Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH (QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ) 10600952

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.92 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG TRANG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
(QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN HOA TIÊN CỦA
NGUYỄN HUY TỰ)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Phong Nam

Phản biện 1: TS. Hà Ngọc Hòa
Phản biện 2: TS. Phan Ngọc Thu

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại
Đại Học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 12 năm 2014.


Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện thơ nơm đã có nhiều thế hệ học giả tìm tịi, khám phá ở
những góc độ khác nhau. Tuy vậy, mn ngả đường đến với loại
hình này vẫn cịn nhiều chuyện để bàn và nhiều vấn đề để khai thác.
Dựa trên tiêu chí về nội dung, ý nghĩa cốt truyện truyện thơ nôm,
chúng ta có những nhóm truyện khác nhau, trong đó có truyện thơ
nơm diễm tình. Nhóm truyện này thường được viết nên từ những vần
thơ mơ tả tình u - một thứ duyên nợ của kiếp người với những sắc
thái, cung bậc cảm xúc khác nhau.
Truyện thơ nơm diễm tình gắn với sự phát triển cao nhất của lịch
sử phát triển truyện thơ nôm cũng như lịch sử phát triển văn học Việt
Nam. Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đạt thành tựu và giá trị
nhất định, nhưng đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào khảo
sát cụ thể về nhóm truyện này. Và nếu có thì cũng gộp chung vào tìm
hiểu loại hình truyện thơ nơm hoặc đi sâu phân tích từng tác phẩm cụ
thể. Chính vì vậy, ở luận văn này thông qua việc khảo sát trường hợp
cụ thể, chúng tơi sẽ tìm hiểu Đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình,
minh chứng cho sự phong phú về loại hình truyện thơ nơm, giúp cho
việc hình dung diện mạo truyện thơ nôm rõ ràng - một nét đẹp dân
tộc. Đây là công việc “nhặt, gom các kiến thức về đời. Như nhặt tìm
bơng lúa gặt cịn rơi... Dẫu khơng tồn ngọc, mà lẫn nhiều sỏi
trắng...” (Saađi) thì chúng tơi cũng hy vọng được ít nhiều chiếu cố.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là đặc điểm truyện thơ nơm
diễm tình được thể hiện qua cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật,
bút pháp nghệ thuật, .... Về văn bản, chúng tôi sử dụng: Truyện Kiều
của Nguyễn Du (bản của Đào Duy Anh, NXB Văn học, 1999) và


2
Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện (bản của Đào
Duy Anh, NXB Văn học, 1976).
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này đi vào nghiên cứu đặc điểm truyện thơ nơm diễm
tình qua hai trường hợp tiêu biểu. Để nghiên cứu đạt hiệu quả, chúng
tôi vận dụng, kết hợp các phương pháp: phương pháp chọn mẫu,
phương pháp loại hình, phương pháp thống kê phân loại, phương
pháp so sánh đối chiếu.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện thơ nôm ngay từ khi ra đời đã có sức cuốn hút mạnh mẽ
các nhà nghiên cứu. Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XX, với việc
vận dụng những lý thuyết có tính phương pháp luận, nhiều nghiên
cứu đã có tính đột phá.
Từ rất sớm (năm 1979), trong cơng trình nghiên cứu Truyện Kiều
và thể loại truyện nôm, tác giả Đặng Thanh Lê đã dành một sự quan tâm
lớn đối với vấn đề truyện thơ nơm. Trong khi đó, cơng trình Truyện nôm
lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (năm 1993) của Kiều Thu Hoạch
lại nghiên cứu truyện nôm khá tồn diện. Cơng trình nghiên cứu Truyện
thơ nơm - những nghiên cứu hình thái học, tác giả Nguyễn Phong Nam
cho thấy nhiều điểm mới mẻ đối với loại hình truyện thơ nơm. Từ góc
nhìn hình thái học, tác giả đưa ra cách phân loại truyện thơ nôm riêng.
Tác giả cho rằng truyện thơ nôm không thể gọi là thể loại mà phải là
loại hình văn học - loại hình truyện thơ nơm.

Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu cũng mang lại cho
chúng tôi những hiểu biết nhất định về quá trình hình thành, phát triển
cũng như những đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ
nơm: Với cơng trình Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã đặt Truyện
Kiều trong tương quan so sánh với Kim Vân Kiều truyện. Trong công


3
trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của
Nguyễn Lộc, tác giả đi vào nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, trong
đó có những chương cụ thể, tác giả nói đến Truyện Hoa Tiên (chương
III), Truyện Kiều (chương IX), vốn là những truyện thơ nôm mà người
viết sử dụng trong phạm vi của luận văn này. Cuốn Văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX (năm 1999) của nhóm tác giả
Đặng Thanh Lê, Hồng Hữu n, Phạm Luận cũng đề cập đến truyện
thơ nôm. Hay trong công trình nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam,
tác giả Nguyễn Thị Nhàn đã viết riêng một chương về truyện thơ nôm.
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử
dưới góc nhìn thi pháp đã tiếp cận hệ thống văn học trung đại Việt Nam,
tác giả dành một phần để bàn về truyện thơ nôm. Lĩnh vực nghiên cứu
truyện thơ nôm trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Những
cuộc trao đổi, thảo luận trên các tờ báo và tạp chí chứng tỏ những mối
quan tâm xã hội ngày càng tăng và cũng kích thích những nghiên cứu
tiếp tục như: luận văn Đặc điểm nghệ thuật “môtip tài tử - giai nhân”
trong truyện thơ nôm của tác giả Nguyễn Thị Loan (Đà Nẵng). Hay luận
văn Thi pháp truyện kể truyện thơ Nôm của tác giả Võ Thị Yến Sương
(Đà Nẵng). Ngoài ra, loại hình truyện thơ nơm cũng thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu: “Đặc sắc trong hình tượng Thúy Kiều của
Nguyễn Du” của Hoàng Trọng Quyền (Nghiên cứu văn học số 4 2013); “Nghiên cứu motif trên bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện” của La Mai Thi Gia (Nghiên cứu văn học số 7 - 2013); “Mơ

hình nhân vật từ Hoa tiên ký đến các truyện nôm bác học giai đoạn sau”
của Ngô Thị Thanh Nga (Nghiên cứu văn học số 10 - 2011),...
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu truyện thơ nơm hiện
đang được lưu hành trong giới khoa học mức độ nông sâu đậm nhạt
chất lượng có khác nhau, nhưng hầu như các tác giả đều thừa nhận


4
sự tồn tại của nhóm truyện thơ nơm diễm tình thông qua việc nhắc
đến thuật ngữ tài tử - giai nhân - một đặc điểm của nhóm truyện này.
Song cũng đến nay, tiểu loại truyện này vẫn chưa được nghiên cứu
định tính đầy đủ. Chưa ai chỉ ra một cách cặn kẽ vai trị của nhóm
truyện thơ nơm diễm tình đóng góp như thế nào trong sự phát triển
loại hình truyện thơ nơm nói riêng và sự phát triển văn học Việt Nam
nói chung. Dù vậy ý kiến của các nhà nghiên cứu trên là nguồn tài
liệu tham khảo vô cùng quý báu để người viết triển khai đề tài đặc
điểm truyện thơ nơm diễm tình.
5. Đóng góp luận văn
Nghiên cứu Đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình sẽ cung cấp cho
chúng ta những kiến thức về truyện thơ nôm diễm tình; về hình ảnh
xã hội thế kỷ XVIII - XIX, chỉ ra những nét vay mượn và sáng tạo
trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn
về nhóm truyện cũng như những tác phẩm có giá trị. Tìm hiểu hai tác
phẩm tiêu biểu sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình vận động và
phát triển của loại hình truyện thơ nơm. Nghiên cứu đề tài này, bản
thân người viết sẽ có điều kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc hơn nhóm
truyện thơ nơm diễm tình. Người viết cũng hy vọng sẽ góp thêm một
phần nghiên cứu cho loại hình truyện thơ nơm.
6. Bố cục của luận văn: Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết
luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1. Truyện thơ nơm diễm tình trong loại hình truyện thơ
nơm Việt Nam.
Chương 2. Con đường hình thành truyện thơ nơm diễm tình.
Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật truyện thơ nơm diễm tình.


5
CHƯƠNG 1
TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN THƠ NƠM VIỆT NAM
1.1. TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH – MỘT HIỆN TƯỢNG
VĂN HỌC ĐỘC ĐÁO
1.1.1. Khái niệm truyện thơ nôm diễm tình
Theo chúng tơi, “truyện thơ nơm diễm tình” bao gồm những tác
phẩm thuộc loại hình truyện thơ nơm nói về chuyện tình u hơn nhân
của nam nữ thanh niên. Nhóm truyện này trước hết phải mang đầy đủ
tính chất của loại hình truyện thơ nơm tức là phải mang “tính chất của
truyện kể được đảm bảo bởi cốt truyện, tích truyện, hệ thống sự kiện,
nhân vật, chất tự sự của tác phẩm, phải có chất thơ và lối văn nơm - vừa
có yếu tố văn tự, vừa có yếu tố phong cách... một lối tư duy đặc trưng
của một thời đoạn văn hóa Việt (thời trung đại)” [39, tr.12].
Nhân vật chính của nhóm truyện thơ nơm diễm tình là những tài
tử - giai nhân, có vai trị quyết định quan trọng để tạo thành nhóm
truyện mang tính chất như vậy. Họ hiện lên với “vẻ đẹp từ hình thức
bên ngoài đến phẩm chất tâm hồn và tài năng” [11, tr.128], trong đó
nổi bật là tài thơ phú, đàn ca và “đều đề cao hết mức giá trị của tình
yêu đơi lứa” nhưng những câu chuyện tình u khi đến hồi kết thúc
không hẳn tương đồng.
Cặp nhân vật ấy cũng có những nét khác so với cặp nhân vật
trong nguyên tác bởi tính cách tài tử phong lưu nhưng lại hết sức

phong nhã, đoan trang. Ở đó họ đề cao tài, tình nhưng “khơng rơi
vào cực đoan, mà thường châm chước, sao cho ôn, nhu, đôn hậu, say
mà biết dừng lại đúng chỗ, trang nhã” [11, tr.641] nghĩa là họ vẫn
ln trọng chữ “đức”. Vì thế trong suy nghĩ của những chàng trai cô


6
gái ấy dường như khơng có chỗ cho sự phóng túng bản năng. Điều
này khác với các nhân vật trong cốt truyện của Trung Hoa. Đây là
những biểu hiện về một tình yêu đẹp của những người yêu đẹp.
1.1.2. Vấn đề phân loại truyện thơ nơm diễm tình
Căn cứ vào sự thể hiện nội dung và nghệ thuật, chúng tôi thấy
rằng cần thiết có thể chia loại hình truyện thơ nôm thành 2 loại là loại
truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn Nôm,...) từ các tác phẩm
văn học Trung Quốc và loại truyện có nguồn gốc bản địa, gần gũi với
tích truyện dân gian, hoặc có ảnh hưởng về mặt thể tài với các tác
phẩm ở nhóm thứ nhất. Trong loại thứ hai có thể chia thành 2 tiểu loại
là tiểu loại truyện thơ nôm dựa vào truyện cổ tích, thần thoại, hay sự
tích thần, Phật và tiểu loại truyện thơ nơm sáng tác hồn tồn dựa vào
thực tế Việt Nam. Trong đó nhóm truyện thơ nơm diễm tình nằm ở
loại truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn Nôm,...) từ các tác
phẩm văn học Trung Quốc và tiểu loại truyện có cốt truyện hồn tồn
dựa vào thực tế Việt Nam. Trên cơ sở sơ đồ gợi ý phân loại truyện
thơ nôm của nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam coi truyện thơ nơm
với tư cách một loại hình văn học, chúng tơi thử phân loại truyện thơ
nơm diễm tình thành sơ đồ như sau:


7
LOẠI HÌNH TRUYỆN THƠ NƠM


LOẠI

LOẠI

truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn
Nôm,...) từ các tác phẩm văn học Trung Quốc

truyện có nguồn gốc bản địa, gần gũi với
tích truyện dân gian, hoặc sáng tạo, hư cấu

dựa vào truyện cổ tích, thần
thoại, hay sự tích thần, Phật

hồn tồn dựa vào thực tế
Việt Nam

Truyện thơ nơm diễm tình (có tác giả)

Truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào)
Truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ)
Ngọc Kiều Lê (Lý Văn Phức)
Nhị độ mai,Hảo cầu tân truyện, Sơ kính tân trang
Nữ tú tài, Tỳ bà quốc âm tân truyện

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại truyện thơ nơm diễm tình
1.1.3. Truyện Kiều, Truyện Hoa Tiên – những trường hợp
tiêu biểu cho truyện thơ nơm diễm tình
Cùng với truyện Song tinh của Nguyễn Hữu Hào, Hoa Tiên

truyện của Nguyễn Huy Tự được coi là tác phẩm mở đường cho sự
xuất hiện của nhóm truyện thơ nơm diễm tình. Hoa Tiên truyện vừa
mang ý nghĩa kế thừa, sáng tạo vừa có ý nghĩa phát triển cho các tác
phẩm về sau của nhóm truyện mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn
Du - tác phẩm được cho là “tập đại thành nghìn năm văn học thời
phong kiến” [38, tr.38].
1.2.

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của truyện thơ nơm diễm tình
Nhóm truyện này xuất hiện gắn liền với tiền đề về kinh tế xã hội
(không gian thời gian lịch sử, kĩ thuật in ấn...) và những yếu tố nội sinh


8
của hiện tượng văn chương (như ý thức nghệ thuật, đội ngũ sáng tác,
tâm lý tiếp nhận....); nói cách khác là được đảm bảo bởi những điều kiện
vật chất, tinh thần nhất định. Chúng chịu sự tác động toàn diện của hồn
cảnh, khơng khí thời đại, mặt khác bản thân hàm chứa rất nhiều thông
tin, nhiều yếu tố lịch sử xã hội. Đó là cơ sở để đưa ra nhận định thời
điểm xuất hiện của nhóm truyện. Truyện thơ nơm diễm tình ra đời,
vừa đáp ứng về nhu cầu giao tiếp vừa giữ vai trị dân chủ trong việc
giữ gìn văn hóa nội sinh. Thể thơ lục bát dân tộc trở thành nhân vật
chính, đảm nhận vai trị của loại hình văn học chủ yếu lúc bấy giờ.
1.2.2. Sự phát triển của truyện thơ nơm diễm tình
Truyện thơ nơm diễm tình nằm trong giai đoạn phát triển đỉnh
cao của loại hình truyện thơ nơm (thế kỷ XVIII, nửa đầu XIX được
coi là thời hồng kim của loại hình này). Truyện Kiều là đỉnh cao của

một quá trình từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn được
ví như “dàn hợp xướng nhiều bè tạo nên âm hưởng đặc sắc, khẳng
định sức mạnh của nhóm truyện với những đóng góp lớn trên bước
đường phát triển văn học dân tộc”. Có thể lược đồ hóa sự phát triển
truyện thơ nơm diễm tình như sau:
Vay mượn cốt truyện từ
nước ngồi (chủ yếu là
Trung Quốc)

Dân tộc hóa

+

à

Truyện thơ nơm
diễm tình

Hình 1.2: Lược đồ sự phát triển của truyện thơ nôm diễm tình
Lược đồ cho thấy truyện thơ nơm diễm tình hình thành và phát triển
bắt đầu từ việc vay mượn cốt truyện có sẵn (chủ yếu từ Trung Quốc), sau
đó dân tộc hóa mà đặc biệt là việc sử dụng thể thơ lục bát để từ đó hình
thành những tác phẩm mang tính chất nội sinh - truyện thơ nơm diễm
tình.


9

Tiểu kết
Truyện thơ nơm diễm tình ra đời với những đặc điểm, tính chất

riêng, tạo sự phong phú, độc đáo cho loại hình truyện thơ nơm cũng
như văn học dân tộc Việt. Nằm trong quá trình vận động của văn học
trung đại nói chung và loại hình truyện thơ nơm nói riêng, truyện thơ
nơm diễm tình tn theo quy luật tiếp thu, vay mượn cốt truyện từ
nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), dân tộc hóa những tác phẩm
tiếp thu được và trở thành những tác phẩm nội sinh. Tuy nhiên vẫn
có những trường hợp cá biệt, ngoại lệ như Sơ kính tân trang (Phạm
Thái) có cốt truyện hồn tồn dựa vào thực tế Việt Nam, khơng hề có
sự vay mượn hay mô phỏng. Cá biệt, ngoại lệ là chuyện thơng
thường, chúng tơi khơng dám cầu tồn. Trong đó, Truyện Kiều và
Truyện Hoa Tiên là hai trường hợp tiêu biểu của nhóm truyện này, là
“một bài thơ dài ca ngợi tình u” với đặc trưng ngơn ngữ hết
sức uyển chuyển, thành thục về phương diện tự sự, trau chuốt, điêu
luyện về nghệ thuật.


10
CHƯƠNG 2
CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
(QUA KHẢO SÁT TRUYỆN KIỀU, TRUYỆN HOA TIÊN)
2.1. HIỆN TƯỢNG TIẾP BIẾN CỐT TRUYỆN ĐỐI VỚI
TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
2.1.1. Sáng tạo dựa trên cốt truyện có sẵn
Hầu hết truyện thơ nơm diễm tình đều vay mượn cốt truyện có
sẵn từ Trung Hoa, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, các
tác phẩm có sự vay mượn vẫn được coi là tác phẩm của riêng nhà
văn. Truyện thơ nôm diễm tình vay mượn cốt truyện và khi trở thành
sản phẩm dân tộc Việt đều là những sáng tạo của người nghệ sĩ.
2.1.2. Khai thác tối đa các phiến đoạn tâm lý
Trước truyện thơ nơm diễm tình, chuyện tâm lý tình cảm trong

nhân vật hầu như khơng có. Càng về sau, các tác giả chú trọng nhiều
hơn đến yếu tố này. Nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, vừa đủ
tạo cho nhân vật như người thật. Các phiến đoạn tâm lý từ đó “phục
tùng yêu cầu đặt ra là giúp phân tích tâm lý các nhân vật... theo cái
biện chứng pháp của tâm hồn” [42, tr. 139-140]. Chúng tôi thử so
sánh sự phát triển tâm lý tình cảm giữa giai nhân Dao Tiên và giai
nhân Thúy Kiều để thấy được từ khi hình thành truyện thơ nơm diễm
tình đến khi phát triển lên đến đỉnh cao của truyện thơ nơm diễm
tình, tâm lý nhân vật tiến triển như thế nào:


11
B

C

D

A

E

Gặp lại Lương Sinh
Kết duyên cùng Lương Sinh
Hình 2.1: Sơ lược hóa tiến triển tâm lý của Dao Tiên

AB: Đoạn thể hiện cuộc sống Dao Tiên khi chưa có gia biến xảy ra, lúc này
nàng gặp Lương Sinh thông qua Bích Nguyệt, Vân Hương.
BD: Đoạn đời luân lạc - Đường ngang bằng BC chỉ rõ một sự hòa hợp vững
vàng giữa tình cảm và lý trí.

DE: Đoạn tái ngộ - Cuộc sống phẳng lặng.

GặpThúc Sinh

F

G

Gặp Từ Hải
B

C

A

D

E

Hình 2.2: Sơ lược hóa tiến triển tâm lý của Thúy Kiều [7, tr.441]
AB: Đoạn thể hiện cuộc sống Thúy Kiều khi chưa có gia biến xảy ra, lúc này nàng
gặp Kim Trọng, gặp Đạm Tiên (được biểu hiện bằng con đường khúc khủy)
BF: Đoạn đời luân lạc - Những đường ngang bằng BC, DE chỉ rõ một sự hịa
hợp vững vàng giữa tình cảm và lý trí
FG: Đoạn tái ngộ - Cuộc sống phẳng lặng

Từ hai hình ảnh sơ lược, có thể thấy được sự phát triển nhóm
truyện thơ nơm diễm tình từ lúc mới được hình thành cho đến lúc lên
đến đỉnh cao của loại hình. Nếu tác phẩm Hoa Tiên truyện tâm lý



12
nhân vật vẫn cịn mơ hồ, khơng rõ nét, nhân vật vẫn cịn thụ động
trong tình cảm thì nàng Kiều lúc nào cũng “đa sầu đa cảm”.
2.1.3. Tiết giản chất tự sự, gia tăng chất trữ tình
Hầu hết truyện thơ nơm diễm tình đều mượn cốt truyện Trung
Quốc để thực hiện tư tưởng của mình. Tuy nhiên vay mượn là một
chuyện, còn tác giả thể hiện yếu tố dân tộc như thế nào là một
chuyện khác. Từ việc thay đổi dung lượng các phần cho phù hợp,
lược giản đi những tình tiết khơng đáng có, khai thác thêm tâm trạng
nhân vật, thêm thắt các yếu tố trữ tình, đã tạo cho tác phẩm “mới mẻ
và khác lạ hoàn toàn”. Bằng thể thơ lục bát mang đậm bản sắc dân
tộc, các tác phẩm truyện thơ nơm diễm tình đã “bỏ đi nhiều chi tiết
rườm rà, chú ý làm cho tác phẩm có màu sắc trữ tình đậm nét hơn.
Tất nhiên khơng tránh khỏi đơi chỗ thiếu sót, nhưng nói chung tác
phẩm... có phần nhẹ nhàng, uyển chuyển và tinh tế hơn.” [31, tr.214].
2.2. SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỦA TÁC PHẨM
2.2.1. Từ tác phẩm văn xuôi đến truyện thơ nôm
Đi từ tác phẩm văn xuôi chương hồi đến truyện thơ nôm diễm
tình, trong nó ln mang trong mình song hành hai tính chất là tính tự
sự (“truyện”), vừa có tính trữ tình (“thơ"). Truyện thơ nơm diễm tình
là sự kết hợp hai yếu tố truyện và thơ một cách hài hoà, sinh động và
nâng đến độ tuyệt diệu.
Các tác phẩm gần như là một “bài thơ” mà cốt truyện là một “tứ
thơ”, đây là hiện tượng tự sự mang tính chất thể loại. Chúng tơi cho
rằng truyện thơ nơm diễm tình phát triển theo mơ hình tứ giác mà ở đó
“tất cả các điểm đều có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau”:


13

Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

Nội lực văn
học dân tộc

Tiểu thuyết văn xi
chữ Hán

Truyện thơ nơm diễm tình

Hình 2.3: Lược đồ sự ảnh hưởng giữa các yếu tố
2.2.2. Từ truyện kể đạo lý đến tiểu thuyết tâm lý
Ở phương diện nhất định, trước khi đề cập đến chuyện tình cảm,
truyện thơ nơm diễm tình đã dành một phần tư tưởng để nói riêng về
cái đẹp ở bình diện đạo đức. Tuy nhiên, vấn đề đạo lý, đạo đức
khơng hồn tồn chi phối tồn bộ tác phẩm, yếu tố đó chỉ là một
phần để tạo ra biện pháp xử lý nghệ thuật tác giả. Khác với truyện
thơ nôm đạo lý, truyện thơ nơm diễm tình chủ yếu nói về chữ tình và
xoay quanh trục “tình”. Các tác giả cũng xử trí bằng quy luật nhân
quả của cuộc sống, chú ý nhiều hơn đến việc “miêu tả các trạng thái
tâm lý, xây dựng thế giới nội tâm của con người, đặc biệt nhấn mạnh
tới động cơ, hoàn cảnh và cốt truyện nội tại” [15, tr.339]. Chính vì
vậy, truyện thơ nơm diễm tình chú trọng xây dựng tính cách nhân
vật, nhất là sự độc thoại nội tâm. Yếu tố này tạo cho truyện thơ nơm
diễm tình trở thành một cuốn tiểu thuyết tâm lý bằng thơ.
Tiểu kết
Tổng quan con đường hình thành truyện thơ nơm diễm tình có
thể nhận thấy truyện thơ nơm diễm tình khơng ngừng phát triển, từ
tiếp biến cốt truyện có sẵn đến việc khai thác tối đa các phiến đoạn
tâm lý, từ truyện kể đạo lý đến tiểu thuyết tâm lý. Truyện thơ nôm



14
diễm tình ngày càng đi sâu vào tâm lý, nội tâm nhân vật. Do đó, yếu
tố tâm lý nhân vật trong truyện thơ nơm diễm tình ngày càng thể hiện
rõ ràng hơn. Có thể thấy được phát triển cả một thời kỳ từ những tác
phẩm văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện, Đệ bát tài tử Hoa Tiên ký
đến truyện thơ nơm diễm tình Truyện Hoa Tiên, Truyện Kiều. Yếu tố
tự sự được tiết giản, thay vào đó là sự khẳng định chất trữ tình cũng
như những yếu tố tâm lý phong phú của con người.
Truyện thơ nơm diễm tình chủ yếu nói về chữ tình và xoay
quanh trục “tình”. Các tác giả cũng xử trí bằng quy luật nhân quả của
cuộc sống. Tuy nhiên, nhân vật truyện thơ nôm diễm tình suy nghĩ
nhiều, chú trọng đến thế giới nội tâm. Các tác giả chú ý nhiều hơn
đến việc “miêu tả các trạng thái tâm lý, xây dựng thế giới nội tâm
của con người, đặc biệt nhấn mạnh tới động cơ, hồn cảnh và cốt
truyện nội tại” [15, tr.339]. Chính vì vậy, truyện thơ nơm diễm tình
chú trọng xây dựng tính cách nhân vật, nhất là sự độc thoại nội tâm.
Yếu tố này tạo cho truyện thơ nơm diễm tình trở thành một cuốn tiểu
thuyết tâm lý bằng thơ.


15
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN THƠ NÔM
DIỄM TÌNH
(QUA KHẢO SÁT TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỆN HOA TIÊN)
3.1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
3.1.1 Tái tạo nhân vật mang sắc thái tâm lý
Nếu ở tiểu thuyết chương hồi, ca bản Trung Hoa, các nhân vật

luôn hành động và chủ yếu xâu chuỗi các sự kiện bằng mưu mơ, thì
truyện thơ nơm diễm tình đã bắt đầu chuyển sang một dạng mới. Đó
là nhân vật “khơng chỉ là chủ thể hóa mà cịn là cá thể hóa, tâm lý
hóa” [53, tr.359]. Nhân vật được khắc họa gắn liền với tâm lý, biểu
hiện cảm xúc.
Để hiểu hơn nghệ thuật mô tả tâm lý mà các tác giả truyện thơ
nơm diễm tình sử dụng, chúng tôi thử so sánh nghệ thuật truyện thơ
nơm diễm tình với nghệ thuật được sử dụng trong văn học Trung đại.
Và đồng thời để rõ ràng hơn, chúng tôi cũng đối chiếu nghệ thuật ấy
với nghệ thuật văn học cùng thời ở phương Tây, mà chủ yếu ở đây là
văn học Pháp bởi vì trong văn học Pháp có nhiều lối mơ tả tâm lý
nhân vật. Chúng ta có thể so sánh với ba lối chính là chủ nghĩa cổ
điển (thế kỷ XVII), chủ nghĩa lãng mạn (đầu thế kỷ thứ XIX) và chủ
nghĩa hiện thực (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX):


16

VĂN HỌC
VIỆT NAM

VĂN HỌC PHÁP
Chủ nghĩa
cổ điển (TK
XVII-đầu
TK XIX)
- Lý
tưởng(nghệ
thuật)
- Điển hình

(Tơn trọng
sự thật bên
trong)

Chủ nghĩa
lãng mạn
(cuối XVIInửa đầu
XIX)

Chủ nghĩa
hiện thực
(cuối XVIII
trở đi)

- Chủ quan

- Sự thật
khách quan
bên trong và
bên ngồi

- Tình cảm
- Tưởng
tượng

Nghệ thuật cổ điển
- Lý tưởng (nghệ
thuật);
- Điển hình (Tơn
trọng sự thật bên

trong)

TRUYỆN THƠ NƠM
DIỄM TÌNH
-

Lý tưởng
Điển hình
Vài nét lãng mạn
Ít nét tả chân

Hình 3.1: So sánh văn học Pháp và văn học Việt Nam,
truyện thơ nôm diễm tình
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật “chức năng”
Truyện thơ nơm diễm tình là nhóm truyện mang tính chất tự sự,
cốt truyện là chuỗi dài những biến cố theo “quy luật nhân quả”, sự
kiện, tình tiết, phản ánh cuộc sống thơng qua các hình tượng nhân vật
- tính cách. Do vậy, truyện thơ nơm diễm tình địi hỏi tạo nên hồn
cảnh số phận, nhân vật bộc lộ tính cách, biểu hiện toàn diện từ nội
tâm nhân vật cho đến diện mạo, trang phục, ngôn ngữ, cử chỉ, thái
độ, hành vi ứng xử,... Với vai trò và chức năng thể hiện phản ánh
hiện thực, các “nhân vật chức năng” dễ trở thành những nhân vật


17
mang ý nghĩa tượng trưng trong đời sống tinh thần, được hình thức
hóa trong sáng tác.
3.2. BÚT PHÁP TẢ CẢNH NGỤ TÌNH
3.2.1. “Tâm trạng hóa” thiên nhiên
Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của nhân vật, đưa tâm hồn

con người hịa vào thiên nhiên. Cảnh khơng chỉ là hình ảnh của thiên
nhiên mà cịn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng, trong tình
có cảnh, trong cảnh có tình. Ở đó có thể lấy thiên nhiên soi dọi vào
tâm hồn con người tạo nên sự kết hợp hài hịa giữa hai chiều. Vì vậy,
mà hầu hết các tác phẩm truyện thơ nơm diễm tình, tâm trạng nhân
vật đều được gắn với hình ảnh của thiên nhiên, thiên nhiên thân
thuộc và mang đậm tình người; nhất là trong tác phẩm Truyện Kiều
và Truyện Hoa Tiên.
3.2.2. Lối tả cảnh dùng màu sắc và âm thanh
Màu sắc trong hình tượng mang đậm tính chất biểu trưng, là sự
thể hiện nội dung văn hóa. Quan sát cách sử dụng màu sắc có thể
thấy các tác giả khơng chỉ thích nói thật mà cịn thích nói đẹp, nói
sang trọng, q phái, thích sự chống lộn, sặc sỡ, mn hồng nghìn
tía, thích tơn xưng nhân vật yêu dấu của mình. Ðây chỉ mới nói đến
màu ngũ sắc ít biến đổi và có tính chất trang trí. Những truyện thơ
nơm diễm tình khi mới xuất hiện, thường những chi tiết về màu sắc
hay âm thanh chưa thể hiện đầy đủ và hoàn chỉnh thành bút pháp
nghệ thuật điêu luyện. Nhưng càng về sau, những tác phẩm đã đạt
đến đỉnh cao như Truyện Kiều thì bút pháp nghệ thuật này càng được
thể hiện rõ ràng hơn. Cùng với màu sắc, âm thanh cũng là những tín
hiệu của thế giới nghệ thuật. Mặc dù âm thanh không phổ quát bằng
màu sắc (mọi vật đều phản chiếu ánh sáng, nhưng chỉ một ít phát ra
được âm thanh), nhưng âm thanh có sức vang động mạnh. “Người ta


18
dễ dàng nhắm mắt để trốn ánh sáng nhưng không dễ dàng trốn được
âm thanh. Báo hiệu bằng âm thanh hữu hiệu hơn báo hiệu bằng màu
sắc” [49, tr. 93].
3.3. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGÔN TỪ

3.3.1. Sáng tạo trong cách dùng từ
Trước hết, các nhà thơ truyện thơ nơm nói chung và truyện thơ
nơm diễm tình nói riêng đã “khẳng định một cách đầy thuyết phục sự
phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác
văn học... Nền văn học dân tộc của ta vẫn là nền văn học sáng tác
bằng tiếng Việt. Đó là điều mà hầu hết các nước cũng cảnh ngộ như
ta khơng có được”.
Từ những thành tựu rực rỡ của truyện thơ nơm diễm tình trên lĩnh
vực nghệ thuật ngơn từ đã chứng minh giá trị đẹp đẽ, vị trí vẻ vang của
thể thơ lục bát và của ngôn ngữ dân tộc. Đóng góp vào sự hồn chỉnh và
phát triển của thể thơ nôm trong kho tàng văn học nước nhà. Truyện thơ
nơm diễm tình đóng vai trị rất lớn trong việc trau dồi tiếng Việt văn học
được giàu có, tinh tế uyển chuyển và đẹp.
3.3.2. Phong cách “khẩu ngữ”
“Truyện thơ nơm vừa có tính chất của một tác phẩm văn chương
- sản phẩm nghệ thuật ngôn từ” lại vừa mang đặc điểm của một tác
phẩm trình diễn, nó vừa có những dấu hiệu hình thức của một tác
phẩm thơ nhưng lại không phải là thơ, là truyện nhưng lại không
thuộc hẳn về lĩnh vực của những tác phẩm tự sự. Để viết nên tác
phẩm, các nhà thơ thường sử dụng thể thơ lục bát với những ngôn từ
mộc mạc, giản dị nhằm tạo nên sự thanh thoát, êm tai. Bên cạnh đó,
tổ hợp hai câu sáu – tám liên tiếp nhau cũng tạo nên một sắc thái
riêng lúc trầm lúc bổng như tiếng đàn réo rắc bên tai. Và nguồn lấy
từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ đặc biệt mang một phong cách


19
riêng, mộc mạc và bình dân. Đó là một trong những đặc điểm sử
dụng ngôn từ của truyện thơ nôm diễm tình.
Bên cạnh ngơn ngữ được trau chuốt có tính điển phạm, các nhà

thơ truyện thơ nơm diễm tình cịn có dụng ý sử dụng ngơn ngữ quần
chúng, cách nói của quần chúng, giọng nói của địa phương để phản
ánh tâm tư, sinh hoạt của họ.
3.4. THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
3.4.1. Cách gieo vần
Lục bát nói chung và sự thể hiện của truyện thơ nơm diễm tình
nói riêng có cấu trúc hình thể 6/8 ln sóng đơi, tạo thành một bài
thơ dài khắn khít với nhau, “ là biểu tượng của cái chẵn… nguyên tắc
chẵn phải chăng bắt nguồn từ tâm lý dân tộc Việt u thích sự vng
trịn trọn vẹn, kết hợp; sợ và ghét sự đơn lẻ, tan vỡ, tách biệt và quan
niệm triết lý phương Đơng: vũ trụ có âm và trạng thái lý tưởng của
vạn vật là âm dương hòa hợp?” [69, tr. 89].
Trong cấu trúc của thể loại lục bát nói chung và truyện thơ nơm
diễm tình nói riêng, lục bát “là đại tiệc của âm thanh (ngang, huyền,
sắc, hỏi, ngã, nặng); là kết hợp của nhiều thủ pháp tu từ (đối âm, đối
nghĩa, lặp, vần, vần yêu và vần cước, các ngắt câu linh hoạt nhưng
rõ). Sự gắn kết của các từ và các câu, về hình thức, rất chặt chẽ…
như một lời ca, dạt dào âm điệu, luyến láy, lả lướt trong nhịp lượn
của sóng và gió” [69, tr.84].
3.4.2. Cách ngắt nhịp
Khi nói đến lục bát, có một yếu tố vơ cùng quan trọng khơng thể
bỏ qua, đó là cách ngắt nhịp. Nhờ vào lối ngắt nhịp mà câu thơ giàu
cảm xúc, giàu tính nhạc hơn khi nó đến với người thưởng thức. Mỗi
cách ngắt nhịp đều mang lại cho dòng thơ rất rõ một sắc thái nghĩa
riêng biệt. Với tính chất đều đặn, uyển chuyển, nên thơ lục bát đặc


20
biệt được sử dụng để làm thơ trữ tình đặc trưng của dân tộc. Nếu xét
riêng trong địa hạt của truyện thơ nơm diễm tình, khi bàn về nhịp/

nhịp điệu của nhóm truyện này có khá nhiều ý kiến khác nhau.
Tiểu kết
Phan Ngọc cảm nhận “… bản thân sự việc khơng có giá trị nghệ
thuật. Giá trị của nó là cách đánh giá sự việc” [42, tr.80]. Như vậy,
để nhận chân được vẻ đẹp của truyện thơ nơm diễm tình tưởng
chừng thật dễ dàng bởi chúng được phô ra bởi vẻ bọc của một thời
kỳ văn học cao quý của dân tộc. Nhưng ẩn sâu bên trong là mối quan
hệ vẻ đẹp lộng lẫy bởi ngoại hình là sự dung chứa hệ thống các biện
pháp nghệ thuật mà các tác giả sử dụng. Bên cạnh, những yếu tố
mang tính chất tự sự, trữ tình vốn có của loại hình truyện thơ nơm,
nghệ thuật trong truyện thơ nơm diễm tình có những đặc sắc riêng:
nhân vật mang sắc thái tâm lý phong phú, dùng bút pháp nghệ thuật
tả cảnh ngụ tình, ngơn từ mang đậm chất diễm tình, cách gieo vần
ngắt nhịp tạo ra những câu thơ có cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, mượt
mà thắm thiết.


21
KẾT LUẬN
Đọc thơ - ngẫm thơ - hiểu thơ văn là một cuộc hành trình “đi
tìm cái tình ý mà người sáng tác ký gửi vào ngôn từ nghệ thuật”, đi tìm
ý nghĩa của văn bản nghệ thuật vốn đa tầng, đa sắc, mơ hồ; hay nói
một cách khác: thật khó nói rằng ai đúng nhất trong vơ vàn người tiếp
nhận, người thưởng thức, người phê bình văn bản nghệ thuật ấy; mọi
sự quả chỉ là “tương đối”. Chính vì vậy, chúng tôi đi nghiên cứu đề tài
này ở một phương diện tiếp cận vấn đề, nó cũng chỉ mang tính “tương
đối”, có thể ở những hướng tiếp cận khác sẽ cho những cái nhìn khác.
Tuy nhiên, về cơ bản, chúng tôi cũng muốn rút ra những kết luận thật
xác đáng nhất. Nhất là về mặt tư tưởng nghệ thuật của nhóm truyện
này.

1. Truyện thơ nơm diễm tình bao gồm những tác phẩm thuộc loại
hình truyện thơ nơm nói về chuyện tình u hơn nhân của nam nữ thanh
niên. Nhóm truyện này trước hết phải mang đầy đủ tính chất của loại
hình truyện thơ nơm tức là phải mang “tính chất của truyện kể được
đảm bảo bởi cốt truyện, tích truyện, hệ thống sự kiện, nhân vật, chất tự
sự của tác phẩm, phải có chất thơ và lối văn nơm - vừa có yếu tố văn tự,
vừa có yếu tố phong cách... một lối tư duy đặc trưng của một thời đoạn
văn hóa Việt (thời trung đại)”. Là nhóm truyện do “nhà nho tài tử” gia
công, chỉnh lý, mượn cốt truyện sau đó chuyển thể; lấy sự tiếp nhận làm
cơ sở, nhưng là “văn học thành văn”. Nhóm truyện này dấy lên vào giữa
thế kỷ XVIII, thịnh hành vào đầu thế kỷ XIX, là một “dịng khác” của
truyện thơ nơm tài tử giai nhân. Về kết cấu tình tiết truyện không nhất
thiết phải tuân theo mô thức gặp gỡ - lưu lạc - đồn viên nghĩa là mơ
thức gặp gỡ - lưu lạc - đồn viên vẫn là mơ thức căn bản nhưng cũng
không phải là tiêu chuẩn giới định bắt buộc, nhất nhất phải tuân theo.


22
Truyện thơ nơm diễm tình vẫn sử dụng mơtip tài tử - giai nhân với
những tiêu chí riêng nhưng khơng có nghĩa nó thuộc nhóm truyện tài tử
- giai nhân với hình thái cấu trúc truyện diễn biến phát triển theo quy
luật nhân quả.
Trong truyện thơ nơm diễm tình, vấn đề tình yêu song hành cùng
với yếu tố đạo lý, đạo đức nhưng chú trọng đến chữ “tình” nhiều hơn,
yếu tố tình cảm là yếu tố quan trọng nhất, là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ
tác phẩm. “Đằng sau việc miêu tả tình u của những đơi trai tài gái sắc,
những tiểu thuyết ấy ẩn chứa khát vọng sâu xa về sự giải phóng tâm
hồn, tình cảm con người khỏi những thể chế đạo đức phong kiến cũ
mòn.
Nằm trong sự phát triển của văn học trung đại nói chung và loại

hình truyện thơ nơm nói riêng, truyện thơ nơm diễm tình tiếp thu, vay
mượn cốt truyện từ nước ngồi (chủ yếu là Trung Quốc), dân tộc hóa
những tác phẩm tiếp thu được và trở thành những tác phẩm nội sinh.
Trong đó Truyện Kiều và Truyện Hoa Tiên là những truyện thơ nơm
diễm tình tiêu biểu được viết bằng nghệ thuật điêu luyện, chứa đựng nội
dung phong phú, sâu sắc.
Truyện thơ nơm diễm tình nằm ở loại truyện được chuyển thể
(hoặc cải biên, diễn Nôm,...) từ các tác phẩm văn học Trung Quốc và
tiểu loại truyện có cốt truyện hồn tồn dựa vào thực tế Việt Nam, là
sáng tác của một cá nhân, khơng hề có sự vay mượn hay mơ phỏng.
2. Đề tài của truyện thơ nơm diễm tình là tình yêu của các cặp tài
tử - giai nhân; loại tình u tự do ít nhiều vượt ra ngồi khn khổ lễ
giáo, thường được mô tả say sưa như một lĩnh vực thể hiện khát vọng tự
do của con người (có khác biệt so với loại hình truyện thơ nơm trước đó
đó, ở đó sự chung thủy trong tình u và hôn nhân được mô tả chủ yếu
như một phẩm chất đạo đức). Tuy vậy, hầu hết các truyện đều có xu


23
hướng điều hịa xung đột giữa tình u tự do và lễ giáo. Tác phẩm
thường vừa tán dương tình yêu và hơn nhân tự do vừa tìm cách hợp thức
hóa tình u này trong khn khổ lễ giáo. Hiện tượng này (cả ở các tác
phẩm gốc Trung Hoa lẫn các bản diễn Nơm) có căn ngun lịch sử văn
hóa ở trạng thái các đô thị Đông Á Trung đại. Ở đỉnh cao và kết tinh của
truyện Nôm như Truyện Kiều có thể thấy khả năng từ một truyện tình
giai nhân - tài tử vươn tới việc nêu lên, đặt ra những vấn đề xã hội và
nhân văn rộng lớn như quyền sống của con người trước thực trạng
những bất công và tệ nạn xã hội...”
Nhân vật chính là những tài tử - giai nhân, có vai trị quyết
định quan trọng để tạo thành nhóm truyện mang tính chất như vậy.

Họ hiện lên với “vẻ đẹp từ hình thức bên ngồi đến phẩm chất tâm
hồn và tài năng”, trong đó nổi bật là tài thơ phú, đàn ca và “đều đề
cao hết mức giá trị của tình u đơi lứa” nhưng các câu chuyện tình
u khi đến hồi kết thúc khơng hẳn tương đồng.
Họ tự do yêu đương, tự do thề nguyền đính ước, tự do lựa
chọn người bạn trăm năm cho mình,... nhưng “khơng bng thả
theo tình cảm của mình mà phải biết giữ gìn” [11, tr.129]. Nghĩa là
họ có quyền tự do lựa chọn người u nhưng “khơng có nghĩa là
quá dễ dãi với người mình yêu hay với chính bản thân của mình”.
Tình u của những con người “rất có ý thức về mình, rất nhân tình
và cũng rất Việt Nam”. Tuy nhiên, tiếp nhận là một quá trình và
khơng có lối mịn. “Các tác phẩm trong kiếp luân hồi tiếp theo, tất
cả các nhân vật mà kiếp trước từng sống ở Trung Nguyên, thì đến
kiếp này đều đã sinh trưởng trên đất Việt, không phải như dân nhập
cư mà hồn tồn là người bản địa”.
3. Về khn khổ, truyện thơ nơm diễm tình đều khơng q dài,
phần lớn nằm trong khoảng từ 1.500 đến 3.000 câu lục bát, phần


×