Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BỘ TRANH TRUYỆN LỊCH SWR VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.33 KB, 6 trang )

BỘ TRANH TRUYỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tên sách:
Nhiều tác giả
Phát hành: NXB Kim Đồng
*****
Trong những năm gần đây vấn đề học sinh yếu kém trong môn Lịch sử đã làm dư luận xã hội hết sức
bức xúc. Thậm chí có năm điểm trung bình thi vào đại học môn này chỉ đạt 2,08/10! Qua 12 năm đèn
sách mà hàng ngàn, hàng vạn học sinh chỉ có 0 (không) điểm trong kỳ thi tốt nghiệp hay tuyển sinh
đại học!
Nguy cơ của vấn đề này như Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm (Phó Chủ tịch Hội Lịch sử
Việt Nam) cảnh báo: "Thanh niên mà quay đầu với lịch sử dân tộc thì đấy là một nguy cơ lớn vì nó sẽ
làm cho mình thui chột lòng tự hào dân tộc. Nếu muốn đưa dân tộc tiến lên thực hiện các khẩu hiệu
như xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh v.v... thì phải trên cơ sở
lòng tự hào dân tộc chân chính. Trên cơ sở đó thúc đẩy các mặt công tác khác phát triển lên".
Lý giải vì sao học sinh không thích học môn sử, GS. Đinh Xuân Lâm nêu rõ: "Có nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu là do ngành giáo dục và người lớn, chứ tôi tin học sinh ta, thanh niên ta rất yêu lịch
sử. Nếu mình biết dạy cho đúng, đáp ứng nhu cầu học hỏi môn Sử, gây niềm tự hào cho họ, họ sẽ gắn
bó với lịch sử nước nhà."
Học Sử thế nào cho "hay"?
Để gây niềm hứng thú cho học sinh đối với môn Lịch sử, ta hãy lần lại chương trình, sách giáo khoa
về môn này từ những lớp bé nhất. Bậc tiểu học thì Sử lẫn trong Văn, nhưng đến lớp 5, lớp 6 thì Sử
bắt đầu với những yêu cầu mà đọc lên cứ tưởng như là tựa đề... luận văn tiến sĩ: Thời đại dựng nước
Văn Lang – Âu Lạc: những chuyển biến trong đời sống kinh tế; những chuyển biến về xã hội Nước
Văn Lang (việc ra đời, tổ chức nhà nước); Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
(nông nghiệp và các nghề thủ công, đời sống vật chất, tinh thần); Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Tần), vân vân và vân vân.
Bìa cuốn Ngô Quyền trong Bộ sách Lịch sử Việt Nam (NXB Kim Đồng)
Ảnh do đơn vị phát hành cung cấp
Với nội dung những bài học như vậy chắc chắn không thể hấp dẫn được lứa tuổi học trò. Nếu vì yêu
cầu phải học thì hầu hết chỉ học để thi, chưa thi xong đã quên… Cho nên trong những năm gần đây,


ngành giáo dục cùng những cơ quan liên quan đã có một việc làm đáng chú ý là phát động cuộc thi
Biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa Lịch sử hiện hành, và cuối năm 2007, đã tổng kết
và trao giải cuộc thi giai đoạn I.
Hàng chục tác phẩm được giải, một số tác phẩm đã được xuất bản và được xã hội đón nhận. Trong
hướng đi đó, thật đáng mừng khi chúng ta được đọc hàng chục cuốn sách truyện tranh trong bộ Lịch
sử Việt Nam do NXB Kim Đồng phát hành như: An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế,
Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt...
Mỗi cuốn sách chỉ không quá 30 trang, tập trung về một nhân vật lịch sử, có tình tiết, có con người cụ
thể dễ nhớ, dễ xem, khá nhẹ nhàng, trẻ con, người lớn cầm lên là muốn đọc và có thể đọc một mạch
hết cuốn truyện.
Vấn đề là đọc xong còn lại cái gì? Lấy một thí dụ, học bài Nước Âu Lạc (cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Tần; nước Âu Lạc ra đời; thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng; nhà nước Âu Lạc
sụp đổ trong hoàn cảnh nào? v.v...) - phải đi tìm những mối quan hệ, quá trình phát triển mà không
thấy một con người An Dương Vương bằng xương bằng thịt với truyền thuyết nỏ thần và mối tình
Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì dù có học thuộc lòng đến mấy về Loa thành cao bao nhiêu mét, rộng bao
nhiêu mẫu, giá trị phòng thủ ra sao thì phỏng có ích gì?

Các danh nhân lịch sử được thể hiện sống động và đầy sinh khí trên tranh vẽ,
cộng thêm những câu chuyện nhỏ, ngắn gọn và dễ nhớ, điều này khiến
những kiến thức lịch sử trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn
(Ảnh do đơn vị phát hành sách cung cấp)
Đọc Hai Bà Trưng dù đã trải qua hơn 2000 năm, lịch sử tái hiện qua lời thề của những người nữ anh
hùng vì nợ nước thù nhà đã viết nên trang sử rạng rỡ muôn đời dễ có dân tộc nào sánh được?
Từ đầu Công nguyên đến thời Trần Hưng Đạo, trung bình mỗi thế kỷ hào hùng được thể hiện qua nội
dung một cuốn sách. Mỗi con người, một chiến công - độc giả dù chỉ đọc giải trí thì ít nhất cũng tìm
thấy một mẫu số chung: đất nước ta luôn luôn bị đe doạ xâm lược, thế nhưng kẻ địch có hùng mạnh
đến mức nào, thậm chí như quân Nguyên Mông chinh phục từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương, chiếm
gọn Trung Hoa mênh mông ngàn dặm, lắm của nhiều người - thì đến đất Việt ta cũng đành chịu bể
đầu phơi xác.
Sức mạnh từ đâu? Đó là sức mạnh lòng dân, và thời nào cũng xuất hiện những nhân vật lịch sử từ

nhân dân mà ra, tập hợp nhân dân mà đứng dậy làm nên nghiệp lớn!
Lý Bí từ một đưa trẻ mồ côi chăm chỉ học tập, rèn luyện được bổ nhiệm làm quan, nhưng trước nhục
mất nước đã từ quan đi chiêu mộ lực lượng phất cờ khởi nghĩa đánh nam, dẹp bắc để lập nên nước
Vạn Xuân hùng cứ một phương đang hoàng nghiệp Đế. Theo chân Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục
dựa vào thế trận Dạ Trạch, trở về với dân, dân góp gạo nuôi quân để chống lại hàng chục vạn quân
Lương, từ thế đánh du kích bị bao vây đến tổng phản công truy kích địch lên tận biên giới phía bắc.
Oai hùng là vậy, nhưng bài học cảnh giác lại một lần nữa đến với Triệu Việt Vương khí dẫu đánh bại
thù song vẫn mất nghiệp lớn.
Lịch sử nối tiếp lịch sử. Hai ngàn năm trước Bà Trưng chống xâm lược, một ngàn năm sau Lê - Ngô
Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, rồi tiếp đó 43 năm Lê Hoàn lại nhấn chìm quân
Tống trên chính chiến trường xưa.
Và cũng thật diệu kỳ, gần 400 năm sau Hưng Đạo Đại vương lai nhấn chìm hàng chục vạn quân
Nguyên trên sông nước Chương Dương - Hàm Tử. Hải quân địch hùng mạnh vượt biển đến lần sau
chắc chắn phải rút kinh nghiệm lần trước, nhưng trí tuệ và sức mạnh lòng dân Việt ngày càng dày dạn
để đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù. Là thế, nên Hội nghị Diên Hồng với tinh thần đồng thuận vua
tôi thời Trần cứ sáng mãi đời đời!
Những câu nói nỗi tiếng của những nhân vật lịch sử mà thế hệ chúng tôi thuộc lòng qua sách Sử ký
giáo khoa thư, như: Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc (Trần Bình Trọng); Nếu bệ
hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã (Trần Hưng Đạo)… lại được tái hiện hùng hồn dễ nhớ dễ
cảm trên từng trang sách.
Rồi cả tiếng vọng NON SÔNG như một Tuyên ngôn Độc lập: "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt
nhiên định phân tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!" của
Lý Thường Kiệt được trình bày hết sức thiêng liêng hào hùng làm cho người đọc càng thêm tự hào về
một thời kiên cường lẫm liệt.
Không thiếu độc giả, chỉ thiếu sách hay?
Đọc xong những cuốn sách mỏng chúng ta càng thấy trân trọng hơn sự cố gắng của những người làm
nên dòng tranh truyện danh nhân lịch sử này. Bởi như mọi người đều biết hiện nay, con trẻ và cả lớp
thanh niên 8X, 9X chúng ta đang bị chìm ngập trong thế giới tranh truyện đến từ các nước.
Chúng ta không thiếu độc giả, không thiếu những người khao khát tìm hiểu lịch sử nước nhà, chỉ thiếu
những sản phẩm xem-nghe-đọc tốt và dễ tiếp cận. Nguồn: vietnamopentour.com.vn; sachthieunhi.net

Có hàng trăm bộ sách, tập sách mỗi bộ hàng chục, thậm chí hàng trăm tập. Sách in có, trực tuyến có,
CD, DVD… có cả. Hàng loạt truyện tranh và phim hoạt hình có nội dung độc hại đang được nhiều
thanh thiếu niên mua bán trao đổi với hình thức khiến các bậc phụ huynh mà cả những nhà quản lý
giật mình ngỡ ngàng.

Nhưng nếu lật lại vấn đề, ta sẽ phải hỏi: phải chăng một trong những lý do khiến giới trẻ sa đà vào

×