Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái biển đảo trường hợp nghiên cứu tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

HUỲNH THỊ KIM TÚ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BIỂN ĐẢO TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CÙ LAO CHÀM
(QUẢNG NAM) VÀ LÝ SƠN (QUẢNG NGÃI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

HUỲNH THỊ KIM TÚ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BIỂN ĐẢO TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CÙ LAO CHÀM
(QUẢNG NAM) VÀ LÝ SƠN (QUẢNG NGÃI)

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 315032161146

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. Kiều Thị Kinh


Đà Nẵng – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 07 năm 2020
Tác giả

Huỳnh Thị Kim Tú


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Kiều Thị Kính giảng viên khoa
Sinh – Mơi Trường, người ln nhiệt tình và dành thời gian trực tiếp hướng dẫn trao
đổi, góp ý cho tơi những ý tưởng, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu, tơi nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý
thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và hỗ trợ
nhiệt tình của cộng đồng người dân Cù Lao Chàm TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam và
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Vì kiến thức chun mơn cịn hạn hẹp, do hạn chế về mặt hiểu biết và kinh nghiệm
và trình độ của bản thân cịn có hạn, nên khóa luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được sử chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cơ để em có thể bổ sung
và năng cao kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện


Huỳnh Thị Kim Tú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết .....................................................................................................1

2.

Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2

3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ...............................................................................2

CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm ...........................................................................................................3
1.1.1.

Du lịch sinh thái .......................................................................................3

1.1.2.

Du lịch bền vững ......................................................................................4

1.1.3.


Cộng đồng ................................................................................................ 4

1.1.4.

Vai trò của cộng đồng với du lịch............................................................5

1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ..............................................5
1.2.1.

Thế giới ....................................................................................................5

1.2.2.

Việt Nam ..................................................................................................8

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội địa điểm nghiên cứu ............................. 10
1.3.1.

Địa điểm nghiên cứu Cù Lao Chàm, thành phố Hội An ........................10

1.3.2.

Địa điểm nghiên cứu đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.............................. 11

CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................13
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................13
2.3.1.


Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 13

2.3.2.

Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 13

2.3.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................13

2.3.4.

Phương pháp điều tra bảng câu hỏi ......................................................14

2.3.6.

Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................14

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................15
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................15
3.1. Tình hình phát triển du lịch ..............................................................................15
3.1.1.

Cù Lao Chàm .........................................................................................15


3.1.2.

Lý Sơn ....................................................................................................17


3.2. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ..........................................19
3.2.1.

Cù Lao Chàm .........................................................................................19

3.2.2.

Lý Sơn ....................................................................................................20

3.3. Tác động du lịch đến môi trường .....................................................................21
3.3.1.

Cù Lao Chàm .........................................................................................21

3.3.2.

Lý Sơn ....................................................................................................22

3.4. So sánh phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm và Lý Sơn .........................23
3.5. Phân tích SWOT du lịch sinh thái....................................................................23
3.5.1.

Cù Lao Chàm .........................................................................................24

3.5.2.

Lý Sơn ....................................................................................................24

3.6. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá du lịch sinh thái ..............................................25

3.7. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ..................................................27
3.7.1.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm ...............27

3.7.2.

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Lý Sơn ........................28

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................30
PHỤ LỤC ......................................................................................................................34


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DLST
DLSTCĐ
GDP
HST
KBTB
KDTSQ
UNWTO
UNESCO
UBND

Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái cộng đồng
Tổng sản phẩm nội địa
Hệ sinh thái
Khu bảo tồn biển
Khu dụ trữ sinh quyển

Tổ chức du lịch thế giới
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch
1.1.
5
sinh thái
1.2.
Tiêu chí theo dõi tính bền vững của du lịch sinh thái
7
1.3.
Các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLSTCĐ
10
1.4.
Dân số theo khu vực của Cù Lao Chàm
11
2.1.
Nội dung phỏng vấn sâu
13
3.1.
Tỷ trọng đóng góp GRDP du lịch trong GRDP huyện Lý
18
Sơn

3.2.
Thu nhập trung bình của người dân Cù Lao Chàm qua các
19
năm
3.3.
So sánh thu nhập trung bình của trước và sau khi phát triển
19
du lịch của các hộ hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm
3.4.
Thu nhập bình quân đầu người huyện Lý Sơn ( 2016 –
20
2018)
3.5.
So sánh thu nhập trung bình của trước và sau khi phát triển
20
du lịch của các hộ hoạt động du lịch ở Lý Sơn
3.6.
Diễn biến diện tích rừng trên đảo Cù Lao Chàm
21
3.7.
So sánh hoạt động du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm và Lý
23
Sơn
3.8.
Phân tích ma trận SWOT du lịch sinh thái Cù Lao Chàm
24
3.9.
Phân tích ma trận SWOT du lịch sinh thái Lý Sơn
24
3.10.

Bộ tiêu chí đánh giá du lịch sinh thái biển đảo
26


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Tên hình
1.1.
Mơ hình Áp lực – Phản ứng – Trạng thái (PSR) được sử dụng
thiết lập chỉ số quản lý du lịch
1.2.
Bản đồ phân vùng tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển CLC
1.3.
Tuyến điểm du lịch tổng thể đảo Lý Sơn
3.1.
Thống kê lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm từ năm 2007 2019
3.2.
Biểu đồ về sự thay đổi phần trăm người dân tham gia hoạt động
ngành nghề ở Cù Lao Chàm
3.3.
Thống kê lượng khách du lịch đến đảo Lý Sơn từ năm 2007 2019
3.4.
Biểu đồ về sự thay đổi phần trăm người dân tham gia trong
ngành nghề ở Lý Sơn
3.5.
Biểu đồ thu nhập trung bình của người dân tham gia hoạt động
du lịch
3.6
Quy trình xây dựng bộ tiêu chí


Trang
8
11
12
15
16
17
18
20
25


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch là ngành cơng nghiệp lớn và đa dạng nhất thế giới. Phát triển du lịch trên
thế giới được khuyến khích đặc biệt ở các nước đang phát triển. Lượng khách du lịch
dựa trên dữ liệu báo cáo từ các điểm đến du lịch trên thế giới tăng 6% trong năm 2018
lên 1,4 tỷ [1]. Trong thập kỷ qua Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ cả về số
lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Lượt khách quốc tế tăng gần 4 lần trong
một thập kỷ, từ 4,2 triệu năm 2008 lên đến 15,5 triệu năm 2018. Ngành du lịch đã
đóng góp cho GDP từ 6% năm 2013 lên 7,9% năm 2017[2]. Lượng khách quốc tế đến
với Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.480.993 lượt khách tăng 7,5% so với
cùng kỳ năm 2018[3]. Trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách
nội địa tăng trên 6%. Tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt hơn 720.000 tỷ đồng tăng
trên 16%[4]. Doanh thu từ hoạt động du lịch đã dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập
cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam. Phát triển du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lục thúc đẩy sự phát triển các
ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại[5].

Dựa vào các điều kiện hiện có và nhu cầu thị trường mà có các loại hình du lịch. Trong
đó du lịch sinh thái đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu mà còn của các
doanh nghiệp du lịch, các nhà quản lý du lịch và khách du lịch [6].
Theo Fennel (1999) du lịch sinh thái là đi đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi
trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương dựa trên nguyên tắc thì tập
trung vào trải nghiệm và tìm hiểu thiên nhiên quản lý, định hướng địa phương và góp
phần bảo tồn khu vực. Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và đưa nền văn hóa,
sản phẩm địa phương vào trong tiềm năng của du lịch sinh thái khu vực được nhắc đến
trong các tài liệu của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ‘MDG’(hiện được mở rộng đến
chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững) [7]. Năm 2002 được tổ chức du
lịch thế giới lấy là năm quốc tế về DLST với chủ đề “ Du lịch sinh thái – chìa khóa để
phát triển bền vững”. Du lịch sinh thái biển một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn về
bảo tồn môi trường, cải thiện tác động môi trường của cộng đồng địa phương, sức
khỏe và tơn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, quản lý tổng hợp vùng ven biển và
quy hoạch khơng gian khu vực ven biển [8]. Chính vì vậy, du lịch sinh thái biển được
coi là một thị trường có lợi nhuận thu hút nhiều khách du lịch, có lợi cho nền kinh tế
địa phương. Du lịch sinh thái ven biển có thể được quảng bá chủ yếu ở những điểm
đến hấp dẫn với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa[9].
Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là vùng du lịch với đặc trung
cơ bản về du lịch biển, đảo trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030. Với cảnh quan thiên nhiên, khơng khí trong lành, các bãi
biển trên đảo có giá trị đặc biệt đối với du lịch nghỉ dưỡng. Cù Lao Chàm (Quảng
Nam) năm 2009 được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và nhanh
chóng trở thành khu du lịch nổi tiếng của miền trung[10]. Và Lý Sơn ( Quảng Ngãi )
là một HST nhiệt đới rất đặc trưng, phát triển trên nền đá bazan và hệ động thực vật
biển phong phú, tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan hùng vĩ, giàu tài nguyên[11].
Điều kiện tự nhiên có ưu thế nhưng tiềm năng là có giới hạn. Muốn duy trì phát triển
bền vững, cần có những hành động điều chỉnh. Việc phát triển du lịch sinh thái biển đã



2
và đang được xây dựng và áp dụng trên nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc phát triển du
lịch sinh thái có đúng với bản chất của nó hay khơng. Nhiều nơi phát triển du lịch sinh
thái nhưng lại mang đến những tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái cũng như nguy
cơ đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và nền văn hóa địa phương. Vì vậy cần phải
so sánh du lịch sinh thái của khu vực với các chỉ số về du lịch sinh thái nhằm đưa ra
các quyết định, kế hoạch kiểm tra giám sát hướng tới phát triển bền vững du lịch sinh
thái của khu vực.
Dựa vào các cơ sở lý luận vấn đề trên tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện trạng phát
triển du lịch sinh thái biển đảo trường hợp nghiên cứu tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
và lý sơn (Quảng Ngãi)” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng phát triển theo du lịch
theo hướng bền vững, cơ sở cho các hoạt động phát triển bền vững du lịch sinh thái
khu vực.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái biển đảo tại Cù
Lao Chàm ( Quảng Nam) và Lý Sơn ( Quảng Ngãi)
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Lý Sơn.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch sinh thái biển đối với điều kiện ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm và Lý Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phầm cung cấp những thơng tin về hiện trạng phát triển du lịch tại Cù Lao
Chàm và Lý Sơn làm sáng tỏ những mặt thuận lợi và hạn chế trên quan điểm DLST.
Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá DLST nhằm đưa ra các quyết định, kế hoạch kiểm tra
giám sát hướng tới phát triển bền vững của khu vực.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái một loại hình của du lịch. Hiện có nhiều khái niệm về du lịch sinh
thái. Hector Ceballos – Lascurain – một nhà nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực du lịch
sinh thái. Đã đưa ra một định nghĩa về du lịch sinh thái tương đối hoàn chỉnh vào năm
1987: “ Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị
xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong
cảnh và giới động thực – vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa ( cả quá khứ
và hiện tại ) được khám phá trong những khu vực này.”
Khái niệm về du lịch sinh thái được đưa ra bởi IUCN ( liên minh bảo tồn thế giới )
vào năm 1996: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với
mơi trường tại các khu vực tự nhiên tương đối không bị xáo trộn, để tận hưởng và tìm
hiểu về thiên nhiên (đi kèm là đặc điểm văn hóa – cả trong quá khứ và hiện tại ) thúc
đẩy bảo tồn, giảm thiểu tác động từ khách du lịch, đóng góp tích cực vào lợi ích kinh
tế xã hội, sự tham gia của người dân địa phương”[12].
Theo hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (TIES, 2015) đưa ra định nghĩa du lịch sinh
thái: “ Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi
trường, duy trì tình trạng tốt của người dân địa phương và liên quan đến việc diễn giải
và giáo dục”.
Ở Việt Nam khái niệm du lịch sinh thái đã được thống nhất tại hội thảo về “ Xây
dựng khung chiến lược cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” Tổng cục du lịch
phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Thế giới (IUCN) và Uỷ ban Kinh tế - Xã
hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức từ 07 – 09/09/1999: “ Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với bảo vệ mơi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương”[13].
Theo Lê Huy Bá, 2000 được định nghĩa: “DLST là một loại hình du lịch lấy lấy
các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ

sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt ché , hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch
với giới thiệu về cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ,
phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”[14].
Xung quanh các khái niệm về du lịch sinh thái thì có những nguyên tắc trong quá
trình phát triển đã được thừa nhận gồm:
- Giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về mơi trường tự nhiên, qua đó tạo ý
thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
- Góp phần tích cực vào bảo vệ mơi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên
- Góp phần bảo vệ và phát huy văn hóa địa phương
- Tạo thêm việc làm và lợi ích cho cộng đồng địa phương
DLST bắt nguồn từ khái niệm phát triển bền vững, theo định nghĩa của Uỷ ban
Môi trường và Phát triển Thế giới . báo cáo của Brundtland (1987) (Place, 1995; King
& Stewart, 1992; McMinn, 1997; Stem et al., 2003). DLST được coi là công cụ thúc


4
đẩy phát triển bền vững. Du lịch sinh thái phát triển cộng đồng bằng cách cung cấp
nguồn sinh kế thay thế cho cộng đồng địa phương bền vững. DLST là một cách để bảo
vệ môi trường tự nhiên và tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương
[15].
1.1.2. Du lịch bền vững
Phát triển bền vững là một xu thế của hiện tại và định hướng phát triển của tương
lai. Khái niệm phát triển bền vững đã được các tổ chức nghiên cứu kinh tế, môi trường
đưa ra. Năm 1987, Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển ( WCED) đã công bố
báo cáo: Tương lai chung của chúng ta. Trong báo cáo, Phát triển bền vững là “ Sự
phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững là
q trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa: phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường [16].
Phát triển du lịch bền vững là phát triển bền vững trong một ngành, một lĩnh vực

và tương tác với ngành, lĩnh vực khác trong phát triển bền vững. Hiện nay đã có nhiều
định nghĩa về du lịch bền vững.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế ( WTTC) đưa ra khái niệm du lịch bền vững:
“Du lịch bền vững là sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch cho thế hệ tương lai”[17].
Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo nguyên tắc: sử dụng tài ngun một cách
bền vững, duy trì tính đa dạng, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của
cộng đồng địa phương. Theo Saarinen ( 2001) du lịch bền vững là du lịch dẫn đến sự
phát triển có khả năng duy trì chất lượng mơi trường của các điểm đến, chất lượng trải
nghiệm du lịch và hệ thống văn hóa xã hội của người dân địa phương [18].
Theo Machado (2003) phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản
phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng
đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng như cầu của thế hệ
tương lai.
Năm 2005, UNWTO đã đưa ra định nghĩa mới về du lịch bền vững: “Du lịch bền
vững nói một cách đơn giản, là du lịch có suy tính đầy đủ đến những ảnh hưởng kinh
tế, xã hội và môi trường cả trong hiện tại và tương lai, đến những nhu cầu của khách
du lịch, của ngành du lịch, của môi trường và sự phát triển của cộng đồng”[19].
Luật du lịch của Việt Nam năm 2017 ( điều 3, chương 1) đưa ra định nghĩa: “ Phát
triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh
tế, xã hội và mơi trường bảo đảm hài hịa các lợi ích của chủ thể tham gia hoạt động du
lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai [20].
1.1.3. Cộng đồng
Theo Boothroy (1990) “Cộng đồng là một hệ thống gồm hơn 2 người, trong đó các
thành viên tương tác cá nhân theo thời gian trong đó hành vi và hoạt động được hướng
dẫn bởi các quy tắc tập thể, từ đó thành viên có thể tự do ly khai”. Bill Lee (1992)
định nghĩa cộng đồng, đơn giản là một nhóm người có điểm chung. [21]
Cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thơn, bản , các xã phường của khu
vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa. Cộng
đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu

ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát
triển kinh tế hiện nay. [22]


5
1.1.4. Vai trò của cộng đồng với du lịch
Cộng đồng đóng vai trị chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình. Vai trị
chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động, tích
cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Bởi vì họ hiểu rõ cộng đồng của họ
biết khó khăn thách thức của họ như thế nào, hiểm những gì họ có lợi thế là gì, biết
huy động gắn kết các thành viên trong cộng đồng.[22]
Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch năm ở chính sách và đưa
ra quyết định của họ. Để đạt được phát triển du lịch bền vững cộng đồng địa phương
cần tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Cộng đồng địa phương có thể tham gia
vào việc xác định và thúc đẩy các tài nguyên du lịch và các điểm tham quan tạo thành
nền tảng của sự phát triển du lịch cộng đồng. Để phát triển lâu dài thì cộng đồng cần
tham gia tích cực hơn là quan sát thụ động[23].
Hiện nay hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng được quan tâm. Hoạt động du lịch
dựa vào cộng đồng hỗ trợ trong việc bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa, phong tục tập
quan của địa phương. Trong các loại hình du lịch thì du lịch sinh thái hướng là hướng
tới sự quan tâm thiên nhiên và trác nhiệm với xã hội. Để phát triển bền vững thì cần
dựa vào cộng đồng.
1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
1.2.1. Thế giới
Du lịch sinh thái đã được phát triển nhiều nơi trên thế giới, việc phát triển có đảm
bảo tính bền vững cũng như theo các nguyên tắc chung của du lịch sinh thái hay
khơng. Đã có nhiều bài nghiên cứu về việc đánh giá việc phát triển du lịch sinh thái
của một điểm đến. Các nghiên cứu nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính
tồn vẹn của mơi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài
nguyên phục vụ du lịch. Nhóm tác giả của trường đại học Brawijaya, Malang,

Indonesia (2019) đã có bài đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát
triển du lịch sinh thái. Đã đánh giá tầm quan trọng của cộng đồng địa phương trong
phát triển du lịch, và thiết lập mơ hình là trao quyền tham gia của cộng đồng vào phát
triển ở Sumberwangi [24].
Theo định nghĩa của EMA về phát triển bền vững, tiêu chí cơ bản được sử dụng
đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái: Kinh tế, xã hội, môi trường [25].
Bảng 1.1. Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái
Tiêu chí
Chỉ số
Kinh tế
Việc làm
• Tác động tới gia tăng cơng việc
• Tác động đến cơng việc bị mất, cơng việc mới
Thu nhập
• Tác động tới hoạt động kinh tế địa phương
• Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngồi
Chuyển giao cơng • Tác động đến sự phát triển kỹ năng địa
nghệ
phương
• Tác động đên chi phí năng lượng
• Mở rộng tiềm năng phát triển
• Mức độ hịa nhập của cơng nghệ vào nền văn
hóa bản địa
Xã hội
Vốn chủ sở hữu • Tác động đến chất lượng việc làm
xã hội và xóa đói • Tác động đến sự cung cấp tiện ích xã hội tiện
giảm nghèo
ích cho cộng đồng



6
• Đóng góp vào sự phát triển của các khu kém
phát triển
Chất lượng cuộc • Tác động đến sức khỏe
sống
• Tác động đến giáo dục
• Tác động đến nhà ở
• Tác động của dự án đến việc di dời cộng đồng
( nếu có)
• Tác động đến sự tiếp cận dịch vụ cơ bản cho
khu vực
Mơi trường Mơi trường địa • Chất lượng khơng khí, nguồn nước, đất
phương
• Gia tăng hoặc xử lý chất thải rắn
• Tác động của tiếng ồn, an tồn, giao thơng
vận tải
Đa dạng sinh học, • Tác động đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái
hệ sinh thái, tài • Tác động tới sự bền vững của việc sử dụng
ngun
thiên
nguồn nước, khống sản, nguồn tài ngun
nhiên
khơng tái tạo
• Tác động tới hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên
• Tác động đến khả năng ứng phó của địa
phương với biến đổi khí hậu
Lợi ích
• Việc phân phối lợi ích các lợi ích giữa các
bên

• Sự phù hợp với mục tiêu của chính quyền địa
phương, tình , quốc gia
• Đóng góp cho một mục tiêu cụ thể ( ví dụ,
mục tiêu, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi
trường)
Nguồn: Environmental affairs department (2004) Sustainable development criteria
for clean development mechanism project approval, Malawi
Trên thế giới các mơ hình phát triển du lịch sinh thái phát triển phổ biến. Bên cạnh
việc phát triển du lịch sinh thái, thì phát triển theo đúng các ngun tắc của du lịch
sinh thái hay khơng thì có tiêu chí được đề ra để đánh giá khu vực phát triển du lịch
sinh thái. UNWTO (2007) đã nói lên tầm quan trọng của các chỉ số trong sự phát triển
bền vững của các điểm đến du lịch. Bản chất chỉ số là quản lý rủi ro và cung cấp thông
tin quan trọng cho người lập kế hoạch và quản lý. Thông tin tốt hơn thông qua các chỉ
số cung cấp khả năng xác định rủi ro đối với các vấn đề. Qua chương trình UNWTO
đã đưa ra 12 tiêu chí với các chỉ số để phát triển bền vững[26].
Nghiên cứu các tiêu chí và chỉ số theo dõi tính bền vững của du lịch sinh thái trong
một khu vực được bảo vệ: dựa trên sự đồng thuận của phương pháp Delphi của
Azlizam Aziz, Ghodratollah Barzekar, Zamru Ajuhari, Nur Hafizah Idris. Đã sử dụng
phương pháp Delphi để đi đến một điểm chung xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số về du
lịch sinh thái. Kết quả của nghiên cứu đã cho ra có 9 tiêu chí và 61 chỉ số. bao gồm các
khía cạnh khác nhau của giá trị mơi trường, xã hơi, kinh tế, văn hóa và thể chế[27].


7
Bảng 1.2.Tiêu chí theo dõi tính bền vững của du lịch sinh thái
TT Lĩnh vực
Tiêu chí
1 Mơi trường - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học
- Bảo tồn tài nguyên đất và nước
- Bảo trì cảnh quan và các tính năng tự nhiên

2 Kinh tế
- Thúc đẩy kinh tế xóa đói giảm nghèo
3 Văn hóa
- Bảo trì di sản và đa dạng văn hóa
4 Xã hội
- Các vấn đề giáo dục và nhận thức cộng đồng
- Sự hài lòng của khách du lịch và người dân địa phương
- Giữ gìn vệ sinh và an tồn lao đơng
5 Chính sách - Sự tồn tại các khung pháp lý, thể chế pháp luật
Prodyut Bhattacharya và Smriti Kumari đã có nghiên cứu áp dụng tiêu chí và
chỉ số cho du lịch sinh thái bền vững : kịch bản toàn câu. Được thực hiện tại vùng
Yaksam của dãy Sikkim thuộc Ấn Độ. Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái được áp
dụng tại Yuksam So sánh phân tích du lịch sinh thái giữa Yuksam và Sikkim. Đối
chiếu giữa Tình hình trước khi có du lịch sinh thái (<1995) và tình hình sau khi có du
lịch sinh thái (>1995). Phân tích SWOT các yếu tố liên quan đến thúc đẩy du lịch sinh
thái. Các vấn đề cấp bách mà du lịch sinh thái tại Yaksam gặp phải[28]. Đã xây dựng 7
tiêu chí đánh giá:
• Duy trì sức khỏe hệ sinh thái
• Bảo tồn di sản văn hóa
• Kích thích mơi trường cho xúc tiến du lịch sinh thái
• Tạo sinh kế và xóa đói giảm nghèo
• Sự hài lịng của khách du lịch
• Sức chứa
Tại Trung Quốc cũng đánh giá về du lịch sinh thái các chỉ số môi trường cho du
lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Trung Quốc: nghiên cứu tại khu bảo tồn thiên
nhiên Tianmushan[29]. Đã áp dụng mơ hình để thiết lập các chỉ số quả lý.


8


Hình 1.1. Mơ hình Áp lực – Phản ứng – Trạng thái (PSR) được sử dụng thiết lập chỉ
số quản lý du lịch
Nguồn: Wenjun Li (2003)
Đã thiết lập 3 tiêu chí mơi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội. Đã áp dụng
mơ hình và thiết lập các chỉ số theo các tiêu chí.
Các bộ tiêu chí được sử dụng hướng đến việc phát triển du lịch theo hướng bền
vững của điểm đến.
1.2.2. Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái. Đã có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này về xây dựng các mơ hình phát triển và đánh giá tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái của một khu vực.
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm trà sư
của Phan Thị Dang Và Đào Ngọc Cảnh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SWOT để
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để phát triển du lịch sinh thái ở rừng
Tràm Trà Sư, từ đó đưa ra giải pháp và hướng phát triển cho khu vực[30]. Tác giả Ngô
An, Phan Thanh Âu, Nguyễn thị Diễm Tuyết đã có bài nghiên cứu chiến lược phát
triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre đến
năm 2022. Nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng hiện có và thực trạng của khu vực để đề
xuất các chiến lược phát triển phù hợp cho khu vực[31].
Phan Thị Bích Thủy (2018) đã đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại KDTSQ quần đảo Các Bà. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh
hướng đến phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ Cát Bà và thực trạng phát
triển du lịch sinh thái. Từ đó đưa ra quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh
thái tại KDTSQ Cát Bà[25].
Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cẩn tuân thủ 10 nguyên tắc[32]:
Nguyên tắc 1: khai thác và sử dụng nguồn lực ( tài nguyên) một cách bền vững,
bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ
bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.



9
Nguyên tắc 2: giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. thực
hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khơi phục tài ngun và giảm chi phí cho việc
xử lý ơ nhiễm mơi trường và năng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nguyên tắc 3: phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh
tế-xã hội.
Ngun tắc 4: duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa.
Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật ngành du lịch giúp phát triển một cách bền
vững.
Nguyên tắc 5: phát triển du lịch phải hổ trợ kinh tế địa phương phát triển. du lịch
được coi là một ngành tổng hợp vì vậy phát triển của du llịch có liên quan mật thiết
với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển
bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trị hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương.
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đông địa phương. Sự tham gia của
cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà cịn làm tăng tính
trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 7: lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp
thống nhất trong q tình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi
người, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch lâu
dài.
Nguyên tác 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có chất
lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững
Nguyên tắc 9: tiếp thị du khách một cách có trách nhiệm. Cung cấp thơng tin đầy
đủ, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thỏa mãn tối đa
nhu cầu của họ.
Nguyên tác 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang
lại lợi ích cho khu du lich, đáp ứng tối đa nhu cầu ủa khách, mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp du lịch.
Phát triển du lịch sinh thái là loại hình khá phổ biến, nhưng các nguyên tắc về du
lịch sinh thái vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Đã có các bài nghiên cứu để đánh giá về

phát triển du lịch sinh thái tại một khu vực theo các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu.
Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế của Tôn Thất Hữu Đạt. Đánh giá định lượng dựa trên phương pháp
thang điểm tổng hợp có trọng số của viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam. Các
tiêu được lựa chọn dựa vào thang điểm tổng hợp được xây dựng bởi viện nghiên cứu
phát triển du lịch Việt Nam và các điều kiện tiên quyết phát triển DLSTCĐ được xây
dựng bởi quỷ quốc tế bảo vệ thiên nhiên. Mục đích là DLSTCĐ nên tác giả đã thêm
một số tiêu chí ( mức độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng, mức độ bền vững về văn hóa
cộng đồng), đồng thời bỏ đi một số tiêu chí hướng tới hiệu quả khai thác( cơ sở hạ
tầng, cơ sở kỹ thuật du lịch)[33].


10
Bảng 1.3. các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLSTCĐ
TT
Tiêu chí đánh giá
Hệ số
1
Độ hấp dẫn về cảnh quan
3
2
Mức độ hấp dẫn về văn hóa địa phương
3
3
Thời gan hoạt động du lịch
3
4
Sức chứa khách du lịch
2
5

Vị trí điểm du lịch
2
6
Tính liên kết
2
7
Khả năng tiếp cận điểm du lịch
2
8
Độ bền vững về tự nhiên
2
9
Mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng
2
10
Mức độ an toàn về mặt xã hội
2
Nguồn: [33]
Ở Việt Nam áp dụng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch. Gồm 32 tiêu chí đối với
điểm đến các khu du lịch, 29 tiêu chí đánh giá điểm đến các điểm du lịch được chia
thành 6 nhóm: Nhóm tiêu chí về tài ngun du lịch, nhóm tiêu chí về sản phẩm du lịch,
nhóm tiêu chí về quản lý điểm đến, nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng, nhóm tiêu chí về
sự tham gia của cộng đồng địa phương, nhóm tiêu chí về sự hài lịng của khách. [34]
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội địa điểm nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu Cù Lao Chàm, thành phố Hội An
a. Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm nằm ở vị trí tọa độ : 15052’30’’ đến
16000’00’’N và 108024’30’’ đến 108034’30’’E, là một xã đảo có tên hành chính là xã
Tân Hiệp, cách thành phố Hội An 18 Km về phía biển Đơng. Với tổng diện tích tự
nhiên là 1.549,13. Cù Lao Chàm là quần đảo ven bờ, cách thị xã Hội An khoảng 15

km về phía đơng - đơng bắc, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về đông nam,
thuộc phạm vi hành chính xã Tân Hiệp, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam [35].


11

Hình 1.2. Bản đồ phân vùng tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển CLC
Nguồn:[36]
b. Điều kiện tự nhiên
Tổng lượng mưa bình quân: 2.504,57 mm/năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 10,
11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 (23-40 mm/tháng) [36].
c. Địa hình
Gồm đảo hịn lao là đảo lớn và 7 đảo nhỏ nằm rải rác trong đó: Đảo Hịn Ơng nằm
về phía đơng – nam, đảo Hịn Tai nằm về phía nam – đơng nam, đảo Hịn Dài nằm về
phía nam – tây nam đảo Hịn Mê nằm về phía nam – tây nam, đảo Hịn Lá nằm về phía
nằm về phía tây, đảo Hịn Khơ mẹ nằm về phái tây, đảo Hịn Khơ Con về phía tây đảo
Cù Lao Chàm .
d. Dân số
Dân cư sinh sống tập trung theo xóm, tổ ở từng thôn và được phân bố ở 2 khu vực:
Khu vực 1(trung tâm của xã) bao gồm 3 thơn đó là thơn Bãi Ơng, thơn Bãi Làng và
thơn Cấm; Khu vực 2 là thôn Bãi Hương cách Khu vực 1 khoảng 5Km về hướng
Đơng-Nam. Xã Tân Hiệp gồm có 04 thơn với tổng số hộ là 602 hộ, với 2449 nhân
khẩu (trong đó nữ 1147).[36]
Bảng 1.4. Dân số theo khu vực của Cù Lao Chàm
Thơn
Dân số
Bãi Ơng
645
Bãi Làng
175,1

Thơn Cấm
342,5
Bãi Hương
645
Nguồn: UBND xã Tân Hiệp 2017
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
a. Vị trí địa lý


12
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đơng Bắc, cách đất
liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra). Tồn huyện có 02 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù
Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi).

Hình 1.3. Tuyến điểm du lịch tổng thể đảo Lý Sơn
Nguồn: [37]
b. Địa hình
Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, khơng có sơng ngịi lớn
(chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 2030m so với mực nước biển. Hình thành do kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham
thạch của núi lửa. Trên địa bàn huyện có 5 hịn núi dạng bát úp được hình thành do
hoạt động của núi lửa gồm núi Thới Lới, núi Giếng Tiền, hòn Vung, hịn Sỏi, hịn Tai,
được hình thành do sự phun trào nham thạch của núi lửa cách đây khoảng 25 - 30 triệu
năm. trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa
chiếm tới 70% diện tích đảo.
c. Khí hậu
Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng, ẩm và có
chế độ mưa trái mùa ( từ tháng IX đến tháng II năm sau). Với chế độ nắng dồi dào,
trung bình khoảng 2.430,3 giờ/ năm. Tổng lượng mưa khoảng 2.260 mm/năm. Độ ẩm
khơng khí trung bình khoảng 85%.
Huyện đảo trên biển Đơng, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào

nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm
khoảng 2430,3giờ/năm. Có chế độ mưa trái mùa (từ tháng VIII – tháng II năm sau).
Tổng lượng mưa khá lớn vào khoảng 2.260 mm/năm
d. Dân số
Theo dữ liệu thống kê (Cục thống kê Lý Sơn, 2019), dân số huyện Lý Sơn năm
2018 là 22.086 người ở 3 xã. Mật độ trung bình của huyện là 2126 người/km2. Mật độ
dân số của mỗi xã trong huyện: xã An Vĩnh 2711 người/km2; xã An Hải 1.792 người
/km2 và xã An Bình 704 người/km2


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính tập trung nghiên cứu là người dân địa phương, chính sách và
mơ hình phát triển tại đảo Cù Lao Chàm và huyện đảo Lý Sơn.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Lý Sơn.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch dinh thái biển áp dụng tại Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Lý Sơn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập về các nghiên cứu về du lịch sinh thái trong nước và thế giới bằng
phương pháp kế thừa. Thu thập tài liệu từ bài đăng báo, tạp chí và các cơng trình
nghiên cứu được cơng bố. Từ các trang thông tin điện tử của cơ sở như của UBND
huyện đảo Lý Sơn, Ban quản lý Cù Lao Chàm. Nhưng cơ sở lý thuyết về du lịch sinh
thái và các tiêu chí và chỉ số đánh giá du lịch sinh thái, thông tin của Cù Lao Chàm,
huyện đảo Lý Sơn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường, các bài nghiên cứu
về đánh giá du lịch sinh thái và các mơ hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam và

trên thế giới.
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này kết hợp với các dữ liệu thu thập được giúp có các nhìn rõ hơn về
khu vực nghiên cứu về các khía cạnh khác ngồi thực tế và có thể bổ sung các thơng
tin ngồi thực tế. Từ các cơ sở sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch
sinh thái tại khu vực.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đưa ra các câu hỏi để phỏng vấn
người trả lời. Để xác định những vấn đề mới và chưa được hiểu rõ hoàn toàn tại khu
vực này hoặc thu thập thơng tin muốn tìm hiểu sâu hơn. Lấy ý kiến từ các câu hỏi liên
quan từ đó tổng hợp thơng tin và đưa vào q trình phân tích đánh giá.
Bảng 2.1. Nội dung phỏng vấn sâu
Người phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn
Người dân Cù Lao
- Loại hình du lịch ở địa phương
Chàm
- Hoạt động du lịch mà người dân tham gia.
- Vai trò của tài nguyên địa phương đối với hoạt động
phát triển du lịch.
- Sự thay đổi của địa phương từ khi phát triển du lịch
Người dân Lý Sơn
đến nay.
- Lợi ích từ việc phát triển du lịch đối với địa phương
và đối với gia đình người phỏng vấn.
- Nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như cá
nhân về phát triển du lịch sinh thái của.
2.1.



14
2.3.4. Phương pháp điều tra bảng câu hỏi
Là phương pháp phỏng vấn viết được thực hiện cùng lúc nhiều người theo một
bảng câu hỏi in sẵn. Các bước thực hiện:
- thiết kế bảng câu hỏi: Hình thành hệ thống câu hỏi phù hợp cả về cấu trúc, thời
gian với đối tượng người dân địa phương
- Điều tra thử: phân tích kết quả về cầu trúc và nội dung bảng hỏi. trên cơ sở đó điều
chỉnh lại cho phù hợp.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để mô tả số liệu thu thập về hiện trạng phát triển du lịch
sinh thái, trên cơ sở số liệu đã thu thập được và khảo sát thực tế.


15

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển du lịch
3.1.1. Cù Lao Chàm
a. Lượt khách du lịch
Cù Lao Chàm đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động phát triển du
lịch. Sự gia tăng lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm đã góp phần khơng nhỏ đến sự
phát triển du lịch của địa phương.
500,000
427,560
431,335
415,585
400,931
407,585


450,000
400,000

Lượng khách du lịch

350,000
300,000
232,295

250,000

185,530

200,000
150,000

104,765
100,000
50,000

68,504
46,445
9,002 15,34726,691

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 3.1. Thống kê lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm từ năm 2007 - 2019
Nguồn: UBND xã Tân Hiệp (2020)
Qua kết quả thống kê khách du lịch ở hình 3.1. cho thấy lượng khách du lịch đến

Cù Lao Chàm tăng liên tục qua các năm. Năm 2015 tổng lượng khách tham quan Cù
Lao Chàm đạt 400.931 lượt khách tăng gấp 2 lần so với năm 2014 và tăng gấp 15 lần
so với năm 2009 ( được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ). Với
đặc điểm nổi bật về thiên nhiên và văn hóa của địa phương đã thu hút lượng khách lớn
đến với Cù Lao Chàm. Năm 2015 lượng khách đến Cù Loa Chàm tăng mạnh, lượng
khách lớn gây áp lực lên cho Cù Lao Chàm về nước dung và lượng rác thải lớn, sẽ làm
giảm đa dạng sinh học để phục vụ nguồn thức ăn cho du lịch.
Năm 2017 lượng khách du lịch có xu hướng giảm so với năm 2016 giảm 23.750
lượt khách. Bởi vì năm 2016 thành phố Hội An đã ban hành nghị quyết chuyên đề về
Cù Lao Chàm, quy định chỉ được đưa 3000 khách ra Cù Lao Chàm đồng thời quy định
doanh nghiệp vận tài khơng quay đầu.
b. Đóng góp GDP địa phương


16
Cù Lao Chàm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, và cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc như rạn san hô, rừng đặc dụng, bãi biển đẹp. Đây chính là những
điều kiện thuận lợi để Cù Lao Chàm phát triển du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn với
du khách. Lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm tăng liên tục qua các năm, với sự
phát triển du lịch đã góp phần vào phát triển nền kinh tế ở Cù Lao Chàm. Vào năm
2015 lượng khách du lịch là 400.931lượt khách với doanh thu bán vé tham quan đạt
12,12 tỷ đồng tăng gấp 9,7 lần so với năm 2011 với doanh thu là 1,25 tỷ đồng. Ngành
du lịch đã đóng góp vào sự tăng trưởng GDP địa phương, với tốc độ tăng trưởng bình
quân là 29,9%. Năm 2013 GDP Cù Lao Chàm đặt được 62 tỷ đồng nhưng đến năm
2016 tăng 58 tỷ đồng so với năm 2013 GDP đạt 120 tỷ đồng.
c. Hoạt động du lịch của địa phương
Với những thắng cảnh thiên nhiên và bãi biển, rạn san hô đặc sắc. Du lịch Cù Lao
Chàm phát triển thu hút lượng lớn khách du lịch. Cùng với sự phát triển du lịch của địa
phương thì cũng hình thành nhiều loại hình du lịch được hình thành để phục vụ nhu
cầu của du khách đến với Cù Lao Chàm.

Một số hoạt động của khách du lịch khi đến Cù Lao Chàm: Như tham quan tìm
hiểu lịch sử văn hóa với những điểm đến mang lịch sử của địa phương (giếng cổ, chùa
Hải Tạng, miếu tổ nghề yến, Lăng ông ngư), với các lễ hội của địa phương (lễ hội cầu
ngư vào 3-4 tháng 4 âm lịch, lễ giỗ tổ nghề yến vào mùng 9-10 tháng 3 âm lịch). Loại
hình du lịch cộng đồng du khách tham gia cùng cộng đồng vào các hoạt động trải
nghiệm cuộc sống của người dân ở đây như câu cá, tham gia đêm hội Cù Lao vào tối
thứ 7. Và các hoạt động du lịch biển lặn ngắm san hô, hoạt động vui chơi giải trí trên
biển. Với điều kiệu thiên nhiên hoang sơ đa dạng sinh học thì loại hình nghiên cứu
khóa học cũng được phát triển mạnh ở địa phương.
Du lịch Cù Lao Chàm thu hút khách du lịch. Hoạt động du lịch phát triển làm tăng
trưởng kinh tế của địa phương. Cũng như thu nhập của cộng đồng với những điều này
đã làm thay đổi cơ cấu phân phối lực lượng ở ngành nghề cũng thay đối của năm 2012
so với năm 2015.

2019

2012
30,11
%

20,27%

69,89
%

79,73%

Nông - Lâm Ngư
TM - DV - DL


Hình 3.2. Biểu đồ về sự thay đổi phần trăm người dân tham gia trong ngành nghề ở
Cù Lao Chàm
Qua phân tích các cơ sở dữ liệu về phần trăm người dân tham gia trong các ngành
nghề cho thấy lực lượng lao động tham gia vào TM – DV – DL tăng đáng kể. Từ
30,11% năm 2012 tăng lên thành 79,73% năm 2019 tăng 49,62%. Bên cạnh đó, sự


×