LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới hiện nay đều có một thiết
chế đặc biệt với tên gọi như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội
đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước
của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia. Ở Việt Nam từ cách mạng tháng
Tám năm 1945 nhân dân ta đã giành được chính quyền, nước ta đã có nguyên thủ quốc gia gọi
là Chủ tịch nước. Cùng với sự phát triển của đất nước và sự thay đổi, ra đời của các bản Hiến
pháp thì chế định chủ tịch nước cũng có nhiều thay đổi. Với bản Hiến pháp 1992 được sửa đổi
bổ sung năm 2001 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì chế định Chủ tịch nước đã
có nhiều đổi mới quan trọng về vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ
quyền hạn và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác ở trung ương.
NỘI DUNG
1-KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Khái niệm.
Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối nội đối
ngoại. Nguyên thủ quốc gia có thể là vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên
bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức
Chủ tịch nước.
1.2.Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp.
Từ cách mạng tháng Tám 1945, sau khi giành được chính quyền nước ta đã có Chủ tịch
nước. Trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước tuy không được định nghĩa song theo các quy
định vể thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu chính
phủ. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946 đã quy định những nhiệm vụ, quyền
hạn rất rộng rãi và mềm dẻo của Chủ tịch nước, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, tình hình
nước ta hồi đó với vị trí rất đặc biệt của Bác Hồ.
1
Đến Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước đã được tổ chức riêng thành một chế định độc lập
với tính chất là người đứng đầu nhà nước và không còn đồng thời là người đứng đầu chính
phủ nữa. Chủ tịch nước thay mặt đất nước thực hiện chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại;
tham gia vào các hoạt động của nhà nước về các mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp 1980 xác lập chế độ Chủ tịch nước tập thể theo như mô hình thịnh hành ở
các nước xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông Âu. Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã được hợp nhất thành Hội đồng nhà nước – cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của
Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Hiến pháp 1992, thiết chế Chủ tịch nước được thiết lập trở lại và hoàn chỉnh hơn.
Chế định Chủ tịch nước được quy định tại chương VII Hiến pháp 1992. So với thể chế Chủ
tịch nước trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, thể chế chủ tịch tập thể là Hội đồng nhà
nước trong Hiến pháp 1980, thể chế Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1992 có nhiều đổi mới
quan trọng thể hiện ở các quy định về vị trí Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước, mối quan
hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương, nhiệm vụ
quyền hạn của Chủ tịch nước.
2-VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.
Theo Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những
ưu điểm của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đồng thời giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện chức năng nguyên thủ quốc
gia (là đặc trưng của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa), đảm bảo sự phân công và phối hợp
giữa các cơ cấu trong bộ máy nhà nước.
Theo điều 101 Hiến pháp 1992 thì “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay
mặt nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch nước có mối
quan hệ mật thiết với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hỗ trợ, điều phối hoạt động
của các cơ quan đó.
Về trật tự hình thành, "Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ
tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
2
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch
nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới" (Điều 102
Hiến pháp năm 1992).
3-MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ TỊCH NƯỚC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
KHÁC.
Về tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 1992, quan điểm cơ bản đã được khẳng
định là: toàn bộ quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội, và có sự phân công
phân nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình với sự phối hợp chặt
chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cùng với quy định "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước"(Điều 101 Hiến pháp
năm 1992), các quy định khác về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thể
hiện rõ quan điểm đó.
3.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong mối quan hệ với Quốc hội, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và Luật tổ chức
Quốc hội quy định như sau:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (trong số đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc
hội giới thiệu), miễn nhiệm và bãi nhiệm. Nhiệm kì của Chủ tịch nước được quy định theo
nhiệm kì của Quốc hội. Điều này đảm bảo tính gắn bó và chịu trách nhiệm của Chủ tịch nước
trước Quốc hội.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời trước
Quốc hội tại kì họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời
3
trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn
bản.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kì họp bất thường
của Quốc hội.
Trong mối quan hệ với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền tham dự
phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện để
Chủ tịch nước theo sát được ý kiến của tập thể Ủy ban thường vụ Quốc hội khi thảo luận và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đồng thời để Chủ tịch nước có thể đóng góp
ý kiến của mình.
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lạo pháp lệnh
trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. Nếu pháp lệnh đó vẫn được
Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước không nhất trí thì Chủ tịch
nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. Đây là một quyền hạn mới được bổ sung
mà Hội đồng nhà nước không có. Quyền này khác quyền phủ quyết của Tổng thống một số
nước.
Về mặt lí luận, trong chính thể xã hội chủ nghĩa các chức năng đứng đầu nhà nước cũng
thuộc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội). Vì vậy trước đây Hội đồng nhà
nước nằm trong Quốc hội là Chủ tịch tập thể. Nay Hiến pháp 1992 đã tách Chủ tịch nước
thành thiết chế riêng song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với Quốc hội.
3.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với chính phủ.
Quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia và Chính phủ luôn là mối quan hệ mật thiết trong cơ
chế nhà nước tư sản. Trong cơ chế nhà nước ta mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ
tuy không hoàn toàn giống như ở các nước tư sản song cũng có những nét tương tự:
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự phiên họp của Chính phủ, trình Chủ tịch nước
quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
4
Trong thời gian Quốc hội không họp theo đề nghị của Thủ tướng, Chủ tịch nước quyết
định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải báo cáo trước Chủ tịch nước.
Việc xác lập mối quan hệ như vậy thể hiện sự tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối
với bộ máy hành pháp và bảo đảm sự phối hợp gằn bó giữa Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính
phủ.
3.3 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định tại Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và Luật tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2002 thì:
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao.
Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án và thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, Chánh án, Phó chánh án, thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.
Trong thời gian Quốc hội không họp thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách
nhiệm và báo các công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chánh án tòa án nhân dân tối cao trình ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án
tử hình xin ân giảm.
3.4 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002
quy định như sau:
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về
những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.
5