ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
PHAN THỊ NGỌC LINH
Đề tài:
Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức
bản địa của cộng đồng người Bru-Vân Kiều tại xã A
Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và đề xuất
biện pháp bảo tồn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Đào
Sinh viên thực hiện
: Phan Thị Ngọc Linh
Lớp
: 10SS
1
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi can đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5/2014
SVTH
Phan Thị Ngọc Linh
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng nói chung và các thầy cơ giáo trong
khoa Sinh - Mơi Trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ, Ths. Nguyễn Thị Đào,
cơ đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt q trình
làm Khóa luận Tốt nghiệp.
Đồng thời tơi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các thầy lang trong
cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị đã cung cấp thông tin giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành Khóa luận Tốt nghiệp.
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................15
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ...................................15
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới. ..............................15
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam ................................17
2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu...............................................................................20
2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .....................................................................20
2.1.2. Khí hậu ............................................................................................................21
2.1.3. Địa hình ...........................................................................................................21
2.1.4. Thủy văn ..........................................................................................................21
2.1.5. Thổ nhưỡng .....................................................................................................22
2.1.6. Đa dạng sinh học .............................................................................................22
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................23
2.2.1. Dân cư .............................................................................................................23
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................23
2.2.2.1. Giao thông ....................................................................................................23
2.2.2.2. Hệ thống điện ...............................................................................................23
2.2.2.3. Giáo dục .......................................................................................................24
2.2.2.4. Y tế ...............................................................................................................24
2.2.2.5. Thông tin liên lạc .........................................................................................24
2.2.2.6. Du lịch ..........................................................................................................24
4
2.2.3. Các hoạt động kinh tế ......................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................26
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................26
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................................27
2.5.1.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ................................................................27
2.5.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu ............................................................27
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................27
2.5.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ...........................................................27
2.5.2.2 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu .............................................................28
2.5.2.3. Phương pháp giám định tên cây ...................................................................28
2.5.2.4. Phương pháp lập danh mục ..........................................................................28
2.5.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................30
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do người Bru-Vân Kiều sử dụng tại
xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị...............................................................30
3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do người Bru-Vân Kiều sử dụng tại xã A
Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .......................................................................44
3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc ............................44
3.2.2. Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ ...........................................46
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh ..............................47
3.2.4. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc .........................49
3.2.5. Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc ...............50
3.3. Danh sách các lồi cây thuốc có tên trong sách đỏ Việt Nam ...........................52
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc ..................................53
5
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
Bru-Vân Kiều ............................................................................................................53
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người BruVân Kiều ...................................................................................................................54
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Bru-Vân Kiều đối với nguồn tài nguyên
cây thuốc ...................................................................................................................55
3.4.4. Một số nguyên nhân khác ...............................................................................56
3.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc ...............56
3.5.1. Khai thác hợp lí ...............................................................................................56
3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc....................................................................57
3.5.3. Cơng tác bảo tồn..............................................................................................58
3.5.3.1. Bảo tồn nguyên vị (in – situ) ........................................................................58
3.5.3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex – situ) .......................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................15
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ...................................15
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới. ..............................15
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam ................................17
2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu...............................................................................20
2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ......................................................................20
2.1.2. Khí hậu ............................................................................................................21
2.1.3. Địa hình ...........................................................................................................21
2.1.4. Thủy văn ..........................................................................................................21
2.1.5. Thổ nhưỡng .....................................................................................................22
6
2.1.6. Đa dạng sinh học ............................................................................................22
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................23
2.2.1. Dân cư .............................................................................................................23
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................23
2.2.2.1. Giao thông ....................................................................................................23
2.2.2.2. Hệ thống điện ...............................................................................................23
2.2.2.3. Giáo dục .......................................................................................................24
2.2.2.4. Y tế ................................................................................................................24
2.2.2.5. Thông tin liên lạc .........................................................................................24
2.2.2.6. Du lịch ..........................................................................................................24
2.2.3. Các hoạt động kinh tế .....................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................26
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................26
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.5.1.Phương pháp phỏng vấn ...................................................................................27
2.5.1.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ................................................................27
2.5.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu ............................................................27
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................27
2.5.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ...........................................................27
2.5.2.2 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu .............................................................28
2.5.2.3. Phương pháp giám định tên cây ...................................................................28
2.5.2.4. Phương pháp lập danh mục ..........................................................................28
2.5.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................30
3.1. Kết quả điều tra thành phần cây thuốc do người Bru-Vân Kiều sử dụng tại xã A
Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. ......................................................................30
7
3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do người Bru-Vân Kiều sử dụng tại xã A
Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .......................................................................44
3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc ............................44
3.2.2. Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ ...........................................46
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh ..............................47
3.2.4. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc .........................49
3.2.5. Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc ...............50
3.3. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong sách đỏ Việt Nam ...........................52
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc ..................................53
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
Bru-Vân Kiều ............................................................................................................53
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người BruVân Kiều ...................................................................................................................54
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Bru-Vân Kiều đối với nguồn tài nguyên
cây thuốc ...................................................................................................................55
3.4.4. Một số nguyên nhân khác ...............................................................................56
3.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc ...............56
3.5.1. Khai thác hợp lí ...............................................................................................56
3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc....................................................................57
3.5.3. Cơng tác bảo tồn..............................................................................................58
3.5.3.1. Bảo tồn nguyên vị (in – situ) ........................................................................58
3.5.3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex – situ) .......................................................................59
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................62
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................62
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
3.1
Danh mục các loài cây thuốc do người Bru - Vân Kiều sử
dụng tại xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Trang
20
So sánh nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã A Ngo, huyện
3.2
Đakrông, tỉnh Quảng Trị với Xã Hòa Bắc và xã Hòa Phú,
33
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
3.3
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc do người Bru - Vân
Kiều sử dụng
34
3.4
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín
34
3.5
Thống kê số lượng lồi cây thuốc trong các họ
35
3.6
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
36
3.7
Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
38
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
Thống kê các loài cây thuốc được người Bru - Vân Kiều sử
dụng theo nhóm bệnh
Danh sách các lồi cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Bru - Vân
Kiều
Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Bru - Vân
Kiều
Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với tài nguyên cây
thuốc
Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc
9
40
41
42
43
44
48
10
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên biểu đồ
biểu đồ
1
2
3
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để
làm thuốc
Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
Bru - Vân kiều
Trang
37
39
43
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình vẽ
hình vẽ
2.1
Sơ đồ vị trí xã A Ngo
Trang
9
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lãnh thổ Việt Nam nằm trải dài theo hướng Bắc Nam trong vùng nội chí
tuyến bán cầu Bắc, gói trọn trong khu vực gió mùa Đơng Nam châu Á. Do sự khác
biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa
dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái,
kiểu rừng…[13]. Giáo sư Phạm Hồng Hộ đã viết: “…Hiển hoa là ân nhân vơ giá
của loài người: Hiển hoa cho ta nguồn thức ăn căn bản hàng ngày; Hiển hoa cung
cấp cho ta, nhất là người Việt Nam, nơi sinh sống an khang…”. Quả thật như vậy,
cây cỏ không phải là “cỏ cây vô loại” mà là những ân nhân nuôi dưỡng, che chở
bảo vệ con người, thậm chí cịn chữa bệnh cho con người, từ các loại bệnh thông
thường đến các loại bệnh khó chữa trị [16]. Theo số liệu của Viện Dược liệu (2000)
thì ở Việt Nam có tới 3830 lồi cây làm thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật, phân
bố trên khắp vùng sinh thái ở Việt Nam [12]. Nguồn tài nguyên này đang được các
cộng đồng thuộc 54 dân tộc khác nhau sử dụng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa trị
bệnh tật cũng như phục vụ các nhu cầu sinh kế khác.
Ở nước ta, lĩnh vực y học nhân dân rất rộng lớn. Những kinh nghiệm sử dụng
thực vật để phòng ngừa và chữa bệnh nằm rải rác trong nhân dân và được truyền
miệng từ người này sang người khác, qua mỗi người lại bị thay đổi một tí, có khi lại
bị che giấu, xuyên tạc do người có kinh nghiệm muốn giữ độc quyền [7].
Hiện nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng
như bảo tồn các tri thức y học dân gian được tiến hành và mang lại hiệu quả quan
trọng. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn cây thuốc còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, đơ thị hóa, kinh tế thị trường…và sự suy
giảm nguồn tài nguyên cây thuốc là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác những tri
thức dân gian của các dân tộc dùng để chữa các bệnh cũng ngày đang bị mất dần,
những ông lang, bà mế đã già và mất đi, họ mang theo cả những kiến thức về cây
thuốc. Đồng thời, thế hệ trẻ ít người tiếp thu những kiến thức mang tính dân tộc bản
địa mà học theo những cái mới, cái hiện đại đã khiến cho những cây thuốc quý, bài
thuốc hay bị quên lãng. Cho nên, cần phải có những biện pháp và kế hoạch hành
12
động cụ thể nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bảo tồn những tri thức y
học dân tộc.
A Ngo là xã vùng cao của huyện miền núi Đakrông, nằm men theo sườn tây
của dãy Trường Sơn. Đây là địa bàn biên giới giáp nước bạn Lào với hơn 2000
người sinh sống, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Pa Cô, Bru - Vân Kiều. Cuộc
sống của người dân nơi này dựa vào nương rẫy và những thửa ruộng bậc thang.
Người Bru - Vân Kiều là một trong hai dân tộc ít người của xã A Ngo, huyện
Đakrơng, một xã nằm ở phía tây tỉnh Quảng Trị. Đây là một xã miền núi, có diện
tích rừng che phủ khá lớn, hệ động thực vật phong phú, nhất là hệ thực vật. Tuy
nhiên, diện tích rừng tự nhiên của xã hiện nay đã bị thu hẹp đáng kể, số lượng các
loài cây thuốc bị cạn kiệt dần do đốt rừng làm nương rẫy, làm kinh tế. Nguồn kiến
thức bản địa của họ là vô cùng quý giá, nhất là kiến thức về các loài thực vật được
sử dụng làm thuốc. Tuy nguồn kiến thức này chưa được khoa học công nhận,
nhưng qua việc sử dụng và kiểm nghiệm trên thực tế đã mang lại kết quả đôi khi tốt
hơn cả sự mong đợi. Hiện nay việc duy trì và phát triển nguồn dược liệu tại đây
đang gặp nhiều thách thức bởi sự tác động mạnh mẽ của con người vào hệ sinh thái
rừng như: cháy rừng, đốt nương, làm rẫy, dự án thủy điện…Vì vậy, việc chú trọng
đến nguồn dược liệu tại xã A Ngo và sử dụng chúng một cách có hiệu quả đang là
vấn đề cần được quan tâm.
Để góp phần vào cơng tác bảo tồn vốn tri thức dân gian và nguồn tài nguyên
cây thuốc ở xã A Ngo, chúng tôi đã chọn đề tài: “Điều tra nguồn tài nguyên cây
thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo,
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo tồn” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu đề tài
- Xây dựng được danh mục các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều ở xã A Ngo sử dụng để chữa bệnh theo kinh nghiệm truyền thống.
- Phân tích được sự đa dạng của cây thuốc về thành phần lồi, bộ phận sử
dụng, cơng dụng và vùng phân bố của chúng.
- Xác định những cây thuốc thuộc diện quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.
13
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất
biện pháp bảo tồn, phát triển các lồi cây thuốc hiện có, đặc biệt là các lồi cây
thuốc q có giá trị chữa bệnh cao.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Giúp người viết hồn thành chương trình Tốt nghiệp cuối khóa.
- Góp phần nghiên cứu điều tra các loài thực vật được người dân tộc Bru Vân Kiều sử dụng làm thuốc và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên này.
Từ đó góp phần bảo tồn những tri thức bản địa trong y học cổ truyền của người
Bru - Vân Kiều nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
- Đề tài có thể được dùng làm tài liệu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các
loài thực vật được dùng làm thuốc.
14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY
THUỐC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới
Các dân tộc trên thế giới đều biết sử dụng các thảo dược để phòng và chữa
bệnh và tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc được hình thành từ rất lâu đời, qua
nhiều thế hệ. Từ những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã đúc kết thành
nhiều thuốc sách có giá trị để lại cho hậu thế. Một trong những tập sách có giá trị
của thời đại là tập “Bản thảo cương mục” do Lý Thời Trân soạn và hoàn thành năm
1578. Đây được xem là bộ sách dược vật hồn chỉnh nhất của Đơng y, “Bản thảo
cương mục” có tổng cộng 52 quyển tập hợp 1892 chủng loại cây, con vật dùng làm
thuốc trong đó có 374 loại do đích thân Lý Thời Trân tìm ra. Bộ sách liệt kê 11.096
đơn thuốc trong đó có 8000 đơn thuốc do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng
chế.
Lịch sử nền Y học Trung Quốc, Ấn Độ đều đã ghi nhận về việc sử dụng cây
thuốc cách đây 3000 - 5000 năm. Những người có cơ sở lí luận cho rằng vua Thần
Nơng là người phát minh ra cây thuốc. Theo truyền thống một ngày vua Thần Nơng
nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần, rồi soạn ra cuốn
sách đầu tiên gọi là “Thần nông bản thảo”. Trong bộ sách này có ghi chép tất cả
365 vị thuốc và là một bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y [11].
Bên cạnh đó, “Hồng Đế Nội Kinh Tố Vấn” là bộ sách y học cổ truyền lâu
đời của phương Đông và là tài sản riêng của y học cổ truyền Trung Hoa. Những nhà
y học cổ truyền xưa nay như: Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn của Trung Hoa cổ, Hải
Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh của nước ta, đều coi bộ “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn”
là cuốn sách gối đầu nằm trong viện nghên cứu, chẩn trị, bổ, tả liệu dược bệnh nhân
và truyền dạy môn sinh đệ tử, và cho đến ngày nay bộ sách vẫn được sử dụng trong
thực tế lâm sàng.
15
Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hindu khoảng 2.000
năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn... Người dân bản
xứ Mexico từ hàng nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà ngày
nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng sinh. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử
dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600
năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 thuốc trong đó có Lơ hội, Kỳ nham,
Gai dầu, vv...
Cùng với sự ra đời của Dược liệu Phương Đông vào thế kỉ thứ I, thầy thuốc
người Hy Lạp Dioscorides khi giới thiệu trên 600 loài cây thuốc đã tập trung vào
công dụng chữa bệnh của cây cỏ. Về mặt tài ngun học, Dioscorides là người đặt
nền móng cho mơn Dược học. Vào thời kỳ này nhà Tài nguyên học La mã Plinus
cho ra đời bộ “Bách khoa toàn thư ” 37 tập đã giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích [7].
Từ thời xa xưa, các loại thảo mộc đã được đánh giá cao do chúng có khả năng
làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh, ngày nay chúng ta vẫn cịn dựa vào
những đặc tính chữa bệnh của các loài thảo mộc để bào chế khoảng 75% các loại
thuốc. Trải qua hàng thế kỉ, các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển
những phương thuốc cổ truyền của họ làm cho các cây thuốc và cơng dụng của
chúng trở nên có ý nghĩa. Một số phương thuốc và cách chữa bệnh có vẻ lạ lùng và
thần bí, một số phong tục khác có vẻ duy lí và có thể hiểu được, nhưng tất cả những
phong tục này đều thể hiện sự nỗ lực để vượt qua bệnh tật, khổ đau và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Hàng ngàn loại cây sinh trưởng trên khắp thế giới đều có
nhiều cơng dụng y học, chúng chứa những thành phần hoạt chất có tác động trực
tiếp lên cơ thể, được dùng trong việc bào chế cả dược thảo lẫn các loại thuốc thơng
thường. Chúng có những lợi ích mà Tây y thường khơng có, giúp con người chống
lại bệnh tật và hỗ trợ cho cơ thể phục hồi sức khỏe.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đến năm 1985 đã xác định
được 20.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp hoạt chất để chế
biến thuốc [21]. Riêng ở Trung Quốc gần đây cơng bố có 11.118 lồi [22], Ấn Độ
có trên 6000 loài và ở Việt Nam cũng đã biết gần 4000 loài [18].
16
Năm 1992 theo thống kê của Unesco, thì ở vùng nơng thơn các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam các sản phẩm làm lương thực thực phẩm có nguồn
gốc thực vật chiếm tỷ lệ 90 - 93%, còn các sản phẩm dùng làm thuốc có tỷ lệ là
70 - 80% [15]. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế Giới, 80% dân số toàn cầu sử dụng các
loại thảo dược truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Tại Hội nghị Quốc tế về bảo tồn
quỹ gen cây thuốc từ ngày 21 - 27/03/1983 tại Cheng Mai - Thái Lan hàng loạt các
cơng trình về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đại diện của các nước
nêu lên khẩn thiết [12].
Bên cạnh những phương thức chữa bệnh theo y học cổ truyền, các nhà khoa
học trên thế giới còn nghiên cứu cấu trúc của hơn 121 hợp chất hóa học tự nhiên
được chiết từ cây cỏ để làm thuốc, từ đó tổng hợp nên các loại thuốc có hiệu lực
chữa bệnh cao. Trên thế giới đây là hướng nghiên cứu ứng dụng được quan tâm từ
rất sớm và thu được nhiều thành tựu to lớn. Từ kinh nghiệm sử dụng lá Thông
(Pinus sylvestris) làm nước uống của thổ dân Bắc Âu đã sản xuất được vitamin C,
từ kinh nghiệm sử dụng rễ cây Ba gạc (Rauvolfia resenpina) của thổ dân Tây Ấn
Độ đã sản xuất được thuốc an thần Reserpin…
Theo nhịp tiến của lịch sử, nền y học trên thế giới và của nước ta ngày càng
được hồn thiện, nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ với đường lối kết
hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trên cơ sở khoa học kế thừa và phát huy
những kinh nghiệm tốt của Đông y và Tây y để tăng khả năng phòng bệnh và chữa
bệnh cho nhân dân. Đề ra các chiến lược phát triển y học cổ truyền phấn đấu trong
các năm tới phần lớn thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Để
đáp ứng được yêu cầu đó, phải có kế hoạch phát triển nguồn cây thuốc dân tộc và
bảo tồn nguồn gen quý giá này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã chiến
đấu với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh
tật. Trong q trình đó, tổ tiên ta đã sớm phát hiện ra những cây cỏ có thể sử dụng
làm thuốc, đồng thời trong cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo
ra những phương pháp chữa bệnh như: xoa bóp, châm cứu…[17].
17
Từ thời Hùng Vương, con người đã biết dùng gừng, riềng làm thức ăn, gia vị
và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng.
Thời nhà Lý (1010 - 1221) lương y Nguyễn Chí Thanh đã dùng nhiều cây cỏ
để chữa bệnh cho nhân dân và nhà vua [17].
Đến đời nhà Trần, Y học cũng khá phát triển, từ Ty Thái Y chuyển thành
Viện Thái Y phụ trách việc chăm nom sức khỏe cho vua quan trong triều. Nổi bật ở
thời này xuất hiện một số danh y tiêu biểu, trước hết là danh y Phạm Ngũ Lão nổi
tiếng với “Sơn dược”, Phan Phu Tiên biên soạn sách thuốc đầu tiên với “Bản thảo
cương mục toàn yếu” xuất bản năm 1429 [4], Phạm Công Bân giữ chức Thái y lệnh
từ 1278 - 1314, ngồi việc chăm sóc sức khỏe cho dân ơng cịn bỏ tiền riêng mua
sắm thuốc men, dựng nhà ni dưỡng bệnh nhân nghèo tàn tật hoặc trẻ mồ côi [17].
Sau đó là Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) - được nhân dân tôn trọng. Tuệ Tĩnh đã
xây dựng 74 ngôi chùa làm nơi chữa bệnh cho nhân dân, ông đã thu thập các bài
thuốc dân gian, các vị thuốc nam, viết sách truyền bá y học. Đồng thời, ông đã xây
dựng được phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam trong nhân dân, chữa bệnh cho
dân không lấy tiền. Tuệ Tĩnh đã đặt nền móng cho nền y dược học Việt Nam với
đầy đủ tính dân tộc, khoa học và đại chúng [13]. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý
cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn
tam thập thất trùng pháp” [14].
Thời nhà Hồ (1400 - 1406) có chủ trương mở rộng việc chữa bệnh cho nhân
dân bằng phương pháp châm cứu. Cụ Nguyễn Đại Năng là một nhà châm cứu nổi
tiếng. Ông đã biên soạn tập “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” bằng thơ để phổ biến cho
nhân dân [17].
Thời kỳ nhà Lê (1428 - 1876), tiêu biểu cho nền y học cổ truyền Việt Nam
thời kì này là Danh y Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791). Ông đã
để lại cho đời sau bộ sách đồ sộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập chia
làm 66 quyển đề cập nhiều vấn đề về y dược [17].
Từ 1945 - 1954, là khoảng thời gian thuận lợi cho các nhà khoa học thực hiện
một số nghiên cứu về thực vật cũng như cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam. Tiêu biểu có
thể kể đến bộ sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập, do Đỗ Tất
18
Lợi biên soạn năm 1957 và đến năm 1961, cuốn sách này được tái bản in thành 2
tập. Trong đó, ông đã mô tả chi tiết và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam.
Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục nghiên cứu và trong những năm 1962 - 1965, ông cho xuất
bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, năm 1969 tái bản thành
2 tập. Cuốn sách này của ông đã đề cập đến trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo
mộc, động vật và khống vật. Ơng đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các lồi
cây thuốc trong các cơng trình nghiên cứu của mình và sách đã được tái bản nhiều
lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7
(1995) số cây thuốc của ơng nghiên cứu lên tới 792 lồi và gần đây nhất là lần tái
bản lần thứ 13 (2005). Bộ sách của ông đã mang lại một giá trị khoa học và giá trị
thực tiễn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại
[11].
Từ năm 1954 về sau ngành Y tế Việt Nam đã xuất bản nhiều cuốn sách về
dược liệu như: “450 cây thuốc nam” của Phó Đức Thành, Văn Đức Tôn, Trần
Quang Hy (1963). Cuốn “Thuốc nam châm cứu” của Viện y học dân tộc (1968),
“Danh mục cây thuốc Việt Nam” của Vũ Văn Chuyên (1976), “Dược liệu Việt
Nam” của Bộ y tế (1978), “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bích, Bùi
Xuân Chương (1980) và hàng loạt sách về dược liệu do Bộ y tế, các bộ, viện, các
trường xuất bản dùng làm tư liệu giảng dạy và học tập [8]. Đây là đóng góp rất
quan trọng cho nền y học của nước nhà.
Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu (2000), Việt Nam có 3.830 loài cây
làm thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật, phân bố trên khắp vùng sinh thái Việt
Nam [7].
Tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam có thể được chia thành 2 loại chính:
Trong nền y học chính thống có nguồn gốc từ Trung y, các hệ thống lý luận và thực
hành được tư liệu hoá trong sách vở như: các học thuyết Âm-dương, Ngũ hành,
Tạng tượng…; trong các nền y học nhân dân, ít được tư liệu hố hay chưa được
nghiên cứu đầy đủ [10].
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những cơng
trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, để lại cho con cháu mai sau một kho
19
tàng tri thức dân gian quý báu. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang
đứng trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì
thế cần đẩy mạnh hơn nữa trong cơng tác nghiên cứu định loại, bảo tồn, nhân giống
các loài cây thuốc quý nhằm nâng cao sức khỏe cho con người cũng như bảo tồn
nguồn tri thức dân gian.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã A Ngo
A Ngo là một xã miền núi, thuộc địa phận quản lý của huyện Đakrông với
tổng diện tích là 4809 ha, chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sống,
nằm cách trung tâm thành phố Đơng Hà khoảng gần 100 km về phía Tây. Trên địa
bàn xã có 1 con đường giao thơng huyết mạch chạy qua đó là đường Hồ Chí Minh.
Lãnh thổ xã A Ngo được giới hạn:
+ Phía Bắc giáp xã Tà Rụt, huyện Đakrơng, tỉnh Quảng Trị.
+ Phía Nam giáp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
20
+ Phía Đơng giáp xã A Bung, huyện Đakrơng, tỉnh Quảng Trị.
+ Phía Tây giáp xã A Vao, huyện Đakrơng, tỉnh Quảng Trị và Cộng Hòa Dân
Chủ Nhân Dân Lào.
b. Khí hậu
A Ngo chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, vừa mang đặc trưng
riêng của một tiểu vùng giao thoa khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu núi cao
Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình năm là 22,50C, thấp hơn nhiệt độ bình quân của
các vùng trong tỉnh từ 2 - 30C, nhiệt độ cao nhất là 38,40C, thấp nhất là 7,90C.
Lượng mưa bình quân 1900 mm/năm, tổng lượng mưa tập trung từ tháng
5 - 11 chiếm đến 89% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất vào tháng 9, 10. Độ
ẩm khơng khí trung bình khoảng 89.3%, cao vào tháng 8 - 12 (89 - 94%), thấp vào
các tháng 3 - 7 (83 - 87%). Lượng bốc hơi trung bình 883,4 mm/năm trong đó các
tháng 4 - 7 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khơ hạn.
Chế độ gió: A Ngo chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng. Thời kỳ có gió khơ
nóng độ ẩm hạ thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trồng.
c. Địa hình
Địa hình của xã rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi đá cao, dốc đứng; mật độ núi
đá dày đặc trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Do đó địa hình bị chia cắt mạnh bởi đồi
núi, sơng suối nên rất khó khăn cho tổ chức đời sống xã hội và phát triển sản xuất,
xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là mặt bằng để xây dựng các cơng trình cơng cộng,
cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ...Thường hay bị thiên tai, khơ hạn, xói mịn và
lũ lụt nhất là lũ qt.
d. Thủy văn
Sơng ngịi xã A Ngo khơng lớn, khơng sâu nhưng nhiều đá và núi xen kẽ
nhau, chỉ có sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào
hợp với sông Rào Quán, xuôi về Ba Lịng đổ ra Cửa Việt theo sơng Thạch Hãn.
Ngồi ra cịn có suối Klu chảy vịng vèo qua các thung lũng, chảy vào sông
Đakrông, sông suối bắt nguồn từ núi cao, khá dốc, cho nên mùa mưa tuy nước lớn
nhưng phù sa khơng lắng đọng, mùa nắng thì hạn hán.
21
d. Thổ nhưỡng
Ở xã A Ngo nhìn chung có hai loại đất chủ yếu là đất cát pha và đất đỏ Bazan
kéo dài qua các thôn, là loại đất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp. Đây cũng
là khu vực người Bru - Vân Kiều cư trú. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá cần
được khai thác đúng với tiềm năng của nó, là hướng mở cho đồng bào dân tộc thiểu
số nói chung và đồng bào Bru - Vân Kiều nói riêng trong việc phát triển kinh tế,
đưa cuộc sống thốt khỏi đói nghèo và lạc hậu. Đặc biệt nơi đây có vị trí chiến lược
quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc của con đường Hồ Chí Minh lịch
sử.
e. Đa dạng sinh học
Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật: Sự đa dạng và phức tạp của địa hình đã tạo
cho nơi đây thảm thực vật khá phong phú. Tuy nhiên, do quá trình tác động lâu dài,
do chiến tranh, do khai thác, chặt phá rừng của con người mà từ kiểu rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới trong khu vực đã phân hóa thành các hệ sinh thái
và sinh cảnh khác nhau.
Thành phần lồi các nhóm động vật ở đây rất phong phú, đa dạng. Trên địa
bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như: Lợn rừng, Nai, Mang, Khỉ, Gấu, Hổ,
Cơng, Trĩ, Bị Tót... trong đó có các lồi động vật quý hiếm như: Hổ, Báo, Gấu, Sao
la, Mang lớn, Cầy vằn, Voọc... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên q giá có ý nghĩa
lớn về mơi trường sinh thái, khoa học và kinh tế.
Trong nhiều năm qua, nguồn tài ngun này có xu hướng giảm sút, nhiều lồi
thú q hiếm có xu hướng bị tuyệt chủng trên địa bàn như: Gấu, Hổ... cùng với việc
tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ
vì đây là nguồn tài ngun có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ tái tạo phát triển.
Tài nguyên thực vật ở đây cũng rất giàu có và đa dạng. Đã thống kê được tất
cả có khoảng trên 100 loài cây cho gỗ chủ yếu ở vùng này, trong đó có nhiều lồi
cây gỗ q, có giá trị sử dụng cao và rất được ưu chuộng trên thị trường trong nước
và quốc tế như: Pơmu, Thông nàng, Đinh, Chò chỉ, Táu mật, Mun... Rừng ở miền
núi A Ngo cịn có các loại cây đặc sản khác như: Mây, Sa nhân, Trầm hương...; các
loại cây thuốc như: Ngũ gia bì, Ba kích, Thổ phục linh...
22
Sự đa dạng về sinh học trong đó có động, thực vật rừng ở đây là nguồn tài
nguyên vô cùng quan trọng cần được bảo vệ nhằm bảo tồn nguồn gen, góp phần
cân bằng mơi trường sinh thái.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân cư
Theo số liệu điều tra thì xã A Ngo có khoảng 2050 người, chủ yếu là đồng
bào các dân tộc Pa Cô, Bru - Vân Kiều sinh sống. Sự phân bố dân cư không đồng
đều trên tồn xã vì là một xã miền núi nên giao thơng đi lại có sự khác nhau giữa
các vùng. Dân cư tập trung các khu vực gần các trục giao thông và vùng đồi núi
thấp.
Trong vài năm trở lại đây tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm. Năm
2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,23% đến năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
giảm xuống còn 1,81%. Tuy vẫn cao hơn mức trung bình tồn tỉnh và cả nước, tuy
nhiên tỷ lệ tăng dân số nói chung những năm qua đã có xu hướng giảm đảm bảo chỉ
tiêu kế hoạch.
b. Cơ sở hạ tầng
* Giao thơng
Cùng với nguồn vốn từ Chính phủ và các nguồn vốn khác với sự đóng góp
của nhân dân, mạng lưới giao thông trên địa bàn ngày càng phát triển phục vụ nhu
cầu đi lại, giao lưu hàng hóa trong vùng với các địa phương khác ngồi vùng.
Tuyến đường giao thơng lớn của xã là đường Hồ Chí Minh, đây là con đường
huyết mạch qua xã, nối xã A Ngo với các địa bàn khác trong huyện và các địa
phương, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Hiện nay các tuyến đường trong thơn
cũng được nhựa hóa và bê tơng hóa.
* Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện ở xã A Ngo đã ổn định. Toàn bộ các hộ gia đình đã
có điện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt thuận lợi.
23
* Giáo dục
A Ngo có địa hình hiểm trở và rộng, đường sá đi lại khó khăn, dân cư phân
tán nên vấn đề giáo dục gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương rất quan tâm
và ưu tiên cho khu vực này. Các học sinh ở đây đi học được trợ cấp tiền, dụng cụ
học tập. Hiện nay toàn xã A Ngo có 1 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 1
trường Mẫu giáo.
* Y tế
Xã A Ngo có 1 Trạm Y tế, có 6 giường bệnh, 1 Bác sĩ, 1 Y sĩ, 3 Điều dưỡng
và 7 Y tá thôn phục vụ khám và chữa bệnh cho người dân. Ngồi ra, định kì cịn có
đồn về khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân.
* Thơng tin liên lạc
A Ngo có 1 bưu điện xã. Nhiều nhà đã có ti vi, xe máy, điện thoại nên việc
tiếp nhận thơng tin khơng cịn là vấn đề khó khăn nữa.
* Du lịch
Dãy núi Ta Lung, núi Klu đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên
đường 9 và đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống
dịng sơng. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một nơi
rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Khách đến đây không chỉ
du lịch sinh thái mà cịn chìm đắm trong cõi rừng già và con đường mịn huyền
thoại do ơng cha ta đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ.
Mỗi thành phần có vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên
một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh
thái.
c. Các hoạt động kinh tế
Dân tộc Bru - Vân Kiều trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, kinh tế nương
rẫy đóng vai trị chủ đạo trong đời sống của đồng bào.
Trong sinh hoạt sản xuất của người Bru - Vân Kiều chủ yếu phụ thuộc vào
thiên nhiên. Vì vậy, ngồi phương thức canh tác nương rẫy (phát, đốt, trỉa, chăm
sóc và thu hoạch) với những cơng cụ thơ sơ thì đồng bào nơi đây cũng đã đúc kết
24
được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như: nắm bắt được lịch thời vụ, chọn đất
trồng, phương thức xen canh gối vụ...
Ngồi cơng việc chủ yếu trên nương rẫy, người Bru - Vân Kiều cịn làm nhiều
cơng việc khác như: tổ chức săn bắn tập thể, cá nhân; đi hái lượm những hoa quả
rừng như: măng, nấm, tìm tổ ong và chặt gỗ làm nhà, chòi, vào những khi nhàn rỗi.
Tuy đây là một nghề phụ nhưng nó cũng góp một phần vào cuộc sống của người
dân, nhất là vào những khi mùa màng thất bát.
Tuy vậy, hiện nay trên địa bàn xã A Ngo đã có những thay đổi căn bản: Một
số hộ gia đình trồng các loại cây công nghiệp đã đưa lại thu nhập cao. Kinh tế
thương nghiệp dịch vụ đã có những bước đáng mừng do việc mở rộng giao thông
tạo điều kiện trong sản xuất kinh doanh.Trong quá trình phát triển kinh tế người dân
nơi đây thường xuyên nhận được sự trợ cấp và giúp đỡ của chính quyền.
25