BỘ Y TẾ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH
NGUYỄN VĂN THỊNH
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
TUYẾN GIÁP TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN E
NĂM 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH – 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NGUYỄN VĂN THỊNH
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
TUYẾN GIÁP TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN E
NĂM 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng Ngoại người lớn
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Bùi Thị Khánh Thuận
NAM ĐỊNH – 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về sự quan tâm và
giúp đỡ tận tình cho tơi trong thời gian học tập và hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ThS. Bùi Thị Khánh Thuận đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi để chuyên đề này được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc các phòng chức năng, khoa Phẫu
thuật Ung bướu và Điều trị Giảm nhẹ, khoa Hóa trị liệu của Bệnh viện E đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thiện chun đề này.
Tơi xin được cảm ơn tất cả các người bệnh và người nhà người bệnh đã đồng ý
hợp tác trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong q trình học
tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành chuyên đề này.
Nam Định, ngày
tháng
năm 2021
Học viên
Nguyễn Văn Thịnh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do
chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Khánh Thuận, tất
cả số liệu trong chuyên đề này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Nam Định, ngày
tháng
năm 2021
Học viên
Nguyễn Văn Thịnh
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3
1.1.1. Tổng quan về ung thư tuyến giáp.......................................................... 3
1.1.1.1. Dịch tễ học ung thư tuyến giáp trên thế giới và Việt Nam ................ 3
1.1.1.2. Triệu chứng ...................................................................................... 3
1.1.1.3. Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp ............................................... 5
1.1.1.4. Điều trị ............................................................................................ 6
1.1.2. Chất lượng cuộc sống và các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ... 8
1.1.2.1. Chất lượng cuộc sống ....................................................................... 8
1.1.2.2. Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống.................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 11
1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến
giáp
...................................................................................................... 11
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 14
Chương 2 MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .............................................. 16
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 16
2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 18
2.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung tâm
Ung bướu- Bệnh viện E ................................................................................ 21
2.1. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung
thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E .................................. 23
Chương 3 BÀN LUẬN ................................................................................ 24
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 24
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................... 24
3.1.2. Thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh tật và khám tuyến giáp định kỳ ..... 24
3.1.3. Tình trạng hiện tại của người bệnh ..................................................... 25
3.2. Thực trạng chât lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại
Bệnh viện E .................................................................................................. 25
3.2.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống trên khía cạnh các triệu chứng của
người bệnh ................................................................................................... 26
3.2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dựa trên khía cạnh chức năng ......... 27
3.2.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống chung ............................................. 28
3.3. Một số yếu tố liên quan ........................................................................ 29
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của Người bệnh ung
thư tuyến giáp tại Bệnh viện E ..................................................................... 29
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chăm sóc nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E ........... 31
3.3.2.1. Khó khăn: ....................................................................................... 31
3.3.2.2. Thuận lợi: ....................................................................................... 32
3.4.1. Đối với bệnh viện và trung tâm ung bướu........................................... 33
3.4.2. Đối với điều dưỡng:............................................................................ 33
KẾT LUẬN.................................................................................................. 35
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 36
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDSK
Giáo dục sức khỏe
NB
Người bệnh
UTTG
Ung thư tuyến giáp
UTBMTG
Ung thư biểu mô tuyến giáp
CLCS
Chất lượng cuộc sống
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Bố cục của Bộ câu hỏi EORTC-C30 ............................................ 17
Bảng 2. 2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 18
Bảng 2. 3 Tiền sử bệnh tật của người bệnh ................................................... 19
Bảng 2. 4 Tình trạng hiện tại của người bệnh ............................................... 20
Bảng 2. 5 Chất lượng cuộc sống trên khía cạnh chức năng chung của người
bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung Bướu- Bệnh viện E .................. 21
Bảng 2. 6 Chất lượng cuộc sống trên khía cạnh các triệu chứng /vấn đề do
bệnh và/hoặc do quá trình điều trcủa người bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung
tâm Ung Bướu- Bệnh viện E ........................................................................ 21
Bảng 2. 7 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
ung thư tuyến giáp ........................................................................................ 23
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1 Tỷ lệ người bệnh có hút thuốc lá, uống bia rượu ...................... 19
Biểu đồ 2. 2 Khám tuyến giáp định kỳ hàng năm ......................................... 20
Biểu đồ 2. 3 Phân bổ tỷ lệ chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư
tuyến giâp tại Bệnh viện E............................................................................ 22
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá
chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên
phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khối, hài lịng
(well-being) hồn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Trong lĩnh vực sức
khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa "chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe" là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức
khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của
cá nhân đó [19, 31]. Vì vậy việc điều trị cho người bệnh cần phải xem xét cả
dưới góc độ tâm lý, kinh tế, xã hội chứ khơng chỉ dưới góc độ y khoa thuần
túy. Đặc biệt đối với những người bệnh ung thư vì đối với các phương pháp
điều trị hiện nay có thể loại bỏ khối u tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống
người bệnh sau điều trị. Việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người
bệnh giúp cho khơng chỉ người bệnh và cịn có thể giúp cho nhân viên y tế có
thể có những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
theo hướng tích cực hơn.
Ung thư tuyến giáp là một bệnh ác tính của tuyến giáp, chiếm 90%
người bệnh ung thư tuyến nội tiết và khoảng 1% ung thư các loại [21]. Tỉ lệ
mắc bệnh hàng năm trên thế giới khoảng 0,5 – 10 trường hợp trên 100.000
dân và có sự khác biệt giữa các vùng trên thế giới. Tỉ lệ mắc ung thư tuyến
giáp của phụ nữ cao gấp 2 – 3 lần nam giới [1]. UTTG thường tiến triển thầm
lặng, biểu hiện bằng khối u giáp ở giai đoạn sớm hay chỉ là hạch cổ di căn
đơn độc. Hiện nay với nhiều phương pháp điều trị mới người bệnh ung thư
tuyến giáp có thể điều trị khỏi bệnh hồn tồn, tuy nhiên vẫn có những ảnh
hưởng của nó đến cuộc sống của người bệnh.
Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E là một trong những nơi có đầy đủ
trang thiết bị, con người để đáp ứng được tất cả các phương pháp điều trị cho
người bệnh ung thư tuyến giáp hiện nay. Hàng năm trung tâm tiếp nhận và
điều trị cho rất nhiều người bệnh ung thư tuyến giáp. Qua nhận xét của các
2
nhân viên y tế trực tiếp điều trị chăm sóc cho người bệnh ung thư tuyến giáp
cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng từ ít đến nhiều.
Hiện nay tại trung tâm Ung Bướu Bệnh viện E chưa có nghiên cứu nào về
chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp điều trị tại đây. Do
đó học viên chọn vấn đề khảo sát thực trạng chất lượng cuộc sống của người
bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E với mục tiêu:
1 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp tại
Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E năm 2021.
2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người
bệnh ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E năm 2021.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.
Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về ung thư tuyến giáp
1.1.1.1. Dịch tễ học ung thư tuyến giáp trên thế giới và Việt Nam
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh lý ung thư tiến triển thầm lặng và có
tuổi thọ kéo dài từ 15 – 20 năm. Tỉ lệ Ung thư tuyến giáp là tương đối ít phổ
biến, một phần là do kích thước khối u nhỏ và tiến triển tương đối chậm,
thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và di căn. UTTG là loại ung thư nội
tiết thường gặp nhất (khoảng 90%) và gây tử vong nhiều nhất [5].
Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 3,6% tất cả các loại ung thư trên thế
giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp khác nhau tùy theo khu vực
địa lý. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất ở Sao Paolo, Brazil
(149/1000.000 phụ nữ và 39/ 1000.000 nam giới), Hawaii (223/ 1000.000 phụ
nữ và 63/1000.000 nam giới), New Jersey (246/ 1000.000 phụ nữ và
82/1000.000 nam giới), Utah (247/ 1000.000 phụ nữ và 75/ 1000.000 nam
giới). Ba Lan là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tuyến giáp thấp nhất,
tỷ lệ mắc chuẩn theo giới là 14/ 1000.000 ở nữ và 4/1000.000 ở nam giới.
Ở Việt Nam, chưa có một thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc UTTG trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đã có báo cáo dịch tễ khu vực trên cơ sở điều tra
số liệu tại bệnh viện cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Theo Phạm Văn Kiệm trong
4 năm từ 1/1999 – 12/2002, tỷ lệ mắc bệnh UTTG của nữ giới cao gấp 5,39
lần so với nam giới. Tuổi trung bình mắc ung thư tuyến giáp là 38,72 ± 14,94
[9]. Theo Nguyễn Quốc Bảo năm 2010 tỉ lệ mắc UTTG ở nam giới khoảng
1,8/100.000 dân, ở nữ khoảng 5,6/100.000 dân [4].
1.1.1.2. Triệu chứng
Lâm sàng
- Triệu chứng sớm
4
+ Thường thầm lặng ít có dấu hiệu báo trước [11, 18]. Nhiều người
bệnh tự phát hiện thấy có u tuyến giáp trạng, u thường có đặc điểm:
cứng chắc, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
+ Nhiều trường hợp, phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ, siêu âm
tuyến giáp thấy có u tuyến giáp, có nốt vơi hóa trong u.
+ Có thể có hạch ở vùng cổ, hạch thường nhỏ, di động và thường cùng
bên với khối u.
- Triệu chứng muộn.
+ Khi u lớn, người bệnh thường có:
+ Khối u to, rắn, cố định ở trước cổ.
+ Khàn tiếng, có thể khó thở.
+ Khó nuốt, nuốt vướng do u chèn ép.
+ Da vùng cổ có thể thâm nhiễm hoặc sùi loét, chảy máu.
Cận lâm sàng
- Chẩn đốn hình ảnh.
+ Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng cổ: Đánh giá tổn thương tại
tuyến giáp và hạch di căn xâm lấn của u vào khí quản, thực quản.
+ Siêu âm tuyến giáp: Giúp phân biệt tổ chức u đặc hay dạng nang,
phát hiện các nốt vơi hóa, hạch cổ 2 bên, nhiều trường hợp giúp định vị
để xác định vị trí kim chọc hút làm tế bào học và sinh thiết.
-
Kỹ thuật Y học hạt nhân:
+ Xạ hình tuyến giáp với
131
I: Phần lớn ung thư tuyến giáp khơng bắt
iod phóng xạ 131I và biểu hiện bằng hình ảnh “nhân lạnh”.
+ Xạ hình tuyến giáp với Tc99m Pertchnetate: Tuyến giáp phì đại;
Hình ảnh khối chốn chỗ trong nhu mơ.
+ Xạ hình xương với Tc99m-MDP: Phát hiện di căn xương, hình ảnh ổ
khuyết hoạt tính.
+ Xạ hình tồn thân với
131
I ngồi tuyến giáp.
131
I: Phát hiện di căn xa, hình ảnh tổ chức bắt
5
+ Định lượng phóng xạ miễn dịch: Định lượng hormon tuyến giáp: T3,
FT3, T4, FT4, TSH, Thyroglobulin (Tg) và AntiTg..
- Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng hormon tuyến giáp: T3, FT3, T4,
FT4, TSH, Thyroglobulin (Tg) và AntiTg.
- Các xét nghiệm đánh giá Bilan: xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu,
nước tiểu, X quang tim phổi, điện tim, siêu âm ổ bụng.
- Chẩn đốn xác định dựa xét nghiệm mơ bệnh học
+ Xét nghiệm tế bào học: Dùng kim nhỏ chọc hút trực tiếp vào khối u,
vào hạch để xét nghiệm tế bào học tìm tế bào ác tính.
+ Xét nghiệm mô bệnh học: Sinh thiết u, hạch thường thấy các hình
ảnh tổn
+ thương sau: ung thư biểu mơ tuyến giáp biệt hóa và khơng biệt hóa.
Trong đó, ung thư biểu mơ tuyến giáp (UTBMTG) thể biệt hóa chiếm
đa số (khoảng 80%) bao gồm:
o UTBMTG thể nhú (Papillary Thyroid Carcinoma - PTC) chiếm
khoảng 60-80%, tiến triển chậm, tiên lượng tốt.
o UTBMTG thể nang (Follicular Thyroid Carcinoma – FTC) ít gặp
hơn, chiếm khoảng 10 – 20% các loại, tiên lượng loại này xấu hơn
so với PTC.
o UTBMTG thể hỗn hợp nhú – nang, khoảng 20% (Mix Thyroid
Carcinoma) tiến triển chậm, tiên lượng gần như thể nhú.
1.1.1.3. Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp
Phân loại theo TNM và theo AJCC lần thứ 7 (American Joint
Committe on Cancer) [30].
Phân loại theo giai đoạn (staging) TNM như sau:
- T (khối u nguyên phát)
+ Tx: Khơng xác định được là có u.
+ T0: U khơng rõ.
+ T1: U có đường kính < 1cm, giới hạn trong tuyến giáp.
+ T2: U có đường kính 1 - 4 cm, nằm trong giới hạn tuyến giáp.
6
+ T3: U lớn, có đường kính > 4 cm, vẫn trong giới hạn của tuyến giáp.
+ T4: U bất kỳ kích thước nào nhưng đã xâm lấn ra ngồi bao giáp.
- N (hạch vùng):
+ Nx: không xác định được.
+ N0: hạch di căn không rõ.
+ N1: di căn đến hạch lympho trong vùng.
+ N1a: di căn hạch lympho cùng bên.
+ N1b: di căn hạch lympho hai bên, đường giữa hoặc bên đối diện,
hoặc ở trung thất.
- M (Di căn xa):
+ Mx: Khơng xác định được.
+ M0: khơng có di căn xa.
+ M1: có di căn xa.
Phân loại giai đoạn bệnh theo AJCC (American Joint Committe on
Cancer)
Ung thư biểu mô thể nhú hoặc thể nang
Người bệnh < 45 tuổi
Người bệnh ≥ 45 tuổi
Giai đoạn
Bất kỳ T, bất kỳ N,
T1, N0, M0
Giai đoạn I
M0
Bất kỳ T, bất kỳ N,
Giai đoạn II
T2, T3, N0, M0
M0
T4, N0, M0
Giai đoạn III
Bất kỳ T, N1, M0
Giai đoạn IV
Bất kỳ T, bất kỳ N, M1.
1.1.1.4. Điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp cơ bản gồm: phẫu thuật,
iod phóng xạ (131I), chiếu xạ ngồi, hố trị liệu, liệu pháp hormone [15, 18,
20].
Phẫu thuật
Trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, phẫu thuật đóng vai trị quyết định
và phải thực hiện trước tiên. Tuỳ theo giai đoạn bệnh, thể bệnh, tuổi của bệnh
nhân mà có những cách thức phẫu thuật khác nhau. Phẫu thuật có thể cắt một
7
phần, cắt một thùy giáp, cắt gần hết hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp. Một số tác
giả cho rằng nếu u giáp nhỏ (T1) chưa xâm lấn, chưa có di căn hạch vùng và
chưa có di căn xa (N0, M0), người bệnh trẻ (dưới 40 tuổi) chỉ phẫu thuật cắt
thuỳ là đủ.
Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây một số biến chứng như chảy máu, tụ
dịch, liệt thần kinh hồi thanh quản, suy tuyến cận giáp, tổn thương nhánh
ngoài thần kinh thanh quản trên… Vì vậy, việc quyết định phẫu thuật hay
phẫu thuật như thế nào hoặc không sẽ dựa trên nhiều yếu tố như tình trạng
bệnh, giai đoạn, kích thước khối u, tình trạng người bệnh và thậm chí là quan
điểm điều trị...
Chiếu xạ ngồi hoặc hố chất
Chiếu xạ ngoài (xạ trị) chỉ áp dụng cho những người bệnh ung thư tuyến
giáp thể biệt hóa có khối u lớn xâm lấn tại chỗ khơng cịn khả năng phẫu thuật
hoặc các trường hợp ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Xạ trị ngồi
thường áp dụng cho ung thư thể tuỷ, tuy nhiên kết quả cũng còn hạn chế. Xạ
trị ngoài hay gây các biến chứng như teo tuyến nước bọt, xơ hố vùng cổ,
thực quản, khí quản. Điều trị hóa chất trong ung thư tuyến giáp cũng ít hiệu
quả.
Điều trị bằng iod phóng xạ (131I)
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, việc phối hợp nhiều phương pháp
điều trị cho ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hố bao gồm các bước: phẫu
thuật cắt giáp tồn phần, sau 4 - 6 tuần dùng 131I để huỷ nốt mơ tuyến giáp cịn
lại và điều trị bổ trợ hormon giáp (thyroxine) đang được áp dụng khá phổ
biến. Khi có di căn xa vào xương, phổi, não thì phẫu thuật đơn thuần không
giải quyết được, lúc này điều trị bằng
131
I được xem phương pháp hữu hiệu
duy nhất. Hoa Kỳ, tỷ lệ người bệnh ung thư tuyến giáp sống thêm trên 5 năm
ở giai đoạn 1960-1963 là 83% đã tăng lên 88% ở những năm 1970 - 1976.
Nhưng đến nay, nhờ phối hợp điều trị bằng
tới 95%.
131
I, tỷ lệ sống sau 5 năm đã đạt
8
1.1.2. Chất lượng cuộc sống và các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống
1.1.2.1. Chất lượng cuộc sống
Từ năm 1998, Tổ chức y tế thế giới đã chính thức đưa ra khái niệm về
“chất lượng cuộc sống” (quality of life). Theo Tổ chức y tế thế giới, chất
lượng cuộc sống được định nghĩa là nhận thức chủ quan của một cá nhân về
vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và các giá
trị mà họ đang sống và liên quan đến những mục tiêu, kỳ vọng và tiêu chuẩn
và mối quan tâm của họ. Chất lượng cuộc sống (CLCS) chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, nhà ở, tình trạng sức khỏe… trong đó
tình trạng sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng nhất. Khái niệm về chất lượng cuộc sống tương đối rộng và bao quát,
được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn trong nhiều chuyên
ngành khác như kinh tế học, xã hội học… Chính vì sức khỏe là một trong các
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến CLCS nên khi xét riêng trong
y học, Tổ chức y tế thế giới đề cập đến khái niệm “chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khỏe” (health-related quality of life). Nó bao gồm tất cả các
khía cạnh về sức khỏe của mỗi cá nhân (sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm
thần) có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của cá nhân đó [19, 31].
Dựa vào định nghĩa trên, kết hợp với khái niệm về sức khỏe do Tổ chức
Ytế thế giới đưa ra và áp dụng từ năm 1948 đến nay, có thể cụ thể hóa “chất
lượng cuộc sống” là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức
khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của
cá nhân đó. Nó được coi là thước đo mức độ hài lịng của BN đối với tình
trạng sức khỏe hiện tại trong sự so sánh với những kỳ vọng về sức khỏe của
cá nhân họ. Nói một cách khác, CLCS chính là khoảng cách giữa tình trạng
sức khỏe thật của BN và những kỳ vọng về sức khỏe của cá nhân họ. Những
kỳ vọng này có thể thay đổi theo thời gian và thay đổi theo các tác động bên
ngoài như: thời gian kéo dài và mức độ trầm trọng của bệnh tật, mức độ hỗ
trợ của người thân và gia đình BN.
9
CLCS có những đặc điểm sau: do BN tự đánh giá, mang tính chất chủ
quan, đa chiều và thay đổi theo thời gian. Nó có thể được đánh giá một cách
tổng quát hoặc theo từng cấu phần, trong đó những cấu phần quan trọng nhất
là: hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và tương tác xã hội[19].
Trong y học nói chung và trong chuyên ngành Ung thư học nói riêng,
nghiên cứu đo lường CLCS đóng vai trị ngày càng quan trọng. Trước đây,
khi nghiên cứu một bệnh tật hoặc đánh giá kết quả một phương pháp điều trị,
người ta chỉ quan tâm nhiều đến các chỉ số về thời gian sống thêm, tỷ lệ mắc
bệnh, tỷ lệ sống sau 5 năm, tỷ lệ khỏi, tỷ lệ sống không bệnh… Tuy nhiên một
số BN mặc dù được chữa khỏi bệnh, thời gian sống sau điều trị kéo dài hơn
nhưng CLCS sau điều trị không cao (do di chứng của bệnh hoặc hậu quả/ tác
dụng phụ của các phương pháp điều trị đã được áp dụng) và họ không cảm
thấy hạnh phúc, thậm chí họ sẵn sàng hốn đổi những năm sống trong tình
trạng CLCS kém như vậy lấy số năm sống ít hơn nhưng mức độ di chứng/ hậu
quả/ tác dụng phụ của điều trị cũng ít hơn (đồng nghĩa với CLCS cao hơn).
Chính vì vậy, trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về CLCS có
vai trị ngày càng quan trọng, nó cũng được tính là một chỉ số để đánh giá về
tiến triển của bệnh tật hoặc đánh giá kết quả một phương pháp điều trị với độ
quan trọng tương đương các chỉ số về thời gian sống thêm, tỷ lệ tái phát bệnh,
tỷ lệ sống sau 5 năm, tỷ lệ sống không bệnh… trong các nghiên cứu kinh
điển. Nghiên cứu về CLCS cung cấp những thơng tin đa chiều về tình trạng
của BN, những tác dụng khơng mong muốn có thể gặp phải trong quá trình
điều trị và theo dõi sau điều trị, cung cấp thông tin về kết quả điều trị chung,
cho phép đánh giá các quan điểm và sự hài lòng của BN với phương pháp
điều trị được áp dụng, giúp nhân viên y tế lập kế hoạch hỗ trợ nhằm khắc
phục các tác dụng khơng mong muốn của q trình điều trị và phục hồi chức
năng cho BN tốt hơn. Nhờ kết quả các nghiên cứu về CLCS mà các nhà lâm
sàng có thể cung cấp cho BN những thơng tin đầy đủ và chất lượng hơn về
quá trình tiến triển và tiên lượng bệnh (bên cạnh các chỉ số kinh điển như tỷ lệ
10
tái phát bệnh, tỷ lệ sống sau 5 năm, tỷ lệ khỏi, tỷ lệ sống không bệnh…). Các
thông tin này góp phần giúp BN cân nhắc các hướng điều trị, hỗ trợ cho BN
trong quá trình ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với
hoàn cảnh cá nhân của họ.
1.1.2.2. Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống
Hiện tại có nhiều cơng cụ đo lường chất lượng cuộc sống đã được phát
triển, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà các tác giả sẽ sử dụng khác
nhau cho phù hợp.
Bộ câu hỏi Đánh giá chức năng của các liệu pháp điều trị ung thư –
Ung thư chung (Functional Asessment of Cancer Therapy – General: FACTG) là một bộ công cụ được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận là bộ công cụ
đánh giá CLCS cho người bệnh mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Đây là bộ
công cụ được tổ chức FACIT (Đánh giá chức năng của các liệu pháp điều trị
bệnh mạn tính – Functional Assessment of Chronic Illness Therapy) phát
triển. Bộ câu hỏi này gồm 27 câu hỏi tự đánh giá chia làm 4 phần: Vấn đề thể
chất, mối quan hệ gia đình xã hội, trạng thái tinh thần, tình trạng hoạt động.
Các câu hỏi sẽ chia làm các mức độ từ: không đến rất nhiều tương ứng với
thang điểm từ 0 đến 4 điểm. Tổng điểm chung từ 0 đến 108 điểm, điểm càng
cao thì CLCS càng tốt và ngược lại [17]. Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến CLCS
của người bệnh ung thư có thể kể đến bao gồm: các đặc điểm chung của
người bệnh (tuổi, giới, điều kiện kinh tế) hay tình trạng sức khoẻ và bệnh tật
của họ (loại ung thư, giai đoạn ung thư, thời gian điều trị, phương pháp điều
trị) [23, 24].
Đối với ung thư đầu mặt cổ, thống kê trong y văn với ba bộ câu hỏi
thông dụng (EORTC-H&N35, FACT-H&N và UWQOL) cho thấyEORTCH&N35 là bộ câu hỏi đã được sử dụng phổ biến nhất [25, 28]. Nó có thể được
sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp với bộ câu hỏi EORTC-C30. Cả hai bộ câu
hỏi này được Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu EORTC nghiên
cứu phát triển và giữ bản quyền. Phiên bản gốc (tiếng Anh) của cả hai bộ câu
11
hỏi C30 và H&N35 đã được kiểm định giá trị và độ tin cậy theo các phương
pháp thống kê y học và đánh giá xã hội học bởi rất nhiều nghiên cứu đa trung
tâm trên thế giới [20, 28]. EORTC cũng đã xuất bản sách hướng dẫn "Quy
trình chuyển ngữ các bộ câu hỏi" với mục đích để bản chuyển ngữ có thể
thích nghi với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhưng vẫn giữ nguyên
giá trị và độ tin cậy (cho đến nay EORTC cũng là tổ chức duy nhất cung cấp
miễn phí tài liệu hướng dẫn quy trình chuyển ngữ các bộ câu hỏi, đồng thời có
một đơn vị chuyên hướng dẫn chuyển ngữ để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu đến
từ các quốc gia khác nhau khi tiến hành dịch từ bản gốc tiếng Anh sang các
ngơn ngữ khác)[26]. Tính đến tháng 9/2016, bộ câu hỏi EORTC-C30 đã được
chuyển ngữ thành công sang 95 ngôn ngữ khác nhau, bộ câu hỏi EORTCH&N35 đã được chuyển ngữ thành công sang 70 ngôn ngữ khác nhau. Phiên
bản chuyển ngữ của các bộ câu hỏi này đều đã được nghiên cứu kiểm định
cho thấy giá trị và độ tin cậy tương đương phiên bản gốc. Ở Việt Nam, cả hai
bộ câu hỏi C30 và H&N35 đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo đúng
quy trình do EORTC hướng dẫn. Phiên bản tiếng Việt của cả hai bộ câu hỏi
EORTC-C30 và EORTC-H&N35 cũng đã được nghiên cứu kiểm định giá trị
và độ tin cậy trên đối tượng BN ung thư đầu mặt cổ của Việt Nam[2, 7].
1.2.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư
tuyến giáp
Hiện nay điều trị bệnh không chỉ dừng ở việc điều trị khỏi bệnh, làm
lành các tổn thương thực thể mà các nhà y học còn quan tâm đến các vấn đề
tâm sinh lý làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do
đó đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh nói chung
và người bệnh ung thư tuyến giáp nói riêng được thực hiện nhiều trên thế
giới, đó có thể là các nghiên cứu mơ tả cắt ngang hoặc là các nghiên cứu tổng
quan hệ thống… có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư tuyến giáp
12
so với người dân được Susanne Singer và các cộng sự thực hiện bằng việc so
sánh chất lượng cuộc sống của 121 người bệnh ung thư tuyến giáp khi bắt đầu
điều trị nội trú phục hồi chức năng với 2037 người dân ở cộng đồng tại Đức
bằng bảng câu hỏi cốt lõi về chất lượng cuộc sống của Tổ chức Nghiên cứu và
Điều trị Ung thư Châu Âu (QLQ-C30). Kết quả cho thấy khi bắt đầu điều trị
nội trú phục hồi chức năng, người bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp nhiều
vấn đề hơn so với nhóm chứng từ mẫu cộng đồng, khơng phụ thuộc vào tuổi
và giới tính của họ. Các bác sĩ lâm sàng nên nhận thức được thực tế rằng chất
lượng cuộc sống không liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của tiên
lượng ung thư [27].
Nghiên cứu Ảnh hưởng của các triệu chứng liên quan đến tuyến giáp
đối với chất lượng cuộc sống lâu dài ở người bệnh ung thư biểu mô tuyến
giáp phân biệt được thực hiện tại Thụy Điển trên 353 người bệnh được chẩn
đốn mắc bệnh Ung thư tuyến giáp biệt hóa (DTC) trong giai đoạn 1995–
1998 đã được xác định và được mời trả lời bảng câu hỏi dành riêng cho
nghiên cứu và bảng câu hỏi HRQoL SF-36 14–17 năm sau khi họ chẩn đoán.
Kết quả cho thấy Trong số người bệnh DTC, 279 (79%) trả lời bảng câu hỏi.
Tổng cộng, chỉ có 19 (7%) báo cáo là tái phát. Người bệnh có một triệu chứng
duy nhất (ví dụ: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó chịu, giảm căng thẳng, yếu
cơ, cơ thể bồn chồn, đổ mồ hôi, đánh trống ngực hoặc đỏ bừng) có HRQoL
thấp hơn đáng kể khi đo bằng SF-36 so với những người khơng có triệu
chứng cụ thể đó (p<0,001). Hơn nữa, 238 người bệnh có ít nhất một triệu
chứng, bất kể triệu chứng nào, có HRQoL thấp hơn đáng kể ở cả tám vùng
SF-36 so với những người bệnh khơng có triệu chứng tuyến giáp (n = 34; p
<0,001). Ở bảy người bệnh, bảng câu hỏi khơng hồn chỉnh về các câu hỏi
liên quan đến tuyến giáp. Mối liên quan giữa các triệu chứng tuyến giáp và
HRQoL thấp hơn vẫn còn sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, bệnh đi kèm,
trình độ học vấn và mãn kinh [22].
Một nghiên cứu tổng quan về chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư
13
tuyến giáp được nhóm tác giả Elena Bãrbuş , Claudiu Peştean , Maria Iulia
Larg và Doina Piciu thực hiện bằng cách xem xét tổng hợp từ 16 tài liệu y
khoa, nghiên cứu trước đó đã được cơng bố trên các tạp chí. Kết quả cho thấy
Người bệnh ung thư tuyến giáp có một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của họ, với tác động cả về thể chất và tâm lý. Các yếu tố quyết định
là kết quả của việc phẫu thuật, điều trị bằng tia phóng xạ, theo dõi bằng cách
sử dụng rh-TSH so với việc cắt bỏ nội tiết tố, khả năng tiếp cận trợ giúp về
hành vi và mối quan hệ với bác sĩ của họ[16].
Nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
(HRQoL) của những người sống sót sau ung thư tuyến giáp trong cộng đồng
ở Hàng Châu, Trung Quốc và khám phá các mối tương quan quan trọng xác
định HRQoL. Được thực hiên trên tất cả người bệnh ung thư tuyến giáp đáp
ứng các tiêu chí nghiên cứu trong 183 cộng đồng được mời tham gia (N =
1551). Mỗi người tham gia đã hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm thu thập
thông tin cá nhân và công cụ HRQoL (n = 970), với tỷ lệ trả lời là 62,5%.
HRQoL được đánh giá bằng cách sử dụng Khảo sát Sức khỏe Mẫu 36 Ngắn
gọn và Bảng câu hỏi của Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư về Chất
lượng Cuộc sống của Tổ chức Châu Âu. Dữ liệu để so sánh được lấy từ một
mẫu cộng đồng Hàng Châu đại diện (N = 1790). Có 965 mẫu đủ dữ liệu để
phân tích. Tổng cộng 92,1% được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể
nhú, được coi là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Nhìn chung, những
người sống sót sau ung thư tuyến giáp có chất lượng cuộc sống bị suy giảm so
với nhóm dân số tham khảo phù hợp về tuổi và giới tính sử dụng Khảo sát
Sức khỏe Mẫu 36 Ngắn. Những người sống sót sau ung thư tuyến giáp báo
cáo mức độ mệt mỏi và mất ngủ cao nhất. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy
việc làm, giáo dục đại học và thu nhập khả dụng bình qn đầu người
(24.000–56.000 ¥ mỗi năm), và thực hiện 30 phút hoạt động thể chất vừa phải
ít nhất năm ngày một tuần là những mối tương quan độc lập với điểm tổng kết
thành phần thể chất cao, trong khi thừa cân hoặc béo phì và sử dụng liều
14
lượng levothyroxine cao hơn mỗi ngày có ảnh hưởng tiêu cực. Có việc làm,
thu nhập khả dụng bình qn đầu người cao hơn (> 56.000 ¥ mỗi năm), thực
hiện 30 phút hoạt động thể chất vừa phải ít nhất năm ngày một tuần và ăn
nhiều trái cây hơn có liên quan tích cực đến điểm tổng kết thành phần tinh
thần, trong khi phụ nữ và người bệnh phải phẫu thuật nhiều hơn báo cáo điểm
tổng kết thành phần tinh thần thấp hơn. Điểm số của thang đo chất lượng cuộc
sống tồn cầu liên quan đến trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tình trạng
hơn nhân, thu nhập khả dụng bình quân đầu người, hoạt động thể chất mỗi
tuần, lượng trái cây mỗi ngày và loại phẫu thuật[29].
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện chưa tìm được nghiên cứu nào đánh giá về chất
lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp mà đa số là các nghiên
cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung hoặc
các ung thư khác như phổi, đại tràng… một vài nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống của người bệnh ung thư đầu mặt.
Nghiên cứu của Mai Thu Trang tiến hành với mục tiêu đánh giá chất
lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ
EORTC QLQ - C30 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 9 –
12/2019. Với phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu đã phỏng vấn trực
tiếp 48 người bệnh ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại Khoa chống đau
giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình của các đối tượng là 65,25 ± 10,27,
trong đó 83,3% là nam giới; 64,6% giai đoạn III; 35,4% giai đoạn IV; điểm
trung bình sức khỏe tổng quát là 50,9 ± 19,2; điểm trung bình chức năng thể
chất và hoạt động của người bệnh thấp hơn so với sức khỏe về tinh thần và
khả năng nhận thức. Có sự khác biệt về điểm sức khỏe tổng quát giữa nhóm
người bệnh dưới 65 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên. Điểm trung bình triệu
chứng đau và mệt mỏi cao hơn ở người bệnh giai đoạn IV, điểm trung bình
triệu chứng đau cao hơn ở người bệnh có di căn. Từ đó, để nâng cao chất
15
lượng cuộc sống của người bệnh, cần tiếp tục cải thiện tình trạng đau và mệt
mỏi cho người bệnh trong quá trình điều trị[15].
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị
nội trú và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Ung bướu và Y
học hạt nhân – Bệnh viện Quân y 103 bằng việc phỏng vấn 200 người bệnh
ung thư đang điều trị nội trú, sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ-C30. Kết quả:
Điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu
là 52,0; cao nhất là chức năng cảm xúc 59,8 điểm; thấp nhất là chức năng xã
hội 38,3 điểm. Các yếu tố: cơ sở vật chất, hoạt động điều trị, nhân lực và quy
trình, quy định đều có ảnh hưởng tích cực đến CLCS NBUT. Những người
bệnh đánh giá được điều trị “Rất tốt” có điểm sức khỏe tổng quát cao nhất
58,9. Nhóm nhận được hỗ trợ kinh tế từ xã hội và thường xun tiếp xúc với
các kênh thơng tin có điểm sức khỏe tổng quát cao hơn, tương ứng 60,6 và
59,1. Sự hỗ trợ giữa những người bệnh cũng ảnh hưởng tốt đến CLCS [3].
Nghiên cứu của Bùi Thế Anh đánh giá chất lượng cuộc sống của người
bệnh ung thư thanh quản trước và sau phẫu thuật năm 2019 cho thấy trước
điều trị phẫu thuật, CLCS của người bệnh ung thư thanh quản bị ảnh hưởng ở
các khía cạnh "tâm lý - cảm xúc", "rối loạn giọng nói", "mất ngủ" và "suy
giảm tình dục". CLCS chung của người bệnh bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ [1].
16
Chương 2
MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1.
Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y
tế, được thành lập từ năm 1967. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy mô
hơn 1.000 giường bệnh (gồm 4 trung tâm: Trung tâm Tim mạch, Trung tâm
Tiêu hóa, Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Ung bướu và 55 khoa phịng
chức năng) trên diện tích 41.000 m2 với khn viên rộng rãi, thoáng mát,
xanh, sạch, đẹp. Với truyền thống 53 năm thành lập, phát triển, Bệnh viện E
có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, các bác sĩ có có trình độ sau đại học
chiếm 70% gồm các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ...
Trung tâm Ung bướu là một trong 4 trung tâm lớn của bệnh viện E mới
được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu điều trị cho người bệnh từ điều trị nội khoa, chăm sóc giảm nhẹ tới
hóa chất, phẫu thuật, xạ trị.
Nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư tuyến giáp tại
Trung tâm Ung bướu bệnh viện E, tôi đã tiến hành khảo sát trên 36 người
bệnh bằng bộ công cụ EORTC-C30 phiên bản 3.0 đã chuyển sang ngôn ngữ
tiếng Việt (được phát hành và đưa vào áp dụng từ năm 2000. Cho đến nay bộ
câu hỏi C30 phiên bản 3.0 đã được sử dụng trong hơn 500 nghiên cứu đánh
giá CLCS của BN ung thư ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã được chuyển ngữ
sang 95 thứ tiếng khác nhau, đã được nghiên cứu kiểm định giá trị, độ tin cậy
và bổ sung, cải tiến cho phù hợp với văn hóa của từng ngơn ngữ thuộc các
vùng địa lý khác nhau.