Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghi luan van hoc 11 12 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
Phần III: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Thế nào là nghị luận xã hội ................................................................................ 209
II. Các loại văn nghị luận ....................................................................................... 209
A. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý ..................................................................... 209
Đề 1a: "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn" (Tố Hữu) .................................................. 211
Đề 2a: Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường... "Lép - Tônxtôi" ..................................... 215
Đề 3a: Suy nghĩ về công cha nghĩa mẹ và đền ơn đáp nghĩa... ................................ 217
Đề 4a: "Trong thế giới này chúng ta xót xa khơng chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà cịn
cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" ........................................................ 222
Đề 5a: "Danh dự là viên ngọc vô giá..." ................................................................... 222
Đề 6a:"Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là..." .............................................. 224
Đề 7a: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu) ........................................ 227
Đề 8a: "Một người đã đánh mất niềm tin của bản thân thì chắc chắn..." ................. 230
Đề 9a: "Tri thức là sức mạnh" .................................................................................. 232
Đề 10a: "Tác dụng của việc đọc sách" ..................................................................... 235
Đề 11a: "Tài sản lớn nhất của đời người chính là lịng khoan dung" ....................... 237
Đề 12a: Anh chị hãy giải thích và bình luận câu nói sau: "Trong con mắt người khác bạn có thể thất bại
vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn khơng được phép trở nên mềm yếu, vì đây là sự thất bại thảm hại
nhất" .......................................................................................................................... 239
Đề 13a: "Tiền có thể mua được tất cả trừ hạnh phúc" .............................................. 242
Đề 14a: Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
.................................................................................................................................. 244
Đề 15a: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em...................... 246
Đề 16a: Truyền thống tôn sư trọng đạo... ................................................................. 249
Đề 17a: Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu ........
.................................................................................................................................. 251
Đề 18a: "Suy nghĩ về những tấm gương không đầu hàng số phận..." ...................... 254
Đề 19a: "Suy nghĩ về người mẹ và tình mẫu tử" ...................................................... 255



Đề 20a: "Đường đi khó, khơng khó vì ngăn sơng cách núi..." ................................. 258
Đề 21a: "Xem Đề 16a" ............................................................................................ 261
Đề 22a: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động"................................. 263
Đề 23a: "Học để biết, học để làm. Học để làm người" ............................................ 265
Đề 24a: "Thời gian, lời nói và cơ hội" ...................................................................... 267
Đề 25a: "Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa ....... 270
Đề 26a: "Học đi đơi với hành".................................................................................. 272
Đề 27a: "Ý kiến về lợi ích của việc tự học" ............................................................. 274
Đề 28a: "Suy nghĩ về lòng dũng cảm"...................................................................... 276
Đề 29a: "Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng..." .................................................... 278
Đề 30a: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường..." ............................. 280
Đề 31a: "Về lối sống giản dị" ................................................................................... 282
B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ..................................... 285
Đề 1b: " Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất..." ........................... 286
Đề 2b: "Luận về phòng chống AIDS" ...................................................................... 289
Đề 3b: "Vấn nạn giao thông" .................................................................................... 291
Đề 4b: "Suy nghĩ về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá" .......................... 293
Đề 5b: "Tiêu cực trong thi cử..."............................................................................... 294
Đề 6b: "Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng lồi người..." ................................ 298
Đề 7b: "Thư thầy Hiệu trưởng gửi Tổng thống Mỹ..." ............................................. 299
Đề 8b: "Nạn bạo hành trẻ em và phụ nữ" ................................................................. 301
Đề 9b: "Suy nghĩ về tình trạng nguồn nước sạch..." ................................................ 304
Đề 10b: "Làm gì để mơi trường sống của chúng ta ngày càng xanh ........................ 306
Đề 11b: "Bàn về vai trò của cây..."........................................................................... 309
Đề 12b: Suy nghĩ về ..."Quỹ vì người nghèo" .......................................................... 311
Đề 13b: "Bác Hồ khuyên thanh niên: Khơng có việc gì khó..." ............................... 313
Đề 14b: "Quan điểm của anh chị về vấn đề thời trang" ........................................... 317
Đề 15b: "Nếu khơng có người bạn tốt thì..." ............................................................ 321
Đề 16b: suy nghĩ về "Bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay" .................................. 324

Đề 17b: "Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh..."............................... 328


Phần 3 . NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. THẾ NÀO LÀ VĂN NGHỊ LUẬN?
Văn nghị luận là một loại văn, trong đó tác giả đứng trên một lập trường quan điểm nào đó và
dựa vào một sự hiểu biết nhất định của mình về xã hội, văn học, dùng lý lẽ và dẫn chứng, dùng ngơn
ngữ trực tiếp để trình bày, lập luận, phân tích, giảng giải, phê phán nhằm giải quyết một vấn đề xã hội,
đời sống, tư tưởng, văn học, làm cho người đọc hiểu và tin vấn đề để có nhận thức đúng, hành động
đúng.
II. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận có thể chia làm hai loại chính. Nếu bàn về một vấn đề văn học như lý luận văn
học hay phân tích tác phẩm, một nhân vật văn học, một bài thơ, một đoạn thơ… thì được xem là nghị
luận văn học. Còn nếu bàn về một vấn đề xã hội, chính trị, đời sống, tư tưởng, đạo lý… thì đó là nghị
luận xã hội chính trị. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về hai dạng chính của nghị luận xã hội. Đó là “Nghị luận
về một tư tưởng, đạo lý” và “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.
A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối
sống… của con người. Đây là kiểu bài chúng ta thường hay gặp trong đời sống hàng ngày, trên báo chí
và các phương tiện thơng tin đại chúng. Yêu cầu nội dung của kiểu bài này là phải làm sáng tỏ các vấn
đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, bình luận… để chỉ
ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình
thức, hai viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
2. Cách làm một bài văn thuộc kiểu bài này.
Quy trình làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý thường trải qua mấy bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Nội dung cơ bản của đề này là gì? Bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường bàn về các
vấn đề như: Quan niệm về cuộc sống, lý tưởng sống, thái độ sống, những đức tính, phẩm chất… quan
trọng, cơ bản của con người. Quan niệm về tốt - xấu, thiện – ác, chính nghĩa – gian tà. Các quan hệ xã

hội như tình cảm gia đình, tình đồng loại, tình yêu… Các hành động hoặc các cách ứng xử như tích cực
– tiêu cực, có văn hóa – vơ văn hóa.
Vậy thì ở đề bài cụ thể này, vấn đề cơ bản đặt ra là gì (xem những dàn ý, bài làm cụ thể dưới
đây).
- Tìm hiểu xem đề này có mấy ý? Muốn biết có mấy ý, mấy luận điểm cơ bản cần giải quyết,
chúng ta phải phân tích ngữ pháp câu nói, câu danh ngôn trong đề. Thông thường một nhận định, một
thơng báo, một vị ngữ là một ý. Ví dụ câu nói của Lép-Tơn-Xtơi “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
Khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có
cuộc sống”. Về cơ bản, câu nói này có hai ý chính:
1. Lý tưởng là ngọn đèn soi đường
2. Khơng có lý tường thì khơng có cuộc sống
Ở phần này, nhiều khi chúng ta phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu nói (nhất là những
đề có câu nói được dùng phép tu từ ẩn dụ, so sánh, hốn dụ). Ví dụ anh chị hãy suy nghĩ về đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”. Trước hết chúng ta phải giải thích qua, ngắn gọn nghĩa đen “nước”: một loại
vật thể lỏng rất cần thiết cho đời sống sinh vật và con người: “lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống”
(ca dao); “Uống ngụm nước suối trong đỡ khát. Trông trời cao mà mát tâm can” (Thơ Tố Hữu);


“nguồn” là nơi bắt nguồn của mọi dòng chảy, của suối, của sơng. Từ đó, ta suy ra nghĩa bóng của câu
tục ngữ này: Mỗi khi chúng ta uống nước nghĩa là được hưởng thành quả về vật chất và tinh thần thì
phải nhớ đến “nguồn” nhớ đến cơng ơn tổ tiên, cha mẹ, những người đi trước đã có cơng sức tạo dựng
cho mình.
- Xác định ý nào là trọng tâm và mối quan hệ giữa các ý như thế nào? Công việc này sẽ giúp cho người
làm bài xây dựng cho bài làm của mình một bố cục hợp lý: sắp xếp ý nào trước, ý nào sau, ý nào là cơ
bản, là trọng tâm sẽ dành cho nó một dung lượng kiến thức, nội dung nhiều hơn, phong phú hơn.
Bước 2: Lập dàn ý
Dựa trên cơ sở tìm hiểu đề, tìm ý, xác định ý chính, ý phụ, ý trọng tâm, bây giờ đến bước này,
chúng ta nên lập một cái dàn ý (Có thể chỉ sơ lược) để có một cái sườn chính của bài, sau đó tiến hành
viết bài như người kỹ sư xây dựng, khi đã có một sơ đồ, bản vẽ, thì sẽ bắt tay vào “thi cơng”, “xây
dựng” cơng trình, ngơi nhà.

Bước 3: Viết bài
A. Mở bài: Phần mở bài, hay còn gọi là phần “đặt vấn đề”.
Phần này như tên gọi của nó: “Đặt vấn đề” đã gợi ra chức năng chính là phải nêu cho được vấn
đề, đặt cho được vấn đề mà người làm bài sẽ tiến hành giải quyết trong một đề bài cụ thể. Phần này có
một ý nghĩa rất quan trọng, vì nó sẽ gây ấn tượng tốt hay xấu đầu tiên cho người chấm, người đọc. Tuy
nhiên đây là một cơng việc khá khó khăn. Nhìn chung, có hai cách mở bài cơ bản. Đó là cách mở bài
trực tiếp và cách mở bài gián tiếp. Mở bài trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề mà ta cần bàn, còn mở bài
gián tiếp là xuất phát từ một câu thơ, câu văn, câu danh ngơn nào đó, hoặc đi từ thực tế đời sống rồi dẫn
đến vấn đề mà ta cần phải giải quyết trong bài làm. Mở bài trực tiếp thì thường nhanh hơn, dễ làm hơn,
nhưng mở bài gián tiếp thường hấp dẫn và hay hơn.
B. Thân bài: hay còn gọi là phần “Giải quyết vấn đề”
Ở phần này, trước hết chúng ta phải xác định phạm vi kiến thức, tư liệu cần sử dụng: Đây là
kiểu bài nghị luận xã hội, nên lý lẽ, dẫn chứng chủ yếu lấy từ vốn sống, kiến thức đời sống thực tế của
người viết. Nhưng để cho bài làm sinh động, tươi tắn hơn có thể sử dụng kiến thức, dẫn chứng bằng thơ
văn, nhưng rất hạn chế, bởi nếu quá nhiều thì sẽ lạc sang kiểu bài nghị luận văn học. Vả chăng, có sử
dụng kiến thức văn thơ, thì cũng chỉ nhằm sáng tỏ một khía cạnh nào đó của tư tưởng, đạo lý.
- Tiếp theo chúng ta lần lượt giải quyết các vấn đề, các khía cạnh của đề bài, tức là hình thành
các luận điểm, luận cứ, luận chứng… và giải quyết dứt điểm từng luận điểm, luận cứ đó bằng lý lẽ và
dẫn chứng thực tế, bằng các thao tác lập luận, thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, bình luận,
chứng minh. Nhìn chung một bài văn nghị luận là một văn bản, chủ yếu vận dụng tư duy lơgíc nhằm
giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, triệt để, tồn diện để nhằm thuyết phục lý trí người đọc, nên người
viết hay sử dụng tổng hợp các thao tác nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh. Thao tác
phân tích thì chia luận đề thành các luận điểm; chia luận điểm thành các luận cứ… để lần lượt đi sâu
giải quyết từng luận điểm, luận cứ đó. Cịn đối với thao tác giải thích, người viết thường phải đặt ra và
trả lời các câu hỏi: “Thế nào”, “ Tại sao”? Lý do của vấn đề là ở chỗ nào? “Kết quả sẽ ra sao”… Đối
với thao tác bình luận, chúng ta phải đặt ra và trả lời các câu hỏi: “Vấn đề đúng ở chỗ nào” “Sai ở chỗ
nào?” nghĩa là, chúng ta phải lật đi, lật lại vấn đề. Vấn đề chúng ta đang bàn có ý nghĩa như thế nào,
kết quả và hậu quả của nó ra sao, nghĩa là chúng ta phải mở rộng, bàn sâu hơn vấn đề tư tưởng đạo
lý… Đối với thao tác chứng minh, người viết phải đặt ra và trả lời các câu hỏi “Ở đâu” “bao giờ”
“người thật, việc thật nào?”

Cần chú ý chứng minh là dùng các dẫn chứng thực tế đời sống xã hội, lịch sử để làm sáng tỏ vấn
đề nhằm thuyết phục người đọc về tính đúng đắn, chân thực có tính chất phổ biến của vấn đề, nên các
dẫn chứng cần phải phong phú, đầy đủ, toàn diện, tiêu biểu, cụ thể, chính xác… Và tất cả phải được
trình bày theo một thứ tự hợp lý, hợp lơgíc.


Kết luận: hay còn gọi là “kết bài”; “kết thúc vấn đề”.
Chức năng của phần này là “kết” và “luận”. Kết là thâu tóm lại vấn đề cơ bản mà ta đã trình bày ở
trên phần thân bài. Cịn “luận” là nâng cao và mở rộng vấn đề thêm một bậc nữa. Cũng có khi người viết
nêu lên một cảm nghĩ, một liên hệ nào đó thật có ý nghĩa đối với bản thân.
Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa, hồn thiện bài làm của mình.
Sau khi viết xong bài, để cho bài làm hoàn chỉnh, trọn vẹn hơn, người làm bài, cần dành một ít
thời gian mấy phút để đọc soát lại, sửa chữa những lỗi về liên kết, ngữ pháp, câu, từ ngữ, chính tả.
3. Các đề bài, các bài làm, các tư liệu cụ thể để minh hoạ cho kiểu bài này.
Đề 1a: Anh /chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” (Thơ Tố Hữu – trang 534)
Đáp án (Dàn ý) - Hướng dẫn làm bài
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Yêu cầu của đề:
- Nội dung vấn đề cơ bản cần nghị luận là “Sống đẹp”
- Thao tác, phương pháp nghị luận, phương pháp lập luận cần vận dụng: giải thích, bình luận, chứng
minh, diễn dịch, quy nạp, đặt câu hỏi…
- Kiến thức: Lấy từ thực tế cuộc sống, trong cuộc cách mạng giành chính quyền, trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ và một ít thơ văn.
Mở bài: Có thể mở bài theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ hoàn cảnh cụ thể. Bài viết dưới đây dùng
lối mở bài gián tiếp. Đó là xuất phát, dẫn dắt từ câu nói của Paven Coóc – sa – ghin trong tác phẩm
“Thép đã tôi thế đấy”
Thân bài:
1. Thế nào là sống đẹp và những biểu hiện của nó
a. Sống đẹp là sống có lý tưởng cao đẹp phù hợp với thời đại và có hành động đẹp, mỗi giây mỗi phút

trong cuộc đời đều hướng về lý tưởng cao q.
b. Sống đẹp cịn là sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh, phong phú.
c. Sống đẹp là phải khơng ngừng học tập để có tri thức sâu rộng về khoa học, đời sống, văn hoá.
d. Sống đẹp cịn là phải ln ln biết hành động phù hợp với pháp luật, với đạo lý, góp phần vào sự
phát triển của xã hội và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
e. Sống đẹp là sống có tâm hồn phong phú, giàu lòng nhân ái, vị tha
+ Những biểu hiện của sống đẹp
- Trong quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội, tổ quốc.
- Đối với bản thân: hành động đúng với lương tâm, có trách nhiệm cao trước xã hội
2. Bình luận: Ý nghĩa của việc sống đẹp
- Sống đẹp là thuộc tính, phẩm chất đặc thù của con người; người sống đẹp sẽ được mọi người kính
trọng, xã hội tôn vinh.
- Phê phán lối sống chưa đẹp, khơng đẹp như ích kỷ, vụ lợi, độc ác…
Kết luận: Thâu tóm lại vấn đề và nâng cao vấn đề một lần nữa.


B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Hãy trả lời câu hỏi của nhà thơ Tố Hữu
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
Mở bài:
Sau khi qua khỏi trận sốt rét thương hàn, Paven Cc-Sa ghin, một người thanh niên cộng sản
Xơ Viết, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho một lý tưởng cao quý, đi lững thững dưới hàng thông,
nơi nhiều đồng chí của anh bị treo cổ, đã cháy lên một ý nghĩ thật sâu sắc và cao đẹp: “Cái quý nhất
của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
những năm tháng đã sống hồi sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình và để
khi nhắm mắt xi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao
đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Ý nghĩ cao đẹp này cũng đã giải đáp
được điều cơ bản mà nhà thơ Tố Hữu từng băn khoan trăn trở: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”.
Thân bài
1. Thế nào là sống đẹp và những biểu hiện của nó.

a. Sống đẹp là sống có lý tưởng cao đẹp phù hợp với thời đại và có hành động đẹp mỗi giây mỗi
phút trong cuộc đời đều hướng vào cái lý tưởng cao quý ấy.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì “Lý tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao
nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến”. Trong khi đất nước cịn có chiến tranh giành độc lập, thì lý tưởng của
tuổi trẻ là chiến đấu cho độc lập tự do, là quyết xả thân cho Tổ quốc, luôn luôn vang trong tim lời dạy
thiêng liêng của Bác “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm
nô lệ”. Thực tế cách mạng nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có biết bao
người trở thành tấm gương sáng của cuộc sống đẹp, làm thành một bài ca “Bản anh hùng không tắt”,
mà lời ca sang sảng những tên người: Tô Vĩnh Diện lấy thân cứu pháo “Bế Văn Đàn giữ mãi tuổi hai
mươi”, “Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi; sắp ra pháp trường còn đọc Nguyễn Du; “Chị Sáu ơi!
Bơng hoa chị cài đầu, cịn thắm mãi giữa nhà lao Cơn Đảo”. Và đây là hình ảnh cơ La Thị Tám, Võ
Thị Tần, 10 cô gái Hà Tĩnh đã từng lấy máu xương mình để xây nên cái Ngã Ba Đồng Lộc lịch sử. Đó
là hình ảnh những cô gái “đã chết rồi, mộ kề bên đường đỏ” mà hình như “vẫn cịn đứng đó; chờ lấp hố
bom, đường thông xe mới chịu đi nằm” và sẵn sàng để lại tuổi thanh xuân mười chín, hai mươi cho đất
nước, quê hương, “Hồn trong như suối; Bình minh đời sáng rực vầng dương”. Và đây nữa là hình ảnh
chàng trai Lê Mã Lương, người con ưu tú của Đoàn đã sẵn sàng gác bỏ mọi quyền lợi cá nhân, tình
nguyện đến những nơi gian khổ nhất để nhận nhiệm vụ của một chiến sĩ. Và anh cũng đã thay mặt cho
cả một thế hệ thanh niên Cách mạng mới nói với nhân dân, Tổ quốc bằng những lời vơ cùng chí nghĩa,
chí tình “Nước cịn giặc, cịn đi đánh giặc; chiến trường giục giã bước hành quân… Cuộc đời đẹp nhất
là cuộc đời trên trận tuyến đánh quân thù”. Cũng từ đây, cả thế hệ thanh niên Việt Nam lên đường
chống Mỹ đã hát vang bài ca ra trận và nguyện “Mỗi chàng trai là một Lê Mã Lương”.
Mang trong mình lý tưởng cao đẹp, trong thời đại hịa bình, đất nước hát bài ca xây dựng,
thì mỗi chúng ta phải tâm niệm “Cuộc đời đẹp nhất là trên các giảng đường”, trên mặt trận sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, hàng ngày hàng giờ, bằng mồ hôi của sức lực và tâm não sáng tạo
ra thật nhiều của cải vật chất và tinh thần để làm giàu cho dân, cho nước để làm sao “Nước ta có
thể sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là những Nguyễn Tử Quảng dũng sĩ diệt vi rút
máy tính, những anh hùng thời đổi mới, những vận động viên thể thao giành huy chương vàng,
huy chương bạc để lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tung bay trên các đấu trường châu lục.
b. Sống đẹp cịn là sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh, phong phú.
Con người sống đẹp phải là con người có đời sống tâm hồn phong phú, tình cảm lành mạnh giàu

yêu thương, nhân ái, vị tha. Đối với gia đình, phải là người con hiếu thảo, người chồng, người vợ,


người tình trong sáng, thủy chung. Đối với Tổ quốc, đồng bào, phải là người công dân biết sống và
chết cho quê hương, biết cảm thông, chia sẻ, không bao giờ được phép quay lưng với nỗi đau của đồng
loại. Là thanh niên, tuổi trẻ, bạn đã tham gia hiến máu nhân đạo bao giờ chưa? Màu hồng những giọt
máu của bạn sẽ trở thành màu xanh sự sống cho bệnh nhân và một giọt máu của bạn cho đi sẽ có một
cuộc đời ở lại.
c. Sống đẹp là phải khơng ngừng học tập để có tri thức sâu rộng về khoa học và đời sống
Đã sống thì phải ln luôn sống cho mạnh mẽ. Muốn thế phải học tập. Vì “tri thức là sức
mạnh”. Nhà giáo dục học nổi tiếng của Liên Xơ cũ đã có lời khun chí lý với thanh niên, học sinh:
“Phải học tập để hiểu biết sâu rộng vế khoa học, về đời sống, để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách
sống hạnh phúc, như thế có nghĩa là học tập để biết tự trọng, học tập để hiểu rõ: vinh hạnh được làm
người”.
d. Sống đẹp cịn là phải ln ln biết hành động phù hợp với pháp luật, với đạo lý, góp phần
vào sự phát triển của xã hội và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Người có cuộc sống đẹp ln chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp như luật giao thông, không bao
giờ đua xe. Vì đó là trị đánh đu với tử thần; không bao giờ tham gia “đánh lô đề, lên đê mà ở”, hay
“đánh bạc, bác thằng bần”…
2. Phê phán lối sống không đẹp
Trong khi giữa cuộc sống muôn màu mn vẻ, có biết bao người đã sống một đời sống rất đẹp,
được mọi người kính trọng, khâm phục xem đó là những tấm gương sẽ sáng mãi với thời gian, được
lưu danh trong sử sách, thì cũng có khơng ít những người có cuộc sống chưa lành mạnh, chưa đẹp,
thậm chí là khơng đẹp. Đó là những người có mục đích sống xấu xa, ích kỉ, vụ lợi, sẵn sàng nhúng tay
vào tội ác như giết người, tham nhũng, buôn ma túy, cái chết trắng, gieo tai họa cho bao số phận. Đó
cịn là lối sống thờ ơ, vô cảm trước cộng đồng, lười học, lười tu dưỡng, thích hưởng thụ, đua địi, chạy
theo tiếng gọi đồng tiền bất chính, coi nhẹ tình cảm, đạo đức nhân phẩm và làm hủy hoại nhân cách
con người.
Kết luận
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định người sống đẹp là người có nhân cách cao đẹp và thực sự

có một đời sống hạnh phúc, tâm hồn thanh thản. Cuộc đời còn dài, tất cả tương lai cịn ở phía trước,
chúng ta sẽ khơng ngừng phấn đấu để có một ngày mai huy hoàng và sáng lạn, để cho đến giây phút
“Vẫy chào cõi thực để vào hư; trong hơi thở chót dâng trời đất” vẫn có thể tự hào mà nói rằng:
“Nhưng tôi không tiếc không buồn
Những ngày xanh đẹp trong vườn ban mai
Vì tơi đã sống cho đời
Hơn là đã sống cho tơi rất nhiều
Tơi khơng buồn những buổi chiều
Vì tơi đã sống rất nhiều ban mai”
(Hồng Thị Minh Khanh)
Đề 2a: Nhà văn Nga Lép – Tơnxtơi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lý tưởng thì
khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có cuộc sống”
Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Xác định yêu cầu nội dung cơ bản của đề mà ta cần nghị luận:


- Ở đây, nhà văn Nga nhấn mạnh vai trò quyết định của lý tưởng đối với đời sống con người. Lý
tưởng sẽ định hướng, giúp cho con người ý chí nghị lực lớn lao để đạt tới mục đích cao đẹp.
- Từ luận đề chung đó, dựa vào các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình luận, chứng
minh, chúng ta có thể khai triển thành các ý, các luận điểm: lý tưởng là gì? Vì sao nói “Lý tưởng là
ngọn đèn chỉ đường” trong đời sống con người? Vì sao nói: “Khơng có lý tưởng, thì khơng có phương
hướng kiên định, mà khơng có phương hướng kiên định thì khơng có cuộc sống”. Là một thanh niên
của thời đại mới, anh chị tự xác định cho mình lý tưởng gì và dự định sẽ làm gì để thực hiện lý tưởng
ấy?
Mở bài: Có thể mở bài trực tiếp, có thể mở bài gián tiếp (Xem bài dưới đây)
Thân bài:
1. Thế nào là lý tưởng. Vì sao lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Những quan niệm chưa đúng về
lý tưởng.
- Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt “Lý tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao

nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến”
- Lý tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con người, giúp con
người khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để vươn tới sự nghiệp cao cả, có ích.
- Cần phân biệt lý tưởng với “tham vọng” “dục vọng”, “mưu đồ”
- Chứng minh bằng thực tế lịch sử cuộc sống…
2. Vì sao cuộc sống thiếu lý tưởng không phải là cuộc sống?
- Thiếu lý tưởng, con người sẽ khơng có ước mơ, khơng có khát vọng, khơng có mục tiêu làm
phương hướng dẫn đường, dẫn đến hậu quả con người sẽ kém dần nghị lực, trở thành lười biếng, bất
lực, hồi nghi, ích kỷ và đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, lông bông, vô nghĩa lý.
3. Bàn luận, bình luận, mở rộng và liên hệ với bản thân.
- Cuộc sống có lý tưởng đẹp sẽ đưa cuộc đời ta tới tuổi thanh xuân huy hoàng, tráng lệ. Ngược
lại, cuộc sống khơng có lý tưởng sẽ dẫn đến một cuộc đời lặng lẽ, trơi qua một cách bình thản, trôi qua
một cách vô vị với những “dĩ vãng ti tiện và đớn hèn”…
- Dự định, ấp ủ lý tưởng của bản thân.
Kết luận: Khẳng định thêm một lần nữa vai trò quyết định của lý tưởng trong cuộc sống, đặc biệt là
với lứa tuổi thanh niên, “mùa xuân của xã hội”
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Đề bài : Văn hào Nga Léptơnxtơi nói “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lý tưởng thì
khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có cuộc sống”. Phát
biểu suy nghĩ của anh, chị về vấn đề này.
Mở bài
Một chiếc thuyền sẽ trơi lay lắt trên dịng sơng mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được một
bến đậu bình an, tươi sáng, nếu khơng có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy, một con
người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu như thiếu một lý tưởng cao đẹp. Để
khẳng định vai trị vơ cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lý tưởng đối với một cuộc đời, nhà văn
Nga vĩ đại Lép-Tơn-xtơi đã nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lý tưởng thì khơng có
phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có cuộc sống”.
Thân bài
1. Thế nào là lý tưởng? Vì sao lý tưởng là ngọn đèn? Những quan niệm chưa đúng về lý
tưởng.



- “Lý tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến” (Từ điển
tiếng Việt). Như vậy lý tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con
người, giúp con người có khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để vượt qua mọi gian nan, khổ ải, mọi
cám dỗ tầm thường để vươn tới những sự nghiệp có ích, cao cả. Lý tưởng trở thành kim nam châm,
ngọn Hải đăng hướng dẫn con tàu cuộc đời chúng ta đi đúng hướng không bao giờ lạc đường giữa đại
dương mênh mơng của cuộc sống khơng ít giơng tố bão bùng. Ngọn Hải đăng ấy cịn rọi chiếu ánh
sáng lên từng ý nghĩ, việc làm của mỗi bản thân chúng ta. Lý tưởng sẽ làm cho cuộc sống của mỗi con
người chúng ta thú vị, phong phú, sinh động, lấp lánh sắc màu như cây cỏ xanh tươi được tắm nắng
mặt trời. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, ngay từ
thuở thiếu thời đã có “một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và sau này
Người cũng luôn luôn mang trong tim niềm khát khao cháy bỏng là tìm một “Hình” mới của nước, một
hình thái mới của chế độ nhằm đưa lại hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Chính lý tưởng cao đẹp ấy, khát
vọng cháy bỏng ấy, đã giúp Người đi khắp chân trời Châu Mỹ, Châu Âu, không bao giờ lầm đường, lạc lối
và cho Người một nghị lực phi thường “Một viên gạch hồng chống lại cả mùa băng giá” của thành Ba Lê
đầy gió tuyết. Nhà thơ Tố Hữu “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, một vị lãnh tụ cao cấp của
Đảng đã có lần tâm sự: nếu khơng gặp được lý tưởng của Đảng thì may lắm ông cũng chỉ là người vô tội và
đời ông sẽ khô như “cây sậy bên đường” “Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt”; “sẽ chết lặng im như con
chim khơng bao giờ được hót. Một tiếng ca lảnh lót cho đời”. Lý tưởng cách mạng đã trở thành “ngọn đèn
chỉ đường”, chiếc bánh lái giúp cho con thuyền thơ của ông đi đúng đường, đúng hướng: “Thuyền bơi có
lái qua giơng tố; khơng lái thuyền trơi lạc bến bờ”.
Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và ngay
nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, có biết bao con người nhờ mang trong mình một lý
tưởng, ước mơ đúng đắn, cao cả mà họ đã làm cho tuổi thanh niên của mình khơng phải bình thản trơi qua vô
vị mà bước kế bước vững vàng tới tuổi thanh xn huy hồng và tráng lệ. Đó là những Lý Tự Trọng, Võ Thị
Sáu, Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Vũ Thị Tỵ, Cù Thị Hậu, Đào Thị Hào, Nguyễn Tử
Quảng, Nguyễn Thanh Huyền, Hoàng Anh Tuấn …
Những điều đã trình bày trên đây cho thấy lý tưởng quả đúng là vơ cùng quan trọng, có ý nghĩa

“như ngọn đèn chỉ đường” cho mỗi cuộc đời. Một điều cần phải khẳng định là lý tưởng sống của con
người phải gắn chặt với xã hội, với lợi ích của nhân dân, đất nước, thì lý tưởng đó mới cao cả, mới thiết
thực và đúng đắn. Đừng nhầm lý tưởng với tham vọng cá nhân tầm thường, những ham muốn độc ác, tội
lỗi. Chẳng hạn muốn mình nổi tiếng đã cố đạt được bằng mọi cách như các tên hôn quân, bạo chúa trong
lịch sử sẵn sàng chà đạp lên số phận mọi người để gặt hái “chiến công” cho mình. Hay ngày nay có nhiều
thanh niên khát khao làm giàu khơng chính đáng, thích hưởng lạc nên đã lao vào những cuộc “đỏ đen” chơi
đề, đánh bạc, trộm cắp, cướp giật, miệt mài truy hoan thâu đêm suốt sáng trong các vũ trường, quán
Karaoke…
2. Vì sao cuộc sống thiếu lý tưởng không phải là cuộc sống?
Cuộc sống thiếu lý tưởng, hoặc lý tưởng viển vông, tách rời hiện thực, khơng nhằm vào một cái gì
có ý nghĩa cả, sẽ làm cho con người kém dần nghị lực, trở thành lười biếng, bất lực, hồi nghi, ích kỷ và
đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, chán ngắt, héo hắt đến thảm hại và vô nghĩa lý biết chừng nào!
Chẳng thế mà nhà tỷ phú Bin-ghết, người được tuổi trẻ toàn nhân loại hết sức ngưỡng mộ vì ý chí tiến thủ,
khát vọng làm giàu chân chính, đã từng phát biểu: “Nếu cả đời chỉ cầu sự bình an, khơng bao giờ để bản
thân theo đuổi những mục tiêu cao hơn, không dám giang rộng cánh bay lên, như thế thì cuộc đời chẳng
cịn ý nghĩa gì”.
3. Liên hệ bản thân


- Anh chị đã ấp ủ cho mình ước mơ, lý tưởng gì? Vì sao anh, chị lại xác định cho mình lý tưởng đó?
Anh, chị sẽ hành động như thế nào để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực?
Kết luận
Văn hào nước Nga Xô Viết Mác-xim Gor-ki, khi nghĩ về con người đã không nén nổi xúc động thốt
lên “Con người! ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!”. Muốn cho con người mãi là
bông hoa của Trái Đất, niềm tự hào của mỗi chúng ta, hãy ấp ủ cho mình một lý tưởng cao quý và không
ngừng chiến đấu cho lý tưởng đó, để chúng ta được sống mãi trong lịng mọi người. Vì như văn hào Lỗ
Tấn đã khẳng định: “Người ta chỉ thực sự chết khi đã chết hẳn trong trái tim của người đời”.

Đề 3a: Suy nghĩ về công cha nghĩa mẹ và việc đền ơn đáp nghĩa các liệt sĩ
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề này cần:
1. Ca ngợi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của người mẹ.
Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Mẹ
theo ta suốt cả cuộc đời.
2. Ca ngợi tình mẫu tử
Tình mẫu tử là cao quý, thiêng liêng, đặc biệt và sâu sắc nhất trong các tình cảm của con người.
Người mẹ hy sinh suốt đời để chăm sóc ni dưỡng con cả thể xác và tinh thần.
Mẹ là người thầy đầu tiên dìu dắt, dạy dỗ, là điểm tựa tinh thần vững chắc của đời con.
3. Phải sống hiếu thảo với mẹ.
Luôn biết ơn công lao sinh thành nuôi dưỡng của mẹ.
Sống có hồi bão, lý tưởng, chăm học, chăm làm, tu dưỡng làm người thành đạt, người tót là
thiết thực báo hiếu với cha mẹ.
Chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu.
4. Phê phán những người con có hành động chưa xứng đáng, chưa hiếu thảo với mẹ.
Phê phán những người con bất nhân, bất hiếu với mẹ. Những người có bệnh lười học, sống
hoang phí, nghiện hút, cờ bạc là chưa có hiếu với mẹ.

B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã mượn lời người ở lại để nhắc nhở chính mình và cũng là
nhắc nhở mọi người hãy nhớ lấy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ân tình chung thủy vốn là đạo lý lớn
nhất, đẹp nhất của dân tộc Việt Nam:
“Mình về, mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?”
Thân bài:
1.Công ơn đối với cha mẹ


Ca dao xưa đã dạy: “Một lịng thờ mẹ kính cha,cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Làm con
phải có đạo hiếu. Đạo hiếu đó trước hết phải nghĩ đến cơng ơn của bố mẹ; mà nói về cơng ơn của bố

mẹ đối với mỗi chúng ta, thì khơng bút mực nào kể cho xiết. Chả thế mà cha ông ta xưa đã ví “Công
cha như núi Thái Sơn;Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Chỉ có núi Thái Sơn vĩnh hằng và kì
vĩ mới có thể sánh được với cơng cha; chỉ có nước trong nguồn chảy bất tận, khơng bao giờ khơ cạn,
mới có thể sánh được với nghĩa mẹ khơng cùng. Bởi vì mẹ ta đã sinh ra ta, cho ta sự sống. Cái công ấy,
chỉ có Chúa mới sánh được. Mẹ đã mang nặng, đẻ đau để cho ta được cất tiếng khóc chào đời, trở
thành bông hoa của trái đất. Từ thuở ấu thơ, trong vành nôi, ta đã được mẹ ấp iu, nâng giấc, cho ta
những dòng sữa ngọt ngào cả thể chất lẫn tâm hồn:
“Mẹ ra cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác,hát nuôi phần hồn”
(Nguyễn Duy)
Mẹ ta chẳng quản một nắng hai sương, tần tảo như “Con cò lặn lội bờ sơng”, chịu bao gian nan
vất vả chăm sóc ta khi trái gió trở trời và dành dụm chắt chiu nuôi ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người.
Nghĩ về mẹ, lúc ở xa, Nguyễn Duy viết:
“Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta vạt ướt mẹ nằm đêm mưa”
Đọc những câu thơ như thế, tôi cứ thấy cay cay nơi sống mũi. Gia cảnh đói nghèo, vách đất,
tranh thưa, đêm mưa nhà dột, mẹ dành tất cả chỗ ướt cho mình và dành chỗ khơ cho con. Ơi! Thật cảm
động đến rơi nước mắt.
Còn cha ta, cũng như mẹ, cho ta tình thương yêu và dạy ta điều hay, điều phải, uốn nắn cho ta,
khơi dậy trong ta những ước mơ, khát vọng cao đẹp để ta bước thẳng hai chân kiêu hãnh làm người.
Đúng là công ơn cha mẹ, tổ tiên bao la như núi rừng, mênh mông như biển cả.
2.Công ơn của các bậc tiền bối, liệt sĩ
Cịn cơng lao của các bậc tiền bối, liệt sĩ thì sao? Ở nước ta, con đường đến với bến bờ độc lập,
tự do của dân tộc không phải là con đường rợp bóng mát hạnh phúc và niềm vui, mà là con đường đầy
gian khổ hi sinh:
“Đâu phải đường xanh, đường qua máu chảy
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa
Cuộc sinh nở nào mà đau đớn vậy
Rất tự hào mà xót tận trong da”
(Tố Hữu)

Đúng là phải bao máu thấm trong lòng đất, mới “ánh hồng lên sắc tự hào”. Để có được lá cờ đỏ
sao vàng tuy bay suốt từ Bắc chí Nam trong ngày hội 19- 8- 1945; để có được lá cờ đỏ chiến thắng kiêu
hãnh bay trên nóc hầm Đờ Cát ở Điện Biên và để có được ngày 30- 4 lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh
“ngập tràn nắng đẹp” và “lộng lẫy cờ hoa”, đã có biết bao chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ bộ đội, những
người cộng sản đã phải đổ máu, rơi đầu trong các nhà tù, trên các máy chém, ngồi bãi bắn, trên các
trận địa nóng bỏng đạn bom. Đúng là “Mỗi thây rơi là một nhịp cầu; cho ta bước tới cõi đời cao
rộng”. Công ơn của tổ tiên, của các liệt sĩ thật là lớn lao, ân nghĩa của các bậc tiền bối thật là vô hạn.
3.Chúng ta phải làm gì để đền đáp cơng ơn của bố mẹ, các liệt sĩ? Phải đền ơn, đáp nghĩa
như thế nào?
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Đã là con chim thì con chim phải biết hót.Đã là chiếc lá phải
xanh;lẽ nào vay mà khơng có trả?” Được trưởng thành lớn khôn, ngày ngày cắp sách đến trường, lên
giảng đường như hôm nay, chúng ta đã “vay”, đã mắc nợ quá nhiều: nợ cha mẹ, tổ tiên, các vong hồn


liệt sĩ, nợ quê hương đất nước…Có lẽ nào, chúng ta “có vay mà khơng có trả”, nhắm mắt ăn “quỵt”
một cách đớn hèn và tủi hổ ư? Chúng ta kiên quyết phải trả, trả bằng mọi cách, trả dưới mọi hình thức.
Trước hết, nỗ lực hết mình, ra sức học tập, tu dưỡng để trở thành trò ngoan, người con hiếu thảo, người
cán bộ, chiến sĩ có danh thơm đáng tự hào sau này. Bởi vì:
“Ai mà phụ nghĩa, qn cơng
Thì đeo trăm cánh hoa hồng,chẳng thơm”
(Ca dao)
Và chúng ta phải:
“Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao)
Sau nữa, sẽ tích cực làm những việc nhỏ mà nghĩa lớn, trong khả năng của mình như tiết kiệm
tiền để giúp đỡ người nghèo, hiến máu nhân đạo, cứu người, tích cực xây dựng quỹ “Đền ơn đáp
nghĩa”.
B. BÀI THAM KHẢO
TÁC DỤNG CỦA SÁCH

Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng,
nâng niu những cuốn sách quý về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những
quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vơ tận với những quy luật của
nó, hiểu được Trái Đất trịn mang trên mình nó bao nhiều đất nước khác nhau. Những quyển sách xã
hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm
về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con
người qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và
đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.
Sách cịn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu
mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc
và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiếu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của
mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng. và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những
chân trời ước mơ và khát vọng.
(Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. Nhan đề do NBS đặt - dẫn theo Nguyễn Xuân
Lạc)
Hành trang vào thế kỉ mới của người Việt Nam
Tri thức là quan trong nhất
Tết năm nay là một sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai
thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới,
thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người !à quan trọng nhất. Từ cổ
chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa
nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trị của con người ngày càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang vào thế kỉ mới trong khi chúng ta đã chứng
kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản
phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Hơn nữa với tác động của


những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu

rộng hơn nhiều.
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại càng phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thốt
khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền nơng nghiệp, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng
thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người
Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh của người Việt Nam khơng chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự
thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng
tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại khơng ít cái yếu. Ấy là những
lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng” nhất là khả năng
thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Khơng nhanh chóng lấp những lỗ
hổng này thì thật khó bề phát huy trí thơng minh vốn có và khơng thể thích ứng với nền kinh tế mới
chứa đựng đầy những tri thức cơ bản và biển đổi khơng ngừng.
(Theo Vũ Khoan. Lược dịch từ Một góc nhìn của tri thức, tập 2, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2002)


ĐỀ THI THAM KHẢO
Đề thì thử Đại học lần thư 2-2009. Trường ĐHSP Hà Nội khối chuyên
Đề 4a: Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 tiếng trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau
đây của M.L.King :
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa khơng chỉ vì lời nói và hành dộng của những kẻ xấu mà
cịn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt:
Hướng dẫn làm bài :
Ý chính
Điểm
Giải thích ngắn gọn khái niệm và tồn bộ câu nói với hai vế
0.75
- Xót xa vì lời nói ( phát ngơn ) và hành động ( việc làm ) của kẻ xấu
( trái với đạo đức, pháp luật, tinh thần nhân văn )
- Xót xa vì sự im lặng ( lảng tránh, vơ cảm..) đáng sợ của người tốt

Tại sao trước những hiện tượng ấy, ta lại phải “xót xa” như vậy?
0.75
- Lời nói và hành động kẻ xấu : tác động tiêu cực tới cả cá nhân, gia
đình, nhà trường và xã hội.
- Sự im lặng của người tốt ở một khía cạnh nào đấy là sự đồng lõa với
cái xấu, là ích kỷ, hèn nhát, làm mất niềm tin, mất phương hướng cho
người tích cực..
Phải làm gì để khơng có nỗi xót xa ấy :
0.75
- Có nhận thực đúng đắn để khơng trở thành kẻ xấu ( trong lời nói, hành
động..)
- Đấu tranh với đối tượng tiêu cực
- Tuyên truyền, thức tỉnh những người tốt lên tiếng chống lại kẻ xấu
Liên hệ thực tế với tuổi học sinh :
0.75
- Lời nói và hành vi khơng đẹp của học sinh ( nói bậy, luời biếng, a dua,
ích kỷ..)
- Sự im lặng của những hoc sinh ngoan trước hiện tượng gian lận trong
thi cử
Đề thì thử Đại học lần thư 3-2009. Trường ĐHSP Hà Nội khối chuyên
Đề bài 5a : “Danh dự là viên ngọc vơ giá, đừng để ai chà đạp lên đó cả, dù người đó có là ai,
dù họ có quyền lực đến mức nào đi chăng nữa” ( Trích “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”)
Anh/ chị hãy viết một bài văn khoảng 600 tiếng ( âm tiết ) trình bày suy nghĩ của mình về quan
niệm trên đây
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Hs phải bộc lộ được kỹ năng làm bài văn nghị luân xã hội ( khoảng 600 tiếng/ âm tiết ), bộc lộ được
quan niệm đúng đắn, những hiểu biết xã hội..
Ý chính
Điểm
Giải thích ngắn gọn khái niệm và nội dung câu nói :

0.75
- Danh dự : là tiếng tăm tốt của một người ( định nghĩa của
từ điển ), là hình ảnh một người trong con mắt của những
người khác. Nói một cách chung nhất danh dự chính là sự
đánh giá nhân cách một con người.
- Viên ngọc quý : cách diễn đạt bằng hình ảnh thể hiện sự


quan trọng, quý giá của danh dự. Đó là cái vơ hình mà
thiêng liêng khơng có gì sánh được “Danh dự q hơn tính
mệnh”. Đó là cái quan trọng nhất làm nên ý nghĩa của một
con người.
- “Đừng để ai chà đạp…” vế hai là hệ quả của vế thứ nhất,
đó là lời khuyên, lời nhắc nhở : danh dự quý giá nên cần
phải giữ gìn, bảo vệ với thái độ kiên quyết
(nếu nói được thêm về “Nhật ký Đặng Thùy Trâm thì tốt )
Chứng minh, bình luận :
1.0
- Hai chữ “con người” bản thân nó khơng chỉ là danh từ mà
cịn là danh hiệu. Cần có ý thức phấn đấu hoàn thiện, sống
xứng đáng với danh hiệu “CON NGƯỜI”
- Người Phương Đơng nói chung, người Việt Nam nói riêng
có truyền thống coi trọng danh dự :
- Tác giả của những lời này, liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm
chính là một tấm gương của sự coi trọng dnah dự ( danh dự
cá nhân, danh dự thế hệ, danh dự Tổ quốc )
( Hs lấy thêm dẫn chứng trong đời sống, văn học để chứng
minh )
Để bảo toàn danh dự, mỗi con người cần phải có ý thức sâu sắc về 0.5
việc giữ gìn bảo vệ, khơng để cho người khác xúc phạm. Song

cần phải thấy rằng danh dự của một con người chủ yếu là do
người đó tạo nên. Đó là kết quả của sự nỗ lực tao dựng cũng như
giữ gìn.
Liên hệ thực tế :
0.75
- Xã hội hiện đại, cuộc sống bề bộn, nhiều giá trị bị đảo lộn.
Quan niệm về danh dự có những thay đổi nhưng vẫn cần
phải xem đó là hằng số của giá trị con người.
- Bản thân người viết có suy nghĩ gì, có bài học nào về việc
tạo dựng và giữ gìn danh dự ( từ tư cách một học sinh )


Đề bài 6a: Một nhà văn Nga có nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi khơng có
tình thương”. Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói trên?
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề này cần:
1.Giải thích nội dung,ý nghĩa câu nói
-Về mặt khí tượng học thì Bắc cực là nơi lạnh nhất
-Tuy nhiên,xét về quan điểm nhân sinh,Bắc Cực vẫn chưa phải là nơi lạnh nhất.
-Vì,theo quan điểm nhân sinh,xét về phương diện trái tim,nơi lạnh nhất là nơi khơng có tình thương.
“Sợ nhất là tâm hồn tật nguyền,vơ cảm”.
-Thế nào là tình thương và vai trị,ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người.
2.Chứng minh bằng thực tế và văn học
-Tình thương của các nhân vật nghèo khổ trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
-Tấm lòng vị tha tràn đầy yêu thương của nhân vật Giăng-van-giăng trong tác phẩm “Những người
khốn khổ”
-Phong trào ủng hộ Quỹ vì người nghèo,Quỹ nạn nhân chất độc da cam,Quỹ cứu trợ thiên tai ...v...v..
sôi nổi rộng rãi trong nhân dân ta nhiều năm qua chứng minh rằng dân tộc ta đang nghèo nhưng có tấm
lịng nhân văn cao cả “lá lành đùm lá rách”.
3.Liên hệ bản thân

4.Phương pháp biện luận
Giải thích,bình luận,chứng minh,mở rộng,liên hệ.
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
I/ Mở bài
Nhiều lần xem ti-vi thấy quang cảnh Bắc Cực bốn mùa băng tuyết. Ở đó nhiệt độ ln ln dưới
khơng độ, khơng có cây cối, chỉ có những núi băng điệp điệp trùng trùng lạnh giá, tơi cứ tưởng đó là
nơi lạnh giá nhất của thế giới chúng ta. Nhưng giờ đây, bước vào tuổi mười bay, đôi mươi, qua việc
quan sát và suy ngẫm về cuộc sống xung quanh ta và về thế giới lồi người, tơi mới thấm thía một sự
thực tưởng như nghịch lí nhưng đúng là một quy luật của trái tim: “Nơi lạnh giá nhất không phải là
Bắc Cực mà là nơi khơng có tình thương”.
II/ Thân bài
1)Theo quan điểm của khí tượng học thì Bắc Cực là nơi lạnh nhất của Địa Cầu.
Dưới cái nhìn của khí tượng học, thì Bắc Cực là nơi lạnh nhất. Vì Trái Đất của chúng ta là một hành
tinh được chiếu sáng và sưởi ấm bởi Mặt Trời. Nơi nào gần Mặt Trời, được Mặt Trời chiếu rọi nhiều
nhất thì nơi đó quanh năm ấm nóng. Đó là những miền đất gần xích đạo. Cịn những nơi xa Mặt Trời,
được quả cầu lửa chiếu sáng ít thì thiếu ánh sáng và rất lạnh giá. Tiêu biểu là vùng Bắc Cực. Đó là
vùng đất bốn mùa tuyết phù, vùng đất của giá băng. Quanh năm nhiệt độ dưới không độ, con người khó
mà sinh tồn và phát triển được ở nơi ấy. Quả đúng là xét về mặt khí hậu, thì Bắc Cực là nơi lạnh lẽo
nhất của Trái Đất mà loài người từng biết đến


2) Tuy nhiên xét về quan điểm nhân sinh, Bắc Cực vẫn còn chưa phải là nơi lạnh giá nhất
Tuy vậy, dù rằng trên Trái Đất này, Bắc Cực là nơi lạnh giá nhất, quanh năm chỉ có tuyết và băng,
chỉ có rất ít động vật có khả năng thích nghi đặc biệt với cái lạnh thì mới có thể sinh tồn và phát triển
được. Nhưng nơi ấy là cái lạnh được tạo nên bới khơng gian, vị trí đại lý, điều kiện khí hậu của đất trời.
Với bầu khơng khí lạnh giá ấy, dù sao con người, nhất là con người của thời đại khoa học kĩ thuật công
nghệ phát triển như ngày nay vẫn có thể có nhiều phương thức khác nhau để chống chọi lại và chế ngự
được cái lạnh khủng khiếp ấy để sinh sống và thám hiểm nơi “miền đất chết” đó như trang bị những
dụng cụ, quần áo chống rét, đốt lửa sưởi. Hằng năm vẫn có những nhà khoa học đã và đang sống và
làm việc trên Bắc Cực để ghi lại những thước phim sinh động về cuộc sống trên băng tuyết của những

động vật xứ lạnh như hải cẩu, chim cánh cụt… hoặc những bản tin thời tiết cập nhật hằng ngày gửi về
trung tâm khí tượng, giúp lồi người thấy được những biến đổi khí hậu nơi đó đã ảnh hưởng đến bầu
khí qun Trái Đất như thế nào. Vì thế, Bắc Cực tuy nhiệt độ thời tiết rất thấp, khí hậu rất khắc nghiệt,
nhưng con người với ý chí, nghị lực và khát vọng, niềm đam mê khám phá, cùng các phương tiện khoa
học hỗ trợ vẫn có thể sống và làm việc được ở nơi lạnh giá khủng khiếp ấy. Như vậy Bắc Cực vẫn chưa
phải là nơi lạnh giá nhất.
3) Xét về phương diện trái tim, nơi lạnh giá nhất phải là nơi khơng có tình thương.
Mà nơi lạnh lẽo nhất trên thế gian này là nơi thiếu tình thương, thiếu khơng khí ấm áp của tình
người. Cái lạnh của Bắc Cực là cái lạnh được cảm nhận bằng cảm giác da thịt. Cái lạnh ấy, loài người
vẫn có cách khác phục, cịn cái lạnh của lịng người, của tình thương là cái lạnh của trái tim thì con
người khơng sao khắc phục được và khơng thể chịu đựng nổi. Nếu như cái lạnh từ da vào thịt, tuy ghê
gớm, nhưng khơng đáng sợ lắm, thì cái lạnh từ tim ra là cái lạnh khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất, không
một công nghệ khoa học nào, dù siêu hiện đại cũng không thể khắc phục, chế ngự được. Nếu khơng có
tình thương thì dù đang sống giữa một miền đất chan hòa ánh sáng mùa xuân, trăm hoa đua nở, khoe
sắc thắm tươi, con người vẫn cảm thấy tất cả chỉ là hoang mạc lạnh giá, không mảy may dấu hiệu của
sự sống. Vậy thế nào là tình thương? Vì sao nó có vai trị và sức mạnh kì diệu đối với con người hơn cả
khí hậu, ánh nắng mặt trời?
4) Thế nào là tình thương và vai trị, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người
Tình thương là tình cảm đẹp đẽ, tự nhiên giữa con người và con người, là tấm lòng chân thật, cảm
thông, thương yêu, hy sinh cho nhau, là khởi đầu của mọi tính cảm rộng lớn và thiêng liêng cao cả
nhất. Đó có thể là tình cảm cha mẹ, con cái trong gia đình, xa rộng hơn nữa là tình u, tình bạn bè,
hàng xóm, q hương, đồng loại,… Tình thương khơng chỉ được biểu hiện bằng cảm xúc, những rung
động của trái tim, mà quan trọng hơn còn được thể hiện bằng hành động như những lời hỏi thăm, động
viên, an ủi chia sẻ với những người khác khi người đó gặp điều bất hạnh, khơng may mắn trong cuộc
sống.
Tình thương có một vai trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Theo Nam
Cao nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác nhận tư cách làm người: “ Hắn ( chỉ Hộ, nhân vật chính
trong tác phấm “Đời thừa” của Nam Cao) có thể từ bỏ tình u,thứ tình u vị kỉ. Nhưng hắn khơng thể
bỏ tình lịng thương. Hắn có thể hèn nhát, nhưng như thế hắn vẫn được gọi là người… Nếu khơng có
tình thương thì con người chỉ là con vật bị sai khiến bởi lịng ích kỷ ”. Đối với con người chúng ta, tình

thương là sức mạnh, tình thương là hạnh phúc. Một lời nói dịu dàng, đầy tình thân ái, một lời an ủi
động viên, khích lệ, một hành động giúp đỡ cưu mang người khác trong khó khăn hoạn nạn sẽ giúp cho
người đó có thêm sức mạnh, ý chí nghị lực vượt qua tất cả, để hướng về phía trước với nụ cười tươi
vui, rạng rỡ. Người nào luôn luôn dành cho người khác những tình cảm u thương, nhân ái, người đó
khơng chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho họ, mà chính bản thân mình cũng được hưởng hạnh phúc,


được sống trong niềm vui thanh thản của trái tim. Nếu mọi người sống trong tình yêu thương nhân ái,
thì xã hội lồi người ln được sống trong bầu khơng khí ấm cúng chan hịa, bất chấp khí hậu đất trời
khắc nghiệt đầy lạnh giá. Đại văn hào nước Pháp Huy-gơ đã có một câu nói nổi tiếng: “Con người sống
khơng có tình thương cũng giống như vườn hoa khơng có ánh Mặt Trời, khơng có gì đẹp đẽ và hữu ích
có thể nảy nở trong đó được”
5)Chứng minh bằng thực tế và văn học.
Đọc “Vợ nhặt”, mỗi chúng ta ai cũng thấm thía, cảm động trước tấm lịng nhân ái, vị tha bao la của
bà cụ Tứ. Giữa cơn đói năm Ất Dậu khủng khiếp, ngồi đường ngập đầy tử khí, trong nhà phải ăn cháo
cám. Nhưng những lời đơng viên an ủi giàu lịng u thương của bà cụ Tứ đối với con trai, con dâu đã
làm với đi chất đắng chát của vị cám nơi cổ họng để đem lại chất thơm, chất ngọt trong lòng mọi
người. Tình thương bao la ấm nóng của người mẹ đã làm cho khơng khí gia đình từ sự trơ trọi trở thành
đầm ấm, giá lạnh trở thành vui tươi, bóng tối âm u trở thành nắng sớm chan hịa. Tình thương là tất cả.
Đọc “Những người khốn khổ” của Huy-gô, chúng ta ai mà chẳng xúc động trước tấm lòng tràn đầy yêu
thương, vị tha của Giăng-van-giăng đối với người phụ nữ khổ đau Phăng-tin trong giây phút hấp hối.
Ông như người mẹ hiền chăm chút cho đứa con yêu: ông nhẹ nhàng thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn tóc
vào trong chiếc mũ vải, rồi ơng vuốt mặt cho chị. Sau đó ơng ghé miệng thì thầm vào tai chị. Thế là
trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin đã hiện lên một nụ cười không sao tả nổi. Con người vô cùng đau
khổ ấy, trước lúc giã từ cõi thế gian cịn được Giăng-van-giăng ban cho nụ hơn chân thành và thánh
thiện. Nụ hôn ấy đã khiến cho linh hồn chị trở thành thiên thần với đôi cánh kỳ diệu bay nhè nhẹ vào
bầu trời trong sáng của cõi vĩnh hằng. Đúng tình thương là nguồn ấm nóng như vầng dương và có một
sức mạnh vơ song và đầy huyền bí.
Ta có thể tìm được rất nhiều dẫn chứng cảm động và đầy thuyết phục về vai trò và ý nghĩa của tình
yêu thương con người. Nếu con người sống khơng có tình thương giữa người và người, mà chỉ sống

trong sự ích kỷ, đố kị và bằng những con mắt vơ cảm, lạnh lùng với nhau thì con người luôn chịu cảnh:
“Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ; Lạnh lùng chăng sầu một khối chon von; Cô đơn muôn lần, muôn
thuở cô đơn” ( Xuân Diệu). Sống trong xã hội “Tiền trao cháo múc”, khơng tình nghĩa trước đây, trái
tim các thi sĩ lãng mạn đặc biệt là Xn Diệu ln run rẩy vì: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo; Trời
đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da”. Rõ ràng là thiếu tình người, khơng có tình u thương, cuộc đời
bỗng trở thành một sa mạc đìu hiu, lạnh giá, cằm cỗi, khơng cịn sự sống, niềm vui và hy vọng. Con
người tồn tại ở nơi ấy chỉ là những cái xác không hồn
III/ Kết luận
Hiểu như vậy, chúng ta mới thấm thía câu nói của nhà văn Nga giàu sức khái quát và mang ý nghĩa
nhân văn, nhân sinh sâu sắc: “Không nơi nào lạnh lẽo hơn nơi lạnh giá của trái tim con người trên thế
gian này”.
Đề bài 7a: Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
( Thơ Tố Hữu _ trang 532)
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


-Đề này cần
1.Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả,nhận-cho”,sống phải có ích.
Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca lảnh lót,
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai”.Đã là người thì phải có lẽ sống.Lẽ sống của con người là phải sống
có ích,sống có nhận,có cho,có vay,có trả.
2.Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời”
Sống ở đời là đã ,mắc nợ.Cha mẹ cho ta cuộc đời,nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở
thanhbình,cuộc sống bình an,để ta học hành,vui chơi,ăn mặc,chữa bệnh ...v..v...Ta phải trả cho đời
bằng cuộc sống có ích,cống hiến...
3.Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học

Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu,Lý Tự Trọng,Nguyễn Văn Trỗi,Đặng Thùy
Trâm,Nguyễn Văn Thạc...v..v.. là những tấm gương có lẽ sống đẹp.
Hình tượng cơ thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung”của
Nguyễn Thi về hình tượng người mẹ,chị Sứ ...v...v...
4.Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên
Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp,dẫn tới lối sống chưa đẹp.Họ đua đòi,ăn
chơi,lười học,lười làm việc,xa hoa,lãng phí.Họ nhận nhiều hơn cho,vay mà khơng trả.Nhiều khi họ trở
thành người bất hiếu,vô ơn bạc nghĩa,huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
I/ Mở bài
“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống
sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hồi sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti
tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã
tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
II/ Thân bài
1)Sống phải có ích
Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá; Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh”, Tố
Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao
hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho
đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm
mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ơ-xy đem lại sự sống cho con người và mn
lồi vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến


dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người
“Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của mn lồi” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động

vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng mn lồi tơ
điểm cho q hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngơi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp
hơn”.
2)Con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có “trả” và cao hơn
nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời.
Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang
lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gooc –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải
biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất
nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”,
phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một
“đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm
người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên,
từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ
máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hơm nay….. Điều
đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và
người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước
nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ắt quỵt
được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã
“vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi,
một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã
viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?.
3)Chứng minh bằng thực tế.
Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có
biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn
Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xn, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi,
Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ
máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên
em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh,

em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).
Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh,
cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:
“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ
Những sư đồn khơng súng, lại xung phong
Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ
Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”
(Tố Hữu).
Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hơi thấm
đẫm tâm não để “nhận” lại những cơng trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi
những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh;
hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có
những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.


4)Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên.
Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực
cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”,
thậm chí cịn “nhận” q nhiều mà khơng chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc:
đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát,
vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân,
vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.
III/ Kết luận
Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận”
đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở
từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm
“Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Đề bài 8a: Hãy viết một bài văn ngắn (ko quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
sau : “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất nhiều thứ
quý giá khác nữa” (Theo sách “Dám thành công”-trang 90)
A.HƯỚNG DẪN LÀM BÀI – BÀI NÀY CẦN:
1. Giải thích ý kiến
- Lịng tự tin có vai trị quyết định trong sự thành cơng hay thất bại trong sự nghiệp mỗi người.
- Khơng có lòng tự tin, “đánh mất niềm tin vào bản thân” sẽ là mất tất cả, “mất nhiều thứ quý giá
khác nữa”
- Đề cao lịng tự tin là thơng điệp của ý kiến
2. Bình luận, mở rộng.
- Khơng có lịng tự tin, sẽ khơng “dám nói dám làm”, khó thành đạt hoặc khơng thể thành đạt
trong cuộc sống.
- Lịng tự tin giúp người ta có bản lĩnh, quyết tâm vươn lên khi gặp khó khăn, thất bại, “thua keo
này ta bày keo khác”
3. Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân
B.BÀI LÀM THAM KHẢO
I/Mở bài
Xưa nay, chúng ta cứ tưởng tiền bạc, của cải là quý giá nhất. Thực chất, trong cuộc sống con người
cịn có một thứ cịn q hơn cả tiền bạc. Đó là “niềm tin vào bản thân”. Vì tiền bạc của cải mất đi,
chúng ta cịn có thể làm lại được. Cịn đánh mất niềm tin bản thân là đánh mất tất cả. Bởi thế, trong


cuốn sách “Dám thành cơng”, đã có người khẳng định “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân
thì chắc chắn sẽ còn đánh mất nhiều thứ quý giá khác nữa”.
II/Thân bài
1/Giải thích ý kiến trên
“Niềm tin vào bản thân” hay là lịng tự tin có một vai trị rất quan trọng đối với một con người trên

đường đời và sự nghiệp của mình. Nó cịn có vai trị quyết định trong sự thành bại. Về vấn đề này, Bác
Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha muôn vàn kính yêu của chúng ta, đã từng khuyên bảo thanh niên bằng
lời q hơn vàng ngọc:
“Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
2/Bàn luận về sự tự tin và đánh mất tự tin
Đúng như vậy, trên hành trình đến chân trời của tương lai và sự nghiệp, chúng ta ai ai cũng gặp
biết bao khó khăn trở ngại cả về khách quan và chủ quan. Trong “Nhật kí trong tù” Bác đã viết rất hay
về thực chất của con đường đi và con đường đời “Đi đường mới biết gian lao;Núi cao rồi lại núi cao
trập trùng”.Chỉ những người có lịng tự tin mới luôn luôn khẳng định được năng lực và phẩm chất của
mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, vơ song, có thể giúp con người vững bước, lạc quan vươn
lên và thành công trong cuộc sống. Hay nói như Bác (trong Đi đường) “Núi cao lên đến tận cùng” để
“Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”, nghĩa là đạt tới đỉnh vinh quang và thắng lợi. Hiểu như vậy,
chúng ta thấy tự tin quả là một đức tính,phẩm chất vơ cùng q báu.
Ngược lại , khi con người đã đánh mất lòng tự tin, nghĩa là khơng cịn tin vào phẩm chất và năng lực
của bản thân thì cũng đánh mất ln những điều kiện cơ bản và cần thiết nhất để giúp con người đạt
đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí ,hi vọng và lạc quan. Lúc đó, con người khơng cịn khả
năng đương đầu với những khó khăn, thử thách tất yếu sẽ nảy sinh ra hàng ngày, hàng giờ, nên cũng sẽ
dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội trong cuộc sống của mình.
3/Bài học nhận thức và hành động
Vì vậy, trong mọi hồn cảnh của cuộc sống, đặc biệt là những khi gặp khó khăn, thử thách,
chúng ta cần nêu cao bản lĩnh, không được nản lịng, nản chí, đánh mất niềm tin vào bản thân mới có
thể “Bước kế bước vững vàng tới tương lai huy hoàng và tráng lệ” . Mọi người chúng ta đều biết một
trong những phẩm chất đặc biệt cao đẹp ở lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh là lịng tự tin. Từ những năm
đầu thế kỉ XX,chàng trai Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, trước khi lên
tàu sang châu Âu xa xôi, có người hỏi Nguyễn Tất Thành lấy tiền đâu mà đi xuất dương? Không do
dự, Người giơ hai bàn tay lên và nói : “Đây này!”. Chi tiết ấy đã chứng tỏ ở Bác có một lịng tự tin vào
bản thân thật mãnh liệt. Chính nhờ niềm tin vơ hạn ấy mà sau này Nguyễn Ái Quốc-HCM đã có thể

một mình với viên gạch hồng chống lại cả mùa đơng thành London lạnh giá, cả thành Ba Lê tuyết phủ
và đi khắp chân trời châu Mĩ, châu Phi để tìm ra “Hình” cho nước và "Thế đi đứngcho tồn dân tộc
Việt Nam”.
Noi theo tấm gương của Bác, đã có biết bao thanh niên Việt Nam quyết không đánh mất niềm
tin vào bản thân để làm nên những chiến công đặc biệt từ lĩnh vực đời sống hàng ngày đến lĩnh vực học
tập, khoa học công nghệ, thể dục thể thao.... Ta có thể tìm được rất nhiều dẫn chứng đầy sức thuyết
phục: nhờ tự tin mà Hoàng Anh Tuấn đã vươn lên dành huy chương vàng châu Á môn cử tạ và sau đó
là huy chương bạc Olympic 2008 tại Bắc Kinh, nhờ tự tin mà Bùi Thị Nhung đoạt huy chương vàng


mơn nhảy cao. Gần đây chương trình “Người đương thời” có nêu gương anh Phan Chí Dũng ở Nha
Trang, từ một kĩ sư bình thường, nhờ lịng tự tin, tinh thần vượt khó, ham học hỏi, anh đã có rất nhiều
cơng trình khoa học cơng nghệ được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Anh, Pháp, Mĩ và các nước
tiên tiến khác. Điển hình là cơng trình “Nhà vệ sinh tàu hoả thông minh”. Thế là từ một sinh viên
nghèo xác nghèo xơ, nay tài sản của nhà khoa học trẻ Phan Chí Dũng đã lên tới 80 tỷ.Ta cũng có thể
nói như vậy về lịng tự tin của tỉ phú “Vua cà phê” Lê Nguyên Vũ.
Trên TV gần đây cũng có nhiều cuốn phim tài liệu về những tấm gương đầy nghị lực , ý chí
vượt khó, giàu niềm tự tin. Đó là những con người gặp hồn cảnh không may bị khiếm thị, bị cụt tay,
cụt chân...nhưng nhờ niềm tin mãnh liệt vào bản thân cùng với sự giúp đỡ của người thân, bạn bè mà
vươn lên lập được những chiến cơng mà thậm chí ngay cả đến những người bình thường cũng khó mà
lập được. Chẳng hạn như anh Bạch Đình Vinh, tồn thân bị bại liệt, nội tạng bị chấn thương mạnh,
khuôn mặt bị biến dạng và mất ln cả tiếng nói, thế mà anh đã không cúi đầu trước mọi bất hạnh,
ngẩng đầu vươn lên với một nghị lực phi thường. Anh đã là sinh viên của 3 trường đại học :Giao thông
vận tải, Thương mại và Khoa Công nghệ thông tin-ĐH Bách khoa Hà Nội. Và đây nữa là cô Nhữ Thị
Khoa, cô gái khuyết tật cả đời ngồi xe lăn thế mà có thể tự kiếm sống và hơn nữa còn dành huy
chương vàng của Đại hội thể thao người khuyết tật ĐNÁ.
III/Kết luận
Tóm lại “niềm tin vào bản thân” là một tài sản quý giá nhất của con người. Vì vậy, dù ở đâu, dù
hồn cảnh nào, chúng ta cũng khơng thể đánh mất nó để có thể vững bước đi lên về phía trước. Tuy
nhiên phải cảnh giác với việc tự tin một cách mù quáng. Phải tính táo để biết lắng nghe, học hỏi; phải

biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực bản thân. Có như thế, chúng ta mới có thể hồn thiện
phẩm chất làm người.
Đề 9a:Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ
XVI-XVII) : “Tri thức là sức mạnh”
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề này cần
I/Hiểu được nội dung cơ bản của câu nói của Bê-Cơn
Trên trái đất này,con người là động vật có sức mạnh siêu việt nhất.Vì con người có trí tuệ.Và
nhờ có trí tuệ mà con người chiến thắng được những kẻ thù thiên nhiên và kẻ thù xã hội,để tồn tại và
phát triển từng bước đi từ thời mông muội đến thời đại văn minh như ngày nay tới nền khoa học công
nghệ vi sinh,khoa học công nghệ thông tin và đang chinh phục không gian vũ trụ,cùng nền sản xuất
tiên tiến tạo ra của cải vật chất và tinh thần ngày càng phong phú.
II/Đề này cần phải có các ý cơ bản sau:
1. Giải thích khái niệm : Thế nào là tri thức?
2. Vì sao “Tri thức là sức mạnh” ?
3. Chứng minh và bình luận sức mạnh tri thức qua các thời kì lịch sử.
4. Bình luận mở rộng
B.BÀI LÀM THAM KHẢO
I/Mở bài


Động vật mạnh mẽ nhờ có cơ bắp to khoẻ và móng vuốt sắc nhọn.Cịn “con người là một cây
sậy biết nói” (Đề các),tuy yếu ớt về mặt thể chất,nhưng lại có một sức mạnh vơ địch về tinh thần,về trí
tuệ,Nhớ có trí tuệ mà con người có hiểu biết,có tri thức.Đó là một thứ vũ khí vơ song giúp con người
có một sức mạnh vĩ đại có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.Vì thế ngay từ thế kỉ XVI-XVII,nhà khoa
học Anh Phơ-răng-xít Bê-Cơn đã khẳng định “Tri thức là sức mạnh”.
II/Thân bài
1)Giải thích thế nào là “Tri thức”
Theo từ điển tiếng Việt : “Tri thức là những hiểu biết có tính chất hệ thống về sự vật nói
chung”.Nhưng hiểu theo nghĩa rộng nhất,tri thức là những hiểu biết về thế giới tự nhiên,xã hội và cả

chính bản thân mình.
2)Vì sao “tri thức là sức mạnh”
Nhà quân sự vĩ đại nhất của lịch sử cổ đại Trung Quốc là Tơn Tử đã có một câu nói rất nổi
tiếng: “Biết địch biết ta,trăm trận đánh,trăm trận thắng”.Đúng như vậy, những tri thức tích lũy,được
qua hoạt động thực tiễn và lao động,chiến đấu đã giúp cho con người hiểu biết được kẻ thù hai chân (là
xã hội) và kẻ thù bốn chân (là tự nhiên) (theo cách nói của M.Gooc-ki).Từ đó,họ có một sức mạnh lớn
lao,lần lượt đánh bại hai kẻ thù ấy,để làm chủ được cuộc sống làm chủ được chính mình và tiến dần
từng bước từ xã hội nguyên thủy mông muội đến thời đại văn minh như ngày nay với khoa học chinh
phục vũ trụ,khoa học công nghệ thông tin,khoa học công nghệ vi sinh cùng nền sản xuất tiên tiến, từng
ngày từng giờ sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần ngày một dồi dào cho nhân loại.
3)Chứng minh và binh luận sức mạnh tri thức qua các thời kì lịch sử.
a.Lịch sử lồi người hàng vạn năm nay đã đi qua biết bao “con đường đau khổ” và “con đường
đói khát”,nhưng họ đã lần lượt vượt qua và tiến lên phía trước là nhờ sức mạnh của tri thức.Cuộc Đại
chiến thế giới lần thứ hai,hơn 25 triệu người đã bị nướng trong biển lửa và dìm trong bể máu bởi sự tàn
bạo của phát xít Đức.Nhưng nhờ sức mạnh của trí tuệ được kết tinh ở các kế hoạch phản gián,ở tên lửa
Ca-chiu-sa,ở bom nguyên tử...mà Đồng minh đã đánh bại Hitle để cứu loài người khỏi họa diệt chủng.
b.Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã viết nên những trang hiển hách:phá Tống,bình
Nguyên,diệt Minh,đuổi Thanh cũng chủ yếu là nhờ vào sức mạnh của tri thức. “Giặc Nguyên-Mông ác
liệt;Ngựa dẫm nát Á-Âu” .Thế mà “Ngang tàng sang đất Việt”, “Ba lần vỡ tan đầu” (Thơ Tố Hữu) bởi
sức mạnh trí tuệ Việt Nam được mài sắc ở cọc nhọn Bạch Đằng.
c.Bước vào thời đại Hồ Chí Minh,trong một khoảng thời gian ngắn,chúng ta phải đương đầu với
mấy tên Đế quốc hùng mạnh nhất thế giới như Pháp,Nhật,Mỹ.Những trí thức Việt Nam nổi tiếng như
kĩ sư Trần Đại Nghĩa,nhà khoa học Tạ Quang Bửu,giáo sư Tôn Thất Tùng,Đặng Văn Ngữ,Đàm Trung
Đồn,Vũ Đình Cự...đã đem tri thức xây dựng ngành khoa học,giáo dục,khoa học y tế,khoa học quân
sự...với những liều thuốc chống sốt rét đặc hiệu,với những vũ khí Ba-dơ-ka,tàu phá thủy lơi...đã góp
phần vơ cùng quan trọng làm nên chiến cơng “Điện Biên lừng lẫy địa cầu” và ngày 30-4 “Toàn thắng
về ta !” để có một Tổ quốc Việt Nam toàn vẹn “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước .Đỏ
bình minh mặt sáng khơi xa”.
d.Chuyển sang thời kì xây dựng đất nước,những nhà khoa học,những kĩ sư trong các ngành
kinh tế,bằng tri thức của mình đã “bắt núi phải cúi đầu,bắt sông phải nhận tội” để làm nên “nhiều

điện thép cho con người hạnh phúc hôm nay”.Từ một nước thường xuyên thiếu đói vào dịp giáp hạt,mà
nay chúng ta hàng năm đã xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo đưa về cho đất nước hơn 2 tỉ Đô la.Đấy chẳng
phải là nhờ tri thức sâu rộng của các viện sĩ Lương Đình Của,Vũ Tun Hịang...lai tạo nhiều giống lúa
mới có năng suất,chất lượng gạo gấp nhiều lần so với ngày xưa đó sao?Cũng nhờ có tri thức hiện đại
mà chúng ta đã và đang ngăn chặn được những kẻ thù bệnh tật khủng khiếp nhất của thời đại ngày nay
như dịch SARS,H5N1,sốt rét...v.v..
4)Bình luận mở rộng


Rõ ràng là tri thức có một sức mạnh to lớn như vậy.Nó có thể giúp con người đánh bại mọi kẻ
thù,vượt qua mọi trở ngại.Tri thức là nguồn sức mạnh của một quốc gia nói chung,của một con người
trong đời sống thường ngày nói riêng.Ngược lại,ngu dốt là yếu hèn,ngu dốt là một bi kịch.Nhưng đáng
tiếc là trong xã hội chúng ta ,vẫn còn những người chưa biết quý trọng tri thức.Họ chưa coi việc học
nhằm mục đích là có nhiều tri thức,nhiều hiểu biết để làm con người có đầy đủ sức mạnh để chiến
thắng bản thân và chiến thắng mọi kẻ thù hai chân và bốn chân,mà họ chỉ coi mục đích việc học là cốt
có tấm bằng để tìm kiếm cơng ăn việc làm hoặc để thăng quan tiến chức.
III/Kết luận
Nhận rõ sức mạnh lớn lao của tri thức,Lê-nin,vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp Vơ sản đã khẳng
định “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh!”.Mà muốn có tri thức thì phải “Học!Học nữa!Học
mãi!”.Có như thế,chúng ta mới có thể biến Việt Nam thành một quốc gia giàu mạnh,công bằng,dân chủ
và văn minh để “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong mỏi.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×