Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA


LÊ THỊ SƯƠNG
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ HỘI AN – THÀNH PHỐ SINH THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng - 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA


Đề tài:

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ HỘI AN – THÀNH PHỐ SINH THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC



Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Sương

Lớp

: 09 CQM

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Phạm Thị Hà

Đà Nẵng - 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG ĐHSP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA HOÁ
-------------------------------------------------NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ SƯƠNG
Lớp: 09CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng
thành phố Hội An – Thành phố sinh thái.
2. Nội dung nghiên cứu:
-


Tìm hiểu về thành phố Hội An với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu

hướng phát triển.
-

Đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng về hoạt động xây dựng thành phố Hội An

- Thành phố sinh thái
-

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào dự án 3R, cụ thể thơng qua chương

trình “Phân loại rác tại nguồn”.
3. Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Hà – Giảng viên bộ mơn Hóa Phân Tích –
Khoa Hóa Học – Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng.
4. Ngày giao đề tài: 21/1/2013
5. Ngày hoàn thành: 17/5/2013
Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 20 tháng 05 năm 2013.
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô trong khoa Hóa Học trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã
hướng dẫn, dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn Th.S Phạm Thị Hà, là người đã
trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn chú Chu Mạnh Trinh làm việc tại Khu Bảo Tồn
Biển Cù Lao Chàm cùng tồn thể anh chị trong Phịng Tài Ngun và Môi Trường
– Thành phố Hội An và cô chú làm việc tại Uỷ bạn nhân dân phường Cẩm Phô đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em có được những nguồn thơng tin phục vụ
cho đề tài khóa luận.
Sau cùng em xin cảm ơn đến tất cả người dân trên địa bàn phường Cẩm Phô
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực tế.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình làm khóa luận nhưng do hạn chế
về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót. Em mong
nhận được sự góp ý từ các Thầy, Cơ
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 17tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Sương

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .......................................................... 11
1.1.

Lý thuyết về quá trình đánh giá ...................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm đánh giá ........................................................................................ 11
1.1.2. Một số hình thức đánh giá .............................................................................. 11
1.1.3. Các bước đánh giá cơ bản .............................................................................. 12
Lý thuyế t về “Sự tham gia của cộng đồng” ................................................... 13
1.2.1. Sơ lược về cộng đồng ..................................................................................... 13
1.2.

1.2.2. Sơ lược về “Sự tham gia của cộng đồng” ...................................................... 15
1.3.

Xu thế Đơ thị hóa và những vấn đề về Đô thị sinh thái ............................... 17

1.3.1. Sơ lược về vấn đề đơ thị hóa ở Việt Nam ...................................................... 17
1.3.2. Đơ thị sinh thái và những vấn đề liên quan .................................................... 18
1.4.

Chất thải rắn và những vấn đề môi trường sinh thái ...................................... 21

1.4.1. Khái niệm về chất thải rắn.............................................................................. 21
1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người .......................... 21
Giới thiệu về thành phố Hô ̣i An ................................................................... 24
1.5.1. Đă ̣c điể m về điề u kiê ̣n tự nhiên của thành phố Hô ̣i An ................................. 24
1.5.

1.5.2. Lịch sử hình, đặc điểm mơi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 26

1.5.3. Sơ lược về hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái .... 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 36
2.1.

Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ................................................... 36

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 38
3.1.

Mô tả về q trình nghiên cứu ....................................................................... 38

3.1.1. Mơ tả về nội dung phiếu điều tra ................................................................... 38
3.1.2. Mô tả về quá trình lấy mẫu rác ....................................................................... 38
3.2.

Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 38

3.2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ 38
3.2.2. Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An –
Thành phố sinh thái ................................................................................................... 40
3.2.3. Kết quả khảo sát về chương trình PLRTN ở Phường Cẩm Phô .................... 43

4


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM

CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ............... 54
HỘI AN – THÀNH PHỐ SINH THÁI .................................................................. 54
4.1.

Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền ........................................................ 54

4.2.

Huy động vốn đầu tư trang thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường ........ 55

4.3. Tiếp tục triển khai, nhân rộng và nâng cao chương trình “Giáo dục mơi
trường” trong trường học .......................................................................................... 55
4.4.

Xây dựng lối sống thân thiện với mơi trường dành cho cộng đồng ............... 56

4.5.

Nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ địa phương ............................... 56

4.6. Tiếp cận và khuyến khích xây dựng các mơ hình kiến trúc xây dựng “sinh
thái” tại thành phố ..................................................................................................... 57
4.7.

Hướng du lịch thương mại đến với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ....... 57

4.8. Khuyến khích và vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng
phương pháp “ Sản xuất sạch hơn” ........................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
1.


Kết luận .......................................................................................................... 59

2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
: Ban quản lý
BT

: Bảo Tồn

CLC

: Cù Lao Chàm

CTCC

: Cơng trình cơng cộng

CTR

: Chất thải rắn


ĐTST

: Đô thị sinh thái

GDMT

: Giáo dục môi trường

HĐND

: Hội đồng nhân dân

PLRTN

: Phân loại rác tại nguồn

QLBTDT

: Quản lý bảo tồn đô thị

QLĐT

: Quản lý đô thị

RHC

: Rác hữu cơ

RVC


: Rác vô cơ

STT

: Số thứ tự

T.p

: Thành phố

TNMT

: Tài nguyên Mơi Trường

VH-TT

: Văn hóa thơng tin

6


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng..................................................... 14
Bảng 1.2. Danh mục các dự án/Quy hoạch thành phần trong quá trình xây dựng
Thành phố Hội An-Thành phố sinh thái ................................................................... 31
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng mẫu nghiên cứu tại phường Cẩm Phô ............... 37

7



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Những kênh/nguồn thơng tin được người dân phường Cẩm Phơ quan
tâm/tìm hiểu về ĐTST ............................................................................................... 39
Hình 3.2. Mức độ hiểu biết của người dân phường Cẩm Phơ về ĐTST................... 40
Hình 3.3. Mức độ quan trọng của hoạt động xây dựng T.p Hội An – T.p sinh
thái. ............................................................................................................................ 42
Hình 3.4. Những kênh/nguồn thơng tin được người dân phường Cẩm Phơ quan tâm/
tìm hiểu về chương trình PLRTN. ............................................................................ 43
Hình 3.5. Mức độ hiểu biết về bản chất PLRTN của người dân phường
Cẩm Phơ .................................................................................................................... 44
Hình 3.6. Mức độ tổ chức công tác tuyên truyền tại phường Cẩm Phơ. ................... 46
Hình 3.7. Ngun nhân các hộ gia đình phường Cẩm Phơ chưa hưởng ứng tham gia
chương trình PLRTN ................................................................................................ 46
Hình 3.8. Những hạn chế gặp phải trong chương trình PLRTN ở phường
Cẩm Phơ .................................................................................................................... 47
Hình 3.9. Những giải pháp khắc phục những hạn chế tại Phường Cẩm Phô............ 48
Hình 3.10. Các hình thức góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác truyền thơng tại
phường Cẩm Phơ. ...................................................................................................... 49
Hình 3.11. Mức độ nhầm lẫn RVC và RHC trong 2 thùng rác vơ cơ của các nhóm
hộ gia đình ở Phường Cẩm Phơ. ............................................................................... 50
Hình 3.12. Mức độ nhầm lẫn RVC và RHC trong 2 thùng rác hữu cơ của các nhóm
hộ gia đình ở Phường Cẩm Phơ. ............................................................................... 51

8


MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Thành phố Hội An là một thành phố du lịch trực thuộc tỉnh Quảng Nam, được
thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ – CP. Tháng 12
năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hố thế giới,
bên cạnh đó thành phố Hội An còn biết đến với địa danh Cù Lao Chàm – Khu dự
trữ sinh quyển của thế giới.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế tại Hội An đã có bước chuyển biến tích
cực và đạt mức tăng trưởng khá cao so với bình diện chung của cả nước. Với cơ cấu
phát triển kinh tế toàn diện trên các lĩnh vực: Dịch vụ – Du lịch – Thương mại,
Công nghiệp – Tiểu Thủ Cơng Nghiệp và Nơng – Ngư nghiệp…đã góp phần quan
trọng trong việc tăng tổng sản phẩm nội địa GDP của thành phố, trong đó ngành
Dịch vụ – Du lịch – Thương mại vẫn giữ được vai trò chủ đạo. Đây là sự ghi nhận
những nỗ lực của chính quyền và người dân Hội An trong việc phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội ở Hội An.
Bên cạnh những thành công đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế thì hiện nay tại
thành phố Hội An cũng tồn tại khơng ít các vấn đề mơi trường đang cần được giải
quyết như: sự quá tải của bãi rác Cẩm Hà, ơ nhiễm nước sơng Hồi, ơ nhiễm bụi.…
Trước tình hình đó, để giải quyết hài hịa giữa các vấn đề kinh tế và môi trường,
ngày 02/4/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã có Nghị quyết số 07NQ/TU về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thị xã Tam Kỳ và Thị xã Hội An
đến năm 2010”, trong đó nêu rõ: “Cả hai thị xã đều phát triển theo hướng đô thị
sinh thái”. Đến ngày 15/12/2009, HĐND thành phố đã chính thức ban hành Nghị
quyết chuyên đề số 11/2009/NQ-HĐND về “Xây dựng thành phố Hội An - Thành
phố sinh thái”.
Trong giai đoạn đầu phát triển theo hướng Thành phố sinh thái, nhiều dự án đã
được triển khai tại thành phố trong đó có chương trình “ Phân loại rác tại nguồn”
của dự án 3R. Chương trình tuy chưa thật sự được triển khai hoàn toàn nhưng bước

9



đầu đã có những tiến triển khá tốt. Với nguyên tắc của phát triển bền vững là “Lấy
con người làm trung tâm”, chương trình đã diễn ra với sự hợp tác, tham gia của
đơng đảo cộng đồng tại thành phố.
Vì vậy, thơng qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”, để xác định mức độ
tham gia của cộng đồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá sự tham gia của
cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh
thái”.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về thành phố Hội An và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu
hướng phát triển.
Đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng người dân về hoạt động xây dựng thành
phố Hội An – Thành phố sinh thái.
Đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào dự án phân loại rác tại nguồn. Đây là
một nội dung quan trọng của quá trình xây dựng thành phố Hội An – Thành phố
sinh thái.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội
An – Thành phố sinh thái. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai
trò, trách nhiệm của cộng đồng, vận động cộng đồng người dân tham gia một cách
tích cực hơn với tư cách là những “chủ thể” thật sự góp phần xây dựng thành cơng
mơ hình Thành phố sinh thái tại Hội An.

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về quá trình đánh giá [4, 6, 8]
1.1.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là một quá trình phán xét giá trị của một đối tượng hoặc công việc.
Sự phán xét dựa trên các bằng chứng thu được để quyết định xem đối tượng đánh

giá có đạt được các mục tiêu đề ra khơng.
Đánh giá là nhận định một cách có hệ thống và vơ tư về một hoạt động, dự
án, chương trình, chiến lược, chính sách, chuyên đề, ngành, lĩnh vực tác nghiệp và
(hoặc) năng lực thể chế.
Đánh giá là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan tính
phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của các hoạt động của dự
án.
1.1.2. Một số hình thức đánh giá
Đánh giá trước can thiệp là loại hình đánh giá được tiến hành trước khi triển
khai thực hiện một can thiệp hỗ trợ phát triển.
Đánh giá sau can thiệp là loại hình đánh giá tổng kết một can thiệp hỗ trợ
phát triển, thường được thực hiện sau khi đã kết thúc can thiệp đó.
Đánh giá hình thành là một loại hình đánh giá để khẳng định hay đảm bảo
rằng các mục tiêu của một can thiệp hỗ trợ phát triển đang được thực hiện và để cải
tiến chất lượng của can thiệp đó, nếu cần thiết, bằng cách xác định và điều chỉnh
những bất cập.
Đánh giá độc lập được thực hiện bởi các thực thể và (hoặc) các cá nhân nằm
ngồi khả năng kiểm sốt của những người chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện
một can thiệp hỗ trợ phát triển.
Đánh giá kết quả là cuộc đánh giá sâu một loại các chương trình, cấu phần và
chiến lược liên quan với nhau, nhằm đạt được một kết quả cụ thể.

11


Đánh giá hiệu quả hoạt động là nhận xét bên ngoài hoặc tự nhận xét của các
đơn vị tham gia chương trình, bao gồm việc theo dõi, kiểm điểm, báo cáo cuối
năm, báo cáo cuối kỳ dự án, đánh giá thể chế và (hoặc) các nghiên cứu chuyên biệt.
Đánh giá chính sách là q trình có tính tốn nhằm kiểm tra, rà sốt và phân
tích, cho phép các bên tham gia vào q trình chính sách, bao gồm các bên liên

quan, các nhà lập pháp, các nhà quản lý, các nhóm dân cư, đối tượng khác nhằm:
đo lường mức độ đạt được mục tiêu của các chính sách; đánh giá các kết quả mà
chính sách đã thu được; xác định nhu cầu điều chỉnh chính sách.
Đánh giá dự án là đánh giá một sự can thiệp hỗ trợ phát triển riêng lẻ được
thiết kế để đạt được những mục tiêu cụ thể với nguồn lực và kế hoạch thực hiện cụ
thể, thông thường nằm trong khuôn khổ của một chương trình rộng lớn hơn.
Đánh giá sự tham gia là phương pháp đánh giá theo đó đại diện của các tổ
chức và các bên liên quan (bao gồm cả người hưởng lợi) làm việc cùng nhau trong
quá trình thiết kế, thực hiện và giải thích kết quả của một cuộc đánh giá.
1.1.3. Các bước đánh giá cơ bản
Khi thực hiện đánh giá cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định các câu hỏi đánh giá
Trước khi tổ chức đánh giá, cần có một ý tưởng rõ ràng về các mục đích và
mục tiêu cụ thể của chương trình. Những câu hỏi sẽ trả lời trong quá trình đánh giá
sẽ xuất phát từ những mục tiêu đặt ra ban đầu.
Bước 2: Quyết định phạm vi đánh giá
Phạm vi đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi đánh giá, số lượng và độ
phức tạp của các phương pháp được sử dụng, số lượng nguồn thông tin.
Bước 3: Chọn phương pháp thu thập thông tin
Khi chọn phương pháp đánh giá cần xem xét một số điều sau:
- Độ chính xác và độ tin cậy: Độ chính xác đề cập đến mức độ sai số trong thu
thập dữ liệu. Có thể chấp nhận mức độ sai số bao nhiêu?
- Chi phí hiệu quả: Hãy xem xét mối quan hệ giữa phương pháp đánh giá
chính xác và đáng tin cậy với số tiền và các nguồn lực sẵn có để đánh giá.

12


- Tính khả thi: Những phương pháp nào là khả thi nếu xem xét đến hạn chế về
khả năng và thời gian của người đánh giá và người được đánh giá.

- Sự thích hợp: Phương pháp đó có hiệu quả nhất so với điều người đánh giá
muốn hoặc cần làm khơng? Phương pháp đó có thích hợp với điều kiện mơi trường
và văn hóa có sẵn khơng?
Bước 4: Phân tích dữ liệu và giải thích các kết quả
Phân tích là một q trình tổ chức và giải thích các dữ liệu, diễn giải nó theo
cách có thể giúp bạn phát triển và quản lý chương trình tốt hơn và dẫn tới thành
cơng.
Phân tích dữ liệu gồm:
- Tổng kết dữ liệu bằng cách đếm các câu trả lời của bản câu hỏi thăm dò ý
kiến hoặc một số lần quan sát và tìm những đặc điểm và xu hướng chung.
- Một số số liệu thống kê mô tả thường gặp nhất là: tần xuất, giá trị trung bình,
giá trị trung gian, biên độ và giá trị phần trăm.
Trong quá trình phân tích có thể sử dụng các đồ thị, sơ đồ và bảng biểu để sắp
xếp dữ liệu một cách rõ ràng. Sự sắp xếp các thông tin đánh giá trong sơ đồ hoặc
biểu đồ sẽ cho thấy rõ xu hướng của dữ liệu và sự khác nhau giữa các nhóm đại
diện, do đó sẽ nhận ra và diễn giải các dữ liệu hơn. Sau đó, so sánh các dữ liệu để
phát hiện xem có sự khác biệt lớn nào giữa chúng không? Tiếp theo cần diễn giải
dữ liệu để giải thích tại sao sự việc lại diễn ra như vây. Các dữ liệu mang ý nghĩa
mô tả và suy luận có ý nghĩa gì?
Bước 5: Cơng bố kết quả đánh giá và thực hiện chúng.
Cơng bố kết quả có ý nghĩa rất quan trọng. Công bố kết quả đánh giá không
đơn thuần chỉ báo cáo mà nên diễn giải các kết quả và ý nghĩa của chúng để mọi
người hiểu và áp dụng. Nhớ đưa ra kết luận và gợi ý cho các hành động và thay
đổi, tổng kết ưu điểm và khuyết điểm của chương trình và hoạt động
1.2. Lý thuyế t về “Sự tham gia của cộng đồng” [10, 11, 12]
1.2.1. Sơ lược về cộng đồng
1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng

13



Cộng đồng là một nhóm người sống trong một mơi trường có những điểm
tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau .
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu
tổ chức (chặt chẽ hoặc khơng chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu
ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và
trao đổi giữa các thành viên.
1.2.1.2. Những thành tố cơ bản của cộng đồng
Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do
họ có những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ.
Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và khơng gian, mà con người sinh
sống có thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định.
Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý
nghĩa và chi phối đến người khác.
Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống
chung trong các hoạt động hàng ngày.
Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan
tâm đáp ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ, các phương tiện cơng cộng…
1.2.1.3. Q trình hình thành cộng đồng
Q trình hình thành cộng đồng gồm các bước sau:
-

Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức nào đó: Ví dụ con người di

chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống.
-

Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm


chung. Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thơng, trung tâm thương mại, và
những cái khác xung quanh thành phố hoặc cộng đồng.
-

Chun mơn hố: Là phân loại sử dụng, chức năng các loại hình hoạt động ở

vùng nơng thơn và thành thị.

14


-

Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuyển đến vùng

ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự di chuyển ra
xa trung tâm.
-

Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt động nào đó được tập

trung ở một vùng cụ thể.
1.2.2. Sơ lược về “Sự tham gia của cộng đồng”
1.2.2.1. Một số định nghĩa về “Sự tham gia của cộng đồng”
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con
người “tham gia” vào sự phát triển địa phương thơng qua cuộc sống gia đình, các
hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Khơng có một ví dụ đơn lẻ
đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của
sự tham gia luôn là sự lựa chọn của các cá nhân.
Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động

có vai trị ngày càng cao vào quá trình phát triển cộng đồng từ việc xác định vấn đề
đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động nâng cao đời sống
cộng đồng và bảo đảm sự phân chia cơng bằng lợi ích của sự phát triển.
Định nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shuber là
q trình trong đó có các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào một quá trình
quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng và duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay
phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân khơng có tổ chức sẽ khơng được coi là
sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của người dân chủ yếu là mối quan hệ với kinh tế và chính trị
trong diện rộng xã hội, nó khơng chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà
hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nơng thơn có khả năng tự tổ chức thơng
qua tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết
kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia.
Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng
hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với
quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin

15


hoặc những giá trị khác mà họ mong ước.

Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá mức độ tham gia:
Muốn nâng cao vai trò của tác nhân cộng đồng trong các quá trình tham gia
cần phải tuân thủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Để áp dụng vào
tổ chức có sự tham gia của cộng đồng cần làm rõ các vấn đề sau:
-

Thời gian tham gia (khi nào sự tham gia bắt đầu). Có thể thực hiện sự tham


gia tại bất kỳ giai đoạn nào của chu trình dự án, song sự tham gia cao nhất phải có
trong tất cả các thời kỳ của dự án.
-

Ai là người tham gia. Đó có phải là các quan chức địa phương, chỉ là nam

giới, những người có học vấn, những người sống gần vùng trung tâm của làng nhất,
ai là những người tham gia? Những câu hỏi này gợi ra một điểm vơ cùng quan trọng
về tính công bằng của sự tham gia.
-

Quy mô của sự tham gia. Số người tham gia trong các hoạt động, và cả chỉ

tiêu định lượng về thời gian, về sự đóng góp …
-

Mức độ kiểm sốt việc ra quyết định liên quan đến hoạt động cộng đồng/ hộ

gia đình hoặc cá nhân. Ai là người khởi xướng dự án? Nhu cầu của ai đang được
thoả mãn, bản thiết kế dự án của người nào sẽ được sử dụng? Ai sẽ là người giám
sát nguồn lực? Ai sẽ là người xem xét xu hướng phát triển của dự án? Những câu
hỏi này xác định mức độ mà các thành viên (ai, số lượng) trong cộng đồng có quyền
kiểm sốt hoặc được tăng quyền lực. Với những chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá tổng
quan về mức độ tham gia được tiến hành trong dự án hoặc một hoạt động.
1.2.2.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng
Bảng 1.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng
STT
1

Phân loại


Mô tả thành phần và hình thức tham gia

Tham gia

Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra, hoặc đã

bị động

xảy ra. Chỉ là sự thông tin một cách đơn phương của các cơ
quan hành chính hay cơ quan quản lý.

16


2

Tham gia

Mọi người tham gia bằng cách trả lời các mẫu câu hỏi do các

bằng cách

nhà nghiên cứu đặt ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc những

cấp thông

cách tiếp cận tương tự.

tin

3

4

5

Tham gia

Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. Những người bên

bằng cách

ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề và giải

tham vấn

pháp đồng thời sửa đổi chúng theo phản ứng của mọi người.

Tham gia

Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực, ví dụ: lao

do vật chất

động để được cấp lương thực hoặc khuyến khích vật chất.

Tham gia

Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các nhóm nhằm thoả


mang tính

mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thúc đẩy

chất chức

những tổ chức xã hội được khởi xướng từ bên ngồi. Những

năng

tổ chức này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người
khởi xướng và hướng dẫn từ bên ngoài, song có thể trở thành
tự lập.

6

Sự tham gia Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế hoạch hành
có tác động

động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phương hoặc củng

qua lại

cố các tổ chức đã có từ trước. Các nhóm này kiểm sốt những
quyết định của địa phương do đó mọi người sẽ có những
đóng góp của riêng mình vào việc duy trì cơ cấu hoặc thực
hành.

7


Tự vận

Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xướng độc lập với các

động

tổ chức ở bên ngoài để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành
hợp đồng với các tổ chức bên ngồi để có được nguồn lực và
cố vấn kỹ thuật mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự kiểm sốt
cách sử dụng các tài ngun.

1.3. Xu thế Đơ thị hóa và những vấn đề về Đơ thị sinh thái [7, 15]
1.3.1. Sơ lược về vấn đề đơ thị hóa ở Việt Nam

17


Đơ thị hóa là q trình gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ
cấu ngành nghề, lao động, về tổ chức không gian và mật độ cư trú của cư dân, về
xây dựng hạ tầng và kiến trúc cơng trình từ nơng thơn sang thành thị. Đó là q
trình tất yếu của mọi quốc gia.
Đơ thị Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm và phát triển nhanh trong
thời kỳ đổi mới. Những năm 1990, cả nước có khoảng 500 đơ thị với tỷ lệ đơ thị
hố khoảng 17 - 18%. Đến nay, cả nước có hơn 700 đơ thị với tỷ lệ đơ thị hóa hơn
27%, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh,
45 thị xã và trên 600 thị trấn. Theo dự báo đến năm 2020, tỷ lệ đơ thị hố của Việt
Nam đạt khoảng 45% với dân số đô thị trên 44 triệu người. Để đạt mục tiêu diện
tích bình qn 80-95m2/người, Việt Nam cần có khoảng trên 400.000 ha đất đơ thị
(diện tích đất đơ thị hiện nay là 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu).
Năm 1987, báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED

(nay là Ủy ban Brundtland) đã khẳng định: Phát triển bền vững là " Sự phát triển có
thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..”
Đối với nước ta, văn bản pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển
bền vững là Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Đây là một
chiến lược khung, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường; là yêu cầu, là cơ sở pháp lý cho q trình đơ thị
hóa ở nước ta.
1.3.2. Đô thị sinh thái và những vấn đề liên quan
Khái niệm “Đô thị sinh thái” xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu
90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng mơi sinh của
đơ thị với các tiêu chí rất cụ thể nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng
sống cho các cư dân đô thị. Khơi nguồn cho trào lưu này là hội thảo quốc tế của
Liên hiệp quốc về “Thành phố và sự phát triển bền vững” diễn ra ở Rio de Janeiro,
Brasil năm 1992. Sau đó Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới chính thức

18


ban hành một chương trình có tên là “Thành phố sinh thái” được đánh dấu bằng hội
nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc năm 1996.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đơ thị của Úc thì “Một thành phố sinh
thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, hay cụ thể hơn là sự định
cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử
dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard
Register về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn
trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung
bình có quy mơ giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi
người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.

Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới
tên gọi Thành phố vườn (Garden-City), là một phương án quy hoạch đô thị của
Ebenezer Howard nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi
đầu q trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan
rộng trong cộng đồng Châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới. Lúc bấy giờ
được xem như công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đơ thị đang là
hậu quả của q trình cơng nghiệp hóa. Đối với các nước cơng nghiệp, đây là bước
tất yếu trong quá trình phát triển nhằm đạt đến một đơ thị phát triển bền vững. Nhìn
lại lịch sử phát triển, đơ thị hóa ở quy mơ lớn thực tế là hậu quả của q trình cơng
nghiệp hóa, phát sinh từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất
công nghiệp, tạo thành các khu dân cư đơng đúc. Đơ thị hóa diễn ra làm phát sinh
vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương
án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu địi hỏi và điều kiện cho
phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đơ thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá
trình hiện đại hóa đơ thị.
Đơ thị sinh thái có thể định nghĩa là Đơ thị mà trong q trình tồn tại và phát
triển vẫn giữ được cân bằng sinh thái, không làm cạn kiệt tài ngun thiên nhiên,
khơng làm suy thối mơi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng,
tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc. Tóm lại, Đơ thị

19


sinh thái phải là khơng gian định cư có chất lượng sống tốt nhất cho cư dân, ở đó có
sự thân thiện và tôn trọng môi trường tự nhiên.
Vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước, trong điều kiện Việt Nam, khi
quy hoạch các đô thị sinh thái, thông thường người ta chú ý những yếu tố sau:
Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan: Các khu xây dựng mới và các khu
vực chỉnh trang cần hướng tới cấu trúc khơng gian đơ thị thơng thống, phù hợp và
thân thiện với môi trường, với các đặc điểm địa lý, khí hậu, kinh tế, văn hóa...của

từng vùng. Cảnh quan kiến trúc của đô thị được đặc biệt chú trọng, trong đó các di
sản kiến trúc, di sản văn hóa, lịch sử được bảo tồn chu đáo, phục hồi và phát huy
các giá trị tốt đẹp. Các cơng trình kiến trúc mới phải vừa đậm đà bản sắc dân tộc,
bản sắc địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu tiên tiến và hiện đại. Đô thị sinh thái
phải là đô thị thực sự thoáng, xanh, sạch, đẹp, hạn chế thấp nhất sự phát thải gây ô
nhiễm môi trường, chú trọng khai thác, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
(mặt trời, gió, thủy triều...) và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với mơi trường,
giữ gìn và phát triển các không gian xanh, hành lang xanh và cây xanh đô thị.
Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự
nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để
nghỉ ngơi, giải trí.
Về giao thơng và vận tải: đảm bảo mật độ phát triển hài hịa giữa giao thơng,
sinh thái, kinh tế, dịch vụ công cộng. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc
trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới;
đồng thời tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Kinh tế đô thị tăng trưởng và phát triển nhằm mục đích nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho cư dân, phải hướng đến giảm dần khoảng cách để có độ đồng
đều tương đối giữa khu vực trung tâm và các khu vực ngoại vi, giữa nội thành và
ngoại thành, tập trung giải quyết các vấn đề đói nghèo, các vấn đề an sinh xã hội,
các khu vực kém phát triển, cải thiện nhà ở.
Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của đô thị sinh thái phải đảm bảo yêu cầu
của nền sản xuất sạch cả về công nghệ, nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hóa. Các

20


hoạt động dịch vụ vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của đời sống, vừa
bắt buộc đảm bảo giữ được môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tốt nhất.
Với những ưu điểm trên, mơ hình “đô thị sinh thái” được áp dụng khá phổ
biến trong các dự án quy hoạch đô thị trên phạm vi cả nước. Tuy mỗi địa phương có

cách áp dụng khác nhau để phù hợp với điều kiện đặc thù, nhưng chung quy đều
tuân theo một số nguyên tắc cơ bản là: ít xâm phạm nhất đến mơi trường tự nhiên;
đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác
của con người; giữ cho hệ thống đô thị tự cân bằng trong điều kiện có thể; và giữ
cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một
cách tối ưu.
1.4. Chất thải rắn và những vấn đề môi trường sinh thái [ 1, 9, 13]
1.4.1. Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng,
được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, hoặc các hoạt động khác được
gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ
độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người
1.4.2.1. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí
Chất thải rắn, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và
sản sinh ra các chất khí (CH4: 63.8%, CO2: 33.6%, một số khí khác). Trong đó,
CH4, CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại
các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.

21


Khối khí phát sinh từ các bãi chơn lấp chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ

khơng khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí
phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đơng. Đối với các bãi chơn lấp, ước tính 30%
các chất khí phát sinh trong q trình phân hủy rác có thể thốt lên mặt đất mà
khơng cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu trữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các
chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân
hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hơi, Hydrosunfur mùi
trứng thối, Sufur hữu cơ mùi bắp cải thối, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn,
Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa
clo, flo, lưu huỳnh và nito, khi đốt lên là phát thải một lượng không nhỏ các chất
khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lị đốt khơng đủ
cao và hệ thống quản lý khí thải phát sinh khơng đảm bảo, khiến cho CTR khơng
được tiêu hủy hồn làm phát sinh các khí CO, oxit nito, dioxin và furan bay hơi là
các chất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất
chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào
môi trường.
1.4.2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước
Chất thải rắn không thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm
môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thơng, giảm diện tích tiếp xúc của
nước với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. CTR hữu cơ phân hủy trong nước
gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn
nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân hủy và
các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, mùi khó chịu.
Tại các bãi chơn lấp CTR, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao
(chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ

22



bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu
gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng. Phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng
kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng q tải, nước rị rỉ từ bãi rác được thải
trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
1.4.2.3. Ảnh hưởng của CTR đến mơi trường đất
Các CTR có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ
tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống
nhựa, dây cáp, bê tơng... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt
là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi... thường có nhiều ở các
khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và
thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin,
thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...
Chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất,
kim loại nặng, phóng xạ… nếu khơng được xử lý đúng cách, chỉ chơn lấp như rác
thải thơng thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh
chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng
đến môi trường, làm đất bị ảnh hưởng xấu.
1.4.2.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn so với những nơi khác.
Những người làm nghề nhặt rác thải thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở
mức cao do bụi mầm bệnh, các chất độc hại, cơn trùng đốt/chích và các loại hơi khí
độc hại trong suốt q trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối
tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề đường

ruột. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ… có thể là mối đe dọa nguy

23


hiểm với sức khỏe con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS….)
khi dẫm phải hoặc cào xướt vào tay chân…
Hai thành phần CTR được liệt vào cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất
hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản,
thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững
trong môi trường gây hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh,
quái thai, di tật ở trẻ sơ sinh, tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch,
tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di
chứng tật sang thế hệ thứ 3…
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải chăn nuôi đang là vấn đề bức xúc
của người dân, không những gây ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước, đất, mà cịn tác
động xấu đến sức khỏe con người là nguồn gốc của các bênh đường ruột…
1.5. Giới thiệu về thành phố Hô ̣i An [2, 5, 7]
1.5.1. Đă ̣c điểm về điều kiê ̣n tự nhiên của thành phố Hội An
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hội An là một thành phố du lịch thuộc tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Đà Nẵng 30 km theo đường TL 607 về phía Bắc, cách trung tâm hành
chính tỉnh Quảng Nam là 60 km về hướng Nam.
Hội An có diện tích tự nhiên là 61,71 km2, bao gồm chính 9 phường với tổng
diện tích là 26,93 km2 và 4 xã có tổng diện tích là 34,78 km2 nằm trong Tọa độ địa
lý: nằm ở 15o15’26’’ đến 15o55’15’’ vĩ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10’’ kinh
Đơng. Vị trí địa lý được xác định như sau:
Phía Bắc, phía Tây giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Phía Đơng Bắc giáp biển Đơng.
Phía Nam giáp huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam.

1.5.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hội An nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, sát khu vực bờ
biển, hình thành trên dải cồn cát của cửa sơng, địa hình tồn vùng có dạng đồi cát

24


×