Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Trần thế thành 2151220169 tiểu luận PLĐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.4 KB, 19 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: “Vi phạm pháp luật về quyền tác giả nước ta hiện nay – Lý luận và
thực tiễn”

Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thùy Dung
Sinh viên thực hiện: Trần Thế Thành
Mã số sv: 2151220169
Lớp: QH21B
Mã học phần : 010100500402

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


Mục lục
A- Mở đầu
B – Lý luận
I ) Lịch sử của quyền tác giả và áp dụng quyền tác giả ở Việt Nam .. 1
1- Nguồn Gốc Của Quyền Tác giả .......................................................... 1
2- Sự phát triển của quyền tác giả trong thời kì hiện đại ..................... 2
3- Quyền Tác Giả tại Việt Nam ............................................................... 2
II) Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả ................................ 3
1) Các quyền do mà Quyền tác giả sở hữu để đảm bảo quyền lợi của mình:
..................................................................................................................... 4
2 -Điều kiện và Thời Gian bảo hộ quyền tác giả ................................... 5
3) Các hành vi được coi là vi phạm quyền tác giả và các trường hợp sử dụng
tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép: ...................................... 6


4) Xử lý và cách khắc phục các hành vi vi phạm quyền tác giả
..................................................................................................................... 9
C – Thực tiễn
I) Quyền tác giả trong thực tiễn đời sống. ............................................. 12
II) Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền
liên quan ..................................................................................................... 14
D- Kết luận ............................................................................... 16


A – Mở đầu

Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ số phát triển cùng
với những sản phẩm – thành tựu Khoa học – Kĩ thuật hiện đại ,
những phát minh và tác phẩm mới được sinh ra liên tục phục
vụ đời sống xã hội. Quyền tác giả cũng như sở hữu trí tuệ đóng
vai trị quan trọng trong việc xác định tác giả - chủ thể sở hữu
của những sản phẩm mình tạo ra. Với việc được bảo hộ và đảm
bảo quyền lợi góp phần thúc đẩy những ý tưởng – phát minh
sáng tạo, tiện lợi, giúp ích cho xã hội. Bên cạnh đó cũng có
nhiều bất cập và những sự việc lợi dụng – ăn cắp chất xám của
những người đã bỏ công sức và nỗ lực để tạo ra sản phẩm mà
mình dồn tâm huyết vào đó cuối cùng bị người khác lợi dụng
và ăn cắp để trục lợi cho bản thân. Đó cũng là lý do tôi chọn đề
tài Vi phạm pháp luật về quyền tác giả nước ta hiện nay – Lý
luận và thực tiễn để làm bài tiểu luận phân tích vấn đề này.
B – Lý luận
I ) Lịch sử của quyền tác giả và áp dụng quyền tác giả ở
Việt Nam
1- Nguồn Gốc Của Quyền Tác giả
Thời Kì Cổ đại và Trung Cổ luật pháp chỉ quy định cho những

vật mang trí tuệ ( sở hữu) nên vẫn có nhiều trường hợp chép lại
nội dung trong sách và coi đó là của mình mà khơng bị gán tội
trộm cắp .
Mãi đến năm 1440 sự xuất hiện của máy in làm cho những tác
phẩm của tác giả có thể xuất bản với số lượng lớn để tuyền tải
dễ dàng hơn bằng cách tác giả đưa bản chính thức cho nhà in
và nhận được nhà in trả thù lao cho tác phẩm đó . Nhưng sau
bản in đầu tiên thì các nhà in khác in lại và bán với giá thấp hơn
với chất lượng thấp hơn ( thậm chỉ còn chỉnh sửa và bị lỗi) . Để
1


chống lại việc này các nhà in đã xin đặc quyền từ chính phủ cấm in 1 tác phẩm ít nhất tring khoảng thời gian nhất định .
Với sự phát triển của trình độ văn hố, đến mãi thế kỷ 18 .
Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lần
đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận.

2- Sự phát triển của quyền tác giả trong thời kì hiện đại
Trong tương quan về thế mạnh hiện tại Mỹ là quốc gia có phạm
vi tự do rộng lớn nhất và với Digital Millennium Copyright
Act (DMCA) là quốc gia đã định sẵn chiều hướng chung của
quyền tác giả, đi đến việc bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm
ngặt hơn. Định luật tương tự ở châu Âu là European Union
Copyright Directive (EUCD- Chỉ thị Copyright Liên minh châu
Âu).
Tháng 10/2004 là thời điểm Việt Nam gia nhập công ước Berne
về Bảo hộ quyền tác giả. Đây cũng là một trong những động
thái của Việt Nam chuẩn bị cho quá trình gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Khi trở thành thành viên thứ 156
của Công ước, Nhà nước Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả

cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm trong nước cũng như
các quốc gia là thành viên Công ước, đồng thời, các quốc gia
thành viên

3- Quyền Tác Giả tại Việt Nam
Quyền Tác giải được pháp luật Việt Nam được quy định chi
tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005 (nay được thay thế tại Bộ Luật
2


Dân Sự 2015[1]), Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định
22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về
quyền tác giả và quyền liên quan.
Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 quy định:
“ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
do mình tạo ra hoặc sở hữu”
Nội dung
Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao
cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác
phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao
chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công
chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào q trình
khai thác tác phẩm.
Đặc điểm
1.
2.
3.
4.


Người muốn có quyền tác giải phải ln sáng tạo .
Các hình thức thể hiện của tác phẩm được quyền tác giả bảo hộ.
Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.

II) Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả
Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan
đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
3


1) Các quyền do mà Quyền tác giả sở hữu để đảm bảo quyền lợi của mình:
Quyền Nhân thân
Đặt tên cho tác phẩm
• Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được cơng bố, sử dụng.
• Cơng bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để
đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do
tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ
chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền
tác giả.
• Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả - khơng cho người khác
sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình
máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả



Quyền tài sản


Làm tác phẩm phái sinh;
• Biểu diễn tác phẩm trước công chúng- cho phép người khác thực
hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thơng qua các bản
ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng
có thể tiếp cận được.
• Sao chép tác phẩm - cho phép người khác thực hiện việc tạo ra
bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao
gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
• Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm - cho phép
người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào
mà cơng chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình
thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
• Truyền đạt tác phẩm đến cơng chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ
thuật nào khác- cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm
hoặc bản sao tác phẩm đến cơng chúng mà cơng chúng có thể tiếp
cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
• Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính - cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác,
sử dụng có thời hạn.
4


Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác
phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền nhân thân (trừ quyền được công bố tác phẩm hoặc

cho phép người khác cơng bố tác phẩm) thì được bảo hộ vô thời
hạn.
o
Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác
công bố tác phẩm và quyền tài sản thì:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm
khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công
bố lần đầu tiên;

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa
được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình
thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

Đối với tác phẩm khác và tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin
về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm
tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời
hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối
cùng chết;
o

Thời hạn bảo hộ trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày
31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

2 -Điều kiện và Thời Gian bảo hộ quyền tác giả
Điều kiện :
Tác

giả,


chủ

sở

hữu

quyền

tác

giả

quy

định

tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức,
cá nhân nước ngoài có tác phẩm được cơng bố lần đầu tiên tại
Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được
công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
tổ chức, cá nhân nước ngồi có tác phẩm được bảo hộ tại Việt
Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5


Thời gian bảo hộ:
Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh
trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm

được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được
bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác
phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời
hạn như sau:
+ Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,
tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm
được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ
thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể
từ khi tác phẩm được định hình.
+ Các tác phẩm khơng thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác
phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau
năm đồng tác giả cuối cùng chết.
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì
thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác
giả chết.
3) Các hành vi được coi là vi phạm quyền tác giả và các
trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải
xin phép:

Hiện nay với xã hội phát triển cùng với những công nghệ hiện
đại , ta còn bắt gặp nhiều hơn những thủ đoạn bất chấp về việc
ăn cắp, vi phạm thậm chí chiếm đoạt quyền tác giải một cách
tinh vi và khó đốn hơn của các đối tượng . Những hành vi tiêu
biểu sau đây thể hiện rõ và cho chúng ta xác định dễ hơn như
nào là vi phạm quyền tác giả:
6



1.Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Cơng bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng được phép
của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25
của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ
trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi
vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác
phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ
thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác
giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của
mình.
13. Cố ý xố, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có
trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc

cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các
biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
7


Có những trường hợp ngoại lệ được nhà nước đảm bảo
cũng như không vi phạm quyền tác giả khi sử dụng những
tác phẩm mà không cần phải xin phép:
Trường không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,
giảng dạy của cá nhân;
– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để bình
luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo,
dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh,
truyền hình, phim tài liệu;
– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không
làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích
nghiên cứu;
– Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật
khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động
khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
– Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự
hoặc để giảng dạy;
– Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp

ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm
giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người
khiếm thị;
– Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

8


Trường hợp phải trả tiền nhuận bút thù lao :
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố để thực hiện
chương trình phát sóng dưới bất kỳ hình thức nào không phải
xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu
quyền tác giả. Việc sử dụng này cũng không được làm ảnh
hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, khơng gây
phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu (quyền TG);
phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác
phẩm.
4) Xử lý và cách khắc phục các hành vi vi phạm quyền tác
giả
Theo Điều 199 Luật SHTT 2005 quy định “Tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá
nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị
xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.”
- Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với hành
vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
đối với hành vi như giả mạo chữ ký.
- Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên cho tác phẩm:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với hành vi
sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên
tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả,
tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính cơng khai trên phương tiện thông tin đại chúng
thông tin sai lệch đối với hành vi vi phạm;

Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thơng tin sai lệch về
tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi trên.


9


- Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành
vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cải chính cơng khai trên
phương tiện thơng tin đại chúng đối với hành vi trên.
- Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự vẹn toàn tác phẩm:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi
tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành
vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả.

Buộc cải chính cơng khai trên phương tiện thông tin đại chúng
thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều này;

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử,
trên mơi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.


- Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành
vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm
vi phạm dưới hình thức điện tử, trên mơi trường Internet và kỹ
thuật số đối với hành vi trên.
- Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước
công chúng:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với hành
vi biểu diễn tác phẩm thơng qua các chương trình ghi âm, ghi
hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có
thể tiếp cận được mà khơng được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả theo quy định.
10


Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm,
ghi hình vi phạm đối với hành vi trên.

- Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 35.000.000 đồng đối với hành
vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm
vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ
thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi
như trên.
- Hành vi xâm phạm quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc
hoặc bản sao tác phẩm:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành
vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm
vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ
thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi
trên.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng - 250.000.000 đồng đối với
hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi theo quy định

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong trường hợp không áp dụng
được biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.


- Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công
chúng:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành

vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm
vi phạm đối với hành vi trên
11.


- Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành
vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính mà khơng được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
theo quy định.
- Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để
tự bảo vệ quyền tác giả
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi
cố ý xóa, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện
tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành
vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công
nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm của mình.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối với hành
vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu,
bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi cố ý hủy bỉ hoặc
vô hiệu biện pháp kỹ thuật;

Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu trên.
Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng
biện pháp buộc tiêu hủy.


C-Thực tiễn
I) Quyền tác giả trong thực tiễn đời sống.
Quyền tác giả được vận dụng và được bảo hộ đúng trường hợp
sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp , tổ chức có thể an
tâm sáng tạo ra những sản phẩm ở đa lĩnh vực giúp ích cho cuộc
sống cũng như phát triển cuộc sống .
12


Như việc Công ty CP Wakamono đã thành công sản xuất ra khẩu trang có thể
diệt Virus Corona 99% do chính người Việt Nam tạo ra . Cơng ty Wakamono
(khu Công nghệ Cao TP.HCM) chuyên về nghiên cứu công nghệ và sản xuất
các nguyên liệu Nano Biotech, với 11 sáng chế được bảo hộ 20 năm tại Mỹ,
Canada đã ứng dụng công nghệ này để sản xuất khẩu trang. Các nhà khoa học
tại Wakamono mất nhiều tháng để nghiên cứu ra hợp chất Bionano từ thiên
nhiên (được đặt tên là Gecide) để giúp tiêu diệt chủng Human Coronavirus và
phủ thành cơng lên lớp vải có trong khẩu trang Wakamono.
Đi cùng thành tựu cũng có những kẻ lợi dụng lỗ hổng của quyền
tác giả và sở hữu trí tuệ . Bất chấp mọi hành vi trục lợi cá nhân
mà ăn cắp bản quyền ,cấm sản phẩm khơng phải của mình được
cơng chiếu , …
Vụ việc BH Media đánh bản quyền trên Youtube trận đá bóng giữa Việt

Nam và Lào (6/12/2021) ,báo điện tử VTV và Chương trình Chuyển động
24h lên tiếng "tố cáo" đơn vị truyền thông BH Media đã nắm giữ bản
quyền nhiều tác phẩm trái phép, trong đó có ca khúc Quốc Ca Việt Nam
- Tiến Quân Ca. Quyền tác giả đối với bài hát “Tiến Quân Ca” thuộc về
cố nhạc sỹ Văn Cao. Khi còn sống, cố nhạc sỹ đã có tâm nguyện hiến
tặng ca khúc này cho cơng chúng và đến ngày 15/7/2016, gia đình cố
nhạc sỹ đã cùng ký bản hiến tặng cho Nhà nước và cơng chúng. Theo
khoản 9 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã cơng bố là tác phẩm, bản ghi âm,
ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng
bản sao hợp lý.”

13


Quyền tác giả khi có những lỗ hổng và bị những cá nhân, tổ
chức để trục lợi bất chính sẽ gây nên hậu quả cũng như ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp và kinh tế cho
tác giả, nhà sản xuất – xuất bản …
Công an TP.HCM công bố đã chính thức khởi tố vụ án hình sự liên quan
đến trang chiếu phim trực tuyến phimmoi.net – trang web vi phạm bản
quyền về tác phẩm điện ảnh ở tầm cỡ quốc tế . Nhóm này đã sao chép,
khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công
chúng khi không được phép của chủ thể quyền. Khơng những vậy,
website này cịn kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên
các bộ phim có bản quyền nhằm thu lợi bất chính với số tiền đặc biệt lớn.
Việc xử lý phimmoi bằng biện pháp hình sự có thể xem là động thái đầu
tiên của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP, tạo nên tiền lệ
cho các vụ án hình sự khác liên quan đến hành vi vi phạm quyền tác giả,

quyền liên quan trên Internet sau này.

II) Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
quyền tác giả, quyền liên quan
Quyền tác giả và các quyền liên quan hiện nay đóng vai trị
càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi
quốc gia. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão cùng
với sự biến đổi và sáng tạo đã sản sinh ra nhiều công cụ mới
cũng đồng thời tạo ra môi trường lưu trữ, phương thức khai thác
và sử dụng những tác phẩm, cuộc biểu diễn, ghi âm, chương
trình phát sóng. Đồng nghĩa với sự phát triển ấy cũng gặp khó
khăn thách thức trong vấn đề tự bảo vệ quyền của những tác giả
và các hoạt động do cơ quan nhà nước quản lí .
14


Ngày 21/4/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ hưởng
ứng Ngày Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày Sở hữu trí tuệ
Thế giới.
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2022 là cơ hội để thế hệ trẻ tìm
hiểu cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ các mục
tiêu, giúp biến ý tưởng thành hiện thực, tạo thu nhập, việc làm
và tác động tích cực đến thế giới xung quanh. Việc nắm vững
pháp luật về hệ thống sở hữu trí tuệ như: Quyền tác giả, nhãn
hiệu, sáng chế, quyền đối với giống cây trồng, chỉ dẫn địa lý,
bí mật kinh doanh và các lĩnh vực khác sẽ hỗ trợ thế hệ trẻ xây
dựng, kiến tạo tương lai một cách chắc chắn và bền vững hơn
Trong chiều 22/4/2022 Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Bản
quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã tổ chức tọa đàm 'Học sinh, sinh
viên với bản quyền trên không gian mạng'. Đây là hoạt động

hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Ngày Sách và
Bản quyền thế giới 23/4.
Chương trình được tổ chức với mục tiêu tuyên truyền nâng cao
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật bản quyền tác giả,
quyền liên quan cũng như khuyến khích các hoạt động sáng tạo
và bảo hộ thành quả sáng tạo, tạo cơ hội học hỏi, giao lưu và
gắn kết học sinh, sinh viên giữa các trường, nhà trường với cơ
quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Để tăng cường quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên
quan trên không gian mạng, trong thời gian qua, Bộ VHTTDL
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đã xây dựng, trình
cơ quan có thẩm quyền về văn bản đề xuất gia nhập hai Hiệp
ước về internet của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
15


Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Hiệp ước về quyền tác
giả (WCT) từ ngày 17/02/2022 và sẽ là thành viên của Hiệp
ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) từ ngày
01/7/2022.

C – Kết luận

Sau 5 ngày tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu ( 1/5- 5/5/2022) tôi
nhận thấy :
Quyền tác giả ở Việt Nam vẫn cịn nhiều lỗ hổng để các đối
tượng có thể lách luật và lợi dụng để trục lợi bất chính . Nhưng
qua những vụ việc và cách giải quyết những vi phạm của một
số vụ việc được nhân dân quan tâm rầm rộ mới thấy được các
cơ quan ban ngành đã có những biện pháp xử lí kịp thời và có

tính răn đe, xử phạt đúng đắn để những trường hợp khác cũng
sẽ nhìn vào cách xử lí đó để khơng có những hành vi vi phạm
quyền tác giả nữa .
Các biện pháp xử lý đã phù hợp và đáp ứng nguyện vọng của
tác giả cũng như nhân dân mong đợi. Qua đó cũng củng cố thêm
niềm tin và độ uy tín của những cơ quan đảm bảo quyền lợi của
người sở hữu Quyền tác giả ở Việt Nam.
Song Luật pháp Việt Nam cũng bổ sung, sửa đổi những điều
luật cần thiết để phát triển củng cố hơn những lý luận về Luật
sở hữu trí tuệ - Quyền tác giả ở Việt Nam .

16


Tài liệu tham khảo
Báo mới . (23/4/2022). Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả,
quyền liên quan. Baomoi.
Hội, Q. (2005, 11 29). Retrieved from thuvienphapluat.vn: />ICTnews. (19/8/2021). Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến website Phimmoi.net. ICTnews.
Wikipedia. (không ngày tháng). Được truy lục từ Wikipedia.org:
/>


×