Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP. Đà Nẵng thông qua bộ tranh theo chủ đề.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-----------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG THÔNG
QUA BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ
Người hướng dẫn khoa học : Th.S Trần Hồ Uyên
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Vân

Lớp

: 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 4/2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài: ...........................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu:....................................................................................2


3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu: .............................................................3

3.1.

Khách thể nghiên cứu: ...............................................................................3

3.2.

Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................3

4.

Gỉa thuyết khoa học: .....................................................................................3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................3

6.

Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................3

7.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................4

7.1.


Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận:.....................................................4

7.2

Phương pháp nghiên cứu cở sở lí luận. .....................................................4

7.3

Phương pháp thực nghiệm ........................................................................4

7.4

Phương pháp đánh giá, xử lí số liệu. .........................................................4

8

Những đóng góp của đề tài............................................................................4

8.1

Về mặt lí luận.............................................................................................4

8.2

Về mặt thực tiễn ........................................................................................4

9

Cấu trúc khóa luận........................................................................................5


PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BỘ TRANH THEO
CHỦ ĐỀ ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
MẦM NON ................................................................................................6
1.

Tình hình nghiên cứu ....................................................................................6


1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................6

1.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...........................................................7

1.3.

Các khái niệm công cụ...............................................................................8

1.4

Những vấn đề chung về GDBVMT cho trẻ MG. ....................................13

1.5

Điều kiện giáo dục bảo vệ môi trường.....................................................15

1.6


Giới thiệu về bộ tranh giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường...........................16

1.7

Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm lĩnh hội tri thức về môi trường xung
quanh của trẻ 4-5 tuổi..............................................................................17

TIỂU KẾT CHƯƠNG I ...........................................................................................20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ
ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON HOA PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG ....................................................21
2.1

Khái quát về trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, TP.Đà Nẵng. .............21

2.2

Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát: ..............................................22

2.3

Nội dung khảo sát. ...................................................................................22

2.4

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................22

2.5


Thực trạng về việc GDBVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm
non Hoa Phượng Đỏ-TP.Đà Nẵng. .........................................................23

2.6 Những yêu cầu để đảm bảo cho việc sử dụng bộ tranh GDBVMT cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non có hiệu quả. ............................................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG II.............................................................................................30
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA
PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG THÔNG QUA BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ. ..........31


3.1 Cơ sở của việc vận dụng bộ tranh của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích để
GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi. ...................................................................31
3.2

Thực nghiệm các kế hoạt hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
4-5 tuổi. ....................................................................................................32

3.3

Phương pháp đánh giá kết quả kiểm tra thực nghiệm ...........................37

3.4

Tiêu chí và thang đánh giá: .....................................................................38

3.5

Kết quả kiểm tra, đánh giá trước TN. ....................................................39


3.6

Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm ..........................................43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................52
1.

Kết luận .......................................................................................................52

2.

Kiến nghị .....................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDBVMT

: Giáo dục bảo vệ môi trường

GV

: Giáo viên

TN

: Thực nghiệm

ĐC


: Đối chứng

CBQL

: Cán bộ quản lí

NXB

: Nhà xuất bản

BVMT

: Bảo vệ mơi tường

GDMT

: Giáo dục môi trường

MG

: Mẫu giáo

MGN

: Mẫu giáo nhỡ

MGB

: Mẫu giáo bé


MTXQ

: Môi trường xung quanh

GDMN

: Giáo dục mầm non

MN

: Mầm non

LQMTXQ

: Làm quen môi tường xung quanh

MĐ1

: Mức độ 1

MĐ2

: Mức độ 2

MĐ3

: Mức độ 3

TP


: Thành phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ về việc GDBVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi.
Bảng 2.2 Mức độ về việc sử dụng tranh, ảnh trong việc GDBVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi.
Bảng 2.3 Các hoạt động có thể sử dụng tranh, ảnh để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.4 Các hình thức có thể sử dụng tranh, ảnh trong việc GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.5 Hiệu quả của việc sử dụng tranh, ảnh để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.6 Số lượng tranh, ảnh hiện có sẵn để sử dụng vào việc GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích để
GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.8 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị
Cẩm Bích cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.9 Mức độ phù hợp sau khi xem bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị
Cẩm Bích để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ hoạt động giáo dục của trẻ.
Hình 3.2 Tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi tham gia các kế hoạch hoạt động
giáo dục BVMT trước TN.
Hình 3.3 Biểu đồ ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục trước TN.
Hình 3.4 Biểu đồ khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ tham gia các kế hoạch
hoạt động giáo dục của trẻ sau TN
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ tham gia kế
hoạch hoạt động giáo dục trước vấu TN của lớp TN.
Hình 3.6 Biểu đồ tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi tham gia các hoạt động
giáo dục BVMT (tiêu chí 2) sau TN

Hình 3.7 Biểu đồ so sánh tính tích cực và thái độ của trẻ trước và sau thực nghiệm
của lớp TN.
Hình 3.8 Ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục sau TN.
Hình 3.9 Biểu đồ ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục sau
TN



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Dựa vào nguồn gốc hình thành xã hội lồi người trên Trái Đất, các nhà khoa
học đã khẳng định rằng: mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có quan hệ mật thiết
với môi trường xung quanh. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản
phẩm của xã hội. Tuy nhiên, con người hoạt động cải tạo thiên nhiên, tạo nên cuộc
sống xã hội, nhưng con người lại luôn luôn chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên,
điều kiện văn hóa dân tộc truyền thống và kinh tế. Môi trường là nơi con người
khai thác nguồn nguyên, vật liệu và năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sản
xuất và cuộc sống như: đất, nước, khơng khí, khống sản và các dạng năng lượng
như củi, gỗ, nắng, gió… Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du
lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất và
không gian bao quanh Trái Đất. [9]
Ngày nay, môi trường trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều vấn đề
bất cập như: đất đai bị xói mịn; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh;
khơng khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng, khối lượng phát sinh và mức
độ độc hại của chất thải ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá
mức, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng, các thảm họa do thiên tai và những
diễn biến xấu về khí hậu tồn cầu đang tăng, các vấn đề này đã và đang gây áp lực
lớn lên tài nguyên và môi trường. Do vậy, việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu,

vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững toàn cầu nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mọi người, là
biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên
nhiên, sống hài hòa với tự nhiên. Bảo vệ mơi trường phải theo phương châm lấy
phịng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường và bảo tồn thiên nhiên
làm mục tiêu hàng đầu. Bảo vệ môi trường là một công việc lâu dài và phải được
quan tâm thường xuyên của các cấp.


2

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non sẽ cung cấp cho trẻ những kiến
thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ nhằm tạo ra
thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với mơi trường xung quanh. Qua đó sẽ hình thành
và phát triển nhân cách của con người, được thực hiện trong một môi trường nhất
định. Giáo dục môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và
điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các
kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì vậy, giáo dục môi
trường đã được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân và cần được bắt đầu ngay từ
tuổi mầm non.[10]
Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo được tiến hành theo quan điểm lồng
ghép vào một số mơn học, từ đó hình thành thái độ tích cực, các định hướng đúng
đắn về môi trường xung quanh. Đồng thời, bước đầu hình thành những năng lực
cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ gìn mơi trường
phù hợp với lứa tuổi.[11]
Sử dụng tranh, ảnh là một trong những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với thế
giới xung quanh một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của trẻ về
mơi trường xung quanh, trên cơ sở đó xây dựng cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
Năm 2012, Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Bích cùng một số tác giả khác đã thực hiện
đề tài và xây dựng được bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường. Hiện

nay, bộ tranh đã được Bộ GD&ĐT xuất bản để phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, tại
các trường Mầm Non ở Thành Phố Đà Nẵng, các giáo viên vẫn chưa vận dụng bộ
tranh này vào trong việc giáo dục môi trường cho trẻ. Nhằm giáo dục môi trường
cho trẻ thông qua những hình ảnh minh họa sinh động để giúp trẻ dễ nhớ, dễ hình
thành các khái niệm về mơi trường hơn, đồng thời có thể đánh giá được hiệu quả
giáo dục mơi trường của bộ tranh đó tại trường Mầm Non Hoa Phượng Đỏ - Thành
Phố Đà Nẵng, tôi lựa chọn đề tài " Đánh giá hiệu quả giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP Đà Nẵng
thông qua bộ tranh theo chủ đề".
2. Mục đích nghiên cứu:


3

Giáo dục môi trường cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm Non Hoa Phượng Đỏ - TP
Đà Nẵng thông qua bộ tranh và từ đó đánh giá được hiệu quả của bộ tranh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường
mầm non Hoa Phượng Đỏ -TP.Đà Nẵng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng bộ tranh để giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường
Mầm Non Hoa Phượng Đỏ- TP Đà Nẵng.
4. Gỉa thuyết khoa học:
Thông qua bộ tranh, với những hình ảnh sinh động, những hành động cụ thể,
thiết thực trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và thể hiện tình yêu thiên nhiên với mọi vật
xung quanh trẻ.
Nếu giáo viên sử dụng tốt bộ tranh giáo dục mơi trường thì sẽ góp phần kích
thích trẻ 4-5 tuổi có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh, và việc
giáo dục trẻ sẽ đạt hiệu quả cao. Đồng thời, giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động

bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường sống tốt và trong lành hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng bộ tranh theo chủ đề nhằm giáo dục
trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
5.2. Nghiên cứu thực trạng vận dụng bộ tranh môi trường để giáo dục trẻ 4-5 tuổi
bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
5.3. Thực nghiệm việc sử dụng bộ tranh môi trường để giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ
môi trường ở trường mầm non.
5.4. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng bộ tranh môi trường để giáo dục trẻ 4-5 tuổi
bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Không gian:
Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP.Đà Nẵng.


4

6.2. Thời gian:
Từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, đánh giá, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể hóa lí thuyết nhằm xây dụng cơ
sở lí luận của đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu cở sở lí luận.
7.2.1 Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại, trị chuyện với giáo viên nhằm mục đích truyền đạt thơng tin, thu
nhận thơng tin từ trẻ, đồng thời kích thích suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc.
7.2.2 Phương pháp anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra các giáo viên ở trường mầm non Hoa Phượng

Đỏ- Thành phố Đà Nẵng để nắm được nhận thức của giáo viên, trong việc giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ, cách thức tổ chức của giáo viên khi vận dụng bộ tranh
để giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non bảo vệ môi trường.
7.3 Phương pháp thực nghiệm
Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trải nghiệm thông qua việc tổ chức các hoạt
động dạy học, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ.
7.4 Phương pháp đánh giá, xử lí số liệu.
Sử dụng cơng thức thống kê tốn học để xử lí số liệu.
8 Những đóng góp của đề tài
8.1 Về mặt lí luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa các cơ sở lí luận về giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo như: môi trường xung quanh, đặc điểm nhận thức của trẻ 4-5 tuổi
về môi trường xung quanh
8.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài thông qua bộ tranh, giáo dục trẻ có ý thức, có suy nghĩ theo hướng tích
cực, từ đó trẻ có thể tham gia vào những hoạt động khơi phục, bảo vệ và giữ gìn mơi


5

trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cho thấy được hiệu quả của
việc sử dụng bộ tranh giáo dục môi trường cho trẻ MG 4 – 5 tuổi tại Trường mầm
non Hoa Phượng Đỏ - Thành Phố Đà Nẵng, để từ đó các giáo viên có thể vận dụng
rộng rãi hơn nhằm giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường.
9 Cấu trúc khóa luận
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận của việc vận dụng bộ tranh theo chủ đề để giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường ở trường Mầm non.
Chương II. Thực trạng về việc vận dụng bộ tranh theo chủ đề để giáo dục môi

trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP.Đà
Nẵng.
Chương III. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP. Đà Nẵng thông qua bộ
tranh theo chủ đề.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TẠI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BỘ TRANH THEO CHỦ
ĐỀ ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Tình hình nghiên cứu
1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới.

Năm 1999, tác giả Kriesberg và Daniel A đã xuất bản cuốn sách tranh về
giáo dục môi trường cho trẻ, cuốn sách này giới thiệu trẻ để tăng sự hứng thú cho
trẻ và những mối quan hệ giữa chúng. Nội dung cuốn sách bao gồm các chương: (1)
“ Sự kì quan của nơi ở” , (2) “ Cái nhìn về nơi ở” , (3) “ Thích nghi với nơi ở”, (4)
,(5) “ Nơi ở của động vật”, (6) “ Nơi ở của cây”, (7) “ Một nơi trong lịch sử”, (8) “
Bảo vệ nơi ở” [7]
Năm 2007, tác giả Danielle M.Zynda đã thực hiện nghiên cứu sách tranh để giáo
dục môi trường cho trẻ, nghiên cứu này phân tích nội dung của các cuốn sách tranh
được lựa chọn để xác định sự phù hợp đối với việc giáo dục môi trường cho trẻ ở độ
tuổi tiểu học. Nghiên cứu này cho thấy, các cuốn sách tranh giáo dục môi trường

được viết theo văn phong bình thường thì khơng thích hợp đối với sự hiểu biết và
nhận thức của trẻ, và xác định rằng các cuốn truyện tranh giáo dục mơi trường lí
tưởng là một cuốn sách tranh chất lượng mà khuyến khích sự đánh giá của thiên
nhiên và các vấn đề môi trường một cách tích cực và thích hợp với sự phát triển. [6]
Năm 2011, tác giả Mubeccel Gonen và Tulin Guler đã xuất bản cuốn sách: Sách
tranh trẻ em, môi trường và vị trí của nó’’. Trẻ em nhận được nhiều thông điệp về
các khái niệm thế giới thực từ sách truyện tranh. Mục đích của nghiên cứu là để
kiểm tra các chủ đề môi trường trong sách truyện tranh cho trẻ 2-12 tuổi, được công
bố tại Thổ Nhĩ Kỳ. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong đề tài
này. 80 sách truyện tranh được xuất bản từ năm 1995 đến năm 2010 đã được lựa
chọn và đánh giá. Theo kết quả phân tích có 80% của những cuốn sách có chủ đề
mơi trường . Những cuốn sách này, đặc biệt có các chủ đề về sự sắp đặt ngăn nắp
(7,5%), mùa (3,8%), khái niệm về bản chất (22,5%), và tầm quan trọng của nước
(2,5%). Các khái niệm liên quan đến mơi trường được tìm thấy trong cuốn sách cho


7

lứa tuổi 6 tuổi trở lên. Những nhân vật chính trong cuốn sách là những động vật và
con người. Theo kết quả nghiên cứu, sách tranh gửi gắm tới trẻ trước tuổi đi học các
khái niệm về môi trường tốt. [8]
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc sử dụng tranh để giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường cho trẻ dưới nhiều góc độ và các hình thức khác nhau.
Bộ truyện tranh của Th.Sĩ Bùi Thị Kim Tuyến, nghiên cứu biên soạn sách truyện
tranh về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, nhằm hỗ trợ tích
cực cho việc thực hiện nội dung GDBVMT, góp phần củng cố, mở rộng hiểu biết về
môi trường và bảo vệ môi trường cho trẻ, giáo dục ý thức, thái độ sống thân thiện
với mơi trường, hình thành hành vi ứng xử tích cực và thói quen BVMT, qua kết quả
trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí và GVMN cho thấy bộ sách về GDBVMT cho trẻ

mầm non là rất cần thiết cho các trường mầm non. Bộ sách được xây dựng trên các
chủ đề gần gũi với trẻ, xoay quanh các nội dung về GDBVMT tạo cơ hội để trẻ được
học về GDBVMT một cách hiệu quả nhất. Bộ sách được CBQL và GV mầm non
đánh giá cao về nội dung sách cũng như về sự thể hiện nội dung tranh, truyện của
các họa sĩ.
Ngoài ra NXB GD Việt Nam còn xuất bản bộ tranh loto hướng dẫn bé BVMT
của tác giả: Nguyễn Thị Hiếu và Trần Thị Thu Hòa, bộ tranh loto giúp trẻ mầm non
nhận thức trực diện các hình ảnh bảo vệ mơi trường, qua đó dần hình thành ý thức
cho trẻ trong việc chung.
Tác giả Nguyễn Thị Hiếu và Nguyễn Thị Hồng Thu cũng đã đưa ra bộ tranh loto
giáo dục trẻ mầm non với đề tài là ứng phó với biến đổi khí hậu, thông qua bộ tranh
giúp trẻ mầm non nhận thức các hiện tượng biến đổi khí hậu, qua đó dần hình thành
ý thức và kỹ năng cho bé trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ thẻ cũng là tài
liệu quan trọng để các giáo viên mầm non giảng dạy một cách trực quan sinh động
hơn trong giờ học, trẻ hiểu được cần phải làm gì để việc bảo vệ mơi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu có hiệu quả.


8

Năm 2015 NXB Trùng Khánh đã xuất bản bộ tranh bảo vệ môi trường với các
câu chuyện: câu chuyện về nước máy, câu chuyện về thủy tinh, câu chuyện về giày
da, câu chuyện về đôi đũa, câu chuyện về cục pin, câu chuyện về kẹo cao su, câu
chuyện về túi ni-long, câu chuyện về giấy. Đây là cuốn sách tuyệt vời và đẹp trong
mắt trẻ thơ. Đề tài đã xây dựng bộ tranh để GDBVMT cho trẻ, bộ tranh nói lên rất
nhiều điều lí thú, thơng qua mỗi chủ đề là một lĩnh vực mà bộ sách Bảo vệ môi
trường đề cập tới nhằm nâng cao ý thức của trẻ qua mỗi câu chuyện, và tác giả đã
đưa ra kết luận rằng sau khi xem các bức tranh về các câu chuyện, trẻ rất hứng thú,
say sưa.
Gần đây, 2015, NXB GD Việt Nam đã xuất bản cuốn sách giáo dục ứng phó với

biến đổi khí hậu phịng và chống thiên tai trong trường mầm non. Cuốn sách có thể
tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai vào
các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, đóng góp tích cực vào
việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng và chống thiên tai trong nhà trường và
cộng đồng. Bộ tranh đã đem lại cái nhìn mới mẻ cho trẻ về hiện thực diễn ra xung
quanh trẻ và trẻ cũng hiểu được trách nhiệm của bản thân phải làm gì để góp phần
bảo vệ mơi tường sống trong lành hơn.[13]
1.3. Các khái niệm công cụ
1.3.1

Khái niệm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác nhau:
+ Theo Masn và Langenhim (1957) cho rằng, môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn
tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật.
+ Theo Joe Whiteney (1993) thì cho rằng mơi trường là tất cả những gì ngồi cơ
thể,có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất,
nước, khơng khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozon, sự đa dạng của các loài. [14]


9

+ Theo Lương Tử Dung và Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa mơi trường là
hồn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người không thể
tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó.
+ Theo Chương trình mơi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa : môi trường

là tập hợp các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế xã hộ, tác động lên từng ca thể
hay cộng đồng.
+Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (1994) môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mạt thiết với nhau, bao quanh con người
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. [15]
+ Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trường (được định
nghĩa với mơi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà
ở một thời điểm nhất định xã hội lồi người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó,
nghĩa là mơi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản
xuất của con người" (xem S.V.Kalesnik: Các quy luật địa lí chung của trái
đất. M.1970, tr. 209-212).
+ Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi
trường như sau: "Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc
sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người", trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần
thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
+ Gần đây trong báo cáo tồn cầu năm 2000, cơng bố 1982 đã nêu ra định nghĩa
môi trường sau đây: "Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và sinh học
bao quanh lồi người… Mối quan hệ giữa lồi người và mơi trường của nó chặt chẽ
đến mức mà sự phân biệt giữa các cá thể con người với môi trường bị xố nhồ đi".
+ Trong quyển "Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng
ta, Magnard. P, 1980", đã nêu ra khá đầy đủ khái niệm môi trường: "Môi trường là
tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hố học, sinh học và
các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời
hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người"


10

+ Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ

các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong
đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
+Trong quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam" - NXB Khoa học và kỹ thuật,
H., 1984, đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn,
nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời
kì hay một xã hội". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng
hạn như R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì
bao quanh con người".
+ Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong "Luật bảo
vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khố IX, kì họp thứ tư
thơng qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau: "Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt
Nam) . [16]
Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngồi
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm. [17]
1.3.2

Khái niệm bảo vệ môi trường



11

F.Ănghen đã nói “Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên, con
người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với mơi trường
tự nhiên đó”. Do đó, BVMT là yêu cầu cấp thiết của con người, cho con người
và vì con người.
Thuật ngữ “Bảo vệ môi trường” mới chỉ được xuất hiện trong những năm đầu
của thế kỉ XX. Lần đầu tiên khái niệm này chỉ được dừng lại ở mức độ là “bảo vệ tự
nhiên” và được giải thích là “ý muốn chung hướng tới sự bảo tồn những di sản của
thiên nhiên và việc chăm sóc chúng….”. Về sau, nội dung của khái niệm này được
mở rộng và cụ thể hoá thêm. Bảo vệ tự nhiên không chỉ là bảo tồn những đối tượng
hiếm, đặc biệt của tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt và tuyệt chủng, mà còn là việc
sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường khỏi
bị ô nhiễm, làm giàu thêm các nguồn tài nguyên, gìn giữ và bảo tồn phong cảnh, các
di tích văn hố - lịch sử…và khái niệm “Bảo vệ tự nhiên” được thay thế bằng khái
niệm “Bảo vệ môi trường”
Khái niệm “Bảo vệ môi trường” được luật “Bảo vệ môi trường” của Việt Nam,
1993, ghi rõ : “Bảo vệ mơi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho mơi trường, khai
thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài ngun thiên nhiên”
Tóm lại, bảo vệ mơi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,
sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Điều 6, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ghi rõ: “ bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của tồn dân. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành
pháp luật về bảo vệ mơi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”[1.tr10]

1.3.3 Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường


12

Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “GDMT là một q trình thường
xun, qua đó con người nhanajthuwcs được môi trường của họ và thu được kiến
thức, giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các
vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay
mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu của TS Lê Xuân Hồng định nghĩa: “GDBVMT là
một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục chính quy và khơng chính quy nhằm
giúp cho con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ
tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái’’.
Tại Hội nghị quốc tế về GDBVMT của Liên hiệp quốc tổ chức tại Tbilisi năm
1997 xác định GDBVMT có mục đích: “ Làm cho các cá nhân và các cộng đồng
hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết
quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội, …; đem
lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ năng thực hành để họ tham gia
một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về
môi trường và quản lý chất lượng môi trường”
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường
là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối,
phục hồi và cải thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. ”[18]
1.3.4 Khái niệm giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
GDMT là quá trình lâu dài, cần được tiến hành từ khi con người biết cảm nhận
về mơi trường, trong đó GDMT cho trẻ mầm non là sự khởi đầu quan trọng cho
sự tiếp tục trong những năm học phổ thông và sau này trong suốt cuộc đời.

GDMT phải được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ để tạo ra những hành vi tốt đối với
môi trường và giáo dục trẻ bắt đầu thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo
vệ môi trường. [4]


13

Khái niệm “GDMT cho trẻ mầm non” được hiểu như sau: “GDMT cho trẻ mầm
non là quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan
tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức,
thái độ, kỹ năng, hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh”. [3]
1.4

Những vấn đề chung về GDBVMT cho trẻ MG.
1.4.1 Mục tiêu GDBVMT cho trẻ MG.

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm cung cấp cho trẻ:
+Về kiến thức:
- Trẻ có kiến thức đơn giản về cách chăm sóc, giũ gìn sức khỏe cho bản thân.
- Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về mối quan hệ
giữa động vật, thực vật, con người với mơi trường, về cách chăm sóc bảo vệ cây
cối, bảo vệ con vật và bảo vệ môi trường nơi trẻ ở.
- Trẻ có kiến thức đơn giản về một số nghề, về văn hóa, phong tục tập quán nơi trẻ
sinh sống.
+ Về kĩ năng:
- Trẻ biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở và nơi công cộng (bỏ rác đúng nơi
quy định, để đồ dung đúng nơi quy định, giữ gìn quần áo, than thể sạch sẽ, đi vệ
sinh đúng chỗ).
- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm điện (tắt điện đi ra khỏi phòng, tắt tivi khi không xem).
- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà và ở trường (vặn

vịi nước vừa đủ, khóa vịi nước sau khi dùng).
+ Về thái độ:
- Trẻ có thái độ yêu quý, gần gũi thiên nhiên,
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ những phong cảnh địa danh nổi tiếng của quê
hương.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh nhà ở, lớp học,
tham gia trồng cây, tưới cây, chăm sóc vật ni…. [1tr12]
1.4.2 Nội dung GDBVMT cho trẻ mẫu giáo.


14

Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác
triệt để tri thức về mơi trường hiện có, ở các hoạt động chung. Nội dung GDBVMT
cịn được thực hiện ngồi hoạt động chung dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm
nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường ở trẻ.
*Nội dung 1: Con người và môi trường sống.
- Nhận biết môi trường: môi trường trong trường mầm non, môi tường ở gia đình.
- Hiểu biết về mơi trường xung quanh: phân biệt môi trường sạch, môi trường bị ô
nhiễm, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường.
- Quan tâm bảo vệ môi trường: tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, thamgia các
hoạt động bảo vệ môi trường.
*Nội dung 2: Con người với động vật, thực vật.
- Mối quan hệ giữa động vật với con người, thực vật và môi trường.
- Mối quan hệ giữa thực vật với con người, động vật và môi trường.
- Mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật và môi trường.
*Nội dung 3: Con người với một số hiện tượng thiên nhiên.
- Gió: Lợi ích của gió,tác hại của gió, biện pháp tránh gió.
- Nắng và Mặt trời: lợi ích của nắng, tác hại của nắng, biện pháp tránh nắng.
- Mưa: Lợi ích của mưa, tác hại của mưa, biện pháp tránh mưa.

*Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng, danh lam thắng cảnh).
- Tác dụng của đất, biện pháp bảo vệ đất.
- Tác dụng của nước, biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
- Tác dụng của rừng, biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Tác dụng của danh lam thắng cảnh, biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh.
[1tr13]
1.4.3 Phương pháp GDBVMT cho trẻ MG.
Trong giáo dục, phương pháp được định nghĩa là phương thức hoạt động gắn bó
giữa giáo viên và trẻ nhằm đạt được những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng nhất
định như: lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, thói quen, phát triển năng lực, hình
thành các phẩm chất đạo đức và thói quen hành vi.[3]


15

Theo đó, phương pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được quan niệm là
phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm phát triển ở trẻ những
hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với
lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của
trẻ đối với môi trường xung quanh.
Để q trình GDMT cho trẻ có hiệu quả, cần lựa chọn các phương pháp giáo
dục phù hợp với lứa tuổi, khả năng nhận thức và tình cảm của trẻ. Việc xác định
các phương pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phải dựa trên những cơ sở khoa
học nhất định.
1.4.4 Hình thức GDBVMT cho trẻ MG
Việc GDMT cho trẻ ở trường mầm non không nên tiến hành một cách độc lập
mà được lồng ghép vào tồn bộ q trình chăm sóc và các hoạt động giáo dục trẻ.
Theo quan điểm giáo dục hướng vào sự phát triển của trẻ hiện nay có thể coi việc
giáo dục trẻ mầm non là quá trình tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng và
hấp dẫn cho trẻ. Với mục đích GDMT khơng chỉ cung cấp kiến thức, hình thành

thái độ đúng với mơi trường mà quan trọng hơn là hình thành kỹ năng, hành vi,
thói quen bảo vệ mơi trường, phù hợp với lứa tuổi cho trẻ thì việc phân loại hình
thức GDMT dựa vào dạng hoạt động là phù hợp hơn cả.
Do vậy, GDMT cho trẻ ở trường mầm non được lồng ghép vào các hình thức tổ
chức hoạt động cơ bản cho trẻ ở trường mầm non.
GDMT cho trẻ ở trường mầm non có thể được thực hiện thơng qua các hình
thức: GDMT thơng qua hoạt động ngồi trời, GDMT thông qua hoạt động học
tập, GDMT thông qua hoạt động vui chơi, GDMT thông qua hoạt động tham
quan…[5]
1.5

Điều kiện giáo dục bảo vệ mơi trường.
Q trình giáo dục nói chung, GDBVMT cho trẻ nói riêng hiện nay được quan

niệm là quá trình phát triển của trẻ em bắt đầu từ một cá thể khi sinh ra đến khi trở
thành một nhân cách phát triển tồn diện. Trong q trình phát triển thành người,
trẻ phải tiếp xúc với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, học cách thích ứng


16

với nó thơng qua việc khám phá các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ xung
quanh trẻ. Sự trợ giúp của người lớn là cần thiết để giúp trẻ có thể vượt qua các khó
khăn trở ngại ln nảy sinh trong cuộc sống và tạo ra các cơ hội cho sự phát triển
của trẻ với chất lượng cao hơn. Việc GDBVMT cho trẻ mầm non chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các đối tượng liên quan mật thiết với nhau là: trẻ và tập thể trẻ, môi
trường vật chất, giáo viên, phụ huynh.[4]
*Thứ nhất: trẻ mầm non và tập thể trẻ (nhóm trẻ, cả lớp) với tư cách là chủ thể
của q trình GDMT phải thể hiện vai trị tích cực của mình trong các hoạt động và
sinh hoạt.

*Thứ hai: môi trường với tư cách là phương tiện được sử dụng để GDMT cho trẻ.
*Thứ ba: giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động GDMT
ở trường mầm non và định hướng, hỗ trợ GDBVMT cho trẻ mầm non ở gia đình.
*Thứ tư: các bậc phụ huynh là lực lượng quan trọng phối hợp với giáo viên để
triển khai các hoạt động GDBVMT có hiệu quả.
1.6

Giới thiệu về bộ tranh giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường.
Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất

hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám
phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng ngày càng lớn thì nhu cầu đó ngày
càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể
tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, tổ
chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám
phá về mơi trường xung quanh.
Trong chương trình GDMN, nội dung GDBVMT đối với lứa tuổi MG được đưa
vào theo hướng tích hợp, lồng ghép trong các chủ đề giáo dục nhằm hướng đến
hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của môi trường; sự tác động qua lại
của con người với mơi trường, hình thành ở trẻ thái độ và hành vi BVMT.
Trẻ mầm non được trải nghiệm, khám phá, tiếp cận với MTXQ dưới nhiều hình
thức đa dạng, theo phương châm: “chơi mà học, học mà chơi’’ là phương pháp
GDBVMT có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi này.


17

Sử dụng tranh, ảnh là một trong những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với thế giới
xung quanh một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của trẻ về mơi
trường xung quanh, trên cơ sở đó xây dựng cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Nội

dung các bức tranh góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về mơi trường sống xung
quanh nhằm hình thành thái độ, hành vi và thói quen đúng đắn của trẻ về bảo vệ
mơi trường, từ đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Ngồi
ra, qua việc xem tranh, hoạt động với tranh cịn khuyến khích trẻ hoạt động tích
cực, “học qua hành” và “học qua chơi”, phát huy tính tích cực tìm tịi và khám
phá của trẻ.
Tranh cũng là phương tiện hữu hiệu giúp giúp GV mầm non linh hoạt, sáng tạo
khi lồng ghép và tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Bộ tranh "Giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường" được xây dựng với mục đích
giúp giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
hoạt động giáo dục theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non.
Bộ tranh gồm 25 tranh với các tình huống cụ thể nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường một cách gần gũi và thiết thực nhất. Bên cạnh việc giúp trẻ nhận biết về môi
trường xung quanh (động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên...), bộ tranh còn
giáo dục trẻ tình u thiên nhiên, bảo vệ,chăm sóc cây cối, động vật, bảo vệ mơi
trường.[2tr11]
1.7

Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm lĩnh hội tri thức về môi trường xung
quanh của trẻ 4-5 tuổi.
1.7.1 Trẻ có nhu cầu cao trong việc nhận thức thế giới xung quanh.
Nhu cầu nhận thức là nhu cầu vốn có của con người. Nó xuất hiện ở trẻ ngay từ

sau khi sinh và phát triển mạnh vào cuối tuổi nhà trẻ và ở lứa tuổi mẫu giáo.
Biểu hiện đầu tiên của nhu cầu này là mong muốn có được các ấn tượng về sự
vật, hiện tượng xung quanh bằng những nổ lực nhận thức đầu tiên của trẻ. Cơ sở
sinh học của nó là phản xạ tìm tịi định hướng đã được các nhà sinh lí học
I.M.Sechenop và I.I.Paplop gọi là phản xạ “ cái gì đấy’’. Nhờ sự kích hoạt của các



×