Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm đặc trưng của khu hệ cá rạn san hô tại khu bảo tồn biển cù lao chàm Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 93 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




VŨ QUYẾT THÀNH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM ðẶC TRƯNG
CỦA KHU HỆ CÁ RẠN SAN HÔ TẠI KHU BẢO TỒN
BIỂN CÙ LAO CHÀM - QUẢNG NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số : 60.62.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN







HÀ NỘI -2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i


LỜI CAM ðOAN

Tôi là Vũ Quyết Thành, học viên lớp cao học Nuôi trồng Thủy Sản
K20 mã số 60.62.03.01 tại trường ðại Học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin cam ñoan: Các kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Nông
nghiệp này là do tự bản thân tôi làm ra trên cơ sở các số liệu do chính bản
thân thu thập ñược, các số liệu tham khảo khác sử dụng trong báo cáo này
thuộc bản quyền của tác giả và ñược trích dẫn minh bạch. Kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng lặp và ñảm bảo tính mới, theo ñúng nội dung của ñề
cương mà hội ñồng ñào tạo sau ñại học giao cho.
Hà Nội, ngày…. tháng … năm 2013
Học Viên


Vũ Quyết Thành










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn ñược sự giúp ñỡ của thầy cô, cơ quan, gia ñình, bạn bè
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân ñã tận tình giúp ñỡ từ những bước
ñi ñầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Thầy ñã luôn ủng hộ, ñộng viên và hỗ trợ
những ñiều kiện tốt nhất ñể tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn ñến phòng Hợp tác Quốc tế và ðào tạo
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và Trường ðại Học Nông nghiệp Hà
Nội, ñã ñịnh hướng và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin ñược gửi
lời cám ơn sâu sắc ñến thầy cô trong hội ñồng bảo vệ ñề cương, tiến ñộ, thông
qua, ñã ñóng góp rất nhiều ý kiến thiết thực ñể tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh ñạo Trung tâm Nhiệt ñới
Việt Nga ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ tôi trong thời gian học tập
và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn ñến các chuyên gia Nga Boris Sienko,
Britaev Temir, Savinkin Oleg ñã hướng dẫn, ñóng góp ý kiến quý báu cho
luận văn. Lời cảm ơn ñến ñồng chủ nhiệm ñề tài, các thành viên thực hiện ñề
tài E 3.4 của Trung tâm Nhiệt ñới Việt Nga.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia
ñình ñã luôn ở bên cạnh, ñộng viên về tinh thần ñể tác giả vững tâm hoàn
thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày…. tháng … năm 2013
Học Viên

Vũ Quyết Thành


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….v
Danh mục hình……………………………………………………………….vi
Danh mục ảnh……………………………………………………………….vii
Danh mục viết tắt………………………………………………………… viii
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁ RẠN SAN HÔ 5
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.1 Hệ thống phân loại cá rạn san hô 5
1.1.2 Nghiên cứu về quan hệ giữa cá rạn san hô và san hô 5
1.1.3 Nghiên cứu ñánh giá trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác 7
1.1.4 Sự thay ñổi của quần xã cá rạn theo cấu trúc nền ñáy rạn san hô 8
1.1.5 Sự tác ñộng của yếu tố thời gian ñến quần xã cá rạn san hô 9

1.1.6 Tác ñộng của tự nhiên và con người ñến rạn san hô 11
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 13
1.3 ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên vị trí nghiên cứu 19
1.3.1 ðặc ñiểm vị trí ñịa lý, dân cư 19
1.3.2 ðặc ñiểm tự nhiên 20
CHƯƠNG II : ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1 ðối tượng nghiên cứu 24
2.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp khảo sát ngoài hiện trường 24
2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Cấu trúc nền ñáy, ñộ phủ, hình thái rạn san hô 31
3.1.1 Cấu trúc nền ñáy, cảnh quan theo ñộ sâu. 31
3.1.2 ðộ phủ của san hô sống 35
3.2 Cấu trúc khu hệ cá rạn san hô 36
3.2.1 Thành phần loài 36
3.2.2 Mức ñộ tương ñồng về thành phần loài khu hệ với một số vùng rạn san
hô khác của Việt Nam
38
3.2.3 Biến ñộng thành phần loài cá rạn san hô trên các mặt cắt 40
3.2.4 Thành phần loài của một số họ chiếm ưu thế 42
3.2.5 So sánh thành phần loài cá tại Cù Lao Chàm với thành phần cá rạn san

hô trên thế giới
44
3.2.6 So sánh số lượng loài cá rạn sa hô tại Cù Lao Chàm với một vài khu
vực khác ở Việt Nam
45
3.2.7 Phân bố thành phần loài và biến ñộng mật ñộ theo sinh cảnh 46
3.2.8 Mối tương quan giữa một số yếu tố trong cấu trúc rạn san hô và cá rạn 47
3.2.9 Tiềm năng sử dụng nguồn lợi cá rạn san hô 50
3.2.10 Phân bố theo vùng ñịa lý 49
3.3 Mô tả một số loài cá rạn san hô thường gặp ở Cù Lao Chàm 52
KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1 Một số chỉ số môi trường tại Cù Lao Chàm 22
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng rạn san hô 26

Bảng 3.1 Chỉ số ñộ phủ của một số yếu tố nền ñáy 32
Bảng 3.2 Số lượng thành phần loài cá rạn san hô tại Cù Lao Chàm 36
Bảng 3.3 Một số loài bắt gặp nhiều trên các mặt cắt 42
Bảng 3.4 So sánh thành phần loài cá rạn san hô chiếm ưu thế của Cù Lao
Chàm với thành phần loài ñã xác ñịnh trên thế giới 44
Bảng 3.5 Mật ñộ cá thể của một số loài ghi nhận tại sinh cảnh mặt bằng rạn
và sườn dốc rạn
47
Bảng 3.6 Mức ñộ quan hệ giữa các yếu tố nền ñáy và một số loài cá rạn 48
Bảng 3.7 Phân bố theo vùng ñịa lý 52


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG
Hình 2.1 Vị trí khảo sát cá rạn san hô 24
Hình 3.1 Hình thái rạn san hô theo ñộ sâu 33
Hình 3.2 ðộ phủ san hô sống tại KBTB Cù Lao Chàm 36
Hình 3.3 So sánh biến ñộng số lượng loài giữa các năm 37
Hình 3.4 ðộ phủ san hô mềm (SC) tại Cù Lao Chàm 38
Hình 3.5 So sánh mức ñộ tương ñồng thành phần loài cá RSH giữa Cù
Lao Chàm và một số vùng rạn san hô khác 39
Hình 3.6 Thành phần loài cá RSH trên các mặt cắt 40
Hình 3.7 Mối tương quan giữa ñộ phủ san hô sống và sự ña dạng vể
thành phần loài cá RSH

41
Hình 3.8 Số lượng thành phần loài các họ cá rạn chiếm ưu thế 43
Hình 3.9 So sánh số lượng thành phần loài cá rạn san hô với một vài
khu vực khác ở Việt Nam.
45
Hình 3.10 Mối tương qua giữa một số yếu tố cơ bản trong cấu trúc rạn
san hô và một số loài cá rạn
50
Hình 3.11 Phân chia nguồn lợi cá RSH dựa vào giá trị sử dụng 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC ẢNH

STT TÊN ẢNH TRANG
Ảnh 2.1 Trải dây mặt cắt khảo sát ngoài thực ñịa 25
Ảnh 3.1 ðới mặt bằng rạn 34
Ảnh 3.2 ðới sườn dốc rạn 35
Ảnh 3.3 Hai loài có nguy cơ tuyệt chủng cao 37
Ảnh 3.4 Cephalopolis boenak (Bloch, 1790) 52
Ảnh 3.5 Epinephinus tauvina (Forsskal, 1775) 54
Ảnh 3.6 Chaetodon wiebeli ( Kaup, 1863) 55
Ảnh 3.7 Sagocentron rubrum (Forsskal, 1775) 56
Ảnh 3.8 Cheilodipterus quinquelineatus (Cuvier, 1828) 57
Ảnh 3.9 Siganus virgatus (Valenciennes, 1835) 58
Ảnh 3.10 Abudefduf bengalensis (Bloch, 1787) 59
Ảnh 3.11 Dascyllus trimaculatus (Rüppell, 1829) 60











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Kí tự viết tắt Nghĩa
1 DEPTH ðộ sâu
2 Habitats Sinh cảnh
3 HC ðộ phủ san hô cứng
4 IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
5 KBTB Khu bảo tồn biển
6 RC Nền ñáy là ñá tảng
7 RSH Rạn san hô
8 SC ðộ phủ san hô mềm
9 SH ðộ phủ san hô sống
10


11
UNESSCO

BQL
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc
Ban quản lý
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU
Cá rạn san hô xuất hiện sớm và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hệ
sinh thái biển. Do thời gian xuất hiện và trải qua thời gian dài thích nghi cùng
với nhiều sự biến ñổi của tự nhiên nên các loài cá này ñã tích lũy ñược những
ñặc ñiểm di truyền và tập tính sống riêng nên ñã phân hóa cá rạn thành những
quần xã có ñặc ñiểm sinh thái ñặc trưng và có quan hệ mật thiết với rạn san
hô. Cá rạn san hô là một trong những sinh vật quan trọng ñối với sự cân bằng
của hệ sinh thái rạn san hô trong ñó có một số loài cá mang tính chỉ thị mức
ñộ ña dạng của rạn san hô. Ngoài ra cá rạn san hô có giá trị kinh tế cao ñem
lại thu nhập lớn cho người dân ven biển. Tuy nhiên, hiện nay cá rạn san hô
ñang bị ñe dọa nghiệm trọng do khai thác bừa bãi, nuôi trồng thủy hải sản
không bền vững dẫn ñến suy giảm về thành phần loài, môi trường sống.
Mặc dù tổng diện tích các rạn san hô chỉ chiếm ít hơn 0,2% diện tích
bề mặt của ñại dương, tương ñương với khoảng 4% diện tích ñất canh tác trên
toàn thế giới, nhưng các rạn san hô ñóng vai trò là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi,
nơi sinh cư của hơn 1/4 loài cá biển ñược biết ñến. Cho ñến ngày nay, khoảng
4000 loài cá và 800 loài san hô tạo rạn ñã ñược phân loại và ghi nhận trên tất
cả các vùng biển Hàng triệu loài các sinh vật khác sống cố ñịnh trong rạn

hoặc trong vòng ñời của chúng có liên quan tới hệ sinh thái vùng rạn san hô.
Trên quy mô toàn cầu thì khoảng 1/5 nguồn dinh dưỡng ñạm ñộng vật mà
con người hàng ngày ñang tiêu thụ có nguồn gốc từ biển. Giá trị kinh tế từ
việc khai thác ñánh bắt hải sản trên thế giới hàng năm vào khoảng 50 ñến 100
tỷ USD, lợi nhuận ròng thường xuyên của nghề cá rạn san hô các nước ðông
Nam á ước lượng là 2,4 tỷ USD/năm (Spalding và cộng sự, 2001).
ðặc ñiểm sinh thái của rạn san hô hết sức quan trọng ñặc biệt một số
loài cá rạn rất nhạy cảm với sự thay ñổi của các yếu tố môi trường, nên chúng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

ñược coi như nhóm sinh vật chỉ thị gián tiếp cho sức khỏe của hệ sinh thái
(Michael, 1998) . Nhiều nhóm cá rạn san hô có giá trị kinh tế cao ñã và ñang
mang lại nguồn thu nhập ñáng kể cho hàng triệu ngư dân ven ñảo, ñặc biệt là
các các quốc gia biển ñảo như Srilanka, Indonesia, Philippin. Lợi nhuận trung
bình thu ñược riêng từ thị trường xuất nhập khẩu cá rạn trên thế giới lên tới
2,4 tỷ USD/năm, giá trị của nhiều loài cá cảnh có thể lên tới 300-500
USD/con (Lauretta, 2002).
Vùng biển Việt Nam hiện ñã thống kê ñược hơn 2000 loài cá, trong ñó
khoảng 635 loài thuộc nhóm cá sống gắn bó vòng ñời trong rạn. Tại khu bảo
tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm nghiên cứu của ðỗ Văn Khương (2007) ñã
xác ñịnh thành phần loài cá rạn san hô tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
gồm 104 loài 64 giống, 31 họ.
Trong những năm gần ñây do gia tăng cường lực khai thác, các phương
pháp khai thác mang tính hủy diệt ñã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi
cá rạn san hô, phá hủy quan hệ bền vững giữa cá rạn và rạn san hô. Tại Khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm môi trường sống của rạn san hô còn bị ảnh hưởng
do du lịch và ô nhiễm do chất thải dân sinh.


ðề tài : “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm ñặc trưng của khu hệ cá
rạn san hô tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam” là rất cần

thiết nhằm bổ sung thông tin khoa học về khu hệ cá rạn san hô tại Khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm, góp phần cải thiện quá trình quản lý và sử dụng
nguồn lợi cá rạn san hô theo hướng bền vững.
- Mục tiêu
Xác ñịnh ñược ñặc ñiểm ñặc trưng của khu hệ (thành phần loài, một vài
ñặc ñiểm phân bố, mối tương quan một số loài cá trong rạn san hô với các yếu tố
nền ñáy, mô tả một số loài cá trong rạn san hô) của quần xã cá rạn san hô khu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

bảo tồn biển Cù Lao Chàm và mức ñộ tương ñồng thành phần loài cá rạn san hô
khu vực nghiên cứu với các khu vực cá rạn san hô khác của Việt Nam.
- Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu ñặc ñiểm khu hệ (thành phần loài, ñặc ñiểm phân bố) của
khu hệ cá rạn san hô ở khu vực nghiên cứu
+ Mô tả một số loài cá rạn san hô thường gặp ở khu vực nghiên cứu
+ Xác ñịnh mối tương quan giữa một số loài cá rạn san hô với các yếu
tố nền ñáy trong rạn
+ So sánh mức ñộ tương ñồng của quần xã cá rạn san hô vùng biển khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm với một số rạn san hô ở các vùng biển khác của
Việt Nam.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần nghiên cứu hoàn thiện hơn về quần xã cá
rạn ở vùng biển Cù Lao Chàm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cần thiết phục

vụ cho việc qui hoạch, quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá rạn
san hô. Bổ xung 39 loài mới vào danh mục cá rạn san hô của ðỗ Văn
Khương (2007). Xác ñịnh các mối tương quan giữa một số nhóm cá chủ ñạo
trong rạn san hô với cá yếu tố nền ñáy. Trong ñó sự tồn tại của các tập ñoàn
san hô cứng mang ý nghĩa quyết ñịnh. Sử dụng chỉ số Sorensen ñể ñánh giá
sự tương ñồng thành phần loài với vùng rạn Vịnh Bắc Bộ, Trung và Nam bộ.
Kết quả cho thấy, khu hệ cá của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có sự khác
biệt rõ ràng với vùng rạn san hô Bạch Long Vĩ và gần gũi hơn so với vùng
rạn san hô Nha Trang và Côn ðảo. Mô tả 8 loài thuộc 3 nhóm cá có ý nghĩa
cho công tác nhận biết hình thái của các loài chịu áp lực khai thác và những
loài ñại diện cho rạn san hô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần ứng dụng
cho công tác bảo tồn ña dạng sinh học, phát triển nguồn lợi nhóm cá rạn san
hô. ðiều này sẽ có tác ñộng tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế vùng biển
ñảo. Giải quyết một số vấn ñề xã hội như nâng cao nhận thức cộng ñồng
trong việc cùng tham gia bảo vệ, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi
sinh vật biển nói chung và nguồn lợi nhóm cá rạn nói riêng.


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁ RẠN SAN HÔ
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan ñến cá
rạn san hô (RSH). Trong ñó các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu bao gồm:
1.1.1 Hệ thống phân loại cá rạn san hô
Kết quả nghiên cứu kết hợp giữa mô tả hình thái bên ngoài và giải
phẫu bên trong ñã xây dựng ñược nhiều khóa ñịnh loại hoàn thiện. Tiêu biểu
là một số công trình của Randall JE, Allen và Steene (1997), Froese R và
Pauly D (2004), Humann và Deloach (1993), Michael (1998) , Lieske và
Myers (2001), Nakabo (2002), Allen, Humann và Deloach (2003). Các hệ
thống phân loại này ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Về ña dạng sinh học và số lượng thành phần loài cá rạn, Lieske và
Myer (2001) ñã tổng hợp thống kê trên thế giới có trên 4000 loài. Thành
phần loài phong phú có thể kể ñến: Indonesia (1.920 loài), Úc (1.872 loài),
Philippines (1.693 loài), tiếp theo ñó là Papua New Guinea, Nhật Bản, ðài

Loan ñều ghi nhận trên 1.000 (Froese và Pauly, 2006) .
1.1.2 Nghiên cứu về quan hệ giữa cá rạn san hô và san hô
Rạn san hô và cá rạn có sự quan hệ mật thiết, mang tính sống còn. Sự
suy giảm về thành phần loài, ñộ phủ của RSH sẽ dẫn ñến suy giảm thành
phần, mật ñộ cá RSH. Trong một thời gian tương ñối ngắn (tính theo tuần,
tháng) sự ảnh hượng này rõ nét nhất lên hoạt ñộng sinh lý và sinh sản
(Pratchett, 2004). Tác ñộng trong dài hạn (tính theo năm) làm suy giảm lớn
về sự phong phú và ña dạng sinh học của các loài cá RSH (Wilson, 2006).
Sona năm 1987 thống kê số lượng loài bị suy giảm thông qua số liệu tổng
hợp từ các nghiên cứu dựa vào dựa vào cộng ñồng. Ông ñã ghi nhận sự ña
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

dạng sinh học của quần xã cá rạn bị giảm khoảng hai phần ba sau khi RSH bị
tẩy trắng. Tuy nhiên, số lượng suy giảm này chưa phản ánh ñầy ñủ. Một số
loài cá nhỏ thường không thể thống kê ñược trong các nghiên cứu chỉ dựa
vào cộng ñồng ( Wilson và cộng sự, 2006 ). Cá RSH cũng bị chi phối bởi qui
luật phân bố của sinh vật và hiển nhiên chịu sự tác ñộng của môi trường. Một
ñặc ñiểm dễ thấy của sinh vật là tính thích nghi, nó ñược thể hiện bằng khả
năng phân bố và phát triển mạnh khi ñiều kiện môi trường thuận lợi và ngược
lại, các quần thể sẽ suy giảm thậm chí tuyệt diệt khi môi trường sống chuyển
dần sang bất lợi. Khi ñó, các cá thể trong quần thể có thể chết hoặc di cư ñến
vùng khác có ñiều kiện tốt hơn (Hallacher, 2003).
Các kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: mật ñộ và sự phong phú của
quần xã cá rạn có liên quan mật thiết với cấu trúc hệ sinh thái RSH như ñộ
phủ của san hô sống (Gomez và Alcala, 1984), dạng sống của san hô
(Hallacher, 2003) và cấu trúc các ñới rạn (Debeaufort và Chapman, 1951).
Ngoài ra, ñối với các vùng RSH ở vùng nước ấm và nông, biến ñộng nguồn

lợi cá RSH còn phụ thuộc vào các yếu tố vật lý như thủy triều, thức ăn, ñộ
mặn, trầm tích, dòng chảy, v.v . Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại có kết quả
nghiên cứu (Eschmeyer, 1998) cho rằng, mức ñộ phong phú của một số nhóm
loài cá rạn lại không phục thuộc vào cấu trúc hệ sinh thái rạn, do các nhóm cá
này chỉ ăn một số loài thực vật hoặc ñộng vật nhất ñịnh trong vùng RSH.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp các nguồn số liệu trong nhiều
năm, các nghiên cứu của Sale (1991) ñã ñi sâu phân tích khá ñầy ñủ các ñặc
ñiểm sinh thái học của cá RSH như: mối quan hệ giữa quần xã cá RSH và
quần xã sinh vật sống trong vùng rạn, ổ sinh thái, tính cạnh tranh về thức ăn
và nơi sống, ña dạng loài về hình thái và màu sắc, giải thích sự tiến hóa và
ñặc tính thích nghi sinh thái, cấu trúc tuổi, ñặc trưng phân bố và phát tán của
ấu trùng cá RSH.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

1.1.3 Nghiên cứu ñánh giá trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác
Trữ lượng và khả năng khai thác cá rạn ñã ñược nhiều nước trên thế
giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu với qui mô ñiều tra ñược thực hiện trên
các vùng rạn nhỏ từ vài km
2
(như ở ñảo Samoa-Philippines), ñến vài trăm
km
2
(như ở Java-Mauritus) và thậm chí hàng trăm ngàn km
2
(như tại
Bahamas-Cuba) (Gomez và Alcala, 1984). Tại Mexico, ñánh giá trữ lượng cá
rạn còn ñược ñưa vào thành một chương trình thường liên nhằm giám sát

biến ñộng trữ lượng nguồn lợi cá rạn làm cơ sở cho việc ñề xuất ñiều chỉnh
các biện pháp quản lý phù hợp. Năm 1999 các chuyên gia về ñánh giá nguồn
lợi cá rạn tại Mexico khuyến cáo sản lượng khai thác tối ña cho phép khoảng
1.250 – 1.920 tấn/năm, nhưng ñến năm 2000 chỉ khuyến cáo khai thác tối ña
khoảng 1.130-1.590 tấn/năm nhằm duy trì bền vững số lượng quần thể ngoài
tự nhiên. Như vậy, việc kiểm soát sản lượng khai thác ñược thực hiện thông
qua việc ñịnh mức khai thác hợp lý. Cho ñến nay, chương trình ñánh giá biến
ñộng trữ lượng nguồn lợi cá RSH thường niên cũng ñã ñược nhiều nước trên
thế giới áp dụng như Úc, Philippin, Indonesia, Cu Ba nhằm mục ñích quản
lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cá RSH.
Phương pháp ñánh giá trữ lượng cá RSH hiện nay ñang ñược sử dụng
rộng rãi và có ñộ tin cậy cao là phương pháp lặn quan sát trực tiếp dưới nước
theo các mặt cắt nghiên cứu (500 m
2
), kết hợp với máy quay phim và chụp
ảnh (English và cộng sự, 1997). Những năm trước, việc ñánh giá trữ lượng cá
rạn trên thế giới còn gặp khó khăn do việc xác ñịnh diện tích phân bố của cá
và RSH. Các kết quả ước tính diện tích phân bố rạn có sự dao ñộng rất lớn từ
255.000 - 600.000 km
2
(Lauretta và Spalding, 2002), lên tới 1.432.000 km
2

(Bryant và Burker, 1998). Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công
nghệ chụp ảnh viễn thám Ikonos, có ñộ phân giải 7 phổ màu và có thể xuyên
tới sâu trên 20 m nước, việc giải ñoán ñể xác ñịnh diện tích phân bố RSH ñã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8


trở nên thuận lợi và tin cậy hơn. Nhiều nước ñã ứng dụng ảnh vệ tinh trong
nghiên cứu RSH như ở French Polynesia (Clarke, 2001) hoặc ở Hawaii,
Florida (Mỹ), ðặc biệt là trong thời gian gần ñây, NASA phối hợp với các tổ
chức phi chính phủ như Reef Check, Reef Base, UNEP, NOOA ñang tiến
hành một chương trình xây dựng bản ñồ phân bố RSH toàn cầu.
Do giá trị kinh tế và nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng, việc khai thác
quá mức nguồn lợi cá rạn ở nhiều nơi ñã và ñang rất phổ biến, ñặc biệt là hiện
trạng khai thác bằng các ngư cụ có tính hủy diệt và kém bền vững như dùng
chất ñộc xyanua, chất nổ, làm cho nguồn lợi cá rạn có xu hướng suy giảm ở
nhiều vùng rạn trên thế giới (Hobson, l978), nguồn lợi của nhiều loài cá có
giá trị kinh tế cao, có giá trị làm cảnh ñang có xu hướng suy giảm rõ rệt và có
nguy cơ bị ñe dọa, tuyệt chủng (Allen, l997).
1.1.4 Sự thay ñổi của quần xã cá rạn theo cấu trúc nền ñáy rạn san hô
Từ trước ñến nay, ñã có nhiều nghiên cứu về quan hệ giữa ñộ phủ của
rạn san hô với thành phần, mật ñộ của các loài cá RSH sống gắn liền với
RSH. Luckhurst (1987) ñã cho rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận
giữa cấu trúc phức tạp của nền ñáy rạn và ñộ giàu có về thành phần loài
(species richness) cá rạn. Ở một số ñối tượng như nhóm cá dữ và nhóm cá di
cư mối tương quan giữa ñộ phong phú (abundance) của cá và cấu trúc nền
ñáy là thấp, ngược lại với các nhóm cá sống ổn ñịnh ở trong rạn san hô thì lại
có mối tương quan trặt trẽ với cấu trúc của nền ñáy. Carpenter và cộng sự
(1981) cho rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa ñộ phong phú về thành phần
loài cá với thành phần các dạng sống nền ñáy của hệ sinh thái rạn san hô.
Các rạn san hô càng có cấu trúc phức tạp, càng có khả năng cung cấp nhiều
sinh cảnh nhỏ là nơi sinh cư cho cá. Gomez và cộng sự (1988) ñã phát hiện
ñộ phủ san hô là một trong những yếu tố hữu sinh có tính quyết ñịnh tới cấu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



9


trúc quần xã cá thông qua việc ñảm bảo nguồn cung cấp thức ăn. Số lượng
hay kích thước của hang hốc trong rạn san hô là những ñặc ñiểm ñể ñánh giá
hay dự ñoán về mức ñộ giàu có về thành phần loài và trữ lượng của nhóm cá
rạn sống cố ñịnh. Mật ñộ cao của các cá thể cá thuộc nhóm cá ăn thực vật
trong hệ sinh thái rạn san hô có thể ñược lý giải bởi sự ña dạng trong cấu trúc
nền ñáy, ñặc biệt là diện tích của các hang hốc trong rạn.
ðộ phủ của RSH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sự phân bố và
mật ñộ của cá RSH. Tuy nhiên, ñối với một số nhóm cá riêng biệt thì lập luận
này không phải lúc nào cũng chính xác. Năm 1985, khi nghiên cứu về nhóm
cá bướm (Chaetodontidae), tác giả Bell và cộng sự (1985) cho rằng, trong rất
nhiều rạn san hô có ñộ phủ cao, nhưng ñộ phong phú về mật ñộ cá thể và
thành phần loài của nhóm cá này lại không phải lúc nào cũng có tỷ lệ thuận
với ñộ phủ san hô (ñã ngoại trừ các yếu tố tác ñộng nhân tạo).
Trong rạn RSH ñược chia ra nhiều ñới khác nhau, quần xã cá RSH
chịu tác ñộng phân bố theo các ñới này, các ñới rạn . Khi nghiên cứu về quần
xã cá rạn san hô ở khu vực Polynesia, Galzin và Legendre (1987) ñã xác
ñịnh ñược 4 kiểu tập hợp của quần xã cá rạn và có liên quan chặt chẽ với
thay ñổi về cấu trúc hình thái của các kiểu rạn như rạn riềm, lagun, mặt bằng
rạn và sườn dốc rạn. Letourneur và cộng sự (2000), khi nghiên cứu về phân
bố của quần xã cá rạn ở vùng biển New Caledonian kết luận: “Sự phân bố
của quần xã cá rạn san hô không có sự ñồng nhất giữa 3 kiểu rạn (ran chắn,
rạn nền và rạn riềm) trong ñó vùng rạn chắn có sinh khối và trữ lượng cao
hơn so với vùng rạn nền và rạn riềm”.
1.1.5 Sự tác ñộng của yếu tố thời gian ñến quần xã cá rạn san hô
Nghiên cứu cấu trúc, mật ñộ của hệ sinh thái RSH thay ñổi theo thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



10

gian có ý nghĩa rất lớn ñối với việc khai thác và quản lý nghề cá:
Vấn ñề thay ñổi quần xã cá RSH theo thời gian ñược rất nhiều các tác
giả quan tâm và nghiên cứu. Những nghiên cứu ñó cho thấy có sự thay ñổi
của quần xã cá rạn theo thời gian (Sadovy, 1996). Sadovy và Domeier,
(2005) nghiên cứu rất sâu về quần xã cá rạn san hô chịu chi phối bởi các yếu
tố di cư trong mùa sinh sản, tìm thức ăn theo mùa, nguồn thức ăn sẵn có cố
ñịnh và sự bổ xung thức ăn, cá thể mới theo mùa. Nghiên cứu về sự thay ñổi
thành phần loài và những biến ñổi của quần xã cá RSH theo chu kỳ ngày ñêm
phải kể ñến nghiên cứu của Travers (2006).
Nghiên cứu về sự biến ñộng về mật ñộ, số lượng loài và trạng thái
cân bằng trong quần xã cá rạn theo mùa tại rạn san hô Hanalci (Hawaii),
Frieñlandr và Parrish (1998) ñã kết luận có sự biến ñộng lớn về thành
phần loài và sự cân bằng trong quần xã rạn san hô theo mùa. Trong ñó, vào
mùa ñông, mức ñộ ña dạng loài, mật ñộ và trạng thái cân bằng trong quần xã
là thấp nhất. Các vùng nước sâu, nền ñáy có cấu trúc phức tạp nhiều hang
hốc thì có số lượng loài, mật ñộ, tính ña dạng loài và mức ñộ cân bằng trong
quần xã cao hơn. Các khu vực ít sóng, gió thường có sự ổn ñịnh về mật ñộ và
số lượng loài.
Letourneur (1996) lại có nghiên cứu về sự biến ñộng của khu hệ cá RSH
theo chu kì theo tháng. Ông ñã ghi nhận sự biến ñộng ñộ giàu có về loài và
mật ñộ cá rạn theo chu kỳ trăng trong tháng, giữa các tháng trong năm. Theo
chu kỳ trăng, những biến ñộng ñó thường có xu hướng cao về mật ñộ,
thành phần loài vào thời kỳ trăng tròn và thấp vào thời kỳ trăng non. Giữa
các tháng trong năm thì cao nhất vào khoảng tháng 4, 5 và thấp nhất vào
tháng 8. Về một số họ cá ñặc trưng cho RSH thì mức ñộ ña dạng (H’) của
loài cá thia (Plectroglyphidodon dickii), cá bàng chài (Stethojulis
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



11

albovittata), cá ñuôi gai (Ctenochaetus striatus), cá mú (Epinephlus merra)
trong mùa hè cao hơn so với các mùa khác.
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho thấy sự biến ñộng của quần
xã cá rạn theo thời gian là rất ít do chúng hầu như là ít di chuyển, ngoại
trừ một số loài có khả năng di chuyển lớn. Nanami và Nishihira (2003) ghi
nhận quần xã cá rạn ít thay ñổi theo thời gian ñối với những vùng rạn nối
tiếp so với các vùng rạn cách ly. Connell và Kingsford (1998) cho rằng
không có sự khác nhau về mức ñộ phong phú của cá rạn giữa các khoảng
thời gian trong ngày hoặc theo chế ñộ triều.
1.1.6 Tác ñộng của tự nhiên và con người ñến rạn san hô
Thị trường tiêu thụ và chơi cá cảnh chủ yếu là Hoa Kỳ, các nước EU,
Hồng Kông, ðài Loan, Trung Quốc. Theo số liệu thống kê từ Hồng Kông,
mặc dù số lượng các nước xuất khẩu cá rạn tới Hồng Kông ngày càng tăng
lên, nhưng sản lượng lại ñang có xu hướng giảm xuống. Năm 1997, sản
lượng cá rạn nhập khẩu của Hồng Kông khoảng 30.000-35.000 tấn/năm (gồm
19 nước), nhưng ñến năm 2000 sản lượng nhập khẩu giảm xuống chỉ còn
khoảng 15.000-20.000 tấn/năm (gồm 29 nước) (IMA, 2001). Trong ñó, thị
trường xuất khẩu cá rạn san hô lớn nhất là Thái Lan chiếm 32% và Trung
Quốc chiếm 28% tổng sản lượng cá rạn xuất khẩu trong khu vực Châu Á
(Allen, 1994).

Sự tác ñộng bởi các yếu tố tự nhiên và con người ñối với quần xã cá
rạn rất ña dạng. Trong ñó, những tác ñộng chủ yếu như khai thác quá mức,
khai thác huỷ diệt, phá huỷ hệ sinh thái, thay ñổi các yếu tố tự nhiên trong
rạn làm ảnh hưởng ñến cấu trúc tổng thể. Những tác ñộng này làm thay ñổi
cấu trúc và chức năng trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần

nhóm loài trong quần xã cá rạn (Bouchon và Harmelin, 1981).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

Tại một số khu vực, việc khai thác quá mức nhóm loài cá ăn ñộng vật
không xương sống như cầu gai ñã làm mất cân bằng trong hệ sinh thái rạn
san hô do thiếu sự cạnh tranh của các nhóm loài sinh vật là ñịch hại của cầu
gai (Mcclanahan, 2001).
Việc khai thác nguồn lợi nhóm cá rạn bằng các hình thức huỷ diệt
(dùng chất nổ, ñiện, xyanua v.v.) ñược sử dụng khá phổ biến (Alcala và
Gomez, 1987). Những phương thức khai thác ñó là nguyên nhân ảnh hưởng
ñến cấu trúc quần xã cá rạn và ñe doạ ñến hệ sinh thái rạn ở nhiều khu vực có
rạn san hô phân bố (Erdmann, 2000). Những tác ñộng sâu xa của các phương
thức khai thác huỷ diệt này là phá huỷ và làm mất nơi cư trú của quần xã cá
rạn từ ñó ảnh hưởng ñến cấu trúc quần xã cá sống trên rạn. Nhiều nghiên cứu
ñã cho thấy, sự suy giảm ñộ phủ san hô và những thay ñổi về nơi sinh cư
(habitats) ñã kéo theo sự suy giảm ñáng kể sự phong phú của quần xã cá rạn
hoặc thậm chí có nguy cơ biến mất của một số nhóm loài ở phạm vi hẹp, ñặc
biệt ñối với những loài cá ăn san hô (ví dụ như những loài cá bướm
Chaetodon spp.) hoặc sử dụng rạn san hô như là nơn trú ẩn (Bryant và
Burke, 1998). Booth và Beretta (2002) khi nghiên cứu những tác ñộng dẫn
ñến hiện tượng tẩy trắng san hô ñã cho thấy: “Sự bổ sung nguồn giống, tính
ña dạng và cấu trúc quần xã cá rạn trong cùng một vùng rạn bị tẩy trắng
thường thấp và kém ổn ñịnh hơn so với trước khi bị tẩy trắng hoặc sau khi
ñược phục hồi qua biến cố tẩy trắng”. Sự suy thoái của các rạn san hô thường
kéo theo sự gia tăng mật ñộ của các nhóm loài cá ăn thực vật và giảm mật
ñộ của nhóm loài ăn ñộng vật và san hô (Ohman và cộng sự, 1998).
Như vậy, trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nhiều khía

cạnh khác nhau trong quan hệ nội tại quần xã cá RSH, Cá RSH với môi
trường, các tác ñộng của con người. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ
yếu ñược thực hiện ở những vùng có ñiều kiện tự nhiên khác nhau do vậy khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

áp dụng vào nghiên cứu cần có tính chọn lọc.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cá RSH có vai trò quan trọng trong nguồn lợi cá biển vì chúng chỉ
phân bố ở các vùng biển nhiệt ñới, nơi có các RSH phát triển. Trên thế giới,
ñã thống kê ñược có khoảng trên 4.000 loài cá RSH (Lieske và Myers, 2001),
trong ñó vùng biển Việt Nam (thuộc vùng biển Thái Bình Dương) ñã thống
kê ñược khoảng 635 loài (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1994).
Tại Việt Nam, mặc dù ñã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan ñến
nhóm cá RSH, nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ thống kê về danh mục
thành phần loài và ñặc ñiểm phân bố tại một số ñảo ven bờ Việt Nam chứ
chưa thực sự nghiên cứu sâu về ñặc ñiểm sinh thái, cấu trúc quần xã, biến
ñộng nguồn lợi, ñánh giá trữ lượng và khả năng khai thác. Ngoài ra, các kết
quả nghiên cứu về cá RSH chủ yếu ñược tổng hợp từ các chương trình ñiều
tra nguồn lợi hải sản nói chung với phương pháp, ñịa ñiểm và thời gian thiếu
ñồng bộ, nên chưa phản ánh ñược ñầy ñủ và cập nhật về hiện trạng nguồn lợi
cá RSH ở vùng biển Việt Nam. Sau ñây là những nghiên cứu nổi bật ñược
thống kê theo thời gian:
Pellgrin, năm 1905 với tài liệu mô tả khoảng 100 loài cá ở vịnh Hạ
Long, có thể ñược coi là công trình nghiên cứu ñầu tiên và RSH biển Việt
nam. Tuy nhiên, hoạt ñộng về ñiều tra nghiên cứu biển có hệ thống về sinh
vật biển nói chung, cá biển nói riêng chỉ có từ khi thành lập Viện Hải dương
học ðông Dương ở Nha Trang vào năm 1922. Từ khi thành lập ñến trước

năm 1945, viện này ñã dùng tàu nghiên cứu De Lancssan ñiều tra sinh vật
biển ( bao gồm cả cá biển) ở vịnh Bắc Bộ, thềm lục ñịa Trung bộ, Nam bộ và
quần ñảo trường sa (Krempf, 1930).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

Sau khi cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc (1954), ñất nước còn bị
chia cắt thành hai miền, nhưng hoạt ñộng ñiều tra nghiên cứu biển vẫn ñược
tiến hành trên cả hai vùng biển phía nam và phía bắc. Ở miền nam, Viện Hải
Dương học Nha Trang có những cuộc khảo sát nhỏ ở vùng ñảo Trường sa và
Hoàng sa, ñồng thời viện Hợp tác với Viện Hải Dương Scripts California và
Sở nghề cá và Hải quân Thái Lan trong khoảng thời gian từ 1959 -1961
trong chương trình NAGA, sử dụng tàu ñiều tra Sranger của Mỹ ñiều tra sinh
vật toàn vùng biển miền nam; chương trình khảo sát nghề cá miền duyên hải
nam Việt Nam trong giai ñoạn 1968-1971 nhằm tìm kiếm thêm ngư trường,
mở rộng khai thác ra vùng khơi biển ñông. J.J Orsi (1974) ñã tập hợp các kết
quả nghiên cứu ñể có ñược danh mục cá biển và cá nước ngọt Việt Nam bao
gồm 1458 loài và phụ thuộc 173 họ.
Ở miền bắc, với sự thành lập một số cơ quan nghiên cứu biển trạm
nghiên cứu biển (1961) thuộc uỷ Ban khoa học Nhà nước, Trạm nghiên cứu
cá biển (1961) thuộc tổng cục Thuỷ sản ñã hợp tác với Trung Quốc trong giai
ñoạn 1959-1965 và Liên Xô giai ñoạn 1960-1961 ñể ñiều tra tổng hợp ñiều
kiện tự nhiên và nguồn lợi cá tầng ñáy và cá nổi vịnh Bắc bộ. Một trong
những kết quả thu ñược trong hai chương trình hợp tác Việt- Trung và Việt-
Xô là ñã lập ñược 02 bản danh sách cá vịnh Bắc bộ gồm 608 loài ( Trần Nho
Xy và Nguyễn Nhật Thi, 1965) và 748 loài (Besednov, 1967). Năm 1971 ,tập
hợp các tư liệu hiện có, Viện Nghiên Cứu biển ñã công bố Danh mục cá Vịnh
bắc bộ bao gồm 961 loài thuộc 457 giống, 162 họ, 28 bộ, trong ñó có khoảng

hơn 400 loài cá RSH.
Sau năm 1975 công tác ñiều tra nghiên cứu biển càng ñược quan tâm
và ñẩy mạnh hơn. Nhiều chương trình nghiên cứu sinh vật biển nói chung và
cá RSH nói riêng ñược thực hiện có kết quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

Tháng 5 năm 1986, Viện Hải Dương học Nha Trang ñã khảo sát các
ñảo Nam yết và Sơn ca bằng tàu HQ-602, chủ yếu nghiên cứu cấu trúc RSH,
sinh thái rạn và thành phần loài cá RSH. Một phần kết quả thu ñược trong
ñợt khảo sát ngày là thành phần cá RSH ñã ñược Nguyễn Hữu Phụng và Bùi
Thế Phiệt (1987) xác ñịnh gồm 43 loài thuộc 21 giống, 15 họ, 9 bộ .
Tháng 6 năm 1988, Viện Hải dương học Nha trang ñã dùng tàu Tân
Bình khảo sát rạn ngầm ñá Lát nghiên cứu cấu trúc rạn, sinh thái RSH, nguồn
lợi cá biển và chim biển.
Tháng 4-5 năm 1989, chương trình biển 48 tiếp tục tổ chức khảo sát
Trường Sa 2 bằng các tàu HQ-602 nghiên cứu vật lý thuỷ văn, ñịa chất ñịa
mạo, hệ sinh thái RSH, nguồn lợi cá, rùa và chim biển ở các ñảo Song Tử
Tây, Phan Vinh, Trường sa và các rạn ngầm ðá Nam, Tốc tan, Vùng Mây…
Kết quả về cá biển của các chuyến khảo sát này ñã ñược Nguyễn Hữu Phụng
(1991) phân tích xác ñịnh ñược 147 loài thuộc 67 giống, 37 họ.
Tháng 4-5 năm 1994, Phân viện Hải Dương học tại Hải Phòng tổ chức
khảo sát các ñảo Nam Yết, Sơn ca, Trường sa và Song tử tây bằng tàu HQ-
653 nghiên cứu nguồn lợi sinh vật trong ñó có bổ sung thêm một số loài cá
RSH. Dựa vào các kết quả thu thập ñược trong các ñợt khảo sát trước, tư liệu
bổ sung của ñợt khảo sát này và tham khảo tư liệu của các tác giả khác,
Nguyễn Hữu Phụng ( 1996) ñã tổng hợp “ Thành Phần loài cá RSH ở quần
ñảo Trường sa” xác ñịnh có 326 loài thuộc 122 giống 44 họ, 13 bộ.

Năm 1996, VN-RP JOMSRE-SCS’96 tiến hành khảo sát cá RSH tại 4
ñảo và rạn ngầm phía bắc quần ñảo Trường sa: Scarborough Soal, Menzies
Reef, Trident Soal và Nares Bank. Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật và tư
liệu thu ñuợc trong ñợt khảo sát ỏ 3 ñảo thuộc quần ñảo Trường sa, Nguyễn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16

Hữu Phụng và cộng sự (1998) ñã công bố danh sách 147 loài thuộc 75 giống,
28 họ và 6 bộ.
Trong những năm 1972-1994, trong khuôn khổ chương trình biển
KT.03, Viện Hải Dương học Nha trang tổ chức thực hiện ñề tài: “ ðặc sản
ven biển KT.03.08”. Một trong những kết quả của ñề tài là xác ñịnh “ Thành
phần loài, phân bố và nguồn lợi cá RSH ở ven biển Việt Nam” do Nguyễn
Hữu Phụng (1994) tổng kết, bao gồm 455 loài thuộc 157 giống, 53 họ, 14 bộ.
Báo cáo cũng ghi nhận tình hình phân bố và khả năng nguồn lợi của cá RSH
trong một số vùng ñảo ven bờ.
Trong những năm 1993-1997, trong khuôn khổ chương trình biển
ðông- Hải ñảo, Viện Nghiên cứu Hải Sản ñã hợp tác với Bộ tư lệnh Hải
quân, Trung tâm khí tượng thuỷ văn biển, Viện Hải Dương học Nha Trang,
Phân viện Hải Dương học tại Hải Phòng và một số cơ quan khác, tổ chức
thực hiện ñề tài “ ðiều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển quần ñảo Trường
sa”, ñã dùng tàu P.Gordienko, A.Sokalski, một số tàu hải quân, các tàu KH-
402, PQ-171, PQ-3820 và 6 tàu BV-7244-TS, tiến hành khảo sát các ñảo
Trường sa, Nam Yết, Sơn Ca, Song tử tây, thuyền chài, các vùng biển phía
bắc, phía tây nam và phía nam quần ñảo trường sa, các vùng biển Trung bộ
và Nam bộ về một số nội dung. Cá RSH là một phần kết quả của ñề tài ñã
ñược Nguyễn Nhật Thi (1997) phân tích xác ñịnh có 414 loài thuộc 138
giống , 46 họ có thể ñây là danh sách ñầy ñủ nhất về RSH vùng biển quần

ñảo Trường sa cho tới lúc ñó.
Năm 1994, Viện Hải dương học Nha trang phối hợp với Quỹ Quốc tế
bảo vệ ñộng vật hoang dã (WWF) tiến hành khảo sát các vùng biển An Thới
(tháng 3), Cù Lao Chàm và bán ñảo Sơn Trà (tháng 4) và côn ñảo (tháng 7)
ñiều tra khu hệ cá RSH trong các vùng biển này. Phân tích dữ liệu thu ñược

×