MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 3
1.1.1. Tổng quan về ung thư......................................................................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm về ung thư.................................................................................... 3
1.1.1.2. Dịch tễ học ung thư........................................................................................ 3
1.1.1.3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư..................................................... 5
1.1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư.......................................................... 5
1.1.2. Tổng quan về chăm sóc giảm nhẹ............................................................. 6
1.1.2.1. Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ........................................................ 6
1.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ.................................... 7
1.1.2.3. Tiếp cận trong chăm sóc giảm nhẹ:................................................... 8
1.1.2.4. Các triệu chứng trên người bệnh ung thư cần chăm sóc giảm nhẹ . 10
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 11
1.2.1. Một số nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung
thư trên thế giới.................................................................................................................. 11
1.2.2. Một số nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung
thư tại Việt Nam.................................................................................................................. 13
Chương 2 MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ........................................................ 16
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu................................................................. 16
2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 17
2.3. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung
bướu- Bệnh viện E............................................................................................................ 19
2.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh
ung thư tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E........................................... 24
CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN.................................................................................................. 26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 26
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................................ 26
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý, điều trị:............................................................................ 27
3.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung
bướu- Bệnh viện E............................................................................................................ 28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh .
33
3.4 Những khó khăn thuận lợi trong chăm sóc người bệnh ung thư tại Trung
tâm Ung Bướu bệnh viện E........................................................................................ 36
3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ cho
người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện E............38
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 40
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................................................ 41
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDSK
Giáo dục sức khỏe
BN
Người bệnh
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
NC
Nhu cầu
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu......17
Bảng 2. 2 Các phương pháp điều trị.................................................................... 18
Bảng 2. 3 Nhu cầu thông tin của người bệnh............................................... 19
Bảng 2. 4 Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh.............................20
Bảng 2. 5 Nhu cầu giao tiếp quan hệ của người bệnh........................... 21
Bảng 2. 6 Nhu cầu hỗ trợ về tinh thần của người bệnh........................ 22
Bảng 2. 7 Nhu cầu hỗ trợ về vật chất của người bệnh...........................23
Bảng 2. 8 Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm
nhẹ của người bệnh........................................................................................................ 24
Bảng 2. 9 Liên quan giữa loại ung thư và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ 25
Bảng 2. 10 Liên quan giữa số lượng phương pháp điều trị và nhu cầu chăm
sóc giảm nhẹ......................................................................................................................... 25
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1 Tỷ lệ các loại ung thư của người bệnh trong nghiên cứu........... 18
Biểu đồ 2. 2 Tỷ lệ phân bổ người bệnh theo số phương pháp điều trị ........... 19
Biểu đồ 2. 3 Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ............................ 23
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (2018), ung thư là nguyên nhân gây
tử vong đứng thứ 2 trên thế giới với 9,6 triệu ca tử vong trong năm 2018. Ở
Việt Nam vào năm 2012 là khoảng 110.000 trường hợp ung thư mới và trên
73% số này tử vong, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Ít nhất 80%
ung thư ở nam giới và 60% ở nữ giới hiện đang ở giai đoạn nặng không
chữa trị được. Tỷ lệ mắc/tử vong ở nam giới Việt Nam là 0,79 và ở nữ giới
là 0,68 . Ung thư không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trực tiếp
lên cơ thể và tinh thần của người bệnh mà nó cũng chính là ngun nhân
gây đau khổ nặng nề cho gia đình, người thân của người bệnh.
Quan tâm, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư cũng
như gia đình họ là một hoạt động đang được thực hiện trên thế giới thơng qua
mơ hình Chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ là một cách tiếp cận nhằm
cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình của họ, những
người đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bệnh tật đe dọa tính
mạng. Nó ngăn ngừa và giảm đau thơng qua việc xác định sớm, đánh giá
đúng và điều trị đau và các vấn đề khác, cho dù là thể chất, tâm lý xã hội hay
tâm linh. Chăm sóc giảm nhẹ sử dụng phương pháp tiếp cận nhóm để hỗ trợ
người bệnh và người chăm sóc của họ. Điều này bao gồm giải quyết các nhu
cầu thực tế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho người mất. Nó cung cấp một hệ
thống hỗ trợ để giúp người bệnh sống tích cực nhất có thể cho đến khi
chết[16]. Lý tưởng nhất là thực hiện chăm sóc giảm nhẹ bắt đầu từ khi chẩn
đoán bệnh và kết hợp đồng thời với việc điều trị bệnh [9].
Mỗi năm ước tính có khoảng 40 triệu người cần được chăm sóc giảm nhẹ,
78% trong số họ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đối với trẻ
em, 98% những trường hợp cần chăm sóc giảm nhẹ sống ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình với gần một nửa trong số họ sống ở Châu Phi [16].
Một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019 về các bệnh không lây
nhiễm được thực hiện ở 194 quốc gia thành viên cho thấy kinh phí cho chăm
sóc giảm nhẹ được cung cấp ở 68% quốc gia và chỉ 40% quốc gia báo
2
cáo cho biết các dịch vụ này đã tiếp cận được ít nhất một nửa số người
bệnh có nhu cầu [15]. Năm 2014, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về chăm sóc
giảm nhẹ, nghị quyết WHA67.19 của Đại hội đồng Y tế Thế giới, kêu gọi
WHO và các Quốc gia thành viên cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc
giảm nhẹ như một thành phần cốt lõi của hệ thống y tế, với trọng tâm là
chăm sóc sức khỏe ban đầu và cộng đồng / chăm sóc tại nhà [15].
Tại Việt Nam, chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh cũng đã được đề
cập từ sớm. Năm 2006 Bộ Y tế đã xây dựng, ban hành “Hướng dẫn chăm
sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS” với sự hỗ trợ của Cơ
quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID, Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế
FHI và Health Policy Initiative. Hiện nay việc áp dụng chăm sóc giảm nhẹ
cho người bệnh không chỉ dừng ở bệnh ung thư và AIDS mà nó cịn được
áp dụng ở nhiều bệnh lý khác tuy nhiên chăm sóc giảm nhẹ cho người
bệnh ung thư được chú ý nhiều hơn. Để thực hiện tốt cơng tác chăm sóc
giảm nhẹ cho người bệnh thì việc tìm hiểu các nhu cầu về chăm sóc giảm
nhẹ của người bệnh và người nhà người bệnh là rất cần thiết.
Trung tâm ung bướu Bệnh viện E là một trong những trung tâm điều trị
cho người bệnh ung thư ở khu vực Hà Nội và miền Bắc nói chung. Trung tâm
hiện nay nhận điều trị chăm sóc cho tất cả các người bệnh ung thư từ giai
đoạn sớm cho đến giai đoạn cuối. Tại trung tâm cũng đang thực hiện cơng tác
chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có khảo sát
nào đánh giá về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh để có thể đưa ra
các giải pháp chăm sóc giảm nhẹ phù hợp với người bệnh do đó học viên
thực hiện khảo sát “Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh
tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E năm 2021” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người
bệnh tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu chăm
sóc giảm nhẹ của người bệnh tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E năm2021.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về ung thư
1.1.1.1. Khái niệm về ung thư
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (2018), ung thư là một thuật ngữ
chung chỉ một nhóm lớn các bệnh có thể ảnh hướng đến bất kỳ phần
nào trên cơ thể. Thuật ngữ khác được sử dụng là khối u ác tính. Một
tính chất đặc trưng của ung thư là sự hình thành và phát triển nhanh
chóng của các tế bào bất thường vượt khỏi ranh giới bình thường của
chúng, sau đó có thể thâm nhập vào các bộ phận liền kề của cơ thể và
lây lan sang các cơ quan khác. Quá trình cuối cùng được gọi là di căn.
Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư [14].
Theo PGS TS Nguyễn Bá Đức (2005) thì ung thư (được ký hiệu là
K) là quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thốt ra khỏi sự kiểm
sốt, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Những tế bào
này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức xung quanh [4].
1.1.1.2. Dịch tễ học ung thư
Ung thư vẫn ln là mối quan tâm trên tồn cầu. Theo thống kê
của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên
tồn thế giới đều có xu hướng tăng. Năm 2020, ung thư là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong
[8]. Khoảng 70% trường hợp tử vong do ung thư xảy ra ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình [17]. 1/3 số ca tử vong do ung thư xảy ra ở
người sử dụng thuốc lá, chỉ số khối cơ thể cao, sử dụng rượu, ăn ít trái
cây và rau quả và ít hoạt động thể chất. Những hậu quả về kinh tế của
bệnh ung thư là ngày càng gia tăng. Tổng chi phí kinh tế hàng năm của
bệnh ung thư trong năm 2010 ước tính là 1160 tỷ đơ la Mỹ.
Các loại ung thư có số người mắc mới nhiều nhất năm 2020:
4
- U ng thư vú: 2,26 triệu người
- Ung thư phổi: 2,21 triệu người
- Ung thư đại tràng và trực tràng: 1,93 triệu người
- Ung thư tuyến tiền liệt: 1,41 triệu người
- Ung thư da:1,20 triệu người
- Ung thư dạ dày: 1,09 triệu người
5 loại ung thư có số lượng tử vong phổ biến nhất vào năm 2020:
- Ung thư phổi (1,80 triệu ca tử vong);
- Ung thư đại tràng và trực tràng (935 000 ca tử vong);
- Ung thư gan (830 000 ca tử vong);
- Ung thư dạ dày (769 000 ca tử vong); và
- Ung thư vú (685 000 ca tử vong).
Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong
do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đốn mắc mới ung
thư và 106 người tử vong do ung thư. Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có
báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020,
Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử
vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185
và 56/185. Các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày,
đại trực tràng, tiền liệt tuyến là những ung thư phổ biến nhất (chiếm
khoảng 65.8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ
biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng
59.4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ
biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung
thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương
tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát
triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.
5
1.1.1.3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư
Ung thư phát sinh từ sự biến đổi của các tế bào bình thường
thành các tế bào khối u trong một quá trình nhiều giai đoạn, thường
tiến triển từ một tổn thương tiền ung thư thành một khối u ác tính.
Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di
truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:
-
Chất gây ung thư vật lý, chẳng hạn như tia cực tím và bức xạ ion hóa;
- Chất gây ung thư hóa học, chẳng hạn như amiăng, các
thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (chất gây ô nhiễm
thực phẩm), và asen (chất gây ô nhiễm nước uống);
- Chất gây ung thư sinh học, chẳng hạn như nhiễm trùng từ
một số vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) tỷ lệ mắc
bệnh ung thư tăng đột biến theo độ tuổi, rất có thể là do sự tích tụ
của các nguy cơ đối với các bệnh ung thư cụ thể gia tăng theo
tuổi tác. Sự tích tụ rủi ro tổng thể được kết hợp với xu hướng các
cơ chế sửa chữa tế bào kém hiệu quả hơn khi một người già đi.
1.1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư
Theo tổ chức Y tế Thế giới một số yếu tố sau có thể gây nên
tình trạng gia tăng của bệnh ung thư
Sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu, chế độ ăn uống khơng lành mạnh, ít
vận động và ơ nhiễm khơng khí là những yếu tố nguy cơ gây ung thư[17].
Một số bệnh nhiễm trùng mãn tính là yếu tố nguy cơ gây ung thư;
đây là một vấn đề đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Khoảng 13% các ca ung thư được chẩn đốn vào năm 2018 trên toàn cầu
là do nhiễm chất gây ung thư, bao gồm Helicobacter pylori, virus u nhú ở
người (HPV), virus viêm gan B, virus viêm gan C và virus Epstein-Barr [10].
6
Virus viêm gan B và C và một số loại HPV làm tăng nguy cơ
ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Nhiễm HIV về cơ bản làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung.
1.1.2. Tổng quan về chăm sóc giảm nhẹ
1.1.2.1. Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO (2018), "Chăm sóc giảm nhẹ là một
tiến trình cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người
bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau
đe doạ đến tính mạng, thơng qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ
chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau và các
vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tâm linh.” Đó là nhu cầu nhân đạo khẩn
cấp dành cho tất cả các người bệnh ung thư trên thế giới và các bệnh mãn
tính gây tử vong khác. Đặc biệt cấp thiết ở những nơi có tỷ lệ người bệnh cao
trong giai đoạn ung thư tiến triển nhưng có rất ít cơ hội được chữa trị [16].
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia- Hoa Kỳ: chăm sóc giảm nhẹ là chăm
sóc đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bệnh
có bệnh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như ung thư.
Chăm sóc giảm nhẹ là một cách tiếp cận để chăm sóc tồn diện các mặt
của người bệnh, không chỉ là bệnh tật của họ. Mục tiêu là để ngăn chặn
hoặc điều trị càng sớm càng tốt các triệu chứng, tác dụng phụ của bệnh và
của việc điều trị bệnh. Thêm vào đó là các vấn đề tâm lý, xã hội và tâm linh
có liên quan. Chăm sóc giảm nhẹ cịn được gọi là chăm sóc an ủi (comfort
care), chăm sóc hỗ trợ (supportive care) và quản lý triệu chứng. Người
bệnh có thể được chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện, phịng khám ngoại trú,
cơ sở điều trị dài hạn hoặc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ [7].
Theo Bộ Y tế Việt Nam (2006): Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung
thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải
thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thơng qua sự phịng ngừa, phát
hiện sớm và điều trị đau và những vấn đề tâm lý và thực thể khác, và cung
7
cấp sự tư vấn và hỗ trợ tập trung vào những vấn đề xã hội và tâm
linh mà người bệnh và gia đình đang phải gánh chịu [1].
Các định nghĩa về chăm sóc giảm nhẹ đều là việc giảm nhiều loại
đau khổ, cải thiện chất lượng cuộc sống, chăm sóc các khía cạnh: thực
thể, tâm lý, xã hội, tâm linh cho người bệnh và người nhà.
1.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ
Các nguyên tắc chung
- Dành cho tất cả những người mắc bệnh ung thư và AIDS;
- Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt
quá trình diễn biến của bệnh;
- Phối hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu;
-
Thúc đẩy việc tuân thủ các phương pháp điều trị đặc hiệu và giảm
bớt tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị đó;
- Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời;
- Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thường,
khơng cố ý đẩy nhanh hoặc trì hỗn cái chết;
- Chăm sóc về tâm lý - xã hội là yếu tố quan trọng trong chăm
sóc giảm nhẹ;
- Hỗ trợ gia đình người bệnh trong thời gian người bệnh đau
ốm và khi qua đời;
- Xây dựng mơ hình chăm sóc giảm nhẹ theo hình thức
“Nhóm chăm sóc đa thành phần”, trong đó người bệnh là
trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình người
bệnh, nhân viên xã hội, người tình nguyện .v.v.;
Nguyên tắc Hệ quả kép
- Mọi phương pháp điều trị đều có thể có những tác dụng khơng mong
muốn. Người bệnh ở giai đoạn cuối bị đau và có các triệu chứng khó chịu, nếu
có nguyện vọng thì có thể sử dụng các thuốc điều trị với mục đích đơn
8
thuần là giúp họ dễ chịu hơn mặc dù có thể xảy ra các tác dụng
không mong muốn của thuốc.
- Nguyên tắc này thường được áp dụng trong chăm sóc giai đoạn cuối để
cân nhắc biện pháp điều trị tốt nhất khi mà các biện pháp đều có nguy cơ gây
ra các tác dụng khơng mong muốn. Ví dụ, người bệnh ung thư giai đoạn cuối
có đau nặng kèm theo khó thở vẫn có thể dùng opioid liều cao mặc dù việc
điều trị có thể có nguy cơ gây ngủ, giảm huyết áp, rối loạn hô hấp.
-
Bốn điều kiện áp dụng nguyên tắc “Hệ quả kép“, bao gồm:
Quyết định biện pháp điều trị phải đảm bảo tính đạo đức;
Mục đích duy nhất của điều trị là nhằm mang lại tác dụng
giảm đau và giảm khó chịu cho người bệnh đang hấp hối;
Không được coi tác dụng không mong muốn của thuốc (có thể gây
tử vong) là cách để đạt được tác dụng tốt (giúp người bệnh dễ chịu);
Các lợi ích tích cực do thuốc đem lại phải vượt trội so với
các tác dụng xấu khơng mong muốn có thể xảy ra.
1.1.2.3.
Tiếp cận trong chăm sóc giảm nhẹ:
Tiếp cận triệu chứng
-
Các triệu chứng gây khó chịu rất hay gặp ở người bệnh ung thư và
AIDS. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau
của bệnh, do tiến triển của bệnh hoặc tác dụng không mong muốn
của các biện pháp điều trị. Cần chủ động, tích cực phát hiện sớm
các triệu chứng này, chăm sóc đầy đủ để giúp người bệnh bớt khó
chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ điều trị bệnh.
-
Mỗi triệu chứng gây khó chịu thường liên quan đến những
nguyên nhân nhất định về thực thể hoặc tâm lý. Cần khai thác
kỹ bệnh sử, khám cẩn thận, đánh giá kết quả xét nghiệm và
thực hiện các thăm dò cần thiết để xác định nguyên nhân.
9
-
Nhiều triệu chứng là trải nghiệm riêng của người bệnh, không thể
chỉ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm. Nhân viên y tế cần tơn
trọng những gì người bệnh mô tả hơn là dựa trên đánh giá chủ
quan của mình. Nhiều khi việc đánh giá triệu chứng gặp khó khăn
hơn với trẻ em chưa biết nói, hoặc người lớn bị thiểu năng trí tuệ
vì người bệnh khơng thể mơ tả lại triệu chứng và mức độ khó
chịu. Trong trường hợp này, cần dựa trên các dấu hiệu tìm thấy
qua thăm khám và mơ tả của người chăm sóc.
-
Cần xác định mức độ của triệu chứng để xử trí kịp thời và tích
cực. Trong một số trường hợp, cần xử trí ngay bằng những thuốc
phù hợp với căn ngun có nhiều triệu chứng hỗ trợ chẩn đốn
nhất, mà khơng cần phải chờ kết quả các xét nghiệm khẳng định.
-
Xử trí triệu chứng có hiệu quả nhất khi điều trị được nguyên nhân
gây ra triệu chứng đó. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ
giảm đi khi người bệnh được điều trị đặc hiệu (người bệnh AIDS
được điều trị bằng thuốc ARV hoặc thuốc kháng sinh điều trị nhiễm
trùng cơ hội, người bệnh ung thư được điều trị bằng hóa chất).
Chăm sóc giảm nhẹ có thể làm giảm bớt triệu chứng một cách
nhanh chóng và hiệu quả tr-ước khi điều trị đặc hiệu có tác dụng.
- Các biện pháp chăm sóc và điều trị phải dựa trên cơ sở tự
nguyện của người bệnh, phù hợp với tình trạng bệnh và hồn
cảnh cụ thể của từng người bệnh.
- Cần nắm rõ các tác dụng khơng mong muốn hay độc tính
tiềm tàng của các thuốc điều trị để kiểm soát và giảm thiểu tối đa
các tác dụng không mong muốn này.
Tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ ở trẻ em
Trong thực hành chăm sóc giảm nhẹ cho trẻ em, cần chú ý đến các giai
đoạn phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần của trẻ và cần có kỹ năng thăm
khám, đánh giá phù hợp. Rất nhiều trẻ em nhiễm HIV có thể đã mất cha hoặc
10
mẹ hoặc mất cả cha và mẹ. Do đó, việc chăm sóc hỗ trợ trẻ em đã
mất người thân là một nội dung rất quan trọng và cần thiết.
1.1.2.4. Các triệu chứng trên người bệnh ung thư cần chăm sóc giảm nhẹ Người
bệnh ung thư gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe và thường có một
số triệu chứng như [1]:
- Triệu chứng khó thở: Là cảm nhận chủ quan của người bệnh
với sự khó khăn khi thở hoặc thở hổn hển.
- Triệu chứng đau: Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau,
đau là cảm giác khó chịu và sự trải qua những cảm xúc có liên
quan đến tổn thương mô học thực thể và tiềm tàng, hoặc được
mô tả về phương diện tổn thương mô học.
- Nôn/buồn nôn: Buồn nôn là cảm giác chủ quan xảy ra trước.
Nôn là hiện tượng tống mạnh mẽ những thành phần chứa
trong dạ dày do một q trình kích thích cơ thần kinh phức tạp
với các cấu phần tự chủ và không tự chủ.
-
Táo bón/ tiêu chảy: Táo bón là sự khó chịu liên quan đến giảm tần
số đi ngoài. Tiêu chảy là tăng số lần, lượng chất lỏng, hoặc thể tích
của phân so với việc đi ngồi bình thường của người bệnh.
- Triệu chứng toàn thân: Các triệu chứng toàn thân là nguyên
nhân phố biến của sự khó chịu và chất lượng sống kém ở những
bệnh ung thư giai đoạn tiến triển. Các triệu chứng này bao gồm:
+ Sụt cân và suy mịn
+ Mệt mỏi
+ Sốt và vã mồ hơi
- Khủng hoảng tâm lý:
+ Trầm cảm: Người bệnh thường có khí sắc trầm, mất mọi quan tâm,
thích thú, giảm năng lượng dẫn đến sự tăng mệt mỏi và giảm hoạt
động. Phổ biến nhất là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
11
+ Lo âu: Cảm giác sợ hãi và linh tính về điềm gở kèm theo
các triệu chứng thực vật (chủ yếu là giao cảm).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của
người bệnh ung thư trên thế giới
Nghiên cứu của tác giả Yael Schenker và cộng sự về nhu cầu về
chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Kết quả
cho thấy trong số 169 người tham gia, 139 người (82%) xác định được
ít nhất một nhu cầu chưa được đáp ứng. Trung bình mỗi người bệnh có
3 nhu cầu chưa được đáp ứng. Số lượng bện nhân cho biết các nhu
cầu về triệu chứng chưa được đáp ứng (104/169; 62%) và các nhu cầu
về tâm lý / cảm xúc chưa được đáp ứng (104/169; 62%) [12].
Để xác định nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư với
gánh nặng vấn đề, cường độ vấn đề và nhu cầu cảm thấy liên quan đến những
vấn đề này trong khi điều trị ung thư một nghiên cứu đã được thực hiện tại
bệnh ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020. Dữ
liệu được thu thập bằng cách sử dụng Biểu mẫu thông tin người bệnh và
Bảng câu hỏi ba cấp độ nhu cầu (3LNQ). Kết quả cho thấy tuổi trung bình của
người bệnh là 60,2 ± 13,0, và thời gian trung bình kể từ khi được chẩn đoán là
11,6 ± 21,4 tháng. Trong số các người bệnh, 40,4% được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư đường tiêu hóa và 34,4% bị ung thư giai đoạn 4. Người bệnh chủ yếu
nhận được sự chăm sóc về giảm đau (85,7%), chán ăn (64,8%) và buồn nôn
(73/7%). Các nhu cầu không được đáp ứng thường xuyên nhất là các vấn đề
về tập trung (70%), lo lắng (68%), khó khăn trong đời sống tình dục (63,6%),
các vấn đề hạn chế trong công việc và sinh hoạt hàng ngày (61,4%), và chán
nản (58,5%). Nghiên cứu này cho thấy người bệnh ung thư cần được chăm
sóc hỗ trợ và giảm nhẹ cùng với điều trị y tế đối với bệnh ung thư và các triệu
chứng thể chất và tâm lý do điều trị gây ra [6].
12
Một nghiên cứu khảo sát nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của tất cả người
bệnh ung thư được chẩn đoán từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016 tại
bệnh viện của 2 trường đại học tại Nam Phi. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy
nhu cầu phổ biến nhất của người bệnh là những thông tin về điều trị và các
tác dụng phụ (92,8%), chẩn đoán (91,6%), xét nghiệm (91,1%) và các triệu
chứng thực thể (90,9%). Ngồi ra cịn có các nhu cầu khác, chẳng hạn như
nhu cầu tâm lý, tinh thần và tài chính, liên quan đến các yếu tố gây đau khổ
cho người bệnh và gia đình của họ sau khi chẩn đoán ung thư [11].
Nhằm xác định nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư phụ
khoa tác giả Memnun Seven và nhóm cộng sự đã thực hiện khảo sát 134
người bệnh ung tại một bệnh viện ung bướu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuổi trung bình
của những người tham gia là 59 ± 8,76, trong số 69,4% được chẩn đoán mắc
bệnh ung thư buồng trứng và 52,2% bị ung thư giai đoạn 3-4. Trong số người
bệnh, 69,3% khơng có ham muốn tình dục, 33,5% bày tỏ cảm giác như thể họ
là gánh nặng cho gia đình và 28,4% cảm thấy cơ đơn ở một mức độ nào đó.
Các vấn đề phổ biến nhất là mệt mỏi, cảm thấy chán nản và các vấn đề thực
hiện các hoạt động thể chất. Những nhu cầu không được đáp ứng thường
xuyên nhất là mệt mỏi (60,5%), cảm thấy chán nản (47,4%) và chán ăn (38,5%).
Các nhân viên y tế hầu hết không thể nhận biết và quản lý đúng mức tình
trạng mệt mỏi, trầm cảm cũng như chán ăn như một phần không thể thiếu của
việc chăm sóc người bệnh ung thư có chất lượng. Nghiên cứu cũng chỉ ra
việc đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ cho điều dưỡng viên là cần thiết để đánh
giá và đáp ứng nhu cầu của người bệnh ung thư thường xuyên nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ. Điều dưỡng nên xem xét các lý do cơ bản
của những vấn đề, nhu cầu chăm sóc phổ biến của người bệnh để cung cấp
dịch vụ chăm sóc điều dưỡng cho phù hợp[13].
13
1.2.2. Một số nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của
người bệnh ung thư tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhu cầu về chăm sóc
giảm nhẹ của người bệnh và gia đình người bệnh được quan tâm
nhiều hơn, bằng chứng là trong những năm gần đây có nhiều nghiên
cứu hơn về những vấn đề người bệnh, gia đình người bệnh ung thư
gặp phải cũng như nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh
và gia đình người bệnh và thực trạng đáp ứng của ngành y tế.
Nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư Đại
tràng năm 2018 tại Bệnh viện K Kết quả cho thấy nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ
của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng là rất lớn, trong đó tỷ lệ
người bệnh có nhu cầu với yếu tố thơng tin y tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 92,6%,
tiếp đến là yếu tố tâm lý là 90,2%, yếu tố dịch vụ chăm sóc là 85,1%, yếu tố thể
chất và sinh hoạt hàng ngày là 80,5%, yếu tố tình dục là 31,6%. Nghiên cứu
cũng chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nhu cầu với một
số đặc trưng người bệnh. Nhóm từ 60 tuổi trở lên có nhu cầu hỗ trợ tâm lý
thấp hơn nhóm dưới 60 tuổi, nữ giới cao hơn nam giới, nhóm giai đoạn bệnh
I, II thấp hơn nhóm giai đoạn III, IV. Với nhu cầu thơng tin y tế: nhóm từ 60 tuổi
trở lên cao hơn nhóm dưới 60 tuổi, nhóm có trình độ trên cấp 3 thấp hơn
nhóm từ cấp 3 trở xuống. Với nhu cầu thể chất sinh hoạt hàng ngày: nữ giới
cao hơn nam giới, nhóm đang có vợ/chồng thấp hơn nhóm độc thân/ chưa lập
gia đình, nhóm tự đi lại được thấp hơn nhóm khơng tự đi lại được. Với nhu
cầu tình dục: nữ giới thấp hơn so với nam giới, nhóm độc thân/ chưa lập gia
đình thấp hơn nhóm đang có vợ/chồng (p < 0,05)[6].
Nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung
tâm Ung bướu– Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thực hiện từ tháng
12/2018 đến tháng 08/2019 trên 380 người bệnh cho thấy tỷ lệ người bệnh
có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 76,3%; trong đó: nhu cầu về thơng tin là
88,2%; nhu cầu hỗ trợ chăm sóc là 66,6%; nhu cầu về giao tiếp quan hệ là
14
80,0%; nhu cầu về hỗ trợ tinh thần chiếm 65,8%; nhu cầu hỗ trợ vật chất là
69,7%. Thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh là
83,9% trong đó: đáp ứng nhu cầu về thơng tin là 92,1%; đáp ứng nhu cầu
hỗ trợ chăm sóc, giao tiếp quan hệ, nhu cầu hỗ trợ về tinh thần lần lượt là:
71,1; 81,8%; 81,8; đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ về vật chất là 60,3%. Bên
cạnh đó, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
các yếu tố tình trạng hơn nhân (OR=6,8; KTC 95%=1,7–27,9; p=0,007), nơi
cư trú (OR=2,1; KTC 95%=1,01–4,14; p=0,048) ảnh hưởng đến nhu cầu
chăm sóc giảm nhẹ. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh như:
một số khuyến nghị đối với đơn vị như sau: cần thiết lập đội ngũ chăm sóc
giảm nhẹ tại đơn vị và người điều dưỡng cần được đào tạo bài bản về
chăm sóc giảm nhẹ. Thành lập câu lạc bộ người bệnh ung thư để tăng
cường gặp gỡ, trap đổi giúp NB nâng cao chất lượng cuộc sống. Tăng
cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần kết nối
nguồn lực, chăm sóc Nb ở khía cạnh mối quan hệ xã hội [5].
Trong nghiên cứu của Phạm Thu Dịu năm 2020 cho thấy Tỷ lệ người
bệnh có nhu cầu cần chăm sóc giảm nhẹ là 81,1%. Trong đó: Tỷ lệ người bệnh
có nhu cầu cần hỗ trợ về thông tin y tế là 77,7%; nhu cầu cần hỗ trợ về thể
chất, sinh hoạt là 77,4%; nhu cầu cần hỗ trợ dịch vụ chăm sóc là 71,7%; nhu
cầu cần hỗ trợ về tâm lý là 70,3%; thấp nhất là nhu cầu cần hỗ trợ về giao tiếp
chiếm 69,7%. Tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là
82,3%. Trong đó: Tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu về thông tin y tế là
79,7%; được đáp ứng nhu cầu về thể chất, sinh hoạt là 74,6%; được đáp ứng
nhu cầu về tâm lý là 69,7%; được đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chăm sóc là
69,4%; thấp nhất là được đáp ứng nhu cầu giao tiếp chiếm 68,9%. Ngoài ra,
nghiên cứu đã cho thấy: Tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; giai đoạn bệnh
là các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến nhu cầu chăm sóc giảm
nhẹ với p<0,05. Vì vậy, trong q trình chăm sóc người bệnh
15
cần tìm hiểu mức độ nhu cầu cũng như đặc trưng riêng của từng
người bệnh để cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu [3].
Nghiên cứu của Phan Chí Cơng về thực trạng chăm sóc giảm nhẹ tại
Đơn nguyên Chăm sóc giảm nhẹ- Trung tâm Ung bướu- Y học hạt nhân Bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 cho thấy Người bệnh ung thư đều có
triệu chứng đau và thường có mức độ đau trung bình và nặng (chiếm 58,5%
và 29,2%, theo thứ tự). Tuy nhiên, công tác quản lý đau và chăm sóc của
người điều dưỡng cịn chưa tốt. Tỷ lệ điều dưỡng chưa được đào tạo về cơng
tác chăm sóc giảm nhẹ cịn cao (chiếm 80%). Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành
về quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cịn thấp (chiếm 3/10 người).Việc áp
dụng các phương pháp đánh giá đau còn hạn chế. Điều dưỡng sử dụng các
phương pháp giảm đau không dùng thuốc cịn ít. Các biện pháp chăm sóc tâm
lý cịn ít được áp dụng và thời gian chăm sóc tâm lý còn ngắn. Bên cạnh
những ưu điểm trong việc áp dụng những thành tựu khoa học mới trong quản
lý đau, đội ngũ nhân viên y tế có trình độ cao vẫn cịn nhiều hạn chế liên quan
đến cơng tác quản lý đau và chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư như:
nhân lực còn thiếu, hầu hết những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối có
những vấn đề về thể chất và tinh thần nặng nề, tình trạng vệ sinh của người
bệnh kém và phòng bệnh chật hẹp. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện cơng tác chăm sóc giảm nhẹ tại Đơn ngun chăm sóc giảm
nhẹ, Trung tâm ung bướu-y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
như xây dựng quy trình chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại bệnh
viện, bổ sung nhân lực tham gia công tác chăm sóc giảm nhẹ, tăng cường hỗ
trợ xã hội với người bệnh ung thư, tăng cường các biện pháp hỗ trợ tâm lý và
chăm sóc tồn diện đối với người bệnh ung thư [2].
16
Chương 2
MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y
tế, được thành lập từ năm 1967. Đến nay, bệnh viện đã phát triển với quy
mô hơn 1.000 giường bệnh (gồm 4 trung tâm: Trung tâm Tim mạch, Trung
tâm Tiêu hóa, Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Ung bướu và 55 khoa
phịng chức năng) trên diện tích 41.000 m2 với khn viên rộng rãi, thoáng
mát, xanh, sạch, đẹp. Với truyền thống 54 năm thành lập, phát triển, Bệnh
viện E có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, các bác sĩ có có trình độ sau
đại học chiếm 70% gồm các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ...
Trung tâm Ung bướu là một trong 4 trung tâm lớn của bệnh
viện E mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị
nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu điều trị cho người bệnh từ điều
trị nội khoa, chăm sóc giảm nhẹ tới hóa chất, phẫu thuật, xạ trị.
Để dánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư
tại trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E học viên đã thực hiện khảo sát
trên 68 người bệnh nằm điều trị nội trú tại bệnh viện E trong 2 tháng 7-8
năm 2021. Bộ công cụ khảo sát nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người
bệnh gồm 36 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi về phần hành chính và 30
hỏi đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh
17
2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2. 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Tổng
Đặc điểm
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nam
42
61,8
Nữ
26
38,2
Dưới 60
21
30,9
60
47
69,1
Khu vực
Hà Nội
57
83,8
sinh sống
Khu vực khác
11
16,2
Hưu trí
37
54,4
CBVCNN/ văn phịng
5
7,4
Cơng nhân
2
2,9
Khác
24
35,3
Có
67
98,5
1
1,5
Giới
Nhóm tuổi
Nghề nghiệp
Thẻ BHYT
Khơng
Nhận xét: Có 61,8 người bệnh là nam giới, đa số người bệnh
trên 60 tuổi (69,1%); 83,8% số người bệnh sinh sống tại Hà Nội.
Người bệnh là người nghỉ hưu chiếm 54,4%, 7,4% là cán bộ viên
chức, 2,9% là cơng nhân cịn lại là làm các công việc khác. 98,5%
người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi nằm viện.
18
20.6%
22.1%
Đại, trực tràng
Dạ dày, thực quản
7.4%
17.6%
Phổi
Vú
Khác
32.4%
Biểu đồ 2. 1 Tỷ lệ các loại ung thư của người bệnh trong nghiên cứu
Nhận xét: người bệnh ung thư phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 32,4%;
ung t
hư đai trực tràng chiếm 20,6%, ung thư vú chiếm 17,6%, ung
thư dạ dày, thực quản chiếm 7,4% và ung thư khác chiếm 22,1%.
Bảng 2. 2 Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị Số lượng
Phẫu thuật
Tỷ lệ (%)
7
10,3
Truyền hóa chất
56
82,4
Xạ trị
2
2,9
Chăm sóc giảm nhẹ
8
11,8
Nhận xét: trong số các phương pháp điều trị cho người bệnh
trong nghiên cứu thì số lượng người bệnh được điều trị bằng
truyền hóa chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 82,4%; số người bệnh
điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là 10,3%; 11,8% số người
bệnh vào viện để điều trị giảm nhẹ và 2, 9% điều trị bằng xạ trị.
19
7.4%
Sử dụng 1 phương
pháp điều trị
Kết hợp 2 phương
pháp điều trị
92.6%
Biểu đồ 2. 2 Tỷ lệ phân bổ người bệnh theo số phương pháp điều trị
Nhận xét: có 92,6% người bệnh sử dụng 1 phương pháp điều trị và
7,4% số người bệnh kết hợp nhiều phương pháp để điều trị.
2.3. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại
Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E
Bảng 2. 3 Nhu cầu thơng tin của người bệnh
Có
Nội dung
Khơng
Thơng tin về chẩn đốn bệnh
Số
lượng
68
Tỷ lệ
%
100
Số
lượng
0
Tỷ lệ
%
0
Thơng tin về tiên lượng bệnh
68
100
0
0
Thơng tin về các phương pháp điều trị
68
100
0
0
Nguyên nhân gây bệnh
43
63,2
25
36,8
Khả năng điều trị và tác dụng phụ
49
72,1
19
27,9
Triệu chứng thể chất có thể xảy ra
39
57,4
29
42,6
Các phương pháp điều trị thay thế
36
52,9
32
47,1
Thơng tin về chế độ dinh dưỡng
54
79,4
14
20,6
34
50
34
50
Cần được ĐD cung cấp thơng tin
thường xun về tình trạng sức khỏe
20
Nhận xét: 100% người bệnh có nhu cầu về thơng tin chẩn đoán
bệnh, tiên lượng bệnh và các phương pháp điều trị. Có 63,2% người bệnh
có nhu cầu thơng tin về nguyên nhân gây bệnh, 72,1% có nhu cầu biết
thêm về triệu chứng thể chất có thể xảy ra. Tỷ lệ người bệnh cần thông tin
về các phương pháp điều trị thay thế là 52,9%, chế độ dinh dưỡng là 79,4%
và cung cấp thơng tin thường xun về tình trạng sức khỏe là 50%.
Bảng 2. 4 Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh
Có
Nội dung
Cần ĐD có chun mơn chăm sóc
Khơng
Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
lượng
% lượng %
68
100
0
0
Cần được chăm sóc để kiểm soát tốt các
triệu chứng
48
70,6
20
29,4
31
45,6
37
54,4
43
63,2
25
36,8
6
8,8
62
91,2
33
48,5
35
51,5
68
100
0
0
Cần hỗ trợ trong việc chăm sóc vệ sinh cá
nhân
Cần hỗ trợ trong việc đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng
Cần hỗ trợ để làm giảm tình trạng rối loạn
chức năng tình dục
Cần hỗ trợ trong việc vận động, di chuyển
Cần hướng dẫn cách tự chăm sóc cho bản
thân
Nhận xét: Bảng 2.4 mô tả nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh trong
đó 100% người bệnh cần điều dưỡng có chun mơn chăm sóc và có nhu cầu cần
hướng dẫn cách cho họ tự chăm sóc bản thân. 70,6% người bệnh có nhu cầu
được chăm sóc để kiểm sốt tốt các triệu chứng; 63,2% có nhu cầu hỗ trợ trong
việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ