người, đối với mọi thành
phần kinh tế trong và ngồi nước. Theo đó, mọi
người phải được quán triệt, thông suốt trách nhiệm
cộng đồng trong bảo vệ, gìn giữ mơi trường. Trong
đó, cơ quan và đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - Số 20 Quý 1/2022


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
trách về mơi trường cần được đào tạo, bồi dưỡng
để không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thực tiễn bảo vệ, gìn giữ môi trường.
Đồng thời “Tăng cường và thực thi nghiêm chế tài
xử phạt vi phạm về môi trường, thực hiện nguyên
tắc đối tượng gây ô nhiễm môi trường phải chi trả
chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và
phục hồi môi trường; đối tượng được hưởng lợi từ
tài ngun, mơi trường phải có nghĩa vụ đóng góp
để đầu tư trở lại cho môi trường [3].
- Giải quyết hài hịa giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ mơi trường theo chủ trương của Đảng.
Bảo đảm sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với
quy luật khách quan về sự kết hợp hài hoà giữa
mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo
vệ môi trường. Đối với nước ta hiện nay, để thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần
đổi mới cơng nghệ, tăng năng xuất lao động và
hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng hai con
đường: Chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu cơng

nghệ hiện đại có hàm lượng chất xám cao và cơng
nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện
được cơng nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn, đồng
thời đó cũng chính là phương thức hữu hiệu nhất
để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái. Quán triệt và thực hiện
triệt để quan điểm của Đảng về phát triển khoa
học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội
nhanh và bền vững, chúng ta chủ trương không
nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái
với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự
hủy hoại môi trường cũng đồng nghĩa với sự kết
án tương lai của mình. Mục tiêu chuyển giao công
nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng
trưởng kinh tế, vừa bảo đảm vấn đề môi trường
sinh thái.
- Nắm bắt kịp thời, đấu tranh phê phán khuynh
hướng đề cao đến mức tuyệt đối hoá con người
trong mối quan hệ với tự nhiên. Những quan niệm
đó là cơ sở cho sự nảy nở và phát triển triết lý
con người chinh phục theo kiểu “thống trị”, “tước
đoạt” tự nhiên như một người sống bên ngoài giới
tự nhiên trong suốt một thời gian dài, để lại những
hậu quả môi trường to lớn mà ngày nay, con người
đang phải nỗ lực tìm cách khắc phục. Với nhãn
quan biện chứng, cùng với thái độ, trách nhiệm

trong ngăn cản sự phá hoại môi sinh, luôn đồng
thời đặt ra sự khôi phục khả năng tái sinh của thiên

nhiên và bảo vệ môi tường tự nhiên, kết hợp khai
thác với bảo vệ và phục hồi khả năng của tự nhiên
là cách hiệu quả nhất đóng góp cho sự phát triển
kinh tế - xã hội một cách bền vững trong bối cảnh
mới hiện nay.
3. Kết luận
Như vậy, quan hệ giữa con người và tự nhiên là
quan hệ đồng tiến hoá, cùng tồn tại và phát triển.
Con người và xã hội loài người khơng thể có sự
phát triển ổn định, bền vững và hài hồ nếu con
người đối xử thơ bạo với tự nhiên - cái “nôi”, cội
nguồn, “thân thể vô cơ” của mình. Con người với
tự nhiên ln là một thể thống nhất chặt chẽ. Bản
thân giới tự nhiên cũng là một chỉnh thể, bao gồm
nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn
nhau, tồn tại và phát triển theo những quy luật
của nó. Sự cân bằng của hệ thống chỉ có thể được
giữ vững và khơng bị phá vỡ khi sự tác động lẫn
nhau giữa các yếu tố cấu thành được duy trì trong
phạm vi phù hợp, được quy định bởi các quy luật
khách quan, nội tại của chính tự nhiên. Triết lý của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên đã chỉ rõ cơ sở hiện
thực của chiến lược phát triển bền vững mà ngày
nay, con người đang hướng tới - đó là con người
có thể nhận thức được quy luật của giới tự nhiên
và vận dụng chúng một cách tự giác, có hiệu quả
trong hoạt động thực tiễn, trước hết là trong hoạt
động sản xuất vật chất của mình. Triết lý đó khơng
chỉ khẳng định vai trị của con người, mà còn làm

nổi bật sự quy định lẫn nhau của lịch sử tự nhiên
và lịch sử con người, sự đồng tiến hoá giữa con
người và tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T1, NXB
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.116-117.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, T.42,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.135.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T.20,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.476.
4. />
TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 20 Quý 1/2022

57



×