Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA ĐỊA DANH HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 10600925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.14 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ QUÁCH TRIỀU ĐỔNG

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA ĐỊA DANH
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng, năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại
Trường đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Luận

Phản biện 1: PGS.TS Lưu Qúy Khương
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chinh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng- Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 9 năm
2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thơng tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vạn vật trong thế giới khách quan đều thể hiện sự tồn tại của
mình với những tên gọi cụ thể. Đó có thể là các lục địa, những đại
dương bao la, những miền đất xa lạ, hay gần gũi như từng góc phố,
xóm làng, con sông, ngọn núi, thân quen như cây đa, giếng nước, mái
đình,… Tất cả đều được con người mã hóa trong ý thức bằng những
tên riêng và mỗi tên gọi như vậy địi hỏi phải có giá trị khu biệt. Nói
cách khác, con người đã, đang và sẽ thực hiện việc định danh các sự
vật hiện tượng mà con người có khả năng tri nhận được. Q trình ấy
đã hình thành nên một chun ngành đặc biệt trong ngơn ngữ học. Đấy
là Danh xưng học với hai bộ phận hợp thành là: Nhân danh học và Địa
danh học. Song song với các nghiên cứu về tên người, việc nghiên cứu
tên các địa danh có ý nghĩa vơ cùng to lớn trên con đường tìm hiểu
ngơn ngữ của một dân tộc nói chung và ngơn ngữ của từng vùng, miền
nói riêng.
Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta sẽ từng bước mở những
cánh cửa văn hóa truyền thống của một vùng đất, một trong những
vấn đề quan trọng đang được đặt ra hiện nay. Từ đó đặt cơ sở về mặt
ngơn ngữ học giúp hiểu được đặc điểm lịch sử, văn hóa của một dân
tộc hoặc của cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời hiểu thêm
được sự phát triển của ngơn ngữ tồn dân trong mối quan hệ với
tiếng địa phương (phương ngữ) trên tất cả các bình diện ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp.
Đại Lộc là vùng đất có lịch sử phát triển gắn liền với quá trình

mở rộng về phía Nam của Đại Việt xưa, vùng đất Quảng Nam. Lẽ tất
yếu sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ giữa các tộc người trong tiến


2
trình lịch sử ấy sẽ cịn in đậm trong mỗi địa danh của vùng đất nơi đây.
Đại Lộc còn là một vùng quê cách mạng nên việc nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa trở thành nhu cầu bức thiết, hướng đến giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ của địa phương hôm nay và
mai sau. Thế nhưng, hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu nào thể
hiện một cách đầy đủ, tồn diện, có hệ thống và khoa học về địa danh
Đại Lộc dưới góc độ ngôn ngữ học.
Do tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của vấn đề, chúng tôi đã
chọn địa danh huyện Đại Lộc để nghiên cứu trong luận văn của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu những đặc điểm
của địa danh huyện Đại Lộc về nhiều phương diện khác nhau: ngơn
ngữ, văn hóa, lịch sử,…. nhằm làm nổi bật các phương thức định
danh, các cách đặt địa danh. Ngoài ra, việc nghiên cứu đặc điểm hệ
thống địa danh huyện Đại Lộc nhằm góp phần phát triển bộ mơn Địa
danh học vốn cịn nhiều điểm chưa thống nhất. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu bổ ích nhằm hồn thiện thêm
các nội dung của cuốn “Dư địa chí Đại Lộc” và là cơ sở quyết định
cho sự ra đời của sổ tay địa danh Đại Lộc trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết thấu
đáo các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Các vấn đề lí thuyết về định danh nói chung, địa danh nói

riêng và các vấn đề về điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hóa, xã hội
của Đại Lộc để làm cơ sở cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo;
Tiến hành điều tra điền dã, tìm hiểu thực tế, khảo sát thực địa,


3
thu thập tất cả các địa danh thuộc các loại hình, đối tượng địa lí khác
nhau được phân bố trong phạm vi địa bàn huyện Đại Lộc;
Tổ chức thống kê, phân loại, phân tích, miêu tả hệ thống địa
danh Đại Lộc theo các tiêu chí địa danh học. Sau đó, tổng hợp, khái
quát về đặc trưng cấu tạo, đặc điểm về nguồn gốc, ngữ nghĩa và phản
ánh hiện thực của địa danh Đại Lộc;
Tìm hiểu các đặc điểm văn hóa- lịch sử của địa phương cịn
được mã hóa trong hệ thống địa danh của vùng dân cư phía Bắc của
xứ Quảng.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu địa danh đã được ngôn ngữ học thế giới
quan tâm từ rất sớm. Vào đầu Công nguyên, ở Phương Đông đã diễn
ra việc ghi chép, sưu tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, ý nghĩa
của địa danh. Tiêu biểu như Hán thư ghi chép được hơn 4000 địa
danh, Thủy kinh chú đề cập đến 20.000 địa danh, trong đó số địa
danh được giải thích vào khoảng 23.000 địa danh. Hay trong Kinh
thánh của Thiên chúa giáo cũng thu thập được rất nhiều địa danh.
Đến thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là thời điểm phát triển rực rỡ
của bộ môn địa danh học, với các cơng trình nghiên cứu mang tính lí
luận cao. Tiêu biểu như cuốn “Địa lí từ nguyên học” (1835) của T.A.
Gibson; “Từ và các địa điểm hay sự minh họa có tính ngun lai về
lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (1864) của Issac TayLor, “Địa
danh học” (1872) của J.J.Egli.

Từ đầu thế kỉ XX, tiếp tục có thêm nhiều cơng trình nghiên
cứu đi sâu vào địa danh như: “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”
(1926) của A.Dauzat, “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa
điểm” (1958) của George. Đặc biệt hàng loạt cơng trình của các nhà


4
địa danh học Nga đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng hệ thống
lí luận về địa danh học. Trong đó quan trọng nhất là cơng trình “Địa
danh học là gì” của A.V.Superanskaja, đã mang đến những định
hướng mới cho việc nghiên cứu địa danh, tạo nên những giá trị tiêu
chuẩn trong quá trình phát triển của địa danh học.
3.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Như các nước phương Đông, Việt Nam cũng đã bắt đầu có
những phác thảo đầu tiên về địa danh học từ thế kỉ thứ XIII trở đi.
Điều này được minh chứng bởi “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại
Việt sử kí tồn thư” của Ngơ Sĩ Liên, “Lịch triều hiến chương loại
chí” của Phan Huy Chú,… Tuy nhiên cho đến mãi những năm 1960
của thế kỉ XX, chúng ta mới có những cơng trình nghiên cứu một
cách khoa học và mang tính lí luận cao. Người tiên phong là Hồng
Thị Châu với “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua
một vài tên sông”. Tiếp theo và tiêu biểu là Lê Trung Hoa đã nêu lên
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa của “Địa danh thành phố Hồ
Chí Minh” (1991) và trên cơ sở đó đã xây dựng “Nguyên tắc và
phương pháp nghiên cứu địa danh”.
Qua những nghiên cứu của mình, Lê Trung Hoa đã xây dựng
một hệ thống chuẩn mực trong việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
Chẳng hạn trong việc phân loại các địa danh. Xét về tiêu chí tự nhiên
và khơng tự nhiên, Lê Trung Hoa chia địa danh thành hai nhóm lớn:
địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng

nhân tạo. Xét theo đối tượng có thể phân ra thành 4 nhóm: địa danh
chỉ các địa hình thiên nhiên (gọi tắt địa danh chỉ địa hình), địa danh
chỉ các cơng trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa
danh hành chính), địa danh chỉ vùng (địa danh vùng). Căn cứ vào
ngữ nguyên, ông lại chia địa danh thành: địa danh thuần Việt, địa


5
danh không thuần Việt.
Cùng với Lê Trung Hoa, Nguyễn Văn Âu với tác phẩm “Địa
danh Việt Nam” (1993) và “Một số vấn đề về địa danh học Việt
Nam” (2003) đã có những đóng góp đáng chú ý trong ngành nghiên
cứu địa danh của Việt Nam. Đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường
với luận án “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phịng” đã có
một số bổ sung về mặt lí thuyết mà Lê Trung Hoa đã đề cập trước
đó. Như, căn cứ tiêu chí nguồn gốc, chia địa danh thành 5 loại: địa
danh Hán Việt, địa danh thuần Việt, địa danh từ tiếng Pháp hoặc
ngôn ngữ châu Âu, địa danh từ tiếng Quảng Đông, địa danh từ ngôn
ngữ dân tộc có quan hệ với tiếng Việt.
Trong hai thập niên trở lại đây, có nhiều nghiên cứu về địa danh
ở các địa phương khác nhau như: Từ Thu Mai với luận án tiến sĩ về
các địa danh Quảng Trị hay các luận văn thạc sĩ về địa danh thuộc tỉnh
Bắc Kạn của Hà Thị Hồng, về địa danh Võ Nhai (Thái Nguyên) của
Trương Thị Mỵ, về địa danh quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang (Đà
Nẵng) của Nguyễn Phước Sơn,….Các luận án, luận văn này tập trung
đi sâu vào cách lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho cách đặt địa danh,
nghiên cứu các đặc điểm văn hóa, lịch sử của địa phương được phản
ánh qua địa danh.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Đặc điểm ngôn ngữ và
văn hóa địa danh huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Đề tài quan tâm
đến tất cả các địa danh biểu thị các đối tượng địa lí được đặt bằng
tiếng Việt và tồn tại trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tập
trung khảo sát các địa danh chỉ địa hình tự nhiên, các cơng trình xây
dựng, các đơn vị hành chính và địa danh chỉ vùng trên địa bàn huyện.


6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các địa danh được lưu giữ trong các tài liệu chính thống như:
Dư địa chí Quảng Nam-Đà Nẵng, Dư địa chí huyện Đại Lộc, Niên
giám thống kê huyện Đại Lộc, dư địa chí của các xã thuộc huyện Đại
Lộc,… và các ấn phẩm nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương.
- Các địa danh tồn tại trên thực địa được thu thập qua khảo sát
điền dã, gồm: tư liệu dân gian qua những vị cao niên và phiếu điều
tra địa danh huyện Đại Lộc do chúng tôi xây dựng và thu thập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp chung: luận văn sẽ sử dụng phương pháp quy
nạp (từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến khái quát) để kiểm
tra những giả thuyết có liên quan đến vấn đề cấu tạo, nguồn gốc, ý
nghĩa, đặc điểm phản ánh của địa danh một cách khoa học và hệ
thống.
Về phương pháp cụ thể: luận văn sẽ sử dụng phương thức điều
tra điền dã bằng phiếu anketa để thu thập tất cả các cứ liệu có trên
địa bàn huyện Đại Lộc.
Sau khi thu thập, phân loại đầy đủ tư liệu, luận văn sẽ sử dụng
phương pháp thống kê để tìm hiểu mức độ phổ biến của từng loại địa
danh. Đồng thời sử dụng phương pháp miêu tả nhằm làm nổi bật

những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những đặc
điểm phản ánh hiện thực được biểu hiện qua địa danh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về hệ thống địa
danh trên địa bàn huyện Đại Lộc với đầy đủ các đặc trưng về cấu tạo,
nguồn gốc, ý nghĩa và những đặc điểm văn hóa- lịch sử của vùng đất
này. Luận văn sẽ làm rõ các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ


7
pháp được thể hiện qua địa danh. Xác lập các phương thức đặt địa
danh trên địa bàn huyện Đại Lộc, góp phần vào sự phát triển chung
của bộ mơn địa danh học. Qua đó hướng đến bổ sung hồn thiện
cuốn dư địa chí Đại Lộc, tạo nền móng cho sự ra đời của cơng trình
“Địa danh huyện Đại Lộc”, thiết lập mạng lưới địa điểm trong ngành
du lịch đang từng bước phát triển trên địa bàn huyện Đại Lộc nói
riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và khái quát về huyện Đại Lộc
Chương 2: Đặc điểm loại hình đối tượng và ngơn ngữ địa danh
huyện Đại Lộc
Chương 3: Đặc trưng văn hóa của địa danh huyện Đại Lộc


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI LỘC
1.1. LÍ THUYẾT VỀ TỪ NGỮ

1.1.1 Lí thuyết về từ
Nhìn chung, khái niệm về từ là chưa được đồng nhất giữa các
nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống
nhất rằng: từ là đơn vị trung tâm, cơ bản của ngôn ngữ.
Xuất phát từ mục đích khảo sát, thống kê, phân tích địa danh
huyện Đại Lộc, chúng tôi quan niệm rằng: từ đồng nhất với tiếng.
1.1.2. Lí thuyết về ngữ
Chúng tơi cho rằng: cụm chính phụ tức bao gồm các cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Và chúng tơi quan niệm rằng:
cụm từ và ngữ có cấu tạo khác nhau. Cụm từ thường chỉ tổ hợp từ ba
tiếng trở lên, còn ngữ có cấu trúc yếu tố phụ trước và phụ sau.
1.2. LÍ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH
Định danh có thể hiểu một cách đơn giản là cách đặt tên gọi
cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
1.3. LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.3.1 Khái niệm địa danh
Theo Lê Trung Hoa: “Địa danh là những từ ngữ cố định được
dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành
chính, các vùng lãnh thổ (khơng có ranh giới rõ ràng) và các cơng
trình xây dựng thiên về khơng gian hai chiều” [17, tr.21]
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Luận văn của chúng tôi sẽ xác định rõ ràng đối tượng nghiên
cứu của mình là địa danh trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.


9
1.3.3. Các phương thức cấu thành địa danh
Đối với đặc trưng phương thức cấu thành địa danh sẽ chủ yếu
được biểu hiện trong việc chọn đặc điểm của đối tượng của từng

vùng miền và cách thức, kĩ thuật ngôn ngữ của từng phương ngữ
trong q trình định danh.
1.3.4. Vị trí của địa danh học trong ngơn ngữ học
Ta có thể xác định rõ hơn vị trí của địa danh trong Ngơn ngữ
học với biểu đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
1.3.5. Phân loại địa danh
- Căn cứ nguồn gốc địa danh và đặc điểm địa hình: Địa danh
thiên nhiên hay thiên tạo (gồm có các loại địa danh sau: địa danh đồi
núi; địa danh đồng bằng; địa danh sông nước). Địa danh nhân văn


10
hay nhân tạo (gồm có các loại địa danh sau: địa danh hành chính; địa
danh các cơng trình dân sinh; địa danh các cơng trình di tích lịch sử,
văn hóa, tín ngưỡng).
- Căn cứ vào ngữ nguyên: địa danh thuần Việt; địa danh
khơng thuần Việt (gồm có: địa danh có nguồn gốc Hán –Việt; địa
danh có nguồn gốc khác như: tiếng Chăm, Khơ me, tiếng Pháp, tiếng
Anh, tiếng Nga,… sự hỗn hợp giữa các yếu tố Hán Việt- thuần
Việt,..).
1.4. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI LỘC.
1.4.1. Địa giới hành chính của huyện Đại Lộc trong lịch sử
Đại Lộc có 17 xã và 1 thị trấn, với 146 thôn, 14 khu.
1.4.2. Điều kiện tự nhiên của huyện Đại Lộc
Địa hình Đại Lộc cao ở phía Tây-Tây Bắc thấp dần về phía
Đơng. Phía Tây-Tây Nam có nhiều đồi gị chuyển tiếp. Những cánh
đồng rộng lớn nằm ở khu vực phía Đơng của huyện.
Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông từ

tháng 10 đến tháng 4. Tháng 5, tháng 6 là thời gian nóng khơ. Cuối
tháng 8, tháng 9 luồng gió mùa Đơng Nam chiếm ưu thế và mang
theo mưa. Nhìn chung khí hậu Đại Lộc có thể chia ra thành hai mùa
là mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 4) và mùa khô (từ tháng 5 cho
đến cuối tháng 9).
1.4.3. Nguồn gốc dân cư, sắc thái văn hóa và ngôn ngữ
Qua những chuyển biến của lịch sử, với những cuộc tiếp biến
văn hóa sâu sắc, đến khi mảnh đất Đại Lộc được hình thành với
nguyên vẹn hình hài về mặt hành chính thì Đại Lộc tồn tại hai sắc
dân cơ bản. Đó là người Việt và người Chăm được Việt hóa. Bên
cạnh đó cịn có tộc người Cơ Tu (nay sống ở làng Yều, thuộc xã Đại
Hưng).


11
Về sắc thái ngôn ngữ, chủ yếu ở Đại Lộc, tiếng Việt chiếm vị
thế độc tôn, dẫu cho tiếng Chăm vẫn còn lưu dấu trong nhiều địa
danh và người Cơ Tu sử dụng song ngữ nhưng với số lượng ít ỏi (54
hộ dân, ở làng Yều, xã Đại Hưng). Nhìn chung, tiếng Việt là ngôn
ngữ chủ đạo của người dân Đại Lộc hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1trình bày cơ sở lí thuyết về từ ngữ, định danh ngơn
ngữ, địa danh học và khái quát đặc điểm chung của huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam.
Về từ ngữ, chúng tôi cơ bản thống nhất với quan điểm của Đỗ
Thị Kiêm Liên. Tuy nhiên chúng tơi cho rằng: cụm chính phụ tức
bao gồm các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Và chúng tơi
quan niệm rằng: cụm từ và ngữ có cấu tạo khác nhau. Cụm từ thường
chỉ tổ hợp từ ba tiếng trở lên, cịn ngữ có cấu trúc yếu tố phụ trước và
phụ sau.

Về định danh ngôn ngữ, chúng tơi nêu rõ định nghĩa về định
danh, quy trình định danh một sự vật, hiện tượng. Theo đó, định
danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật hiện tượng nào đó. Khi cần
đặt tên một đối tượng mới, người ta phải tiến hành quy loại đối tượng
và chọn một đặc trưng nào đó tiêu biểu, dễ khu biệt với những đối
tượng khác để làm cơ sở định danh. Sau đó sử dụng quy tắc cấu tạo
từ của ngơn ngữ làm phương tiện “tương tác” kết hợp hai quá trình
nêu trên để tạo nên tên gọi của đối tượng. Do mỗi loại hình ngơn ngữ
khác nhau cũng như việc chọn đặc trưng khu biệt của đối tượng để
định danh trong một cộng đồng người mà dẫn đến sự khác biệt khi
định danh của dân tộc này so với dân tộc khác hoặc địa phương này
so với địa phương khác.
Về địa danh học, phần lớn lí thuyết chúng tơi cơ bản tán thành


12
quan điểm của Tiến sĩ Lê Trung Hoa. Tuy nhiên do đặc điểm địa
hình của một vùng bán sơn địa, việc xác định theo không gian tồn tại
của địa danh là điều tiên quyết để thu thập thông tin. Do vậy, chúng
tôi đi đến kết luận về mặt phân loại địa danh như sau:
- Căn cứ nguồn gốc địa danh và đặc điểm địa hình, chúng ta
có loại hình địa danh thiên nhiên hay còn gọi là địa danh thiên tạo
(bao gồm: địa danh đồi núi, địa danh đồng bằng, địa danh sơng nước)
và loại hình địa danh nhân văn hay còn gọi là địa danh nhân tạo (bao
gồm: địa danh hành chính, địa danh các cơng trình dân sinh, địa danh
các cơng trình di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng).
- Căn cứ vào ngữ ngun, ta có: Địa danh thuần Việt, địa
danh có nguồn gốc Hán- Việt, địa danh có nguồn gốc Chăm, địa
danh có nguồn gốc khác (bao gồm: địa danh hỗn hợp, địa danh có
nguồn gốc Pháp và địa danh có nguồn gốc Cơ Tu).

Trong chương 1 này, chúng tơi cũng phát thảo bức tranh tồn
cảnh của huyện Đại Lộc, với những đặc điểm cơ bản về địa giới hành
chính, đặc điểm tự nhiên và xã hội, nguồn gốc dân cư, sắc thái văn
hóa và ngơn ngữ của người dân huyện Đại Lộc.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH ĐỐI TƯỢNG VÀ NGƠN NGỮ
ĐỊA DANH HUYỆN ĐẠI LỘC
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH XÉT THEO LOẠI HÌNH ĐỐI
TƯỢNG
2.1.1. Địa danh thiên nhiên hay địa danh thiên tạo
Số lượng địa danh đồng bằng chiếm ưu thế, tiếp đến là địa
danh đồi núi và địa danh sông nước chiếm tỷ lệ thấp nhất, lại tương


13
đối đồng đều.
Bảng 2.2: Tỷ lệ, số lượng các loại địa danh
STT
01
02
03

thuộc loại địa danh thiên tạo
Loại hình địa danh
Số lượng Tỷ lệ %
Đồi núi
238
Đồng bằng
590
Sông nước

211
Tổng cộng
1039
2.1.2. Địa danh nhân tạo hay địa danh xã hội

22,91
56,79
20,30
100

Địa danh thuộc loại hình hành chính chiếm đa số, địa danh các
cơng trình di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng chiếm tỷ lệ thấp hơn và
cuối cùng là địa danh cơng trình dân sinh.
Bảng 2.3: Số lượng, tỷ lệ các loại hình địa danh
STT
01
02
03

theo tiêu chí nhân tạo
Loại địa danh
Số lượng
Tỷ lệ %
Hành chính
342
46,53
Các cơng trình dân sinh
156
21,23
Các cơng trình di tích lịch

237
32,24
sử, văn hóa tín ngưỡng
Tổng cộng
735
100

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH XÉT THEO NGỮ NGUYÊN
2.2.1. Địa danh tiếng thuần Việt
Các yếu tố thuần Việt xuất hiện nhiều trong địa danh thiên
tạo. Các yếu tố thuần Việt này thường là tên những con vật, cây
cối,… của thiên nhiên, rất gần gũi với tư duy của người dân Đại Lộc.
2.2.2. Địa danh tiếng Hán Việt
Những yếu tố Hán Việt xuất hiện với tầng xuất cao trong các
địa danh nhân tạo, đặc biệt là loại hình địa danh hành chính- nhân
văn.
2.2.3. Địa danh tiếng Chăm


14
Những dấu tích này rất ít, vơ cùng mờ nhạt, khó xác định.
Theo sự thống kê của chúng tơi, có 3 địa danh được cấu tạo từ những
yếu tố thuộc ngơn ngữ Chăm.
2.2.4. Địa danh có nguồn gốc khác
Địa danh Đại Lộc được cấu tạo từ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đó có thể là yếu tố thuần Việt, có thể là yếu tố Hán Việt mà cũng có
thể là các yếu tố thuộc tiếng Chăm và có khi là các yếu tố thuộc ngôn
ngữ khác như tiếng Pháp hay Cơ Tu.
Bảng 2.4: Kết quả thống kê địa danh xét theo ngữ ngun
Số lượng địa danh theo nguồn gốc ngơn

Loại
hình ngữ
STT
địa danh
Thuần Hán
Nguồn gôc
Chăm
Việt
Việt
khác
01
Thiên tạo
858
160
3
23
02
Nhân tạo
331
398
0
1
Tổng cộng
1189
558
3
24
2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH XÉT THEO CẤU TẠO
2.3.1. Cấu tạo từ ngữ xét theo thành tố chung
Số lượng thành tố chung được cấu tạo từ đơn yếu tố (một âm

tiết) với số lượng lớn, khả năng kết hợp của các thành tố chung là rất
linh hoạt, chủ yếu nằm trong loại hình địa danh thiên tạo.
2.3.2. Cấu tạo từ ngữ xét theo thành tố riêng
Thành tố riêng có ý nghĩa khu biệt đối tượng địa lí này với đối
tượng địa lí kia trong phức thể. Giống với thành tố chung, xét về mặt
từ ngữ, thành tố riêng cũng có cấu tạo từ những từ đơn âm tiết và đa
âm tiết.
2.3.3. Cấu tạo từ ngữ xét theo cả hai yếu tố
Về mặt cấu tạo từ ngữ xét theo cả hai thành tố chung và riêng,
số lượng âm tiết trong từng phức thể có ít nhất hai âm tiết và nhiều


15
nhất là mười âm tiết.
2.4. DẤU ẤN PHƯƠNG NGỮ QUẢNG NAM TRỌNG ĐỊA
DANH
Địa danh huyện Đại Lộc mang đậm nét dấu ấn phương ngữ
Quảng Nam. Hầu như cách phát âm lệch chuẩn diễn ra phổ biến.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 có thể nói là chương quyết định, xương sống của
tồn bộ luận văn. Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân
tích một cách chi tiết đặc điểm địa danh huyện Đại Lộc với các tham
số: đặc điểm loại hình, ngữ nguyên và cấu tạo. Bên cạnh đó làm rõ
dấu ấn phương ngữ Quảng Nam trong việc định danh địa danh huyện
Đại Lộc. Qua phân tích, chúng tơi nhận thấy:
Trong tổng thể 1774 địa danh trên địa bàn, địa danh thiên
nhiên hết sức phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp về mặt
loại hình; địa danh nhân tạo chiếm tỷ lệ thấp hơn địa danh thiên tạo.
Điều này đã nói lên mức độ tác động của đơ thị hóa về mặt ngôn ngữ
ở Đại Lộc vẫn chưa thật sự rõ nét. Cụ thể, tổng số địa danh thiên tạo

là 1039 địa danh, chiếm 58,57%, địa danh nhân tạo có 735 địa danh,
chiếm 41,43%. Trong đó loại địa danh đồng bằng (590 địa danh) có
số lượng nhiều nhất trong loại hình địa danh thiên tạo nói riêng và
trong tổng số địa danh trên địa bàn huyện Đại Lộc nói chung.
Đặc điểm địa danh huyện Đại Lộc xét theo ngữ nguyên, chủ yếu
là các địa danh được cấu tạo từ yếu tố thuần Việt (1189 địa danh), tiếp
theo là các địa danh được cấu tạo từ yếu tố Hán Việt (558 địa danh),
các địa danh được cấu tạo bởi sự hỗn hợp có số lượng nhỏ (21 địa
danh). Các địa danh có nguồn gốc từ tiếng Chăm (3 địa danh), tiếng
Pháp (2 địa danh) và Cơ Tu (1 địa danh) chiếm tỷ lệ rất ít.
Xét về mặt cấu tạo, mơ hình địa danh huyện Đại Lộc cũng như


16
bao vùng miền khác trên cả nước, đó là mơ hình phức thể địa danh.
Phương thức cấu tạo phức thể địa danh, chủ yếu là ghép thành tố
chung và thành tố riêng để định danh. Trong đó, thành tố chung đứng
trước (không viết hoa), thành tố riêng đứng sau (viết hoa chữ cái đầu
của mỗi yếu tố). Ngoài phương thức ghép các thành tố, chúng tơi cịn
nhận rõ phương thức chuyển hóa thành tố chung sang thành tố riêng
để cấu tạo nên phức thể địa danh Đại Lộc. Theo đó, thành tố chung
trong phức thể địa danh khơng chỉ có chức năng phân biệt loại hình
địa danh mà trong nhiều trường hợp nó đã hịa nhập và chuyển hóa
thành một yếu tố trong thành tố riêng. Trong những trường hợp như
vậy, thành tố chung có vai trị cá thể hóa đối tượng.
Trong phức thể địa danh, rõ ràng khả năng hoạt động của
thành tố chung khá linh hoạt. Có khi đứng riêng ở trước địa danh-tên
riêng thì nó là từ chung chỉ loại, cũng có khi nó đứng chung hoặc trở
thành một yếu tố trong địa danh-tên riêng độc lập. Sự chuyển hóa
của thành tố chung vào địa danh-tên riêng được thể hiện bằng nhiều

cách thức khác nhau. Tuy nhiên có thể chỉ ra hai xu hướng chính:
chuyển hóa hồn tồn thành địa danh-tên riêng hoặc chuyển hóa
thành một bộ phận của địa danh-tên riêng.
Qua phân tích tổng số 1774 địa danh, chúng tôi nhận thấy
phương thức định danh của người Đại Lộc mang đậm dấu ấn phương
ngữ Quảng Nam. Đặc biệt trong cách thức đặt địa danh, yếu tố ngữ
âm trong ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng. Đơi khi nó góp phần làm
phong phú hơn cách thức định danh nói chung và định danh địa danh
nói riêng. Thế nhưng liên quan đến đặc điểm này dễ dẫn đến việc sai
chuẩn so với chính tả tồn dân. Nếu khơng nắm rõ đặc điểm này,
chúng ta sẽ rất khó khăn, đơi khi là bế tắt, lệch lạc trong q trình
phân tích đặc điểm ý nghĩa cũng như bóc tách các giá trị văn hóa


17
tiềm tàng trong hệ thống địa danh của huyện Đại Lộc.
CHƯƠNG 3
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH HUYỆN ĐẠI LỘC
3.1. BIỂU THỊ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG QUA ĐỊNH DANH
3.1.1. Biểu thị vị trí, phương hướng của đối tượng qua
định danh
Theo khảo sát 1774 địa danh đang tồn tại trên địa bàn huyện
Đại Lộc, rõ ràng cách thức định danh cơ bản vẫn là dựa vào đặc điểm
biểu thị vị trí, phương hướng của đối tượng.
3.1.2. Biểu thị đặc điểm cấu tạo của đối tượng qua định
danh
Đó là những vật liệu rất gần gũi, thân thuộc đối với cuộc sống
hằng ngày của người dân Đại Lộc. Các vật liệu như cát, đá xuất hiện
nhiều trong cách định danh các đối tượng thuộc loại hình thiên tạo.
Điều này một lần nữa khẳng định: địa hình Đại Lộc là địa hình đồi

núi với nhiều vùng ven sông, suối.
3.1.3. Biểu thị môi trường của đối tượng qua định danh
Ngoài cách chọn các đặc trưng nêu trên của đối tượng, người
dân Đại Lộc môi trường xung quanh đối tượng để định danh như cây
cối, động vật xuất hiện nhiều ở khu vực địa lí,….để đặt tên cho đối
tượng.
3.2. BIỂU THỊ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA ĐỐI TƯỢNG QUA
ĐỊNH DANH
3.2.1. Biểu thị đặc điểm cư trú và sinh hoạt của cư dân
Kiểu quần cư dọc theo hạ lưu các con sông Vu Gia, Thu Bồn,
là đặc điểm nổi bật của cách bố trí dân cư của người Đại Lộc. Hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân Đại Lộc thường mang tính tập


18
thể cao.
3.2.2. Biểu thị đặc điểm dân cư và quá trình chuyển đổi
dân cư
Đặc điểm dân cư cơ bản là tổ hợp địa hình sơng+xóm+khu
vực canh tác. Về sau, bởi sự tác động mạnh mẽ của đường thủy, đặc
biệt là Vu Gia, Thu Bồn, các chợ được hình thành và thương mại
phát triển. Mơ hình cư trú vì thế cũng biến chuyển theo
(sông+chợ+cộng đồng dân cư+các khu vực canh tác).
3.2.3. Biểu thị nghề nghiệp, kinh tế của dân cư
Nghề nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc khá đa dạng, hầu
như là những ngành nghề nặng nhọc, chủ yếu dựa vào điều kiện tự
nhiên vốn sẵn có nơi đây.
3.3. BIỂU THỊ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA, LỊCH SỬ CỦA ĐỐI
TƯỢNG QUA ĐỊNH DANH
3.3.1. Biểu thị đặc điểm văn hóa của đối tượng qua định

danh
Ngơn ngữ- văn hóa Việt chiếm vị trí thượng tơn trong định
danh các vị trí địa lí của huyện Đại Lộc.
3.3.2. Biểu thị đặc điểm lịch sử của đối tượng qua định
danh
Đặc điểm lịch sử của địa danh huyện Đại Lộc mang đậm dấu
ấn đấu tranh cách mạng rất đổi hào hùng của quân và dân Đại Lộc
qua hai cuộc kháng chiến thần kì.
3.4. Q TRÌNH BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH VÀ NHỮNG ĐỊA
DANH CỊN TỒN NGHI
3.4.1. Q trình chuyển đổi tên gọi vùng đất, đối tượng
định danh
Việc thay đổi tên gọi vùng đất, các đối tượng định danh trên


19
địa bàn huyện Đại Lộc hầu như do những biến cố lịch sử. Sự thay đổi
xảy ra đối với loại hình địa danh nhân tạo là chủ yếu. Đối với địa
danh thiên tạo việc thay đổi tên gọi là rất hiếm, dường như các địa
danh thiên tạo đã được cố định hóa trong tâm thức của người dân Đại
Lộc.
3.4.2. Những địa danh cịn tồn nghi với những cách lí giải
khác nhau
Trong q trình khảo sát, thống kê và phân tích địa danh trên
địa bàn huyện Đại Lộc, bên cạnh phần lớn địa danh rõ lí do, chúng
tơi cịn gặp những địa danh còn tồn nghi về mặt ý nghĩa với những
cách giải thích khác nhau như: sơng Thu Bồn, sơng Vu Gia,….
TIỂU KẾT:
Chương 3 là chương cuối cùng của luận văn. Trong chương
này, chúng tơi đã phân tích một cách khoa học và hệ thống các đặc

điểm ý nghĩa của địa danh huyện Đại Lộc. Qua đó làm rõ một số đặc
điểm văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Đại Lộc. Kết quả thu
được thể hiện qua những nhận định sau:
Về phương thức lựa chọn đặc điểm định danh, người Đại Lộc
cũng như bao vùng quê khác trên mọi miền tổ quốc đều chọn các đặc
điểm: vị trí, phương hướng của đối tượng; cấu tạo của đối tượng và
môi trường tồn tại của đối tượng để định danh các sự vật hiện tượng
nói chung, đối tượng địa lí nói riêng. Trong phương thức sử dụng
ngôn ngữ dường như người Đại Lộc rất quan tâm đến sự cân đối hài
hòa.
Phân tích 1774 địa danh, chúng tơi đã làm sáng tỏ đặc điểm
cư trú và sinh hoạt của người Đại Lộc xưa nay. Vùng đất Đại Lộc là
một vùng trung du bán sơn địa, người Đại Lộc có kiểu quần cư dọc
theo lưu vực những dịng sơng lớn như: Thu Bồn, Vu Gia,….Những


20
đặc điểm về sinh hoạt được phản ánh qua địa danh mang tính tập thể
và gắn kết cộng đồng chặt chẽ của người Đại Lộc. Đặc điểm này thể
hiện rõ nét trong hoạt động trồng lúa nước và săn bắt.
Cộng đồng người Đại Lộc có thể khẳng định là cộng đồng với
nhiều sắc dân cùng tồn tại như người Việt và người Chăm, có cả
người Cơ Tu cùng cộng cư. Trong đó văn hóa người Việt qua thời
gia đã chiếm vị trí độc tơn. Người Chăm, những chủ nhân xa xưa của
vùng đất này hấp thụ phần lớn văn hóa của người Đại Việt và có thể
nói đã được đồng hóa đến mức hồn tồn. Trong địa danh cũng phản
ánh quá trình chuyển đổi dân cư của vùng đất Đại Lộc với những
biến đổi của các thành tố chung từng là đơn vị hành chính xưa kia
thành địa danh hay một phần của địa danh.
Ngành nghề chủ yếu của người dân vùng đất nơi đây lưu dấu

qua địa danh chủ yếu là nghề lúa nước. Các ngành nghề tiêu biểu
khác như: trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, chế tác đá, nghề
vôi,….Hầu như những ngành nghề này đều là những việc làm nặng
nhọc. Qua đó phản ánh đời sống cơ cực của người Đại Lộc và cho
biết vùng đất này rất giàu phù sa và sa khống.
Bức tranh tơn giáo tín ngưỡng của người Đại Lộc được phản
ánh một cách đặc sắc và phong phú trong địa danh Đại Lộc. Phật
giáo từ lâu đã có địa vị hết sức quan trọng trong đời sống của cộng
đồng nơi đây. Thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng Thành Hồng, đặc biệt
hơn là thờ cúng các vị tiền bối hữu công khai canh khai cư, lập đất,
lập làng là nét văn hóa chủ đạo, quyết định trong đời sống tâm linh
của người Đại Lộc xưa nay. Đấy là biểu hiện thực tế của truyền
thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của
biết bao thế hệ người Đại Việt khi đến với vùng đất hoang vu này.
Đặc điểm lịch sử thể hiện qua các địa danh phản ánh các sự


21
kiện đấu tranh cách mạng lâu dài của người Đại Lộc. Hầu hết các địa
danh thường đề cập đến những trận đánh lớn, các cứ điểm địa- quân
sự quan trọng qua hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc ta.
Trong chương 3 này, chúng tôi cũng đã đề cập đến những địa
danh cịn tồn nghi, cịn có nhiều ý kiến khác nhau chưa thực sự thống
nhất. Điều này cho thấy việc xác định rõ tính có lí do và khơng rõ lí
do của địa danh là một trong những đặc điểm không thể thiếu của bộ
môn địa danh học. Những địa danh còn tồn nghi trên địa bàn huyện
Đại Lộc thường là những địa danh vô cùng quan trọng liên quan mật
thiết phần lớn cộng đồng dân cư nơi đây như: sông Thu Bồn, sông Vu
Gia,….Trong thời gian đến, Đại Lộc rất cần có những cơng trình
nghiên cứu chun đề bài bản và khoa học để mang lại ý nghĩa đích

thực của những địa danh nêu trên.


22
KẾT LUẬN
Qua việc thống kê, phân tích, tổng hợp và khái quát những đặc
điểm của địa danh huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bước đầu chúng
ta có thể kết luận như sau:
Địa danh học đã được nhiều học giả trong và ngoài nước
nghiên cứu từ rất lâu. Rõ ràng nghiên cứu địa danh học muốn đạt kết
quả như mong đợi nhất thiết phải kết hợp nhiều ngành khoa học khác
nhau. Chính vì vậy, trong luận văn của mình, chúng tơi đã vận dụng
kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học như: Lịch sử, Ngơn
ngữ, Văn hóa,…để khảo sát toàn bộ hệ thống địa danh huyện Đại Lộc.
Mỗi địa danh bao giờ cũng tồn tại một phức thể gồm hai bộ
phận hợp thành : thành tố chung và thành tố riêng. Hai bộ phần này
gắn kết chặt chẽ với nhau theo quan hệ giữa cái được hạn định và cái
hạn định. Trong đó, thành tố chung là đơn vị được hạn định còn thành
tố riêng- địa danh- tên riêng là đơn vị hạn định để giới hạn, cụ thể hóa
một đối tượng địa lí. Trong các phức thể địa danh, thành tố chung có
khả năng kết hợp và chuyển hóa rất năng động. Điều này nên tính đa
dạng, phong phú cho địa danh cả về mặt cấu tạo và ý nghĩa.
Đại Lộc là địa bàn trung du, bán sơn địa, đã từng là nơi cộng
cư của nhiều sắc dân. Do vậy Đại Lộc là vùng đất đa dạng về văn
hóa và đối tượng địa lí. Sự phức tạp nầy tạo nên tính đa tầng, phức
hợp trong địa danh.
Huyện Đại Lộc có 1774 địa danh, với số lượng địa danh thuộc
loại hình thiên tạo chiếm ưu thế (1039 địa danh), địa danh nhân tạo ít
hơn nhiều, chỉ có 735 địa danh. Các địa danh Đại Lộc chủ yếu được
cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt (1189 địa danh), rồi đến các yếu tố

Hán-Việt (558 địa danh), các yếu tố hỗn hợp và nguồn gốc khác có


23
số lượng rất ít (27 địa danh).
Để làm cơ sở cho việc đặt tên địa danh, người dân Đại Lộc
thường chọn các đặc trưng : vị trí, phương hướng và cấu tạo của đối
tượng để định danh các khu vực địa lí trên địa bàn. Kết quả nghiên
cứu hồn tồn phù hợp với đặc điểm tri nhận chung của nhân loại khi
định danh sự vật hiện tượng. Những đặc trưng được chọn để định
danh các đối tượng địa lí ở Đại Lộc mang đậm đặc sắc của một vùng
quê triền núi ven sông. Tất cả tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong
cách đặt các địa danh của huyện Đại Lộc.
Nằm trong quy luật định danh chung, mỗi địa danh ở Đại Lộc
cũng bao gồm hai bộ phận hợp thành là thành tố chung và địa danhtên riêng. Trong 1774 địa danh, chúng tôi khảo sát được 42 thành tố
chung. Trong đó số lượng thành tố chung được cấu tạo đơn âm tiết
có số lượng nhiều nhất, với 34 đơn vị, chiếm đến 80,95%. Thành tố
chung có cấu tạo phức từ 2 yếu tố đến 4 yếu tố chiếm số lượng ít
(19,05%), chỉ với 8 đơn vị. Khả năng kết hợp và chuyển hóa từ thành
tố chung sang tồn bộ địa danh hoặc một phần địa danh là khá linh
hoạt. Điều này đã tạo nên tính đa tầng, đa dạng và phong phú của hệ
thống địa danh trên địa bàn huyện Đại Lộc.
Các địa danh Đại Lộc được tạo thành bởi hai phương thức cơ
bản. Đó là phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa. Trong đó
phương thức tự tạo là chủ yếu. Mặt khác, phương thức này thường sử
dụng yếu tố thuần Việt để định danh. Vì vậy hầu như các địa danh
trên địa bàn huyện Đại Lộc đều rất tường minh về mặt ngữ nghĩa.
Về phương thức lựa chọn đặc điểm định danh, người Đại Lộc
cũng như bao vùng quê khác trên mọi miền tổ quốc đều chọn các đặc
điểm: vị trí, phương hướng của đối tượng; cấu tạo của đối tượng và

môi trường tồn tại của đối tượng để định danh các sự vật hiện tượng


×