Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ THỜI SỰ QUỐC TẾ HIỆN NAY DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ. NÊU QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NÀY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.12 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ THỜI SỰ QUỐC TẾ HIỆN NAY
DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ. NÊU QUAN
ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NÀY.
Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ VỀ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn

: TS Nguyễn Thùy Anh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Mạnh Dũng

Mã sinh viên

: 18050029

Đơn vị

: QH2018E-Kinh tế 2
HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2
Phần 2. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung .......................... 2


2.1. Nguyên nhân sâu xa .................................................................................................. 2
2.2. Nguyên nhân trực tiếp .............................................................................................. 2
Phần 3. Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế
chính trị thế giới ................................................................................................................. 4
3.1. Tác động tới Mỹ .......................................................................................................... 4
3.2. Tác động tới Trung Quốc ......................................................................................... 5
3.3. Tác động tới thế giới................................................................................................. 5
Phần 4. Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế
chính trị Việt Nam ............................................................................................................. 6
4.1. Tác động tích cực ..................................................................................................... 6
4.2. Tác động tiêu cực ..................................................................................................... 7
Phần 5. Giải pháp giúp nền kinh tế chính trị Việt Nam ổn định và phát triển bền
vững ..................................................................................................................................... 9
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 12


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Products


Tổng sản phẩm quốc nội

PPP

Purchasing Power Parity

Sức mua tương đương

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

USD

US Dollars

Đồng Đô la Mỹ

CNY

Chinese Yuan Renminbi

Đồng Nhân dân tệ

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


2

MỞ ĐẦU

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang là tâm điểm, gây ra nhiều tranh
cãi gay gắt của cả nền kinh tế, chính trị thế giới. Tầm ảnh hưởng của cả hai cường quốc
và tác động to lớn của cuộc chiến tranh này tới nền kinh tế chính trị thế giới nói chung,
Việt Nam nói riêng là khơng phải bàn cãi. Vậy từ thực trạng cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung hiện nay, giải pháp nào cho Việt Nam để vừa có thể duy trì mơi trường
hịa bình, vừa tiếp tục phát triển bền vững.

Phần 2. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
2.1. Nguyên nhân sâu xa
Mỹ và Trung Quốc là 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện nay, GDP
danh nghĩa của Mỹ lớn hơn Trung Quốc nhưng theo dự báo, vị thế đó sẽ bị đảo chiều,
Trung Quốc sẽ vượt lên. Trong khi đó, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì
GDP Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ. Sự cạnh tranh đang càng ngày càng gay gắt khi mà
Trung Quốc lộ rõ tham vọng thống lĩnh nền kinh tế chính trị thế giới và Mỹ thì chắc
chắn rằng sẽ khơng để n cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
2.2. Ngun nhân trực tiếp

Một là, chính sách bảo hộ của tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump ngay từ khi lên cầm quyền đã theo đuổi những chính
sách bảo hộ với mục tiêu “make American great again”(tạm dịch là: làm nước Mỹ vĩ
đại trở lại) và “nước Mỹ trên hết”. Bên cạnh đó, ơng Trump đã ký hàng loạt lệnh rút
khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đang
tham gia. Những động thái này gây ra khơng ít tranh cãi và khơng mấy hài lịng từ phía
các nước đồng minh và cả Trung Quốc.


3

Hai là, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê năm 2017, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
lên đến 375 tỷ USD khi mà Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trong
khi ở chiều ngược lại chỉ là 131 tỷ USD. Nhận thấy được rằng là từ khi Trung Quốc gia
nhập WTO năm 2001, con số thâm hụt thương mại giữa hai nước đang ngày càng tăng.
Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại nhưng
đáp trả lại yêu cầu đó lại là câu trả lời rằng Mỹ hãy xuất khẩu nhiều lên nếu muốn giảm
thâm hụt thương mại.
Ba là, tham vọng thống trị nền kinh tế chính trị thế giới của Trung Quốc.
Nguyên nhân cốt lõi dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước Mỹ và
Trung Quốc chính là việc Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc.
Chương trình “Made in China 2025” được chính phủ Trung Quốc rót hàng tỷ
USD với mục tiêu trong tương lai khơng còn phải phụ thuộc vào việc nhập phải nhập
khẩu các cơng nghệ then chốt. Chương trình này sẽ là động lực giúp cho ngành cơng
nghệ nước này có thể phát triển nhanh hơn nữa với các ngành trọng yếu như trí tuệ
nhân tạo, hàng khơng vũ trụ, internet 5G,…
Nhưng, trái ngược với mục tiêu của chương trình chính là việc trình độ cơng
nghệ của Trung Quốc lại cịn hạn chế và thua Mỹ rất nhiều. Mỹ đưa ra hàng loạt cáo
buộc rằng Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của các

cơng ty Mỹ và khiến cho Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm cho tình trạng này
Bốn là, các biện pháp hạn chế đầu tư của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc khơng trao cho các cơng ty nước ngồi quyền tiếp cận thị trường
nước này một cách tương xứng so với những lợi ích mà Trung Quốc có được từ các


4

cơng ty nước ngồi này.Và điều đó khiến cho chính phủ Mỹ có những phản ứng vơ
cùng gay gắt.
Đáp lại những phản ứng từ Mỹ, chính phủ Trung Quốc đưa ra lời cam kết sẽ nới
lỏng giới hạn cho các lĩnh vực sản xuất ơ tơ, đóng tàu và máy bay trong thời gian sớm
nhất và hứa sẽ thúc đẩy các biện pháp mở cửa. Tuy nhiên, trước đây Trung Quốc đã
từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO nhưng lại khơng thực thi. Do
đó, các cơng ty Trung Quốc đã có rất nhiều thời gian để tạo lập vị thế ở thị trường nội
địa trước khi vươn ra thị trường nước ngoài.
Phần 3. Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế
chính trị thế giới
3.1. Tác động tới Mỹ
Một là, tác động tới ngành nông nghiệp.
Ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến tranh thương mại chính là
ngành nông nghiệp. Sau những sự đáp trả của Trung Quốc dành cho Mỹ, tháng 4/2019,
xuất khẩu nông sản của Mỹ xuống mức rất thấp, dưới 7 tỷ USD khiến cho người nơng
dân Mỹ phải chịu tình cảnh lao đao vì mất giá. Nhưng kể từ đạt được thỏa thuận vào
hồi đầu năm 2020, mối quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông sản của Mỹ và Trung
Quốc đã cải thiện đáng kể. Ngày 18/2/2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, xuất khẩu
nông sản Mỹ sang Trung Quốc đạt 31,5 tỷ USD, một mức kỷ lục trong lịch sử.
Hai là, giá hàng hóa tiêu dùng tăng cao.
Các sản phẩm tiêu dùng mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc do bị đánh thuế nên giá sẽ
tăng cao hơn bình thường. Các cơng ty đa quốc gia của Mỹ có chi nhánh đặt tại Trung

Quốc thì phải loay hoay tìm hướng giải quyết việc bị Trung Quốc áp thuế trả đũa cịn
các cơng ty khơng có chi nhánh tại Trung Quốc thì cũng gặp khó khăn khi tiếp cận hay


5

mở rộng trên thị trường Trung Quốc. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là người dân Mỹ.
Tuy nhiên khi giá hàng hóa đến từ Trung Quốc tăng thì đồng nghĩa với việc lợi thế
cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ sẽ cao hơn trên thị trường nội địa.
Ba là, nguồn đầu tư vào nền kinh tế Mỹ sụt giảm.
Lý giải cho thực trạng này là sự lo ngại về căng thẳng do cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung mang lại, khiến cho các công ty xuyên quốc gia lưỡng lự khi đầu tư vào
Mỹ.
3.2. Tác động tới Trung Quốc
Một là, ở chiều ngược lại, cũng như các doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp
Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
cũng như là gặp khó khăn về việc chịu chi phí cao hơn khi nhập khẩu nguồn nguyên
liệu từ Mỹ.
Hai là, khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ cũng khiến cho dòng
vốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình
trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn vốn hoạt động và làm
cho tình trạng thất nghiệp tăng.
Ba là, Trung Quốc sau khi chịu những chính sách trừng phạt của Mỹ thì phải
hứng chịu cuộc đại dịch Covid-19, khiến cho nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm nghiêm
trọng, quý I/2020, GDP nước này giảm 6,8%. Nhưng với sự kiểm soát tốt đại dịch,
cộng với nhu cầu của thế giới về hàng hóa của Trung Quốc tăng mạnh, giúp cho Trung
Quốc kết thúc năm 2020 với GDP tăng 2,3%.
3.3. Tác động tới thế giới
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ
song phương về kinh tế chính trị giữa hai cường quốc mà còn là một mối lo ngại đè



6

nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Theo quỹ tiền tệ quốc tế, tăng trưởng toàn cầu trong năm
2020 giảm 4,4%.
Đối với các nước phát triển trên thế giới, cuộc chiến tranh thương mại vừa là
mối lo ngại, vừa là cơ hội để họ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường hai nước
Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ hội thu hút nhập khẩu các mặt hàng từ hai thị
trường này khi mà lệnh trừng phạt đang được thực thi.

Phần 4. Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế
chính trị Việt Nam
4.1. Tác động tích cực
Một là, sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu sang Việt Nam.
Theo chính sách trừng phạt của Mỹ, các mặt hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng
chủ yếu là các mặt hàng máy móc, thiết bị điện tử, cơ khí và các thành phần của chúng,
bên cạnh đó là các mặt hàng tiêu dùng như đồ gỗ, nội thất, hóa chất, nhựa, cao su và
các mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm chế biến.
Khi các mặt hàng kể trên phải hứng chịu lệnh trừng phạt thì chắc chắn các
doanh nghiệp của Mỹ sẽ phải tìm cách chuyển hướng nhập khẩu các sản phẩm đó từ
các thị trường khác ngồi Trung Quốc. Lúc đó, Việt Nam, so với những quốc gia lân
cận, là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh với Trung Quốc do cơ cấu hàng xuất
khẩu có nhiều điểm tương đồng, sẽ nổi lên có thể trở thành thị trường nhập khẩu mới
của các doanh nghiệp Mỹ. Có thể nói như vậy vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam, tương ứng với các mặt hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, có giá trị lên đến 13 tỷ
USD vào năm 2018 và 13,7 tỷ USD vào năm 2020 chủ yếu là đồ gỗ và nội thất, tiếp
theo là nông thủy sản, thực phẩm chế biến và thiết bị điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam sản xuất kinh doanh các mặt hàng này có thể nắm bắt cơ hội, sử dụng cơ hội



7

này làm “bàn đạp” để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. Ở chiều ngược lại, đáp trả lệnh
trừng phạt của Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ áp đặt mức thuế cao đối với nhiều sản phẩm từ
Mỹ. Các mặt hàng của Mỹ bị Trung Quốc áp thuế bao gồm hải sản, nơng sản, hóa
chất,… Điều này cũng chính là cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam thúc đẩy xuất
khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam qua các năm là ngày
càng tăng và năm 2019 là 55,7 tỷ USD. Vì vậy, Việt Nam cũng cần phải dè chừng
phòng trường hợp Mỹ đưa ra các chính sách thuế bất lợi đối với các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam trong tương lai.
Hai là, sự chuyển dịch dòng vốn FDI sang Việt Nam.
Đặc điểm sản xuất của các sản phẩm chịu thuế trừng phạt lớn nhất như máy
móc, điện tử, thiết bị cơ khí là phụ thuộc rất lớn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Một sản phẩm hoàn thiện sẽ trải qua nhiều q trình như sản xuất, gia cơng, đóng gói
và được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó Trung Quốc là một trong
những quốc gia thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất trong lĩnh vực này.
Do đó, nhằm tránh những khó khăn, những tác động xấu do những chính sách
trừng phạt của Mỹ lên Trung Quốc, các nhà đầu tư sẽ đổi hướng nguồn vốn từ Trung
Quốc sang các nước phù hợp lân cận. Vì vậy Việt Nam có cơ hội đón nhận làn sóng
đầu tư FDI của các cơng ty Mỹ muốn chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ngày
14/1/2021, theo tạp chí The Economist, Việt Nam trở thành “trung tâm mới cho sản
xuất giá rẻ trong chuỗi cung ứng châu Á” và thu hút lượng vốn đầu tư FDI vượt qua cả
Trung Quốc và Ấn Độ.
4.2. Tác động tiêu cực
Một là, giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Trung Quốc giảm.


8


Điều này có thể xảy ra là do việc Trung Quốc tăng cường nội địa hóa. Khi xảy
ra chiến tranh thương mại, nước này sẽ khuyến khích gia tăng việc sản xuất nội địa
nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu phải chịu mức giá cao từ Mỹ như thiết bị điện
tử, linh kiện máy móc,… Lúc đó, việc xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sẽ
ít nhiều chịu ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi các sản phẩm Trung Quốc có những linh
kiện máy móc được nhập khẩu này chịu thuế trừng phạt từ Mỹ thì khả năng xuất khẩu
sang Mỹ cũng sụt giảm và kéo theo đó là sự sụt giảm giá trị những mặt hàng linh kiện
xuất khẩu của Việt Nam.
Hai là, sự gia tăng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc qua Việt Nam.
Các mặt hàng từ Trung Quốc do chịu mức thuế cao do lệnh trừng phạt của Mỹ
như hàng máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, nông thủy sản sẽ phải chuyển hướng xuất
khẩu và điểm đến cho những mặt hàng này là các quốc gia lân cận bao gồm cả Việt
Nam. Đặc biệt khi mà cuộc chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt, đồng nhân dân tệ
CNY sẽ bị mất giá trong khi VND vẫn giữ ổn định so với đồng đô la Mỹ USD, cộng
với việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể bán phá giá, điều này làm cho khả năng
cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung Quốc là ngày càng khó khăn hơn.
Ba là, việc Trung Quốc lợi dụng nước ta để lách luật xuất khẩu qua Mỹ.
Khi bị Mỹ áp thuế, Trung Quốc có thể tìm cách đưa qua Việt Nam rồi mới xuất
khẩu sang thị trường Mỹ với nhãn mác “đội lốt” hàng Việt Nam nhằm giả mạo xuất xứ.
Ví dụ như trường hợp, cơng ty Finewood có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ
Trung Quốc về Việt Nam, sau đó thực hiện hành vi thay đổi nhãn mác rồi mới xuất
khẩu sang Mỹ.


9

Phần 5. Giải pháp giúp nền kinh tế chính trị Việt Nam ổn định và phát triển bền
vững
Một là, củng cố sức mạnh nội lực để ứng phó với cuộc chiến tranh thương mại,

cụ thể là nhà nước và doanh nghiệp.
Muốn kiểm sốt được chất lượng nguồn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đặc
biệt là có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam cần xây dựng hàng rào kỹ thuật, tăng
cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước đặc biệt là Bộ Công thương và Bộ Tài
chính,… Bên cạnh đó, Việt Nam cần đưa ra các biện pháp cứng rắn, sát sao trong việc
kiểm soát chất lượng hàng hóa nhằm ngăn chặn hiện tượng nhập lậu hàng hóa ở các
cửa khẩu, hải quan. Các đơn vị chức năng cũng cần đề phòng trường hợp Trung Quốc
chuyển hàng qua Việt Nam rồi mới xuất khẩu sang Mỹ để tránh bị đánh thuế với nhãn
mác là hàng từ Việt Nam.
Những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến thị trường Việt
Nam cũng như tới các doanh nghiệp là khơng hề nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo
dõi tình hình cuộc chiến tranh thương mại, sau đó linh hoạt thay đổi cho phù hợp với
thời thế. Doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh, nâng cao tiềm
lực nội tại bằng cách tăng cường chất lượng hàng hóa, đa dạng mẫu mã, giá cả phù hợp
cùng với đó là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – kỹ thuật áp dụng vào công việc sản
xuất giúp nâng cao năng suất cũng như là giảm thiểu chi phí giúp giảm giá cả hàng
hóa. Các doanh nghiệp cũng nên đẩy mạnh tìm hiểu thị trường Mỹ và Trung Quốc, sản
xuất các mặt hàng không nằm trong danh sách cấm vận của 2 nước này nhằm tìm kiếm
thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang nội địa hai nước này. Đồng thời khi cuộc chiến
tranh thương mại diễn ra, chắc chắn các tập đoàn lớn của Mỹ và các nước đồng mình
sẽ tìm thị trường mới đặt các nhà máy khi mà thị trường Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế
cao.


10

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ lợi thế của các hiệp ước thương mại song
phương và đa phương đã ký kết nhằm mở rộng thị trường quốc tế và hỗ trợ thơng tin,
chi phí giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới.
Hai là, cần chủ động đối phó trong việc biến động tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ

và đồng đô la Mỹ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động trong việc điều hành chính sách tỷ
giá để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trung
Quốc đang sử dụng tỷ giá như cơng cụ để đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh
thương mại này. Tháng 5/2020, tỷ giá giữa USD/CNY có thời điểm lên tới hơn 7,1,
cho đến thời điểm hiện tại, tỷ giá này giảm chỉ cịn 6,3714. Việc thay đổi tỷ giá có thể
sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư vì vậy ngân hàng nhà nước phải ln có các
kịch bản ứng phó, theo sát diễn biến cuộc chiến tranh thương mại ví dụ như điều chỉnh
chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp cân đối vĩ mô nhằm ổn định tâm lý
thị trường, ổn định nền kinh tế vĩ mơ.
Ba là, có thể nhận thấy cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một đám
mây đen bao phủ nền kinh tế thế giới và rủi ro mà nó mang tới là rất khó có thể tránh
khỏi vì vậy Việt Nam cần xây dựng sẵn các kịch bản và chuẩn bị khả năng ứng phó
nhưng cũng phải cần sự linh hoạt, tránh quá cứng nhắc mà bỏ lỡ thời cơ.


11

KẾT LUẬN

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến cho nền kinh tế cũng như nền
chính trị hai nước trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Chịu tác động lớn nhất từ cuộc
chiến tranh thương mại này không gì khác ngồi quan hệ song phương giữa hai nước
Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tác động của nó lên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng là không hề nhỏ. Vấn đề cần làm của nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam
lúc này là khắc phục những khó khăn, thách thức và chủ động nắm bắt các cơ hội mà
cuộc chiến tranh thương mại này mang lại, sử dụng cơ hội như “bàn đạp” giúp nền
kinh tế nước nhà vươn xa, phát triển hơn nữa.



12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Vũ Thanh Hương, PhGS. TS. Nguyễn Anh Thư. 2018. “Chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung và một số tác động dự đoán”. Trung tâm WTO.
/>o%20tac%20dong%20du%20doan.pdf
2. TS. Nguyễn Minh Sáng, ThS. Hoàng Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Thị Tường Vy.
2018. “Xung đột thương mại Mỹ Trung và các tác động đến nền kinh tế Việt Nam”.
Tạp chí Ngân hàng.


13



×