Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.03 KB, 27 trang )

ĐỀ THI MƠN: NGỮ VĂN -THPT
Thời gian: 180 phút, khơng kể thời gian giao đề.
Câu 1 (8 điểm).
Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại khơng nhận ra rằng cuộc sống
được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh – 2008)
* Chọn 1 trong 2 câu.
Câu 2.a (12 điểm).
Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy
trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú.
Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế.
Câu 2.b (12 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(...)Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập
bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế,
Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều
lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó
bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến chết người
đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm
mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã
bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người
kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng khơng đứng lên. Mị nhớ lại đời
mình, Mị lại tưởng tượng như có một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi,
lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy,
Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không
thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng
Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt




nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ
hết được dây trói trên người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một
tiếng « Đi ngay », rồi nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống khơng bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng chạy vụt ra ngồi. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đã đuổi
kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. (...)
(Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008,
tr. 14)
(...)Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh
thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói : - Điêu ! Người
thế mà điêu !
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là
ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khn
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn tt miệng cười.
- Chả hơm ấy thì hơm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
- Rích bố cu, hở !
Hai con mắt trũng hốy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả :
- Ăn thật nhá ! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền
chẳng chuyện trị gì. Ăn xong thị cầm dọc đơi đũa quệt ngang miệng thở :
- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.



Hắn cười : - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khn hàng
lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu, anh chàng cũng
chợn, nghĩ : thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn
đèo bịng. Sau không biết thế nào hắn tặc lưỡi một cái : - Chậc, kệ ! (...)
(Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 26)


ĐÁP ÁN
Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (8 điểm).
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của
đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ:
không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ,
như những dịng sơng được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được
tơn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải ln ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là
những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những
điều đơn sơ, bình dị.
+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ,
muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...

- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có
thể hướng tới những điều lớn lao.
Câu 2.a (12 điểm)
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và
kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.
Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:
- Bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: mới mẻ về nội dung, đặc sắc
về nghệ thuật.


- Có khả năng làm sống dậy trong lịng người đọc những liên tưởng phong phú:
gợi nhắc các tác phẩm văn học nghệ thuật khác, đánh thức những rung động trong
lòng người ...
2. Cảm nhận về một bài thơ như thế:
Học sinh có thể chọn một bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, miễn là:
- Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng
ngơn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng,... để làm nổi bật cảm xúc
của chủ thể trữ tình.
- Từ cảm nhận về bài thơ, người viết có được những liên tưởng đa chiều hướng
đến những lời thơ, câu văn đẹp khác có nét gần gũi về đề tài, chủ đề, bút pháp...; gợi
những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống...
3. Đánh giá:
- Đóng góp của bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
- Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến
thức để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học.
Câu 2.b(12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn văn kết hợp với kiểu bài so sánh văn học.
Văn viết có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về

dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp. Bài viết có tầm khái qt.
Có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm và các đoạn trích (0,5 điểm):
2. Cảm nhận được cái hay cái đẹp của mỗi đoạn trích(4,0 điểm):
a. Đoạn trích trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi (2,0 điểm):
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thí sinh cần phát hiện, phân tích để
làm rõ giá trị của đoạn văn.
* Về nội dung:
Cần thấy được :


- Tình cảnh nguy kịch của A Phủ : bị trói đứng trong cảnh đói khát, giá lạnh, đau đớn
và sắp chết (0,25 điểm).
- Diễn biến tâm trạng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ rồi đi theo A Phủ: những đêm
trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng Mị hồn tồn dửng dưng, vơ cảm. Đêm ấy,
dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị
(gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng
cảnh ngộ). Từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến
cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác,
thấy người kia việc gì mà phải chết. Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ
tự trốn thốt. Nghĩ thế Mị... cũng khơng thấy sợ. Tình thương và lịng căm thù đã
giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói cứu A Phủ.
Đối mặt với hiểm nguy, Mị cũng hốt hoảng...; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục
Mị chạy theo A Phủ (0,75 điểm).
- Ý nghĩa đoạn trích: Phản ánh nỗi thống khổ; ca ngợi tình thương và sức sống mãnh
liệt của người dân miền núi trước Cách mạng. Đoạn trích có giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo (0,25 điểm).
* Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn (0,25 điểm).
- Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số

phận nhân vật một cách thuyết phục ; kết hợp miêu tả tâm lí nhân vật qua miêu tả nội
tâm và hành động; ngôn ngữ nhà văn mang giọng điệu và ngôn ngữ nhân vật (0,5
điểm).
b. Đoạn trích trong Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân(2,0 điểm):
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ
giá trị của đoạn văn.
* Nội dung :
Cần thấy được :
- Tình cảnh bi thảm, cùng cực và sức sống mãnh liệt của người đàn bà khốn khổ : Ví
cái đói mà thân hình tiều tụy, áo quần rách rưới, tính cách trở nên cong cớn, chao
chát, hành động trở nên lỗ mãng, thơ kệch, mất hết cả nữ tính, danh dự. Thị bám lấy
Tràng để thoát khỏi sự truy đuổi ráo riết của cái đói. Đó cũng là biểu hiện của khát
vọng sống mãnh liệt khi con người phải đối mặt với cái chết (0,5 điểm).


- Tình người và khát vọng hanh phúc mãnh liệt của nhân vật Tràng : Thết đãi, cưu
mang một người đàn bà lạ trong tình cảnh đói khát thê thảm bằng tất cả sự nồng hậu,
chân thành dù mình cũng nghèo khổ. Tràng cưu mang người đàn bà ấy xuất phát từ
tình thương và từ khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của một người khó có cơ hội để
đến với hạnh phúc. Tràng nhận thức rất rõ tình cảnh nghèo khổ của mình nhưng vẫn
quyết định đưa người đàn bà ấy về như một sự thách thức với số phận để giành lấy
hạnh phúc cho mình (0,5 điểm).
- ý nghĩa đoạn trích: Phản ánh nỗi bi thảm; ca ngợi tình người và khát vọng sống,
khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của con người trong nạn đói. Đoạn văn giàu giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo (0,25 điểm).
* Nghệ thuât:
- Tạo tình huống truyện độc đáo, thú vị, bất ngờ và hấp dẫn (0,25 điểm).
- Tạo đối thoại rất tự nhiên, chân thực, phù hợp với tính cách, với hồn cảnh nhân vật
(0,25 điểm).
- Ngơn ngữ giản dị gần gũi với người nông dân Việt Nam; giọng điệu đoạn văn hài

hước, hóm hỉnh (0,25 điểm).
3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn văn (1,5 điểm) :
a. Điểm giống (0,75 điểm) :
- Cả hai đoạn văn đều viết về nỗi thống khổ và khẳng định tình thương yêu và khát
vọng của những con người bất hạnh. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, họ đã biết đến
gần nhau, cưu mang, cứu giúp nhau để cùng vượt lên sự nghiệt ngã của số phận.
- Thể hiện tấm lòng yêu thương, niềm tin mãnh liệt của các nhà văn đối với con
người, khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các tác phẩm.
- Tạo được tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
b. Điểm khác nhau (0,75 điểm) :
- Đoạn trích trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi phản ánh nỗi thống khổ và sức sống
tiềm tàng của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất, chúa mường
cịn đoạn trích trong Vợ nhặt của Kim Lân phản ánh nỗi thống khổ và khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc của người nông dân trong nạn đói.
- Sức sống của con người trong đoạn trích của Tơ Hồi là sức sống tiềm tàng, có một
q trình vận động, thay đổi khá phức tạp cịn sức sống của con người trong đoạn


trích của nhà văn Kim Lân là sức sống mang tính bản năng, trỗi dậy mãnh liệt trong
một tình huống bất ngờ.
- Tơ Hồi thiên về miêu tả nội tâm nhân vật bằng độc thoại nội tâm, Kim Lân mạnh
về tạo đối thoại


Thời gian giao đề: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người
với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh
ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn

đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu
chỉ sống riêng cho mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính
là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể
cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai
biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận
về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên, giữa
nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản
thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng
đến cái tơi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống khơng
đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi
nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống”)
[Nguồn: radiovietnam.vn//xa/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu hỏi:
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điềm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản
thân mình’’? (0,5 điểm)
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho
đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
(0,5 điểm)


Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Đêm sao sáng

Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sơng Ngân đã tỏ đơi bờ lạnh
Ai biết cầu Ơ ở chỗ nào?
() Chùm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
Nhìn sao sao thức mấy năm rồi!
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời cịn có bữa sao qn mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957.
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn
thơ (0.5 điểm)
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong
đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dịng (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: “Nơi
nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!” (Theo Nick
Vujicic)
Câu 2. (4,0 điểm)


Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí Phèo
nghe thấy: “Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của những người
đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào

chả có. Nhưng hơm nay hắn mới nghe thấy Chao ơi là buồn!” (Trích Chí Phèo của
Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)
Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:
“ Bỗng vừa chợt nhận ra, xụng quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.
[]. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.”
(Trích Vợ nhặt cùa Kim Lân,Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.
30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn trên.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – LỤC NAM 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc – hiểu văn bản:
1. (0.25 điểm) Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân
tích
2. (0.25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc
sống.
3. (0.5 điểm) Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật
sự đến khi bạn cho đi mà khơng nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi
vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lịng, từ tình u thương thực sự, khơng vụ lợi,
khơng tính tốn hơn thiệt.
4. (0.5 điểm) Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được
đó là quan điểm hồn tồn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một
quy luật của cuộc sống, khuyên mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại
nhiều hơn.
5. (0.25 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: tự sự kết hợp miêu tả và
biểu cảm.
6. (0.25 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.
7. (0.5 điểm)
– Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ: Cấu trúc câu “chẳngchẳng”

và nghệ thuật đối lập tương phản trong hai câu thơ: “Trời cịn có bữa sao qn mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.”
– Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ mà anh dành cho em là
thường trực, đều đặn ngày này qua ngày khác, vượt qua cả hiện tượng thiên nhiên
(sao có đêm khơng mọc nhưng nỗi nhớ mà anh dành cho em thì đêm nào cũng hiển
hiện)
8. (0.5 điểm) Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được
tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích đó là nỗi nhớ
thương khắc khoải, khơn nguôi đối với người con gái trong xa cách.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) “Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt
sóng!”


1.1 (0.5 điểm) Giải thích:
– “Ý chí”: Những nỗ lực vượt khó vượt khổ của con người, do bản thân con người cố
gắng rèn luyện mới có được chứ khơng có được nhờ tác động bên ngồi.
– “Con sóng”: ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người
phải vượt qua.
– “Cách để lướt sóng”: cách mà con người vượt qua chướng ngại vật để gặt hái được
thành cơng.
-> Ý nghĩa cả câu: Trước những khó khăn, thử thách, chỉ cần có ý chí con người sẽ
đễn dàng vượt qua.
1.2. (2.0 điểm) Phân tích, chứng minh:
– Trong cuộc sống ai ai cũng từng gặp phải những khó khăn thử thách, dù là lớn hay
nhỏ, bởi cuộc sống khơng chỉ tồn màu hồng.
– Trước những khó khăn đó mỗi người có thái độ và cách ứng xử khác nhau:
+ Có người trốn tránh, nản chí, bỏ cuộc, thất bại trước những thử thách.
+ Có người sẵn sàng đối diện, nỗ lực vượt qua.
->Thái độ đúng đắn là phải cố gắng vượt qua. Ý chí chính là chìa khóa dẫn con người

vượt qua khó khăn để tiến tới thành cơng. Đó là đức tính mà mỗi người cần rèn
luyện.
1.3. (0.5 điểm) Bình luận, mở rộng:
– Khẳng định ý kiến của Nick Vujicic là bài học sâu sắc về cách sống, thái độ sống.
– Phê phán những con người khơng có nỗ lực, quyết tâm, hay nản chí.
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm quan trọng của ý chí,
rèn luyện cho bản thân ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan để sẵn sàng đối mặt và
vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn:
2.1 (0.5 điểm) Giới thiệu chung:
– Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác trước
cách mạng của ơng xoay quanh hai đề tài chính là nơng dân nghèo và trí thức nghèo.
Truyện ngắn “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật
của ông.


– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xi hiện đại Việt Nam.
Ơng là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ
yếu tập trung ở khung cảnh nơng thơn và hình tượng người nơng dân. “Vợ nhặt” là
một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”
2.2 (3.0 điểm) Phân tích:
2.2.1 (1.0 điểm) Đoạn văn trong “Chí Phèo” – Nam Cao:
– Tình huống:
+ Sau cuộc gặp gỡ tình cờ của Chí Phèo với thị Nở, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu.
Chí đã tỉnh rượu sau một cơn say rất dài.
+ Trước đó Chí đã là tay sai cho kẻ thống trị nham hiểm – Bá Kiến. Bá Kiến lợi dụng
Chí Phèo để trừ khử những phe cánh đối nghịch, gây ra bao tội ác với dân làng mà
yếu tố hỗ trợ cho Chí là rượu. Vì thế đời Chí là một cơn say dài mênh mông. Cơn say
đã lấy mất của hắn già nửa cuộc đời, đẩy hắn vào kiếp sống thú vật tăm tối.
– Tâm trạng Chí khi tỉnh rượu:

+ Tỉnh rượu, ý thức bắt đầu trở về, Chí thấy lịng mơ hồ buồn, nỗi buồn đã đến nhưng
còn mơ hồ chưa rõ rệt.
+ Khi ý thức đã trở về, Chí cảm nhận được sự tồn tại của mình, biết đến khơng gian,
thời gian. Đó là lần đầu tiên Chí nghe được những âm thanh đời thường của cuộc
sống bình dị: “ Tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền
chài gõ mái chèo đuổi cá”.
-> Những âm thanh ấy đánh thức trong Chí cái ước mơ giản dị của một thời lương
thiện. Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ
dệt vải. Nhưng chính bàn tay tội ác của những kẻ thống trị đã phá nát những giấc mơ,
đã hủy hoại tan hoang cả một đời lương thiện. phút lóe sáng trong tâm hồn đã kéo
nhân vật trở về thực tại, nhận ra hiện thực đáng buồn: “Những tiếng quen thuộc ấy
hơm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn!”. Lần đầu tiên
Chí Phèo tỉnh rượu cũng là lần đầu tiên hắn đối diện với cuộc đời của mình.
2.2.2 (1.0 điểm) Đoạn văn trong “Vợ nhặt” – Kim Lân:
– Tình huống:
+ Tràng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có vợ và nạn đói khủng khiếp lại đem đến cơ may
để Tràng có gia đình. Hạnh phúc đến với người nơng dân nghèo khổ ấy q bất ngờ,
thấy mình như vừa từ giấc mơ đi ra.


– Tâm trạng của Tràng vào buổi sáng đầu tiên khi có gia đình:
+ Tràng trơng thấy những thay đổi khác lạ ở ngơi nhà của mình, thay đổi ở người mẹ
và cả người vợ. Nạn đói khủng khiếp khiến Tràng quên mất những viêc anh ta phải
làm và khiến cuộc sống của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay
Tràng đã có một gia đình và tổ ấm. Mẹ và vợ Tràng đang dọn dẹp, sửa sang lại ngôi
nhà. Với người khác, cảnh tượng ấy khơng có gì đặc biệt nhưng với Tràng đó là hình
ảnh của cuộc sống gia đình, là thứu là anh ta tưởng chẳng bao giờ có được.
+ Từ khi có gia đình là từ khi Tràng được sống trong những cảm xúc rất con người, ý
thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa, khơng
cịn bế tắc.

2.2.3. (1.0 điểm) Điểm tương đồng và khác biệt:
a. Điểm tương đồng:
Cả hai đều nói về những chuyển biến mới mẻ của con người khi đã đến cái dốc bên
kia của cuộc đời mà điều làm nên sự thay đổi kì diệu ấy đó là sự quan tâm, tình u
thương, chăm sóc, sự sẻ chia của con người với con người.
b. Nét khác biệt:
– Nam Cao phát hiện ra những đốm sáng nhân bản cịn le lói trong con quỷ dữ Chí
Phèo. Tuy nhiên Chí Phèo vẫn rơi vào tình cảnh bế tắc, khơng lối thốt.
– Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao động, dù ở bờ vực của
cái chết nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của
một con người. Ông mở cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng.
Qua đó, Kim Lân gửi vào trong đoạn văn của mình tiếng nói mang ý nghĩa triết lí
nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con người thoát khỏi cái chết và có khả năng
đưa con người thốt khỏi tình trạng phi nhân tính.
2.3 (0.5 điểm) Đánh giá:
– Hai đoạn văn đều cho thấy cái nhìn đầy tính nhân đạo của người viết. Qua đây thấy
được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.


SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - 2016
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.
mùa quả mẹ tôi hái được

Những


Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tơi.
Và chúng tơi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn cịn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
1. Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác
dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên


Cịn những bí và bầu thì lớn xuống ”
4. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bộc lộ cảm xúc của anh/chị khi đọc hai câu
thơ cuối bài.
Anh/chị hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên tổ chức tại Nhà văn hóa
Thanh niên sáng 9 - 1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc sắc: các ca khúc quen thuộc
của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và những người biểu
diễn thuộc nhiều thế hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân khấu xuống hàng ghế
khán giả.
Tất cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi mươi

từ mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát “hát cho
dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào”, cùng một ánh mắt bừng sáng
Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối lí
tưởng được thể hiện rất rõ.
(Dẫn theo Phạm Vũ, Chờ ở tuổi trẻ, ngày 10-1-2015)
5. Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn văn?
6. Nêu những ý chính của đoạn văn?
7. Chỉ rõ hiệu quả của những từ ngữ in đậm trong việc thể hiện ý chính của đoạn văn?
8. Viết một đoạn văn ngắn (không quá 05 câu) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí
tưởng của thế hệ cha, anh trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghề nghiệp khơng làm nên sự cao q cho con người mà chính con người
mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sơng ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời
Trần đời Lê, qng sơng này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một


nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh khơng một bóng người. Cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm
sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ơi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng cịi xúp-lê của
một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ
ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tơi lừ lừ trơi trên một mũi
đị. Hươu vểnh tai, nhìn tơi khơng chớp mắt mà như hỏi tơi bằng cái tiếng nói riêng
của con vật lành: “Hỡi ơng khách sơng Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng

còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.
Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông
Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân
chưa quen biết” (Tản Đà). Dịng sơng qng này lững lờ như nhớ thương những hịn
đá thác xa xơi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sơng như đang trơi những
con đị đi én thắt mình dây cổ điển trên dịng trên.
(Nguyễn Tn, Người lái đị sơng Đà - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2014, tr.191 - 192)
-HẾTThí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
HD CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
LẦN 1 - 2016
Môn: Ngữ VănThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm
Nội dung chính: Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con
và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với mẹ
Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa (bí và
bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hốn dụ (tay mẹ)
Tác dụng: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là kết quả
của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi
sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng
biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
Đoạn văn đúng chủ đề: Cảm xúc của bản thân trước nỗi niềm lo âu, hoảng hốt của tác
giả khi nghĩ ngày mẹ khong còn mà mình chưa trưởng thành như lịng mẹ mong mỏi;
có cấu trúc chặt chẽ, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác.
Phong cách ngơn ngữ báo chí

Nội dung chính của đoạn văn:
- Tiết mục biểu diễn độc đáo trong Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh –
sinh viên năm 2015.
- Cảm xúc của người xem, cảm nhận về ý nghĩa của tiết mục.
-Ngôn từ thể hiện cảm xúc Hiệu quả: Mô tả cụ thể, chi tiết cảm nhận về ý nghĩa của
tiết mục và cảm xúc của người xem.
Đoạn văn phải thể hiện được quan điểm cá nhân một cách cụ thể, nghiêm túc vè sự
nối tiếp lí tưởng của thế hệ cha anh trong hồn cảnh mới. có cấu trúc chặt chẽ, khơng
sai lỗi chính tả, dung từ, đặt câu.


Đoạn văn phải thể hiện được quan điểm cá nhân một cách cụ thể, nghiêm túc vè sự
nối tiếp lí tưởng của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh mới. có cấu trúc chặt chẽ, khơng
sai lỗi chính tả, dung từ.đặt câu.
Viết một bài văn trình bày ý kiến về nhận định: Nghề nghiệp khơng làm nên sự cao
q cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghề nghiệp khơng làm nên sự cao q cho con
người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích: Nghề nghiệp: là cách nói khái qt về nghành nghề, cơng việc của mỗi
người trong xã hội.
Cao quý: có giá trị lớn về tinh thần, rất đáng trân trọng.
- Ý kiến khẳng định mọi nghề nghiệp trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của
nghề nghiệp là do con người quyết định chứ không phải do nghề nghiệp.
* Bàn luận:
- Khẳng định ý kiến đúng: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người.
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người, sự cao quý ấy phải

do tự than con người làm nên trong trong quá trình nghề nghiệp của mình.
+ Trong xã hội khơng có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho cộng
đồng đều dược xã hội trọng vọng, tơn vinh.
- Chính con người làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất dạo đức của người lao động
trong công việc.
+ Sự cao quý là do con người đem hết tài năng, sức lực ra để phục vụ mọi người.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của bản thân
- Cần ni dưỡng niềm say mê, tình cảm với nghề để có thể tận tâm cống hiến cho xã
hội được nhiều nhất.


d, Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị luận
e, Đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau trong bài tùy bút Người
lái đị sơng Đàcủa nhà văn Nguyễn Tuân.
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sơng Đà qua đoạn
văn thấm đẫm cảm xúc lãng mạn với nhiều liên tưởng độc đáo, phong phú, ngơn từ
gợi cảm, gợi hình, giàu chất nhạc, chất thơ, chất họa.
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
- Người lái đị sơng Đà là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập Sơng
Đà. Hình ảnh con sơng Đà với 2 đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình được tác giả
khắc họa đậm nét trong tùy bút.
- Khi miêu tả tính cách hung bạo của sơng Đà, tác giả sử dụng những câu văn mang
nhịp điệu dồn dập, kính thích. Nhưng khi ca ngợi dịng sơng Đà trữ tình gợi cảm ơng

lại dùng những câu văn dài, êm ả, nghe như tiếng hát ngân nga. Văn của Nguyễn
Tuân luôn chứa hai thái cực như thế, tiêu biểu là đoạn văn từ “Thuyền tơi trơi..dịng
trên” (trích dẫn.)
* Vẻ đẹp của đoạn văn được thể hiện ở 03 ý:
- Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà ở quãng trung lưu.
+ Thác ghềnh lúc này chỉ cịn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trơi êm: câu văn mở
đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; ý lặng tờ nhắc
lại trùng điệp tạo chất thơ.
+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi đang ra
những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của dòng sơng.
+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng cịi, con hươu ngộ ngẩng
đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.


+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sơng Đà xúc động trong thực và mơ.
- Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến cho độc giả hình
ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:
+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.
+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trơi, con hươu
thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt. Cảnh và
vật đều ở trạng thái động, khơng chịu ép mình và đều mang hơi thở vận động của
cuộc sống nhiều chiều
- Nhà văn đã trải lịng mình với dịng sơng, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp sống
cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dịng sơng, cho q hương đất nước:
+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sơng Đà,lịng ơng dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch sử, về
tình cảm đối với cố nhân.: nhắc tới đời Lí đời Trần.
+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện đại.
+ Trải lịng, hóa thân vào dịng sơng trong đắm đuối của tình non sơng đất nước: Nhớ

thương hịn đá thác, lắng nghe giọng nói, trơi những con đị mình nở
* Đánh giá về giá trị
- Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy những
đặc sắc của văn Nguyễn Tuân
- Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm giàu có
đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.
d, Sáng tạo: có suy nghĩ sau sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị luận
e, Diễn đạt: Đảm bảo khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu
Tổng điểm toàn bài: 10,0
* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải
được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho
điểm tối đa.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo.


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1– THPT PHÚ NHUẬN - 2015-2016
Môn VĂN - Khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)
(1) Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên,
nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương “Thì treo giải
nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất
đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một “nhà nho” chẳng
kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ
đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang” và dùng tên
thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xn Hương khơng chịu khoe chữ. Xuân Hương
đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài Cung ốn ngâm khúc của ơng: “Áng đào
kiểm đâm bơng não chúng - Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành” lổn nhổn những
chữ Hán nặng trình trịch.

(2) Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất
nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sơng ta, vứt hết sách vở
khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là
đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa, phong
cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như một
bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ. Dễ ít có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta
nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống, Qn Khánh, động Hương Tích Dễ ít
có thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng
đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hịa nhà
Lí, tới đài Khán Xn và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian. Xuân
Hương vĩnh viễn hóa cái chùa Quán Sứ của thời nàng.
----- Xuân Diệu ----Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3: Câu “Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai
tính dân tộc và đại chúng.” là câu có hình thức:
(0,5 điểm)
Câu đơn.


Câu đơn đặc biệt.
Câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập.
Câu 4: “Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ
Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương TíchDễ ít thi sĩ nào là người Hà Nội như
Xuân Hương, xưa đâu gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa
Trấn Quốc, từng hồi cổ trước cung Thái Hịa nhà Lí, tới đài Khán Xn và cịn để lại
thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian.”
Đoạn văn trên khẳng định điều gì ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà? Để làm nổi bật
nội dung này, tác giả bài viết đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? (0,5 điểm)

Đọc hai văn bản sau và trả lời và trả lời câu hỏi từ câu 5 è câu 8.
“Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu ở mấu, mọc thành bụi,
thường dùng để làm nhà và đan lát”.
(Từ điển Tiếng Việt)
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
(Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của hai văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của hai văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của văn bản b. (0,5 điểm)
Câu 8: Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn
văn (khoảng từ 5è7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam (0,5 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Tràn ngập Facebook giả mạo của người Việt: “Việc lập tài khoản Facebook ăn theo
các sự kiện, nhân vật thu hút sư chú ý của dư luận khá phổ biến trong thời gian gần
đây. Chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được lượng lớn “thích” hoặc “theo


dõi” Tuy nhiên, sự việc lần này được đánh là rất phản cảm bởi liên quan đến vụ
khủng bố ở Pari (Pháp) nhiều đau thương”
(Theo tin tức pháp luật báo Vnexpress.net)
Từ sự kiện một số người giả mạo tài khoản của nhóm khủng bố IS, anh (chị) hãy viết
bài văn (khoảng 600 từ) nêu lên suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên.
Câu 2: (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nướ , nghĩa tình bấy nhiêu.”
(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
(Trích: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
.. HẾT


×