Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.2 KB, 5 trang )

Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết: 28
Ngày soạn:
10/11/09
Tiếng Việt:
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN
NGỮ VIẾT
I/Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được những khái niệm và những đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
2. Kĩ năng: Phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
3. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng hoàn cảnh, từng
mục đích.
II/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Đọc SGK,TLTK, thiết kế bài giảng, bảng phụ…
2. Học sinh: Đọc SGK,soạn bài …
III/Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Đọc thuộc chùm ca dao than thân, nêu chủ đề và tìm thêm một số bài ca dao có hình thức mở
đầu “Thân em như…”?
3. Giảng bài mới.
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
khái niệm ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết.
-GV lấy ngữ liệu cụ thể:
+ Ngữ liệu 1: Hàng năm cứ
vào cuối thu, lá ngoài đường
rụng nhiều và trên không có


những đám mây bàng bạc,
lòng tôi lại náo nức những
kỉ niệm mơn man của buổi
tựu trường.
Tôi quên thế nào được
những cảm giác trong sáng
ấy nảy nở trong lòng tôi như
mấy cánh hoa tươi mỉm
cười giữa bầu trời quang
đãng.
( Tôi đi học- Thanh Tịnh)
+ Ngữ liệu 2: Truyện “
- HS đọc ngữ liệu, riêng
văn bản 2, 2 HS đóng vai
thầy lý và Cải.
I/ Khái niệm:
1.Ngôn ngữ nói:
Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói
trong giao tiếp hàng ngày mà con
người có thể nhận biết chủ yếu
bằng thính giác.
2. Ngôn ngữ viết:
Được thể hiện bằng chữ viết
trong văn bản và được tiếp nhận
bằng thị giác.
GV:Nguyễn Thị Huê 1
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
Nhưng nó phải bằng hai
mày”.
(?) Em hãy cho biết 2 văn

bản trên, văn bản nào được
thể hiện bằng ngôn ngữ viết,
văn bản nào được thể hiện
bằng ngôn ngữ nói?
(?) Qua đó, em hãy cho biết
cách hiểu của em về ngôn
ngữ nói, ngôn ngữ viết?
-GV nhận xét, chốt ý.
- HS phân biệt: ngôn ngữ
nói (văn bản 2); ngôn
ngữ viết ( văn bản 1).
- HS dựa vào SGK/86 trả
lời câu hỏi.
- HS chú ý theo dõi.
16’
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
những đặc điểm của ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết.
(?) Khi nói chúng ta dùng
phương tiện gì để biểu đạt?
- Gợi ý: Phương tiện chính
và phương tiện bổ sung.
(?) Ngôn ngữ nói thường
được sử dụng trong hoàn
cảnh nào?
(?) Từ ngữ và câu được sử
dụng trong khi nói có gì
đáng chú ý?
(?) Vì sao từ ngữ trong ngôn

ngữ nói lại đa dạng, câu lại
hết sức ngắn gọn đôi khi có
yếu tố trùng lặp dư thừa?
- GV lấy một số ví dụ để
- Dựa vào kiến thức thực
tế, văn bản 2, HS trả lời
câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời, lấy
ví dụ chứng minh.
- Dựa vào kiến thức thực
tế, văn bản 2, HS trả lời
câu hỏi.
- HS trao đổi thảo luận,
trình bày ý kiến.
II/ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết:
1. Ngôn ngữ nói:
- Phương tiện chủ yếu là âm thanh,
ngữ điệu, ngoài ra còn có các
phương tiện bổ sung như nét mặt,
ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người
nói.
- Hoàn cảnh sử dụng có tính chất
tức thời, không được dàn dựng
trước, không có cơ hội gọt giũa,
kiểm tra. Người nói và người nghe
có quan hệ trực tiếp với nhau.
-Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng
( từ địa phương, tiếng lóng, biệt
ngữ, hô ngữ, trợ từ thán từ, từ ngữ

đưa đẩy, chêm xen…).
-Về câu: Ngôn ngữ nói thường
dùng các câu tỉnh lược, có khi dùng
câu dài, có yếu tố dư thừa, trùng
lặp…
GV:Nguyễn Thị Huê 2
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
minh họa .
(?) Em hãy cho biết ngôn
ngữ viết sử dụng những
phương tiện gì?
(?) Ngôn ngữ viết được sử
dụng trong hoàn cảnh như
thế nào? Lấy ví dụ cụ thể?
(?) Từ ngữ và câu được sử
dụng trong ngôn ngữ viết có
gì đặc biệt so với ngôn ngữ
nói?
GV nhận xét, chốt ý đồng
thời nêu một vài điểm cần
chú ý.
- HS chú ý theo dõi.
- HS suy nghĩ độc lập trả
lời.
- HS trao đổi thảo luận,
trình bày ý kiến.
- HS so sánh với ngôn
ngữ nói để rút ra nhận
xét.
- HS chú ý theo dõi.

2. Đặc điểm ngôn ngữ viết:
- Phương tiện sử dụng chủ yếu là
chữ viết, ngoài ra còn có các
phương tiện hỗ trợ như hệ thống
dấu câu, kí hiệu văn tự, các sơ đồ,
bảng biểu và các hình ảnh minh
họa…
- Hoàn cảnh sử dụng: không mang
tính chất tức thời, có điều kiện dàn
dựng, có cơ hội gọt giũa. Người
viết và người đọc có mối quan hệ
gián tiếp.
- Từ ngữ được lựa chọn đạt tính
chính xác (không dùng các từ ngữ
mang tính khẩu ngữ, các từ ngữ địa
phương, tiếng lóng…).
-Về câu trong ngôn ngữ viết thường
sử dụng câu dài, nhiều thành phần.
2’
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tổng kết
những kiến thức đã học.
(?) Như vậy ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết có những
đặc điểm gì nổi bật?
- HS khái quát nội dung
ở trên, phát biểu ý kiến.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK.
10’

Hoạt động 4:
Hướng dẫn HS củng cố nội
dung bài học.
- GV hướng dẫn HS làm
bài tập .
- HS dựa theo sự định
hướng của GV, đồng
thời vận dụng những
kiến thức vừa học để làm
bài tập.
IV/ Luyện tập:
Bài 1:
Đặc điểm của ngôn ngữ viết được
thể hiện:
- Văn bản sử dụng những thuật ngữ
của ngành khoa học: từ vựng, ngữ
pháp, phong cách…
- Sử dụng các từ chỉ thứ tự trình
bày→ rõ ràng, mạch lạc.
- Tách dòng sau mỗi câu để trình
bày rõ luận điểm.
GV:Nguyễn Thị Huê 3
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
- GV nhận xét, kết luận.
- GV gọi HS đọc kĩ đoạn
trích và thực hiện theo yêu
cầu của bài tập.
- GV nhận xét, bổ sung nếu
thiếu.
- GV gợi ý, sau đó gọi 3 HS

lên bảng chỉ ra lỗi sai trong
từng câu và chữa lại cho
đúng.
- GV nhận xét, chốt ý và yêu
cầu HS về nhà hoàn thiện
các bài tập.
- HS chú ý theo dõi.
- HS thảo luận theo
nhóm trình bày ý kiến.
- HS chú ý theo dõi.
- HS tích cực làm bài
tập.
- HS chú ý theo dõi.
Bài 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói
được thể hiện:
- Sử dụng nhiều từ hô gọi trong lời
nhân vật: kia , này, nhà tôi ơi,
đằng ấy nhỉ…
- Các từ tình thái trong lời nhân vật:
có khối…đấy, đấy, thật đấy…
- Các từ khẩu ngữ: mấy, nói khoác,
sợ gì.
- Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ:
cười như nắc nẻ, cong cớn, chạy
lon ton, liếc mắt, cười tít…
- Kết cấu câu hay dùng trong ngôn
ngữ nói: có…thì…; đã…thì…
Bài 3: Phân tích lỗi và chữa lỗi:
a,
- Sai chủ ngữ ( người viết nhầm

lẫn giữa chủ ngủ và trạng ngữ).
- Dùng từ thừa: thì, đã
- Dùng khẩu ngữ: hết ý
=> Sửa lại: Thơ ca Việt Nam có
nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b,
- Đưa khẩu ngữ vào không phù hợp
với văn bản: vống, vô tội vạ.
- Thay “ vống lên” bằng “ quá
thực tế”; “ vô tội vạ” bằng “một
cách tùy tiện” và bỏ từ “như”
=> Sửa lại:
Còn máy móc, thiết bị do nước
ngoài đưa vào góp vốn thì không
được kiểm soát, họ sẵn sàng khai
quá thực tế đến mức tùy tiện.
c, Câu văn viết lộn xộn, tối nghĩa,
dùng khẩu ngữ “sất”.

IV/ Dặn dò: (1’)
- Nắm nội dung cơ bản của bài .
- Đọc và soạn trước bài “Ca dao hài hước”.
V/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
GV:Nguyễn Thị Huê 4
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
GV:Nguyễn Thị Huê 5

×