Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.74 KB, 14 trang )

BÀI LÀM
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................... 2
1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 3
2. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam......................................................................................................................................................... 3
2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ..................................................... 3
2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ ................................................................................................... 4
2.3. Nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước ........................................................................ 4
2.4. Ngun tắc bình đẳng đồn kết giữa các dân tộc .................................................................... 5
2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ..................................................................................... 5
3. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước............................................................................................... 5
3.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước .............................................................................................. 5
3.1.1. Quốc hội ............................................................................................................................... 5
3.1.1.1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội......................................................................................... 6
3.1.1.2. Hội đồng dân tộc........................................................................................................... 7
3.1.1.3. Uỷ ban của Quốc hội .................................................................................................... 7
3.1.2. Hội đồng nhân dân .............................................................................................................. 8
3.2. Chủ tịch nước ............................................................................................................................. 8
3.3. Các cơ quan hành chính – quản lý nhà nước........................................................................... 9
3.3.1. Chính Phủ ............................................................................................................................ 9
3.3.2. Ủy ban nhân dân ............................................................................................................... 10
3.4. Tòa án nhân dân ....................................................................................................................... 11
3.5. Viện kiểm sát nhân dân ........................................................................................................... 11
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 13


LỜI NĨI ĐẦU
“1000 năm nơ lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây và 20 năm nội chiến” là câu nói vơ


cùng quen thuộc để kể về q trình chống thù trong giặc ngoài gian khổ của dân tộc
Việt Nam. Nhờ vào sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường mà nhân
dân ta đã vượt lên những gian khó, đấu tranh để giành được độc lập cho đất nước, sự
tự do cho nhân dân.
Từ năm 1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến ngày nay, nước ta
đã có 5 bản Hiến pháp. Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 có khẳng định “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Đảng và nhà nước đã được nhân dân tin tưởng và đại
diện cho toàn dân tộc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhằm cải
thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, bình n. Để
thực hiện được sứ mệnh cao cả đó địi hỏi nhà nước cần phải có một bộ máy tổ chức
nhà nước tồn diện, hiệu quả để có thể quản lý mọi mặt của đời sống xã hội từ trung
ương đến địa phương.
Bài tiểu luận với đề tài “Phân tích bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” sẽ làm rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng như
những nguyên tắc trong quá trình hoạt động của bộ máy.

1


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển của nhân loại thì đã trải qua bốn kiểu nhà nước đó là nhà nước
chiếm hữu nơ lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vai trò của nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào cũng quan trọng và Việt Nam cũng không
ngoại lệ. Nhà nước là một tổ chức với nhiều chức năng khác nhau. Nhà nước là cơ
quan mà nhân dân thông qua để thực hiện quyền của họ. Bộ máy nhà nước sẽ gồm
nhiều cơ quan khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết hoạt động song song với
nhau để quản lý các hoạt động của đời sống xã hội sao cho hiệu quả nhất.

2



1. Khái niệm
- Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan từ
trung ương đến địa phương, cơ sở; tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống
nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của
nhà nước.
- Chức năng của bộ máy nhà nước: thể hiện trên 3 lĩnh vực: hành pháp, lập pháp, tư
pháp
2. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
- Là những quan điểm, phương hướng trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được xác định trong hiến pháp và
các bộ luật. Những ngun tắc này có tác động lên tồn bộ bộ máy nhà nước, bên cạnh
đó những cơ quan sẽ có những nguyên tắc riêng tùy vào đặc thù công việc.
- Gồm 5 nguyên tắc:
2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc quan trọng nhất; bắt nguồn từ thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Được thể hiện tại Khoản 2 Điều 2, Điều 6, Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:
 Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”
 Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằn dân
chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện thông qua các cơ quan như Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”
 Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ
với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”

- Nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” đã được ghi nhận ngay
từ bản Hiến pháp đầu tiên – bản Hiến pháp năm 1946 và được kế thừa, phát triển trong
suốt quá trình phát triển của đất nước.Nội dung của nguyên tắc này ở những bản Hiến

3


pháp có thể khơng giống nhau hồn tồn nhưng ở bản Hiến pháp mới nhất năm 2013
thì nguyên tắc này được thể hiện một cách toàn diện hơn so với trước đó.
2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc cơ bản là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội được
trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản.
- Được quy định tại Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ
 Trong các cơ quan nhà nước những vấn đề quan trọng được quyết định bởi tập thể
trong các cơ quan nhà nước.
 Tuân theo cơ chế thiểu số theo đa số. Những quyết định được đưa ra bởi tập thể thì
tất cả mọi thành viên đều phải thực hiện.
 Có sự phân chia theo cấp bậc: cấp dưới – cấp trên; địa phương – trung ương. Và
những quyết định được đưa ra bởi cấp trên và trung ương thì đều có sự tham khảo ý
kiến của cấp dưới, địa phương.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trị trong việc đảm bảo sự nhất quán trong hoạt
động của cơ quan tổ chức. Dân chủ là tiền đề của tập trung và tập trung thì sẽ là cơ sở
để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Mục tiêu nguyên tắc này là nhằm phát huy
tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà
nước.
2.3. Nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước
- Đảng cộng sản giữ hai vai trò. Một là lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo nhà
nước thơng qua thơng qua các tổ chức Đảng và vai trị tiên phong, gương mẫu của

Đảng viên trong chấp hành đường lối của Đảng và pháp luật.
- Quy định tại Điều 4 Hiến pháp 2013: “Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”
- Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, cụ thể là Nhà nước không thể được
lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài Đảng cộng sản Việt Nam.
4


2.4. Ngun tắc bình đẳng đồn kết giữa các dân tộc
- Nước ta là một nước có đến 54 dân tộc anh em, trong đó tồn tại sự chênh lệch giữa
các dân tộc với nhau, đặc biệt là giữa dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số không chỉ về
số lượng (dân tộc kinh chiếm 86,2% dân số; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 13,8% dân số
mà còn về trình độ phát triển.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa
cao hay thấp, khơng phân biệt chủng tộc da màu. Mọi dân tộc có quyền bình đẳng về
mọi mặt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,…
- Nguyên tắc này thể hiện ở việc nhà nước phải tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát
huy mọi khả năng của mình, tham gia tích cực vào quản lý nhà nước và xã hội. Các
dân tộc cũng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong quá trình tổ chức; cử người tham
gia vào các cơ quan nhà nước; tham gia quản lý các công việc và kiểm tra; giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như nhân viên của bộ máy nhà nước.
2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan, các tổ chức xã hội và mọi công dân
đều phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.
- Ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Hiến pháp 2013
với nội dung: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”

- Nguyên tắc này thể hiện pháp luật ln nắm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống
xã hội được thể hiện rõ ràng tại Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”
3. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
3.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân; do nhân dân trực tiếp bầu ra theo ngun
tắc bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín; chịu trách nhiệm và báo cáo
trước nhân dân vè mọi hoạt động của mình. Bao gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp.
3.1.1. Quốc hội
- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

5


- Cơ quan duy nhất có quyền lập pháp và lập hiến.
- Có trách nhiệm quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước; những vấn đề về đối
nối – đối ngoại,…
- Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần.
- Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định
mọi việc theo đa số.
- Bộ máy hoạt động của Quốc hội bao gồm: Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng
dân tộc; Uỷ ban của Quốc hội.
- Quốc hội đương nhiệm hiện nay là Quốc hội khoá XV nhiệm kỳ 2021-2026.
3.1.1.1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội bao gồm chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội và
các uỷ viên. Thành viên Uỷ ban thường trực Quốc hội thì khơng là thành viên của
Chính phủ.
- Số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ do Quốc hội quyết định.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều
74 Hiến pháp 2013
- Trong việc Bầu cử đại biểu Quốc hội: Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
- Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV vào ngày 31/3/2021, sau khi tiến hành bỏ
phiếu kín, Quốc hội đã thống nhất bầu ơng Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ chính trị,
Đại biểu Quốc hội khố XIV, bí thư Thành uỷ Hà Nội giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội,
Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia với 475/475 số phiếu tán thành
- Chiều ngày 20/7/2021, Quốc hội tiến hành bầu Phó chủ tịch Quốc hội và Uỷ viên Uỷ
ban thường vụ Quốc Hội bằng cách bỏ phiếu kín. Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết
bầu 4 phó chủ tịch Quốc hội và 13 Uỷ viên Uỷ ban thường trực quốc hội.
• 4 phó chủ tịch Quốc hội khố XV gồm các đồng chí: Trần Thanh Mẫn; Nguyễn Khắc
Định; Nguyễn Đức Hải; Thượng tướng Trần Quang Phương
• 13 Uỷ viên: Ông Bùi Văn Cường – Tổng thư ký Quốc Hội; Bà Nguyễn Thuý Anh –
Chủ tịch Uỷ ban Xã hội; ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế; ông Lê
Quang Huy – Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường; ông Nguyễn
6


Đắc Vinh – Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục; bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ
ban Tư pháp; Ơng Hồng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp Luật; ông Vũ Hải
Hà – Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại; ông Lê Tấn Tới – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phịng
và An ninh; ơng Y Thanh Hà Niê Kđăm – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; bà Nguyễn Thị
Thanh – Trưởng ban Cơng tác đại biểu khố XIV; ơng Dương Thanh Bình – Trưởng
ban Dân nguyện khố XIV.
3.1.1.2. Hội đồng dân tộc
- Là cơ quan trực thuộc Quốc hội; chịu trách nhiệm về các vấn đề dân tộc của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa
số.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc được quy định rõ tại Điều 69 Luật Tổ
chức Quốc hội 2014.
- Hội đồng dân tộc gồm: Chủ tịch; Phó chủ tịch và các Ủy viên do Quốc hội bầu.
- Hội đồng dân tộc khố XV:
• Chủ tịch: Y Thanh Hà Niê Kđăm
• 5 Phó Chủ tịch: Nguyễn Lâm Thành; Cao Thị Xuân; Trần Thị Hoa Ry; Quàng Văn
Hương; Đinh Thị Phương Lan
3.1.1.3. Uỷ ban của Quốc hội
- Được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội nhằm giúp Quốc hội thực
hiện nhiệm vụ; quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Việc thành lập, giải thể Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội quyết định.
- Mỗi Uỷ ban sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Được quy định cụ thể từ điều
70 đến điều 78 của Bộ Luật Tổ chức Quốc Hội 2014.
- Quốc hội khố XV gồm 9 uỷ ban:
• Ủy ban Pháp luật
• Ủy ban Tư pháp
• Ủy ban Kinh tế
• Ủy ban Tài chính, Ngân sách
• Ủy ban Quốc phịng và An ninh
7


• Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
• Ủy ban về Các vấn đề xã hội
• Ủy ban Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường
• Ủy ban Đối ngoại.
3.1.2. Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Hội đồng nhân dân được thành lập từ năm 1945 theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh – chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.
- Thường được tổ chức ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
3.2. Chủ tịch nước
- Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
mặt đối nội, đối ngoại.
- Chủ tịch nước sẽ do Quốc hội bầu ra trong số Đại biểu Quốc hội; nhiệm kỳ làm việc
thì sẽ theo nhiệm kỳ của Quốc Hội; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội.
(Điều 87 Hiến Pháp 2013)
- Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước được quy định tại Điều 87 Hiến Pháp
2013
- Chủ tịch nước có quyền được tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
Chính phủ; có quyền u cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. (Điều 90 Hiến pháp
2013)
- Vào ngày 05/04/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 142/2021/QH14 về việc
bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa
XIV, giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016
- 2021.
- Ngày 26/07/2021, tại Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành bầu
cử Chủ tịch nước theo hình thức bỏ phiếu kín. Với tổng số phiếu tán thành là 483/483
phiếu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 10/2021/QH15 bầu ông Nguyễn Xuân Phúc,

8


Uỷ viên Bộ chính trị khố XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
nhiệm kỳ 2016 – 2021 (từ tháng 04/2021), đại biểu Quốc hội khoá XV, giữ chức vụ
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026
3.3. Các cơ quan hành chính – quản lý nhà nước

- Các cơ quan này còn được gọi là cơ quan chấp hành – điều hành, những hoạt động
đều phải được thực hiện dựa trên cơ sở của pháp luật.
- Gồm có 4 cấp:
• Trung ương: Chính phủ; các Bộ; cơ quan Ngang bộ
• Cấp tỉnh, thành phố: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
• Cấp quận, huyện: Uỷ ban nhân dân quận, huyện
• Cấp xã, phường, thị trấn: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
3.3.1. Chính Phủ
- Theo điều 94 Hiến pháp 2013 thì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội. Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại điều 96 Hiến pháp 2013.
- Cơ cấu của chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính Phủ;
Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay:
• Ngày 26/07/2021, thơng qua Nghị quyết số 11/2021/QH15 Quốc hội Quyết nghị ơng
Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị khố XIII, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 (từ tháng 04/2021), đại biểu
Quốc hội khoá XV, giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.
• 4 Phó Thủ tướng Chính phủ gồm: ơng Phạm Bình Minh; ông Lê Minh Khái; ông Vũ
Đức Đam; ông Lê Văn Thành.
- 18 Bộ trưởng Các bộ nhiệm kỳ 2021-2026:
• Bộ Cơng an: Đại tướng Tơ Lâm.
• Bộ Quốc phịng: Đại tướng Phan Văn Giang.
9


• Bộ Ngoại giao: ông Bùi Thanh Sơn.

• Bộ Nội vụ: bà Phạm Thị Thanh Trà.
• Bộ Tư pháp: Lê Thành Long.
• Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nguyễn Chí Dũng.
• Bộ Tài chính: Hồ Đức Phớc.
• Bộ Cơng thương: Nguyễn Hồng Diên.
• Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn: Lê Minh Hoan.
• Bộ Giao thơng vận tải: Nguyễn Văn Thể.
• Bộ Xây dựng: Nguyễn Thanh Nghị.
• Bộ Tài ngun và Mơi trường: Trần Hồng Hà.
• Bộ Thơng tin và Truyển thơng: Nguyễn Mạnh Hùng.
• Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Đào Ngọc Dung.
• Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch: Nguyễn Văn Hùng.
• Bộ Khoa học và Cơng nghệ: Huỳnh Thành Đạt.
• Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Kim Sơn.
• Bộ y tế: Nguyễn Thành Long.
- 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
• Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phịng Chính Phủ: Trần Văn Sơn.
• Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc: Hầu A Lềnh.
• Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguyễn Thị Hồng.
• Tổng Thanh tra Chính phủ: Đồn Hồng Phong.
3.3.2. Ủy ban nhân dân
- Là cơ quan hành chính – quản lý trong bộ máy nhà nước, thực thi Hiến pháp và pháp
luật nhà nước tại các cấp tỉnh, thành phố; quận, huyên; xã, phường, thị trấn.
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu; hoạt động theo nhiệm kỳ của
Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước
cấp trên.
- Cơ cấu của Uỷ ban nhân dân có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

10



3.4. Tòa án nhân dân
- Là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp. (Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013)
- Gồm: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân ở địa phương và các toà án khác do
Luật định.
- Việc xét xử của tồ án phải có sự tham gia của Hội thẩm; thẩm phán và Hội thẩm xét
xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp; toà án xét xử theo tập thể và quyết định theo đa số.
- Ngày 26/07/2021, Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 12/2021/QH15 về việc bầu
ơng Nguyễn Hồ Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương Đảng khố XIII,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016 – 2021, đại biểu Quốc hội khoá XV,
giữ chức vụ Chánh án Toà án nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
3.5. Viện kiểm sát nhân dân
- Theo Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Viện kểm sát
nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Hệ thống viện kiểm sát được quy định tại Khoản 2 Điều 107 Hiến pháp 2013 gồm:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát nhân dân khác do luật định.
- “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần đảm bảo pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.” – Khoản 2 Điều 108 Hiến pháp 2013
- Thông qua Nghị quyết số 15/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị ơng Lê Minh Trí, Uỷ
viên Trung ương Đảng khoá XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm
kỳ 2016 – 2021, đại biểu Quốc hội khoá XV, giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam nhiệm kỳ 2021-2026.

11



KẾT LUẬN
Bộ máy nhà nước là tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Tùy thuộc
mỗi cơ quan khác nhau sẽ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Có thể
thấy bộ máy nhà nước giữ vai trị quan trọng trong q trình xây dựng và phát triển đất
nước.
Trong giai đoạn dịch Covid – 19 diễn ra phức tạp thì cơng tác chống dịch luôn nhận
được sự quan tâm và chỉ đạo rất mạnh mẽ từ Đảng, nhà nước và kể cả các cơ quan
trong bộ máy nhà nước như Chính phủ,…Nhà nước ln có những chính sách phù
hợp, linh hoạt để hỗ trợ hết mình cho nhân dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Sau khi hồn thành bộ mơn “Pháp luật đại cương” cũng như bài tiểu luận cá nhân cuối
kì giúp bản thân em có thêm những kiến thức quan trọng, mở rộng vốn hiểu biết của
bản phân để phục vụ cho cuộc sống sau này đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất khả
năng vi phạm pháp luật.
Bài tiểu luận có lẽ sẽ khơng thể hồn chỉnh hồn tồn, khơng thể tránh khỏi những sai
sót về mặt hình thức. Kính mong cơ thơng cảm và góp ý để em có thể rút kinh nghiệm
cho những bài tiểu luận cá nhân sau cũng như bài luận tốt nghiệp. Em xin chân thành
cảm ơn.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giảng dạy của giảng viên bộ môn Pháp luật đại cương: Th.S Vương Tuyết
Linh
2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:
/>TinTongHop/hienphapnam2013
3. Luật tổ chức Quốc hội 2014:
/>age=1&mode=detail&document_id=178126

4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: />5. Bài viết về: “CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐƯƠNG NHIỆM” tại trang CỔNG
THƠNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM:
/>6. Bài viết về: “Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội” tại trang CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM:
/>lt.aspx?ItemID=27321
7. Bài viết về: “Danh sách Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội” tại
trang BÁO ĐIỆN TỬ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM: />8. Bài viết về “18 NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI” trên báo vnexpress:
/>9. Bài viết “Đồng chí Vương Đình Huệ được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa
XV” trên báo Quân đội nhân dân: />10. Nghị quyết số 142/2021/QH14 của Quốc hội: Bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021: />11. Nghị quyết số 10/2021/QH15 của Quốc hội: Bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026: />12. Nghị quyết số 11/2021/QH15 của Quốc hội: Bầu Thủ tướng Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021- 2026:
/>13. Nghị quyết số 12/2021/QH15 của Quốc hội: Bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao nhiệm kỳ 2021 – 2026: />14. Nghị quyết số 15/2021/QH15 của Quốc hội: Bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao nhiệm kỳ 2021 – 2026: />
13



×