Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

24217 16122020235230994khaluntonvn bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
======***======
-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở
HỘI AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX

Sinh viên thực hiện

: Phan Lê Minh Bảo

Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 15SLS

Người hướng dẫn

: TS. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, Tháng 01 năm 2019
1



LỜI CẢM ƠN
Hoạt động làm khóa luận tốt nghiệp Đại học luôn là một phần quan trọng
trong chặng đường học tập của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung
và trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng nói riêng. Những cơng trình nghiên
cứu này sẽ góp phần đi sâu hơn vào các vấn đề của xã hội, mở ra tư duy mới cho
các công trình nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển.
Là một sinh viên Khoa Lịch sử, em luôn cảm thấy may mắn khi được học
tập và được tham gia các hoạt động liên quan đến học thuật trong những năm qua,
may mắn hơn khi được tham gia thực hiện nghiên cứu khóa luận: "Hoạt động kinh
tế của người nước ngồi ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX", đây có thể nói
là một đề tài vơ cùng ý nghĩa và giá trị.
Với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn
Duy Phương – Cán bộ hướng dẫn khoa học và cũng là người hướng dẫn tận tình về
mặt tài liệu và nội dung để em có thể hồn thành tốt đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm đã tạo điều kiện về thời gian cũng như nguồn tư liệu để đề tài của em được
hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng
hành cùng em, động viên em thực hiện đề tài này. Dù em đã cố gắng rất nhiều
nhưng khơng tránh khỏi những sai sót mong thầy cơ thơng cảm và tận tình góp ý.
Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp cho em hoàn thiện hơn trong công tác
nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2019
Sinh viên thực hiện:
Phan Lê Minh Bảo

1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài......................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................9
3.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................9
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................10
4.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................10
4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10
6. Nguồn tư liệu........................................................................................................11
7. Đóng góp của khóa luận .....................................................................................12
8. Bố cục của khóa luận ..........................................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................14
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT HỘI AN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVI
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX ........................................................................................14
1.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................................14
1.1.1.Vị trí địa lý .......................................................................................................14
1.1.2.Khí tượng - Hải văn .........................................................................................16
1.1.3.Địa hình - Địa mạo ..........................................................................................18
1.1.4.Đặc điểm dân cư ..............................................................................................20
1.2.Khái quát về vùng đất Hội An qua các thời kỳ ..............................................23
1.2.1.Thời kỳ tiền sử ..................................................................................................24
1.2.2.Từ thế kỷ II đến thế kỷ XV ................................................................................25
1.2.3.Thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX ..........................................................................25
1.3.Bối cảnh trong nước và quốc tế từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XIX .............28
1.3.1.Bối cảnh quốc tế từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX .........................................28

2


1.3.2.Bối cảnh trong nước từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ...................................30
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở HỘI
AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX .................................................35
2.1. Sự xuất hiện của người nước ngoài tại Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế
kỷ XIX ......................................................................................................................35
2.2. Hoạt động kinh tế của các người nước ngoài từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ
XIX............................................................................................................................41
2.2.1. Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ...........................................................41
2.2.2. Hoạt động trong lĩnh vực thủ công nghiệp .....................................................43
2.2.3. Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp ........................................................45
2.2.4. Hoạt động kinh doanh khác ............................................................................58
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VÀ ĐÓNG GÓP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ HỘI
AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX .................................................63
3.1. Đặc trưng trong hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An từ thế
kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX....................................................................................63
3.2. Đóng góp của người nước ngoài đối với sự phát triển ở Hội An từ thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX .........................................................................................66
3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của Thành phố Hội An hiện
nay .............................................................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77
PHỤ LỤC ẢNH

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội An là một vùng đất nằm ở khu vực hạ lưu con sông Thu Bồn, là cửa ngõ
cuối cùng đổ ra biển Đông. Nó được xem là một vùng đất giàu về lịch sử và văn
hóa. Theo tài liệu thư tịch cổ ghi lại, con người đã xuất hiện ở đây từ thế kỷ thứ II
sau công nguyên. Đồng thời, cũng qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học được lấy lên
từ lòng đất ta có thể khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Ðặc
biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng),
những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp Ðơng Sơn, Ĩc Eo, hay đồ trang sức với
cơng nghệ chế tác tinh luyện,...trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú
vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội
An.
Trong thời kỳ thuộc vương quốc Chămpa, Hội An có tên là Đại Chiêm Hải
Khẩu hay Chiêm Cảng. Từ tên gọi đó, ta cũng có thể thấy được vị trí và vai trị quan
trọng của nó trong nền kinh tế thương nghiệp Chămpa lúc bấy giờ. Nó đã trở thành
cửa ngõ chính để Chămpa giao lưu với các nước trong khu vực, nhiều mặt hàng tiêu
biểu của Chămpa như: trầm hương, trang sức thủ công,...cũng đều được đưa đến
đây để trao đổi bn bán. Và có lẽ cũng nhờ vậy mà người Chăm đã hội tụ được
một sức mạnh kinh tế rồi lấy đó làm cơ sở tạo ra sự hưng thịnh cho một kinh đô
Sinpahura hùng mạnh trong suốt một thời gian dài.
Đến khoảng các thế kỷ XVI – XIX, trong bối cảnh thời đại có nhiều biến
chuyển như mạng lưới hàng hải quốc tế hình thành, nền thương mại khu vực phát
triển , sự hưng thịnh của các đô thị, hải cảng, dựa vào những ưu việt về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, chính sách kinh tế, bang giao cởi mở của chúa Nguyễn ở Đàng
Trong. Hội An trở thành “điểm mở” thông thương với thế giới bên ngồi để đón
nhận luồng mậu dịch quốc tế. Với vai trị quan trọng như vậy, Hội An khơng chỉ là
cảng thị quan trọng của Việt Nam nói riêng, Đơng Nam Á nói chung – một trong
những thương cảng chủ yếu trong hành trình thương mại của các thuyền Viễn Đơng
mà cịn là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa phương Đơng và phương Tây. Từ cuối
thế kỷ XIX, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm"

4


Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trị lịch sử của mình cho "cảng thị cơ
khí trẻ" ở Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng
của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đơ thị hóa hiện đại để bảo tồn
cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời còn tồn
tại cho đến ngày nay.
Từ vai trò quan trọng trong lịch sử của Hội An như vậy, nó đã trở thành
nguồn cảm hứng cũng như niềm đam mê của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu về
lịch sử và văn hóa. Rất nhiều cơng trình khoa học các cấp đã làm rõ và nêu lên được
vai trò kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội ở nơi đây. Nhiều sinh viên cũng đã lựa
chọn Hội An làm đề tài nghiên cứu khoa học cũng như khóa luận tốt nghiệp của
mình. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình chun sâu nào nghiên cứu
về hoạt động kinh tế của các thương nhân nước ngoài ở Hội An trong các thế kỷ
XVI - XIX. Vì thế, khi nghiên cứu được vấn đề này sẽ cho chúng ta một cái nhìn
sinh động về hoạt động kinh tế của một đô thị buôn bán phồn vinh lúc bấy giờ, giúp
ta hiểu rõ hơn về hình thức, nội dung cũng như phương pháp giao lưu buôn bán của
họ và cả những đóng góp về mặt kinh tế mà họ đã mang lại cho sự phát triển của đô
thị này.
Hiện nay, Hội An đã trở thành một thành phố du lịch hàng đầu của tỉnh
Quảng Nam, nhưng du lịch ở đây không phải là du lịch mạo hiểm, cũng không phải
là du lịch nghỉ dưỡng mà là du lịch trải nghiệm, du lịch lịch sử, văn hóa. Vì thế u
cầu đặt ra cho chính quyền và nhân dân Hội An là làm cách nào để bảo tồn và phát
huy thế mạnh, đồng thời gìn giữ và khai thác hợp lý các giá trị lịch sử văn hóa đang
có để phát triển thu lại lợi nhuận về kinh tế. Điều này nhìn chung cho đến nay vẫn
đang được quan tâm và thực hiện tốt. Trong khu vực phổ cổ hiện nay có rất nhiều
các cơng trình kiến trúc liên quan đến thương cảng sầm uất xưa được bảo tồn,
nhưng việc kinh doanh ngày càng ồ ạt đã dần mất đi những giá trị trước đó. Việc
nghiên cứu hoạt động kinh tế của người nước ngồi ở đây sẽ giúp cho chính quyền

và người dân có một cái nhìn chân thực về cách thức tổ chức bn bán, cũng như
hàng hóa bn bán của họ thời bấy giờ, qua đó giúp chúng ta cùng nhau khôi phục
và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa, góp phần bảo tồn một bảo tàng sống về
một cảng thị truyền thống điển hình, tiêu biểu của phương Đơng xưa. Có thể nói
5


một điều việc nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở đây vào thế
kỷ XVI - XIX trở thành một yêu cầu bức thiết, nhằm thấy được sự bn bán của họ
như đã nói ở trên, từ đó nhận thức rõ về sự phát triển cũng như hưng thịnh của cảng
thị xưa và nó cũng cho ta thấy được qua hoạt động kinh tế đó đã ảnh hưởng đến tình
hình văn hóa, xã hội của nơi đây diễn ra như thế nào. Có như vậy, chúng ta mới có
một cái nhìn tồn diện trên mọi mặt về một đơ thị điển hình của nước ta thời bấy
giờ.
Từ những ý nghĩa đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài "Hoạt động kinh tế
của người nước ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX" làm khóa luận
tốt nghiệp đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể khẳng định một điều rằng sự xuất hiện của đô thị là một hiện tượng xã
hội đặc biệt, tuy đô thị xuất hiện ở nước ta trễ hơn nhiều so với nhiều nước khoảng
thế kỷ XVI. Nhưng khơng thể phủ nhận vai trị của nó trong việc phát triển kinh tế
nói chung và đời sống con người nói riêng. Đơ thị Hội An cũng ra đời trong bối
cảnh trên và trở thành một thương cảng sầm uất nhất của xứ Đàng Trong cũng như
trong khu vực lúc bấy giờ.
Hội An đã phát triển mạnh mẽ và tạo nên được một sự hưng thịnh cho sự cai
trị của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Và cũng chính từ vai trị to lớn đó của nó
mà nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh của đô thị này.
Giai đoạn thế kỷ XIX, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào những nguồn thư tịch cổ
mặc dù ít ỏi nhưng vơ cùng q giá của Việt Nam viết về sự cuất hiện và phát triển
của Hội An như: Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam

thực lục tiền biên và chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc Sử
Quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, đặc biệt là
tác phẩm Đại Nam nhất thống chí,...Qua các nguồn tư liệu này, họ đã có một cái
nhìn mang tính chung nhất về Hội An với vai trị là một thương cảng. Có thể nói, từ
hoạt động giao lưu bn bán nhộn nhịp và sầm uất của một cảng thị, Hội An đã để
lại nhiều bài học kinh nghiệm trong buôn bán cũng như trao đổi, qua đó chúng ta
cũng có những nhận thức lớn hơn như chính sách của nhà nước lúc bấy giờ, thấy
6


được sự giao lưu về mặt văn hóa, sự tiếp biến của nó với nhân dân bản địa và cũng
thấy được những đóng góp của người nước ngồi đối với sự phát triển và hưng
thịnh của cảng thị này. Cụ thể có những cơng trình nghiên cứu sau:
Kỷ yếu Hội nghị khoa học: Khu phố cổ Hội An – 1985 (Hội thảo Quốc gia),
ấn phẩm được xuất bản 33 năm ngày giải phóng quê hương và chào mừng Hội An
được công nhận là thành phố. Đây là tập hợp các bài viết nghiên cứu của Hội nghị
khoa học về khu phố cổ Hội An lần thứ nhất chính thức được khai mạc và thực hiện
vào ngày 23-24/7/1985 tại Hội trường Đảng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Hội nghị
tổ chức nhằm thông qua việc nghiên cứu khoa học để thẩm định lại giá trị nhiều mặt
của khu phố cổ Hội An, di tích quốc gia mới được xếp hạng. Trong cuốn kỷ yếu này
đề cập rất nhiều đến quá trình hình thành, tên gọi, danh xưng của Hội An. Đồng thời
là sự hình thành cảng thị này trong các thế kỷ XVI - XVIII, nhưng chỉ tập trung
nghiên cứu người Nhật và Người Hoa chứ không làm rõ được hoạt động kinh tế của
người phương Tây thời kỳ này.
Khảo sát, nghiên cứu về những bảng hiệu Buôn ở Hội An, Lê Thị Tuấn, đây
là một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở năm 2002. Đề tài này tiếp cận đến vấn đề hoạt
động kinh tế ở Hội An trong các thế kỷ XVI - XVII và cả ngày nay. Nhưng để có
một cái nhìn tổng qt về hoạt động kinh tế của người nước ngồi lúc bấy giờ thì
cơng trình này vẫn chưa đủ, bởi mới chỉ là bảng hiệu thì chúng ta mới chỉ thấy được
sự khác nhau của cách trang trí hay danh tiếng cửa hiệu và các sản phẩm mà họ

buôn bán ở đây mà thôi.
Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An thế kỷ XVI - XIX, Võ Văn Hồng,
viết trên tạp chí của viện nghiên cứu Đông Bắc Á tập 7, năm 2009. Đây là một bài
viết nghiên cứu chuyên sâu rất có giá trị trong vấn đề nghiên cứu về hoạt động kinh
tế của người nước ngoài tại Hội An trong các thế kỷ XVI - XIX. Nhưng bài viết chỉ
tập trung vào nghiên cứu hoạt động của người Hoa, về quá trình sang định cư sinh
sống và hoạt động kinh doanh, buôn bán của họ trong các ngành kinh tế. Điểm hạn
chế là bài viết vẫn chưa đề cập đến hoạt động của người phương Tây tại Hội An
trong thời gian trên. Vì thế, ta vẫn chưa có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế của
cảng thị Hội An trong thời kỳ này.
7


Hoạt động kinh tế của người Nhật ở Hội An thế kỷ XVI - XIX, Võ Văn Hoàng,
viết trên tạp chí của viện nghiên cứu Đơng Bắc Á tập 7, năm 2009. Tiếp nối bài
nghiên cứu về người Hoa ở Hội An, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu về sự có mặt cũng
như sự tham gia vào các hoạt động kinh tế của người Nhật ở Hội An trong thời gian
mà họ sinh sống và làm việc ở đây. Nhưng bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu về
quá trình di cư của người Nhật xuống các nước Đơng Nam Á trong đó có Đại Việt
và Hội An là điểm đến mà họ lựa chọn, sau đó là quá trình lập phố sinh sống và hoạt
động kinh doanh của họ trong các lĩnh vực kinh tế truyền thống. Bài viết hồn tồn
khơng đề cập đến hoạt động của người phương Tây tại Hội An trong giai đoạn hưng
thịnh của đơ thị này. Vì vậy, ta cũng chư chưa dựng nên được một bức tranh kinh tế
của cảng thị Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
Cư dân FaiFo - Hội An trong lịch sử, Nguyễn Chí Trung, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2010. Cuốn sách là một nghiên cứu về Hội An hết sức
sâu sắc. Cuốn sách đề cập đến lịch sử hình thành của cộng đồng cư dân Hội An từ
khi xuất hiện đến nay. Đồng thời đó ở chương 2 đề cập đến đời sống kinh tế của nơi
đây từ Nông nghiệp cho đến Thương Nghiệp. Trong phần thương nghiệp, cuốn sách
có đề cập đến hoạt động của những người nước ngoài ở Hội An nhưng chỉ nêu lên

đặc điểm chứ chưa viết tồn diện về việc họ làm gì, buôn bán làm ăn như thế nào ở
Hội An trong các thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Li Tana,
Nguyễn nghị dịch, do nhà xuất bản trẻ, có chỉnh sửa năm 2013. Cuốn sách là luận
án tiến sĩ đại học quốc gia Australia của Li Tana. Đây là một nhà nghiên cứu quen
thuộc đối với giới sử học nước ta, hiện tại bà đang làm việc tại Viện nghiên cứu
Đông Nam Á của Singapore. Cuốn sách viết bao quát về lịch sử hình thành, kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội,...của vùng đất mới, vùng Đất mà chúa Nguyễn mới chinh
phục được. Từ đó logic vân đề đến việc hình thành các trung tâm giao thương buôn
bán lớn ở xứ Đàng Trong lúc bấy giờ. Cuốn sách gồm 7 chương, trong đó chương
ba viết về các thương nhân nước ngoài, thương nhân những nước đã sang bn bán
ở nước ta nói chũng và Đàng Trong nói riêng, chương 4 đề cập đến vấn đề tiền tệ và
thương mại trong đó Hội An là một thương cảng được đề cập nhưng chưa sâu sắc.
Chương 5 của cuốn sách nói về chính sách của nhà Nguyễn về hoạt động kinh tế
8


trong đó có ngoại thương. Tuy bao quát của cuốn sách là vậy nhưng nó chưa đề cập
một cách chân thực và rõ ràng về hoạt động kinh tế của người phương Tây mà chủ
yếu tập trung vào người Hoa, người Nhật ở cảng thị Hội An thế kỷ XVI - XVIII.
Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam,
Phan Khoang, Nhà xuất bản khoa học xã hội, có chỉnh sửa mới nhất năm 2013.
Cuốc sách là tâm huyết của tác giả khi đề cập đến nhiều cấn đề phức tạp của công
cuộc Nam tiến và đến sự cai trị của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong sau này. Cuốn sách
cũng đề cập đến thương cảng Hội An ở trong chương 3, nhưng chủ yếu viết về lịch
sử hình thành và hoạt động của cảng thị này một cách bao quát. Chưa đi sâu vào
nghiên cứu hoạt động của các thương nhân khi đến giao thương, bn bán nơi đây.
Nhìn chung, tuy có nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát
triển và hưng thịnh của cảng thị Hội An nhưng chưa có cơng trình chun khảo nào
đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh tế của người nước ngoài một cách khái quát cả

người Hoa, người Nhật và những người phương Tây ở đây trong các thế kỷ XVI đến
thế kỷ XIX. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài Hoạt động kinh tế của người nước
ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX làm khóa luận tốt nghiệp đại học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ hoạt động kinh tế của người nước
ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ở các khía cạnh: thời điểm họ
sang bn bán, cách thức, nội dung hoạt động của họ trong các lĩnh vực kinh tế. Từ
đó rút ra những đặc điểm, đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh doanh của của
những người nước ngoài (Người Hoa, Người Nhật, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,...)
và những đóng góp của họ trong sự phát triển trong sản xuất cũng như đời sống mọi
mặt của cảng thị này. Quan trọng nhất là tìm ra được bài học kinh nghiệm để áp
dụng cho sự phát triển của kinh tế Hội An ngày nay, nơi vỗn dĩ là điểm sáng trong
hoạt động thương nghiệp của Đàng Trong suốt nhiều thế kỷ.

9


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về vùng đất Hội An (đặc điểm tự nhiên, dân cư,...)
- Làm sáng tỏ hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An từ thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủ cơng nghiệp,
thương nghiệp,....
- Phân tích những đặc trưng, đặc điểm cơ bản trong hoạt động kinh tế cũng
như đóng góp của người nước ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế thương
nghiệp kết hợp với du lịch ở Hội An hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh tế của người nước

ngoài (người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp,...) ở Hội An từ thế kỷ XVI đến
đầu thế kỷ XIX
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu là Thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam ngày nay.
- Phạm vi thời gian: Khóa luận nghiên cứu giới hạn trong thời gian từ thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX, là thời kỳ phát triển hưng thịnh và sự suy tàn sau đó của
cảng thị hay thương cảng quốc tế Hội An.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành tốt việc nghiên cứu, tơi sử dụng các phương pháp như phương
pháp luận và phương pháp cụ thể.
- Phương pháp lý luận: Những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

10


- Phương pháp cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp so sánh lịch sử, phân tích, phê bình sử liệu, điền dã và các phương pháp liên
ngành khác. Trong đó trọng tâm là phương pháp lịch sử và phương pháp logic:
* Phương pháp lịch sử:
+ Trình bày những nội dung về lịch sử hình thành và sự xuất hiện của thương
cảng Hội An theo một trình tự thời gian và không gian cụ thể.
+ Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các di tích lịch sử.
+ Ngồi ra con tiến hành tìm hiếu các nguồn tài liệu có liên quan đến khóa
luận như văn bia, bảng hiệu kinh doanh cịn sót lại cho đến ngày nay ở Hội An,
nguồn tư liệu điền dã và tư liệu tổng hợp qua tranh ảnh, hiện vật… của các bảo tàng
lịch sử văn hóa ở Hội An và các địa phương khác có liên quan.
* Phương pháp Logic: Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau

và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất
của sự kiện lịch sử.
6. Nguồn tư liệu
Đề tài khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gồm:
- Sử tịch gồm các sách địa phương chí, thơng sử như:
+ Đại Nam thực lục: đây là bộ sử do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn
trong vòng 88 năm (từ 1821 – 1909) mới hoàn thành, sách gồm hai phần: tiền biên
và chính biên. Khóa luận này sử dụng cả hai phần trong bộ sử.
+ Phủ biên tạp lục là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm hai phần của Lê
Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ
Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỉ XVI đến thời kỳ ông làm quan Hiệp
trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê - Trịnh, vào khoảng năm 1776.
+ Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa tồn thư đầu tiên của Việt
Nam. Có nghĩa là phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú
soạn trong 10 năm (1809 - 1819). Trong luận văn tác giả chủ yếu sử dụng phần địa
dư chí và nghi lễ chí.
11


+ Đại Nam nhất thống chí, Đây là bộ sử do quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn suốt nhiều năm, ghi lại tên địa danh của tất cả các nơi trên lãnh thổ trong đó có
xứ đàng trong nói chung và Hội An nói riêng.
- Thành quả các cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước về lịch
sử hình thành, hoạt động kinh tế, xã hội ở thương cảng Hội An nói riêng và Quảng
Nam, Đàng Trong nói chung.
- Tư liệu điền dã thực tế tại các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn
hóa và các cơ sở kinh doanh ở địa phương trên địa bàn thành phố Hội An nay.
7. Đóng góp của khóa luận
Về mặt khoa học, với việc nghiên cứu đề tài này sẽ bồi lấp một mảng trống
vắng trong các bộ chính sử hay các cơng trình nghiên cứu về Hội An. Bởi trước đây,

các đề tài nghiên cứu thường chỉ tập trung vào mặt lịch sử hình thành, sự phát triển
và suy tàn của cảng thị Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX mà chưa có cơng
trình nào nghiên cứu chun sâu vào hoạt động kinh tế của các người nước ngoài ở
Hội An trong khoảng thời gian trên. Khóa luận sẽ góp phần dựng lại một bức tranh
kinh tế nhiều khởi sắc nhất là trong lĩnh vực thương nghiệp của Đàng Trong nói
riêng và nước ta nói chung trong suốt nhiều thế kỷ.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người nước ngoài
ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX sẽ giúp ta rút ra được bài học kinh
nghiệm trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh tại khu phố cổ hiện nay, làm
sao để vừa gìn giữ được những nét truyền thống đã có, vừa đóng góp khoảng lợi
nhuận đáng kể cho thành phố, góp phần xây dựng Hội An là thành phố sinh thái, văn
hóa và du lịch. Đồng thời, thực hiện được mục tiêu kinh tế - xã hội mà chính quyền
và nhân dân Hội An đang phấn đấu thực hiện.
8. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
nghiên cứu được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vùng đất Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX

12


Chương 2: Hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An thế kỷ từ thế kỷ XVI
đến đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Đặc trưng và đóng góp từ hoạt động kinh tế của người nước ngoài đối
với sự phát triển của đô thị Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX

13


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT HỘI AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN
ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hội An là một thành phố nhỏ nằm ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, với diện
tích tự nhiên 60km2. Trung tâm Thành phố có tọa độ địa lý 15 độ 53' vĩ Bắc, 108 độ
20' kinh Đơng, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30 km và phía Nam cách
thành phố chừng 50km. Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sơng - biển
và sự chở che, gắn bó của các huyện láng giềng: Đông và Đông Nam giáp huyện
Duy Xuyên, Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển
Đông.
Hội An thuộc khu vực cửa sông ven biển tỉnh Quảng Nam, nơi hội tụ của các
nguồn sơng lớn của xứ Quảng, đó là:
- Nguồn Thu Bồn (được tạo bởi con sông Tranh ở Phước Sơn, sông Tiên ở
Tiên Phước, sông Tràm ở Trà My,...)
- Nguồn Ô Gia/ Vu Gia (được tạo bởi con sông Bung ở Giằng, sông Vàng ở
Hoeen, chảy xuống Đại Lộc,...)
- Nguồn Chiên Đàn (tư phía Nam chảy ra, được tạo bởi con sông Tam kỳ
chạy xuống sông trường Giang)
- Sông Đế Võng hay Lộ Cảnh Giang (Tục gọi là sông Cổ Cị, nối thơng với
Đà Nẵng)
Có thể nói, các nguồn sơng này đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - văn hóa của cả xứ Quảng. Đó là huyết mạch giao thống, là
nguồn vơ tận bồi đắp nên nhiều vùng đất trù phú, cùng với trữ lượng vơ kể về sản
vật. Đồng thời góp phần quan trọng tạo nên phong cách sắc thái văn hoá xứ Quảng
từ ngàn xưa.
Các nguồn sông này hợp lại với nhau hay nói theo cách dân gian là "Hội
thủy" trước khi đổ ra biển cửa đại. Đây cũng là nét đặc trưng của lưu vực sông ở
14



Quảng Nam mà khơng đâu có được. Tất cả các nhánh sau đều hợp lại ở tại Hội An
để đổ ra một cửa biển duy nhất đó là Cửa Đại. Trong điều kiện cổ xưa, khi mà giao
thông đường bộ chưa phát triển thì các nguồn sơng này càng có ý nghĩa cực kỳ to
lớn đối với việc lưu thông hàng hóa, sản vật và cả giao lưu văn hóa. Từ đây, ta có
thấy được sự đặc biệt từ mặt tự nhiên mà vùng đất Hội An đã có được, nó như là nơi
hội họp, là nơi giao thoa của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Và sau này đã trở
thành sự thật khi nó đã trở thành một hải cảng bậc nhất xứ Đàng Trong với cái tên
Đại Chiêm hải khẩu.
Phía Đơng Hội An là biển Đơng, có Cửa Đại, trong thời tiền sử (sơ sử đến cổ
trung cận đại) cửa biển này ln có vai trị đặc biệt quan trọng đối với Hội An nói
riêng và xứ Đàng Trong nói chung. Độ rộng và sâu của cửa biển ở đây rất thích ứng
với thuyền buồn phương Tây và cả thuyền buồm phương Đơng. Theo Đại Nam
Nhất Thống Chí mô tả: "Cửa Đại rộng 160 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy
triều xuống 4 thước 5 tấc" [38,Tr.57]. Cách xa bờ khoảng 7km có cụm đảo tên là
Cù Lao Chàm có sách gọi là Tiên bích La, thời kỳ Chămpa gọi là Chiêm Bất Lao.
Đây là một cụm đảo gồm một đảo chính và các bãi đá xung quanh và được người ta
ví như là những người lính gác khổng lồ làm trấn sơn, che chắn, canh giữu bờ biển
Hội An và là nơi trú ẩn cho các thương thuyền trong những ngày sóng gió. Đồng
thời, Cù Lao chàm còn là điểm dừng chân để trao đổi hàng hóa, lấy nước ngọt, là
điểm hoa tiêu trên con đường hàng hải Đông - Tây và là cột mốt vĩnh hằng cho các
thương thuyền qua lại để vào Cửa Đại bn bán tại Hội An.
Nhờ vào vị trí này mà Hội An có điều kiện thơng thương với các vùng trong
xứ Quảng và xứ Đàng Trong. Từ Hội An ngược theo nguồn Vu Gia hay Thu Bồn có
thể đến được các vùng núi và trung du ở phía Tây hoặc theo nguồn chiên đàn để đến
được cả một vùng phía nam xứ Quảng. Cịn muốn về phái bắc thì theo sông đế võng
hoặc cửa đại sẽ đến được với Cửa Hàn - Đà Nẵng. Nếu nhìn lại trên bản đồ cả Đàng
Ngồi - Trong, ta có thể thấy Hội An nằm ở trung tâm đất nước, có điều kiện rất
thuận lợi để giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực cũng như các nước
phương Tây.


15


1.1.2. Khí tượng - Hải văn
Theo tài liệu nghiên cứu của đoàn địa chất 206 tại Hội An cho biết: vùng Hội
An, với bức xạ trên 95 Kcalo/cm2/năm, phía Bắc Hội An được ngăn bởi dải Hồnh
Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa
phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, Hội An nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven
biển Miền Trung, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng
nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng
8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng Giêng năm sau.
Hội An khơng có mùa đơng lạnh. Mùa khơ từ khoảng tháng 2 đến tháng 8,
mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Hội
An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đơng bắc, gió mùa tây
nam, gió mùa đơng – đơng nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 25,60C;
nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt độ thấp nhất: 22,80C. Cụ thể hơn, vào mùa đơng
nhiệt độ trung bình khoảng từ 23 - 24 độ C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 20 độ C có năm bất thường xuống đến 11 độ C. Vào mùa hạ, nhiệt độ của các tháng
tương đối đồng đều với nhau khoảng từ 28 - 20 độ C.
Độ ẩm tương đối trung bình năm của Hội An là 83%. Trong đó mùa khơ
75% và mùa mưa 85%. Khí hậu Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa bão và mùa nắng nóng kết hợp thêm tính chất khí hậu dun hải Miền
Trung. Theo Cristofro Borri, đến Hội An vào thế kỷ XVII đã nhận xét: "Nếu trong
mùa hè bao gồm các tháng 6,7,8 thù xứ này nóng vì ở vùng nhiệt đới và mặt trời ở
vào đỉnh điểm của nó. Trái lại vào tháng 9, 10, 11 là mùa thu, cái nóng hết đi,
khơng khí trở nên điều hịa hơn nhờ những cơn mưa liên tục từ miền núi cao, các
dòng nước tuôn trào, tràn ngập vương quốc, chyar ra đến tận biển. Trong 3 tháng
này các trận lụt xảy ra cứ 15 ngày một lần, mỗi lần kéo dài 3 ngày,...Trong 3 tháng
mùa đông phân biệt được với các mùa khác trong năm. Cuối cùng tháng 3, 4, 5

người ta thấy hiệu quả của mùa xuân, tất cả đều xanh tươi và nở hoa [10,Tr.46.].
Tổng lượng mưa bình quân 2.504 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 10, 11
(550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 (23-40 mm/tháng). Trong
đó, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 9, 10 trung bình 1.120mm, từ tháng 9 đến
16


tháng 12 tổng lượng mưa chiếm khoảng 70 - 80% của cả năm. Bão ở Hội An
thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng năm; các cơn bão thường kéo theo
những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực. Lượng bốc hơi trung bình: 2.107
mm/năm. Ở Hội An, bình quân số giờ nắng trong năm là 2.158 giờ, cao tuyệt đối
trong năm là 2.976 giờ và thấp nhất tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ. Số giờ chiếu
nắng nhiều nhất là vào tháng 5- 6. Số giờ chiếu nắng trung bình 234-277 giờ/tháng.
Số giờ chiếu nắng ít nhất vào tháng 11 và tháng 1.
Trong năm, tại khu vực Hội An nói riêng, ven biển Quảng Nam nói chung
chế độ gió có hai mùa rõ rệt: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau
với tốc độ 15 - 25m/s. Vào mùa hè, gió thổi theo hướng Đông và Đông Nam với
những trận bão và áp thấp nhiệt đới có tốc độ gió rất cao 40m/s. Đồng thời gió là tác
nhân làm cho cát di chuyển và tích tụ lại khi gặp điều kiện thuận lợi, tạo nên các
cồn cát cao từ 6 đến 8m. Đây cũng là động lực chủ yếu trong quá trình hình thành
và phát triển địa hình bờ biển.
Có thể nhận thấy một điều rằng chế độ dòng chảy ở biển Hội An cũng có sự
chuyển đổi theo hai mùa là mùa đơng và mùa hè. Vào mùa đơng, có hướng Đông
Bắc - Tây Nam từ khoảng tháng 2 hằng năm. Vào mùa hè thì có hướng Tây Nam Đơng Bắc, dòng chảy này diễn ra vào khoảng tháng 8. Ở ngồi khơi, tốc độ dịng
chảy tầng mặt đạt giá trị lớn nên ảnh hưởng mạnh đến địa hình vùng ven bờ, đặc
biệt là ở khu bãi tắm Cửa Đại ngày nay. Nó tác động đến việc đi lại của tàu thuyền,
đặc biệt là tàu thuyền buôn bán thời kỳ thế kỷ XVI đến XIX. Vì trong thời kỳ này
tàu thuyền cịn đóng với kỹ thuật chưa cao và đa số là thuyền buồm. Ở Hội An có
dao động thủy triều và các dao động không theo chu kỳ lịch sử ở các vùng biển.
Tuy nhiên, những dao động này là khơng lớn. Ở đây, do địa hình khá bằng phẳng

nên gặp lúc thủy triều lên, nước dẫn sâu vào trong đất liền. Theo Nguyễn Chí Trung
là: "Biên độ triều từ 0.8m đến 1.5m, khi triều xuống mạnh, kết hợp với tốc độ chảy
của sơng Thu Bồn một mặt phía hữu ngạn, mặt khác nạo sâu lịng sơng phần trong
của Cửa Đại" [24,Tr.187]. Theo sách di sản Hội An có viết: "Vùng đất Quảng Nam
nói chung và vùng đất Hội An nói riêng có loại hình thời tiết lạnh và hanh khơ do
có sự giảm nhiệt do bức xạ ban đêm không xảy ra, từ lý do này nên hiện tượng
sương mù ở đây hầu như khơng có. Nếu có thì chỉ xảy ra vào những tháng mùa
17


đông và không vượt quá 3 ngày trong một tháng" [4,Tr.32]. Từ đây có thể nhận
định, Hội An là nơi có khí hậu phân hóa rõ rệt giữa hai mùa mưa và khơ.
1.1.3. Địa hình - Địa mạo
Dựa theo kết quả khảo sát của nhiều tài liệu địa chất, đặc biệt là số liệu khảo
sát của đoàn địa chất 206 đóng tại Hội An [45,Tr.26], do nhiều nguyên nhân, yêu tố
tác động khác nhau mà địa hình ở Hội An có nhiều loại nguồn gốc, trong đó có 3
loại chính như sau:
Địa hình có nguồn gốc từ sơng: do các thành tố tích tụ tạo thành. Đầu tiên là
các bãi bồi, có độ cao từ 1m đến 1.5m, cấu tạo đất ở đây chủ yêu là cát, có thể nói
đây là loại phổ biến ở Hội An, phân bố rộng rãi ở các phường Thanh Hà, Cẩm Hà,
Cẩm Châu, Cẩm Nam và xã Cẩm Kim. Cho đến nay, các vùng đất này đang bị dịng
xâm sối lở và xâm thực nghiêm trọng. Một số vị trí cả bãi bồi đã bị phá hủy gần
như hoàn toàn. Thứ hai là các bãi cát ở ven sông, lá những thành tạo nằm ven lịng
sơng và các đảo nằm giữa sơng hiện nay [45,tr.27]. Ví dự như khu vực An Hội, hay
cồn bắp (Cẩm Nam),... Chúng mới được hình thành trong khoảng thời gian gần đây
(khoảng 100 năm theo nghiên cứu của đoàn địa chất), Cấu tạo đất ở đây đa số là đất
phù sa bồi tụ qua các trận lụt hằng năm. Những nơi này rất dễ bị thay đổi, thậm chó
qua một mùa mưa thì các bãi này đã có sự biên dạng nhất định nếu khơng có bờ kè
kiên cố.
Địa hình có nguồn gốc từ sơng và đầm lầy: loại địa hình này được hình

thành bởi các thành tố trầm tích lấp đầy các đoạn sơng trước đây, trước đây những
đoạn sông này bị mất nguồn hoặc là dấu vết của các khúc uốn sinh ra trong quá
trình di chuyển ngang của dịng sơng. Hiện nay chủ yếu phân bố ở một số khu vực
thuộc Cẩm Hà, Cẩm Kim đến sát trung tâm khu phố cổ. Độ cao bề mặt từ 1.5m đến
2.0m có các bề mặt tích tụ thấp, tuổi khoảng 100 năm trở lại đây, phân bố từng dải
hẹp và nhiều nơi cịn sót lại những đoạn sơng ngắn uốn lượn quanh co [45,tr.27].
Cho đến nay quá trình tích tụ vẫn cịn đang tiếp diễn và hồn thiện.
Địa hình có nguồn gốc từ biển: Ở Hội An, dạng địa hình này chiếm đa số,
nếu khơng muốn nói là chiếm phần lớn diện tích khu vực Hội An.

18


Ngoài ra, các thời kỳ biển tiến, biển lùi nêu trên ở khu vực Hội An, cùng với
hoạt động của hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia đã tạo nên một địa hình Hội An đa
dạng với nhiều loại địa hình ở các lớp trầm tích khác nhau. Đây vừa là điều kiện
nhưng cũng đồng thời là khó khăn đối với chính bản thân thành phố. Cho đến ngày
nay, các lớp trầm tích vẫn khơng ngừng tích tụ gây nên hiện tượng chuyển dời mạnh
mẽ hoặc lấp đầy các địa hình vốn có. Điều đó đã chấm dứt các dịng chảy ở một số
sơng như Đế Võng, sơng Đị, Sơng Thanh Hà,....ở khu vực. Đây cũng đồng thời là
nguyên nhân để giải thích sơng Cổ Cị bị bồi lấp vào khoảng cuối thế kỷ XVIII,
khiến thương cảng Hội An dần vào suy tàn. Theo các nhà địa chất, một trong những
đặc điểm khác về địa hình của vùng đồng bằng xứ Quảng nói chung và Hội An nói
riêng đó là ở giữa những dãy cồn cát di động xuất hiện những dải đất trũng, nước
ngọt khá rộng. Chúng là nguồn gốc của những vụng biển nhỏ nằm song song với
đường bờ biển và thông với biển quan những cửa vụng nhất định. Sự xâm lấn của
các cồn cát di động và do cửa ngày càng bịt kín làm cho chúng bị cơ lập với biển và
sau đó trở thành các hồ. Dạng này hiện nay phân bố rất nhiều ở ven biển Cửa Đại.
Các cửa đã bị vùi lấp được nhân dân địa phương gọi chung là "cửa lấp". Nước trong
các hồ nói trên ngày càng giảm độ mặn mặc dù thường xuyên được cung cấp nước

từ biển. Cuối cùng nước cũng cạn dần và trở thành các vùng đất trũng.
Tóm lại, Hội An là một vùng đất có địa hình hết sức đa dạng với nhiều
nguồn gốc khác nhau. Nó tạo điều kiện cho vùng đất này nhiều đều kiện thuận lợi
cho việc giao thương bn bán trong sót chiều dài lịch sử như địa hình ở cửa biển
hay lịng sơng,...nhưng cũng đồng thời gây ra những khó khăn nhất định vì các dạng
địa hình này khơng ổn định mà biển thiên liên tục. Sự biến thiên của địa hình Hội
An đã được minh chứng rõ trong lịch sử bằng việc bồi lấp các cửa biển cũng như
các nhánh sơng. Nó làm cho việc giao thương bn bán trở nên khó khăn vì tàu
bn gặp nhiều dạng địa hình trong quá trình di chuyển vào "Cảng" Hội An lúc bấy
giờ. Cho đến nay, Hội An chỉ còn một cửa biển là cửa Đại. Và đây cũng là cửa biển
duy nhất của hai con sơng lớn ở Quảng Nam đó là Vu Gia và Thu Bồn. Quả thật
đây là một thiệt thịi về mặt tự nhiên nói riêng và sự phát triển của vùng đất Hội An
nói chung. Cịn trên đất liền, các dạng địa hình cồn cát, bãi bồi ven sơng,... vẫn cịn

19


tồn tại và hằng năm vẫn được gia tăng, tuy đó là sự dịch chuyển từ nơi này sang nơi
khác nhưng cũng làm tăng thêm diện tích tự nhiên của Hội An.
Có thể nói, việc dẫn đến phân bố các thành tạo địa hình với nhiều nguồn gốc
nêu trên ở khu vực Hội An gắn liền với việc hình thành các thành tạo trầm tích đệ tứ
và được phân chia theo từng thời kỳ. Khu vực Hội An nằm ở vị trí địa lý có lịch sử
cấu thành địa hình- địa mạo, khí tượng- hải văn khá phong phú, đa dạng, độc đáo,
thể hiện qua sự biến đổi về địa hình, về chế độ gió, bão, dịng chảy, nhiệt độ, lượng
mưa, sương mù, mực nước biển, thủy văn lục địa.... Đây chính là tác nhân ảnh
hương mạnh mẽ đến quá trình hình thành và tạo nên đặc điểm khá riêng của vùng
đất này. Như vậy, Hội An là một vùng đất vừa có biển, vừa có đơ thị, vừa có nông
thôn và đồng bằng nên đã tạo nên một sự đa dạng về địa lý, sinh thái. Và từ sự đa
dạng đó đã tạo nên một sự dày dặn về mặt nhân văn và xã hội mà không nơi nào
trên lãnh thổ nước ta có thể có được.

1.1.4. Đặc điểm dân cư
Vùng đất Hội An từ xa xưa đã có cư dân bản địa sinh sống. Dấu vết về họ và
đời sống sinh hoạt của họ đã được chứng minh bởi các thành tựu khảo cổ. Tiếp đến
là cả một hệ thống địa chỉ văn hóa khảo cổ về cư dân thuộc phức hệ văn hóa Sa
Huỳnh muộn khá điển hình ở miền Trung Việt Nam có niên đại cách ngày nay 2000
năm. Theo Nguyễn Hồng Kiên: "Dấu tích dân cư cổ xưa nhất ở Hội An được phát
hiện trên Bãi Ơng, thuộc Hịn Lao, Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp hiện nay). Đây
là lớp cư dân bản địa thời Tiền sử, được các nhà khảo cổ học xếp vào giai đoạn văn
hóa với thuật ngữ "Tiền Sa Huỳnh" ở miền Trung, Việt Nam" [25, tr34].
Thông qua các di cốt phát hiện trong các di tích khảo cổ các nhà khoa học
xếp lớp cư dân này vào chủng Mê-la-nê-diêng, thuộc các tộc người Mã Lai - đa đảo
ở Đông Nam Á. Hơn nữa, cùng với số lượng phong phú về hiện vật cả về loại hình
và chất liệu đã minh chứng về sức sản xuất đã phát triển cao của cư dân cổ Sa
Huỳnh. Họ là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, biết khai thác những sản vật của
sông nước, biển, biết dệt vải, rèn sắt, làm đồ trang sức, biết chế ra nhựa thực vật để
gắn nắp với miệng chum/quan tài,... Sản xuất phát triển, của cải vật chất ngày càng
nhiều dẫn đến sự phân hóa xã hội thể hiện qua hiện vật được chôn theo trong quan
20


tài/chum: Có chum nhiều đồ sắt... có chum chỉ có đồ gốm. Như vậy, ta có thể khẳng
định cư dân Sa Huỳnh đã sớm xuất hiện và sinh sống ở Hội An thời kỳ đầu Công
Nguyên.
Kết quả nghiên cứu khoa học những năm gần đây cho thấy rất rõ khu vực
sơng Thu Bồn - Xứ Quảng nói chung, Hội An nói riêng là một vùng quần cư của
người Chăm vốn có bề dày lịch sử tiếp nối từ cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người
Chăm lập quốc với tên gọi là Lâm Ấp từ thế kỷ thứ II sau công nguyên, sau đổi
thành Hoàn Vương hay Chămpa, chiếm giữ từ Hoành Sơn vào vùng cực Nam Trung
bộ hiện nay cho đến thế kỷ thứ XV.
Có thể nói, Hội An là một vùng quần cư của người Chăm vốn có bề dày lịch

sử tiếp nối từ cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Hay nói cách khác, người Chăm chính là
thành phần dân cư tiếp nối cư dân Sa Huỳnh sinh sống trên vùng đất Hội An.
Mối quan hệ giữa người Sa Huỳnh cổ với người Chăm về nguồn gốc dân cư
ở Hội An đang còn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm lý giải. Có nhận định,
Người Chăm là hậu duệ, con cháu của người Sa Huỳnh cổ hay họ là nhóm cư dân từ
vùng đảo ở Đơng Nam Á tràn vào đây và lập lên nhà nước Lâm Ấp vào đầu cơng
ngun. Song điều chúng ta có thể khẳng định rằng, trong các thời kỳ lịch sử của
vương quốc Champa, Hội An chắc hẳn là một vị trí yết hầu quan trọng - chốn đơ
hội, điểm giao lưu kinh tế văn hóa bậc nhất, chí ít trong thời kỳ kinh thành
Simhapura (kinh đô Trà Kiệu) của vương quốc này [45,Tr.39].
Như chúng ta đã biết, từ sau sự kiện Huyền Trân Công chúa năm 1306,
khu vực Hội An có một phần ở phía Bắc (Châu Ơ, Châu Lý) đã thuộc vào lãnh thổ
của nhà nước Đại Việt [2, tr.256]. Nhưng trên thực tế, phần lãnh thổ này vẫn còn
người dân Chăm sinh sống.
Đến năm Nhâm Ngọ 1402 (tức vào đời Hồ Hán Thương, năm Thiệu Thành
thứ 2), vào tháng 3, vua cho "sửa đường sá từ thành Tây Đơ đến Hóa Châu, dọc
đường đặt phố xá để truyền thị, gọi là đường Thiên Lý" [39,Tr.157]. Rồi Thái
Thượng Hoàng Hồ Quý Ly "Tháng 7, cử đại binh đánh Chiêm Thành. Vua nước ấy
là Ba - Đích - Lại dâng đất Chiêm động và Cổ Lũy động. Quý Ly nhận chia làm bốn
châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt An phủ sứ bộ Thăng Hoa để cai trị... Đem những
21


dân khơng ruộng mà có của dời đến ở Thăng Hoa biên làm quân ngũ, khuyên dân
nộptrâu thì cho quan tước để lấy trâu cấp cho dân di cư" và "Người đến ở châu nào
phải khắc tên châu ấy trên cánh tay hàm ý giữ đất đến cùng" [12,Tr.36].
Thực tế phải chờ đến năm 1471 đời Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức) đã
đánh Chiêm Thành lấy lại đất này đặt làm Thừa Tuyên Quảng Nam và vua đã ban
dụ rằng: "Đại Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Chiêm
Thành, nay lấy lại được hết, sai các người trấn thủ, ai dám khơng theo lệnh thì

chém trước tâu sau. Lại sai Đỗ Tử Quý làm Đồng tri châu coi việc quân dân Đại
Chiêm, Lê Ỷ Đà làm Tri châu coi việc quân dân Cổ Lũy. Người Chiêm ai dám làm
loạn thì cho chém trước tâu sau" [25,Tr.89]. Đây là cơ hội để các làng xã ở khu vực
Hội An nói riêng, ở Quảng Nam nói chung ra đời.
Nhiều nguồn tư liệu thư tịch và thực địa cho chúng ta có thể biết đến các
làng xã ra đời sớm ở Hội An do kết quả sự biến động chính trị và dân cư nêu trên đó
là: Làng Võng Nhi, làng Cẩm Phơ và Hồi Phơ.
Việc di dân lập làng ở Hội An - xứ Quảng, Đàng Trong tiếp tục được diễn ra
mạnh mẽ gắn với kế sách tạo nghiệp lâu dài của các chúa Nguyễn, với câu sấm
truyền "Hoành Sơn nhất Đái, Vạn đại dung thân" bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI. Năm
1558, Nguyễn Hồng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570 kiêm lãnh trấn Quảng
Nam và tháng 7 năm Nhâm Dần - 1602 cho lập Trấn Dinh Quảng Nam vì xem:
"chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận - Quảng... đồng thời sai công tử thứ sáu là
Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ", sau đó vào năm 1604 chúa Nguyễn Hồng đã cho
chia đặt lại hệ thống đơn vị hành chính của Thuận Quảng, tách huyện Điện Bàn của
phủ Triệu Phong ra để lập phủ Điện Bàn. Vào thời kỳ này, trên thực địa nhiều bia
ký, gia phả các tộc họ ở Hội An phản ánh rất rõ. Như vậy thời kỳ này, lớp cư dân
người Việt đã vào sinh sống, định cư lâu dài ở Hội An
Ngoài ra, từ cuối thế kỷ XVI nhiều thương nhân người Hoa đã đến xứ Quảng
- Đàng Trong và tập trung chủ yếu tại Hội An để trao đổi buôn bán. Mặt khác, do
chế độ gió mùa, các thương nhân Trung Hoa phải "Lưu đông", lấy vợ làm cơ sở lưu
trú, buôn bán lâu dài và được phép của các chúa Nguyễn Đàng Trong họ đã tụ cư,
lập phố “Đường nhân phố”. Có thể nói, vào đầu thế kỷ XVII, một tổ chức xã hội
22


của cộng đồng người Hoa đầu tiên ở Hội An được hình thành với nguyên nhân nhập
cư cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh tế (thương nghiệp). Sự kiện này được khẳng
định bởi nhiều nguồn tư liệu, trong ghi chép của C.Borri năm 1618 có viết: "Vì cho
tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm

nhà cửa theo tỉ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là
Faifo và nó khá lớn chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Quốc, một
của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt đặc quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán
của mỗi nước" [17,tr.83].
Đến nay, dân số Hội An có 91.993 người, mật độ dân số 1.491 người/km2,
trong đó mật độ dân số khu phố cổ và các địa bàn trung tâm nội ô rất cao, ở
phường Minh An: 10.042 người/km2, phường Cẩm Phô: 8.607 người/km2, phường
Sơn Phong: 6.008người/km2, phường Tân An: 6.860 người/km2. Trong khi đó, mật
độ dân số ở các vùng nơng thơn và hải đảo rất thấp, trong đó xã Cẩm Hà: 1.193
người/km2 , xã Cẩm Kim: 967 người/km2, xã Cẩm Thanh: 855 người/km2, xã Tân
Hiệp: 157 người/km2 [45,Tr.67]. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số cịn có cộng
đồng người Hoa định cư vẫn làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình
thành và phát triển của vùng đất Hội An.
Như vậy, từ trong quá trình phát triển của lịch sử, ta có thể nhận thấy rằng
Hội An là nơi hội tụ và sinh sống của hai cộng đồng người chính là người Chăm và
người Việt. Người Chăm là lớp chủ nhân đầu tiên của vùng đất này và từ thế kỷ XV
người Việt di chuyển xuống sinh sống và định cư lâu dài ở đây. Đến khoảng thế kỷ
XVI, cùng với sự phát triển của một thương cảng Hội An thì người Hoa và người
Nhật cũng đã đến định cư, làm ăn buôn bán trong suốt một thời gan dài. Phải nói
rằng, Hội An là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và mỗi cộng đồng người đã
mang đến cho Hội An một bản sắc vơ cùng đa dạng và phong phú. Chính điểm này
đã tạo cho Hội An một nét rất riêng mà khơng đâu có thể có được.
1.2.

Khái qt về vùng đất Hội An qua các thời kỳ
Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, nó được kết tinh

qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc và hòa chung bối cảnh cả quốc tế trong từng

23



giai đoạn và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau
như Lâm Ấp, Faifo Hồi Phố, Hội An,.....
1.2.1. Thời kỳ tiền sử
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này
đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo
cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm
cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu Ðà), với nhiều loại hình
mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức
tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại... được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định
sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Ðặc biệt sự phát hiện hai loại tiền
đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây
Hán, dáng dấp Ðơng Sơn, Ĩc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh
luyện trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Cơng
ngun, đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Qua nhiều năm nghiên cứu và kết quả của nhiều cuộc thăm dò, quan sát các
di tích mộ táng: Bãi Ơng; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú:
Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp
nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh, đặc biệt, di tích Bãi
Ơng có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích cịn
lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.
Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các
loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín
ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt cịn có cả những
tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não,
thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây
2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các
nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước
cùng các hoạt động bn bán với nước ngồi, lập nên một cảng - thị sơ khai, là nền

móng cho các Cảng thị sau này.

24


×