Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.56 KB, 10 trang )

Mẫu 05/SK
Ban hành kèm theo Quyết
định số 1088/QĐ-TCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Cục Thuế tỉnh Hà Nam.
- Tên sáng kiến: Tăng cường công tác quản lý thuế và chống thất thu ngân
sáchđối với hoạtđộng kinh doanh thương mạiđiện tử.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ 01/01/2021.
I. Phần mở đầu
1. Đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến:
Trong thờiđại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của
Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng onlineđãđem lại hiệu
quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Những năm gầnđây,
“thương mạiđiện tử” (TMĐT) đã khơng cịn là khái niệm xa lạ trong xã hội
hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Năm 2020 đại dịchCOVID-19 đã mang
đến nhiều biếnđộngđối với nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của
TMĐTđã góp phầnđưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm
năng nhất khu vựcASEAN. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển
thì TMĐT ở Việt Nam cũng gặp khơng ít những thách thức trong việc xây
dựng thị trường TMĐT lành mạnh, bền vững.
Trong thời điểm hiện nay, khi dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức
phức tạp, để hỗ trợ người nộp thuế (NNT) được kịp thời thì giải pháp tuyên
truyền, hỗ trợ NNT bằng phương thức điện tử được Cục Thuế tỉnh nói chung
và Chi cục Thuế khu vực nói riêng ưu tiên đặt lên hàng đầu. Có thể nói, cơng
tác tun truyền, hỗ trợ NNT có vai trị rất quan trọng trong cơng tác quản lý
thuế. Thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ giúp cho NNT nắm bắt tốt hơn
cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực thuế, đặc biệt là quyền


và nghĩa vụ của NNT đối với ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời góp
phần nâng cao nhận thức, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm của NNT thuế,

1


từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong q trình thực hiện
nhiệm vụ.
Để phịng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, một số nơi đã phải
thực hiện giãn cách xã hội và thực hiện đồng thời các biện pháp khác để thực
hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế. Để hỗ trợ
NNT được kịp thời trong thời điểm hiện nay thì giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ
NNT bằng phương thức điện tử được Chi cục Thuế khu vực ưu tiên đặt lên
hàng đầu. Đây là hình thức tuyên truyền hỗ trợ nhanh nhất, tiết kiệm nhất và
hiệu quả nhất giúp NNT vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi
phí đồng thời có thể lưu lại thơng tin để tra cứu khi cần thiết và đảm bảo an
toàn trong phòng chống dịch bệnh.
Thị trường thương mạiđiện tử (TMĐT) đang ngày càng rộng mở với
nhiều mơ hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũngđang dần thay đổi
theo hướng hiệnđại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hố và công nghệ thông tin.
Đặcbiệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện
tửđang trở nên sôi động hơn và việcứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh
phân phối mớiđang trở thành một phương án hữu hiệu cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân vượt qua khó khăn, thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu
dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.
Nhà nướcđã hình thành khn khổ pháp lýđồng bộ và ngày càng hoàn thiệnđể
tạo cơ sở pháp lý cho hoạtđộng kinh doanh thương mạiđiện tử.
Luật quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bổ sung
các quy định về quản lý đối với hoạtđộng thương mạiđiện tử, theo đó cơ quan
quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông

tin đáp ứng nhu cầu quản lý, giám sát không chỉ với hoạtđộng thương mạiđiện
tử trong nướcmà còn với các hoạtđộng xuyên biên giới. Theo đótổ chức có
liên quan và Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thơng tin tài
khoản, các khoản nhận đươc qua ngân hàng liên quan đến hoạt động TMĐT
của người nộp thuế.
Tuy nhiên, công tác quản lý thuếđối với hoạtđộng kinh doanh thương
mạiđiện tử còn khá mới nên cịn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, tuy khó
nhưng khơng phải là khơng thực hiệnđược.

2


2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
2.1. Sự cần thiết.
- Hiện nay còn nhiều người nộp thuế chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ
thuế, lĩnh vực kinh doanh TMĐT địa điểm thường không cố định, việc thu
thập thông tin đối với NNT hoạt động lĩnh vực này sẽ gặp khó khăn do liên
quan cơng tác bảo mật của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ (VD: Các
đơn vị cho thuê máy chủ). Việc bán hàng, quảng cáo bằng hình thức điện
thoại, tin nhắn nên cơ quan thuế sẽ khó kiểm sốt đối với nhóm này.
- Các cá nhân kinh doanh TMĐT phần lớn khơng thực hiện đăng ký
kinh doanh nên khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng, khó xác định doanh
thu.
- Công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo sự công bằng giữa những người kinh doanh
truyền thống và kinh doanh qua mạng, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

- Mặc dù ngành thuế đã đưa ra nhiều giải pháp như: tuyên truyền,
đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên, việc quản lý thuế
với thương mại điện tử vẫn đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc.

- Làm thế nào để vừa khuyến khích được các tổ chức, cá nhân kinh
doanh TMĐT qua mạng nhưng vẫn thu được thuế đang là vấn đề đặt ra đối
với các cơ quan quản lý hiện nay.
- Gây thất thu cho ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng tới kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng tới an sinh giáo dục, quốc phòng an ninh
của đất nước.
- Làm ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật của nhà nước, ảnh hưởng
tới sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, giảm lòng tin của nhân dân đối
với các cơ quan nhà nước nếu không được xử lý triệt để công minh.

- Xuất phát từ thực tế công tác quản lý thuế trên địa bàn nói chung và
hoạt động kinh doanh TMĐT nói riêng, để cơng tác quản lý đối với hoạt động
kinh doanh TMĐT đạt hiệu quả nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp: “Tăng

3


cường công tác quản lý thuế và chống thất thu ngân sáchđối với hoạtđộng
kinh doanh thương mạiđiện tử”.
2.2 Mục đích của giải pháp.
- Nâng cao việc nhận thức, ý thức tự giác của người nộp thuế trong việc
chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Người nộp thuế tuân thủ và thực hiện
đúng theo các quy định của Luật quản lý thuế và Pháp luật thuế.
- Đảm bảo kế hoạch thu ngân sách Nhà nước được thực hiện đầy đủ và
kịp thời. Đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất mà quản lý thuế hướng
đến bởi nếu các chủ thể nộp thuế khơng đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn
thu của ngân sách, đồng thời nếu nộp chậm thời gian thì q trình hạch tốn
cũng sẽ ảnh hưởng, trì trệ. Qua đó chức năng thực hiện nhiệm vụ công của
Nhà nước không được đảm bảo.
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện quản lý có hiệu quả thuếđối với

hoạtđộng kinh doanh thương mạiđiện tử, chống thất thu ngân sách nhà nước,
đảm bảo sự công bằng giữa người kinh doanh truyền thống và người kinh
doanh qua mạng.
3. Phạm vi triển khai áp dụng:
- Thời gian áp dụng: Thực hiện từ ngày 01/01/2021
- Địa bàn áp dụng: Trên toàn địa bàn huyện, thị xã.
- Đối tượng thực hiện: Công chức có liên quan thuộc Đội nghiệp vụ quản
lý thuế, Đội kiểm tra thuế và Đội thuế liên xã khu vực.
II. Nội dung
1. Mô tả sáng kiến:
1.1.

Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại ở địa
phương:
Trong những năm gần đây, trên địa bàn đã xuất hiện các mơ hình kinh
doanh mới nhất như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải như Uber, Grab, đặt

4


phòng trực tuyến khách sạn Agoda, quảng cáo trực tuyến trên Google,
Facebook... hay viết phần mềm cho Google play hoặc các nền tảng kiếm tiền
từ Youtube...
Có thể thấy việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới
như Google hay Facebook... hay các cá nhân kinh doanh online hàng năm thu
được nguồn lợi lớn thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong việc tìm ra giải
pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý Nhà nước về nghĩa vụ
thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT còn hạn chế, chưa đa dạng.


1.2.

Trong cơng tác quản lý thuế vẫn cịn chưa định hình đầy đủ các bước
phối hợp, thu thập thơng tin làm sao cho hiệu quả.
Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
trên địa bàn:
- Ngay sau khi Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực
thi hành, các bộ phận chuyên môn của đơn vị đã nghiên cứu những nội dung
thay đổi, nội dung mới, trong đó có nội dung về quản lý hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử.
- Việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là
nội dung mới do đó địi hỏi các bộ phận chun mơn của Chi cục phải nghiên
cứu kỹ để tham mưu các giải giải pháp, những khó khăn để Lãnh đạo Chi cục
thống nhất triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
+ Các nội dung tại các hội nghị do UBND thị xã và huyện triển khai có
liên quan cơng tác thuế, Lãnh đạo Chi cục luôn đề xuất Lãnh đạo UBND thị
xã, và huyện trên địa bàn chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan thường
xuyên thực hiện công tác tuyên truyền và phối hợp với Chi cục thuế trong
công tác quản lý thuế.
+ Về công tác tuyên truyền: Thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình
thức với chuyên đề về nghĩa vụ khai, nộp thuế của người nộp thuế đối với
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như: Gửi Email, tin nhắn đến các tổ
chức cá nhân do Chi cục quản lý. Mỗi cán bộ thuế xác định là một tuyên
truyền viên để với người dân nắm được thông qua thực hiện nhiệm vụ

5


chuyên môn với người dân và người nộp thuế. Viết bài chuyên đề gửi Đài
truyền thanh huyện, thị xã; Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn trên địa

bàn và các cơ quan có liên quan phối hợp tuyên truyền để người dân trên địa
bàn nắm được.
+ Công tác tham mưu: Tham mưu, ban hành văn bản số 563/CCTNVQLT ngày 09/06/2021 về việc phối hợp tuyên truyền chính sách thuế đối
với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử kèm theo bài tuyên truyền
chuyên đề kinh doanh TMĐT gửi Đài truyền thanh huyện, thị xã và Đài
truyền thanh các xã, phường thị trấn trên địa bàn phối hợp tuyên truyền.
+ Tham mưu Lãnh đạo Chi cục ban hành văn bản số 571/CCTKVNVQLT ngày 14/6/2021 về triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động
mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số đối với doanh nghiệp,
tổ chức và các cá nhân đến các Đội thuế có liên quan trong đơn vị để triển
khai thực hiện, cụ thể:
++ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Đội, bộ phận thực hiện theo chức
năng nhiệm vụ.
++ Thành lập tổ triển khai gồm các công chức của các Đội chun mơn
có trình độ chun mơn về quản lý thuế và cơng nghệ thơng tin.
++ Khuyến khích các Đội, tập thể, cá nhân phát huy năng lực, nghiên
cứu, đưa ra những sáng kiến, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối
với lĩnh vực kinh doanh TMĐT.
++ Định kỳ báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp
tiếp theo, tháo gỡ những khó khăn vướng măc.
2. Tính mới của sáng kiến:
- Đã có tính chun sâu trong công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực
mới, triển khai kịp thời những nội dung chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên.
Những thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp được triển khai ngay, kịp
thời.
- Trong triển khai thực hiện do có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể
bằng văn bản của Lãnh đạo đơn vị nên công chức thực hiện luôn chấp hành
đầy đủ, kịp thời.
- Phát huy được năng lực, sự sáng tạo đối với cơng chức có trình độ
chun mơn nghiệp vụ và chuyên môn về công nghệ thông tin.


6


3. Kết quả, lợi ích mang lại:

3.1 Về cơ chế phối hợp quản lý thuế.
- Nhận được sự phối hợp tốt với các ngành, cơ quan có liên quan và
UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông
tin, số liệu và công tác triển khai thực hiện quản lý thuế.
- Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình, cá nhân đã thường
xuyên gửi danh sách (hàng tuần, hàng tháng) cá trường hợp cấp mới để cơ
quan thuế triển khai thực hiện rà soát lập bộ quản lý thuế.
3.2. Về ý thức của người nộp thuế:
Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực như các doanh nghiệp, cá
nhân đã chấp hành kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử.
3.3. Kết quả triển khai.
- Thời điểm trước ngày 31/12/2020 trong tổng số 2.916 hộ lập bộ khoán
thuế và hộ không thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá
nhântrên địa bàn chưa có hộ kinh doanh hoạt động lĩnh vực TMĐT.
- Từ ngày 01/01/2021 đến 31/8/2021 đã có 34 hộ đưa vào lập bộ quản
lý thuế khoán đối với lĩnh vực kinh doanh TMĐT.
- Ngoài ra, theo danh sách cung cấp của tổ chức Ngân hàng và Chi
nhánh Viettel trên địa bàn về các cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh
TMĐT, tổ triển khai đã thực hiện mời 14 cá nhân đến trụ sở cơ quan thuế để
làm việc, cung cấp thơng tin. Kết quả có 10 cá nhân đến làm việc (04 cá nhân
chưa đến do liên quan phòng, chống dịch Covid-19). Có 01 cá nhân có thu
nhập đến ngưỡng chịu thuế nhưng địa chỉ thường trú khác địa bàn, đã đề nghị
người nộp thuế về địa bàn nơi cư trú thực hiện nghĩa vụ thuế (đồng thời thông
báo với cơ quan thuế liên quan để quản lý thuế), có 10 cá nhân có thu nhập

chưa đến ngưỡng chịu thuế, chuyển thông tin để đội thuế liên xã lập bộ đối
với hộ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

7


- Đối với danh sách do Viettel cung cấp Lãnh đạo chi cục đã chỉ đạo
Đội thuế liên xã khu vực thực hiện kiểm tra, rà sốt. Tính đến thời điểm hiện
tại, đã có nhiều cá nhân kinh doanh tự giác đến cơ quan thuế để làm các thủ
tục về thuế như: đăng ký mã số thuế đúng thời hạn trong vòng 10 ngày làm
việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, kê khai
thuế và tiến hành lập bộ đưa hộ vào quản lý. Kết quả, có 34 hộ đưa vào quản
lý khốn thuế từ tháng 8/2021 với mức thuế bình quân700.000 đồng/hộ/tháng.
III. Kết luận:
1. Đánh giá về lợi ích đã đạt được sau khi áp dụng giải pháp

Công tác quản lý thuế là một cơng việc quan trọng, ngồi việc nhằm
đảm bảo nguồn thu cho NSNN, nó cịn góp phần ổn định phát triển kinh tế.
Đến nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách hệ thống thuế, nhằm
đảm bảo hệ thống thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
xu thế hội nhập kinh tế nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong cơng tác
quản lý thuế cũng như đi sâu vào phân tích đánh giá công tác quản lý thuế đối
với các doanh nghiệp tại Chi cục ThuếHuyện Thanh Liêm trong nhiều năm
qua. Trên nền tảng phát huy những thành tích đã đạt được và từng bước khắc
phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế,
đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu cho NSNN. Mặt khác,
hiện nay các DNNN đang trong quá trình ổn định và phát triển sau khi cổ
phần hóa, hoạt động SXKD bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy
cơng tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp là thực sự cần thiết phải đổi
mới và cần có sự chỉ đạo phối hợp kịp thời của các cấp, các ngành, các cơ

quan quản lý Nhà nước có liên quan để cơng tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao
hơn.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biễn phức tạp, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó
khăn. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh như hạn chế tiếp xúc trực tiếp,
tập trung đông người tiếp tục được duy trì. Do đó, Chi cục Thuếkhu vực sẽ
đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ NNT bằng phương
thức điện tử, nghiên cứu đưa ra nhiều sáng kiến, đa dạng các hình thức tuyên
truyền hỗ trợ hơn nữa trong đó phân loại NNT để làm cơ sở xây dựng kế
hoạch, nội dung tuyên truyền, xây dựng nội dung tuyên truyền hỗ trợ theo

8


chuyên đề, áp dụng triệt để các phương thức điện tử và các nền tảng mạng xã
hội hiện có để triển khai công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT một cách bài bản,
chuyên nghiệp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định
sản xuất kinh doanh từ đó có những đóng góp tích cực cho NSNN.
- Công tác phối hợp về tuyên truyền; sự phối hợp trong quản lý thuế
của UBND xác xã, phường, thị trấn được thuận lợi hơn do các xã, phường, thị
trấn tăng nguồn thu điều điết ngân sách.
- Có cơ sở làm căn cứ phục vụ cho công tác dự báo, chỉ đạo điều hành
quản lý thu thuế được chủ động và sát thực tiễn.
- Được sự đồng tình của nhân dân và người nộp thuế do quản lý thuế
công bằng, đúng pháp luật.
2. Kiến nghị, đề xuất.
Quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử vẫn còn
nhiều khó khăn, vướng mắc, có những thơng tin cần phải bảo mật cho người
nộp thuế nên một số tổ chức cá nhân vẫn còn chậm trong việc phối hợp cung
cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế, chế tài xử phạt vi phạm còn chưa

đủ răn đe đối với hành vi vi phạm. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
cung cấp thơng tin phải thực hiện thường xuyên, kịp thời.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế, nội dung tuyên
truyền tập trung vào Luật Quản lý thuế, các chính sách thuế mới. Giám sát
chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hàng tháng, đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp
tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn.
- Tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế,
tạo thuận lợi cho người nộp thuế: Thực hiện nộp thuế điện tử 100%, theo đó
người nộp thuế (NNT) có thể thực hiện nộp thuế mọi lúc, mọi nơi (24/7, kể cả
ngày nghỉ, ngày lễ).
- Mỗi cơng chức chủ động tìm tịi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các
thay đổi bổ sung trong quy định của pháp luật, học hỏi những ứng dụng mới
có thể áp dụng vào cơng việc chun mơn của mình, nâng cao hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ.

9


- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cùng đội,
trong Chi cục và cùng bộ phận chuyên môn giữa các chi cục thuộc cục thuế,
để tăng cường tình đồn kết, hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kinh
nghiệm hay trong xử lý công việc.
Nhà nước từng bước hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý phù hợp
tình hình thực tế, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe mới có thể làm quản lý tốt,
không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường TMÐT trong
tương lai.
Trên đây là báo cáo kết quả việc thực hiện “Tăng cường công tác
quản lý thuế và chống thất thu ngân sách đối với hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử” trên địa bàn.
Duy Tiên, ngày 15 tháng 9 năm 2021

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Trần Kiều Trang
ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Xuân Hướng:……………………

Nguyễn Thị Kim Hưởng:………………

10



×