ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ KIM LÊN
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG
TẠI XÃ SƠN MÙA, HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN
Đà Nẵng, 2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
TRẦN THỊ KIM LÊN
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CA DONG
TẠI XÃ SƠN MÙA, HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN
Ngành: Sư Phạm Sinh Học
Người hương dẫn: Th.S Nguyễn Thị Đào
Đà Nẵng, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Kim Lên
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng và các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi
Trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S. Nguyễn Thị Đào, cô đã
tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận
Tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các thầy lang trong cộng
đồng dân tộc Ca Dong và các cô, chú cán bộ tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh
Quảng Ngãi đã cung cấp thông tin và giúp đỡ nhiệt tình cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý
kiến, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Khóa luận Tốt nghiệp.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Kim Lên
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................5
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY
THUỐC.....................................................................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới...................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam....................7
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...............................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................10
a. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính...........................................................10
b. Địa hình và địa thế....................................................................................11
c. Địa chất và thổ nhưỡng.............................................................................11
d. Khí hậu.....................................................................................................12
e. Thủy văn...................................................................................................12
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.....................................................................12
a. Tình hình dân cư và phân bố dân cư.........................................................12
b. Cơ sở hạ tầng............................................................................................13
c. Các hoạt động kinh tế...............................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................15
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...................................................................15
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................................15
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................16
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................16
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn.....................................................................16
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa...........................................................16
2.5.3. Phương pháp xử lí số liệu...................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...................................................19
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do người Ca Dong sử dụng
tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi...................................................19
3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do người Ca Dong sử dụng tại xã
Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi............................................................31
3.2.1. Đa dạng về bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc.......................31
3.2.2 Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ.................................33
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh...................34
3.2.4. Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc....................36
3.2.5. Đa dạng về các loại bệnh được chữa bằng các loài cây thuốc.............38
3.3. Danh sách các loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam........................39
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc.......................40
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của
người Ca Dong........................................................................................................40
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người
Ca Dong..................................................................................................................41
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Ca Dong đối với nguồn
tài nguyên cây thuốc................................................................................................42
3.4.4. Một số nguyên nhân khác...................................................................43
3.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc....43
3.5.1. Khai thác hợp lí..................................................................................43
3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc........................................................44
3.5.3. Công tác bảo tồn.................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................48
PHỤ LỤC.....................................................................................................52
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
3.1
Trang
Danh mục các loài cây thuốc do người Ca Dong sử dụng tại
xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
20 - 33
So sánh nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn
3.2
Tây với huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi và huyện ĐakRông,
34
tỉnh Quảng Trị
3.3
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc trong các ngành
35
3.4
Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín
36
3.5
Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ
36
3.6
Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
38
3.7
Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
39
3.8
3.9
Thống kê các loài cây thuốc được người Ca Dong chữa theo
nhóm bệnh
41 – 42
Các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực
43
vật
3.10
Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Ca Dong
43
3.11
Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Ca Dong
44
3.12
Thái độ của người Ca Dong đối với tài nguyên cây thuốc
45
3.13
Thái độ của người Ca Dong đối với việc bảo tồn tài nguyên cây
49
thuốc
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
1.1
Tên biểu đồ, hình vẽ
Sơ đồ vị trí xã Sơn Mùa
Trang
11
3.1
Biểu đồ sự phân bố các taxon làm thuốc trong các ngành
35
3.2
Biểu đồ sự phân bố các loài cây thuốc trong các họ
37
3.3
Biểu đồ sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh
38
3.4
3.5
Biểu đồ sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của
cây để làm thuốc
Biểu đồ nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người
Ca Dong
40
43
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có hệ thực vật rất phong phú, đa dạng và được đánh giá là nước
đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh vật [2], [7], [16]. Sự
phong phú ấy là một trong những đặc thù của dân tộc Việt. Bởi lẽ rất nhiều nơi dân
ta còn sống dựa trên nền văn minh nông nghiệp. Đặc biệt là ở những vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa. Cây cỏ là một trong những nguồn dược liệu quý trong chữa
bệnh và bồi bổ sức khỏe. Chính vì thế, từ xa xưa khi nền y học chưa phát triển thì
việc chữa bệnh phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết về cây cỏ của con người, việc sử
dụng cây cỏ để chữa bệnh được truyền từ đời này sang đời khác và tích luỹ thành
các bài thuốc lưu truyền trong dân gian. Từ đây hình thành nên một lĩnh vực mới - y
học cổ truyền. Y học cổ truyền phát triển dựa vào nguồn tài nguyên cây thuốc trong
tự nhiên. Để chữa các loại bệnh từ thông thường đến các loại bệnh khó chữa trị.
Theo thống kê của tổ chức y học thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần
20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài đã biết) được sử dụng làm thuốc
hoặc cung cấp các chế phẩm để chế biến thành thuốc. Trong đó Ấn Độ có khoảng
6000 loài, Trung Quốc 5000 loài, vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1900 loài thực vật
có hoa dùng làm thuốc.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống trải dài trên khắp các vùng rừng núi
cao. Đã từ lâu đồng bào các dân tộc miền núi nước ta đều sống nhờ vào rừng, họ
khai thác lương thực, thực phẩm, rau ăn, nước uống, vật liệu xây dựng, và đặc biệt
là thuốc chữa bệnh từ cây cỏ trong rừng. Ở các vùng sâu, vùng xa thì việc sử dụng
cây thuốc để chống chọi với bệnh tật là chủ yếu. Từ đời này qua đời khác, những
kinh nghiệm sử dụng cây cỏ chữa bệnh ấy hình thành nên các bài thuốc cổ truyền
được lưu truyền trong dân gian với mục đích chữa nhiều bệnh khác nhau. Do được
truyền miệng nên qua mỗi người lại có sự thay đổi một ít, có khi một số lại che
giấu, muốn giữ độc quyền. Xã hội càng phát triển, môi trường càng bị ô nhiễm thì
những bệnh tật càng có cơ hội để xuất hiện, thuốc tây dần dần bị bất lực nhưng
2
những cây thuốc và bài thuốc cổ truyền để chữa bệnh lại có hiệu quả nên việc sử
dụng cây thuốc, bài thuốc cổ truyền đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Người ta đầu tư kinh phí thu mẫu cây thuốc, nghiên cứu thành phần, các bài thuốc
được sử dụng. Việc sưu tầm cây thuốc và bài thuốc cổ truyền hiện nay đã được
nhiều nhà khoa học chú ý và chuyên tâm nghiên cứu như GS - TS Đỗ Tất Lợi, TS
Võ Văn Chi đã có rất nhiều công trình được công bố trong và ngoài nước [5], [6],
[7], [12], [13].
Sơn Mùa là xã nằm ở phía Bắc của huyện Sơn Tây, với diện tích 73,97 km 2,
dân số là 2.980 người trong đó đa số là người dân tộc Ca Dong (chiếm 85%). Vì
đây là vùng núi cao của tỉnh Quảng Ngãi nên có nhiều thực vật phong phú, đa dạng
đặc biệt là cây cỏ dùng làm thuốc. Do đó, nguồn kiến thức bản địa của người Ca
Dong là vô cùng quý giá, nhất là kiến thức về cây thuốc. Hiện nay, việc duy trì và
phát triển nguồn cây thuốc tại đây đang gặp rất nhiều thách thức bởi sự tác động của
con người vào hệ sinh thái rừng như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, làm thủy điện,
…Hơn nữa, người dân miền núi vẫn có thói quen khai thác cây thuốc nam sẵn có
trong rừng và hầu như không có khái niệm trồng tại nhà. Điều này dẫn đến nguy cơ
cạn kiệt nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng, thậm chí có thể một số loài sẽ bị
tuyệt chủng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu điều tra thành phần cây thuốc ở xã Sơn
Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và cách sử dụng chúng hiệu quả chưa được
nghiên cứu cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Điều tra
nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Ca Dong tại
xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp bảo tồn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra thu thập và sắp xếp có hệ thống các loài cây, cỏ ở xã Sơn Mùa
được người Ca Dong dùng làm thuốc
- Phân tích sự đa dạng của cây thuốc về thành phần loài, nơi phân bố, bộ
phận sử dụng và công dụng của chúng
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng, khai thác hợp lý và bảo tồn, phát triển
các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc có giá trị sử dụng cao.
3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa học giúp cho việc quản lí nhằm bảo vệ và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây,
tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, cung cấp tư liệu cho những công trình nghiên cứu tiếp
theo.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY
THUỐC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới
Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới được hình thành từ rất lâu
đời. Cách đây 3000 – 5000 năm có người cho rằng vua thần nông là người phát
minh ra cây thuốc. Cứ một ngày là ông đếm 100 cây để tìm thuốc, có khi bị ngộ độc
tới 70 lần, rồi soạn ra cuốn: “Thần nông bản thảo”. Trong cuốn sách này có ghi
chép tất cả 365 vị thuốc và một bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y.
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức
khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm
dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Từ đó, mỗi châu lục, mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc hình thành nên nguồn dược thảo mang nét đặc trưng riêng.
Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles Pikering
đã chỉ rõ: ngay từ năm 4271 trước Công nguyên (TCN) người dân khu vực Trung
Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây (sung, vả, cau dừa,...) để làm lương thực và
chữa bệnh. Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova B.(1960) chỉ ra rằng, vào
khoảng 5.000 năm TCN, cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu
chiếm đoạt (cùng với phụ nữ, các cây lương thực, cây có hoa đẹp) trong các cuộc
chiến tranh giữa các bộ tộc. Như vậy, tầm quan trọng của các cây làm thuốc được
loài người nhận thức rất sớm; việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quý được
thực hiện ngay từ thời cổ đại bởi các chiến binh [19].
Cùng với sự ra đời của dược liệu Phương Đông. Cây thuốc được dùng làm
dược liệu ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền
thống cổ điển. Ở thế kỷ I SCN. Thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides đã
viết một cuốn sách “De material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc tập trung vào
công dụng chữa bệnh, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây và là sách
tham khảo chính được dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII. Cuốn sách còn được
dịch ra nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư và tiếng Hebrew [25].
5
Châu Úc được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế
giới. Người ta cho rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 60.000 năm
về trước và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loài cây thuốc bản xứ.
Nhiều loài trong số này như cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus globulus) duy nhất chỉ
có ở châu Úc, vốn được sử dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, phần
lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã bị mất đi khi người châu Âu đến định cư.
Ngày nay, đa phần các dược thảo ở châu Úc bắt nguồn từ phương Tây, Ấn Độ,
Trung Quốc và các nước vùng ven Thái Bình Dương.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Ở
Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập
“Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách được coi là dược vật hoàn chỉnh nhất của
Đông y. Cuốn có tổng cộng 52 quyển tập hợp 1892 loại cây, con vật làm thuốc khác
nhau [17].
Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền
Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc
Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở
Trung Quốc từ trước tới nay.
Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri
thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê
có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc [21].
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu phương Tây như
Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produits de L’lndochine” (1928 1935) và bộ “Les plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”,
gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương [24].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO năm 1985 thì mức độ sử
dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử
dụng cây thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại có nền y
học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài
(tương đương với 4.200 loài) được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân
tộc [3]. Điều này chứng tỏ đối với các nước công nghiệp phát triển thì việc sử dụng
6
cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc là loại
cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ con người. Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu
của cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây
thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng.
Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở
lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi
ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã
mất đi hoặc đang bị đe doạ gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc
[3]. Trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro,
61 loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet [3]. Song song với các nghiên cứu về sử
dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác được đặt ra đó là việc bảo tồn nguồn tài
nguyên cây thuốc, cùng với những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc
trên thế giới.
Tại Hội nghị Quốc tế về Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Cheng Mai (Thái Lan)
năm 1993, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò to
lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, đưa ra
tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” - “Guidelines on the Conservation of
Medicinal Plants”, kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và chương trình hành
động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [23]. Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo
vệ sức khoẻ con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y
thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ
truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y
học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong
tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết
sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc
gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc [16].
7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Ở nước ta, cho đến nay đã có hàng trăm công trình liên quan đến việc nghiên
cứu về cây thuốc bao gồm cả khai thác, sự phân bố, xác định tính chất, các thành
phần của các hợp chất hữu cơ, ứng dụng công nghệ thực phẩm, dược phẩm, xác
định công dụng, các bài thuốc kết hợp. Đặc biệt là xác định thành phần của cây
thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh đã được người dân ở hầu hết các vùng sinh thái
của cả nước đã thành công và đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu.
Ngay từ thời xa xưa, thời vua Hùng Vương khi con người còn truyền miệng
về các bài thuốc dân gian. Lúc này họ đã biết sử dụng gừng, riềng làm thức ăn, gia
vị và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, nhuộm rặng để bảo vệ răng. Theo
ghi chép lại của Long Úy bí thư đến đầu thế kỷ thứ II TCN đã có hàng trăm vị thuốc
được phát hiện và sử dụng ở nước ta như: quả giun (sử quân tử), sắn dây (cắt căn),
sen, quế. Sau này các danh y đã dần dần ghi chép và lưu giữ lại tất cả những kinh
nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc
Thời nhà Trần (1225 – 1399) xuất hiện một số danh y tiêu biểu, phải kể đến
đó là danh y Phạm Ngũ Lão nỗi tiếng với “Sơn dược”. Phan Phú Tiên biên soạn
cuốn sách đầu tiên “Bản thảo cương mục toàn yếu” xuất bản năm 1429.
Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh (thế kỷ XIV) với bộ “Nam dược thần hiệu”
gồm 11 quyển với 580 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực
vật và “Hồng Nghĩa giác tư y thư” gồm 2 bài phú thuốc nam [10], [11], [15]. Ông
là người đầu tiên nâng cao khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân” phổ biến y dược
học một cách dễ hiểu, dễ làm để nhân dân tự chữa bệnh bằng phương pháp: xông
cứu, thuốc uống. Đây là 2 tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt. Từ đó, ông được coi
là bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là “Vị thánh thuốc Nam”. Ông đã để lại
nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia
giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp”.
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1721 - 1792) với bộ “Lĩnh Nam bản
thảo” tổng hợp được 2854 vị thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Ông còn
8
để lại cho đời sau bộ sách đồ sộ “Hải Thượng Y Tông tâm Lĩnh” gồm 28 tập chia
làm 66 quyển [16], [19].
Sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có
nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc, với
nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Từ năm 1954 ngành Y tế Việt Nam đã xuất bản nhiều cuốn sách về dược
liệu như: “450 cây thuốc nam” của Phó Đức Thành, Văn Đức Tôn, Trần Quang Hy
(1963).
- Vũ Văn Chuyên (1966) soạn thảo cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây
thuốc”. Tiếp theo đó là cuốn “Thuốc nam châm cứu” của viện y học. Cho đến năm
1976 Vũ Văn Chuyên nghiên cứu và cho ra đời cuốn “Danh mục cây thuốc Việt
Nam”. Rồi cuốn “Dược liệu Việt Nam” của bộ Y tế. “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”
của Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980) với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150
loài mới phát hiện [2], [8].
- Đỗ Tất Lợi (1962 - 1965), với cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập trong đó giới thiệu tỉ mỉ trên
500 vị thuốc có nguồn gốc động vật, thực vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên
cứu, bổ sung cây thuốc trong mấy chục năm, công trình của ông được tái bản nhiều
lần vào những năm 1970, 1977, 1981, 1986, đến tái bản lần thứ 7 năm 1995 số cây
thuốc ông nghiên cứu được đã lên đến 792 loài. Ông đã nêu tên khoa học, tên địa
phương, mô tả đặc điểm của cây, thành phần hóa học, vùng phân bố, cách thu tái
chế, tác dụng, công dụng, liều dùng, một số bài thuốc đã được kiểm nghiệm. Đây là
bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn. Bên cạnh sự thành công này thì
trước đó ông cũng đã có đóng góp to lớn trong việc biên soạn bộ “Dược liệu học và
các vị thuốc Việt Nam”. (1957) gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản thành 2 tập đã mô tả
và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam [12], [13].
- Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), với cuốn “Cây cỏ Việt Nam”. Tuy chưa giới
thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng
làm thuốc của nhiều loài thực vật [11], [12].
9
- Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, gồm
khoảng 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 loài thuộc 1050 chi,
được xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống A. L. Takhtajan. Tác giả đã giới thiệu
sơ bộ về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hoá học, tính
vị và tác dụng, công dụng,.. của từng loài thực vật [5]. Ngoài ra, ông còn kết hợp
với các cộng sự để cho ra đời những cuốn sách có giá trị rất lớn. Võ Văn Chi,
Dương Đức Tiến (1978), “Phân loại thực vật học và các loài thực vật bật cao” [7].
Võ Văn Chi (1999), “Cây cỏ có ích ở việt nam” [6].
- Hoàng Thi Sản (2004) với cuốn “Phân loại học thưc vật” phân loại hầu hết
thực vật Việt Nam, đóng vai trò không hề nhỏ trong việc lưu trữ tài liệu nước nhà
[16].
- Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn “1900 loài cây có ích”, cho biết
trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa
thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây
gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [14].
- Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), đã đóng gớp cuốn “Cây thuốc của đồng bào
Thái ở Con Cuông, Nghệ An” [16].
- Viện Dược liệu (2003), cũng đóng góp cuốn “Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam” với hơn 1.000 loài, trong đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật
được sử dụng làm thuốc [19].
- Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục
các loài thực vật Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ
thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Tập sách đã đề cập tới
các tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống, sinh thái và công
dụng, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [1].
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), với cuốn “Sách Đỏ Việt Nam”. Đã
thống kê được những loài quý hiếm, những loài có nguy cơ tuyệt chủng, và những
loài đã bị tuyệt chủng. Ngoài ra còn rất nhiều những cuốn sách về dược liệu do Bộ
Y tế, cán bộ, viện, các trường xuất bản dùng làm tư liệu giảng dạy và học tập. Đó là
10
những đóng góp hết sức quan trọng và to lớn cho nền Y học nước nhà. Góp phần
làm phong phú giá trị dược liệu của cây thuốc, chữa bệnh cho người dân [4].
Việt Nam chúng ta cũng được đánh giá là một nước có hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng. Với 3/4 diện tích là đồi núi chiếm ưu thế. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa với lượng mưa tương đối lớn. Thực vật nơi đây không ngừng sinh sôi nảy nở.
Hiện nay, đã biết có 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, dự đoán rằng còn số này
có thể lớn hơn rất nhiều và có thể lên đến 12.000 loài. Trong số đó thì nguồn tài
nguyên cây thuốc chiếm 30%. Theo số liệu thống kê của viện dược liệu năm 2000
thì ở Việt Nam có tới 3.830 loài cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật phân bố
trên khắp vùng sinh thái [10], [11].
Trên đây là những số liệu tuy chưa đầy đủ những cũng góp phần nào cho
thấy được sự đa dạng và phong phú của hệ thực vật Việt Nam. Đặc biệt là nguồn tài
nguyên cây thuốc. Với dẫn liệu đó, đồng thời cũng cho thấy rằng ở Việt Nam từ xa
xưa đến nay con người đã biết sử dụng cây thuốc như một thần dược để chữa bệnh.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây đập thủy điện, đất đai bị sạc lỡ, xóa mòn, nạn cháy
rừng cũng như việc khai thác chưa hợp lí của người dân hiện nay thì nguồn tài
nguyên cây thuốc đang bị đe dọa rất lớn. Vì thế cần phải đây mạnh hơn nữa công
tác nghiên cứu, phân loại, bảo tồn và phát triển cây thuốc nhằm phục vụ cho việc
chữa bệnh nâng cao sức khỏe của người dân, đặc biệt là người dân miền núi.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính
Sơn Mùa là một trong những xã vùng cao của huyện Sơn Tây, nằm về phía
Bắc của huyện cách trung tâm huyện 5 km về hướng Bắc. Dân số khoảng 2980
người chủ yếu là dân tộc Ca Dong chiếm đến 85%. Toàn xã gồm 5 thôn (Huy Em,
Nước Min, Mang Tu La, Huy Ra Lung, Huy Ra Long). Lãnh thổ xã được giới hạn
bởi:
+ Phía đông và đông nam giáp huyện Sơn Hà
11
+ Phía tây giáp với huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam)
+ Phía nam giáp các huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum)
+ Phía bắc giáp huyện Tây Trà
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Sơn Mùa
b. Địa hình và địa thế
Xã Sơn Mùa nằm ở thung lũng bên bờ sông Rinh xung quanh là các dãy núi
cao, độ dốc lớn, có các khe suối cạn vào mùa khô. Địa thế long chảo, cao dần về
phía Tây. Có độ cao tương đối lớn từ 700 – 1800 m, độ dốc phổ biến từ 30 0 – 350.
Do địa hình xã toàn là đồi núi, độ dốc lớn nên đất nông nghiệp phân bố chủ yếu ở
ven thung lũng bên bờ sông Rinh, núi cao, cùng với địa hình hiểm trở nên việc sản
xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
c. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai toàn khu vực xã gồm 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mắcmaxit: nhóm đất này chiếm
tỷ lệ cao nhất hơn 75% diện tích đất toàn khu vực. Nhóm đất này có màu đỏ đặc
trưng, độ sâu tầng đất biến động từ 50 – 100 cm. Với tầng đất mỏng, kết cấu hạt
12
khô, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đất xấu và nghèo dinh dưỡng. Nơi
có rừng tự nhiên thì đất mùn và xốp, giữ được nước. Còn phần nơi mất rừng thì cây
bụi phát triển, xói mòn mạnh làm đất bạc màu, trơ trọi đá.
- Nhóm đất dốc tụ và phù sa tụ có màu: chiếm khoảng 20% diện tích, thành
phần cơ giới thịt pha cát, ít đá lẫn, độ phì khá, phần lớn đất này được nhân dân sử
dụng để canh tác nông nghiệp. Nhóm đất này phân bố ở ven sông, suối và dưới
chân núi.
d. Khí hậu
Do nằm sâu trong lục địa và nhiều núi cao nên khí hậu ở Sơn Mùa có sự khác
biệt rõ rệt so với vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi. Mưa ở đây sớm hơn vài
tháng so với ở đồng bằng, bắt đầu từ cuối tháng tám dương lịch. Lượng mưa hàng
năm khá cao với khoảng 2.700mm. Nhiệt độ có phần thấp hơn so với đồng bằng.
Tuy vậy, khí hậu ở Sơn Mùa so với đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi cũng không quá
khác biệt. Độ ẩm trung bình hằng năm là 88 - 90%. Hạn hán, lũ lụt, bão tố thường
gây nhiều tác hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Vùng này về mùa mưa thường
xảy ra lũ quét. Lốc xảy ra thất thường, gây tốc nhà, chết người. Tình trạng lở núi
thường xảy ra.
e. Thủy văn
Hệ thống thủy văn ở Sơn Mùa gồm các con sông trong đó phải kể đến: con
sông chính chảy qua địa hạt Sơn Mùa là sông Rinh.
Sông Rinh có nguồn nước từ cao nguyên Kon Tum đổ về. Sông đổ về phía
đông, hợp nước với sông Rhe ở đoạn Hải Giá (địa hạt huyện Sơn Hà) chảy tiếp về
đông, tạo thành sông Trà Khúc, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Sông Rinh
có vị trí vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nước, đồng thời cũng có dòng chảy
rất bạo liệt, thường gây ra lũ lụt kinh hoàng về mùa mưa.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tình hình dân cư và phân bố dân cư
- Dân cư
13
Theo số liệu điều tra thì Sơn Mùa có 711 hộ dân với 2980 khẩu, trong đó
đồng bào dân tộc Ca Dong chiếm đến 85% dân số toàn xã.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60% trong đó chủ yếu là lao động
nông nghiệp (chiếm 98,5%).
- Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đều, tập trung rải rác chủ yếu tập trung ở những thung
lũng thấp. Trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất còn lạc hậu. Tập tục mê tín dị
đoan còn phổ biến. Chính vì thế đây là những vấn đề rất khó khăn đối với cán bộ
địa phương trong công tác kiểm soát và bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên.
b. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Các tuyến đường ở xã đa số được Bê tông hóa xuống các thôn bản. Có một
trục đường Trường Sơn Đông (tuyến đường quốc gia) dài từ đầu xã hết cuối xã là
11km. Nhiều tuyến Bê tông nông thôn đều được Bê tông hóa. Đây là một trong
những thuận lợi của người dân và cả chính quyền địa phương.
- Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện quốc gia được phủ đều cho các thôn. Toàn bộ hộ gia
đình đều có điện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
- Giáo dục
Toàn xã hiện nay, có 5 trường Mẫu giáo, Mầm non phủ đều cho 5 thôn trong
đó có một trường đạt chuẩn quốc gia, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học. Học
sinh ở đây trong diện hộ nghèo hằng năm, đều được nhà nước hỗ trợ tiền và gạo.
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế, có 8 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 3 y tá, 2 điều dưỡng và 4
y tá thôn. Có khả năng cứu chữa kịp thời cho cán bộ và nhân dân trong toàn xã. Để
băng bó vết thương sẽ huy động lực lượng y tá của các thôn phục vụ tại chỗ và tận
dụng một số giường bệnh trong nhân dân.
- Thông tin liên lạc
14
Trong xã có 40 điện thoại bàn được lắp ráp chủ yếu ở khu vực trung tâm xã và
rải rác ở các thôn. Nhiều nhà có di động riêng, có ti vi, xe máy nên việc tiếp nhận
thông tin rất dễ dàng.
- Du lịch
Vấn đề du lịch ở xã Sơn Mùa hiện nay chưa có. Nơi đây được biết đến như
một khu rừng nguyên sinh để khai thác gỗ. Với tình hình như hiện nay thì việc sẽ
phát triển du lịch sinh thái ở xã có thể thực hiện được. Cơ sở để đưa ra nhận định
này là khí hậu nơi đây trong lành đặc trưng của vùng núi cao, các thung lũng xanh
mát, những khe suối cạn và khu rừng xanh rậm, nét văn hóa đặc sắc của người Ca
Dong. Bên cạnh đó, tuyến đường Trường Sơn Đông được mở đi lên Tây Nguyên đó
là những điều lý tưởng cho du khách tìm đến nghỉ và dừng chân ở đây.
c. Các hoạt động kinh tế
Là một xã sống chủ yếu bằng nương rẫy kết hợp với trồng lúa nước, do ảnh
hưởng của khí hậu thời tiết nên bà con nông dân thường gieo 2 vụ mỗi năm. Tổng sản
lượng lương thực 280 tấn lương thực hoa màu các loại.
Kinh tế xã cơ bản vẫn là nền kinh tế nông, lâm nghiệp và dấu ấn của nền
nông nghiệp sơ khai vẫn còn khá đậm nét. Nhìn chung nền nông nghiệp mang tính
tự cung tự cấp năng suất chưa cao. Trong quá trình sản xuất người dân ở đây được
sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của cán bộ địa phương cũng như các chính sách hỗ trợ
của nhà nước và chính phủ.
Do môi trường sống khó khăn và tập tục sống còn lạc hậu mà người dân nơi
đây đa số sống chủ yếu dựa vào rừng, họ lấy các sản phẩm mà rừng ban tặng và sự
trợ cấp của xã hội. Đó cũng chính là những cản trở cho sự phát triển kinh tế địa
phương.
15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các loài thực vật được người dân tộc Ca Dong ở xã Sơn Mùa, huyện
Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Từ ngày 15/10/2013 – 30/10/2013: Viết đề cương nghiên cứu.
- Từ ngày 25/11/2013 – 25/04/2014: Khảo sát thực địa.
+ Đợt 1: Từ ngày 25/11/2013 – 30/11/2013
+ Đợt 2: Từ ngày 22/01/2014 – 27/01/2014
+ Đợt 2: Từ ngày 17/04/2014 – 23/04/2014
- Từ ngày 24/04/2014 – 24/05/2014: Xử lí số liệu và hoàn thành luận văn.
- Từ ngày 25/05/2014 – 05/06/2014: Bảo vệ luận văn
16
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra và lập danh mục các loài cây thuốc tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu các bộ phận dùng làm thuốc, công dụng và kinh nghiệm sử dụng
các loài cây thuốc đó để chữa các bệnh khác nhau của người dân tộc Ca Dong ở xã
Sơn Mùa.
- Tìm hiểu sự phân bố của các cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn nghiên
cứu.
- Xác định các loài cây thuốc có tên trong danh Sách Đỏ Việt Nam.
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất
biện pháp bảo tồn.
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phương pháp phỏng vấn
a. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn với các đối tượng phỏng vấn:
người dân, người đi hái thuốc nhằm biết trước sự có mặt của các loài cây thuốc có
trong khu vực. Cụ thể là chúng tôi đã phỏng vấn cô Nâng và cô Liên thu được
những thông tin cần thiết về thành phần loài, mức độ phong phú, sự phân bố tự
nhiên cũng như kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc của người dân tộc Ca
Dong.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
Ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp chúng tôi còn dùng phiếu để phỏng
vấn. Đối tượng phỏng vấn cũng chính những người dân ở xã Sơn Mùa. Mà đặc biệt
hơn đó là những người đi hái thuốc, ông lang bà mế để điều tra thành phần loài, bộ
phận sử dụng, công dụng và vùng phân bố cây thuốc ở đây.
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
a. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa